[Funland] Dịch sách cổ: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, 1646-1658.

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,938
Động cơ
361,398 Mã lực
Tuổi
124
Em biết "Bua" là âm xưa của "Vua" nhưng trong sách này nhiều từ tiếng Việt tác giả không ghi đấu thanh nên Bua cũng có thể là Bùa, một âm cổ của chữ "Phù", mà trong văn cảnh này thì "Bua" là Bùa, Phù có lẽ là hợp lý hơn
Bản gốc của sách có tại đây (https://books.google.com.vn/books?id=DN9JZ_GY_2EC&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false). Đoạn về Thánh Gióng có tại trang 21-22. Đứa bé 3 tuổi ở Chê Dáô (trang 21), đánh giặc Ân tới Ché' Sóc (trang 22) theo tôi là Kẻ Đổng, Kẻ Sóc, do chữ Kẻ thường hay gặp trong một số địa danh, như Kẻ Chợ, Kẻ Sặt v.v. với chữ kẻ (几) theo nghĩa thông thường là để chỉ người ở vùng Chợ (kinh đô), vùng Sặt.
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,393
Động cơ
264,616 Mã lực
Theo em chắc phải đầu thời Lê, vì khi giành độc lập xong, dân ta đã có nhiều cải cách để thoát việc lệ thuộc quá nhiều vào văn hóa Trung Quốc, dân ta xõa tóc, không búi gọn như TQ, hay róc tóc như nhà Thanh, khuyến khích dùng chữ Nôm hơn, thay đổi một số kiểu cách trong Y phục...
Thú thực đọc bản này của cụ em mới biết việc còn mèo này thay con thỏ trong lịch TQ có lịch sử lâu dài đến vậy! Em có đọc các sách đầu thế kỷ 20 thì lúc đó có sách nói mão là thỏ khiến em tin qun niệm con mèo trong con giáp là sản phẩm tuyên truyền của các cụ CS hoặc các nahf cải cách nhằm tách VH VN với TQ chỉ là mới đây nhưng sau khi đọc quyển cụ dịch thì em tin rằng quan niệm mão là thỏ đầu thế kỷ 20 thực ra bị ảnh hưởng từ sách TQ! Người Việt ta đã có lịch sử lâu dài ít nhất là nhiều trăm năm coi mão là mèo!
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Bản gốc của sách có tại đây (https://books.google.com.vn/books?id=DN9JZ_GY_2EC&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false). Đoạn về Thánh Gióng có tại trang 21-22. Đứa bé 3 tuổi ở Chê Dáô (trang 21), đánh giặc Ân tới Ché' Sóc (trang 22) theo tôi là Kẻ Đổng, Kẻ Sóc, do chữ Kẻ thường hay gặp trong một số địa danh, như Kẻ Chợ, Kẻ Sặt v.v. với chữ kẻ (几) theo nghĩa thông thường là để chỉ người ở vùng Chợ (kinh đô), vùng Sặt.
Có lẽ là vậy cụ ạ
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,746
Động cơ
297,950 Mã lực
Em nghĩ "Toy cieng" là "tôi chiềng" (tôi trình) một từ cổ. như trong "chiềng làng chiềng chạ' (trình làng...). Đây có vẻ như là tác giả nói đến cụm từ khi thưa gửi bắt đầu nói với người khác. Nếu theo mặt chữ, theo em có lẽ là:
-Tôi tâu đức Vua
-Tôi động (đông, đồng?) Chúa (có lẽ là một từ cổ, hiện hay không dùng nữa)
- Tôi thân (thưa?) Đức Ông
- Tôi chiềng (quan lớn, ngài...)
- Tôi nói
Với chúa có thể là các từ: tấu, biểu, bẩm, báo đc không cụ Rantarox

Ps. A còn từ khải chúa - trong trạng quỳnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,803
Động cơ
377,472 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Bản gốc của sách có tại đây (https://books.google.com.vn/books?id=DN9JZ_GY_2EC&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false). Đoạn về Thánh Gióng có tại trang 21-22. Đứa bé 3 tuổi ở Chê Dáô (trang 21), đánh giặc Ân tới Ché' Sóc (trang 22) theo tôi là Kẻ Đổng, Kẻ Sóc, do chữ Kẻ thường hay gặp trong một số địa danh, như Kẻ Chợ, Kẻ Sặt v.v. với chữ kẻ (几) theo nghĩa thông thường là để chỉ người ở vùng Chợ (kinh đô), vùng Sặt.
