[TT Hữu ích] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
...............................................................................
Tuy thế tiếng đàn vẫn ko thiếu mầu sắc, vì các sắc thái p ô cũng chơi nhẹ hơn bình thường, do đó vẫn đảm bảo tính tương phản rất cao và mang màu sắc riêng của cá nhân.
Cảm xúc thì phụ thuộc vào: dynamic, articulation và tempo ( rubato). Dynamic là phần dễ làm nhất. 2 cái sau mới cho thấy rõ nhất đẳng cấp và tư duy âm nhạc của ng trình tấu
BTW, có chậm thì phải có nhanh để so sánh chứ! :P

Thì đây, đánh nhanh nhưng vẫn là là déchiffrer (đánh thị tấu) chứ chưa là cấp độ đánh thuôc lòng nhé! [-X
Lưu ý dụng cụ quay các clip này vẫn là cái điện thoai tuy chưa phải "cùi bắp", nhưng là rẻ tiền Iphone 8Plus thôi.
Mời các bác xem (nghe) coi có note nào sai, nhòe, mất cân đối (âm lượng và âm sắc) hay có tạp âm hay không? :D


 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Nếu biết đánh thì coi và nghe cái bè chính, bè phụ, bè đệm nó ntn và ở đâu dưới ngón đàn của pianist bậc thầy Sokolov.
Với nhiều người chơi/ chuyển từ nhạc nhẹ sang thì khó có thể hiểu được bè là cái gì.
Nhạc classic thì lúc nào cũng hướng tới Sự tương phản. To nhỏ, nhanh chậm, sáng tối.. và Bè. Nói ngắn gọn thì hãy nghe một dàn hợp xướng hát, và pianist sẽ biểu diễn giống như 1 dàn hợp xướng, mà chỉ có một mình ( và 10 ngón tay )
Để làm được bè thì cần:
1. Phân tích bè
2. Độc lập giữa tay phải tay trái to nhỏ tùy ý bất kì lúc nào
3. Điều khiển lực từng ngón tay để làm nổi 1 nốt khi chơi hợp âm ( thường là 1 & 5 ). Đây là bí quyết khi nghe để biết ng chơi đàn piano có đc học piano ko, hay là chuyển từ keyboard sang. Ai nắm được cách chơi này tiếng đàn sẽ khác hẳn ( hightlight nốt cao nhất trong 1 hợp âm ) Do đó, muốn học đàn 1 cách bài bản, cần phải tìm đc thầy cô giáo biết đc điều này, ko phải là 1 thầy cô có tốc độ chạy ngón nhanh làm lóa mắt người xem. Ko biết điều này thì 100% là chuyển từ 1 bộ môn khác sang dạy Piano! Thực tế ngoài đời e đã gặp nhiều
Trong nhạc nhẹ thì tay phải thường to, tay trái nhỏ. Đây là dạng thô sơ nhất của bè, và chẳng cần phân tích gì

Ví dụ về bài La Separation của M.Glinka là hơi nặng đô, mời các bác nghe 1 bản nhạc đơn giản hơn nhiều, nhưng cũng rất nổi tiếng của Tchaikovsky. Các soạn giả Nga thật sự rất mạnh về bè!
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Với nhiều người chơi/ chuyển từ nhạc nhẹ sang thì khó có thể hiểu được bè là cái gì.
Nhạc classic thì lúc nào cũng hướng tới Sự tương phản. To nhỏ, nhanh chậm, sáng tối.. và Bè. Nói ngắn gọn thì hãy nghe một dàn hợp xướng hát, và pianist sẽ biểu diễn giống như 1 dàn hợp xướng, mà chỉ có một mình ( và 10 ngón tay )
Đúng vậy chơi/chuyển từ nhạc nhẹ sang thì đã là khó có thể hiểu được bè là cái gì. Đằng này một nốt nhạc bẻ đôi, cũng không biết, chẳng qua là có tí tiền rồi có điều kiện nghe nhạc, và lên diễn đàn nói như biết lại còn vặn veo này kia. Thế nên khi nghe cái nhà bác ấy nói về "bè với chả xuồng" tôi chỉ cười khẩy nói thẳng vào mặt là "Bác thì biết cóc gì mà nói! =)) :-h " là như vậy. :(


Để làm được bè thì cần:
1. Phân tích bè
2. Độc lập giữa tay phải tay trái to nhỏ tùy ý bất kì lúc nào
3. Điều khiển lực từng ngón tay để làm nổi 1 nốt khi chơi hợp âm ( thường là 1 & 5 ). Đây là bí quyết khi nghe để biết ng chơi đàn piano có đc học piano ko, hay là chuyển từ keyboard sang. Ai nắm được cách chơi này tiếng đàn sẽ khác hẳn ( hightlight nốt cao nhất trong 1 hợp âm ) Do đó, muốn học đàn 1 cách bài bản, cần phải tìm đc thầy cô giáo biết đc điều này, ko phải là 1 thầy cô có tốc độ chạy ngón nhanh làm lóa mắt người xem. Ko biết điều này thì 100% là chuyển từ 1 bộ môn khác sang dạy Piano! Thực tế ngoài đời e đã gặp nhiều
Cái này thì chỉ cần nói ngắn gọn là, "Để làm được bè thì cần: học Bach cho giỏi" là xong vì Bach có những bài tập cũng như tác phẩm có ít nhất là hai bè có khi bốn năm bè. Nên nếu đánh Bach được thì chuyện này (bè) là chuyện nhỏ! :P


Trong nhạc nhẹ thì tay phải thường to, tay trái nhỏ. Đây là dạng thô sơ nhất của bè, và chẳng cần phân tích gì

Đây là cái cơ bản nhất nhưng nhiều người cứ lấy nó để áp dụng cho cả nhạc classic, rồi mở mồm nói cứ như biết rồi. Nghe mà bực cả mình! :(
Do vậy nên những người học nhạc cổ điển "tử tế" và yêu thích nó, thì chẳng bao giờ thích nghe nhạc nhẹ loại phổ thông, và đàn nhạc nhẹ là vậy! :D


Ví dụ về bài La Separation của M.Glinka là hơi nặng đô, mời các bác nghe 1 bản nhạc đơn giản hơn nhiều, nhưng cũng rất nổi tiếng của Tchaikovsky. Các soạn giả Nga thật sự rất mạnh về bè!

