- Biển số
- OF-864084
- Ngày cấp bằng
- 22/7/24
- Số km
- 135
- Động cơ
- 806 Mã lực
Em cũng vào xin cụ 1 quyển sách giấy khi nào cụ dịch xong!
Tác giả viết từ năm 1749 đến nay mà vẫn y như thế, không sai tí nào, em đang dịch sách về Đàng Ngoài, xem thế nào cụ ạ.Đọc mới đến đây thì em cảm giác cụ đang dịch sách đương đại ở đầu thế kỷ 21 này. Vại mới chứ mắm vẫn y sì. Di truyền là có thật .
Xưa em đọc cái 'hịch tướng sĩ' mới thấy. Té ra con cháu nay chọi gà cờ quạt hát hò vv là do di truyền
Vâng cụ, để em hoàn thành gọn gàng rồi gửi các cụ.Em cũng vào xin cụ 1 quyển sách giấy khi nào cụ dịch xong!
Các chúa Nguyễn sau thời chúa Nguyễn Hoàng dần dần chịu ảnh hưởng rất mạnh của văn hóa Chăm, Chân Lạp và Trung QUốc cụ ạ,Tả đám cưới giống như chế độ mẫu hệ cụ Đốc nhỉ.
Tên của tác giả đọc đúng tiếng Pháp là: Pi-éc Poa-vờ-g [ Pierre Poivre], tên của ông dịch nghĩa sang tiếng Việt: Pierre nghĩa là đá quý, còn Poivre nghĩa là hạt tiêu...Tên nhân vật đọc là gì vậy cụ ? sau này có dịp nghe thấy tên còn nhớ đã đọc bài )
Pi e Poi vờ re ?
Chuẩn cụ đọc cứ như ở vùng quê miền xa hiện nayĐọc mới đến đây thì em cảm giác cụ đang dịch sách đương đại ở đầu thế kỷ 21 này. Vại mới chứ mắm vẫn y sì. Di truyền là có thật .
Xưa em đọc cái 'hịch tướng sĩ' mới thấy. Té ra con cháu nay chọi gà cờ quạt hát hò vv là do di truyền
Xưa nay, cứ nhắc đến Đàng Trong, là người ta mặc định chúa Nguyễn tài giỏi, có công, buôn bán với nước ngoài thông thoáng, hóa ra không phải vậy cụ ạ.Em đang đọc đến đoạn chờ vua ra sắc lệnh đồng ý dùng tiền pháp và quy đổi, cũng như các h động buôn bán ở nam hà mà thấy ngán ngẩm cho các nhà buôn nước ngoài.
Đủ các chiêu trò từ vua, quan, đến thứ dân.
Đến cả ông bảo vệ cũng đòi quà thì mới cho vào gặp vua.
Thớt của cụ Đốc - doctor76 luôn hay.Mảng dịch sách cổ em vẫn rất tâm huyết, coi như một đóng góp nhỏ cho cộng đồng OF và các cụ ham đọc sách, sau một thời gian dịch, chú thích, hiệu đính, em xin giới thiệu đến các cụ bản dịch hoàn chỉnh cuốn:
Nhật ký hành trình đến xứ Nam Hà [1749-1750] của tác giả Pierre Poivre.
Nguyên tác tiếng Pháp là:
JOURNAL DE VOYAGE - PIERRE POIVRE EN COCHINCHINE, 1749-1750.
Sách được viết bằng tiếng Pháp cổ, tức là cách hành văn của giai đoạn thế kỷ 14-19, chịu ảnh hưởng nhiều của ngôn ngữ kể-tường thuật và mô tả sự việc tương đối dài.
Như em vẫn quan niệm, là chỉ dịch những sách nào trước nay chưa có ai dịch hoàn chỉnh, hoặc có bản dịch nhưng mình đọc thấy không ưng ý, hoặc cũng không muốn vi phạm bản quyền người dịch.
-----------------------
Có nhiều quan điểm, nhưng đa số vẫn cho rằng, Đàng Trong [hoặc Nam Hà] thời các chúa Nguyễn là một vùng đất phát triển, các chúa Nguyễn cai trị tài giỏi, buôn bán với nước ngoài rất phát đạt, rồi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã tàn phá Đàng Trong...
Thực sự thế nào?
Qua cuốn sách này, tác giả dường như có cái nhìn ngược lại, thời điểm tác giả đến Đàng Trong là năm 1749, lúc này Đàng Trong đã bắt đầu đi xuống rõ rệt. Sau khi hoàn thành công cuộc Nam tiến của mình, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát trở nên tự đắc. Ông say mê tửu sắc, không còn thiết tha việc nước nữa, bọn quan lại hoành hành độc ác, nạn tham ô tràn lan khắp nơi.
Tác giả đã gặp trực tiếp chúa Nguyễn, các quan lại Đàng Trong, thậm chí, ông còn nằm cùng Chúa, đến nhà tất cả các quan lại trong triều đình, cuốn sách như một đoạn phim sống động về Đàng Trong thời đó, đặc biệt,tác giả bị Trương Phúc Loan, một quyền thần lúc đó đang được chúa sủng ái cao độ, tác giả bị Phúc Loan gây khó dễ, vòi vĩnh, lừa lọc ác liệt, và, có một chi tiết rất thú vị là Phúc Loan có lẽ là người lai Chân Lạp hoặc Chăm Pa, vì trong nguyên tác, tác giả luôn mô tả hắn là "người hầu cận da đen".
