[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Huế thất thủ liên tục 3 lần và rất nhanh, chả có trận phòng thủ nào ra hồn. Trước đó chúa Nguyễn đã chọn vài nơi ở Thuận Hóa (Thừa Thiên-Huế) làm Dinh. Sau khi dời đến làng Phú Xuân thì cũng 1 lần bỏ sang chổ khác rồi mới quay lại. Thuận Hóa là nơi đông dân nhất đàng Trong thời chúa Nguyễn thôi. Nguyễn Huệ muốn dời đô ra Nghệ An. Còn sau này Gia Long chắc ngại bốc mộ nên về Huế lại.
Đất Thuận Hóa là căn bản từ thời Nguyễn Kim, chứ đừng nói Nguyễn Hoàng (đã lấn sang cả Quảng), đương nhiên là đất gốc nhiều đời. Nên họ ở đó vừa yên tâm về lòng dân, vừa mang ý nghĩa tâm linh. Còn mặt nào đó về quân sự thì dải nhỏ hẹp, đương nhiên đổ bổ lên sẽ khó rồi, cũng là một ưu thế phòng thủ của họ.
 

Homo Deus

Xe tăng
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,275
Động cơ
5,571,395 Mã lực
Quá trình Lý Thường Kiệt bình Chiêm.
Quân số Đại Việt
quân ta có 5 vạn. Quân ấy không phải có sẵn cả. Phần lớn huy động dân thường.
Theo Chu Khứ-Phi và Ngô Thì-Sĩ khoảng đầu đời Lý, binh chế theo phép quân phủ vệ đời Đường và quân cấm sương đời Tống. Mục đích đầu là bảo vệ nhà vua ở kinh đô, chống những việc đảo chính cướp ngôi. Binh dùng về việc này là hạng binh tốt nhất, gọi là thân quân ; tên riêng là thắng quân hoặc cấm quân.
Cấm quân họp thành một vệ, gọi là cấm vệ, Cấm-vệ chia ra 10 quân, mỗi quân gồm 200 người. Cả thẩy gồm 2.000 người, đóng chung quanh kinh thành.
Năm 1028, đời Lý Thái-Tông, có 10 quân cấm vệ, Đời Lý Thánh-Tông, lại thêm lên 6 quân nữa. Cấm-vệ bấy giờ gồm có 16 quân, cộng 3.200 tên.
Mục đích thứ hai của lính là giữ cuộc trị an trong nước và chống cuộc ngoại xâm. Về việc này, dùng lính hạng nhì như loại sương quân ở Tống. Quân này không có số nhất định (ANCL). Người dân nào đến tuổi cũng phải đăng lính, nhưng vẫn được ỏ nhà cày bừa, mỗi tháng mới phải đi phen một kỳ ngắn. ” Lúc chinh phạt, thì cất quân ấy giao cho các tướng. Nếu quân không đủ thì lấy dân đinh mà dùng. Việc xong rồi lại trở về cầy ruộng ” (SK). Trong khi phải đi phen, sương quân đóng ở các châu, huyện, để phòng bị khi có dụng binh. Hạng lính này, ngày thường, ít tập tành. Nhưng được số đông.
Đường giao thông bằng bộ vào Chiêm-thành gặp trở ngại. Theo lời sứ Chiêm tâu với vua Tống (1074), thì từ kinh đô Chiêm đến kinh đô Giao-chỉ phải đi 40 ngày và toàn đường núi.
Cuộc hành quân bình Chiêm này đa số di chuyển bằng đường biển.
Ngày Mậu-tuất tháng hai năm Kỷ-dậu là ngày dương lịch 24 tháng hai 1069 vua Lý Thánh-Tông hạ chiếu thân chinh Chiêm-thành . Quân có 5 vạn. Lý Thường-Kiệt được chọn làm đại tướng quân và đi tiền phong kiêm chức nguyên soái. Ông xin cho em, là Thường-Hiến đi theo ; Hiến được trao chức tán kỵ vũ uý.
Nếu mỗi mành chở được 250 quân và lương thực, thì phải chừng 200 chiếc. Lúc Lý Thái-Tông đánh Chiêm-thành (1044), đã sai đóng vài trăm chiến thuyền.
Ba ngày sau, ngày Canh-tuất, vua xuống thuyền xuất quân Thuyền xuôi dòng sông Lô (Nhị-hà), qua Lý-nhân-hành-cung (vùng Nam-xương), rẽ xuống phía Nam, rồi ra cửa Đại-an. Cửa Đại-an nay trên sông Đáy, cách bể chừng 20 cây số, thuộc địa phận làng Quần-liêu, huyện Đại-an, tỉnh Nam-định.
Bảy ngày sau khi dời khỏi Thăng-long, thuyền đến Nghệ-an ; vào ngày Đinh-tị (DL 15-3). Từ đó đến cửa Nam-giới, thuyền đi mất ba ngày. Cửa Nam-giới, nay gọi là cửa Sót, ở phía Nam núi Hồng-lĩnh, thuộc phủ Thạch-ha, tỉnh Hà-tĩnh
Năm ngày sau (A. Su, DL 23-3), quân đến cửa Nhật-lệ là cửa Đông-hải ngày nay. Đây là cửa bể thứ ba của Chiêm-thành, kể từ núi Hoành-sơn vào. Cửa đầu nhỏ, là cửa Di-luân hay cửa Ròn. Cửa thứ hai rộng nhưng cạn, là cửa Bố-chánh hay cửa Gianh.
Lúc thuyền quân ta tới Nhật-lệ, thủy quân Chàm chặn đánh. Lý Thánh-Tông sai tướng đại-liêu-ban Hoàng Kiện tiến đánh. Quân Chiêm thua. Thủy quân Chiêm bị phá vỡ hoàn toàn trong trận này. Việt sử lược không ghi rõ chi tiết trận đánh.
Cho nên thuyền quân lại thẳng xuống phương nam. Thuyền dọc theo bờ bể, vượt khỏi những đồi cát trắng mà ta còn thấy ngày nay. Bốn ngày sau qua khỏi khoảng cát Đại-tràng-sa. Ấy vào ngày Kỷ-tị tháng hai (DL 27-3).
Ngày hôm sau ( DL 28-3), thuyền đến cửa Tư-dung. Cửa này nay gọi là Tư-hiền. Nay thuộc địa phận thành phố Huế.
Sáu ngày khi dời bỏ cửa Tư-dung, quân ta tới cửa (Sơ-li-po-nai) thi lị bù nại tức cửa biển Thị nại Quy Nhơn nhằm vào ngày Bính-tý (11) đầu tháng ba (DL 3-4).