Thực ra bài La Separation của M.Glinka không phải nặng đô mà chỉ có dài thôi và mấy chỗ hợp âm quãng 10 hay nói đúng là "10.5" (B-F-D, C-E-F, ..........). nếu nhìn kỹ thì các bè của nó có nhưng không đan luồn vào nhau, mà luôn luôn độc lập riêng cho tay trái, hoặc tay mặt, do đó đàn mà để ý thì sẽ không khó. Còn bài October (Tháng Mười) của Tchaikovsky tuy ngắn hơn nhưng có những bè luồn và đánh cho hay và tinh tế sẽ khó hơn rất nhiều!

In addition, tôi cố tình lấy bài La Separation của M.Glinka này, bởi vì qua đó, cũng mở mắt cho một số người hay nói thẳng là cho cái lũ ngu!
FYI, rất nhiều người khi nghe bài La Separation (Chia tay) của M. Glinka này, rồi cho rằng đây là sự chia tay của một đôi tình nhân và làm những phim, những clip minh họa, cũng như là đã có những "nhà phê bình âm nhạc" đăng đàn mở mồm phân tích bài này, theo cái cảm xúc của hai người yêu nhau ,rồi chia tay nhau, nghe mà muốn chửi vào mặt!!!

Xin thưa, cái chia tay trong bài nhạc này, là sự chia tay, hay ly biệt của M. Glinka với người chị gái của mình!

FYI, M. Glinka mất mẹ từ nhỏ, và được người chị nuôi nấng, chăm sóc yêu thương, như mẹ nuôi con. Khi chị ông lớn, và ông cũng lớn, vì nhiều lý do, bà phải lập gia đình, và trong cái ngày tiễn biệt đó, M. Glinka đã làm ra tác phẩm này để tặng chị mình, nên bài này là bài ly biệt của một đứa em chia tay người chị ruột mình chứ chẳng có yêu iếc gì hết!

Các bác nghe tôi nói, mà chửa tin thì ráng mà tìm tòi tài liệu đọc để mở mắt ra nhé! :))


In closing, riêng bài Tháng Mười bác đưa cái demo của Cyprien Katsaris đánh, thì tôi thấy hay mà lại dở!
Vì sao ư?

Ai nghe Piano cũng biết Cyprien Katsaris một pianist rất giỏi, là bực thầy. Tuy nhiên lý do mà tôi chê bởi vì:
+ ông đánh tác phẩm này bằng một cây đàn Yamaha chứ không phải Steinway! Tiếng Yamaha so với Steinway ntn chắc không phải bàn?!
+ Đây là thu Live và được thu năm 1970 mà là Mono, do đó âm thanh của nó không đẹp và nghe câu nhạc chưa có sự cộng hưởng hòa thanh!

Nếu muốn nghe bài Tháng Mười này mà đánh thu lúc "ngày xưa", thì phải nghe Lev Oborin đánh! =D> =D> =D>
Lev Oborin là người đoạt giải nhất trong cuộc thi Chopin lần đầu tiên năm 1927cũng là người Nga đầu tiên đoạt giải Chopin.
Bài Tháng Mười này ông đánh và cũng là thu Live ở tại phòng thu Ostankino của đài truyền hình Moscow năm 1971, nhưng nghe âm thanh khác hẳn! Rõ đẹp bè nào ra bè đó cũng như là thời điểm đó thì vẫn là Mono nhưng âm thanh nghe đúng là "bá cháy". Mời các bác nghe và so sánh:


Bản thu của Lev Oborin đánh năm 1971, La A 444 Hz:

Bản thu của Cyprien Katsaris đánh năm 1970, La A 440 Hz:
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Đúng ra tôi im lặng để cho bác @Bastion.P cứ ôm lấy sự ngô nghê về thẩm mỹ âm nhạc và kiến thức âm nhạc, rồi đi "khoe" vung vít về những cái bác nghĩ, và hiểu, cùng cái cảm nhận của mình trên các diễn đàn, cũng như mọi nơi mà bác ấy mở mồm, để cho những người hiểu chuyện cười vào mũi (nhưng lịch sự hay ngại tranh cãi, mất lòng mà im không thèm nói), vì cái sự ngây thơ non nớt mà lại có "ý kiến ý cò" giống như bọn nhà giầu mới, khoe của khoe sang, theo cái lối mà người ta thường nói "trưởng giả học làm sang
Bác thì biết cóc gì mà nói
Bác còm thế này là mất khách :-w:-w:-w
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Đúng vậy chơi/chuyển từ nhặc nhẹ sang thì đã là khó có thể hiểu được bè là cái gì. Đằng này một nốt nhạc bẻ đôi, cũng không biết, chẳng qua là có tí tiền rồi có điều kiện nghe nhạc, và lên diễn đàn nói như biết lại còn vặn veo này kia. Thế nên khi nghe cái nhà bác ấy nói về "bè với chả xuồng" tôi chỉ cười khẩy nói thẳng vào mặt là "Bác thì biết cóc gì mà nói! =)) :-h " là như vậy. :(




Cái này thì chỉ cần nói ngắn gọn là, "Để làm được bè thì cần: học Bach cho giỏi" là xong vì Bach có những bài tập cũng như tác phẩm có ít nhất là hai bè có khi bốn năm bè. Nên nếu đánh Bach được thì chuyện này (bè) là chuyện nhỏ! :P





Đây là cái cơ bản nhất nhưng nhiều người cứ lấy nó để áp dụng cho cả nhạc classic, rồi mở mồm nói cứ như biết rồi. Nghe mà bực cả mình! :(
Do vậy nên những người học nhạc cổ điển "tử tế" và yêu thích nó, thì chẳng bao giờ thích nghe nhạc nhẹ loại phổ thông, và đàn nhạc nhẹ là vậy! :D





Thực ra bài La Separation của M.Glinka không phải nặng đô mà chỉ có dài thôi và mấy chỗ hợp âm quãng 10 hay nói đúng là "10.5" (B-F-D, F-E-C, ..........). nếu nhìn kỹ thì các bè của nó có nhưng hông đan luồn vào nhau, mà luôn luôn độc lập riêng cho tay trái, hoặc tay mặt, do đó đàn mà để ý thì sẽ không khó. Còn bài October (Tháng Mười) của Tchaikovsky tuy ngắn hơn nhưng có những bè luồn và đánh cho hay và tinh tế sẽ khó hơn rất nhiều!

