[Funland] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Đúng là đổi tên mà không đổi tính lát ạ.
Từ đầu thớt đến giờ, tác giả Lý Đào một mực cẩn trọng với Anh hùng Lý T Kiệt.
Chỉ có lát là xuyên tạc, nhắc đi nhắc lại từ tội phạm chiến tranh.
Trả lời :
Ai cũng hiểu chỉ mình anh không hiểu
Nên có một gã khờ ( đần)
Xuyên tạc sử nước Nam !.
Done.
Tống-sử còn chép lời chiếu trả lời cho Lý Nhân-tông như sau :
” Khanh đã được triều-đình cho coi cõi Nam-giao, đời đời được ban vương-tước. Thế mà, Khanh đã bội đức, phụ mệnh, tới cướp phá các biên-thành ; đã bỏ lòng trung-thuận của cha ông, làm phiền quân triều-đình phải đi chinh-phạt. Đến lúc quan-quân vào rong cõi, thế bức rồi Khanh mới qui-hàng. Xét tội, thì Khanh càng đáng bị truất chức.
” Nay Khanh đã sai sứ tới cống ; dâng lời rất kính-cần. Xét rõ tư-tình. Trẫm thấy Khanh đã biết hối.
” Trẫm vỗ-về vạn-quốc, không kể xa gần. Nhưng Khanh phải trả các dân Khâm, Ung mà Khanh đã bắt đưa đi xa làng-mạc chúng. Đợi khi nào Khanh đưa chúng trở về hết, Trẫm sẽ lập-tức lấy các châu Quảng-nguyên ban cho Khanh “. (TS 488)
Đào Tông-Nguyên đệ lời vua Lý, hẹn sẽ trả một nghìn quan-lại bắt ở ba châu Khâm, Liêm, Ung (TS 488). Tống Thần-tông lại đặt ra một điều-kiện mới, là phải phạt những kẻ cầm-đầu gây việc chiến-tranh. Sách TB (292/4a) chép rằng ngày 12 tháng 9, Tống Thần-tông hạ chiếu nói :
” Giao-chỉ quận-vương Lý Càn-Đức bằng lòng trả những người đã cướp ở ba châu Ung, Khâm, Liêm, thì theo lời Khanh đã xin, lấy các châu Quảng-nguyên, Tô-mậu và huyện Quang-lang trả lại cho. Nhưng phải đem các thủ-lĩnh đã gây loạn đến biên-giới xử ? ” (Q. Vi, DL 1-10-1078).
Thế là Tống đòi Lý xử ” tội-nhân chiến-tranh “. Mà tội-nhân ấy chính là ám-chỉ Lý Thường-Kiệt ! Vua Lý trả lời rất tường-tận. Đó là theo chú-thích ở sách TB (292/4a), nhưng sách ấy nói : bản Thục-lực cựu-kỷ (4) chép lời đáp rất rõ, bản tân-kỷ bỏ đi. Nay sách ấy không chép lại. Ta rất tiếc không được biết lời-lẽ thư trả lời ấy. Nhưng ta cũng đoán được rằng Lý không nhận đem xử thủ-lĩnh gây loạn. Mà vì thế, phái-bộ Đào Tông-Nguyên lần này không đem lại được một kết-quả thực-tế gì về việc đòi đất Quảng-nguyên, ngoài lời hứa của hai bên.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,347
Động cơ
522,074 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Sử Tống có khi chép ở sử ta, sau đó đến khi Minh sang là tìm những sách ghi rõ cách đánh, các thế hiểm đem đốt đi. Nếu để ý thêm tý có thể thấy món vẽ địa đồ cũng bị Tàu yểm khá kỹ, không có bộ bản đồ nào từ đời Lê về trước còn đến đời chúng ta.
Cụ chém bừa ít thôi khỏi loãng thớt. Sử thì chém có sách như nhà cụ Nát ý !
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bọn Quách Quỳ đến sông Phú Lương 富良江 [sông Cầu] [lời tác giả: căn cứ vào Hội Yếu]. Trước đó Quỳ sai Yên Đạt đánh phá Quảng Nguyên trước, rồi trở lại Vĩnh Bình [Bằng Tường, Quảng Tây] hội quân với đại binh. Triệu Tiết vẫn một mực cho rằng từ Quảng Nguyên đi đường tắt đến Giao Châu [ Thăng Long] chỉ có 12 trạm dịch, lợi dụng bất ngờ xuyên đường mà đánh vào, 3 đường [đại quân từ Bằng Tường, đường thủy từ Khâm Châu, và một đường do Triệu Tiết chỉ huy từ châu Quảng Nguyên] cùng tiến đánh dẹp, thế tất giặc sẽ bị chia ra mà thua, nhưng Quỳ một mực không nghe. Quảng Nguyên đã hàng, Yên Đạt bèn trở lại chỗ ước hẹn với Quỳ, lúc bấy giờ bại binh tại các động Hạ Liên下連, Cổ Lộng 古弄 còn hơn 1 vạn tên. Đạt sợ nếu bỏ đi thì bọn chúng sẽ đến đánh. Bèn sai Khúc Trân dùng khinh kỵ 3.000 tên, phao tin rằng sẽ từ 2 động xâm nhập Giao Châu, rồi mang 2 tên lính Man đã đầu hàng cùng trở về chỗ hẹn, giặc quả lo phòng thủ, không dám có hành động gì khác. Giặc bắt đầu đặt phục kích tại ải Giáp Khẩu 夾口隘 để đợi quân ta, Quỳ biết được, bèn dùng đường tắt tại đỉnh núi Đâu Đỉnh兜頂 tiến quân đến sông Phú Lương.