Tổng quảng đường di chuyển từ Thăng Long đến Quy Nhơn hết 26 ngày.
Trận Tu Mao
Việt Sử Lược chép rằng quân ta đổ bộ, tiến lên đóng ở bờ sông Tu-mao, thấy tướng Chàm là Bố-bì-đà-la bày trận trên bờ sông. Quân ta xông tới đánh, giết tướng Bố-bì-đà-la. ” Quân Chàm chết nhiều không kể xiết “
Sông Tu-mao nói trên đây là sông nào ?
Theo địa thế mà đoán, ta có thể ngờ là nhánh cực nam của hạ lưu sông Tam-huyện. Có ba dòng sông chắn ngang đường tới Đồ-bàn ; sông này ở trước nhất. Theo bia thần phổ Lý Thường Kiệt , khi gặp quân Chiêm, hai anh em Thường-Kiệt và Thường-Hiến chia quân làm hai cánh, đánh tạt ngang, chém được ba vạn người.
Trong Ức-trai dư-địa-chí, có kể chuyện rằng : ” Lý Thường-Kiệt kéo đại quân tới sông Phan-định. Sông Phan-định tiếp với phủ Hoài-nhân (gồm địa hạt thuộc tỉnh Bình-định từ Quảng-ngãi đến sông Khu-cương). Sông có nhiều sư tử (tức là cá sấu). ” Sư tử ” khuất phục được các thú khác ; tê, tượng đều phải sợ. Sông Phan-định có ba đoàn sư tử. Nó ở dưới nước, vẫy đuôi làm dợn sóng đổ thuyền. Lúc Lý Thường-Kiệt đánh Chiêm, đại quân kéo đến sông ấy, vì sợ ” sư tử “, quân không qua sông dễ dàng được “. Theo đó, sông Phan-định có thể cũng là sông Tu-mao.
Nghe tin quân mình thua ở sông Tu-mao, Rudravarman III, đang đêm, đem vợ con bỏ thành chạy trốn về phía nam (VSL). Cũng đêm ấy quân ta kéo tới gần thành Vijaya. Lúc quân ta đến bến Đồng-la, (có lẽ trên sông Thạch-yển là sông chắn thứ ba, gần phía nam thành), người trong thành ra hàng. (VSL)
Vua Lý Thánh-Tông vào thành. Nhưng vua Chiêm đã trốn thoát.
Lý Thường-Kiệt đem quân đuổi theo xuống miền nam. Tháng tư quân ta đuổi đến biên giới nước Chân-Lạp. Bấy giờ Chiêm-thành gồm có vùng Phan-rang, Phan-thiết ngày nay. Phan-rang, tên Chàm là Pandurango lại là một thành phố lớn. Có lẽ vua Chiêm đã chạy đến đó. Chân-lạp vốn là một cừu quốc với Chiêm . Vua Chiêm không giám chạy qua đó ; cùng thế phải ra đầu hàng. ” Lý Thường-Kiệt bắt được Đệ-Củ ở biên giới Chân-Lạp ” và cầm tù cả thảy 5 vạn quân.

Sau khi bắt được Rudravarman III, vua Lý đãi yến quần thần tại điện vua Chiêm. Bấy giờ là tháng năm. Muốn tỏ sự hân hoan ” vua thân hành múa khiên và đánh cầu trước bệ “.
Vua lại sai kiểm số tất cả các nhà trong và ngoài thành. Cả thẩy có hơn 2 560 khu. Đều sai đốt hết.
Tháng ấy (tháng năm), vua kéo quân về, đem theo Rudravarman III. Ngày Quí-tị (DL 19-6), thuyền về đến cửa Tư-minh Bấy giờ là mùa hè, gió nồm thổi mạnh, thuyền về rất thuận. Ngày Kỷ-hợi, DL 25-6), quân vượt bể, ” rồng vàng hiện ở thuyền Kim-phượng.
Ngày Mậu-thân (DL 4-7) qua các núi Lỗi-lỗi lớn và bé ở ngoài cửa bể Bố-chánh (Cửa bể sông Gianh, ở phía bắc Quảng Bình) thuyền vua đụng phải đá bị vỡ.
Ngày Tân-dậu (DL 17-7) vua về đến Thăng-long, dừng thuyền ở bến Triều-đông, trên sông Lô (Nhị-hà).
Các quan hữu tư sắp đặt binh lính nghiêm trang, nghi vệ rực rỡ. Vua lên bờ, ngự trên chiếc báu xa (xe nạm ngọc). Quần thần đều cỡi ngựa. Dắt vua Chiêm-thành theo sau. Vua Chiêm-thành mình mặc áo vải trắng, đầu đội mũ làm bằng cây gai. Tay trói sau lưng, có giây vải quyến buộc. Năm tên lính hiệu Vũ-đô dắt đi. Các đảng thuộc cũng bị trói dắt theo sau.
Tháng bảy, vua làm lễ tâu việc thắng trận ở Thái-miếu.
Rudravarman III xin dâng đất chuộc tội. Vua Lý bằng lòng. Ba châu Bố-chánh, Địa-lý, Ma-linh thuộc Chiêm-thành từ đó nhập về nước ta. Nay là địa phận Quảng-bình và phía bắc Quảng-trị.
Rudravarman III được tha về nước.

