[Thảo luận] Đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến - luật có bắt buộc phải xi nhan hay không?

sozinho

Xe buýt
Biển số
OF-12372
Ngày cấp bằng
1/1/08
Số km
636
Động cơ
507,597 Mã lực
Vâng, em ở cạnh TBN, em thấy việc sang làn ở xuyến cũng rất hợp lý chứ không gây phiền phức gì, về bản chất nó như di chuyển theo làn ở tất cả các nơi khác, mình không được ưu tiên nên khi sang phải cẩn thận, và văn hóa giao thông của họ là luôn nhường đường khi xe khác muốn sang làn, cái này cảm giác rất dễ chịu. Và để chờ sang làn mình có thể dừng lại một chút thì các xe sau cũng rất vui vẻ chờ đợi chứ không ai giục giã còi báo gì.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Xin cảm ơn các kụ nhiều. Nhà cháu đang ngâm cứu thêm về vòng xuyến, và thasy mỗi nước quy định một kiểu. Do vậy, tại thời điểm này, chúng ta cũng không đủ tự tin mà khẳng định quy định theo nước nào là đúng, quy định theo nước nào là sai.

Do vậy, mục đích của thớt này là:

1- Dựa trên luật pháp về gtđb hiện hành của Vn, cùng nhau trao đổi, để mỗi kụ mợ có được câu trả lời cụ thể cho riêng mình đối với câu hỏi nêu trong tiêu đề của thớt này "Đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến - luạt hiẹn hành của Vn có bắt phải xi nhan hay không".

2- Dựa trên sự hiểu biết về luật của nước khác, thực tế lái xe ở nước ngoài, để cùng phân tích ưu nhược điểm, đưa ra các mô hình hợp lý cho lưu thông qua vòng xuyến tại Vn trong viễn cảnh hội nhập lưu thông quốc tế.

Các mô hình có thể kết hợp nhiều công cụ như, vừa quy định xi nhan, vừa kẻ vạch chia làn, mà nếu chỉ áp dụng một trong 2 coong cụ nói trên sẽ không đem lại hiệu quả.

Như trong còm ở phía trên, nhà cháu đã đưa ra một sự so sánh để các kụ cho ý kiến, nhưng chưa thấy kụ nào trả lời. Nhà cháu xin mạn phép nhắc lại ở đây nhé.

Nếu chỉ quy định xi nhan khi vào ra vòng xuyến, mà không quy định làn đường cụ thể cho mỗi hướng ra phải đi trên làn nào, thì sẽ dẫn tới một thực tế là tất cả các xe trong vòng xuyến đều xi nhan đầy đủ, nhưng đều bám trái sát vòng xuyến, xe nọ cản trở xe kia, nên các xe phía sau không có đường nào để vượt qua. Như trong hình bên trái.


----------------
Úp lại.

Trong hình minh hoạ này, nhờ các kụ chọn giúp phương án nào hiệu quả hơn?

Giả sử, các kụ đang đi xe màu trắng. Phía trước các kụ là xe màu đỏ.

Phương án 1: chỉ dùng xi nhan

- xe trước xi nhan đầy đủ cho các kụ biết họ sẽ di chuyển tiếp theo hướng nào (giống ở mình hiện nay)
- nhưng xe trước luôn bám sát lề trái, chặn đầu xe các kụ, các kụ phải lẽo đẽo bám theo sau, suốt từ vị trí A đến vị trí C, chờ đến khi xe đó thoát khỏi vòng xuyến thì mới thoát nợ.

Phương án 2: dùng vạch kẻ chia làn, kết hợp xi nhan. Nếu cần, có thể đặt thêm đèn tín hiệu giao thông trước các giao cắt phức tạp.

- xe trước chọn vị trí phù hợp, qua đó biết được họ sẽ đi thẳng, để vượt qua họ ngay từ vị trí A, chẳng cần họ phải có xi nhan (hy vọng ở Vn trong tương lai)
- các kụ có thể vượt qua xe đang đi thẳng để các kụ rẽ trái.


.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Góp nhặt thông tin để tìm ra giải pháp cho mình thôi, sao bác lại từ bỏ cuộc chơi ... theo chồng (em đùa tí)
Sao nhà cháu không nhìn thấy còm đó của kụ lookkool nhỉ.

