[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 9 tháng 7, viên coi Liêm Châu tâu rằng:

- Ở Ung và Liêm, các trị sở đã được làm lại. Ở Ung Châu, đã có sương binh giúp. Xin cho dân Khâm và Liêm khỏi đi vận tải lương thực, và chỉ phải làm việc ở châu nhà mà thôi.

Ngày 21 tháng 11 [ 1076], có chiếu:

- Quân bị tật bệnh nhiều. Vậy sai viên tri lễ phải cầu thần Nam nhạc ở Hành Dương, và sai Trung-sứ lập đàn cầu phúc một tháng. [vì số lính bị bệnh chết nhiều quá].

[ Lời tác giả: Giao Chỉ khí-hậu ẩm thấp miền Nam, bệnh sốt rét ở miền rừng núi, làm cho quân chết dọc đường rất nhiều. Những quân được yên lành, lúc qua biên, cũng bị yếu-ớt đi nhiều. Cho nên càng dễ bị bại].

Trong lúc Đô tổng quản Quách Quỳ mang đại quân trên đường di chuyển xuống phương nam, Vua sai Phó tổng quản Triệu Tiết chỉ huy đạo quân tiên phong làm cuộc hành quân mở đường tại vùng đất giáp giới [ Giao Chỉ]. Cuộc hành quân này rất cần-thiết, vì đại quân chọn Vĩnh Bình [Bằng Tường] làm hậu cứ, thuyền chở lương thảo tích trữ tại nơi này, nên cần phải giữ an ninh. Hơn nữa lúc quân Giao Chỉ sang đánh, trưng bản Lộ Bố đả kích chính sách bảo giáp, trợ dịch, bóc lột kìm kẹp dân, nên được dân chúng khe động tại Tả Giang, Hữu Giang hưởng-ứng, bởi vậy lúc quân Giao rút lui, dân chúng tại vùng này cũng chưa chịu ngả theo [nhà Tống].
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 25 tháng 11 [1076]

Lý Thượng Cát tâu lên với Lý Càn Đức:

- Chủ lực [Tống] là bộ binh. Quách Quỳ và Triệu Tiết đều là tướng giữ biên phía Bắc, quen với quân kỵ [ binh] vùng cao nguyên và sa mạc. 20 năm về trước, sở dĩ Địch Thanh thắng Nùng Trí Cao ở phía nam ải Côn Lôn, chính là nhờ kị binh đưa từ miền Bắc xuống, bất ngờ xuất kích ở chỗ đất bằng rồi đánh kẹp vào hai bên quân Trí Cao. Thấy mình thua vì thiếu ngựa, cho nên Trí Cao đã có ý chạy về đạo Đặc Ma tìm mua ngựa. Vì hai lẽ ấy, lần này, Quách Quỳ đã đem theo một vạn ngựa. Đại binh sẽ kéo xuống, tập trung tại Ung Châu, phân-phối ra các trại trên đường thông-lộ sang Quảng Nguyên, Lạng Châu, Tô Mậu và Vĩnh An. Rồi hai cánh đánh vào Quảng Nguyên và Vĩnh An để chắn đường quân ta tập-hậu. Xong, sẽ đưa đại-quân theo đường chính vào Lạng Châu, qua các sông Đào Hoa [sông Thương], sông Nam Định [sông Cầu], sông Lô [sông Hồng], đến tận kinh thành.

Phần tinh-nhuệ quân Tống là kị binh, kị binh là quân xung-phong chọc thẳng hàng ngũ địch, dẫn đường cho bộ binh. Kị binh lại là "kỳ binh", nghĩa là quân đánh những chỗ bất ngờ. Dùng ngựa chạy nhanh, và qua những gai gốc, đá sỏi dễ, kị binh có thể, lúc vướng chỗ này, chạy quanh chỗ khác, để bọc hai bên hông quân địch.

Nhưng muốn lợi-dụng kị binh để phá địch, thì phải làm sao qua khỏi vùng hiểm-trở, tới chỗ bằng, để cho ngựa xông-xáo dễ-dàng.

