[Funland] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
E không hiểu bản La Campanella này hay ở chỗ nào, e nghe thử mấy bản best of works của Liszt thì chỉ thấy bản Liebestraum No. 3 (Love Dream) là lọt tại L-)


Cũng nhân cuối tuần mời các bác thư giãn qua tác phẩm La Campanella với ngón đàn của chú bé Covid Minh Khang. :P

Để đánh được tác phẩm này, như thế này, chú bé đã mất hơn nửa năm rèn luyện, với nhiều nỗ lực của bản thân, đồng hành là sự yêu thương của gia đình, và cố gắng chăm sóc dạy dỗ của các thầy cô, trong đó có cả chuyên gia nước ngoài. ^:)^

FYI, Chỉ cây đàn rẻ tiền DIAPASON mà chú tập luyện này thôi, cũng đã năm (05) lần đứt hai dây (note D#7 và E7) vì tần suất sử dụng chúng nhiều và liên tục (chú tập 10 giờ/ ngày). ;)

BTW, nếu không có gì thay đổi, trong một kỳ thi sắp tới diễn ra ở Hà Nội vào đầu hạ tuần tháng 6, những người yêu Piano sẽ được thưởng thức trực tiếp ngón đàn của chú bé này, trên đất thủ đô. Tác phẩm La Campanella cũng sẽ là một trong các tác phẩm mà chú trình bày, trong đó cũng có một Concerto của Mozart viết cho Piano, đánh cùng Dàn nhạc Mặt Trời.


 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Tại sao em lại đưa cái bài có kỹ thuật repeated notes ra trước tiên?
1. Đa số ng dùng VN là mua upright, giá tiền ko cao. Cây grand có giá trị cao hơn rất nhiều và đòi hỏi đc kiểm tra kỹ càng hơn rất nhiều so vs 1 cây đàn có giá trị ko hơn chiếc IP đời mới là bao ( có khi còn rẻ hơn ). Phần repeated notes này e nhấn mạnh luôn là dùng cho Upright!
Vâng cơ mà bác lại đưa cái clip demo là một cái grand piano to đùng và cũng không nhấn mạnh là chuyện Repeared notes chỉ "luôn là dùng cho Upright" nên tôi mới phải nói cho rõ ràng phân tích cặn kẽ để mọi người hiểu. :D

Ngay cái piano KAWAI tôi demo này cũng là một cây đàn nhỏ và rẻ tiền lại rất cũ, chứ không mới. Mặc dù khi mua thì bị đánh lừa là "đàn mới nguyên thùng" thế mà bác thấy trong bài Alborada del gracioso của RAVEL tôi đã cố tình Zoom gần cho thấy hai bàn tay, hầu thấy được khi đánh thật nhanh các note lập lại (repeated notes) vẫn đâu có vấn đề gì?!
Xin thưa, do mới canh chỉnh đấy (canh trước mắt chủ nhân chưa đến 4 phút cho cả cây đàn), còn trước đó thì ................... đừng có mà mơ nhé!:))

Gặp KTV đẳng cấp canh máy (regulation) thì khó mà bắt lỗi cây đàn được bác ạ, có lẽ xưa nay bác chỉ mới "làm việc" với loại KTV ...................! =))

2. E để ý các cây đàn ở nhà, hay ở showroom, tình trạng thế nào thì nó là thế ấy, ít ai trc khi bán lại bỏ công thuê KTV về căn chỉnh tút tát lại.
Có thể là ở những showroom rẻ tiền, hay ngoài Hà Nội, chứ ở Sài Gòn, khi bác vào những showroom lớn, có kĩ thuật viên tử tế, hoặc những lò tân trang thì cái điều bắt nói là không bao giờ xảy ra, cây đàn luôn được căn chỉnh chính xác tử tế trước khi "ra mắt". :D

Chưa kể, nếu đàn có vấn đề thật sự thì căn chỉnh được một vài hôm là lại phát sinh ra vấn đề ngay, khó mà giấu được.
Gặp KTV đẳng cấp canh máy (regulation) thì những lỗi của cây đàn sửa là khó lập lại. có lẽ xưa nay bác chỉ mới "làm việc" với loại KTV ...................! :))


