Ngày Quí Mão tháng chạp năm Hy Ninh thứ 9 Ngày [18/1/1077].
Chiếm xong huyện Quang Lang, Quách Quỳ định kéo quân thẳng xuống Lạng Châu.
Đường thẳng từ Ôn Châu đi rất hiểm-trở. Hai bên toàn rừng núi. Phía Đông có dãy núi rừng chạy dài qua châu Tô Mậu đến bờ biển. Phía Tây, có núi đá rất cheo leo, bao trùm một vùng rất rộng, gọi là núi Đâu Đỉnh 兜頂 [ tức là khối núi Bắc Sơn?]. Núi toàn đá lèn lởm-chởm tràn về phía Tây đến sông Phú Lương
Trong núi, có một vài lối đường hẹp, vòng vèo. Không quen đường thì khó dò ra được.
Đường chính phải qua ải Giáp Khẩu. Ngoài đường chính ấy, còn có một đường vòng xa về phía Tây, qua châu Vạn Nhai rồi đến sông Phú Lương và có một lối tắt trong núi, qua Vạn Linh. Đường cuối này, tuy hẹp nhưng cũng khá ngắn.
Lần này, Lý Thượng Cát cũng đặt nhiều quân lính nấp hai bên cửa ải để đợi.
Sau khi thấy bọn thủ lĩnh các khê động ra hàng, Cảnh Phúc thất-bại, Thượng Cát bèn tâu với Càn Đức:
Các đường thông-lộ từ Quảng Tây vào nước ta để tới Kinh thành đều bị sông Nam Định [ Sông Cầu] chắn, sông từ biên giới [ Cao Bằng] chảy đến Lục Đầu, hợp với sông Bạch Đằng. Từ Lục Đầu ra đến biển, là một cái hào sâu và rộng, che-chở cho đồng bằng chống lại [ quân Tống] bằng đường bộ từ Lưỡng Quảng kéo vào.
Đối với đường sá từ Ung Châu tới Kinh thành, thì sông Bạch Đằng không can-hệ, vì đã có sông Lục Đầu 六頭 là cái hào ngăn trước rồi. Trái lại, sông Nam Định rất là hệ-trọng. Thượng-lưu sông qua vùng rừng núi rất hiểm. Chỉ có khoảng từ Quảng Nguyên trở xuống là có thể qua dễ-dàng, và qua rồi thì có đường xuôi. Nhưng sau sông, ở về phía tây có dãy núi Tam Đảo 三岛山, là một cái thành không thể vượt. Chung qui chỉ có khoảng từ huyện Đa Phúc 多福 đến Lục Đầu là phải phòng-ngự bờ Nam mà thôi. Trong khoảng ấy, lại chỉ khúc giữa, từ đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền 巖緶, là có bến, có đường qua sông để tiến xuống miền nam một cách dễ, thẳng và gần.
Nay ta đem chủ lực chặn con đường từ trại Vĩnh Bình đến sông Nam Định, đặt những doanh đồn và phục binh ở hai ải tiếp nhau: ải Quyết Lý ở phía bắc châu Quang Lang và ải Giáp Khẩu [Chi Lăng] ở phía nam châu ấy. Nếu hai phòng-tuyến ấy bị tan, thì phải cố thủ ở phòng tuyến thứ ba, tức là nam ngạn sông Nam Định, sai đắp đê nam ngạn cao như thành, trên thành, đóng tre làm dậu. Thành đất, lũy tre, nối với dãy núi [Tam Đảo].
Trước thành đất, lũy tre, có thủy quân đậu thuyền ở nam ngạn, sẵn-sàng tiếp chiến với quân Tống, nếu chúng qua sông.
Thủy quân đóng ở Lục Đầu, vùng Vạn Xuân 萬春, để có thể tiếp-ứng được mọi nơi trên các đường thủy, hoặc lên sông Đào Hoa 桃花 [ sông Thương], hoặc lên sông Lục Nam 陸南, hoặc tới sông Nam Định, hoặc tới sông Thiên Đức 天徳, hoặc ra cửa biển Bạch Đằng tiếp viện thủy quân đậu ở sông Đông Kinh.
Thế đất Vạn Xuân thật là thế rẻ quạt. Thái tử Hồng Chân 洪真 đóng doanh ở đó. Bộ hạ có thái tử Chiêu Văn và tả lang tướng Nguyễn Căn 阮根.