Bên ta [Đại Việt] thì thiện-chiến về voi. Trong trận Ung Châu, ta đã đem voi theo được, huống chi trên trận-địa nước nhà. Thế thủ của ta lại dựa vào sông núi, các đèo hiểm-trở, các sông rộng và sâu. Từ trại Vĩnh Bình vào Lạng Châu, phải qua dãy núi rậm, có đèo Quyết Lý 傕理 [ trên đường Lạng Sơn đến Đồng Mỏ], vào khoảng làng Nhân Lý, ở phía bắc Ôn Châu. Rồi phải qua dãy núi đá đứng như tường, ở giữa có đường đi rất hiểm: đó là ải Giáp Khẩu [ải Chi Lăng].

Đèo-ải tuy hiểm, nhưng có thể dùng kị binh hoặc vượt qua, hoặc len lỏi qua rừng để tránh. Còn sông sâu rộng, thì ngựa khó lòng qua nổi. Phòng thủ sông khá dễ, sai đóng cọc và dùng rào giậu ở bờ Nam, cũng đủ ngăn quân địch. Vả chăng thủy binh ta, từ đời Ngô Vương [Ngô Quyền] đã mạnh. Thế sông lại rất tiện cho thủy chiến. Sáu nhánh sông chảy về Vạn Xuân [Vạn Kiếp]. Đó là căn cứ tự-nhiên của thủy quân ta. Hoặc phải ra cửa Bạch Đằng chắn quân thủy địch, hoặc phải vào sông Đào Hoa, hoặc phải vào sông Nam-Định, hoặc phải sông Thiên Đức [sông Đuống], để chắn địch qua sông, ta chỉ cần đóng thuyền ở bến Lục Đầu thì đi đường nào cũng rất tiện và chóng.

Càn Đức khen [ Lý Thường Kiệt] sáng suốt.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Quí Hợi, tháng 7 năm Hy Ninh thứ 9 [11/8/1076].

Trước đó quân Quách Quì đến Đàm Châu [Hồ Nam], ra lệnh Tri Khâm châu Nhiệm Khởi 任起 mang quân đánh châu Vĩnh An biên giới giặc. Trước đó, để úy-lạo tinh thần binh sĩ, Ngày 23 tháng giêng, vua sai quan lễ viện Trịnh Ung tế-cáo thần núi Nam Nhạc, ở phía nam hồ Động Đình, và Trần Đồng tế-cáo thần biển Nam Hải ở Quảng Châu, để báo việc sắp xuất quân xuống miền nam.

Vua lại ban tiền cho quân lính, và dặn rằng:

- Đại quân xuống phương nam vừa lúc nắng to, phải chinh thảo xa-xôi triều đình lấy làm thương-xót. Vậy nay Trẫm ban cấp tiền cho. Nhưng đợi lúc tới Đàm Châu sẽ phát, rồi đợi khi ra khỏi Ngũ Lĩnh lại phát lần nữa
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày [11/8/1076] Khởi quân đánh chiếm châu Vĩnh An, Châu này vị trí tại biên giới, [ nay là 1 phần Móng Cái, Bạch Long Vĩ, Hoàng Trúc, Giang Bình và 1 phần Đông Hưng Trung Quốc], sát với động Như Tích, Khâm Châu, đây là một châu nhỏ, thuận-tiện giao thông. Nhiệm Khởi chia quân đi ba đường vào đất Vĩnh An: một đường từ huyện An Viễn, một đường từ trại Như Tích và một đường thủy. Trại Ngọc Sơn không có nhiều quân [Giao Chỉ] trấn giữ, nên bị mất.

Trước đó, ngày 10 tháng 6, Quỳ tâu:

- Đến ngày 15, sẽ đi Quế Châu và ước chừng đầu tháng 7 sẽ tới nơi. Ngày rằm tháng 6, Quách Quỳ dời bản hành doanh từ Đàm Châu xuống Quế Châu. Đường đi mất chừng 14 ngày. Vào đầu tháng 7, hành doanh đã đóng ở Quế Châu, là nơi trị sở lộ Quảng Tây.

Ở đó, Quì được tin ngày 9 tháng 7 Nhiệm Khởi đã chiếm được châu Vĩnh An, Quì báo thắng trận về triều.

Trung tuần tháng 7, hậu quân đã tụ tập ở Đàm. Cuối tháng 7, Quỳ hạ lệnh cho chín đạo lục quân từ Quế Châu tiến xuống Ung Châu. Lại sai viên hàm hạt Quảng Đông là Mân Hòa, cùng Dương Tùng Tiên đem thủy quân từ Quảng Đông ra biển.