Quỳ cho quân thám-thính, báo về là Lý Thượng Cát đặt nhiều quân lính mai-phục hai bên cửa ải để đợi quân [Tống]

Quách Quỳ dò biết, không dám đưa quân qua ải. Nhưng bấy giờ đại quân đã dồn vào chỗ đường độc-đạo, như nước chảy vào khe hẹp, nên Quỳ đành phải tìm đường qua. Quì sai tướng tiền phong Tu Kỷ đem quân vòng quanh về phía Tây.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau khi không dám qua ải Giáp Khẩu, Quách Quỳ đem đại quân hướng về phía Tây, vượt qua dãy núi Đâu Đỉnh để ra chỗ khác [ có lẽ ở vùng Yên Thế?]. Quỳ đã theo đường tắt qua Vạn Linh.

Thượng Cát không ngờ Quỳ có thể đem đại quân qua đường hẹp ấy, nên chỉ để một ít quân giữ. Tướng tiên phong Tu Kỷ đưa kỵ binh đi trước. Kỷ gặp một đoàn quân An Nam chừng vài nghìn người. Quân An Nam đánh rất gắt. Kỷ phải đánh hết sức mới ra được khỏi núi.

Tiền quân qua lọt. Đại quân kéo tràn theo sau. Một mặt, tiến xuống bờ sông Phú Lương, [ thượng lưu sông Cầu, ở Thái Nguyên]. Một mặt, tiến sang phía Đông, tới phía nam ải Giáp Khẩu. Quỳ hạ lệnh đem 5.000 quân kỵ binh tinh nhuệ trang bị cung nỏ do Yên Đạt chỉ huy đánh vòng tập hậu quân Giao nấp ở ải, bị đánh bọc sau lưng, nên lật-đật rút lui vào miền núi động Giáp để tháo lui về phía đông nam, liên-lạc với hữu dực đóng ở vùng Vạn Xuân.

Sau khi quân Giao phải bỏ ải Giáp Khẩu, quân [Tống] kéo tràn qua đó và thẳng tới sông Đào Hoa. Quỳ ra lệnh qua sông ấy thì cho người liên lạc với những quân đã qua dãy núi Đâu Đỉnh. Rồi, chia nhau đóng dọc bờ bắc sông Như Nguyệt [vùng giữa sông Cầu].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kiểm duyệt, em dùng ảnh

Screenshot (8).png
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quỳ bèn lệnh cho cánh quân ở mặt tây đổ dồn xuống trước bến Như Nguyệt. Đó là cánh quân hữu dực, do tướng Miêu Lý 苗李 quản lĩnh. Giúp việc dẫn đường có hàng tướng Hoàng Kim Mãn, mà Khúc Chẩn đã đem theo. Đại quân Quách Quỳ đóng cách đó sáu mươi dặm về phía Đông [ có lẽ ở Thị Cầu ngày nay]. Từ hành doanh [ của Quỳ] sang phía Đông, đường đất ở bắc ngạn sông Phú Lương bị dãy núi Nham Biền chắn ngang, ngăn đường tới Vạn Xuân. Quỳ lệnh cho Tả dực quân không qua dãy núi này, và phải còn quay mặt về hướng Đông để đối-phó với quân Thân Cảnh Phúc đóng vùng động Giáp.

Thượng Cát cho tiền quân mai-phục ở ải Giáp Khẩu rút lui về động Giáp để xuống miền Vạn Xuân. Đại quân Giao cũng rút lui về phía nam sông Phú Lương, cũng là phòng tuyến cuối cùng, Thượng Cát lệnh đem toàn lực giữ.

Thượng Cát đã sai đắp đê phía nam ngạn cao như bức thành đất. Ngoài đê, đóng cọc tre mấy từng để làm rào chắn. Chiến thuyền đều rút về bờ Nam, sẵn-sàng đón đánh, nếu Quỳ qua sông.
Đại quân Giao Chỉ đóng ở sông Thiên Đức và kinh đô. Còn thủy quân, một phần do Lý Kế Nguyên đốc-suất, giữ sông Đông Kinh, để chặn thủy quân [Tống] không để lọt vào nội địa và tiếp viện cho Quách Quỳ, một phần đóng ở Vạn Xuân để tùy cơ ứng-biến.