Đoạn này em thấy chắc do nhầm lẫn trong ghi chép in ấn gì đó. Vì ông Marini có yêu cầu ông Bento Thiện gửi cho bản lược sử An Nam năm 1659. Có lẽ ông Marini có tham khảo bản lược sử viết tay này để viết phần trong quyển sách trên. Trên bản viết tay của ông Thiện đoạn này ghi rõ là: làng Phù đổng ( quê đưa trẻ), núi Sóc ( đoạn bay lên), dân thờ là B. Đổng thiên vương ( B. Là viết tắt của Bua) tại đồi Vương Đổng.
Bản viết tay đoạn này và bản tiếng Việt hiện đại
Screenshot_20240817-192842.png
đí
Screenshot_20240817-193431.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,519
Động cơ
567,948 Mã lực
Theo em thì một phần là do bế quan toả cảng một phần nhà Nguyễn không đầu tư cho quân sự (do một thời gian dài không có mối đe doạ về quân sự lớn nào, vua Tự Đức lại là ông vua chuộng văn khinh võ). Thời tác giả ở Đàng Ngoài là thời chúa Trịnh mới đánh bại nhà Mạc chưa lâu, phía Nam phía Bắc đều có kẻ thù (Mạc và Nguyễn), nên rất chú trọng quân sự.
Thật ra thời Minh Mạng và Tự Đức nước ta vẫn thỉnh thoảng đánh nhau với Xiêm La và Miến Điện.
Nếu không chú trọng đến quân sự là sai lầm rất lớn của nhà Nguyễn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
"Cam sen" là một giống cam ngon nổi tiếng ở Quảng Ninh (Cam sen Vân Đồn), chắc tác giả nói đến loại cam này, chữ sau "Cam ᶘagn" mới là cam sành cụ ạ, chữ "gn" trong tiếng Ý đọc như "nh" mà cụ.
Vậy là tác giả mô tả khá rõ cụ ạ, may có cụ giải thích giúp. Cam Sen, Cam Sành....ra là vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Với chúa có thể là các từ: tấu, biểu, bẩm, báo đc không cụ Rantarox

Ps. A còn từ khải chúa - trong trạng quỳnh.
Phim Trạng Quỳnh hay Đêm Hội Long Trì, xem rất hay nhưng ngán ngẩm phần trang phục, bê nguyên trang phục thời Nguyễn vào thời Lê.
Từ " Khải Chúa" không biết lấy từ đâu cụ ạ.
 

AkiraBin

Xe tăng
Biển số
OF-716299
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
1,866
Động cơ
123,322 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Bắc Sông Hồng
Thớt hay, cụ Đốc đồng hương VP dịch hay quá! được biết cụ theo công giáo nên em đoán ngày xưa cụ tu nghiệp ở Vantican nên mới giỏi tiếng ý như vậy.
em mới đọc đc đến trang 3 đánh dấu để đọc dần, em cũng thích đọc sách về An Nam xưa, trước có đọc cuốn Xứ Đông Dương của một ông toàn quyền Pháp cũng khá sinh động, em nhớ ông Toàn quyền đó cũng khen người Annam thông minh trên hẳn một bậc các nước xung quanh đông dương kể cả một số nước Châu á.. Đọc mấy trang cụ dịch cũng thấy ông tác giả này cũng khen người Việt xưa nhiều chứng tỏ mấy ông Tây Âu xưa kia có cái nhìn về Bắc Hà khá giống nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,624
Động cơ
294,462 Mã lực
Ý ông là gì? Định gây sự hay muốn tôi ngừng?