Hành doanh đóng lại ở Quế Châu trong tháng 7, và tháng 8. Đến hạ tuần tháng 8, mới dời xuống Ung Châu. Đường đi mất 14 ngày. Thượng tuần tháng 9, Quách Quỳ và đại quân đóng ở Ung Châu. Rồi phân-phát đóng ở các thành, trại, dọc theo biên giới các châu Quảng Nguyên, Môn Châu, Quang Lang và Tô Mậu.

Khúc Chẩn đem quân đánh vào động Hạ Lôi thuộc Hữu Giang, phía bắc Quảng Nguyên, Nùng Thịnh Đức ở đó đã theo Tống từ tháng 5. Đào Bật được phái đi nhóm họp quân thổ đinh ở Tả Giang và đưa đến Tư Minh để đợi ngày xuất quân.

Đầu tháng 10, hành doanh cũng xuống Tư Minh. Đường đi từ Ung Châu tới đó mất chừng 4 ngày.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong lúc ấy, Dương Tùng Tiên lĩnh thủy quân, muốn theo kế hoạch của mình vượt biển vào họp với quân Chiêm Thành để đánh miền nam Giao Châu. Nhưng thuyền bị bão không qua được.

Ngày 12 tháng 8, có chiếu bảo Tùng Tiên thôi đừng đi Chiêm Thành nữa, và phải giao trả các bằng không tên, tiết chế và triều chỉ cho ti chiêu thảo, và đợi ti ấy phân xử. Dương Tùng Tiên đành phải theo kế của Tô Tử Nguyên, cho thuyền dọc ven biển sang hải phận Vĩnh An để vào trong sông thuộc Giao Chỉ.

Ngày 16 tháng 8, sứ Chiêm Thành tới cống. Vua khuyên họp quân đánh Giao Chỉ. Ngày 12 tháng 9, Chiêm Thành bằng lòng đưa quân giúp.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Bính Tý tháng 9 năm Hy Ninh thứ 9 [23/10/1076], vua xuống chiếu ban:

- Binh mã đánh An Nam chẳng bao lâu ra khỏi biên giới, cần khích-lệ biểu-dương sĩ khí. Mới đây bọn Nhiệm Khởi đánh giặc tại trại Ngọc Sơn, công tuy không lớn nhưng là chiến thắng phấn khích đầu tiên, những người có công hãy tâu lên để được đề cao và thưởng, lại sai bố cáo cho các tướng sĩ đều biết.

[ Lời tác giả: Mộ Chí Quách Quì chép, khi quân đến Đàm Châu, sai Tri Khâm Châu Nhiệm Khởi đánh châu Vĩnh An, lấy được. Liệt Truyện cũng chép, đốc suất binh quận và 3 đạo động đinh đánh châu Vĩnh An lấy được. Các động Tả, Hữu Giang đều qui thuận. Thủ lĩnh Môn Châu Hoàng Kim Mãn 黃金滿, Sầm Khánh Tân岑慶賓, trại Ngọc Sơn tại châu Vĩnh An xin hàng, sự việc vào ngày 9 tháng 7 [11/8/1076], những việc khác cần khảo thêm.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Sau khi nhượng hẳn cho Đại Việt ba châu phía Bắc, Rudravarman III mất uy tín trước các tiểu vương. Chiêm Thành bị loạn sứ quân, không ai còn nghe ai nữa. Hơn mười tiểu vương tự tuyên bố độc lập, kẻ mạnh mang quân đi đánh tiểu vương quốc yếu để mở rộng lãnh thổ hoặc gây thanh thế. Các tiểu vương ở phía Nam, liên minh với đế quốc Angkor, biến Panduranga thành trung tâm chống lại vương triều và các tiểu vương phía Bắc. Năm 1074, buồn phiền trước cảnh đất nước loạn lạc và bị các tiểu vương phía Nam xua đuổi, Rudravarman III (Chế Củ) dẫn gia đình sang Đại Việt xin tị nạn và tan biến luôn trong xã hội người Kinh.
Tại Panduranga, một hoàng thân xuất thân từ Panduranga tên Thăn (còn gọi là Yan Visnumurti, Madhavamurti hay Devatamurti, tiếng Việt là Thân), cùng em là hoàng tử Pãn (tên Việt là Phan), đã lần lượt chinh phục các tiểu vương sứ quân, thống nhất lại đất nước. Năm 1074, Thăn được quần thần tôn lên làm vua, hiệu Harivarman IV, mở đầu triều vương thứ chín.