Sau này Chế Mân dâng châu Ô Lý cũng là vùng này mà nhỉ? Vậy là sau này trong thời Lý Chiêm lại lấy lại đất đó à?
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Quá trình Lý Thường Kiệt bình Chiêm.
Quân số Đại Việt
quân ta có 5 vạn. Quân ấy không phải có sẵn cả. Phần lớn huy động dân thường.
Theo Chu Khứ-Phi và Ngô Thì-Sĩ khoảng đầu đời Lý, binh chế theo phép quân phủ vệ đời Đường và quân cấm sương đời Tống. Mục đích đầu là bảo vệ nhà vua ở kinh đô, chống những việc đảo chính cướp ngôi. Binh dùng về việc này là hạng binh tốt nhất, gọi là thân quân ; tên riêng là thắng quân hoặc cấm quân.
Cấm quân họp thành một vệ, gọi là cấm vệ, Cấm-vệ chia ra 10 quân, mỗi quân gồm 200 người. Cả thẩy gồm 2.000 người, đóng chung quanh kinh thành.
Năm 1028, đời Lý Thái-Tông, có 10 quân cấm vệ, Đời Lý Thánh-Tông, lại thêm lên 6 quân nữa. Cấm-vệ bấy giờ gồm có 16 quân, cộng 3.200 tên.
Mục đích thứ hai của lính là giữ cuộc trị an trong nước và chống cuộc ngoại xâm. Về việc này, dùng lính hạng nhì như loại sương quân ở Tống. Quân này không có số nhất định (ANCL). Người dân nào đến tuổi cũng phải đăng lính, nhưng vẫn được ỏ nhà cày bừa, mỗi tháng mới phải đi phen một kỳ ngắn. ” Lúc chinh phạt, thì cất quân ấy giao cho các tướng. Nếu quân không đủ thì lấy dân đinh mà dùng. Việc xong rồi lại trở về cầy ruộng ” (SK). Trong khi phải đi phen, sương quân đóng ở các châu, huyện, để phòng bị khi có dụng binh. Hạng lính này, ngày thường, ít tập tành. Nhưng được số đông.
Đường giao thông bằng bộ vào Chiêm-thành gặp trở ngại. Theo lời sứ Chiêm tâu với vua Tống (1074), thì từ kinh đô Chiêm đến kinh đô Giao-chỉ phải đi 40 ngày và toàn đường núi.
Cuộc hành quân bình Chiêm này đa số di chuyển bằng đường biển.
Ngày Mậu-tuất tháng hai năm Kỷ-dậu là ngày dương lịch 24 tháng hai 1069 vua Lý Thánh-Tông hạ chiếu thân chinh Chiêm-thành . Quân có 5 vạn. Lý Thường-Kiệt được chọn làm đại tướng quân và đi tiền phong kiêm chức nguyên soái. Ông xin cho em, là Thường-Hiến đi theo ; Hiến được trao chức tán kỵ vũ uý.
Nếu mỗi mành chở được 250 quân và lương thực, thì phải chừng 200 chiếc. Lúc Lý Thái-Tông đánh Chiêm-thành (1044), đã sai đóng vài trăm chiến thuyền.
Ba ngày sau, ngày Canh-tuất, vua xuống thuyền xuất quân Thuyền xuôi dòng sông Lô (Nhị-hà), qua Lý-nhân-hành-cung (vùng Nam-xương), rẽ xuống phía Nam, rồi ra cửa Đại-an. Cửa Đại-an nay trên sông Đáy, cách bể chừng 20 cây số, thuộc địa phận làng Quần-liêu, huyện Đại-an, tỉnh Nam-định.
Bảy ngày sau khi dời khỏi Thăng-long, thuyền đến Nghệ-an ; vào ngày Đinh-tị (DL 15-3). Từ đó đến cửa Nam-giới, thuyền đi mất ba ngày. Cửa Nam-giới, nay gọi là cửa Sót, ở phía Nam núi Hồng-lĩnh, thuộc phủ Thạch-ha, tỉnh Hà-tĩnh
Năm ngày sau (A. Su, DL 23-3), quân đến cửa Nhật-lệ là cửa Đông-hải ngày nay. Đây là cửa bể thứ ba của Chiêm-thành, kể từ núi Hoành-sơn vào. Cửa đầu nhỏ, là cửa Di-luân hay cửa Ròn. Cửa thứ hai rộng nhưng cạn, là cửa Bố-chánh hay cửa Gianh.
Lúc thuyền quân ta tới Nhật-lệ, thủy quân Chàm chặn đánh. Lý Thánh-Tông sai tướng đại-liêu-ban Hoàng Kiện tiến đánh. Quân Chiêm thua. Thủy quân Chiêm bị phá vỡ hoàn toàn trong trận này. Việt sử lược không ghi rõ chi tiết trận đánh.
Cho nên thuyền quân lại thẳng xuống phương nam. Thuyền dọc theo bờ bể, vượt khỏi những đồi cát trắng mà ta còn thấy ngày nay. Bốn ngày sau qua khỏi khoảng cát Đại-tràng-sa. Ấy vào ngày Kỷ-tị tháng hai (DL 27-3).
Ngày hôm sau ( DL 28-3), thuyền đến cửa Tư-dung. Cửa này nay gọi là Tư-hiền. Nay thuộc địa phận thành phố Huế.
Sáu ngày khi dời bỏ cửa Tư-dung, quân ta tới cửa (Sơ-li-po-nai) thi lị bù nại tức cửa biển Thị nại Quy Nhơn nhằm vào ngày Bính-tý (11) đầu tháng ba (DL 3-4).