Kệ thôi cụ ơi. Kiến thức từ các bài dịch của cụ rất hay . Vd nếu ko đọc đây em không thể tưởng tượng đc là thời Nguyễn có tới cỡ 400 cuộc khởi nghĩa mà chỉ nghĩ vài 3 cuộc . Không có các thớt nhiều công phu như này em cũng cứ đinh ninh thời giặc Minh đô hộ thì chỉ có duy nhất kn Lam Sơn của cụ Lê Lợi.. té ra có khoảng 60 cuộc kn nhưng chỉ cụ Lê Lợi thành công. Có những tướng của Lam Sơn từng là chỉ huy 1 cuộc kn đơn lẻ và độc lập. Và qua các bản dịch như này mới biết từ thời đó vũ khí quan trọng đã là súng chứ không phải chỉ gươm giáo . Cũng không biết rằng khi vây Đông Quan thì thực tế vẫn còn thành khác quân Minh giữ vẫn chưa bị hạ..cũng ko biết nốt chuyện xuất thân gia thế giàu có như cụ Lê Lợi . Ko biết bên vợ cụ Lê Lợi là dòng dõi vua Đinh và cũng rất giàu có . ( em đọc thớt nào mà nhà cụ Lê Lợi có khoảng 1000 người ăn kẻ ở. Nhà vợ cụ ấy thì 2000 . Nếu tt này chính xác và quy đổi sang bây giờ . Chỉ cần trả lương tới tay 10 tr / người /tháng thì nhà cụ Lê Lợi chi trả 120 tỷ tiền nhân công 1 năm chưa kể tầm 30 tỷ tiền đóng bh cho ll này cộng tiếp khoảng 40 tỷ tiền ăn cho họ trong nhà ăn trang ấp . Nhà Đinh phu nhân còn chi 240 tỷ tiền nhân công / năm và 60 tỷ tiền bhxh , 80 tỷ tiền ăn cho gia nhân . 😆😆 )
Cũng không biết Trương Phụ và nhà Minh thâm tới vậy.( phá hủy mọi giá trị văn hóa vật thể và mọi văn bản ghi chép - cực kỳ thâm hiểm .
Trương Phụ tìm kiếm và đưa nhân tài , trí thức , thợ giỏi về định cư bên TQ . Vơ sạch vàng bạc của cải cho kiệt quệ .Tịch thu trâu bò sức kéo cho nền sx duy nhất là nn về TQ.. ) . Trương Phụ và nhà Minh xứng đáng đứng trong hàng top 1 về độ thâm hiểm của 1 lực lượng xâm lăng .. lever hàng đầu TG .
Về chúa Trịnh Kiểm em cho rằng ông tài ba mưu lược như Tào Tháo bên TQ.. và vẫn mềm dẻo hơn Tào Tháo . Dùng binh xuất chúng , yên quan vỗ dân đều giỏi cả. Nếu VN cũng có 1 ông kiểu La Q Trung thì Khổng Minh trong tam quốc chạy tụt hơi cũng không đua đc cụ Trịnh Kiểm. Lưu bị gọi Nguyễn Hoàng bằng thầy 😆. Tất nhiên mọi so sánh đều là không tuyệt đối .
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,624
Động cơ
294,462 Mã lực
Em nghĩ "Toy cieng" là "tôi chiềng" (tôi trình) một từ cổ. như trong "chiềng làng chiềng chạ' (trình làng...). Đây có vẻ như là tác giả nói đến cụm từ khi thưa gửi bắt đầu nói với người khác. Nếu theo mặt chữ, theo em có lẽ là:
-Tôi tâu đức Vua
-Tôi động (đông, đồng?) Chúa (có lẽ là một từ cổ, hiện hay không dùng nữa)
- Tôi thân (thưa?) Đức Ông
- Tôi chiềng (quan lớn, ngài...)
- Tôi nói
Hay quá cụ .