Thăn là tên một hoàng tộc thuộc bộ tộc Cau mà dân chúng Panduranga cho là dòng vương tôn chân truyền của vương quốc Champa. Chính vì thế Harivarman IV rất tự hào về nguồn gốc xuất thân của mình, vì luôn tự nhận là sự kết hợp của hai bộ tộc lớn nhất của Chiêm Thành : cha là Pralaysvara Dharmaraja, dòng Narikelavansa thuộc đẳng cấp Ksatriya, bộ tộc Dừa ở Amaravati ; mẹ thuộc dòng Kramukavansa, đẳng cấp Brahman, bộ tộc Cau ở Panduranga. Sở dĩ có sự giải thích dài dòng về nguồn gốc xuất thân này - nhất là nguồn gốc xuất thân của mẹ, dòng Brahman chính thống - vì Harivarman IV biết chắc rằng trong các sứ quân không ai hội đủ điều kiện về nguồn gốc xuất thân để có thể được tôn lên làm vua trên toàn cõi Chiêm Thành.

Việc làm đầu tiên của Harivarman IV là phục hồi lại các đền đài đã bị tàn phá bởi quân Đại Việt và cuộc nội chiến. Không đầy một năm sau, Chiêm Thành trở nên hùng mạnh trở lại. Harivarman IV mang quân sang đánh Đại Việt, giành lại phần lãnh thổ mà Rudravarman III đã nhượng trước đó.

Năm 1075, viện cớ phục hồi ngôi vua cho con cháu Rudravarman III (Chế Củ), nhà Lý sai Lý Thường Kiệt mang quân chiếm lại ba châu vừa bị mất. Trước sự chống trả mãnh liệt của quân Chiêm, Lý Thường Kiệt phải lui binh nhưng cho người vẽ lại địa thế rồi đưa một số nông dân gan dạ (thật ra là những binh lính trá hình) vào định cư. Hay tin quân Lý bị Chiêm Thành đánh bại, vua Tống sai Vương An Thạch mang 100.000 quân tiến qua biên giới tấn công Đại Việt. Lý Thường Kiệt lui về bảo vệ lãnh thổ phía bắc. Ba châu vừa chiếm lại lọt vào tay Chiêm Thành.

Năm 1076, vua Tống sai Quách Quì kết hợp với Chiêm Thành và Angkor, mang 7.000 quân tiến công Đại Việt nhưng bị Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đánh bại. Thừa thắng, Lý Thường Kiệt tiến xuống chiếm đóng đế đô Phật Thành, Harivarman IV phải cùng con cái và một số thân tín chạy lên núi trốn ; tại đây phái đoàn được các sắc dân Thượng che chỡ.

Quân Lý chỉ chịu rút khỏi Phật Thành khi Harivarman IV tuyên bố chấp nhận triều cống nhà Lý trở lại. Hay tin này, hoàng thân Sri Nandanavarmadeva (người Khmer) - mang quân vào miên Nam Chiêm Thành theo lời mời của Quách Quì để chống lại nhà Lý - chiếm luôn Panduranga. Vua Harivarman IV phải yêu cầu nhà Lý giúp đỡ. Lúc này mặc dù đã tuổi già sức yếu, Lý Thường Kiệt vẫn phải thân chinh đi đánh dẹp. Quân Khmer thua to bỏ chạy về nước, Harivarman IV truy đuổi và tiêu diệt hết tại Somesvara (Biên Hòa ngày nay). Nhà vua sai em là hoàng tử Pãên (tiếng Việt là Phan) chiếm thành Sambhupura (Sambor) trên sông Mékong, bắt được nhiều tù binh cùng vàng bạc và của cải mang về nước.
Năm 1103, một người Việt ở phủ Diên Châu (Nghệ An) tên Lý Giác nổi lên làm phản. Lý Thường Kiệt vào đánh, Lý Giác thua chạy sang Phật Thành (Vijaya) thuyết phục vua Jaya Indravarman II hưng binh chiếm lại vùng đất đã mất. Lý Thường Kiệt một lần nữa phải thân chinh đi dẹp lọan, Jaya Indravarman II bị thua phải trả lại ba châu đã chiếm và chịu triều cống trở lại năm 1104.