Tổng quảng đường di chuyển từ Thăng Long đến Quy Nhơn hết 26 ngày.
Trận Tu Mao
Việt Sử Lược chép rằng quân ta đổ bộ, tiến lên đóng ở bờ sông Tu-mao, thấy tướng Chàm là Bố-bì-đà-la bày trận trên bờ sông. Quân ta xông tới đánh, giết tướng Bố-bì-đà-la. ” Quân Chàm chết nhiều không kể xiết “
Sông Tu-mao nói trên đây là sông nào ?
Theo địa thế mà đoán, ta có thể ngờ là nhánh cực nam của hạ lưu sông Tam-huyện. Có ba dòng sông chắn ngang đường tới Đồ-bàn ; sông này ở trước nhất. Theo bia thần phổ Lý Thường Kiệt , khi gặp quân Chiêm, hai anh em Thường-Kiệt và Thường-Hiến chia quân làm hai cánh, đánh tạt ngang, chém được ba vạn người.
Trong Ức-trai dư-địa-chí, có kể chuyện rằng : ” Lý Thường-Kiệt kéo đại quân tới sông Phan-định. Sông Phan-định tiếp với phủ Hoài-nhân (gồm địa hạt thuộc tỉnh Bình-định từ Quảng-ngãi đến sông Khu-cương). Sông có nhiều sư tử (tức là cá sấu). ” Sư tử ” khuất phục được các thú khác ; tê, tượng đều phải sợ. Sông Phan-định có ba đoàn sư tử. Nó ở dưới nước, vẫy đuôi làm dợn sóng đổ thuyền. Lúc Lý Thường-Kiệt đánh Chiêm, đại quân kéo đến sông ấy, vì sợ ” sư tử “, quân không qua sông dễ dàng được “. Theo đó, sông Phan-định có thể cũng là sông Tu-mao.
Nghe tin quân mình thua ở sông Tu-mao, Rudravarman III, đang đêm, đem vợ con bỏ thành chạy trốn về phía nam (VSL). Cũng đêm ấy quân ta kéo tới gần thành Vijaya. Lúc quân ta đến bến Đồng-la, (có lẽ trên sông Thạch-yển là sông chắn thứ ba, gần phía nam thành), người trong thành ra hàng. (VSL)
Vua Lý Thánh-Tông vào thành. Nhưng vua Chiêm đã trốn thoát.
Lý Thường-Kiệt đem quân đuổi theo xuống miền nam. Tháng tư quân ta đuổi đến biên giới nước Chân-Lạp. Bấy giờ Chiêm-thành gồm có vùng Phan-rang, Phan-thiết ngày nay. Phan-rang, tên Chàm là Pandurango lại là một thành phố lớn. Có lẽ vua Chiêm đã chạy đến đó. Chân-lạp vốn là một cừu quốc với Chiêm . Vua Chiêm không giám chạy qua đó ; cùng thế phải ra đầu hàng. ” Lý Thường-Kiệt bắt được Đệ-Củ ở biên giới Chân-Lạp ” và cầm tù cả thảy 5 vạn quân.

Sau khi bắt được Rudravarman III, vua Lý đãi yến quần thần tại điện vua Chiêm. Bấy giờ là tháng năm. Muốn tỏ sự hân hoan ” vua thân hành múa khiên và đánh cầu trước bệ “.
Vua lại sai kiểm số tất cả các nhà trong và ngoài thành. Cả thẩy có hơn 2 560 khu. Đều sai đốt hết.
Tháng ấy (tháng năm), vua kéo quân về, đem theo Rudravarman III. Ngày Quí-tị (DL 19-6), thuyền về đến cửa Tư-minh Bấy giờ là mùa hè, gió nồm thổi mạnh, thuyền về rất thuận. Ngày Kỷ-hợi, DL 25-6), quân vượt bể, ” rồng vàng hiện ở thuyền Kim-phượng.
Ngày Mậu-thân (DL 4-7) qua các núi Lỗi-lỗi lớn và bé ở ngoài cửa bể Bố-chánh (Cửa bể sông Gianh, ở phía bắc Quảng Bình) thuyền vua đụng phải đá bị vỡ.
Ngày Tân-dậu (DL 17-7) vua về đến Thăng-long, dừng thuyền ở bến Triều-đông, trên sông Lô (Nhị-hà).
Các quan hữu tư sắp đặt binh lính nghiêm trang, nghi vệ rực rỡ. Vua lên bờ, ngự trên chiếc báu xa (xe nạm ngọc). Quần thần đều cỡi ngựa. Dắt vua Chiêm-thành theo sau. Vua Chiêm-thành mình mặc áo vải trắng, đầu đội mũ làm bằng cây gai. Tay trói sau lưng, có giây vải quyến buộc. Năm tên lính hiệu Vũ-đô dắt đi. Các đảng thuộc cũng bị trói dắt theo sau.
Tháng bảy, vua làm lễ tâu việc thắng trận ở Thái-miếu.
Rudravarman III xin dâng đất chuộc tội. Vua Lý bằng lòng. Ba châu Bố-chánh, Địa-lý, Ma-linh thuộc Chiêm-thành từ đó nhập về nước ta. Nay là địa phận Quảng-bình và phía bắc Quảng-trị.
Rudravarman III được tha về nước.


Trận Tu Mao
Việt Sử Lược chép rằng quân ta đổ bộ, tiến lên đóng ở bờ sông Tu-mao, thấy tướng Chàm là Bố-bì-đà-la bày trận trên bờ sông. Quân ta xông tới đánh, giết tướng Bố-bì-đà-la. ” Quân Chàm chết nhiều không kể xiết …“

Đúng là lược sử, bày trận với bao nhiêu quân, quân ta xông tới đối đầu hay đánh xiên chéo đội hình đối phương, tất cả đều không rõ. Một trận quyết chiến mà không rõ qui mô cũng như thành quả thu được, may còn ghi là chém được tướng.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Thiếu hệ thống sông ngòi thì đung hơn, vì thời phong kiến, hệ thống đường thủy tối quan trọng. Cụ chém sang văn hóa, dân chúng là sai lầm trầm trọng. Các cụ Nguyễn Gia Miêu xứ Thanh chọn đóng đô ở Huế cũng rất tuyệt vời.
Thế mà mãi mới vào đó :D trước ở Ái Tử chuyển 2 lần, còn chuyển tới Hương Trà, sau mới về Kim Long, rồi cuối cùng dịch sang đông 1 đoạn là thành Huế ngày nay :D các cụ Nguyễn phong thủy tồi thật kkkk
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Chỉnh sửa cuối:

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38

Trận Tu Mao
Việt Sử Lược chép rằng quân ta đổ bộ, tiến lên đóng ở bờ sông Tu-mao, thấy tướng Chàm là Bố-bì-đà-la bày trận trên bờ sông. Quân ta xông tới đánh, giết tướng Bố-bì-đà-la. ” Quân Chàm chết nhiều không kể xiết …“

Đúng là lược sử, bày trận với bao nhiêu quân, quân ta xông tới đối đầu hay đánh xiên chéo đội hình đối phương, tất cả đều không rõ. Một trận quyết chiến mà không rõ qui mô cũng như thành quả thu được, may còn ghi là chém được tướng.
Bị xóa hết rồi.
Còn nhiêu đó là may
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tống Thần Tông ngày Kỷ Vị tháng 7 năm Hy Ninh thứ 9 [7/8/1076], chiếu ban cho bọn Quách Quỳ:

- [ Trẫm cho người] dò thăm, được biết vùng khe động Ung Châu, Liêm Châu và vùng núi ngoài biên giới, đất nơi cư trú có nhiều sản vật quí, vàng bạc kim loại hiếm nên triều đình] cần phải sở hữu. Bọn chúng [dân các động] lo rằng một khi giặc Giao Chỉ diệt xong, triều đình chia đất này thành quận huyện, thì món lợi họ có, sẽ qui vào của công. Với mối lo chung, chúng sẽ kết đảng với nhau, hoặc ngầm theo nước đôi, hoặc chưa quyết lòng qui thuận. Trước kia có sắc bảng ban ra ân-xá các tội ác cũ, cho mối lợi hiện có, dụ ban tước thưởng, [ nếu chúng không theo thì] cưỡng bức theo bằng cách tru diệt, như vậy thế giặc sẽ chia-rẽ, công lớn có thể lập. Không biết những lời trên ra sao, các khanh nên bàn bạc, xem có thể được không? Nhanh chóng trả lời Trẫm.

Bọn Quỳ tâu:

- Xem kỹ triều đình trước đây giáng sắc bảng, thiết nghĩ rằng dân biên giới không hiểu, lời văn thông cáo cần nói rõ ràng nhất quán, điều quí là người người đều cho là dễ hiểu.

Rồi điều trần lên trên 8 điểm, xin ra bảng thông cáo cho các khe động, được chấp thuận. Do vậy tướng giặc là Hoàng Kim Mãn, Sầm Khánh Tân ngầm xin qui phục.

[ Lời tác giả: Việc này căn cứ vào Quách Quỳ chinh nam văn tự ghi nhận từ Ngự Bảo Tráp Tử 御寶劄子 ngày 5 tháng 7, cùng Quì Mộ Chí. Nhưng Mộ Chí chép rằng Hoàng Kim Mãn, Sầm Khánh Tân đến hàng, nhưng [thực tế] bọn Hoàng Kim Mãn chưa từng đến hàng, chỉ ngầm xin hàng thôi, nay xin cải chính thêm].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bấy giờ, Quỳ còn lo việc chinh-phục lại miền khê động và củng-cố các nơi căn cứ ở Ung Châu. Ngày 19 tháng 4, Quỳ sai tướng coi đạo quân hữu đệ nhất, là Lý Thực 李實, đưa quân đi trước, xuống đóng tạm ở thành Ung, tuy rằng thành ấy bấy giờ chưa xây lại xong. Nhiệm vụ Thực là phòng-bị quân Giao trở lại đánh Ung Châu, và giúp-đỡ các khê động dọc biên thùy.

Quỳ lại sai Đào Bật 陶弼và Khúc Chân mang các bằng sắc vào các khê động để chiêu hàng các tù trưởng.

Đào Bật là một văn quan có mưu-trí. Tới đạo Tả Giang, rồi được bổ coi Ung Châu. Bấy giờ, Ung Châu vừa mới bị phá, dân sống sót còn trốn trong các động núi, chưa dám về nhà. Đào Bật một mình một ngựa, đem theo chỉ hơn trăm người, đi sâu vào khê động. Trước hết, Bật tới Tả Giang, chiêu-dụ thổ dân. Dân thấy thế, mới dám về làm ăn. Nhân đó, Bật điểm được 27.000 đinh tráng. Bật mộ đinh tráng ấy, chia làm 3 hạng, lấy 20.000 người giao cho các tướng dùng. Phàm các việc vặt như giã gạo, mở đường, đẩy xe, đều dùng dân các động.

Các tù trưởng khê động, thuộc Ung Châu trước đó đã theo Giao Chỉ. Nay nghe quân Giao đã rút, và thấy quân [Tống] kéo tới, thì lần-lượt theo Tống như tụi Nùng Quang Lâm 儂光林, Nùng Thịnh Đức 儂盛德, giữ cửa ải ở động Hạ Lôi đều hàng từ tháng 5. Cho đến Lưu Kỷ, thủ lĩnh Quảng Nguyên, triều đình cũng muốn dụ, vì tin rằng Kỷ có lòng muốn hàng, nhưng sợ Giao Chỉ nên không dám làm.

Khúc Chẩn là một võ tướng có mưu-lược, được sai đi cùng hàng tướng Nùng Tông Đán tới đạo Hữu Giang.

Nùng Tông Đán, thủ lĩnh động Lôi Hỏa, Vật Dương, Vật Ác, vừa theo quân Giao đánh Ung Châu, nay lại qui-thuận. Y được bổ chức đô giám Quế Châu. Nhưng các con Tông Đán vẫn theo Lưu Kỷ. Ngày mồng 3 tháng 6, ti tuyên phủ nói đã sai Nùng Tôn Đán tới Hữu Giang, kiểm điểm đinh tráng, để dự-bị đánh Lưu Kỷ, và đã sai phó tướng đội quân Tả đệ nhị, là Khúc Chân kết hợp và huấn-luyện các đinh tráng ấy. Vua hạ chiếu nói rằng:

- Tuy Tông Đán đã hiếu thuận và là dũng-mãnh, nhưng các con y còn theo Lưu Kỷ. Trẫm sợ y có ý theo Kỷ nốt. Vậy nên chọn các viên-chức có mưu-lược theo Tông-Đán. Còn việc Khúc Chẩn quản hạt, thì phải cấp lương tiền cho đủ. Nếu có thủ lĩnh động nào có ý làm phản, phải lấy quân-pháp mà trừng trị.