Phòng tuyến An Nam rất kiên-cố. Mà Quỳ lại không có thuyền để qua sông. Thủy quân của Tùng Tiên đợi mãi cũng không thấy tới. Quách Quỳ sẵn tính cẩn-thận, vẫn muốn đợi thủy quân của Tiên và Chiêm Thành từ biển vào, cho nên hạ lệnh không cho các tướng tự-tiện tấn-công.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Quí Mão tháng chạp năm Hy Ninh thứ 9 Ngày [18/1/1077].

Tại nơi cách thành Giao Châu chưa đến 30 dặm, giặc dàn hơn 400 chiếc thuyền tại bờ phía Nam, khiến quân ta không thể vượt sông, muốn đánh cũng không được.

Nhưng viên châu mục Hoàng Kim Mãn mách với Miêu Lý là y biết rằng đường từ bến Như Nguyệt đến Kinh sư rất gần. Miêu Lý trình với Quách Quỳ việc ấy. Y nghĩ rằng đại quân An Nam còn đóng ở động Giáp, chưa kịp rút về, vậy nên cần tranh thủ mà qua sông ở bến Như Nguyệt.

Quỳ ngồi trên ngựa gần bến Như Nguyệt, vẫn cố nhìn suy tính, Miêu Lý cưỡi ngựa đến bên, nói:

- Xin chủ soái cho quân sang sông.

Quỳ trả lời:

- Người nói sao, chiến lũy cao như thành, cọc tre, chông tre tua tủa đến tận dãy Tam Đảo, Thượng Cát là viên tướng lọc lõi chiến trận…

Miêu Lý nói:

- Nhưng 10 vạn đại quân và hơn 20 vạn phu phen đổ dồn ở đây, trời khá sắp mưa to, vượt sông có đất bằng, vó ngựa dễ đến kinh sư.

Quỳ im lặng. Miêu Lý lại nói:

- Giặc đã trốn đi rồi. Xin cho quân qua sông.

Quách Quì đành miễn-cưỡng bằng lòng.

Miêu Lý sai buộc cầu phao trước bến Như Nguyệt, rồi hẹn với tướng tiền phong Vương Tiến 王 進 đem quân qua sông trước. Hoàng Kim Mãn dẫn đường.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Miêu Lý sai buộc cầu phao trước bến Như Nguyệt, rồi hẹn với tướng tiền phong Vương Tiến 王 進 đem quân qua sông trước. Hoàng Kim Mãn dẫn đường.

Quân [ Tống] vượt sông trong đêm, dùng bè chở 500 quân tinh nhuệ qua sông trước, số còn lại độ 1.000 quân qua cầu phao, quân Giao bất ngờ bắn tên lửa như mưa vào cầu phao và xuống bè, nhiều lính trúng tên chết rơi xuống sông, Vương Tiến lệnh cho quân che khiên xông lên, toán quân cập bờ gặp phải hàng rào tre, lệnh vừa chặt vừa đốt, nhưng tre to, không phá nổi mấy trại giặc bằng tre. Tên bắn như mưa, chèo bè không thể trở về để mang thêm quân tiếp cứu, số quân vừa qua sông bị giặc hợp binh lại bắt và giết đến gần 300, quân ta không được cứu, hoặc chết hoặc chạy trốn, cuối cùng không thành công, mà vùng tranh chấp chỉ có 25 dặm.

Vương Tiến thấy thế, sợ quân Giao dùng cầu qua bắc ngạn, vội sai quân cắt đứt cầu, nhiều lính sang chưa kịp, bị rơi xuống sông chết đuối. Hậu quân [Tống] không sang sông kịp. Tiến điểm binh thấy còn hơn 500 quân tinh nhuệ, bèn lệnh quân tiền phong tiến gấp về phía kinh thành. Có kẻ chỉ cách kinh đô chừng 15 dặm. Quân An Nam phản công đón đường Tiến đánh vây kịch-liệt. Quân Tiến lâm-nguy chết đến 300 quân. Triệu Tiết lệnh viện binh phải chèo bè sang tiếp cứu. Nhưng sắp đổ bộ, thì tên bắn, lao phóng như mưa, không đổ bộ được. Thế quân bị đứt. Quách Quỳ phải ra lệnh gọi tụi Miêu Lý trở về.
Quách Quỳ nhận thất bại, bắt tội định chém Miêu Lý đã trái lệnh trên. Lý trả lời rằng Quỳ đã cho phép sang sông. Triệu Tiết cũng bào-chữa hộ. Cho nên Lý mới được tha.