Nhà Lý liền phân chia lại các châu vừa lấy lại như sau : châu Bố Chánh gồm huyện Nam Bố Chánh (Bố Trạch ngày nay) và huyện Bắc Bố Chánh (Quảng Trạch và Tuyên Hóa ngày nay), châu Lâm Bình (Địa Lý cũ) gồm huyện Phong Lộc (Quảng Ninh ngày nay) và huyện Phong Đăng (sau gọi là Phong Phú, tức huyện Lệ Thủy ngày nay). Hai huyện Phong Lộc và Phong Phú là vựa lúa lớn nhất của đất Indrapura. Châu Minh Linh (Ma Linh cũ) được chia thành hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh.

Đây là một trong những nguyên nhân Lý Thường Kiệt phải vào Thanh Hóa trấn giữ những năm cuối đời
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tống Thần Tông ngày Ất Dậu tháng 10 năm Hy Ninh thứ 9 [1/11/1076], chiếu ban:

- Hành quân chiến dịch An Nam bắt đầu, những điều ghi trong văn thư báo cáo và sự việc xảy ra ngày tháng không giống nhau, nay ủy cho Chuyển vận sứ dọc đường, ty Đề điểm phủ Khai Phong, đối với những trạm dịch quá xa, tuyển thêm Sứ thần thúc giục. Đặc cách chi thêm tiền cho binh sĩ chuyển thư qua trạm dịch bằng ngựa, từ cửa Sùng Minh 崇明門 đến Ung Châu.

Ngày Đinh Dậu 14 tháng 10 năm Hy Ninh thứ 9 [13/11/1076], Thiên tử phê:

- Bốn tướng điều quân hành doanh An Nam đến Ung Châu [Nam Ninh, Quảng Tây], vào thượng tuần tháng 9, bệnh chết gần 4,5 ngàn người. Việc xảy ra do Chủ tướng và Phó không quản lý chặt quân lính, để ăn uống bừa bãi những đồ ăn người phương Bắc cấm kỵ, nên sinh bệnh. Hãy cấp tốc cấm chỉ nghiêm cấm ăn những đồ ăn đó, cùng nghiêm trách thầy thuốc trị liệu dùng những dược phẩm không có công hiệu.

[ Lời tác giả: Bản truyện về Quỳ chép: tháng 10 Quỳ đến Ung Châu. Xét Quỳ Chinh Nam Văn Tự, Quỳ tại Đàm Châu [Hồ Nam], phàm triều đình phát chiếu tráp, không quá 10 ngày tới các quân, Quế Châu tới Ung Châu gồm 14 trình, các chỗ khác có thể đoán từ xa, việc ngày 14 tháng 10 chiếu ghi 4 tướng hành doanh đến Ung Châu. Như vậy Quỳ cùng có thể đến Ung Châu, hoặc không đến vào tháng 10, có lẽ tại tháng 9 không chừng, hoặc 4 tướng chỉ là tiền quân đến trước, trung quân chưa đến, cần khảo thêm cho rõ. Cuối tháng đến châu Tư Minh, tham chiếu đều hợp].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Kỷ Hợi [14/1/1077], Chuyển vận phó sứ Quảng Nam Tây Lộ Miêu Thời Trung 苗時中 tâu:

- Ty Hành doanh Ung Châu cho biết phu vận lương không đủ, hiện đích thân đốc thúc đinh phu cần để ứng-phó cho đòi hỏi tình trạng của quân, các châu huyện buông lơi chậm chạp, xin trách răn.

Chiếu ban:

- Đại quân đồn trú tại động đã lâu ngày, chỉ vì đinh phu không đủ số, khiến chậm-chạp việc quân. Lệnh cho Quảng Tây chuyển vận ty tính toán những bất-cập, đối với các châu huyện số lượng chưa được 7 phần, quan châu giáng 1 chức, quan huyện giáng 2 chức, kẻ không có chức quan thì đình chỉ cấp lương bổng lộc. Ra lệnh cho quan huyện gông cổ các viên quan coi sóc giám sát đôn-đốc [việc lương thảo] cùng hặc tội, rồi tâu lên.

Nguyên do, các viên đốc sự [ lương thảo] cũng đã tính toán mập mờ. Triệu Tiết được cử trông coi việc ấy từ đầu. Khi tới Hồ Nam, Tiết hỏi những kẻ chuyên trách phải điều phát bao nhiêu lương thảo. Có Đường Nghĩa 唐 義 làm chuyển vận sứ nói:

- Vì không dám làm lỗi quân kỳ, xin chở tất cả một lần.