Quỳ và Tiết ra sức chiêu-dụ Man dân, dùng lợi, dùng uy, dùng những kẻ thân-thuộc các tù trưởng mà nhử. Có khi lại phao tin rằng kẻ này đã hàng, để dụ kẻ kia. Dần dần thế-lực ăn sâu vào các động. Các tướng như Hoàng Kim Mãn và Sầm Khánh Tân, coi Môn Châu, cũng ngầm hẹn qui-hàng.

Nhưng cũng còn một vài động không chịu theo. Như ở Hữu Giang, bọn thủ lĩnh Thiệu Châu là Dương Tiên Tiềm 陽仙銛 và Tiên Hàm 鮮咸 đều nói rằng nếu quân triều đình tới đó thì chúng đánh lại. Muốn cho khỏi chậm việc tiến quân, và muốn tránh sự chúng vì bị áp-bức quá sẽ liên kết với Giao Chỉ rồi đe dọa vùng Tương Đàm, vua nói:

- Nên để yên chúng, nếu chúng có phản thì mới đánh, chứ đừng lưu đại quân lại đó, kẻo chậm việc thảo phạt phương Nam.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Thế mà mãi mới vào đó :D trước ở Ái Tử chuyển 2 lần, còn chuyển tới Hương Trà, sau mới về Kim Long, rồi cuối cùng dịch sang đông 1 đoạn là thành Huế ngày nay :D các cụ Nguyễn phong thủy tồi thật kkkk
Huế phong thủy đẹp nhất dải miền trung đấy cụ.
Tiền sông hậu núi minh đường tả thanh long hữu bạch hổ đủ hết.
Bắc có lũy Thầy chắn nam có đèo Hải Vân bảo vệ.
Ngoài biển có 2 cửa vào thì bố trí trận địa thủ dọc cửa biển luôn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lại nói về thủy binh, trước đây, ngày 25 tháng 12 đã chỉ định sai Hứa Ngạn Tiên 許彥先 và Lưu Sơ 劉初 đem 35 người qua Chiêm Thành, Chân Lạp, muốn hợp binh cùng các nước ấy đánh biên-thùy phương nam Giao Chỉ. Không biết vì lẽ gì Hứa Ngạn Tiên không đi. Sau khi Ung Châu mất, lại có chiếu sai Lý Bột 李勃 và La Xương Hạo 羅昌昊 mang sắc thư, thuốc, khí dụng, lụa sang Chiêm Thành và Chân Lạp để dụ các nước ấy. Lời chiếu rằng:

- Chiêm-thành, Chân-lạp từ lâu nay bị Giao Chỉ cướp. Nay vương sư sang đánh Giao Chỉ để phạt tội. Các nước ấy nên thừa cơ-hội, hợp-lực mà trừ nó. Ngày nào đánh dẹp xong, Trẫm sẽ ban thưởng cho. Trẫm lại nghe nói rằng nhiều dân nước ấy đã bị Giao Chỉ bắt về. Trong số ấy, có cựu vương Chiêm Thành, khó lòng trở về nước [vì Chiêm Thành có vua mới]. Nên triệu y sang chầu. Trẫm sẽ gia-ân cho.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Sau này Chế Mân dâng châu Ô Lý cũng là vùng này mà nhỉ? Vậy là sau này trong thời Lý Chiêm lại lấy lại đất đó à?
Ô Rý là 2 châu tiếp giáp mà. Đó là Thuận Quảng của Nguyễn Kim Nguyễn Hoàng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lỗi kiểm duyệt , em dùng ảnh

Screenshot (6).png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tử Nguyên lại bàn thêm rằng:
- Trên đường bộ, tiến binh đến kinh thành giặc còn bị cách sông lớn. Người Giao lại giỏi thủy chiến. Sợ thuyền giặc giữ các chỗ hiểm yếu, đại binh ta khó lòng qua được. Rồi đêm đến, giặc xông tới đánh, thì việc ta hỏng mất.

Theo ý Tử Nguyên, nên thôi đừng dùng kế hợp binh với Chiêm Thành, Chân Lạp đánh biên thùy miền nam Giao Chỉ. Trái lại nên đem thủy quân vào trong, để hợp chiến với quân bộ, và nhất là để giúp quân bộ qua các sông.

Ti chiêu thảo tâu:

- Vậy xin hạ lệnh cho các ti kinh lược, chuyển vận Quảng Đông phải tuyển thủy binh, chọn những người dũng-cảm rồi dạy thủy chiến cho chúng. Sau này, sẽ từ Quảng Châu, theo bờ biển, chỉ tiến tới Liêm, Khâm mà thôi, rồi dừng đậu chiến thuyền đợi đó. Lúc nào đại binh tiến, sẽ hẹn ngày sai thủy quân cùng vào Giao Châu đánh giặc. Thủy quân sẽ tách ra một phần thuyền, ghé vào bờ bắc sông để chở đại quân qua.

Ti chiêu-thảo lại dẫn lời Tùng Tiên bàn:

- Theo Dương Tùng Tiên tâu, đường thủy quân và lục quân tiến vào Giao Chỉ là: lục quân chẳng qua từ Ung Châu đến Tả Giang, Hữu Giang, đi các đường qua các trại Hoành Sơn, đến biên giới gần động Giáp và Quảng Nguyên. Thủy quân chẳng qua tiến từ Khâm, Liêm. Nhưng thế nào Giao Chỉ cũng phòng-bị cẩn-thận. Nếu ta không dùng quân giấu kín để đánh chỗ bất ngờ, sao tính được ngày thắng chúng? Theo lý ấy, nên định vào tháng chín, sẽ phát thuyền từ Quảng Châu, nhân gió bắc, vượt biển tắt qua Chiêm Thành, Chân Lạp. Rồi từ đó, hẹn ngày cùng ti chiêu thảo mà tiến vào nước Giao Chỉ.