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kệ thôi cụ ơi. Kiến thức từ các bài dịch của cụ rất hay . Vd nếu ko đọc đây em không thể tưởng tượng đc là thời Nguyễn có tới cỡ 400 cuộc khởi nghĩa mà chỉ nghĩ vài 3 cuộc . Không có các thớt nhiều công phu như này em cũng cứ đinh ninh thời giặc Minh đô hộ thì chỉ có duy nhất kn Lam Sơn của cụ Lê Lợi.. té ra có khoảng 60 cuộc kn nhưng chỉ cụ Lê Lợi thành công. Có những tướng của Lam Sơn từng là chỉ huy 1 cuộc kn đơn lẻ và độc lập. Cũng không biết rằng khi vây Đông Quan thì thực tế vẫn còn vài thành của Minh chưa bị hạ..cũng ko biết nốt chuyện xuất thân gia thế giàu có như cụ Lê Lợi . Ko biết bên vợ cụ Lê Lợi là dòng dõi vua Đinh và cũng rất giàu có . ( em đọc thớt nào mà nhà cụ Lê Lợi có khoảng 1000 người ăn kẻ ở. Nhà vợ cụ ấy thì 2000 . Nếu tt này chính xác và quy đổi sang bây giờ . Chỉ cần chi phí 10 tr / người /năm thì nhà cụ Lê Lợi chi trả 120 tỷ tiền nhân công 1 năm. Nhà Đinh phu nhân còn chi 240 tỷ tiền nhân công / năm. 😆😆 )
Cũng không biết Trương Phụ và nhà Minh thâm tới vậy.( phá hủy mọi giá trị văn hóa vật thể và mọi văn bản ghi chép - cực kỳ thâm hiểm.
Tìm kiếm và đưa nhân tài , trí thức thức , thợ giỏi về định cư bên TQ . Vơ sạch vàng bạc của cải cho kiệt quệ .Tịch thu trâu bò sức kéo cho nền sx duy nhất là nn về TQ.. ) . Trương Phụ và nhà Minh xứng đáng đứng trong hàng top 1 về độ thâm hiểm của 1 lực lượng xâm lăng.. lever hàng đầu TG .
Về chúa Trịnh Kiểm em cho rằng ông tài ba mưu lược như Tào Tháo bên TQ.. và vẫn mềm dẻo hơn Tào Tháo . Dùng binh xuất chúng , yên quan vỗ dân đều giỏi cả. Nếu VN cũng có 1 ông kiểu La Q Trung thì Khổng Minh trong tam quốc chạy tụt hơi cũng không đua đc cụ Trịnh Kiểm. Lưu bị gọi Nguyễn Hoàng bằng thầy 😆. Tất nhiên mọi so sánh đều là không tuyệt đối .
Thớt Tam Đảo em tâm sự cá nhân, tức là với tư cách một người dân gốc, cảm nhận quê mình, sư sãi em nói là thằng T. trọc, bạn học cùng em, làm sư sau đó dính phốt và nó hoàn tục ẵm vài chục tỏi ung dung, chứ không hề có chuyện bôi bác Phật giáo, mà em chỉ một cá nhân cụ thể.
-----------
Có những góc khuất Lịch sử mà em cố gắng để dịch, cá nhân em rất thích dịch những tài liệu mà tác giả có mặt trực tiếp tại thời điểm lịch sử cụ thể, nên tính thời sự cao hơn.
Cụ nói đúng, cụ Lê Lợi giàu có ác liệt chứ không phải nông dân đâu, ngay cả cụ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cũng hàng giàu có, ăn học đàng hoàng. Rồi các chúa Trịnh cũng khá tài năng, mưu mô, khôn ngoan... cuộc chiến Trịnh -Nguyễn-Mạc...như Tam Quốc vậy.
------------
Nhưng khi chúa Trịnh Tráng mất, thì chúa Bầu, Chúa Nguyễn, Nhà Mạc....vẫn cho người đến viếng cụ nhé, tí bản dịch cụ sẽ thấy....
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Với chúa có thể là các từ: tấu, biểu, bẩm, báo đc không cụ Rantarox

Ps. A còn từ khải chúa - trong trạng quỳnh.
Em nghĩ về mặt ngữ nghĩa thì những từ trên đều có thể, tuy nhiên ở đây tác giả viết là "dou Ciua" (em không đánh đc dấu phụ) thì phải đọc âm như "đông", có thẻ là đông, đồng, đống, động...gì đó. Tác giá là người đã sống nhiều năm ở Đàng Ngoài chắc những từ ngữ cơ bản ntn khó mà sai được. Ngay cả so sánh với tiếng Việt đầu thế kỷ 20 thì ta cũng thấy có nhiều từ cổ mà người Việt hiện nay k dùng nữa chứ chưa nói đên TK 17, đây có lẽ là 1 từ như thế. Những từ như "tôi""tớ" để tự xưng thì thời xưa là xưng khiêm nhường hạ mình (xưng với người bậc trên) nhưng nay lại dùng để xưng với người ngang hàng hoặc bậc dưới.