Nhà cháu hy vọng kụ lookkool chân cứng đá mềm, không nản chí, chẳng đau đầu. Cái gì làm mình đau đầu thì mình bỏ qua nó đi.
Mong Kụ bớt chút thời gian tham gia cùng thớt nhà cháu, kụ nhé.
.
 
Biển số
OF-52851
Ngày cấp bằng
14/12/09
Số km
238
Động cơ
454,880 Mã lực
Sao nhà cháu không nhìn thấy còm đó của kụ lookkool nhỉ.

Nhà cháu hy vọng kụ lookkool chân cứng đá mềm, không nản chí, chẳng đau đầu. Cái gì làm mình đau đầu thì mình bỏ qua nó đi.
Mong Kụ bớt chút thời gian tham gia cùng thớt nhà cháu, kụ nhé.
Đây cụ ạ!

Em xin dịch đoạn "How do I indicate direction at a roundabout?"
"Để ra khỏi xuyến, mac dù xi nhan Phải là bat buộc, nhưng thỉnh thoảng, đac biệt là khi lối ra kế tiếp quá gần, trường hợp này không khuyến cáo xi nhan để tránh các lái xe khác hiểu nhầm là bạn có ý định ra khỏi xuyến ở lối ra kế tiếp. Nếu bạn đang lái xe ở trong xuyến, không nên xi nhan TRÁI để báo rang bạn vẫn đang đi vòng để tìm lối thoát ra. Chỉ xi nhan khi muốn chuyển làn, và xi nhan Phải để báo hiệu bạn sap ra khỏi xuyến tại một lối ra nào đó"

Nói chung là rất đau đầu, em xin dừng cuộc chơi tại đây
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Như vậy cũng một vấn đề nhưng mỗi nước, thậm chí mỗi bang trong một nước cũng quy định khác nhau. Luật là do con người tại nơi nào đó tạo ra, và chỉ phù hợp với một nơi nào đó. Nên ĐÚNG-SAI phải can cứ vào luật nào. Vietnam thậm chí còn chưa có luật cụ thể quy định vấn đề này nên mạn phép không bàn đúng-sai, mà chỉ bàn về vấn đề LOGIC của luật.
Điểm này nhà cháu đã đồng ý với kụ, rằng Vn không có quy định về việc đi qua vòng xuyến thì phải xi nhan. Nên, nếu xxx bắt lỗi "không xi nhan khi đi qua vòng xuyến" là họ bắt lỗi sai so với quy định của luật.

Kụ cũng đồng ý với nhà cháu, giả sử xe đi vào ở hướng 6h thì, để đi qua vòng xuyến bao gồm 3 hành vi, trong đó 2 hành vi liên quan đến chuyển hướng là rẽ trái khi thoát vòng xuyến (ra hướng 9h), rẽ phải khi thoát vòng xuyến (ra hướng 3h) và 1 hành vi không liên quan đến chuyển hướng là đi thẳng qua vòng xuyến (ra hướng 12h) mà phương tây gọi là "going straight forward".

(Nhà cháu đã nghĩ kụ lookkool đồng ý với nhà cháu về vụ going straight forward. Nhưng
sau khi úp còm này, nhà cháu đọc thấy còm #119 phía sau của kụ lookkool về thuật ngữ đó. Nhà cháu sẽ xem, suy nghĩ và trao đổi lại với kụ ở còm sau nhé.)

Theo luật hiện hành của Vn, khi phương tiện chuyển hướng thì phải xi nhan, nên trước khi ra ở 9h và 3h, theo luật Vn, phương tiện phải xi nhan báo hướng rẽ.
Cúng theo luật hiện hành của Vn, đi thẳng qua vòng xuyến (cũng như khi đi thẳng qua ngã tư) phương tiện không phải xi nhan, vì đi thẳng không phải là chuyển hướng hay chuyển làn.