Ý Tùng Tiên trái với ý Tử Nguyên. Tùng Tiên chỉ muốn vào dụ các nước ở phương nam Giao Châu, hẹn ngày vào đánh cùng một lúc.

Ti chiêu thảo bác lời Tùng Tiên, và dẫn lời Trần Xảnh làm chứng:

- Lại theo chuyển vận sứ Quảng Đông là Trần Xảnh nói từ trước, việc đi thuyền vào Chiêm Thành, Chân Lạp phải tránh khoảng từ tháng 9 đến tháng chạp, vì sợ bão. Bắt đầu từ tháng giêng, có gió bắc, mới vượt biển được

Ti chiêu thảo nói:

- Xét ra, bản ti thấy lẽ của Dương Tùng Tiên vụng-về, và kế của Tô Tử Nguyên hay. Vậy xin triều đình định liệu.

Triều đình trả lời:

- Cứ theo kế hay mà thi-hành.

Vì ngặt ngày quá, vua nói:

- Sắp đến ngày xuất quân rồi. Nếu triều đình tự chọn, thì không kịp nữa. Vậy ti chiêu thảo cứ chọn và tìm cho rõ chỗ lợi hại mà thi-hành. [ý là không nên dùng thủy quân nữa]
Con Tô Giam là Tô Tử Nguyên được bổ làm tuần kiểm coi dọc bờ biển miền nam. Ngày mồng 7 tháng 6, Tử Nguyên bắt các dân thuyền chài phải theo lệnh các chủ hộ kiểm-điểm, rồi chực sẵn, để khi nào đại-binh phát thì đi theo thủy-quân.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày mồng 5 tháng 7 [1076], Quách Quỳ nhận được chiếu. Chiếu rằng:

- Nghe nói vùng khê động có nhiều của quý. Sau khi Giao Chỉ thua, hãy đặt thành quận huyện mà cai-trị, và hãy sung-công của cải.

Ngày 22 tháng 7 [ 23/8/1076]

Có chiếu gửi cho Quách Quì ở Đàm Châu, dặn rằng:

- Có tin báo nói giặc đã về sào huyệt, ngày ngày tụ họp bè đảng tập binh lính, nhóm họp voi ngựa, tập luyện phép chạy, phép xung phong. Thứ Man này vốn giảo-hoạt. Nay chúng nó lo sợ có hoạn-nạn lớn, trí gian của chúng ắt nghĩ ra những ý mà ta không đoán trước được. Vậy ta đáng sợ rằng trong tháng 8, chúng nó quả-nhiên lại đánh Ung Châu. Hãy xét có tướng-quan nào trung thành dũng cảm, thì sai dự-bị để tiếp-chiến với chúng. Trẫm lo sẽ có hại đến đại-sự đó! Vậy khi đem quân xâm-nhập vào cõi chúng, ta phải đánh cho chóng được.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 16 tháng 8 [ 16/9/1076]

Có Thạch Giám 石鑑 được bổ Tri [châu] Quế Châu. Nhân vào chầu, Giám tâu rằng:

- Người Giao Chỉ cơ-trí, gian-xảo. Thật không thể khinh-nhờn.

Vua liền sai hoạn quan Thuấn Cử 舜舉 mang chiếu xuống dụ Quách Quỳ:

- Theo Giám nói, giặc Giao Chỉ mạnh, gan, liều chết. Chúng chỉ kém quân nước Hạ mà thôi. Theo đó, đi đánh lần này, có can-hệ đến sự an-nguy cho Lưỡng Quảng. Bốn phương nhìn về. Nếu ta không toàn thắng hẳn, thì bất-tiện cho nước đó. Nên cẩn-thận!
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Huế phong thủy đẹp nhất dải miền trung đấy cụ.
Tiền sông hậu núi minh đường tả thanh long hữu bạch hổ đủ hết.
Bắc có lũy Thầy chắn nam có đèo Hải Vân bảo vệ.
Ngoài biển có 2 cửa vào thì bố trí trận địa thủ dọc cửa biển luôn.
Cụ chém thế chứ xem bản đồ chưa. Hậu núi quái nào đâu, đồn Mang cá (lập ra để chống cự mặt Đông) đúng là toàn bị bọn ở biển đi thuyền lớn vào kê súng giã vào thành : )), có minh đường là quả núi hay tế giời, còn Thanh long Bạch Hổ em hay vào ăn cơm hến thì gọi là có cái cho ra vẻ thôi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Tân Sửu tháng 10 [ 21/10/1076]

Sai Thái y cục chế 30 bài thuốc chữa lam-chướng, bảo sứ đem giao cho ti An Nam hành doanh tổng quản. Lại bảo chọn dăm bảy lương-y chuyên trị bệnh lam-chướng, gửi gấp theo quân.

Do thời tiết mùa hạ, số quân và phu phen vượt qua Ngũ Lĩnh bị bệnh, chết nhiều, gây nên khó khăn trở ngại lớn. Thiên tử phê:

- Nghe quân hành doanh An Nam mới hành quân quá [Ngũ] Lĩnh [biên giới phía bắc Quảng Đông, Quảng Tây], mà đã đông người bị bệnh tật, lệnh Tuyên phủ ty tuyên cáo các quân chớ ăn đồ ăn sống, đồ ăn lạnh, nghiêm cấm uống rượu.

Trước đó, Ngày 17 tháng 5, có chiếu dụ rằng:

- Sau khi qua Lĩnh, hễ quân có ai đau, thì lưu lại, bảo địa-phương đó chọn thầy thuốc mà cứu chữa. Ai chữa được nhiều, sẽ có thưởng.