4. Qua kiểm tra repeated notes e có thể thấy sơ bộ tình trạng cây này có tốt ko, và hiếm khi e thấy một cây đàn có máy móc lủng củng thì lại có âm thanh tốt, và ngược lại. Kiểu như đã khỏe thì tất cả cùng khỏe, đã ốm đau thì phát bệnh toàn thân. Tất nhiên, còn nhiều thứ phải xem xét, nhưng vs e, đây là thứ đầu tiên mà e test nếu đi mua đàn.
Điều này đúng, khi kiểm tra Repeated notes có thể đánh giá được sơ bộ tình trạng một cây đàn tuy nhiên, vẫn có những cây đàn máy móc lủng củng mà âm thanh tốt. bằng chứng là cây YAMAHA W116SC tôi giới thiệu lần trước, người mua mà nghe âm thanh của nó thì khó ai bỏ được nhưng khi đánh (cái Piano Touchée) thì đúng là thảm họa!!!

5. Âm thanh thì người nghe phải tự cảm nhận, ko ai xem đàn có thể giúp được. Ví dụ cây đàn này tiếng, âm sắc ra sao, có vừa tai ko thì bản thân ng mua đàn phải tự quyết. Ng mua/ xem hộ chỉ có thể làm tới bước: đàn này có bền ko, máy móc có lỗi gì ko, có còn mới ko...còn âm thanh ra sao miễn bàn.
Đa phần người mua nhất là những người mới bắt đầu chơi mà đi mua đàn, thì đâu biết gì, biết thế nào là âm thanh hay dở mà bảo họ quyết định?!

Người kỹ thuật viên giỏi, phải hướng dẫn cho họ trên cơ sở, họ sẽ dùng cây đàn với mục đích để luyện tập hay làm gì? Và ngay cả khi cây đàn sẽ được sử dụng cho nhạc cổ điển, hay nhạc nhẹ hay Jazz,....................? Mỗi một thể loại âm nhạc sẽ có một tiếng đàn (âm thanh) để nghe cho phù hợp và mỗi loại tiếng thì sẽ chọn cái nào hay nhất.
Ví dụ: như với Nhạc nhẹ cần nhất là âm vực 3,4, 5 đẹp rõ chuẩn xác, âm vực cao 6,7 chỉ cần đẹp ở mức tương đối, bass thì bình thường. Với Jazz thì cần nhất là tiếng Bass phải rền vang tiếng đàn phải "khô và đanh" , Với nhạc cổ điển thì cần tiếng đàn nét, rõ sáng đặc biệt âm vực 5, 6, 7 phải thật đẹp, long lanh. .........................


6. Các vấn đề chuyên sâu kĩ càng hơn thì tất nhiên phải có KTV, mua đàn mắc tiền ( đặc biệt là các cây Grand có giá trị ) thì phải có KTV đi cùng. Và mọi trg hợp nên có KTV, giáo viên thì chỉ nên mua đàn cho bản thân mình, hoặc nếu đc nhờ vả khó từ chối, thì chỉ nên mua đàn với giá trị nhỏ cho ng khác kẻo mang tiếng nhục.
Kỹ thuật viên cũng năm bảy loại, và rất khó có những kỹ thuật viên tử tế, bởi vì bản thân họ cũng đi sửa đàn ở những nơi bán đàn, mua bán trao đổi đàn với những nơi đây, nghĩa là có quan hệ và vì quan hệ với quan hệ họ sẽ không dám chê bai, hay chỉ nói “nước đôi” hoặc chê nhưng cái khuyết điểm không ai đỡ nổi để còn giữ chén cơm. :P

Không những thế, tệ hơn là có những kĩ thuật viên còn "đi đêm" với chỗ bán để lấy hoa hồng và đây là một luật bất thành văn. :">

FYI, Cây đàn Grand Yamaha C7 của một em một em nhạc sinh ở nhạc viện thành phố mua hơn 400 triệu cũng có nhờ KTV đi coi , mà lại kỹ thuật viên làm nghề đàn năm mươi năm và lên dây 40 năm mà vẫn không hay không biết phát hiện ra lỗi canh máy sai của cây đàn và ngay cả bản thân anh ta cũng không thể lên cây đàn được tới 442 Hz thì sao? KTV chỉ lên tới La A438 rồi ngay sau đó lhi dùng là tuột xuống La A4236 thí sao???