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Thật ra thời Minh Mạng và Tự Đức nước ta vẫn thỉnh thoảng đánh nhau với Xiêm La và Miến Điện.
Nếu không chú trọng đến quân sự là sai lầm rất lớn của nhà Nguyễn.
Minh Mạng thì vẫn chú trọng quân sự lắm cụ, vì thời đó đánh đấm suốt, đây em đang nói thời Tự Đức, quân sự thì chỉ cần vài mươi năm bỏ bê là xuống dốc lắm rồi
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,746
Động cơ
297,950 Mã lực
Em nghĩ về mặt ngữ nghĩa thì những từ trên đều có thể, tuy nhiên ở đây tác giả viết là "dou Ciua" (em không đánh đc dấu phụ) thì phải đọc âm như "đông", có thẻ là đông, đồng, đống, động...gì đó. Tác giá là người đã sống nhiều năm ở Đàng Ngoài chắc những từ ngữ cơ bản ntn khó mà sai được. Ngay cả so sánh với tiếng Việt đầu thế kỷ 20 thì ta cũng thấy có nhiều từ cổ mà người Việt hiện nay k dùng nữa chứ chưa nói đên TK 17, đây có lẽ là 1 từ như thế. Những từ như "tôi""tớ" để tự xưng thì thời xưa là xưng khiêm nhường hạ mình (xưng với người bậc trên) nhưng nay lại dùng để xưng với người ngang hàng hoặc bậc dưới.
Vâng cụ, có quyển từ điển từ cổ 190 trang của cụ vương lộc rảnh em soi thử xem có những từ gì đã mất hay chuyển ngữ nghĩa.
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Đoạn này em thấy chắc do nhầm lẫn trong ghi chép in ấn gì đó. Vì ông Marini có yêu cầu ông Bento Thiện gửi cho bản lược sử An Nam năm 1659. Có lẽ ông Marini có tham khảo bản lược sử viết tay này để viết phần trong quyển sách trên. Trên bản viết tay của ông Thiện đoạn này ghi rõ là: làng Phù đổng ( quê đưa trẻ), núi Sóc ( đoạn bay lên), dân thờ là B. Đổng thiên vương ( B. Là viết tắt của Bua) tại đồi Vương Đổng.
Bản viết tay đoạn này và bản tiếng Việt hiện đại đí
Vậy chắc đúng là "Vua Đổng Thiên Vương" như cụ giaconngu dịch rồi cụ ạ.
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,746
Động cơ
297,950 Mã lực
Bằng 1 cách rất tự nhiên tiếng việt cổ 300 năm trước vẫn đc gìn giữ ở kinh tộc trung quốc.
Em ấn tượng với clip này.
 

Colexanh

Xe tải
Biển số
OF-857724
Ngày cấp bằng
21/4/24
Số km
315
Động cơ
3,006 Mã lực
Tuổi
38
Đinh Tiên Hoàng cai trị đất nước 12 năm trong nền hòa bình và thịnh-vượng, tôi có thể nói rằng triều đình và cách hành động của ông là một thời kỳ vàng son đối với người dân Bắc Hà vì trong suốt thời gian này, Trời luôn ưu ái cho họ những vùng quê màu mỡ, những người dân chăm chỉ và trí thông minh hoàn hảo,người hàng xóm [Trung Quốc] cũng đang yên bình và cho phép sự tự do buôn bán, dịch bệnh truyền nhiễm cũng ít xảy ra, thêm vào đó là sự thật rằng công lý và hòa bình ngự trị ở trung tâm triều đình, sự hòa hợp lòng dân, kinh tế dồi dào, sự tự do, cảnh vật tươi đẹp chỉ ra rằng vua quá xuất sắc.