Vua lại dặn các tướng phải thân-hành vỗ-về lính ốm, và săn-sóc thuốc-thang rồi phải tâu số lính bị bệnh-tật chết. Chiếu cho Hàn lâm Y quan viện chọn 57 bài thuốc trị lam-chướng và sai sở Hạp dược chế thành gói, rồi mang theo quân.

Lúc nghe tin quân đến Ung Châu, nhiều người bị chết, vua liền xuống chiếu các tướng-tá đã không ngăn-cấm binh lính ăn những thứ mà người miền Bắc phải kiêng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Ất Vị tháng 10 [11/11/1076].

Tuy chuẩn bị cả năm, nhưng đến ngày đại quân đến biên giới, số lượng cỏ và lương thực vẫn chưa đủ, nhà vua bèn xuống chiếu yêu cầu các lộ bi sai phái nạp tiền, gạo, cỏ, cho chiến dịch An Nam còn, nếu [ không nộp đủ mà phải] đợi đến lúc quân về, sẽ bị bắt thu nộp gấp đôi.

[ Mặc dù] số lương dự bị được chở tới Quảng Tây, trữ tại những nơi căn-cứ, để đợi ngày phân-phát cho quân.

Sau khi quân Giao Chỉ rút lui. Ngày 11 tháng 2, Quảng Đông xin 5 vạn quân để sửa-chữa thành hào. Vì còn sợ quân Giao đến đánh nữa. Trước đó, ngày 19 tháng 4, chuyển vận sứ Quảng Tây là Lý Bình Nhất muốn tu-bổ gấp, lại xin bắt cả dân-phu Quảng Đông tới đắp lại thành. Nhưng vua bảo không nên. Đến tháng 4, thành Ung cũng chưa đắp xong, cả đường vận lương cũng chưa thông, vì sông Ung trước bị quân Giao đổ đá lấp mất gần hết.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 8 tháng 3 Lý Bình Nhất xin đem cả phu Quảng Đông sang giúp vào việc ấy [ sửa chữa thành].

Rồi ti tuyên phủ lập tức phái tướng cầm đạo quân Hữu đệ nhất xuống đóng ở Ung Châu để phòng-bị. Vua cho rằng một tướng giữ không đủ, ngày 19 tháng 4, xuống chiếu nói:

- Thành Ung Châu đắp chưa xong. Đường chở lương cũng chưa sẵn. Nay vào mùa mưa dầm, khí độc nhiều. Nếu giặc trở lại, thì một tướng không đương nổi. Phải xét lại.

Sau trận tấn-công của Giao Chỉ, dân chúng xiêu giạt, người chết không ai táng. Ngày 6 tháng 3, vua hạ chiếu cho các châu Ung, Khâm, Liêm phải chôn-cất hài cốt các binh sĩ, và bảo các chùa phải lập đàn Thủy-lục Đạo-tràng để cầu cúng cho những kẻ thiệt mạng. Các nơi đều tuân mệnh, lập những đàn rất long-trọng, dùng đến một nghìn vị sư. Đối với kẻ bị hại ở Quảng Tây mà không con, vua sai lấy người bà con lập hậu, người ấy cũng được thưởng như con thật.

Đối với dân sống sót: tha thuế, thứ lỗi, lại giục các quan địa phương điều-tra sự thiệt-hại và liệu cách cứu-tế.
Ngày mồng 8 tháng 3, có chiếu lục-bổ cho những người học giỏi ở ba châu ấy, chứ không bắt thi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,907 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 25 tháng 6, vua lại ban chiếu rằng:

Trong việc Nam chinh, Ung Châu rất can-hệ. Đó là căn-bản. Tiền, lương thảo, quân nhu đều để đó. Nếu giặc dùng kế hiểm, mà từ Hải Khẩu [ cửa Bạch Đằng) theo đường châu Vĩnh An lấy Khâm, Liêm, rồi từ đó tới Ung Châu, thì chỉ mất vài ngày. Tuy thành Ung vững chắc, nó không lấy được, nhưng ta há lại không nên lo đường vận lương bị đứt hay sao? Bị đứt, thì lòng dân bị lay động. Mà bấy giờ, dẫu muốn trở về cứu Ung Châu, trước sau đều có giặc! Phải nói ti chiêu thảo nên lo-liệu thế nào, rồi mật tâu về.

Triều đình lại sợ các phiên quốc miền Tây Nam nhân cơ hội, quấy rối và hợp binh với Giao Chỉ. Viên coi Bành Châu [Tứ Xuyên] là Lữ Đào tâu rằng:

- Nếu Giao Chỉ đánh Quảng Tây, mà lại kết đảng với Nam Chiếu thì ta rất đáng lo. Vậy xin sai các châu Lê, Nhã, Nhung, Lô, Thi, Kiềm, thuộc lộ Thành Đô, phủ Chàng và lộ Quí Châu phải đề-phòng cẩn-thận.

Vua lo các nước Hạ, Liêu nhân khi bận việc ở phương Nam, sẽ gây sự ở phương Bắc. Cho nên căn-dặn Quách Quỳ phải đánh cho chóng thắng.

Tháng 5, sứ Liêu đến Biện Kinh. Nghe tin [ nhà Tống] soạn-sửa đánh Giao Chỉ, sứ hỏi Chu Ôn Kỳ 朱溫祈 là viên tiếp sứ rằng:

- Nam Man [ Giao Chỉ] có việc gì?

Ôn Kỳ trả lời:

- Nam Man cướp. Triều đình đã sai người dẹp.

- Binh dùng có đến một vài vạn chăng?

- Không đến vài nghìn.

- Ai làm tướng?

- Quách Quỳ và Triệu Tiết

[ Lời tác giả: Ôn Kỳ trả lời như vậy, dấu-diếm sự hành quân vĩ-đại, tưởng thế đã là khôn. Nhưng vì nói hở tên những tướng quan-trọng đóng miền Bắc, triều-đình cách chức Ôn Kỳ, lấy lẽ rằng Ôn Kỳ không bẩm tin sứ Liêu hỏi dò hỏi].
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top