Với một số người mang tiếng nhục nhưng có tiền thì vẫn làm được bác à! :))

7. Những người ko biết đàn, nếu nghe tiếng piano cơ đc biểu diễn ở cửa hàng bởi thầy cô thì dễ bập vào lắm. Chuyện có thật: cách đây mấy năm e có ra cửa hàng Đan Nguyên ở CMT8/ĐBP? để coi đàn. Tình cờ có 2 bố con mới thi đại học xong, ra đó mua 1 cây piano điện để chuyển về Đà Nẵng. Đúng lúc e đang thử đàn, ông bố nghe say mê rồi quyết định hốt luôn chiếc...U3H ( gấp 3 budget dự định). Đàn ko thật sự quá tốt, nhưng ở cửa hàng e ko tiện chê, và bố con này có lẽ cũng ko có nhiều thời gian vì ở tỉnh, nên e bảo cũng được.
Đan Nguyên xóa sổ lâu rồi!

Tất nhiên cửa hàng cảm ơn rồi đòi hoa hồng, hợp tác...nhưng e xin miễn vì e đang đi tìm đàn cho mình thôi. Qua đó mới thấy, muốn dẫn dắt 1 ng ko biết gì mua đàn mà thầy cô chỉ định là chuyện vô cùng dễ dàng. Có điều ng mua cần nhớ:
Test đàn ko phải là việc chơi 1 bản nhạc hợp lỗ tai, mà phức tạp hơn rất nhiều.
Với ai thì phức tạp chứ với cái nhà ông "thầy ráo" day Bi-a-no kiêm sáng tác nhạc cho Diva hàng dầu có cái nick "Tảo Ngân" bảo là quen kho có mấy trăm cây đàn, thì lại ........... dễ ẹc à! :))

Cứ điện thoại cho ông, rồi ông dẫn tới kho, cho tha hồ mà lựa, khi nào chán thì thôi, kia kìa!!! =))
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
E không hiểu bản La Campanella này hay ở chỗ nào, e nghe thử mấy bản best of works của Liszt thì chỉ thấy bản Liebestraum No. 3 (Love Dream) là lọt tại L-)


Khi nào bác học đàn tử tế thì sẽ biết nó hay ntn và ở chỗ nào! :)) :P
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,090 Mã lực
Nơi ở
HCM
Không những thế, tệ hơn là có những kĩ thuật viên còn "đi đêm" với chỗ bán để lấy hoa hồng và đây là một luật bất thành văn.
Việc nhờ kỹ thuật viên này nên áp dụng khi xem các cây đàn cũ tại nhà ng sử dụng thôi bác. Còn đã ra tới showroom ( chấp nhận trả mức giá cao hơn mua tại nhà ) thì tin vào uy tín showroom + tờ giấy chứng nhận xuất xứ , đánh giá từ bên Nhật thôi, ví dụ như Takemoto chẳng hạn. Nếu cẩn thận tới vậy mà vẫn mua phải đàn dỏm thì đành chịu thôi. Mua đồ cũ cũng cần cái duyên may nữa.