[ Lời tác giả: Tuy quân phải lui, nhưng thế vẫn mạnh. Cho nên tụi Miêu Lý mới trở về được vô sự. Về sau lúc vua thưởng công, Miêu Lý được phong tước Tử, và gần 200 quân được thưởng vải hay được thăng chức, đều là nhờ việc sang sông táo-bạo lần này. Bọn Vương Tiến, Bình Viễn 平遠 và Lưu Mân 劉閩 bị kết tội đã vội cắt cầu phao. Nhưng vì có công đánh Quảng Nguyên, Quyết Lý, nên đều được tha khỏi tội chém].
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dĩ nhiên là cụ Kiệt mạnh nhất lúc đó rồi.
Cụ ấy mà không phải thái giám thì không biết điều gì xảy ra đâu
Tiếc là cụ Kiệt lại là Thái giám, sau những chiến thắng oai-hùng, lại lui về giữ phía Nam với tước Nam Binh Vương. Có lẽ, lúc này, vua đã trưởng- thành và trực- tiếp cầm quyền rồi.
Cụ Kiệt được người dân phía Nam ca ngợi ác.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Sau khi không dám qua ải Giáp Khẩu, Quách Quỳ đem đại quân hướng về phía Tây, vượt qua dãy núi Đâu Đỉnh để ra chỗ khác [ có lẽ ở vùng Yên Thế?]. Quỳ đã theo đường tắt qua Vạn Linh.

Thượng Cát không ngờ Quỳ có thể đem đại quân qua đường hẹp ấy, nên chỉ để một ít quân giữ. Tướng tiên phong Tu Kỷ đưa kỵ binh đi trước. Kỷ gặp một đoàn quân An Nam chừng vài nghìn người. Quân An Nam đánh rất gắt. Kỷ phải đánh hết sức mới ra được khỏi núi.

Tiền quân qua lọt. Đại quân kéo tràn theo sau. Một mặt, tiến xuống bờ sông Phú Lương, [ thượng lưu sông Cầu, ở Thái Nguyên]. Một mặt, tiến sang phía Đông, tới phía nam ải Giáp Khẩu. Quỳ hạ lệnh đem 5.000 quân kỵ binh tinh nhuệ trang bị cung nỏ do Yên Đạt chỉ huy đánh vòng tập hậu quân Giao nấp ở ải, bị đánh bọc sau lưng, nên lật-đật rút lui vào miền núi động Giáp để tháo lui về phía đông nam, liên-lạc với hữu dực đóng ở vùng Vạn Xuân.

Sau khi quân Giao phải bỏ ải Giáp Khẩu, quân [Tống] kéo tràn qua đó và thẳng tới sông Đào Hoa. Quỳ ra lệnh qua sông ấy thì cho người liên lạc với những quân đã qua dãy núi Đâu Đỉnh. Rồi, chia nhau đóng dọc bờ bắc sông Như Nguyệt [vùng giữa sông Cầu].
Bản đồ Bắc Giang, 1901. Lạng Sơn là phía thượng nguồn của sông Thương, vậy cánh đi đánh Giáp Khẩu (Chi Lăng, Lạng Sơn) sẽ chia quân ở đâu để một cánh qua sông Thương đánh lên Lạng Sơn, một cánh (không vượt sông) kéo xuống sông Cầu nhỉ? Liệu có qua Kép, vị trí bây giờ vẫn rất quan trọng.
BacGiang1901.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Kiểm duyệt, em dùng ảnh

Screenshot (8).png
Dương Tùng Tiên chỉ nói phét chứ hắn thừa biết kế hoạch đánh thủy binh và phối hợp với Chân Lạp Chiêm Thành là vô vọng.

Từ đầu năm, có Dương Tùng-Tiên dâng sớ tâu rằng : ” Xuất quân đường bể là tiện. Tôi muốn mạo-hiểm qua đại-dương, vào sâu tới góc tây-nam, quanh sau lưng giặc, đánh vào chỗ bỏ trống. Nhân đó, tôi xin đem binh bảo Chiêm-thành, Chân-lạp cùng ta đánh Giao-chỉ “. Ngày 18 tháng 3, vua Tống bằng lòng, và bổ Tùng-Tiên làm chiến-trạo đô-giám, thuộc An-nam-đạo-hành-doanh. (Q. V1, DL 23-4 ; STCT, theo TB 273/20b)
Nhưng Tùng-Tiên bất lực. Đến tháng 6, cũng chưa sửa-soạn được gì. Ngày mồng 1 tháng ấy chuyển-vận-sứ Quảng-đông là Trần Xảnh còn xin ” chọn quan có kinh-nghiệm về thủy-chiến để soạn thủy-quân ” (A. Zu, DL 4-7 ; TB 276/1a)
Đến hạ tuần tháng 6, cũng chưa quyết-định kế-hoạch về thủy-quân một cách rõ-ràng. Các người phụ-trách vẫn bàn-cãi mà không hợp ý. Ngày 17 tháng 6 (T. Su, DL 20-7 ; TB 276/10a), ti An-nam chiêu-thảo tâu rằng : ” Theo lời Tô Tử-Nguyên, triều-đình định sai tướng tới Chiêm-thành, Chân-lạp, bảo chúng đánh Giao-chỉ. Quảng-đông đã dư- bị chiến-thuyền xong. Nhưng gió bể chưa nhất-định. Cho nên khó đi đến nơi được. Vả Chiêm-thành sợ Giao-chỉ. Còn Chân-lạp, dân chưa hề tới buôn-bán ở Quảng-châu ; cho nên ta chưa dò được tình-hình nước ấy. Nếu khi thủy-quân ta tới các nước ấy, mà chúng nghi-sợ điều gì, thì sẽ nguy cho ta. Vậy xin bảo Tùng-Tiên đình việc tiến thủy-binh từ các châu Khâm, Liêm. Tử-Nguyên lại có bàn thêm rằng : Trên đường bộ, tiến binh đến kinh-thành giặc còn bị cách sông lớn. Người Giao lại giỏi thủy-chiến. Sợ thuyền giặc giữ các chỗ hiểm ; đại-binh ta khó lòng qua được. Rồi đêm đến, giặc xông tới đánh, thì việc ta hỏng mất…” (T. Su, DL 20-7; TB 276/10a).
Theo ý Tử-Nguyên, nên thôi đừng dùng kế xui Chiêm-thành, Chân-lạp đánh biên-thùy miền nam nước ta. Trái lại nên đem thủy-quân vào trong cõi nước ta, để hợp-chiến với lục-quân, và nhất là để giúp lục-quân qua các sông. Vẫn lời ti chiêu-thảo tâu : ” Vậy xin hạ lệnh cho các ti kinh-lược, chuyển-vận Quảng-đông phải tuyển thủy-binh, chọn những người dũng-cảm rồi dạy thủy-chiến cho chúng. Sau này, sẽ từ Quảng-châu, theo bờ bể, chỉ tiến tới Liêm, Khâm mà thôi, rồi đậu thuyền đợi đó. Lúc nào đại-binh tiến, sẽ hẹn ngày sai thủy-quân cùng vào Giao-châu đánh giặc. Thủy-quân sẽ tách ra một phần thuyền, ghé vào bờ bắc sông để chở đại-quân qua “.
Ti chiêu-thảo lại dẫn lời Tùng-Tiên bàn : ” Theo Dương Tùng-Tiên tâu, đường thủy-quân và lục-quân tiến vào Giao-chỉ là : lục-quân chẳng qua từ Ung-châu đến Tả-giang, Hữu-giang, đi các đường qua các trại Hoành-sơn, đến biên-giới gần động Giáp và Quảng-nguyên ; thủy-quân chẳng qua tiến từ Khâm, Liêm. Nhưng thế nào Giao-chỉ cũng phòng-bị cẩn-thận. Nếu ta không dùng quân giấu kín để đánh chỗ bất ngờ, sao tính được ngày thắng chúng ? Theo lý ấy, nên định vào tháng chín, sẽ phát thuyền từ Quảng-châu, nhân gió bắc, vượt bể tắt qua Chiêm-thành, Chân-lạp. Rồi từ đó, hẹn ngày cùng ti chiêu-thảo mà tiến vào nước Giao-chỉ “. Ý Tùng-Tiên trái với ý Tử-Nguyên. Tùng-Tiên chỉ muốn vào dụ các nước ở phương nam nước ta, hẹn ngày vào đánh ta cùng một lúc với quân Tống.
Ti chiêu-thảo bác lời Tùng-Tiên, và dẫn lời Trần Xảnh làm chứng : ” Lại theo chuyển-vận-sứ Quảng-đông là Trần Xảnh nói từ trước, sự đi thuyền vào Chiêm-thành, Chiêm-lạp (tức là Chân-lạp) phải tránh khoảng từ tháng 9 đến tháng chạp, vì sợ bão. Bắt đầu từ tháng giêng, có gió bắc, mới vượt bể được “. Rồi ti chiêu-thảo kết luận rằng : ” Xét ra, bản-ti thấy lẽ của Dương Tùng-Tiên vụng-về, và kế của Tô Tử-Nguyên hay. Vậy xin triều-đình định liệu. ” (TB 276/10b)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản đồ Bắc Giang, 1901. Lạng Sơn là phía thượng nguồn của sông Thương, vậy cánh đi đánh Giáp Khẩu (Chi Lăng, Lạng Sơn) sẽ chia quân ở đâu để một cánh qua sông Thương đánh lên Lạng Sơn, một cánh (không vượt sông) kéo xuống sông Cầu nhỉ? Liệu có qua Kép, vị trí bây giờ vẫn rất quan trọng.
View attachment 6724877
Em nghĩ vẫn đi qua Kép, nhưng tên ngày xưa chắc nó khác thôi cụ, vì là sử TQ, nên các địa danh có thể tìm được, có nơi thì chịu cụ ạ.
Mong các cụ góp thêm cho vui.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Một bản đồ Bắc Giang năm 1900, cứ theo ý riêng thì núi Đâu Mâu là rặng núi Cai Kinh, như vậy các cánh quân có lẽ tách ra ở Mẹt
BacGiang1900.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Dương Tùng Tiên chỉ nói phét chứ hắn thừa biết kế hoạch đánh thủy binh và phối hợp với Chân Lạp Chiêm Thành là vô vọng.

Từ đầu năm, có Dương Tùng-Tiên dâng sớ tâu rằng : ” Xuất quân đường bể là tiện. Tôi muốn mạo-hiểm qua đại-dương, vào sâu tới góc tây-nam, quanh sau lưng giặc, đánh vào chỗ bỏ trống. Nhân đó, tôi xin đem binh bảo Chiêm-thành, Chân-lạp cùng ta đánh Giao-chỉ “. Ngày 18 tháng 3, vua Tống bằng lòng, và bổ Tùng-Tiên làm chiến-trạo đô-giám, thuộc An-nam-đạo-hành-doanh. (Q. V1, DL 23-4 ; STCT, theo TB 273/20b)
Nhưng Tùng-Tiên bất lực. Đến tháng 6, cũng chưa sửa-soạn được gì. Ngày mồng 1 tháng ấy chuyển-vận-sứ Quảng-đông là Trần Xảnh còn xin ” chọn quan có kinh-nghiệm về thủy-chiến để soạn thủy-quân ” (A. Zu, DL 4-7 ; TB 276/1a)
Đến hạ tuần tháng 6, cũng chưa quyết-định kế-hoạch về thủy-quân một cách rõ-ràng. Các người phụ-trách vẫn bàn-cãi mà không hợp ý. Ngày 17 tháng 6 (T. Su, DL 20-7 ; TB 276/10a), ti An-nam chiêu-thảo tâu rằng : ” Theo lời Tô Tử-Nguyên, triều-đình định sai tướng tới Chiêm-thành, Chân-lạp, bảo chúng đánh Giao-chỉ. Quảng-đông đã dư- bị chiến-thuyền xong. Nhưng gió bể chưa nhất-định. Cho nên khó đi đến nơi được. Vả Chiêm-thành sợ Giao-chỉ. Còn Chân-lạp, dân chưa hề tới buôn-bán ở Quảng-châu ; cho nên ta chưa dò được tình-hình nước ấy. Nếu khi thủy-quân ta tới các nước ấy, mà chúng nghi-sợ điều gì, thì sẽ nguy cho ta. Vậy xin bảo Tùng-Tiên đình việc tiến thủy-binh từ các châu Khâm, Liêm. Tử-Nguyên lại có bàn thêm rằng : Trên đường bộ, tiến binh đến kinh-thành giặc còn bị cách sông lớn. Người Giao lại giỏi thủy-chiến. Sợ thuyền giặc giữ các chỗ hiểm ; đại-binh ta khó lòng qua được. Rồi đêm đến, giặc xông tới đánh, thì việc ta hỏng mất…” (T. Su, DL 20-7; TB 276/10a).
Theo ý Tử-Nguyên, nên thôi đừng dùng kế xui Chiêm-thành, Chân-lạp đánh biên-thùy miền nam nước ta. Trái lại nên đem thủy-quân vào trong cõi nước ta, để hợp-chiến với lục-quân, và nhất là để giúp lục-quân qua các sông. Vẫn lời ti chiêu-thảo tâu : ” Vậy xin hạ lệnh cho các ti kinh-lược, chuyển-vận Quảng-đông phải tuyển thủy-binh, chọn những người dũng-cảm rồi dạy thủy-chiến cho chúng. Sau này, sẽ từ Quảng-châu, theo bờ bể, chỉ tiến tới Liêm, Khâm mà thôi, rồi đậu thuyền đợi đó. Lúc nào đại-binh tiến, sẽ hẹn ngày sai thủy-quân cùng vào Giao-châu đánh giặc. Thủy-quân sẽ tách ra một phần thuyền, ghé vào bờ bắc sông để chở đại-quân qua “.
Ti chiêu-thảo lại dẫn lời Tùng-Tiên bàn : ” Theo Dương Tùng-Tiên tâu, đường thủy-quân và lục-quân tiến vào Giao-chỉ là : lục-quân chẳng qua từ Ung-châu đến Tả-giang, Hữu-giang, đi các đường qua các trại Hoành-sơn, đến biên-giới gần động Giáp và Quảng-nguyên ; thủy-quân chẳng qua tiến từ Khâm, Liêm. Nhưng thế nào Giao-chỉ cũng phòng-bị cẩn-thận. Nếu ta không dùng quân giấu kín để đánh chỗ bất ngờ, sao tính được ngày thắng chúng ? Theo lý ấy, nên định vào tháng chín, sẽ phát thuyền từ Quảng-châu, nhân gió bắc, vượt bể tắt qua Chiêm-thành, Chân-lạp. Rồi từ đó, hẹn ngày cùng ti chiêu-thảo mà tiến vào nước Giao-chỉ “. Ý Tùng-Tiên trái với ý Tử-Nguyên. Tùng-Tiên chỉ muốn vào dụ các nước ở phương nam nước ta, hẹn ngày vào đánh ta cùng một lúc với quân Tống.
Ti chiêu-thảo bác lời Tùng-Tiên, và dẫn lời Trần Xảnh làm chứng : ” Lại theo chuyển-vận-sứ Quảng-đông là Trần Xảnh nói từ trước, sự đi thuyền vào Chiêm-thành, Chiêm-lạp (tức là Chân-lạp) phải tránh khoảng từ tháng 9 đến tháng chạp, vì sợ bão. Bắt đầu từ tháng giêng, có gió bắc, mới vượt bể được “. Rồi ti chiêu-thảo kết luận rằng : ” Xét ra, bản-ti thấy lẽ của Dương Tùng-Tiên vụng-về, và kế của Tô Tử-Nguyên hay. Vậy xin triều-đình định liệu. ” (TB 276/10b)
Có vẻ Tùng Tiên là tên tướng chỉ huy thủy quân bất tài cụ ạ, hay quân Chăm Pa không đi? tí em dịch đến đoạn Chăm Pa có đem quân hay không. Nhưng Tùng Tiên nhát chết hay sao ấy.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Quỳ bèn lệnh cho cánh quân ở mặt tây đổ dồn xuống trước bến Như Nguyệt. Đó là cánh quân hữu dực, do tướng Miêu Lý 苗李 quản lĩnh. Giúp việc dẫn đường có hàng tướng Hoàng Kim Mãn, mà Khúc Chẩn đã đem theo. Đại quân Quách Quỳ đóng cách đó sáu mươi dặm về phía Đông [ có lẽ ở Thị Cầu ngày nay]. Từ hành doanh [ của Quỳ] sang phía Đông, đường đất ở bắc ngạn sông Phú Lương bị dãy núi Nham Biền chắn ngang, ngăn đường tới Vạn Xuân. Quỳ lệnh cho Tả dực quân không qua dãy núi này, và phải còn quay mặt về hướng Đông để đối-phó với quân Thân Cảnh Phúc đóng vùng động Giáp.

........................
Nham Biền có lẽ bây giờ là núi Nham Biều, trên bản đồ năm 1900 gọi là núi Nhiam dieu và núi Meo, nối giữa sông Cầu và sông Thương:
BacGiang1900.2.jpg
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Có vẻ Tùng Tiên là tên tướng chỉ huy thủy quân bất tài cụ ạ, hay quân Chăm Pa không đi? tí em dịch đến đoạn Chăm Pa có đem quân hay không. Nhưng Tùng Tiên nhát chết hay sao ấy.
Có đi!
Ông ta cùng Hòa Mâu thống lĩnh thủy quân tiến vào nước ta nhưng bị Lý Kế Nguyên đánh bại ở sông Đông Kênh..
Không hợp binh được với Quách Quỳ.
Về nước Tùng Tiên bị tội biếm chức nhưng sau được tha tội.
Chămpa có hứa đưa đường cho Tống nhưng kế hoạch của Tùng Tiên hợp với thủy quân Champa bị Tô Tử Nguyên con Tô Giám bác bỏ.
Tùng Tiên phải đánh đường biển vào sông Đông kênh ở Tiên Yên Quảng Ninh để hợp binh cùng Quách Quỳ.
Nhưng bị Lý kế nguyên đánh bại
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Quí Mão tháng chạp năm Hy Ninh thứ 9 [18/1/1077]

Quỳ đóng quân lâu quá, đợi thủy quân Tùng Tiên không thấy. Có thám mã về báo là có chiến thuyền từ phía Đông lại. Tưởng là thủy quân của Hòa Mân 和閩 và Dương Tùng Tiên đã đến, quân sĩ reo hò. Lúc thuyền tới nơi lại hóa ra hàng vạn quân Giao Chỉ, đồng thanh hét to mắng chửi quan quân.
Quách Quỵ sợ quân mình mắc mưu kinh địch, lại càng cấm ngặt không được tấn-công nữa. Lệnh ban ra:

- Ai bàn đánh sẽ bị chém!

Quân Giao Chỉ cũng thỉnh thoảng qua sông khiêu-chiến. Có lúc cưỡi thuyền con, chèo sang sát bờ bắc. Quỳ lệnh bọn bộ tướng Diêu Tự 姚緒 đưa quân tinh nhuệ hết sức giữ bờ. Quân Giao không lên được.

Triệu Tiết sai quân sĩ vào rừng chặt cây, làm những máy bắn đá. Máy này có một cái cần, ở một đầu có giỏ để những viên đạn bằng đá. Cần trương lên rồi bật, làm cho đá ở đầu cần bắn đi xa. Tiết dùng máy ấy bắn phá thuyền đậu ở bờ Nam, và để đánh lui thuyền quân Giao, mỗi lúc quân [Giao Chỉ] tấn công sang.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Viên chuyển vận phó sứ Quảng Tây là Miêu Thì Trung 苗時忠bày kế:

- Quân ta không có ý tiến đánh, thì chắc rằng giặc sẽ đi đường tắt tới, chờ khi ta không phòng-bị, có thể may [thì] phá được ta chăng? Ta nên để chúng làm như vậy. Hễ chúng có thua, thế cùng rồi mới chịu hàng. Ta nên bí-mật phòng ngự đợi chúng.

Yên Đạt cũng đồng ý, và còn chủ trương khiêu khích quân Lý để nhử tới. Đạt dẫn sách Binh Thư 兵書, nói:

- Nhử người tới đất mình lợi hơn mình tới đất người. Vậy ta nên giả vờ không phòng ngự. Chúng nó ắt sẽ tới đánh ta.

Quỳ cho người đi thám-thính thêm, biết rằng chỗ ngoài sông Khâu Túc 邱槭 [có lẽ là 1 khúc sông Cầu], Quỳ muốn đến xem tận mắt, lại sợ Thượng Cát có phục binh, bèn dẫn theo 5.000 kỵ binh người Phiên [ dân tộc phía BẮc], Quỳ thấy nơi đây phòng thủ không kiên cố, bèn lệnh cho quân giả vờ rút lui đến đây, nói phao lên là sẽ rút.

Lý Thượng Cát sai các hoàng thái tử Hồng Chân 洪真, hoàng tử Chiêu Văn 昭文 đem thủy quân đến đánh. Hồng Chân có nuôi riêng 500 quân tinh nhuệ. Đội quân riêng ấy rất giỏi. Hiệu lệnh rất nghiêm. Người nào cũng cầm một cái Kim Bài 金牌 để làm hiệu riêng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,836
Động cơ
698,266 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hồng Chân từ phía Đông đem 400 chiến hạm cùng vài vạn thủy quân tới. Quân Giao la hét ầm ĩ. Theo kế Yên Đạt, Quỳ lệnh rút quân, lại lệnh cho tướng Giới Định 介定 đem 5.000 quân phục trong núi. Quân Giao đổ bộ lên bờ bắc sông đuổi đánh. Tiền quân của Quỳ thua, chết mấy nghìn, Quách Quỳ phải đích thân đem quân tới cứu. Bọn Yên Đạt cũng phóng ngựa tiến theo.

Quân Giao bấy giờ đã tiến sâu vào đất bằng, mé tây núi Nham Biền. Quỳ lệnh phản công mạnh, tung quân kỵ người Phiên lên trước. Quân Giao lui một ít. Quỳ sai bọn tướng Trương Thế Cự 張世矩, Vương Lâu 王螻 đưa kỵ binh ra giúp sức. Giới Định đặt phục binh ở trong núi, bấy giờ cũng đổ ra. Quân giết chừng vài nghìn quân Giao. Quỳ tung tiếp 2 vạn kỵ binh đánh ập tới. Quân Giao bị rối-loạn, đành rút lui, tranh nhau sang sông trở về, bị chết đuối rất nhiều. Nước sông ba ngày chảy không hết xác.

Thuyền chiến Giao cố gắng ép sát bờ sông đưa quân về, Triệu Tiết lệnh bắn đá xuống như mưa làm thuyền đắm. Hoàng thái tử đại tướng Hồng Chân 大將洪真太子 và hoàng tử Chiêu Văn 昭文皇子 đều bị chết. Thuyền của đội quân riêng của Hồng Chân bị đắm, nhưng ai dù chết cũng cầm Kim Bài. Tả lang tướng Nguyễn Căn 左郎將阮根 bị tướng Tống là Đặng Trung 鄧忠 bắt sống.

Quân Giao tấn công bất-lợi, bèn đóng giữ bờ Nam sông. Triệu Tiết, Yên Đạt, Tu Kỷ bàn là thừa thắng muốn đem quân sang, Quỳ bảo thuyền không có. Hai bên cầm-cự nhau đã 40 ngày. Đường [ đến kinh đô] chỉ cách 25 dặm mà không thể nào vượt qua được.

Quách Quỳ đợi thủy quân mãi, nhưng không thấy đến. Trời mưa liên tục, đất bùn lầy nhão, lính ốm chết nhiều, lương cũng cạn, Quỳ núng thế, cũng muốn qua sông, nhưng do-dự không quyết.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top