In addition, tôi cố tình lấy bài La Separation của M.Glinka này, bởi vì qua đó, cũng mở mắt cho một số người hay nói thẳng là cho cái lũ ngu!
FYI, rất nhiều người khi nghe bài La Separation (Chia tay) của M. Glinka này, rồi cho rằng đây là sự chia tay của một đôi tình nhân và làm những phim, những clip minh họa, cũng như là đã có những "nhà phê bình âm nhạc" đăng đàn mở mồm phân tích bài này, theo cái cảm xúc của hai người yêu nhau ,rồi chia tay nhau, nghe mà muốn chửi vào mặt!!!

Xin thưa, cái chia tay trong bài nhạc này, là sự chia tay, hay ly biệt của M. Glinka với người chị gái của mình!

FYI, M. Glinka mất mẹ từ nhỏ, và được người chị nuôi nấng, chăm sóc yêu thương, như mẹ nuôi con. Khi chị ông lớn, và ông cũng lớn, vì nhiều lý do, bà phải lập gia đình, và trong cái ngày tiễn biệt đó, M. Glinka đã làm ra tác phẩm này để tặng chị mình, nên bài này là bài ly biệt của một đứa em chia tay người chị ruột mình chứ chẳng có yêu iếc gì hết!

Các bác nghe tôi nói, mà chửa tin thì ráng mà tìm tòi tài liệu đọc để mở mắt ra nhé! :))


In closing, riêng bài Tháng Mười bác đưa cái demo của Cyprien Katsaris đánh, thì tôi thấy hay mà lại dở!
Vì sao ư?

Ai nghe Piano cũng biết Cyprien Katsaris một pianist rất giỏi, là bực thầy. Tuy nhiên lý do mà tôi chê bởi vì:
+ ông đánh tác phẩm này bằng một cây đàn Yamaha chứ không phải Steinway! Tiếng Yamaha so với Steinway ntn chắc không phải bàn?!
+ Đây là thu Live và được thu năm 1970 mà là Mono, do đó âm thanh của nó không đẹp và nghe câu nhạc chưa có sự cộng hưởng hòa thanh!

Nếu muốn nghe bài Tháng Mười này mà đánh thu lúc "ngày xưa", thì phải nghe Lev Oborin đánh! =D> =D> =D>
Lev Oborin là người đoạt giải nhất trong cuộc thi Chopin lần đầu tiên năm 1927cũng là người Nga đầu tiên đoạt giải Chopin.
Bài Tháng Mười này ông đánh và cũng là thu Live ở tại phòng thu Ostankino của đài truyền hình Moscow năm 1971, nhưng nghe âm thanh khác hẳn! Rõ đẹp bè nào ra bè đó cũng như là thời điểm đó thì vẫn là Mono nhưng âm thanh nghe đúng là "bá cháy". Mời các bác nghe và so sánh:


Bản thu của Lev Oborin đánh năm 1971, La A 444 Hz:

Bản thu của Cyprien Katsaris đánh năm 1970, La A 440 Hz:
Chất lượng của bản e gửi ko tốt, vì có bản nhạc để cho ai biết đọc nhạc thì theo dõi xem Bè nó thế nào, còn phần nghe thì thua xa bản của Oborin.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Bác còm thế này là mất khách :-w:-w:-w
Tôi đâu có cần khách ! :))

Tôi chỉ cần người tử tế. :x và thực sự quan tâm tới piano, thích nghe Piano hay nôm na là có nhu cầu thực sự về trao đổi nghiên cứu về piano thôi.
=D>

Bọn "rảnh háng rỗi hơi" thì luôn luôn là không có thiếu trên mọi diễn đàn, và Ofun không là ngoại lệ, nên đây cũng là một cách để loại chúng từ vòng gửi xe. Chúng vốn dĩ quen được nịnh bợ, thủ dâm tinh thần vì người đối diện sẽ thu lại "một cái gì đó" sau đó, và chúng quên là minh là kẻ đi xin, chẳng ai cho người ăn xin như chúng miếng ngon, mà lại phải hạ mình hay ngọt ngào cả trừ khi là ................. ! :P

Trong thực tế ông bà có câu "Có bệnh thì vái tứ phương" bất kể thầy giỏi dở nhưng vẫn phải mất tiền!
Một khi ai mà đã có nhu cầu thực sự, nghĩa là đang trong cơn bệnh nặng, hoặc không bệnh mà rất quan tâm tới sức khỏe, thì thầy thuốc nào rằng nghe, hay bị thuốc nào bảo giỏi , hoặc những thông tin hữu ích cho cái mình quan tâm, với những người hiểu chuyện, biết chuyện điều, họ sẽ trân trọng, lắng nghe và trao đổi, nghiên cứu ở góc độ cầu thị.
Đằng này kiến thức thì chẳng có, vào diễn đàn, lợi dụng "quyền tự do phát biểu của mỗi thành viên" rồi viết bình luận kiểu truy vấn, bươi móc, xóc óc hay nói thẳng ra có ý đồ chọc ngoáy, thì tự hỏi với loại người này, phải xử như thế nào? Nhất là khi mình lại là "chủ nhà" mà lập thớt thì thì khách vào là phải tiếp!?

Đây là ta nói chuyện trên diễn đàn này, còn trong thực tế, anh đến nhà tôi mà hỏi vặn vẹo kiểu này, thì phải đạp đầu túm cổ quăng ra khỏi nhà ngay lập tức, chứ không có chuyện lịch sự trả lời từng ý như ban đầu như thế. Nói thật, với những bác, mà cụ thể là cái nhà bác kia, trả lời của tôi còn là còn quá nhẹ, đáng lẽ phải nặng hơn thế!

Mọi kiến thức tôi chia sẻ là thực và có giá trị thực tiễn, nên không có chuyện "quỳ gối dâng kiến thức" cho ai hết. [-X
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Chất lượng của bản e gửi ko tốt, vì có bản nhạc để cho ai biết đọc nhạc thì theo dõi xem Bè nó thế nào,

Người mở miệng nói về bè về giọng (Voix) thì phải biết và có tai nghe nên nghe là nhận ra ngay bè chính, phụ, luồn,..... qua cường độ và sắc thái từng câu nhạc, hay giai điệu trong từng bè khi đánh lên, trứ khi tai trâu thôi.
Thực sự là cái bác làm (Up bài nhạc lên là "có bản nhạc để cho ai biết đọc nhạc"), giúp ích cho những ai quan tâm và đang tập làm quen, hay tập nghe, chứ riêng cái nhà bác kia, thì chỉ là ti toe nói bè biếc cho sang mõm, gửi cho bác ấy coi khác nào ...............! :))


còn phần nghe thì thua xa bản của Oborin.