Nhưng viên an phủ sứ Tăng Bố 繒布 nói:

- Không thể làm nổi. Phải chở làm hai lần.

Tiết hỏi:

- Đã chở lương tới Quảng Tây được bao nhiêu rồi?

Bố nói:

- Đã có 90 vạn hộc.

Tiết hỏi:

- Đã có bao nhiêu phu?

Bố trả lời:

- Có 27 vạn.

Tiết tính, thấy thế là đủ, bèn nói:

- Thôi cần gì làm khổ dân nữa. Nếu thiếu thì ta lo cho.

Rồi bảo Nghĩa thôi việc bắt phu ở Hồ Nam.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 10, vì sự tình cuộc chiến có phần bất lợi ở An Nam, An Thạch phải từ chức, vua lấy Ngô Sung và Vương Khuê 王奎thay. Phùng Kinh馮京 được coi việc khu mật. Sung vốn thuộc phái không thích đánh, đã từng cãi lại An Thạch rằng:

- Có lấy được Giao Chỉ, cũng vô ích!

Nhưng nay quân đã đến biên thùy; vô cố lui quân cũng bất-tiện. Sung viết thư cho Quách Quỳ, nói:

- Về việc quận huyện bắt phu chậm-trễ, triều đình đã ban chỉ hặc tội. Về việc sắp đặt đánh Giao Chỉ, ta đã có kế bàn định rồi. Hãy chỉ nên đóng quân lại để xét kỹ-càng. Thế là hay hơn.

Quỳ tính vốn cẩn-thận, chậm-chạp, nay được lệnh như thế, lại càng chần chừ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Bính Tuất tháng chạp năm Hy Ninh thứ 9 [1/1/1077], ty chiêu thảo An Nam tâu ngụy Quan sát sứ châu Quảng Nguyên Lưu Kỷ đưa người nhà và Động trưởng hàng. Chiếu ban:

- Lưu Kỷ nếu như do đại binh áp sát biên giới, bất đắc dĩ xin hàng thì đem y cùng gia thuộc hộ tống đến kinh khuyết.

Lúc đầu Triệu Tiết bàn với Quách Quì rằng:

- Giặc Giao Chỉ sợ bởi mưu kế của Lý Thượng Cát, Lý Kế Nguyên 李繼元 nên phản. Nay Càn Đức [Vua Lý Nhân Tông] cùng mẹ là Thị Yến [Ỷ Lan] đều oán 2 người này, việc nước nghe lời Nguyễn Thù 阮洙, Thù có ý thuận phục ta. Lưu Kỷ cát cứ ở châu Quảng Nguyên, Thân Cảnh Phúc 申景福 cát cứ động Giáp, đều nắm binh mạnh dòm ngó tình-hình. Giám áp trại Hoành Sơn Thành Trác 押成卓 vốn giao-hảo với Thù và Cảnh Phúc, tôi muốn sai Trác mang sắc bảng đến chiêu nạp những tên giặc này.

Quỳ không nghe lời, cho đại quân trú tại châu Tư Minh [châu Ninh Minh, Quảng Tây] đến 70 ngày, sai Yên Đạt mang quân từ trại Thái Bình [Sùng Tả, Quảng Tây] tiến vào châu Quảng Nguyên. Lưu Kỷ chống cự, Đạt phá tan được. Kỷ trước đó muốn hàng nhưng do dự chưa quyết, Quỳ phát ra nhiều hịch dụ các động rằng Kỷ mấy lần gửi văn thư trình bày là sẽ phản Giao Chỉ theo triều đình, hẹn 3 ngày ra hàng, rồi sự kiện xảy ra đúng như lời hẹn. Quỳ thu quân qui hàng hơn 5.000 người, lại cứu được 3.000 dân nội địa [ người Hán, quân của Đạt] bị bắt.

[ Lời tác giả: ở mộ bia Quỳ, Phạm Tổ Vũ 范祖禹 [nhà sử học Tống nổi tiếng] chép: Quách Quỳ đến châu Tư Minh, cho rằng châu Quảng Nguyên là đất yết hầu quan trọng, binh giáp tinh nhuệ, nếu không chiếm trước, sẽ là mối họa trong tim bụng. Quan sát sứ ngụy Lưu Kỷ là mưu chủ của giặc, không bắt Kỷ thì uy-danh quân chưa chấn hưng.