Một sự kiện bi thảm được thực hiện bởi một kẻ xảo quyệt và một kẻ phản bội đã làm xáo trộn nền kinh tế giàu có và vương quốc tươi đẹp này, việc bầu chọn vị Vua mới là điều không thể chịu đựng được với một hoàng tử tham vọng, ông ta thèm muốn quyền cai trị đã khiến ông giấu trong lòng một thời gian dài một bí mật là căm thù đối với vị vua. Ngày hôm sau, ông lén lút bước vào căn phòng nơi Nhà vua nghỉ, dù có lính canh ở cửa, nhưng ông có lệnh bài ra vào nên không sợ bất cứ điều gì, vua đang nghỉ ngơi và khi thấy vua đang ngủ, ông ta đã dùng chính tay mình đâm chết vua và lột chiếc áo màu tím Hoàng gia mà vua mặc, ông tin chắc rằng công việc táo bạo sẽ được thực hiện sẽ thành-công. Nhưng ngày hôm sau, đội trưởng đội cấm vệ đã quay trở lại theo thói quen trong phòng của Hoàng tử và phát hiện ra mọi việc, là người khôn ngoan và tinh tế, viên đội trưởng cấm vệ nhận thấy mình có thể sẽ bị giết chết đau đớn vì bị nghi ngờ quy tội, bèn dốc toàn bộ lực lượng tìm cho ra thủ phạm giết vua cha và con, dù kẻ sát nhân đã khéo léo ẩn mình cuối cùng cũng bị phát hiện, và không may cho kẻ sát nhân, viên chỉ huy cấm quân [tức là Lê Hoàn] người rất yêu mến vị vua của mình và cũng muốn bằng mọi giá phải thoát khỏi mọi nghi ngờ về tội ác, ngay lập tức ra lệnh xử tử sát thủ và phân xác cho những kẻ nào muốn ăn thịt [tên sát nhân], một vụ giết người khủng khiếp.
Đoạn này dịch có gì sai không cụ Đốc nhỉ, tôi xem đoạn trên rõ là có 1 hoàng tử giàu tham vọng muốn tiếm quyền nên đã đâm chết .... vua cha. Dưới thì chỉ huy cấp quân sau khi thấy vua + con vua chết tìm ra thủ phạm lẩn trốn (như sử vẫn nói Đỗ Thích leo lên mái nước) và giết ngay!?
Cứ tưởng có manh mối gì mới thì lại .... về máng lợn :D
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Bằng 1 cách rất tự nhiên tiếng việt cổ 300 năm trước vẫn đc gìn giữ ở kinh tộc trung quốc.
Em ấn tượng với clip này.
Vùng người Kinh ở Quảng Tây mới được cắt sang TQ hơn trăm năm thôi cụ (Từ Hiệp ước Pháp Thanh 1887, mặc dù họ định cư ở đó khoảng 400 năm rồi) , chưa nói kể cả từ khi được cắt sang cho TQ thì do sống ở vùng biên giới, việc giao lưu với người Việt ở Việt Nam cũng không bị gián đoạn, nên phong tục ngôn ngữ của họ dù có bảo lưu truyền thống đến mấy cũng chỉ giống như người Việt đầu TK 20 thôi cụ ạ. Trên thực tế thì văn hoá gọi là "truyền thống" của họ em thấy ảnh hưởng nặng kiểu cách tân của người Việt hiện đại ở VN, cụ cứ nhìn kiểu áo dài nón lá như trên clip thì biết, đó là kiểu hiện đại chứ người Việt nửa đầu TK20 không ăn mặc như vậy. Những clip em xem Kinh tộc TQ trình diễn văn hoá văn nghệ "truyền thống" em thấy phần lớn copy y chang mấy màn biểu diễn văn nghệ ở VN hiện nay chứ không thấy bảo lưu được phong cách đầu TK 20, chưa nói là cổ hơn. Em thấy nhiều người nhầm lẫn giữa thời điểm họ đến đấy định cư (Thời Lê) và thời điểm họ trở thành công dân TQ (cuối TK19) nên nghĩ rằng họ bảo lưu phong tục ngôn ngữ của người Việt thời Lê.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đoạn này dịch có gì sai không cụ Đốc nhỉ, tôi xem đoạn trên rõ là có 1 hoàng tử giàu tham vọng muốn tiếm quyền nên đã đâm chết .... vua cha. Dưới thì chỉ huy cấp quân sau khi thấy vua + con vua chết tìm ra thủ phạm lẩn trốn (như sử vẫn nói Đỗ Thích leo lên mái nước) và giết ngay!?
Cứ tưởng có manh mối gì mới thì lại .... về máng lợn :D
Em cũng xem lại dữ lắm, ngờ là tác giả cũng chưa thạo về Lịch sử nước ta giai đoạn này lắm đâu cụ..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top