- Biển số
- OF-503026
- Ngày cấp bằng
- 5/4/17
- Số km
- 180
- Động cơ
- 186,630 Mã lực
- Tuổi
- 32
Đặt là cái gì đấy Tâm lý đám đông còn được, thêm chữ học vào nghe hàn lâm vãi
Cuốn sách Crowd Psychology của tác giả Gustave Lebon được các "dịch giả" Việt Nam dịch sang tiếng Việt là Tâm Lý Học Đám Đông, và đây là một câu dịch hoàn toàn ngu dốt của những người tự xưng là dịch giả. Theo từ ngữ Việt Nam thì tên của hầu hết các ngành đều được kết thúc bằng chữ "Học". Ví dụ như Toán học, Sinh học, Triết học v.v. Trong mỗi 1 ngành học này lại được chia ra làm nhiều nhánh, và mỗi nhánh này cũng có quy tắc tương tự. Lấy Toán Học làm 1 ví dụ; trong toán học có Hình Học và Số Học; lấy Sinh Học làm 1 ví dụ; trong sinh học có động vật học và thực vật học v.v.
Trong Tâm Lý học cũng vậy. Tâm lý học bao gồm tâm lý động vật học (ngành học về tâm lý động vật), tâm lý tội phạm học (ngành học về tâm lý tội phạm); tâm lý Đám Đông Học (ngành học về tâm lý đám đông). Ngữ pháp tiếng Việt tuy thấp kém nhưng nó cũng có 1 số quy tắc vững chắc như vậy. Thế mà chúng nó dịch là Tâm Lý Học Đám Đông. Nghe câu nói đã biết là ngu rồi mà còn tự xưng là dịch giả. Ngu vì lý do như sau: trong tiếng Việt thì động từ bổ nghĩa cho chủ ngu, và trạng từ lại bổ nghĩa cho động từ v.v. Ở câu dịch trên thì Học là 1 động từ và Tâm Lý là chủ ngữ; Học không thể bổ ngữ cho Tâm Lý vì Tâm Lý là 1 khái niệm và 1 khái niệm không thể học.
Vậy là câu dịch kia: sai cả về ngữ pháp lẫn từ ngữ. Thật thảm họa!
Đến chết với nhà cụ- Giao cấu học? Giao là động từ. Cấu cũng là động từ. Học cũng là động từ. haiz
Kụ giảng mẫu giúp bọn em vứi
Em thấy trong tiếng Việt 2 danh từ vẫn đứng cạnh nhau một cách vui vẻ mà : VD như : Việt Nam Cộng Hòa nè...Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nè...Cụ có tí hiểu về Anh văn mà chẳng hiểu gì về Việt văn.
Theo Việt văn thì 2 danh từ không thể đứng sát nhau, ngoại trừ liên từ (khi đó 2 danh từ trở thành 1 danh từ mà ý nghĩa cúa nó có thể hoặc không thể bao gồm ý nghĩa của 2 danh từ kia). Trong khi đó thì 2 danh từ lại được phép đứng cạnh nhau trong Anh văn. Như vậy tức là bản thân 2 ngôn ngữ đã bất tương đồng, và do đó không thể bê 1 cái của bên này vào phía bên kia được.
Ngược lại, Việt văn và Anh văn đều cho phép tính từ bổ nghĩa cho danh từ, cho nên những từ như vậy thì có thể dịch trực tiếp vì cả 2 ngôn ngữ đều có điểm này tương đồng với nhau. Muốn dịch đúng phải hiểu rõ nguyên lý của cả hai loại ngôn ngữ thì việc dịch mới sát nghĩa, và người đọc mới hiểu rõ nghĩa của từ.
e cũng đồng quan điểm với cụ.Em chả quan tâm đến ngữ pháp nhưng nghe " Tâm lý đám đông học" nghe khắm không chịu được...Dich giả dịch là "Tâm lý học đám đông" nghe xuôi tai hơn...Thực ra thì nghĩa của nó là " Tâm lý học (về) đám đông" hay " Tâm lý học mang tính đám đông" hay " Tâm lý học của đám đông"...Và rút ngắn lại cho gọn nghĩa thì dịch là " Tâm lý học đám đông" là chuẩn...Kể cả cái " Tâm lý tội phạm học" cụ nói em cũng chả nghe bao giờ , chỉ nghe " Tâm lý học tội phạm" thôi...
"Tâm lý đám đông học" cụ ạVậy theo cụ dịch thế nào là hợp ?
Thánh ăn gì em cúng .Chịu chếtEm dịch rồi đấy: Tâm Lý Đám Đông Học.
Nó tập hợp các vấn đề đủ thể loại. Bắt bẻ hay không còn tùy xem cụ đứng trên quan điểm, trường phái nào. Chủ thớt dùng từ rất bậy bạ chứ chả phải sách vở gì đâu.Em có thắc mắc các cụ thông não giùm là cái gọi là ngữ pháp từ đâu mà ra. Các cụ tổ thời thượng cổ đã biết nói rồi nhưng hồi đó thì không có trường lớp gì nên chắc chắn không có ai dạy về ngữ pháp và tất nhiên người ta không cần quan tâm gì đến cái gọi là tính từ, động từ hay danh từ.
Vậy thì cái gọi là ngữ pháp nó có phải là cái có sau và việc của nó là hệ thống hoá những cái đã có chứ đâu phải nó có trước để làm khuôn mẫu để bắt ne bắt nét nhau phải theo nó.
Cụ thấy ai dịch đơn thuần approach chưa, nghe rất tối nghĩa. Sang tiếng Việt nhiều từ mang nghĩa mới luôn dù khi dịch ngược thấy chả hợp lý tí nào nhưng dịch xuôi vẫn tặc lưỡi xài tất.Case của chủ thớt thì không bàn. Nhưng nhiều người học không đến nơi đến chốn nên dịch ra tiếng Việt nghe khắm vãi, tỷ như 'approach' - Phương pháp tiếp cận, cách tiếp cận, từ này nếu đã dùng là "tiếp cận" thì không có nghĩa là "phương pháp' nữa, thế mà bọn họ lại kết hợp với nhau, giờ nó thành từ cửa miệng của cả giới văn phòng, quản lý cấp cao rồi, bựa vãi.
Một từ nữa là "vision", trong bối cảnh mục tiêu kinh tế xã hội thì phải dịch là "mục tiêu", đằng này lại dịch là tầm nhìn, cái từ "tầm nhìn đến năm 2020" giờ nhan nhản, nghe vô nghĩa đến ngớ ngẩn.
Em mượn tạm còm của cụ. Học trong tâm lý học là môn khoa học nghiên cứu về tâm lý con người. Ông chủ thớt lại đưa ra khái niệm tâm lý đám đông học, thật là éo hiểu nổi."Tâm lý đám đông học" cụ ạ