Lev Oborin là người đoạt giải nhất trong cuộc thi Chopin lần đầu tiên năm 1927 và cũng là người Nga đầu tiên đoạt giải Chopin nên tài cán ntn, ta khỏi bàn, Do đó, khi nghe ông đánh (nhất là những tác phẩm có giai điệu tình cảm) mà nghe dở mới là lạ. :(

Tiện dây mời các bác thêm một lần xem tài năng của Lev Oborin khi ông chơi tiếp một tác phẩm khác của Tchaikovsky trong tổ khúc Bốn Mùa (The Seasons) bài Tháng Sáu - "Chèo Thuyền" ( June "Barcarole")
Có lẽ trong các Pianist đánh bài này trước công chúng trước đây, mà có thu âm ghi hình và release, Lev Oborin là người đánh bài bài Tháng Sáu - "Chèo Thuyền" này hay nhất! ^:)^


Bản thu của Lev Oborin đánh và cũng là thu Live ở tại phòng thu Ostankino của đài truyền hình Moscow năm 1971 La A 444 Hz:


 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Wow, hôm nay đọc về cụ Paul de Senneville mới biết cụ này rất thú vị, thảo nào nhạc của cụ này rất "hạp" tai e:


P/s: thôi e lại chạy đây, ko lại bị "khen" vì ... giống Paul de Senneville :P
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Wow, hôm nay đọc về cụ Paul de Senneville mới biết cụ này rất thú vị, thảo nào nhạc của cụ này rất "hạp" tai e:


P/s: thôi e lại chạy đây, ko lại bị "khen" vì ... rốt như Paul de Senneville :P
Cụ này nghe nhạc kiểu du kích à?
Chạy vô chọt một cái rồi vọt lẹ :P
Nếu đã thích chạy thì mời cụ nghe Run Run của Octavio Pinto do Byron Janis biểu diễn. Một bản nhạc có hòa âm rất thú vị.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Mấy hôm e nghe thử Schubert & Schuman thấy toàn Cello đệm piano. E hơi bất bình. Bù lại toàn bài ngắn gọn L-)

Nghe thử Rachmanioff thì thấy có bài "Prelude in G Minor (Op. 23 No. 5)" này nghe khá quen tai, như 1 kiểu đệm đàn guitar mà e hay nghe thời SV đói rách, bao cảm xúc thân thương lại ùa về :">


Cụ này nghe nhạc kiểu du kích à?
Chạy vô chọt một cái rồi vọt lẹ :P
Nếu đã thích chạy thì mời cụ nghe Run Run của Octavio Pinto do Byron Janis biểu diễn. Một bản nhạc có hòa âm rất thú vị.
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Mấy hôm e nghe thử Schubert & Schuman thấy toàn Cello đệm piano. E hơi bất bình. Bù lại toàn bài ngắn, nên e tạm tha L-)

Nghe thử Rachmanioff thì thấy có bài "Prelude in G Minor (Op. 23 No. 5)" này nghe khá quen tai, như 1 kiểu đệm đàn guitar mà e hay nghe thời SV đói rách, bao cảm xúc thân thương lại ùa về :">

Bản nhạc này nghe bằng Russouse rất dở, có thể nói là ko hiểu gì về nhạc của Rach và âm nhạc Nga. Quá nhiều Pedal, bè ko rõ, hợp âm ko đủ nhanh rõ, và Bass thì rất kém ko thấy hết chiều sâu tác phẩm
Op 23.5 thì hãy nghe của Gilels. Phần giữa bài cụ hãy nghe đi nghe lại để thấy "Bè là gì". Đối vs e, đây là 1 trong những đoạn nhạc có giai điệu đẹp nhất. Cách xử lý của Gilels ko chê vào đâu được.
Một đoạn clip mang tính "biểu tượng". VN thời đó thì dùng văn công, còn Lx thì vác Piano ra chiến trường
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Wow, ko ngờ bản Prelude này lại có lai lịch hấp dẫn đến vậy :x

Các ý đậm: cụ diễn giải thêm nhé; thấy clip của Kisssin dân mạng cũng vào khen nức nở là hay chưa từng thấy, có 1 0 2 đó cụ ???

P/s: e thử nghe bản guitar thì thấy có vẻ giống nhạc guitar ngày xưa từng nghe (thực ra mấy ô bạn chỉ dạo được mấy nhịp đầu). Nhưng ko biết có phải do thu/ghi làm sao ko mà nghe ko thấy hay như hồi SV từng nghe nhỉ?


Bản nhạc này nghe bằng Russouse rất dở, có thể nói là ko hiểu gì về nhạc của Rach và âm nhạc Nga. Quá nhiều Pedal, bè ko rõ, hợp âm ko đủ nhanh rõ, và Bass thì rất kém ko thấy hết chiều sâu tác phẩm
Op 23.5 thì hãy nghe của Gilels. Phần giữa bài cụ hãy nghe đi nghe lại để thấy "Bè là gì". Đối vs e, đây là 1 trong những đoạn nhạc có giai điệu đẹp nhất. Cách xử lý của Gilels ko chê vào đâu được.
Một đoạn clip mang tính "biểu tượng". VN thời đó thì dùng văn công, còn Lx thì vác Piano ra chiến trường
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Các ý đậm: cụ diễn giải thêm nhé; thấy clip của Kisssin dân mạng cũng vào khen nức nở là hay chưa từng thấy, có 1 0 2 đó cụ ???
Kissin cũng hay, nhưng e ko thích vì tốc độ quá nhanh. E thích nghe nói như 1 hành khúc hơn. Phần đầu nghe như tiếng hành quân vậy.
Trước khi e giải thích thì cụ cần nghe lại và so sánh xem Gilels và Russouse cụ thấy khác nhau chỗ nào, và cụ thấy ai chơi hag hơn.
P/s: e thử nghe bản guitar thì thấy có vẻ giống nhạc guitar ngày xưa từng nghe (thực ra mấy ô bạn chỉ dạo được mấy nhịp đầu).
Nhịp này cũng phổ biến, nên nghe quen tai cũng là bình thường.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
E nghe bản Prelude này vì nó quen tai là chính, chưa thấy phải quá hay gì lắm, chắc phải lâu nữa hết bận - có time nghe kỹ e mới cảm được.

Kissin cũng hay, nhưng e ko thích vì tốc độ quá nhanh. E thích nghe nói như 1 hành khúc hơn. Phần đầu nghe như tiếng hành quân vậy.
Trước khi e giải thích thì cụ cần nghe lại và so sánh xem Gilels và Russouse cụ thấy khác nhau chỗ nào, và cụ thấy ai chơi hag hơn.