lookkool nói:
- Nếu xe chúng ta là xe "C" ở hình trên, thì xe số 1, và xe số 2 phải nhường đường cho xe "C". Nếu xe "C" đi thẳng qua nút, không xi nhan Phải khi sắp ra khỏi nút, thì xe số 1 vẫn cứ đợi cho đến lúc xe "C" ra khỏi nút rồi mới biết được dự định của xe "C", lúc đấy xe "1" mới có thể đi vào nút. NHƯNG nếu xe "C"bật xi nhan Phải trước khi ra khỏi nút thì xe "1" biết trước dự định của xe "C" và có thể đi vào nút mà không cần đợt xe "C" ra han khỏi nút
Xe 1 không nhất thiết phải đợi nhìn thấy xi nhan xe C.
Nếu trên vòng xuyến có kẻ vạch chia làn, quy định nếu xe C ra vòng xuyến ở 12h thì xe C cần đi trên làn bên ngoài. Khi xe 1 nhìn thấy xe C đi ở làn bên ngoài, xe 1 biết ngay xe C sẽ thoát ở 12 h. Nhờ đó xe 1 sẽ chủ động đi vào vòng xuyến ngay khi nhìn thấy xe C vào vòng xuyến trên làn phía ngoài.
Đây là ưu điểm của việc kẻ vạch chia làn trên vòng xuyến. Nếu sử dụng kết hợp việc kẻ vạch chia làn trên vòng xuyến với quy định xi nhan trên vòng xuyến có lẽ sẽ cho kết quả hợp lý.


lookkool nói:
- Tương tự xe số 2 cũng có thể quan sát tín hiệu của xe C để quyết định thời điểm đi vào nút. Nếu xe "C" xi nhan rẽ Phải thì xe 2 có thể đi vào nút ngay, không cần đợi xe C đi qua, nếu xe "C" bật xi nhan báo rẽ Trái (hoac không báo gì) thì xe 2 phải đợi xe "C" đi qua rồi mới được vào nút.
Đây bản chất của vấn đề xi nhan báo hiệu khi đi qua nút giao vòng xuyến.
Tương tự như ở trên, nếu trên vòng xuyến có kẻ vạch chia làn, ngay khi xe 2 thấy xe C đi vào vòng xuyến ở làn bên ngoài, là xe 2 biết ngay xe C sẽ đi thẳng để thoát vòng xuyến tại 12h.
Nếu xe 2 nhìn thấy xe C đi vào vòng xuyến ở làn trái, là làn sát giải phân cách, là xe 2 biết ngay xe C sẽ đi thẳng để thoát ra ở 12h. Xin lưu ý, ở vị trí tương đối giữa xe 2 và xe C như trong hình, xe 2 khó có ther nhìn thasy xi nhan trái của xe C, vì xi nhan trái nằm ở phía khuất của xe.

lookkool nói:
Vậy có cần phải bật xi nhan khi đi vào xuyến không? Nếu rẽ Phải thì đương nhiên phải bật rồi! còn nếu rẽ Trái thì sao? nếu mà không bật thì có thể hiểu ngầm định là Rẽ Trái? (vì rẽ Phải là bắt buộc phải bật) => điều này dẫn đến sự khác nhau giữa một số quốc gia, chủ yếu là do quan điểm của những người làm ra luật thôi. Một số nước không yêu cầu bật để bớt đi động tác xử lý. Đặc biệt, khi đi thang qua nút (do hành trình ngan, không đủ thời gian bật xi nhanTrái-Phải) nên một số Luật quy định bật lúc vào, một số quy định không bật. Lúc ra thì một số luật khuyến cáo NÊN bật xi nhan nếu có thể (ví dụ của ÚC). Và luật nào thì cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế. Dựa vào thực tế, người làm luật xây dựng nên luật.

Nút giao vòng xuyến là một dạng giao cắt cực kỳ phổ biến ở ÚC, đạc biệt là trong khu dân cư, các nút giao chủ yếu là rất nhỏ, qua một thời gian lái xe ở ÚC em nhận thấy rất khó thao tác bật tín hiệu khi đi thang qua các nút giao vòng xuyến kích thước nhỏ. Lúc vào bật xi nhan, thì do đánh lái nên xi nhan tự tat, nên phải một tay giữ cần gạt xi nhan, vừa đi được một tí lại phải gạt xi nhan báo ra khỏi nút, nói chung là rất bất tiện. Ngay cả dân ÚC cũng có người thực hiện xi nhan, có người không thực hiện. Và em cũng đã từng bị một người lái vượt lên, đón ở đèn đỏ kế tiếp để phàn nàn là không xi nhan khi ra khỏi xuyến!
Nhà cháu thấy phần chữ đậm ở trên rất hợp lý. Thanks kụ nhiều.
Như vậy, nếu chúng ta bổ sung quy định kẻ vạch chia làn trên vòng xuyến, quy định làn cho từng hướng đi trên giao cắt, thì việc kịp bật hay không kịp bật xi nhan cũng không còn quá quan trọng nữa.

