Hay là 1 loại nhân sâm hả cụ???Cccm nghĩ quả này là quả gì ạ?
Hay là 1 loại nhân sâm hả cụ???Cccm nghĩ quả này là quả gì ạ?
Tay sứ viết đểu phết cụ nhỉ, Vợ gọi là đá bi. Đau chết đi được.Thực ra nếu tác giả viết chính xác hơn, thì cũng có thể hiểu được đấy cụ, không khác nhiều so với tiếng Việt thời Lê .
Hhaha, đúng ra theo tiếng Việt cổ là : đàn bla ( đọc là đờn bờ là], giờ gọi là đàn bà...Tay sứ viết đểu phết cụ nhỉ, Vợ gọi là đá bi. Đau chết đi được.
Cái này chắc ông ấy nghe truyện " người hóa cọp| của dân ta đấy cụ.Ko biết đ3esn nay còn lưu truyền dị thuật hóa hổ ko nhỉ. Thiền sư Minh Không cũng chữa bệnh hóa hổ cho 1 ô vua nhà Lý
...
Em đồ rằng ông này cũng không được đi nhiều như ông ấy viết, vì bên Đại viêt không tin tưởng nhà Nguyên như vậy được. Chính vì vậy, ông phải chém ra mấy cảnh như dùng râu tôm làm gậy, uống rượu băng mũi, bay đầu kiếm ăn, phù thủy hoá hổ các kiểu...
Con này em nghi con sam cụ ạ. Thứ nhất ở Hải phòng, Quảng Ninh nhiều, thứ hai, có râu đủ dài và cứng, thân tròn to như một cái trụ, có vỏ giống con tôm.Cũng không biết tôm này có hay không nữa, hehehe, râu tôm dài hơn 2 mét cũng ác đấy cụ.
Em thì đọc sử chính thống.Trước em cũng tin mấy bài báo kiểu này, nhưng sau đọc thấy có ông nói ông ấy sang xem, (có cả ảnh chụp thì thấy) đền thờ đó là đền thờ Mã viện, trong đó nó có đưa thông tin, hình ảnh Hai bà Trưng vào để thể hiện chiến tích. Sau có điều kiện sang đó xem thử xem thực hư thế nào.
Còn truyện bài thơ của mấy ông sứ Việt Nam, em nghĩ cũng như ông sứ Tàu này thôi: tức là trước khi đi cũng có đọc thông tin về Mã viện, sang thấy tới nơi làm mấy bài thơ cảm khái theo niềm tin. Ông Việt thì bảo cột bên Tàu, ông Tàu thì kêu cột bên Việt. Hậu thế tha hồ mà hồ đồ.
Trên có đoạn cụ Đôc dịch, vua Trần lấp cột dựng Đền Mã viện lên trên. Phục Ba từ hiện có 1 cái ở Trạm Giang. Hay xưa nhà Trần có lúc sở hữu cả Trạm giang không biết.
Nói chuyện trang phục, mình tính mua tượng THĐ này mà vẫn băn khoăn ko biết trang phục này có đúng ko? Tướng thì phải mặc giáp chứ nhỉ - xem trong Nghìn năm áo mũ cũng ko có trang phục nàyVẽ thoải mái mà cụ, nhưng xem phim ảnh, thậm chí đúc tượng của ta, trang phục rất lẫn lộn, vua Lý mặc đồ vua Tàu, Lê Quý Đôn là quan thời Lê lại cho tạc tượng đội khăn xếp thời Nguyễn, cứ lính tráng là cho mặc áo đội nón tốt đỏ thời Nguyễn, lính nào cũng đội nón chân quấn xà cạp, ...
Đúng rồi cụ, em nghĩ là con sam thì đúng hơn.Con này em nghi con sam cụ ạ. Thứ nhất ở Hải phòng, Quảng Ninh nhiều, thứ hai, có râu đủ dài và cứng, thân tròn to như một cái trụ, có vỏ giống con tôm.
Theo mô tả em nghĩ là quả dứa cụ ạ.Hay là 1 loại nhân sâm hả cụ???
Cái khăn đội đầu là mô đen đời Nguyễn, bộ quần áo là của phường chèo cụ ơi.Nói chuyện trang phục, mình tính mua tượng THĐ này mà vẫn băn khoăn ko biết trang phục này có đúng ko? Tướng thì phải mặc giáp chứ nhỉ - xem trong Nghìn năm áo mũ cũng ko có trang phục này
Có lẽ thế cụ, ông này sang Vn cái gì cũng thấy lạ, hahaTheo mô tả em nghĩ là quả dứa cụ ạ.