Nhịp này cũng phổ biến, nên nghe quen tai cũng là bình thường.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Op 23.5 thì hãy nghe của Gilels. Phần giữa bài cụ hãy nghe đi nghe lại để thấy "Bè là gì". Đối vs e, đây là 1 trong những đoạn nhạc có giai điệu đẹp nhất. Cách xử lý của Gilels ko chê vào đâu được.

Một pianist tuy là quốc tich Nga nhưng gốc Do Thái như Emil Grigoryevich Gilels, lại đoạt giái nhất trong nhiều cuộc thi hay tranh tài mà đáng nói nhất là cuộc thi Queen Elisabeth Competition tại Brussels, một cuộc thi mà ai chỉ cần vào Top 10 thì đã là danh giá lắm rồi, đã vậy ngay chính Rachmaninoff đã coi Gilels là người kế thừa nghệ thuật piano của mình, và đã gửi cho Gilels huy chương và bằng tốt nghiệp. Huy chương này, có khắc hồ sơ của Anton Rubinstein, và bằng tốt nghiệp đã từng được trao cho Rachmaninoff, để tượng trưng cho sự kế vị của ông từ Rubinstein, và chính Rachmaninoff đã thêm tên của Gilels vào các văn bản, mà khi đánh bị chê thì mới là cái đáng nói!
Còn khen thì rõ là điều hiển nhiên!


Một đoạn clip mang tính "biểu tượng". VN thời đó thì dùng văn công, còn Lx thì vác Piano ra chiến trường

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Gilels đã giải trí cho quân đội Liên Xô bằng những màn biểu diễn ngoài trời nâng cao tinh thần ở tiền tuyến, trong đó có những đoạn phim lưu trữ.

Cái kiểu "lên giây cót" ntn hay dở ntn thì có lẽ còn phải bàn nhất là cái "cái mặt trái" của nó, cũng như cái chết bí ẩn của E. G. Gilels năm 1985 mãi vẫn là điều gây thắc mắc cho đến ngày nay![/QUOTE]
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
...........................................................................................
P/s: e thử nghe bản guitar thì thấy có vẻ giống nhạc guitar ngày xưa từng nghe (thực ra mấy ô bạn chỉ dạo được mấy nhịp đầu). Nhưng ko biết có phải do thu/ghi làm sao ko mà nghe ko thấy hay như hồi SV từng nghe nhỉ?


Với bác ở góc độ thưởng thức bình dân, thì sẽ thấy hay coi bình thường thì chuyện đánh giá sẽ có nhiều cảm nhận: Hay, hay dở tùy vào kiến thức trình độ, và thẩm mỹ âm nhạc.

Còn với tôi, khi xem ngoài nhận xét cá nhân về cái "trio" này, thì tôi lại thấy được giá trị, và những khó khăn, cũng như thuận lợi mà Pianist (hay đàn piano) làm được khi đánh nó: Một pianist khi chơi bài "Prelude in G Minor (Op. 23 No. 5)" của Rach. này, pianist đã đánh thay cho cả ba người!

Tuy nhiên, tất cả vẫn tùy vào người phối khí, hay chia bè: Trong thực tế, một bài nhạc vẫn có thể đánh một người, hay hai, hoặc ba bốn người trên cùng một hay hai cây đàn. Thậm chí ngay cả đàn Guitar.
Mời các bác xem tôi dẫn chứng dẫn chứng bằng tác phẩm "Chim tico không có bột ngô " qua mấy màn: Ban đầu chơi theo truyền thống chỉ có hai của ông già tóc bạc. Rồi phá cách chơi bốn, chơi tám, chơi theo cặp Nam-Nữ, Nữ-Nữ, đứng ngồi, ngã nghiêng, sàng lắc, nhún, lắm lúc còn cao hứng vỗ hay đấm thùm thụp xuống mặt ........... gỗ. thậm chí có người ngừng chơi, đứng múa may và giơ thẳng đầu ............... mười ngón tay lên giời", ............ đủ kiểu, với bao cung bậc, nhưng chỉ không có "SWINGER" thôi, nhé: :P

Chỉ hai:
Rồi bốn:
Và cả tám:
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Wow, ko ngờ bản Prelude này lại có lai lịch hấp dẫn đến vậy :x

Các ý đậm: cụ diễn giải thêm nhé; thấy clip của Kisssin dân mạng cũng vào khen nức nở là hay chưa từng thấy, có 1 0 2 đó cụ ???

P/s: e thử nghe bản guitar thì thấy có vẻ giống nhạc guitar ngày xưa từng nghe (thực ra mấy ô bạn chỉ dạo được mấy nhịp đầu). Nhưng ko biết có phải do thu/ghi làm sao ko mà nghe ko thấy hay như hồi SV từng nghe nhỉ?

Với bác ở góc độ thưởng thức bình dân, thì sẽ thấy hay coi bình thường thì chuyện đánh giá sẽ có nhiều cảm nhận: Hay, hay dở tùy vào kiến thức trình độ, và thẩm mỹ âm nhạc.

Còn với tôi, khi xem ngoài nhận xét cá nhân về cái "trio" này, thì tôi lại thấy được giá trị, và những khó khăn, cũng như thuận lợi mà Pianist (hay đàn piano) làm được khi đánh nó: Một pianist khi chơi bài "Prelude in G Minor (Op. 23 No. 5)" của Rach. này, pianist đã đánh thay cho cả ba người!

Tuy nhiên, tất cả vẫn tùy vào người phối khí, hay chia bè: Trong thực tế, một bài nhạc vẫn có thể đánh một người, hay hai, hoặc ba bốn người trên cùng một hay hai cây đàn. Thậm chí ngay cả đàn Guitar.
Mời các bác xem tôi dẫn chứng dẫn chứng bằng tác phẩm "Chim tico không có bột ngô " qua mấy màn: Ban đầu chơi theo truyền thống chỉ có hai của ông già tóc bạc. Rồi phá cách chơi bốn, chơi tám, chơi theo cặp Nam-Nữ, Nữ-Nữ, đứng ngồi, ngã nghiêng, sàng lắc, nhún, lắm lúc còn cao hứng vỗ hay đấm thùm thụp xuống mặt ........... gỗ. thậm chí có người ngừng chơi, đứng múa may và giơ thẳng đầu ............... mười ngón tay lên giời", ............ đủ kiểu, với bao cung bậc, nhưng chỉ không có "SWINGER" thôi, nhé: :P

Chỉ hai:
Rồi bốn:
Và cả tám:
Mỗi nhạc cụ đều có 1 thế mạnh riêng, và như bác QUANG1970 đã nói: 1 cây piano làm thay việc của cả 3 cây guitar, mà lại còn làm tốt hơn. Đây là nỗi khổ khi một nhạc cụ này cố gắng chơi một bản nhạc đc soạn ra cho 1 nhạc cụ khác.
Ở chiều ngược lại, Piano đc coi là vua của các nhạc cụ, ấy vậy mà đôi khi cũng phải thúc thủ trước cây Guitar nhỏ bé.