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
2-Theo như em thấy thấy thì không có sự khác biệt giữa bùng binh kẻ hay không kẻ làn, nhưng do thói quen thì dù không kẻ làn em vẫn đi theo làn "ảo" vì sẽ không phải bận tâm đến (nếu có) xe chạy song song với mình. Ở chỗ em trong bùng binh có thể chuyển làn bình thường, vì với những bùng binh lớn có 3-4 làn, đôi khi mình thoát ra từ hầm thì nhập làn trong sát bùng binh, vậy sau đó ngay lập tức phải xi nhan ra để ra khỏi làn này, sẽ buộc phải cắt 3 làn khác, tất nhiên mình không ưu tiên nên phải chờ họ cho phép. (tất nhiên là do mình không thuộc đường khi vừa chui ra chọn làn bên trái để bám).
Nhà cháu thì thấy có sự khác nhau, kụ à.

Vòng xuyến không kẻ làn:
- phương tiện đi lộn xộn. Khi đi vào, các xe có xu hướng lấn trái, đi vào sát vòng xuyến. Trong quá trình đó, họ tạt đầu xe đang lưu thông ở bên trái, chặn đầu các xe phía sau. Khi muốn thoát ra khỏi vòng xuyến, chu trình ngược lại bắt đầu: các xe đó tạt đầu xe bên phải, chặn đầu các xe phía sau để thoát ra.
- Xe đang đi cặp hông bên phải không thể nhìn thấy xi nhan trái của xe đang đi bên trái mình, nên không biết xe đó có rẽ trái hay không.

Vòng xuyến có kẻ làn:
- hướng đi của xe được xác định bởi vị trí tương đối của xe đó trên vòng xuyến. Khi thấy một chiếc xe đi cách mép vòng xuyến khoảng 3m, các xe khác biết ngay xe này sẽ đi thẳng để thoát ra ở lối thoát trước mặt.
- ker cả khi vạch kẻ bị mờ, trời mưa không thể nhìn vạch kẻ, thì với cách xác định vị trí tướng đối của một phương tiện so vosi mép vòng xuyến, xe khác có thể đoán được chiếc xe này sẽ thoát ra ở vị trí nào, mà không phải chờ để nhìn thasy đèn xi nhan.

Các vòng xuyến phức tạp như các ngã 5, ngã 6, ngã 7:

Ở các vòng xuyến phức tạp, có hơn 4 nhánh, nếu chỉ căn cứ vào xi nhan, mà không kẻ vạch chia làn trên vòng xuyến, thì không thể tổ chức giao thông hợp lý và thông suốt.
Các vòng xuyến phức tạp càn được tổ chức kẻ vạch chia làn quy định hướng đi trên từng làn, thì mới giải được bài toán lưu thông qua vòng xuyến.

Nhà cháu ví dụ, ttrùng hợp vòng xuyến Swindons Roundabout bên Anh quốc chẳng hạn (như trong hình). Nhà cháu sẽ úp video vè vòng xuyến này, để các kụ tham khảo.