Trăn như trăn Nam Mỹ, tôm hùm khổng lồ cụ nhỉ! Ngày xưa trăn gấm chắc to lắm ạ!Nhiêm bì vi cổ kích, 蚺皮為鼓擊
Hà liệp tác cùng phù. 蝦鬛作笻扶
Nghĩa là:
Dùng da mãng xà chế ra trống mà đánh,
Dùng râu tôm làm gậy mà chống.
Xứ này có giống trăn to như cây gỗ vừa một ôm, rất dài, da của nó cạo vảy đi dùng để căng trống, mặt da rộng đến mấy xích [ 1 xích = 33,33cm], nhưng người ta chỉ dùng da lưng [ con trăn] chứ không dùng da bụng. Đem ra chỗ sáng mà xem thì thấy da nền đen lại điểm những đốm trắng vằn như những hình thoi. Người Giao Châu thích dùng loại trống này khi tấu nhạc nhất.
[ ở biển] có loại tôm hùm cực lớn, to như cây cột??? có con râu dài tới 7,8 xích [ khoảng 2,3m đến 2,5m], những người dân miền biển lấy làm gậy chống thật là đẹp.
Rõ là thế. Khi người VN mà nổi lên kháng TQ đòi độc lập thì kiểu gì chả phải tiêu diệt cái cột đó đầu tiên. Từ đời bà Trưng đến nhà Trần biết bao cuộc đòi độc lập. Cột nào mà còn cho nổi.Em thì đọc sử chính thống.
Chính thống nhà Nguyên còn đòi nhà Trần tìm lại cột đồng Mã Viện.
Nghĩa là cái cột đó đã mất tích trước chiến tranh. Cả một bộ máy hành chính, tình báo khổng lồ còn không tìm thấy.
Chứ ko phải sau chiến tranh một ông nhà thơ đi sứ còn nhìn thấy.
Tôm hùm có cụ cho là con Sam khổng lồ, em nghiêng về giả thuyết này, còn tôm hùm khổng lồ râu dài 2m thì cũng không quá lạ cụ nhỉ?Trăn như trăn Nam Mỹ, tôm hùm khổng lồ cụ nhỉ! Ngày xưa trăn gấm chắc to lắm ạ!
Em giống cụ, mới đọc quyển Maco Polo từ Venice tới Thượng Đô nói về Hốt Tất Liệt.Nhân dịch ngồi ở nhà xem phim về con đường tơ lụa Marco Polo, rồi tìm mua 2 cuốn viết về Marco Polo và Mông cổ bí sử xem thấy cũng thú vị. Hóa ra Hốt Tất Liệt, người chỉ đạo đem quân sang đánh VN 3 lần (có con trai Thoát Hoan cầm đầu và chui ống đồng thua chạy) là vị vua khá thú vị. Từ hồi xa xưa ông đã giao lưu với mọi đạo giáo, chấp nhận nhiều tư tưởng, cá nhân từ các nền VH khác nhau du nhập vào và sử dụng họ để góp phần quản trị quốc gia. Trước đây chưa biết em luôn nghĩ ông ấy chỉ đem quân đi mở bờ cõi và chém giết (dù việc đó là phổ biến).
Em cứ mạnh dạn đoán quả long lệ là quả chôm chôm nhãn dựa trên mô tả.Nghe tác giả tả vải rồng, cứ gần như quả nhãn tươi vậy cụ, hay nó là vải Thiều nhỉ? ngày trước có loại vải Tàu nữa???
Hình như tác giả mới ăn lần đầu?
Còn cái quả gì 2 hạt, nhìn như mặt người mà tác giả hãi ko dám xơi???
Chết thật, nhà điêu khắc thứ trưởng bộ vh Vương Duy Biên mà nặn tượng THĐ tào lao thế thì gay nhỉ. May mình chưa muaCái khăn đội đầu là mô đen đời Nguyễn, bộ quần áo là của phường chèo cụ ơi.
Bao nhiêu danh nhân, danh tướng thời xưa, bây giờ nặn tượng, vẽ hình, lên phim, kịch, toàn bắt các cụ mặc đồ nhà Nguyễn.Chết thật, nhà điêu khắc thứ trưởng bộ vh Vương Duy Biên mà nặn tượng THĐ tào lao thế thì gay nhỉ. May mình chưa mua