Trong thế giới Guitar, bản Asturias viết bởi Issac Albeniz này nổi tiếng chắc cũng ngang cỡ For Elise của Piano, ai cũng nghe qua giai điệu rồi...nhưng ít ai biết Asturias được viết cho Piano mới là bản gốc, bản giành cho Guitar chỉ là bản chuyển soạn. Ấy vậy mà bản chuyển soạn lấn lướt được bản gốc, và giờ nhắc tới Asturias là phải nhắc đến cây Guitar.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
Mỗi nhạc cụ đều có 1 thế mạnh riêng, và như bác QUANG1970 đã nói: 1 cây piano làm thay việc của cả 3 cây guitar, mà lại còn làm tốt hơn. Đây là nỗi khổ khi một nhạc cụ này cố gắng chơi một bản nhạc đc soạn ra cho 1 nhạc cụ khác.
Ở chiều ngược lại, Piano đc coi là vua của các nhạc cụ, ấy vậy mà đôi khi cũng phải thúc thủ trước cây Guitar nhỏ bé.
Trong thực tế cái bác nói rất hãn hữu, hay chỉ là cá biệt.

Trong thế giới Guitar, bản Asturias viết bởi Issac Albeniz này nổi tiếng chắc cũng ngang cỡ For Elise của Piano, ai cũng nghe qua giai điệu rồi...nhưng ít ai biết Asturias được viết cho Piano mới là bản gốc, bản giành cho Guitar chỉ là bản chuyển soạn. Ấy vậy mà bản chuyển soạn lấn lướt được bản gốc, và giờ nhắc tới Asturias là phải nhắc đến cây Guitar.

Riêng với trường hợp bản Asturias cái bất cập này chẳng qua là do cấu trúc của hai cây đàn không giống nhau về phần "ngắt âm".

Nếu coi kỹ hai bài nhạc Asturias viết cho guitar và piano, sẽ sự thấy rằng với bản nhạc:
+ viết cho Guitar, các note nhạc đánh rất nhanh, tự động rời nhau và không có (cần phải) đánh Staccato. Với loại nhạc cụ gảy dây như guitar, ai cũng biết khi đánh lên một note sau khi đánh sẽ kéo dài sang và hòa vào kế tiếp. Chỉ trừ khi ta (người nghệ sĩ) khi dùng gan bàn tay (phần dưới ngón cái của tay phải) để chặn tiếng (âm thanh đã phát ra) còn nếu không, thì sau khi đánh âm thanh của nốt nhạc đó sẽ kéo dài tiếp nối và hòa vào note kề tiếp theo.

+ Riêng với sheet nhạc piano, bài Asturias nếu coi kỹ bản nhạc, thì nó sẽ có hai cách đánh nhanh nhưng bình thường, và đánh nhanh mà Staccato. Nhưng dù kiểu nào đi chăng nữa, thì với (do) cấu trúc của đàn piano khi ta nhấc ngón tay rời khỏi phím, là tự động note nhạc sẽ không rền vang nữa, đàn càng tốt "xịn" tính năng này (Cứ nhấc ngón tay rời khỏi phím là âm thanh tự động ngắt) càng hiệu quả (trừ khi ta dùng Pedal chân phải) ngay cả khi đánh lié cũng vậy vì nhanh thì không thể lié! Do đó, dẫn tới tiếng đàn sẽ đứt và không liên lạc trừ khi ta dùng cái Pedal chân phải của cây đàn "hỗ trợ", mà dùng nó thì tiếng đàn nghe sẽ không còn sạch và sáng sủa nữa!

Ngày nay với kĩ thuật đạp pedal "Half Pedal" cũng không xử lý được cái bất cập này triệt để, vì một khi đã đánh nhanh như vậy thì "Half pedal" cho dầu chãn phải đạp nhấc nhanh như máy đi chăng nữa thì kiểu nào vẫn không thể thỏa đáng được yêu cầu (ngân rền liền tiếng nhưng tiếng đàn nghe vẫn sạch) nói trên!

Tóm lại sự khác nhau khi nghe đánh bài Asturias bằng Guitar và Piano là do hiệu ứng liền tiếng của hai nhạc cụ!
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,135 Mã lực
Nơi ở
HCM
Trong thực tế cái bác nói rất hãn hữu, hay chỉ là cá biệt.




Riêng với trường hợp bản Asturias cái bất cập này chẳng qua là do cấu trúc của hai cây đàn không giống nhau về phần "ngắt âm".

Nếu coi kỹ hai bài nhạc Asturias viết cho guitar và piano, sẽ sự thấy rằng với bản nhạc:
+ viết cho Guitar, các note nhạc đánh rất nhanh, tự động rời nhau và không có (cần phải) đánh Staccato. Với loại nhạc cụ gảy dây như guitar, ai cũng biết khi đánh lên một note sau khi đánh sẽ kéo dài sang và hòa vào kế tiếp. Chỉ trừ khi ta (người nghệ sĩ) khi dùng gan bàn tay (phần dưới ngón cái của tay phải) để chặn tiếng (âm thanh đã phát ra) còn nếu không, thì sau khi đánh âm thanh của nốt nhạc đó sẽ kéo dài tiếp nối và hòa vào note kề tiếp theo.

+ Riêng với sheet nhạc piano, bài Asturias nếu coi kỹ bản nhạc, thì nó sẽ có hai cách đánh nhanh nhưng bình thường, và đánh nhanh mà Staccato. Nhưng dù kiểu nào đi chăng nữa, thì với (do) cấu trúc của đàn piano khi ta nhấc ngón tay rời khỏi phím, là tự động note nhạc sẽ không rền vang nữa, đàn càng tốt "xịn" tính năng này (Cứ nhấc ngón tay rời khỏi phím là âm thanh tự động ngắt) càng hiệu quả (trừ khi ta dùng Pedal chân phải) ngay cả khi đánh lié cũng vậy vì nhanh thì không thể lié! Do đó, dẫn tới tiếng đàn sẽ đứt và không liên lạc trừ khi ta dùng cái Pedal chân phải của cây đàn "hỗ trợ", mà dùng nó thì tiếng đàn nghe sẽ không còn sạch và sáng sủa nữa!