---------------

Hình 1: Vòng xuyến Swindons (Anh quốc) gồm 6 vòng xuyến nhỏ (ngã 6) và 38 mũi tên chỉ hướng đi, vẽ trên vòng xuyến





Hình 2: Cách lưu thông trên Vòng xuyến Swindons.
(Đầu đường kẻ có dấu tròn là nơi xe bắt đầu đi)



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn cụ, em đã tìm thấy thông tin là ở Tây Ban Nha cho phép chuyển làn trong nút giao vòng xuyến
http://www.ibexinsure.com/news-item/how-to-drive-in-a-roundabout-in-spain






Em xin dịch đoạn "How do I indicate direction at a roundabout?"
"Để ra khỏi xuyến, mac dù xi nhan Phải là bat buộc, nhưng thỉnh thoảng, đac biệt là khi lối ra kế tiếp quá gần, trường hợp này không khuyến cáo xi nhan để tránh các lái xe khác hiểu nhầm là bạn có ý định ra khỏi xuyến ở lối ra kế tiếp. Nếu bạn đang lái xe ở trong xuyến, không nên xi nhan TRÁI để báo rang bạn vẫn đang đi vòng để tìm lối thoát ra. Chỉ xi nhan khi muốn chuyển làn, và xi nhan Phải để báo hiệu bạn sap ra khỏi xuyến tại một lối ra nào đó"

Nói chung là rất đau đầu, em xin dừng cuộc chơi tại đây

Cảm ơn kụ lookkool nhiều. Ví dụ vòng xuyến Tây ban nha của kụ rất hay. Nó cho thấy một quan điểm tổ chức giao thông qua vòng xuyến khác của Mỹ, và khác với các nước khác. đó là:

1- chỉ sử dụng xi nhan bên phải, không được sử dụng xi nhan bên trái.

2- chỉ được thoát khỏi xuyến từ vòng ngoài cùng. Không được thoát khỏi xuyến từ 2 làn bên trong (trừ trường hợp có biển báo và vạch mũi tên chỉ dẫn được làm như vậy, và chỉ được thoát từ làn giữa, và khi làn ngoài cùng trống thì phải chuyển ra làn ngoài cùng để thoát xuyến), và chỉ bật xi nhan bên phải trước lối mình sẽ thoát ra.

3- được chuyển làn trên xuyến theo hướng từ trong ra ngoài (từ làn trái sang làn bên phải, không được chuyển ngược lại từ làn phải vào làn trái).

4- xe trên làn bên trái không có quyền ưu tiên, không được cắt mặt xe trên lagn bên phải để chuyển làn ra ngoài. Nếu xe làn bên ngoài đông quá, không được cắt mặt chen vào làn bên phải, mà phải làm một vòng tròn quanh xuyến thêm lần nữa (cái này ngược lại voéi nguyên tắc nhường đường cho xe bên trái đến của Vn và phàn lớn các nước châu Âu).

Nhà cháu nghĩ, có 1 nguyên tắc đơn giản giúp ta dễ hiểu cách luwu thông của vòng xuyến TBN nói riêng cũng như vòng xuyến các nước khác nói chung. Đó là, áp dụng phép phân tích tam phân.

Tại còm tiếp theo, nhà cháu sẽ xin trao đổi cùng các kụ về "phép phân tích Tam phân" nhé.

Logo của "Phép phân tích Tam phân":



.
 
Chỉnh sửa cuối:

sozinho

Xe buýt
Biển số
OF-12372
Ngày cấp bằng
1/1/08
Số km
636
Động cơ
507,597 Mã lực
Em ở cạnh TBN, em nghĩ có cùng quy tắc giao thông, nếu như chỗ em thì có vẻ bác hiểu chưa đúng quy tắc:
1- Đúng, vẫn xi nhan trái khi chuyển làn
2- Có thể thoát xuyến từ mọi làn, có điều quy tắc chuyển làn được ưu tiên, nói khác là xe chuyển làn không được ưu tiên nên cần thấy đủ an toàn mới chuyển. Bật xi nhan trước lối thoát. Thông thường với xuyến to kẻ làn thì luôn đủ làn cho các làn xe cùng thoát.
3- Chưa đúng, chuyển làn ra hay vào tùy mục đích lưu thông.
4- Không có ưu tiên trái hay phải, quy tắc chuyển làn được tôn trọng, nghĩa là khi chuyển làn luôn phải xi nhan và không được ưu tiên.
Tùy theo hạ tầng chứ em không thấy Mỹ hơn hay ở đây hơn, ở Mỹ hạ tầng quá tốt, đủ làn đủ đường di chuyển dễ, ở đây hạ tầng hẹp hơn nhưng văn hóa giao thông nhường nhịn nên không ảnh hưởng, chỉ tắc đường khi có tai nạn, gọi là tắc nhưng thực ra là di chuyển chậm chứ không tắc cứng.

Cảm ơn kụ lookkool nhiều. Ví dụ vòng xuyến Tây ban nha của kụ rất hay. Nó cho thấy một quan điểm tổ chức giao thông qua vòng xuyến khác của Mỹ, và khác với các nước khác. đó là:

1- chỉ sử dụng xi nhan bên phải, không được sử dụng xi nhan bên trái.

2- chỉ được thoát khỏi xuyến từ vòng ngoài cùng. Không được thoát khỏi xuyến từ 2 làn bên trong (trừ trường hợp có biển báo và vạch mũi tên chỉ dẫn được làm như vậy, và chỉ được thoát từ làn giữa, và khi làn ngoài cùng trống thì phải chuyển ra làn ngoài cùng để thoát xuyến), và chỉ bật xi nhan bên phải trước lối mình sẽ thoát ra.

3- được chuyển làn trên xuyến theo hướng từ trong ra ngoài (từ làn trái sang làn bên phải, không được chuyển ngược lại từ làn phải vào làn trái).

4- xe trên làn bên trái không có quyền ưu tiên, không được cắt mặt xe trên lagn bên phải để chuyển làn ra ngoài. Nếu xe làn bên ngoài đông quá, không được cắt mặt chen vào làn bên phải, mà phải làm một vòng tròn quanh xuyến thêm lần nữa (cái này ngược lại voéi nguyên tắc nhường đường cho xe bên trái đến của Vn và phàn lớn các nước châu Âu).

Nhà cháu nghĩ, có 1 nguyên tắc đơn giản giúp ta dễ hiểu cách luwu thông của vòng xuyến TBN nói riêng cũng như vòng xuyến các nước khác nói chung. Đó là, áp dụng phép phân tích tam phân.

Tại còm tiếp theo, nhà cháu sẽ xin trao đổi cùng các kụ về "phép phân tích Tam phân" nhé.

Logo của "Phép phân tích Tam phân":

.



.
 

DucCD

Xe hơi
Biển số
OF-409921
Ngày cấp bằng
12/3/16
Số km
102
Động cơ
225,365 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo em thì Xi nhan là để xin đường, chuyển làn. Tùy vòng xuyến to hay bé mà xử lý, nếu đi thẳng không chuyển làn thì ko phải xinhan, nếu vòng xuyến to mà phải rẽ qua các đoạn trộn dòng thì phải xinhan để xin đường các xe khác.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em ở cạnh TBN, em nghĩ có cùng quy tắc giao thông, nếu như chỗ em thì có vẻ bác hiểu chưa đúng quy tắc:
1- Đúng, vẫn xi nhan trái khi chuyển làn
2- Có thể thoát xuyến từ mọi làn, có điều quy tắc chuyển làn được ưu tiên, nói khác là xe chuyển làn không được ưu tiên nên cần thấy đủ an toàn mới chuyển. Bật xi nhan trước lối thoát. Thông thường với xuyến to kẻ làn thì luôn đủ làn cho các làn xe cùng thoát.
3- Chưa đúng, chuyển làn ra hay vào tùy mục đích lưu thông.
4- Không có ưu tiên trái hay phải, quy tắc chuyển làn được tôn trọng, nghĩa là khi chuyển làn luôn phải xi nhan và không được ưu tiên.
Tùy theo hạ tầng chứ em không thấy Mỹ hơn hay ở đây hơn, ở Mỹ hạ tầng quá tốt, đủ làn đủ đường di chuyển dễ, ở đây hạ tầng hẹp hơn nhưng văn hóa giao thông nhường nhịn nên không ảnh hưởng, chỉ tắc đường khi có tai nạn, gọi là tắc nhưng thực ra là di chuyển chậm chứ không tắc cứng.
Xin cảm ơn kụ sozinho nhiều. Còm của kụ đã giúp nhà cháu nhìn bức tranh giao thông bên đó rõ hơn, lô gic hơn.

1- đúng như kụ nói, vẫn được xi nhan trái khi chuyển làn sang làn bên trái.