Bèn sai Yên Đạt đến đánh, đánh tan được ngay, phá thành, Kỷ ra hàng].

Yên Đạt là một vũ tướng đã lập được nhiều công ở Diên Châu, trong khi đánh Hạ. Lúc y vào bái từ để theo Quách Quỳ xuống miền nam, vua có dặn:

- Khanh, danh-vị đã cao, bất tất phải tự mình xông pha tên đạn. Khanh chỉ nên khuyến-khích tướng sĩ mà thôi.

Đạt cúi đầu cảm tạ và tâu:

- Thần nhờ uy vua đi dẹp giặc. Tuy chết cũng không sợ.

Lúc được lệnh vào Quảng Nguyên, Yên Đạt đem theo một tướng giỏi, tên là Tu Kỷ 脩紀 giúp mình. Đường vào Quảng Nguyên hiểm-trở, nhưng quân đông. Lưu Kỷ sai quân chống-cự. Dân cũng họp nhau chống lại. Vùng bắc Quảng Nguyên [ nay là Trùng Khánh, Cao Bằng], có Hoàng Lục Phẫn cũng ra đánh [ quân Tống]. Quân Lưu Kỷ cũng chống-cự rất hăng, làm cho tiền quân Yên Đạt lâm nguy. Đạt muốn đem quân cứu. Một viên tiểu tướng thưa rằng:

- Tướng công nên tính đến việc mình trước, rồi sẽ tiến quân.

Đạt trả lời:

- Quân ta đánh đã lâm nguy. Ta há có lòng nào lo tự bảo toàn sao!

Rồi hạ lệnh rằng:

- Ai bàn đóng doanh lại không tiến quân thì sẽ bị chém.

Đạt liền đem đại quân tới cứu. Quân sĩ đang bị vây, thấy vậy đều phấn-khởi. Chúng kêu to lên rằng:

- Quan thái úy đã tới!


Quân Lưu Kỷ bèn giải vây và lui.

Yên Đạt biết khó lòng bắt được Lưu Kỷ, bèn định dùng mưu cắt vây cánh của y. Đạt phao tin rằng Lưu Kỷ đã nhận lời theo Tống và hẹn ba ngày nữa sẽ ra hàng. Các khê động tưởng thật, đều theo Tống. Lưu Kỷ sợ thế cô lập. Ba ngày sau cũng đem gia thuộc và các động trưởng ra hàng. Ấy là ngày Bính Tuất mồng 4 tháng 12 [1/1/1077]. Quì bắt được 5.000 quân của Kỷ và cứu được 3.000 quân bị Kỷ bắt trước đó. Đạt lại thu được một vạn hộc lương và dân các động cung nạp thêm 20 vạn hộc. Thế là đỡ được 10 ngày lương. Yên Đạt sai đốt phá các động để phòng sự quân Giao Chỉ tập kích.

[ Lời tác giả: sau khi xét kỹ, thì công lao nhiều của Yên Đạt, nên chép rõ ra đây, để xét].
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Đọc sử như này mới biết nhà Tống cử 2 ông giời đánh nhau ở biên viễn gió cát như Quỳ và Tiết, gặp ngay địch thủ là cụ Kiệt :D trình 2 ông kia so với đội Nguyên lần 2 3 còn thua xa lắc mà cách phòng thủ của ta thời nào cũng hiểm yếu như nhau, vào không sa lầy mới lạ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Triệu Tiết bảo sau khi lấy được Quảng Nguyên, Yên Đạt theo đường tắt xuống kinh sư [ Thăng Long] [ tức là đường qua Bắc Cạn, Thái Nguyên]. Tiết nói rằng:

- Đường tắt từ Quảng Nguyên đến Giao Châu [Thăng Long] chỉ 12 trạm. Theo đường ấy rất tiện-lợi. Ta nên xuất kỳ bất ý, đem quân đi đường ấy mà đánh úp. Như thế, vừa bằng sông, vừa bằng bộ, ba đường tiến đánh, thế giặc phải chia. Chắc ta sẽ thắng. Ba đường ấy là đường Quảng Nguyên, đường Lạng Châu và đường thủy từ Bạch Đằng vào.