Ngày nay với kĩ thuật đạp pedal "Half Pedal" cũng không xử lý được cái bất cập này triệt để, vì một khi đã đánh nhanh như vậy thì "Half pedal" cho dầu chãn phải đạp nhấc nhanh như máy đi chăng nữa thì kiểu nào vẫn không thể thỏa đáng được yêu cầu (ngân rền liền tiếng nhưng tiếng đàn nghe vẫn sạch) nói trên!

Tóm lại sự khác nhau khi nghe đánh bài Asturias bằng Guitar và Piano là do hiệu ứng liền tiếng của hai nhạc cụ!
=D>=D>=D>
Bác đã nói rất chính xác về "sự hạn chế" hiếm hoi của cây đàn piano, một nhạc cụ gần như được xem là toàn năng.

Cây Guitar có điểm mạnh về sự hòa âm của các dây, nên khi chuyển soạn các bản nhạc của Bach sử dụng nhiều đối điểm ( Counterpoint ), các hợp âm broken nhỏ đan xen đều hay, phù hợp
Ví dụ như:
Bản nhạc trứ danh của Bach được chuyển soạn thành công trên cây đàn Guitar vì tận dụng được ưu thế. E thấy còn hay hơn khi chuyển soạn cho Piano nhiều.

Một bản nhạc piano lừng danh khác là Moonlight Sonata e cũng đánh giá là nghe được trên đàn Guitar. Âu cũng là do bản nhạc sử dụng nhiều Broken Chord ( hợp âm rải nhỏ) rất phù hợp với Guitar

Còn lại cố gắng chuyển soạn những thứ ko phù hợp ( ví dụ như bài Prelude của Rachmaninoff), với em thì nghe như đấm vào tai. Ngược lại, bản Romance của cây đàn Guitar, Piano đừng hòng đụng vô :))
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,923
Động cơ
316,680 Mã lực
=D>=D>=D>
Bác đã nói rất chính xác về "sự hạn chế" hiếm hoi của cây đàn piano, một nhạc cụ gần như được xem là toàn năng.

Cây Guitar có điểm mạnh về sự hòa âm của các dây, nên khi chuyển soạn các bản nhạc của Bach sử dụng nhiều đối điểm ( Counterpoint ), các hợp âm broken nhỏ đan xen đều hay, phù hợp
Ví dụ như:
Bản nhạc trứ danh của Bach được chuyển soạn thành công trên cây đàn Guitar vì tận dụng được ưu thế. E thấy còn hay hơn khi chuyển soạn cho Piano nhiều.

Một bản nhạc piano lừng danh khác là Moonlight Sonata e cũng đánh giá là nghe được trên đàn Guitar. Âu cũng là do bản nhạc sử dụng nhiều Broken Chord ( hợp âm rải nhỏ) rất phù hợp với Guitar

Còn lại cố gắng chuyển soạn những thứ ko phù hợp ( ví dụ như bài Prelude của Rachmaninoff), với em thì nghe như đấm vào tai. Ngược lại, bản Romance của cây đàn Guitar, Piano đừng hòng đụng vô :))

Một bình luận không thể thú vị hơn! [-X
Nói không thể thú vị hơn vì nó mở ra biết bao nhiêu kiến thức và thông tin cho những người quan tâm, khi nghiên cứu, phân tích, và trả lời các luận điểm, cũng như thông tin nêu ra! =D>

Nhân dịp cuối tuần, và chiều tối mai là tôi phải rời Sài Gòn đi xa mấy hôm, nên cũng gọi là rảnh rỗi và rảnh cả …… :P
Thôi thì, xin phân tích và chia sẻ những điểm sau. Đây là những kinh nghiệm thật, và khi nói ra có lẽ sẽ khiến cho một số người ngạc nhiên, thậm chí sửng sốt,...... nhưng hãy bình tĩnh vì đó là sự thật!

Để cho rõ ràng phân minh, tôi xin phân tích từng vấn đề hay luận điểm ntn:

Một tác phẩm khí nhạc, khi một nghệ sĩ (sáng tác gia, nhac sĩ) viết cho một nhạc cụ nào đó, thì thường người viết (nhạc sĩ, nghệ sĩ) rất am tường loại nhạc cụ này (trừ lũ nghệ sĩ .............. " tay không bắt giặc" :(=))) và viết ra khi có cảm xúc. Do đó, nó sẽ phù hợp với nhạc cụ mà người nghệ sĩ gửi gắm tâm hồn mình vào đó. Vì vốn dĩ, khi anh có am tường thì anh mới hiểu và có thể xử lý những "vấn nạn" về quãng, màu sắc, tốc độ, ..... cũng như diễn tả được và hết cái tình cảm của anh khi gửi gắm vào đó bài nhạc.
Tuy vậy, bài Asturias (Leyenda) đúng là một sự cố không ngờ của Albéniz ! ;)

Bàn xa hơn một tí, ngay đến cái tựa Asturias (Leyenda) có nghĩa là huyền thoại hay huyền ảo, Đến ngay cái tiêu chí (tựa đề) của bài nhạc đã cho thấy được sự kéo dài của các âm thanh để tạo ra cái cảm xúc này thì việc không ngắt tiếng ngay lập tức mà cần ngân dài là không thể thiếu! [-X



=D>
=D>
=D>

Bác đã nói rất chính xác về "sự hạn chế" hiếm hoi của cây đàn piano, một nhạc cụ gần như được xem là toàn năng.
Cảm ơn bác.
Tôi chẳng nói gì ngoài cái vốn có của nó. và cái tôi nói, chỉ là nói lên sự thật về tính năng của chúng nó (Piano và Guitar) và chính cái tính năng này, là hay và cũng là không hay. Cái "gót chân Asin" hay "Nhân vô thập toàn" là vậy!