2- nhà cháu thấy họ nói rõ là không cho thoát xuyến từ các làn bên trong mà, kụ à (xem hình trích bên dưới). Chỉ trừ một số trường hợp cụ thể, khi có biern báo cho phép, có vạch kẻ dưới mặt đường cho phép, thì mới được thoát xuyến từ làn không phải là làn ngoài cùng.

3- chỗ này nhà cháu nhầm, tưởng là không được chuyển vào làn bên trái, và đang băn khoăn tìm hiểu xem tại sao họ quy định như vậy. Hoá ra không phải vậy. May quá. Cảm ơn kụ.

4- kụ cũng đã xác nhận tại TBN không áp dụng nguyên tắc ưu tiên cho xe bên trái đến, khi lưu thông trên vòng xuyến.
Nhà cháu muốn hiểu lý do tại sao họ lại gạt bỏ nguyên tắc nhường đường cho xe bên trái khi lưu thông trong vòng xuyến. Nếu có thể được, nhờ kụ trích giúp nhà cháu, xem trong điều luật nào của TBN, hoặc của quốc gia nơi kụ lái xe, quy định như vậy, để nhà cháu tìm đọc tiếp nhé.

----------------
Hình:


.
 
Chỉnh sửa cuối:

czechonline

Xe điện
Biển số
OF-46446
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
3,309
Động cơ
494,170 Mã lực
Đã là vòng xuyến thì vào không cần xi nhan ( mấy anh xxx rất thích điều này nên các cụ cứ xi nhan cho chắc ăn ) vì không có rẽ trái chỉ có rẽ phải hoặc thẳng vào vòng xuyến . Khi đã vào vòng xuyến rồi thì khi ra ở đâu bắt buộc xi nhan ở đó không phải như cụ chủ nói , vì đã vào vòng xuyến rồi thì xe nào cũng như nhau không ai phân biệt được đi thẳng theo bùng binh hay rẽ trái ra khỏi bùng binh .
 

sozinho

Xe buýt
Biển số
OF-12372
Ngày cấp bằng
1/1/08
Số km
636
Động cơ
507,597 Mã lực
Chào bác,
Em trả lời chưa rõ dẫn đến bác hiểu lầm:
1-Đúng
2-Không cho thoát là đến lối ra mới thoát, thông thường xuyến to và khi nhập xuyến bác đi vào làm trong bên trái, lúc đó bác xi nhan chuyển làn vài lần để ra và thoát xuyến, miễn là nơi bác chuyển là vạch đứt. Nghĩa là bác phải làm điều đó sớm, chứ không phải đến lối thoát mới cắt mặt, vì thông thường để loại trừ tình huống này nơi gần lỗi thoát luôn luôn là vạch kẻ liền. Tương tự ở trước mỗi lối rẽ hay nhập làn, lúc gần đến giao điểm luôn là vạch liền, do đó khi muốn ra hay vào ta phải sang trước khi là vạch đứt.
3-Đúng
4- Cái này bác hiểu lầm ý em, gặp vòng xuyến luôn ưu tiên xe bên trái (tức là xe đang ở trong vòng), như vậy mới phát huy được vòng xuyến. Em nói không ưu tiên phải trái là nói đến ý của bác khi cho là chuyển làn trái được ưu tiên theo luật VN, em cho là cái này chính là mâu thuẫn trong quy định giao thông của ta, các xe tạt lề cứ cho mình quyền ưu tiên hơn xe chạy thẳng???

Xin cảm ơn kụ sozinho nhiều. Còm của kụ đã giúp nhà cháu nhìn bức tranh giao thông bên đó rõ hơn, lô gic hơn.

1- đúng như kụ nói, vẫn được xi nhan trái khi chuyển làn sang làn bên trái.

2- nhà cháu thấy họ nói rõ là không cho thoát xuyến từ các làn bên trong mà, kụ à (xem hình trích bên dưới). Chỉ trừ một số trường hợp cụ thể, khi có biern báo cho phép, có vạch kẻ dưới mặt đường cho phép, thì mới được thoát xuyến từ làn không phải là làn ngoài cùng.

3- chỗ này nhà cháu nhầm, tưởng là không được chuyển vào làn bên trái, và đang băn khoăn tìm hiểu xem tại sao họ quy định như vậy. Hoá ra không phải vậy. May quá. Cảm ơn kụ.

4- kụ cũng đã xác nhận tại TBN không áp dụng nguyên tắc ưu tiên cho xe bên trái đến, khi lưu thông trên vòng xuyến.
Nhà cháu muốn hiểu lý do tại sao họ lại gạt bỏ nguyên tắc nhường đường cho xe bên trái khi lưu thông trong vòng xuyến. Nếu có thể được, nhờ kụ trích giúp nhà cháu, xem trong điều luật nào của TBN, hoặc của quốc gia nơi kụ lái xe, quy định như vậy, để nhà cháu tìm đọc tiếp nhé.

----------------
Hình:

 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,950
Động cơ
423,348 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Cục đường bộ khong có hướng dẫn rõ dàng nên lái xe tự đoán cách đi.
 

Captiva555

Xe tăng
Biển số
OF-129242
Ngày cấp bằng
2/2/12
Số km
1,410
Động cơ
386,782 Mã lực
Nơi ở
Cà phê buôn dưa lê
Quan điểm của em đi thẳng qua vòng xuyến ko phải xi nhan, nếu xi nhan sẽ gây hiểu nhầm cho xe đi sau
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu đang còn nợ các kụ còm viết về "phép phân tích tam phân".

Nhà cháu sẽ cố gắng gom chữ, sớm viết tiếp thớt này để trao đổi cùng các kụ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1- Phép phân tích Tam phân.

Chúng ta đều biết, trong số học có hệ thống Thập phân, được biểu thị bởi 10 ký hiệu, từ 0 đến 9. Người ta có thể sử dụng 10 con số cơ bản này để thể hiện bất kỳ con số nào.
Ngôn ngữ máy tính thì dùng hệ nhị phân, tức là dùng hệ thống gồm 2 ký hiệu, là 0 và 1, để viết các chương trình máy tính.

Trong cơ học, khi cần xác định hướng tác động của một lực, một véc tơ, người ta thường "tam phân" lực đó theo trục XYZ.

Tương tự như vậy, trong giao thông chúng ta có thể dùng hệ Tam phân để tự xác định hướng đi của phương tiện, hoặc để tự định vi trí của xe mình và xe người khác khi lưu thông trong ma trận giao thông, đồng thời thông báo, cũng bằng hệ Tam phân, cho các xe khác biết hướng mình sẽ di chuyển.

Hệ Tam phân sử dụng trong giao thông, gồm 3 ký hiệu, để mô tả, để thông báo sự di chuyển bất kỳ của các phương tiện giao thông trên đường.

- Ba ký hiệu của hệ Tam phân, là rẽ Trái, đi Thẳng và rẽ Phải
, được ký hiệu bằng 3 mũi tên sau.



Hình #6: 3 thành tố cơ bản của Hướng di chuyển của phương tiện, theo phép phân tích Tam phân




- Áp dụng nguyên tắc Tam phân, bằng cách gắn 3 mũi tên Trái, Thẳng và Phải đó lên mũi ô tô, ta sẽ có thể biểu diễn hướng đi bất kỳ của ô tô đó. Như trong hình vẽ sau đây.

Hình #7: Áp dụng Tam phân để xác định hướng đi của phương tiện.



- Áp dụng nguyên tắc Tam phân, với hệ thống đèn xi nhan Trái-Phải trên xe, ta có thể thông báo rõ ràng, cụ thể cho phương tiện khác biết về hướng di chuyển bất kỳ của xe mình điều khiển.
Rẽ trái --> xi nhan trái
Đi thẳng --> không xi nhan
Rẽ phải --> xi nhan phải

Hoặc
Chuyển làn sang trái --> xi nhan trái
Không chuyển làn --> không xi nhan
Chuyển làn sang phải --> xi nhan phải.

Hình #8: Mối liên quan giữa Tam phân và Hệ thống đèn báo rẽ trên ô tô

- Khi đi qua giao cắt thông thường:





- Khi đi qua giao cắt vòng xuyến: xem hình 11 ở còm #141 bên dưới.





2- Sử dụng Tam phân để xác định vị trí ô tô trong giao cắt:


(Còn tiếp...)
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top