- Biển số
- OF-547318
- Ngày cấp bằng
- 25/12/17
- Số km
- 11,140
- Động cơ
- 316,403 Mã lực
Tuy nhiên, nếu ai để ý thì sẽ thương, và cảm thấy thiệt thòi cho những nghệ sĩ lớp trước, đặc biệt là khi nghe những tác phẩm họ thu âm trước đây khoảng 20 năm.
Lúc đó, do kỹ thuật thu âm cũng như lên dây piano chưa chuyên nghiệp và phát triển rực rỡ như ngày nay, khiến cho tiếng đàn của họ khi nghe qua Band đĩa tuy có ngọt ngào truyền cảm nhưng vẫn không có cái sạch, rõ, và sáng long lanh.
.............................................................
............................................................
Horowitz đã trên 5 lần biểu diễn ở Carnegie Hall trong những năm 1946, 1951, 1965, 1966, 1978, đều dùng cây Steinway Newyork của mình nhưng lên théo ý mình (tiếng đàn sáng, rõ long lanh huyền ảo do lên theo La A442 và nhưng xảo thuật Voicing) còn lại, người nghe vẫn không thể nào và không khi nào cảm nhận được tiếng đàn trong rõ sáng sủa (riêng năm 1946 thì có một tình tiết khá thú vị về tần số cây Piano xử dụng!
Cái lý thú đó là các tác phẩm biểu diễn của HOROWITZ tại Carnegie Hall đã được thu đĩa để phát hành, rồi sau đó người ta tập hợp và Up lên trên kênh YouTube,
Trong một clip người ta đã đưa ra một chương trình biểu diễn khá đồ sộ của ông trong vòng gần hai tiếng đồng hồ và bảo rằng đây là tác phẩm ông đánh vào ngày 24/4/1946 và đặc biệt có sự hiện diện của vị nhạc trưởng lừng danh A. Toscanini.
Dĩ nhiên là các tác phẩm được thu âm với kỹ thuật tốt nhất vào thời điểm diễn ra, ngày nay khi chúng ta nghe lại và có thể thấy được là tiếng chất lượng âm thanh còn thua thu bằng điện thoại di động bây giờ, dầu kỹ thuật biểu diễn và ngón đàn của pianist bậc thầy Horowitz thì miễn bàn .
Không những thế tiếng đàn nghe rất tệ, không sạch, chẳng rõ và thiếu cái long lanh. Ngoài lý do kỹ thuật thâu còn bởi một lý do nữa là vì lên dây bằng tai (Aural tuning)!
Đây cách lên dây mà có một người trong cõi Ofun này vô cùng thần tượng cũng như thần thánh nó, và bảo (coi) đó mới là lên dây. Đó là bác Xe vài bánh. Bác này có một ái nữ vốn theo đuổi cái nghiệp đàn địch trong nhiều năm, và bác luôn mang trong đầu cái suy nghĩ là phải lên dây bằng tai thì mới có tiếng đàn đẹp chuẩn, và mới gọi là lên dây piano, bằng không, lên bằng máy thì chỉ là người thợ lấy "bù-lon" xiết ốc.
Cái thú vị nhất là trong Clip này chúng ta sẽ được nghe tiếng piano với ba tần số khác nhau (A440 Hz, A438 Hz và A432 Hz (thậm chí A430 Hz!) điều này theo logic sẽ là:
A/ Sân khấu có ít nhất ba (03) cây đàn piano nếu nghệ sĩ chơi tất cả các tiết mục trong một buổi biểu diễn.
B/ Nếu sân khấu chỉ có một (01) cây đàn piano thì nghệ sĩ phải đánh các tiết mục này trong ba buổi biểu diễn khác nhau hay nói cho dễ hiểu, các tác phẩm này phải được đánh trong ba thời điểm khác nhau.
Theo mặt logic, vì thế mới có ba Tuning PITCH khác nhau, (có nghĩa là phải có ba cây đàn piano khác nhau)!
Mời các bác nghe và đối chiếu Tần số lên dây (Tuning PITCH ) với từng tác phẩm tôi đã liệt kê (chỉ cần CLICK chuột vào Tuning PITCH là nghe được tác phẩm mình muốn)
00:01 Mendelssohn: Variations Sérieuses, Op.54 - La 438 Hz
11:55 Schumann: Arabesque, Op.18 - La A440 Hz
19:54 Prokofiev: Sonata No.7 in B-flat major, Op.83 - La A438 Hz
37:29 Chopin: Andante Spianato & Grande Polonaise Brillante, Op.22 - La A432 Hz
50:38 Chopin: Etude in E major, Op.10 No.3 - La A438 Hz
54:29 Chopin: Etude in C minor, Op.10 No.12 (Revolutionary) - La A440 Hz
57:54 Chopin: Mazurka in C-sharp minor, Op.41 No.1 - La A432 Hz
1:00:49 Chopin: Mazurka in E minor, Op.41 No.2 - La A432 Hz
1:03:26 Liszt/Horowitz: Wedding March & Variations (after Mendelssohn) - La A432 Hz
1:10:17 Scarlatti: Sonata in E major, K.380 - La A440 Hz
1:13:55 Schumann: Träumerei, Op.15 No.7 - La A440 Hz
1:17:08 Kabalevsky: Prelude Op.38 No.24 - La A440 Hz
1:21:48 Brahms: Waltz in A flat, Op.39 No.15 - La A430 Hz !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
1:23:40 Sousa/Horowitz: The Stars and Stripes Forever - La A432 Hz
Theo các bác trường hợp này rơi vào Option A hay B?
Chỉnh sửa cuối: