- Biển số
- OF-186027
- Ngày cấp bằng
- 19/3/13
- Số km
- 5,747
- Động cơ
- 402,201 Mã lực
Hai tướng này chết đáng tiếc quáHoàng thái tử đại tướng Hồng Chân 大將洪真太子 và hoàng tử Chiêu Văn 昭文皇子 đều bị chết
Hai tướng này chết đáng tiếc quáHoàng thái tử đại tướng Hồng Chân 大將洪真太子 và hoàng tử Chiêu Văn 昭文皇子 đều bị chết
Hai ông Hồng Chân Chiêu Văn này là thế tử và vương tử thôi chứ không phải thái tử.Hồng Chân từ phía Đông đem 400 chiến hạm cùng vài vạn thủy quân tới. Quân Giao la hét ầm ĩ. Theo kế Yên Đạt, Quỳ lệnh rút quân, lại lệnh cho tướng Giới Định 介定 đem 5.000 quân phục trong núi. Quân Giao đổ bộ lên bờ bắc sông đuổi đánh. Tiền quân của Quỳ thua, chết mấy nghìn, Quách Quỳ phải đích thân đem quân tới cứu. Bọn Yên Đạt cũng phóng ngựa tiến theo.
Quân Giao bấy giờ đã tiến sâu vào đất bằng, mé tây núi Nham Biền. Quỳ lệnh phản công mạnh, tung quân kỵ người Phiên lên trước. Quân Giao lui một ít. Quỳ sai bọn tướng Trương Thế Cự 張世矩, Vương Lâu 王螻 đưa kỵ binh ra giúp sức. Giới Định đặt phục binh ở trong núi, bấy giờ cũng đổ ra. Quân giết chừng vài nghìn quân Giao. Quỳ tung tiếp 2 vạn kỵ binh đánh ập tới. Quân Giao bị rối-loạn, đành rút lui, tranh nhau sang sông trở về, bị chết đuối rất nhiều. Nước sông ba ngày chảy không hết xác.
Thuyền chiến Giao cố gắng ép sát bờ sông đưa quân về, Triệu Tiết lệnh bắn đá xuống như mưa làm thuyền đắm. Hoàng thái tử đại tướng Hồng Chân 大將洪真太子 và hoàng tử Chiêu Văn 昭文皇子 đều bị chết. Thuyền của đội quân riêng của Hồng Chân bị đắm, nhưng ai dù chết cũng cầm Kim Bài. Tả lang tướng Nguyễn Căn 左郎將阮根 bị tướng Tống là Đặng Trung 鄧忠 bắt sống.
Quân Giao tấn công bất-lợi, bèn đóng giữ bờ Nam sông. Triệu Tiết, Yên Đạt, Tu Kỷ bàn là thừa thắng muốn đem quân sang, Quỳ bảo thuyền không có. Hai bên cầm-cự nhau đã 40 ngày. Đường [ đến kinh đô] chỉ cách 25 dặm mà không thể nào vượt qua được.
Quách Quỳ đợi thủy quân mãi, nhưng không thấy đến. Trời mưa liên tục, đất bùn lầy nhão, lính ốm chết nhiều, lương cũng cạn, Quỳ núng thế, cũng muốn qua sông, nhưng do-dự không quyết.
Đúng rồi cụ, tác giả Lý Đào nhầm về tước vị, em theo bản Hán văn dịch nên cũng thây vô lý, nhưng cứ để nguyên văn để các cụ bổ sung.Hai ông này là thế tử và vương tử thôi chứ không phải thái tử.
Vì cả hai là con vương gia và nhận tước vương chứ không phải con hoàng đế mà là thái tử.
Hai ông này con khai minh vương Lý Long Bồ.
Ông này viết nhầm chút
Vâng cụ, đánh kỵ binh là sở trường của Quách Quỳ, ta chủ quan khinh địch trận này.Hai tướng này chết đáng tiếc quá
Không phải chủ quan đâu mà là ta nghi binh để đại quân Lý Thường Kiệt đánh úp Triệu Tiết.Vâng cụ, đánh kỵ binh là sở trường của Quách Quỳ, ta chủ quan khinh địch trận này.
Cụ Quách Quỳ này được lên truyện cười dân gian TQ về trình độ bất tài, bắt quân Tống mang lợn đi đấu voi Đại Việt.Không phải chủ quan đâu mà là ta nghi binh để đại quân Lý Thường Kiệt đánh úp Triệu Tiết.