Đại quân sẽ đóng dọc theo sau lũy tre, chắn đường tới Thiên Đức và kinh thành.
Năm nghìn quân thổ-đinh giữ châu Quảng Nguyên ở tả dực. Tướng Lưu Kỷ chỉ huy. Dưới quyền thống lĩnh Lưu Kỷ, có nhiều tì tướng kiệt hiệt, dòng-giống hay bộ-hạ Nùng Trí Cao và Nùng Tôn Đán. Các con Tôn Đán vẫn giữ các động Lôi Hỏa, Vật Ác, Vật Dương. Các tướng Trí Cao và Lư Báo, Nùng Sĩ Trung thủ lĩnh động Hữu Nông [Cổ Nông?], Hoàng Lục Phẫn thủ lĩnh động Lũng Định. Các tướng ấy không những gìn-giữ đất mình, mà còn uy-hiếp hậu phương và đường tiếp-tế địch.
Hữu-dực thì có quân đóng ở trại Ngọc Sơn thuộc Vĩnh An và thủy binh rất mạnh, do Lý Kế Nguyên đốc suất. Đường bộ qua Ngọc Sơn đi kinh thành không tiện. Nên quân đóng ở Vĩnh An không cần nhiều. Thủy quân can-hệ hơn và có nhiệm vụ ngăn cản thuyền lương và chiến hạm địch vào sông ta để tiếp-tế, hay đưa bộ-binh Tống qua sông.
Còn trung quân tiền phong, thì giao cho phò mã Thân Cảnh Phúc, đóng doanh ở động Giáp, để khống-chế hai ải: Quyết Lý và Giáp Khẩu. Gần hai bên tả hữu Cảnh Phúc có các thổ binh do các tù trưởng chỉ-huy: bên tả có Sầm Khánh Tân, Nùng Thuận Linh và Hoàng Kim Mãn giữ Môn Châu và đường qua Bình Gia đến Phú Lương, bên hữu có Vi Thủ An giữ châu Tô Mậu và đường từ Tư Lăng đến Lạng Châu.
Càn Đức khen là diệu kế, chấp nhận thi hành ngay, nhưng sau khi các tù trưởng, trừ Cảnh Phúc đều hàng [ Tống], thì Thượng Cát cho tập trung quân phòng ngự ở sông Phú Lương và Như Nguyệt 洳月.
Chiếm xong huyện Quang Lang, Quách Quỳ định kéo quân thẳng xuống Lạng Châu.
Đường thẳng từ Ôn Châu đi rất hiểm-trở. Hai bên toàn rừng núi. Phía Đông có dãy núi rừng chạy dài qua châu Tô Mậu đến bờ biển. Phía Tây, có núi đá rất cheo leo, bao trùm một vùng rất rộng, gọi là núi Đâu Đỉnh 兜頂 [ tức là khối núi Bắc Sơn?]. Núi toàn đá lèn lởm-chởm tràn về phía Tây đến sông Phú Lương
Trong núi, có một vài lối đường hẹp, vòng vèo. Không quen đường thì khó dò ra được.
Đường chính phải qua ải Giáp Khẩu. Ngoài đường chính ấy, còn có một đường vòng xa về phía Tây, qua châu Vạn Nhai rồi đến sông Phú Lương và có một lối tắt trong núi, qua Vạn Linh. Đường cuối này, tuy hẹp nhưng cũng khá ngắn.
Lần này, Lý Thượng Cát cũng đặt nhiều quân lính nấp hai bên cửa ải để đợi.
Sau khi thấy bọn thủ lĩnh các khê động ra hàng, Cảnh Phúc thất-bại, Thượng Cát bèn tâu với Càn Đức:
Các đường thông-lộ từ Quảng Tây vào nước ta để tới Kinh thành đều bị sông Nam Định [ Sông Cầu] chắn, sông từ biên giới [ Cao Bằng] chảy đến Lục Đầu, hợp với sông Bạch Đằng. Từ Lục Đầu ra đến biển, là một cái hào sâu và rộng, che-chở cho đồng bằng chống lại [ quân Tống] bằng đường bộ từ Lưỡng Quảng kéo vào.
