Lý Đào viết bộ Trường Biên này cực kỳ lớn cụ ạ, gồm 520 cuốn còn lại đến bây giờ, đã mất vài cuốn, hơi tiếc.
Bộ Trường Biên này viết cực kỳ chi-tiết, lại quá khủng, nên từ thời Tống đến Nguyên-Mông, không thể khắc in được, đời Minh mới cho chép sao vào, cũng không in được.
Lý Đào lấy nguồn sử liệu rất phong phú, ông ta đến đọc các bài văn trên bia mộ các nhân vật, các bài minh kể công, đọc các bia ký, ai soạn, có đáng tin không?, ông ta còn trực tiếp đọc các tấu chương, các nhật ký ghi chép công việc hàng ngày của vua [ Thực Lục], đọc các hồ sơ của các viên quan nổi tiếng, rồi đọc các tấu sớ, ghi chép buổi tiếp sứ.
Điểm hạn-chế duy nhất là Trường Biên ghi theo thứ tự thời gian, có những việc liên-quan đến tậnvài năm sau, nên rất khó dịch cho nó liền mạch và lô-gic.
Khi dịch, em đành phải tra các từ khóa như: Giao Chỉ, Giao Châu, Thượng Cát, An Nam, Càn Đức....nó sẽ cho ta biết đoạn ấy ở quyển số bao nhiêu, dịch rồi lắp ráp lại cho đúng mạch thời gian. Sau đó, để dễ hiểu hơn, em lại gộp một số chuyện cho liền mạch, dù thời gian chưa đúng.