Bắt buộc phải có hy sinh.
Đáng tiếc là hy sinh luôn hai hậu duệ cuối cùng còn sót lại của Lý Long Bồ
Em đọc thấy đầy cảm xúc cụ, trong vòng gần 1 năm mà Nùng Trí Cao làm mưa làm gió bên đất Trung Quốc, có thể thấy rõ ràng là Nùng Trí Cao rất thiện chiến, may nhà Tống còn có Địch Thanh.Cụ đốc dịch quyển sử này hay quá, đọc các trận đánh tự hình dung trong đầu mà thấy rất hoạt và gợi thú, giá có nhà đạo diễn nào đưa tích Nùng Trí Cao lên phim thì hay quá, nếu có chắc phải bên Trung Quốc chứ bên ta chưa đủ trình.
NTC làm mưa làm gió ở vùng ngoại biên thôi. Vào sâu nội địa của nó gặp thành cao, hào sâu là tắc ngay !Em đọc thấy đầy cảm xúc cụ, trong vòng gần 1 năm mà Nùng Trí Cao làm mưa làm gió bên đất Trung Quốc, có thể thấy rõ ràng là Nùng Trí Cao rất thiện chiến, may nhà Tống còn có Địch Thanh.
Nguyên là tụi Hòa Mân và Dương Tùng-Tiên đã đem thuyền sang hải-phận ta, muốn theo dọc sông Đông-kênh, để vào cửa Bạch-đằng ; nhưng gặp thủy-quân của Lý Kế-Nguyên chặn lại ở hải-phận Vĩnh-an.Bị kiểm duyệt nhiều quá, em ko post đc
Tùng Tiên này phét lác thành thần.Ngày 8 tháng 3 năm Đinh Tị [ 3/4/1077], vua hạ chiếu nói:
Nếu Dương Tùng Tiên chưa về, thì cho quân đi tiếp-viện. Ngày 20 tháng ấy, Tùng Tiên mới về đến nơi. Quân đi 10 phần, trở về còn chưa được, 2,3 phần. Thiên tử nổi giận, bắt Tiên bỏ ngục.
Nguyên do, vì chờ mãi không thấy tin tức của Dương Tùng Tiên, Quỳ cũng cho người báo về triều đình là Giao Chỉ có ý muốn hòa, không muốn binh đao, đồng thời hặc tội vì thủy quân của Tùng Tiên mà lỡ việc. Vua rất sốt ruột. Lại không thấy tin tức gì [ của quân thủy].
Tống Thần Tông năm Nguyên Phong 元豐 thứ nhất [1078]. Ngày Mậu Tuất tháng 2 [8/4/1078], vua đích thân thảo chiếu, phê:
- Trước đây, bọn An Nam chiến trạo đô giám Dương Tòng Tiên 楊從先 dùng đạo quân đơn lẻ mạo phạm vào chỗ bất trắc, xâm nhập lãnh thổ giặc, lớn nhỏ hàng chục trận đánh, tuy chém bắt không nhiều, nhưng quan quân cũng không đến nỗi thất-bại, nay quân trở về và bị vào ngục đến hơn một năm, xét việc cần lao với Vương sư thực cũng đáng thương. Huống mới đây đã có lễ tha tội, thì cũng nên thả ra. Hãy xét tướng sĩ nào có công, tâu lên đề nghị thưởng.
Rồi ra lệnh Tòng Tiên đến kinh khuyết.
Bỏ ngục 1 năm đấy cụ, nhưng Tùng Tiên chỉ huy kém thật , quân bị thủy quân ta oánh cho tơi bời.Tùng Tiên này phét lác thành thần.
Lão ấy đầu tiên tính dùng thủy quân vượt biển sang Chiêm Thành Chân Lạp xúi tụi này đánh Đại Việt
Nhưng mưu kế bị Tô Tử Nguyên vạch mặt bắt ông ta phải đi đường thủy vào Sông Đông Kênh tiếp viện cho Quỳ.
Cuối cùng bị chặn đánh nhưng ông ta còn biết lui để tránh thất thoát hoàn toàn lực lượng.
Cho nên về vua Tống chỉ biếm chức sau vẫn được tha.