Cây Guitar có điểm mạnh về sự hòa âm của các dây, nên khi chuyển soạn các bản nhạc của Bach sử dụng nhiều đối điểm ( Counterpoint ), các hợp âm broken nhỏ đan xen đều hay, phù hợp
Ví dụ như:
Bản nhạc trứ danh của Bach được chuyển soạn thành công trên cây đàn Guitar vì tận dụng được ưu thế. E thấy còn hay hơn khi chuyển soạn cho Piano nhiều.
Như đã nói ở trên, một nghệ sĩ khi sáng tác một tác phẩm khí nhạc cho một loại nhạc cụ, thì họ nắm luôn vững loại nhạc cụ đó.
Trường hợp của BACH thì như chúng ta đã thấy, trong các tác phẩm của Bach hầu như không xảy sự cố này! Lý do đơn giản như đã nói, là vì Bach chơi được nhiều loại nhạc cụ.
Do đó, cái xu hướng đa năng này nó cũng sẽ tạo được cho nhạc phẩm của Bach có như vậy. Bằng chứng là rất nhiều các tác phẩm của Bach khi viết cho Harpsichorh/Clavecin (tiền thân của Piano) vẫn có thể chỉnh sửa lại cho guitar hoặc là ngược lại mà không có vấn đề gì cả!


Le Clavier bien tempéré The Well-Tempered Clavier, BWV 846–893,
Tuy nhiên, có lẽ bác piano và những người khác chỉ là người chơi piano, chứ không phải thợ lên dây piano nên chẳng biết được cái hạn chế hay cái điểm yếu của tập tác phẩm (2 cuốn) Le Clavier bien tempéré, BWV 846–893 (The Well-Tempered Clavier), của BACH về hợp âm!
FYI, Nói chinh xác là điểm yếu của cách lên dây "Bình Quân Luật" (Equa Temperament) ) do BACH nêu ra:
Cách lên dây hay phương pháp chia âm thanh (12 note theo nguyên tắc chia đều mà người ta gọi cái thang âm đó là "Bình quân luật" khi nêu ra chia kiểu này, Bach cũng bị các nhà toán học, vật lý và nhạc sĩ phản đối rất nhiều, Phần mình, để chứng minh, ông đã viết ra hai tập tác phẩm cho đàn phím như đã nêu là Le Clavier bien tempéré ("Bình quân luận") để chứng minh.

Tuy nhiên trong thực tế "các tác phẩm chứng minh" này hoàn toàn không có một hợp âm nào hết!!!
Có chăng chỉ là những hợp âm gãy (Broken chords) bác piano và các bác cứ thử check lại hết trong 48 bài Prelude và Fuga trong hai tập này mà coi tuyệt nhiên không có bài nào viết mà có nhiều hợp âm chủ đạo trong toán bộ 40 bài nhạc này, nếu có chỉ là những hợp âm gãy, kết hay "lác đác" điểm xuyết. :D

Vì sao lại thế ư???
Đơn giản vô cùng, vì nếu lên dây theo nguyên tắc đều nhau (dây "Bình Quân Luật" (Equa Temperament) ) của Bach chủ xướng thì các quãng 3, 4,5, 6 khi đánh lên nghe như âm thanh cứ như "đấm vào tai" không có sự hoà thanh đồng giọng. Do đó khi đánh chung chúng (các hợp âm) với nhau thì hiện tượng này sẽ xảy ra, còn nếu đánh rời ra thì ok! Đó là lý do tại sao mà trong các "tác phẩm chứng minh" này không tuyệt nhiên không có hợp âm chủ đạo nào hết!



Bản nhạc trứ danh của Bach được chuyển soạn thành công trên cây đàn Guitar vì tận dụng được ưu thế. E thấy còn hay hơn khi chuyển soạn cho Piano nhiều.
Tác phẩm này nếu đánh guitar hoặc phong cầm đều không có vấn đề, nhưng nếu đánh piano (nhắc lại piano) thì lại gặp cái vấn nạn vì "ngắt tiềng" như đã nêu!

Vì sao ư điều này có màu thuận với điều tôi nêu trên hay không?
Xin thưa rằng không! tuyệt nhiên không và các tác phẩm đó nếu đánh bằng đàn phím khác Piano thì vẫn ok!
Bác không để ý tiêu đề của tác tác phẩm này hay sao đây là tác phẩm viết cho đàn Harpsichorh/Clavecin (tiền thân của Piano) chứ không phải đàn piano!
Như đã nói BACH là một nhạc sĩ đa tài và sử dụng tốt nhiều loại nhạc cụ trong đó có Harpsichorh/Clavecin là đàn phím gảy mà piano là đàn phím gõ

Với Harpsichorh/Clavecin, âm thanh của nó không vang nhiều và mỗi note là một phím được gảy bằng lông chim, do đó khi đánh nó vẫn vang rền và việc chặn tiếng cũng không quá nghiêm cách như piano. Do pian,o có thể nói là đáng Harpsichorh/Clavecin nâng cao: Độ vang, rền, lớn rất nhiều lần do đó cái yêu cầu chặn tiếng phải cực kỳ nghiêm cách!

Đó cũng là lý do vì sao mà nảy sinh ra những hệ lụy như bác vừa nói. Xin nhắc lại tác phẩm này Bach viết cho đàn phím thời đó (Harpsichorh/Clavecin) chứ không phải viết cho piano!


Một bản nhạc piano lừng danh khác là Moonlight Sonata e cũng đánh giá là nghe được trên đàn Guitar. Âu cũng là do bản nhạc sử dụng nhiều Broken Chord ( hợp âm rải nhỏ) rất phù hợp với Guitar
Bác hay ai biết chơi piano, cứ thử đánh bài "Ánh trăng" này trên piano, và lên dây theo bình quân luật nghe coi như thế nào:
+ tiếng đàn sẽ âm u tối tăm! trong trường hợp này sẽ phù hợp với tâm lý buồn rầu. :-o
+ và nếu cũng cây đàn piano đó, khi được lên dây bằng một thang âm khác phù hợp, thì tuy vẫn là ánh trăng, những trăng này nghe không u ám mà lại tươi sáng, huyền ảo và bay bổng! :x


Còn lại cố gắng chuyển soạn những thứ ko phù hợp ( ví dụ như bài Prelude của Rachmaninoff), với em thì nghe như đấm vào tai. Ngược lại, bản Romance của cây đàn Guitar, Piano đừng hòng đụng vô :))
Riêng cái bài Romance d' Amour này, thì có thể nói là khó có nhạc cụ nào diễn tấu nó sâu lắng và có hồn được bằng guitar:
+ Piano thì lại gặp cái vấn nạn như đã nói
+ còn violon thì tiếng đàn mượt mà hơn nhưng lại gặp cái vấn nạn tiếng đàn kéo dài quá, và đòi hỏi người nghệ sĩ phải cực kỳ giỏi để xử lý cái này cũng như phải có nhạc cụ (Guitar hay piano,.....) đệm kèm!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top