Quách Quì vẫn không bằng lòng kế ấy, và bảo Yên Đạt khi đánh xong Quảng Nguyên, phải trở lại trại Vĩnh Bình, hội quân với đại binh ở vùng Tư-Minh, Bằng Tường. Yên Đạt bèn đúng lời hẹn, bỏ Quảng Nguyên và rút quân về phía đông.

Tin tháo thính cho biết bấy giờ còn chừng một vạn quân Giao đóng ở động Hạ Liên và Cổ Lộng. Hai châu này ở phía nam Quảng Nguyên. Trong khi lui quân, Yên Đạt sợ bị đánh úp. Bèn sai Khúc Trân quản 3.000 quân kỵ đóng lại, nói phao lên rằng sắp qua các động ấy để vào đánh lấy kinh sư. Đạt lại tha tù binh, quê ở các châu ấy, để chúng về kể truyền tin bịa ấy. Vì thế, quân Giao không dám động, chỉ ở lại giữ thế thủ mà thôi.

Yên Đạt rút quân được vô sự. Còn Khúc Trân ở lại sau.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đọc sử như này mới biết nhà Tống cử 2 ông giời đánh nhau ở biên viễn gió cát như Quỳ và Tiết, gặp ngay địch thủ là cụ Kiệt :D trình 2 ông kia so với đội Nguyên lần 2 3 còn thua xa lắc mà cách phòng thủ của ta thời nào cũng hiểm yếu như nhau, vào không sa lầy mới lạ.
Cụ Kiệt đọc vị Quỳ và Tiết như lòng bàn tay, em đánh giá Triệu Tiết và Yên Đạt cao hơn Quỳ, hehe
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hẹn các cụ bản dịch ngày mai, với những trận đánh long trời lở đất.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Cụ Kiệt đọc vị Quỳ và Tiết như lòng bàn tay, em đánh giá Triệu Tiết và Yên Đạt cao hơn Quỳ, hehe
Cơ bản thì nhà Tống cũng khó có cao thủ ở khâu xâm lược thật. Cùng lắm là phòng thủ thôi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cơ bản thì nhà Tống cũng khó có cao thủ ở khâu xâm lược thật. Cùng lắm là phòng thủ thôi.
Tại Vương An Thạch cứ thích đánh Đại Việt để lấp đi cái cải cách tuy tiến bộ nhưng làm dồn dập, khiến dân không theo được, ai dè vì cuộc chiến này mà An Thạch bay chức, lúc này, Địch Thanh cũng chết rồi, nên nhà Tống đúng như cụ nói, phòng thủ là ổn.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Thì trước đọc sử lơ mơ chỉ biết rằng Quỳ Tiết xộc được xuống tới Bắc Ninh xong tự thua xin hòa rút về. Chứ có biết chi tiết rằng đi ngả Lạng Sơn, rồi điều cả đường Bạch Đằng còn âm mưu vượt biển gọi Chiêm lên đánh giáp công phía nam đâu. Kế hoạch đó Nguyên lần 2, Toa Đô chả mất 4 năm xúc từ dưới Thị Nại đi lên hội quân với 3 ngả Lạng Sơn, biển vào Bạch Đằng và Lào Cai. Đến như vậy còn bị bật cho lên bờ xuống ruộng nữa là kế hoạch nửa vời chả có đủ nguồn lực của các bác Tống này, nên không thể nào ăn các bác Bắc việt được, khoai lắm :D
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thì trước đọc sử lơ mơ chỉ biết rằng Quỳ Tiết xộc được xuống tới Bắc Ninh xong tự thua xin hòa rút về. Chứ có biết chi tiết rằng đi ngả Lạng Sơn, rồi điều cả đường Bạch Đằng còn âm mưu vượt biển gọi Chiêm lên đánh giáp công phía nam đâu. Kế hoạch đó Nguyên lần 2, Toa Đô chả mất 4 năm xúc từ dưới Thị Nại đi lên hội quân với 3 ngả Lạng Sơn, biển vào Bạch Đằng và Lào Cai. Đến như vậy còn bị bật cho lên bờ xuống ruộng nữa là kế hoạch nửa vời chả có đủ nguồn lực của các bác Tống này, nên không thể nào ăn các bác Bắc việt được, khoai lắm :D
Còn oánh nhau tơi bời đấy cụ, quân ta cũng có trận thua, Quỳ cũng không phải là tướng quá ngu ngốc đâu cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top