Chứng tỏ lên đc ngôi chúa mới khó ..lên đc quan cũng khó . Chứ thời mạt lên đc rồi thì làm Chúa hay làm Quan cũng chỉ cần ra ngồi lê tu nghiệp chợ cá đôi tuần là giỏi .Xưa nay, cứ nhắc đến Đàng Trong, là người ta mặc định chúa Nguyễn tài giỏi, có công, buôn bán với nước ngoài thông thoáng, hóa ra không phải vậy cụ ạ.
Triều đình chúa Nguyễn gần như ăn quỵt, mua bán ko sòng phẳng, nạn hối lộ, tham nhũng tràn ngập, có lẽ còn mỗi Hội An và Đồng Nai là cứu cánh cho cái triều đình mục nát này...
Tác giả mô tả chúa Nguyễn Phúc Khoát rất rõ đấy cụ, khá đẹp, trắng, nhưng mới 38 tuổi mà răng rụng hết, nhìn cười chắc hãi hùng vì răng đen móm, chúa ăn nói tầm phào, cũng lật mặt như trở bàn tay.Chứng tỏ lên đc ngôi chúa mới khó ..lên đc quan cũng khó . Chứ thời mạt lên đc rồi thì làm Chúa hay làm Quan cũng chỉ cần ra ngồi lê tu nghiệp chợ cá đôi tuần là giỏi .
Nền điện ảnh truyền hình của chúng ta ít ảnh hưởng tới nước ngoài quáTác giả mô tả chúa Nguyễn Phúc Khoát rất rõ đấy cụ, khá đẹp, trắng, nhưng mới 38 tuổi mà răng rụng hết, nhìn cười chắc hãi hùng vì răng đen móm, chúa ăn nói tầm phào, cũng lật mặt như trở bàn tay.
Nhân vật Trương Phúc Loan là một tên lai Chăm Pa hoặc Chân Lạp, tham lam bỉ ổi, hắn có nước da đen.
Nhân vật phiên dịch Miguel Ruong cũng đểu cáng, lừa lọc, tham lam, hắn bị tác giả lừa bắt và nhốt xuống hầm tàu...
Cái này cụ nói rất đúng ạ, mảng phim Lịch sử của ta coi như kém hẳn, chưa có một bộ phim nào ra hồn.Nền điện ảnh truyền hình của chúng ta ít ảnh hưởng tới nước ngoài quá
Chứ không Netflix đầu tư chi tiền làm 1 phim truyền hình hoành tráng như Kingdom ở Hàn rồi
Em đang đọc đến đoạn chờ vua ra sắc lệnh đồng ý dùng tiền pháp và quy đổi, cũng như các h động buôn bán ở nam hà mà thấy ngán ngẩm cho các nhà buôn nước ngoài.
Đủ các chiêu trò từ vua, quan, đến thứ dân.
Đến cả ông bảo vệ cũng đòi quà thì mới cho vào gặp vua.
Lời lãi từ đổi tiền đồng tiền kẽm lớn khủng khiếp thì để TQ ăn hết ..quặng quý kim loại quý thì chạy ra nước ngoài . Thương mại QT và hàng hải mang lại nguồn lợi nhiều mặt thì vì ăn bẩn mà bóp nghẹt . Chỉ tài lật lọng lừa đảo và chỉ nhòm vào vét thuế , trộm cắp nhũng nhiễu và làm luật .Xưa nay, cứ nhắc đến Đàng Trong, là người ta mặc định chúa Nguyễn tài giỏi, có công, buôn bán với nước ngoài thông thoáng, hóa ra không phải vậy cụ ạ.
Triều đình chúa Nguyễn gần như ăn quỵt, mua bán ko sòng phẳng, nạn hối lộ, tham nhũng tràn ngập, có lẽ còn mỗi Hội An và Đồng Nai là cứu cánh cho cái triều đình mục nát này...
Theo như quy-đổi tỷ giá so với hiện tại, 1 quan = 10.000.000 đồng hoặc hơn kém tí, thì chuyến đi này tác giả móm nặng cụ ạ...Lời lãi từ đổi tiền đồng tiền kẽm lớn khủng khiếp thì để TQ ăn hết ..quặng quý kim loại quý thì chạy ra nước ngoài . Thương mại QT và hàng hải mang lại nguồn lợi nhiều mặt thì bóp nghẹt . Chỉ tài lật lọng lừa đảo và chỉ nhòm vào vét thuế , trộm cắp nhũng nhiễu và làm luật .
Lớn ăn cắp lớn , bé ăn cắp bé .
Dân thì gian mà quan thì tham cc nhỉ .
Quan phó vương/vice-roi là cách dịch thiếu chính xác của chức tổng đốc (總督) tại Trung Quốc. Do ông này lưu trú tại Quảng Châu nên khi đó ông được tổng đốc Lưỡng Quảng (chức vụ này tái lập đầu năm 1735 sau khi Quảng Tây lại trở về thuộc quyền quản lý của tổng đốc Quảng Đông sau giai đoạn thuộc quyền quản lý của tổng đốc Vân Quý từ cuối năm 1728. Trị sở khi đó đặt tại Triệu Khánh, tới năm 1746 mới chuyển về Quảng Châu).Pierre Poivre ...
Năm 1741, sau khi học thần học tại Paris, Pierre Poivre lên đường truyền giáo ở Viễn Đông, Pierre Poivre lên tàu sang Trung Quốc để tham gia công việc truyền giáo. Sau hai năm lưu trú tại Quảng Châu trải qua một giai đoạn bị giam cầm, ông trở thành người được quan Phó Vương [nhà Thanh] che chở và được phép đi khắp nơi trong đất nước. ....