Đối với đường sá từ Ung Châu tới Kinh thành, thì sông Bạch Đằng không can-hệ, vì đã có sông Lục Đầu 六頭 là cái hào ngăn trước rồi. Trái lại, sông Nam Định rất là hệ-trọng. Thượng-lưu sông qua vùng rừng núi rất hiểm. Chỉ có khoảng từ Quảng Nguyên trở xuống là có thể qua dễ-dàng, và qua rồi thì có đường xuôi. Nhưng sau sông, ở về phía tây có dãy núi Tam Đảo 三岛山, là một cái thành không thể vượt. Chung qui chỉ có khoảng từ huyện Đa Phúc 多福 đến Lục Đầu là phải phòng-ngự bờ Nam mà thôi. Trong khoảng ấy, lại chỉ khúc giữa, từ đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền 巖緶, là có bến, có đường qua sông để tiến xuống miền nam một cách dễ, thẳng và gần.
Nay ta đem chủ lực chặn con đường từ trại Vĩnh Bình đến sông Nam Định, đặt những doanh đồn và phục binh ở hai ải tiếp nhau: ải Quyết Lý ở phía bắc châu Quang Lang và ải Giáp Khẩu [Chi Lăng] ở phía nam châu ấy. Nếu hai phòng-tuyến ấy bị tan, thì phải cố thủ ở phòng tuyến thứ ba, tức là nam ngạn sông Nam Định, sai đắp đê nam ngạn cao như thành, trên thành, đóng tre làm dậu. Thành đất, lũy tre, nối với dãy núi [Tam Đảo].
Trước thành đất, lũy tre, có thủy quân đậu thuyền ở nam ngạn, sẵn-sàng tiếp chiến với quân Tống, nếu chúng qua sông.
Thủy quân đóng ở Lục Đầu, vùng Vạn Xuân 萬春, để có thể tiếp-ứng được mọi nơi trên các đường thủy, hoặc lên sông Đào Hoa 桃花 [ sông Thương], hoặc lên sông Lục Nam 陸南, hoặc tới sông Nam Định, hoặc tới sông Thiên Đức 天徳, hoặc ra cửa biển Bạch Đằng tiếp viện thủy quân đậu ở sông Đông Kinh.
Thế đất Vạn Xuân thật là thế rẻ quạt. Thái tử Hồng Chân 洪真 đóng doanh ở đó. Bộ hạ có thái tử Chiêu Văn và tả lang tướng Nguyễn Căn 阮根.
Đại quân sẽ đóng dọc theo sau lũy tre, chắn đường tới Thiên Đức và kinh thành.
Năm nghìn quân thổ-đinh giữ châu Quảng Nguyên ở tả dực. Tướng Lưu Kỷ chỉ huy. Dưới quyền thống lĩnh Lưu Kỷ, có nhiều tì tướng kiệt hiệt, dòng-giống hay bộ-hạ Nùng Trí Cao và Nùng Tôn Đán. Các con Tôn Đán vẫn giữ các động Lôi Hỏa, Vật Ác, Vật Dương. Các tướng Trí Cao và Lư Báo, Nùng Sĩ Trung thủ lĩnh động Hữu Nông [Cổ Nông?], Hoàng Lục Phẫn thủ lĩnh động Lũng Định. Các tướng ấy không những gìn-giữ đất mình, mà còn uy-hiếp hậu phương và đường tiếp-tế địch.
Hữu-dực thì có quân đóng ở trại Ngọc Sơn thuộc Vĩnh An và thủy binh rất mạnh, do Lý Kế Nguyên đốc suất. Đường bộ qua Ngọc Sơn đi kinh thành không tiện. Nên quân đóng ở Vĩnh An không cần nhiều. Thủy quân can-hệ hơn và có nhiệm vụ ngăn cản thuyền lương và chiến hạm địch vào sông ta để tiếp-tế, hay đưa bộ-binh Tống qua sông.
Còn trung quân tiền phong, thì giao cho phò mã Thân Cảnh Phúc, đóng doanh ở động Giáp, để khống-chế hai ải: Quyết Lý và Giáp Khẩu. Gần hai bên tả hữu Cảnh Phúc có các thổ binh do các tù trưởng chỉ-huy: bên tả có Sầm Khánh Tân, Nùng Thuận Linh và Hoàng Kim Mãn giữ Môn Châu và đường qua Bình Gia đến Phú Lương, bên hữu có Vi Thủ An giữ châu Tô Mậu và đường từ Tư Lăng đến Lạng Châu.
Càn Đức khen là diệu kế, chấp nhận thi hành ngay, nhưng sau khi các tù trưởng, trừ Cảnh Phúc đều hàng [ Tống], thì Thượng Cát cho tập trung quân phòng ngự ở sông Phú Lương và Như Nguyệt 洳月.