Chia sẻ với bác là 3 lần bán đàn gần nhất của em, người mua đàn đều ko biết gì, và đều có thuê kỹ thuật viên đến kiểm tra. Họ sẽ hẹn khoảng 4,5 địa chỉ gì đó, đi 1 vòng và chọn ra cây họ thích nhất. Nhược điểm là chi phí thuê ko rẻ, nên có lẽ dù chưa tìm đc cây đàn thực sự ưng ý, họ vẫn cứ phải chốt ngay. Ko lẽ mời thợ đi hết ngày nọ qua ngày kia tới khi tìm đc cây muốn mua, thì có khi 1 tiền gà 3 tiền thóc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Bản gốc violin của Paganini thì e thấy rất hay, cũng như bản arr. của F.K cũng vậy, tuyệt hay (1 phần do Philippe Quint chơi chăng):



Bản arr của Liszt cho piano thì e chịu chưa cảm được. Có chăng nó như là 1 bản etude rất khó giúp luyện kỹ thuật (tay phải) để trở thành 1 R.W thì e đồng ý.

Khi nào bác học đàn tử tế thì sẽ biết nó hay ntn và ở chỗ nào! :)) :P
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,090 Mã lực
Nơi ở
HCM
Bản gốc violin của Paganini thì e thấy rất hay, cũng như bản arr. của F.K cũng vậy, tuyệt hay (1 phần do Philippe Quint chơi chăng):



Bản arr của Liszt cho piano thì e chịu chưa cảm được. Có chăng nó là 1 bản etude rất khó giúp luyện kỹ thuật (tay phải) để trở thành 1 R.W thì e đồng ý.
Bác này hay thật :)) Vào topic hội những người thích piano rồi khen tiếng đàn...Violin :P
E ko phải là người thích Liszt, nhưng bản La Campanella là 1 trong nhưng bản nhạc hiếm hoi mà e thấy chuyển soạn hay hơn bản gốc. Tất nhiên ngon dở tùy mồm ng nghe. Bản nhạc này phải nghe trực tiếp thì mới cảm nhận được hết âm thanh của " những tiếng chuông nhỏ"
Như e đã từng chia sẻ, e nhận thấy cây piano qua thu âm ko giữ được âm thanh tốt như Violin.
Ví dụ Piano 10 qua thu âm chỉ còn 4,5 nhưng Violin 10 thì thu âm vẫn đc 7,8.
Nhiều bản cụ nghe trên loa máy tính, hay smartphone như đấm vào tai, mà nghe đàn trc tiếp lại rất thích
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
E chọc tý cho cụ Sáng hiện lên ý mà cụ ;))

P/s: e thấy bản arr. piano có các nốt cao gõ liên tục hơi đanh tai, nếu nhạc công chơi không khéo thì nó không long lanh thánh thót như nhạc Chopin, và bị rời ra không phối hợp gì với nhạc điệu chính của bản nhạc, và sẽ mất hay.

Với clip dưới của Kissin thì e "bắt đầu" thấy hay :"> :

Có thể thấy rất rõ qua bản của Kissin: lúc thì tiếng chuông chỉ thánh thót khe khẽ điểm tô cho nhạc điệu chính, lúc thì nó lại vươn lên dẫn dắt bản nhạc, lúc thì nó cân bằng hòa hợp với nhạc điệu chính...

Bác này hay thật :)) Vào topic hội những người thích piano rồi khen tiếng đàn...Violin :P
E ko phải là người thích Liszt, nhưng bản La Campanella là 1 trong nhưng bản nhạc hiếm hoi mà e thấy chuyển soạn hay hơn bản gốc. Tất nhiên ngon dở tùy mồm ng nghe. Bản nhạc này phải nghe trực tiếp thì mới cảm nhận được hết âm thanh của " những tiếng chuông nhỏ"
Như e đã từng chia sẻ, e nhận thấy cây piano qua thu âm ko giữ được âm thanh tốt như Violin.
Ví dụ Piano 10 qua thu âm chỉ còn 4,5 nhưng Violin 10 thì thu âm vẫn đc 7,8.
Nhiều bản cụ nghe trên loa máy tính, hay smartphone như đấm vào tai, mà nghe đàn trc tiếp lại rất thích
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Xin lỗi tôi bận phải đi tiệc nên không viết nhiều mừng bác vuchanphong và cây đàn mới, trước mắt xin nói ntn:

Quý vật, hào nhân nay tầm được.
Đàn hay, tiếng tốt đã có nơi!






Nói lời phải giữ lấy lời,
Chớ như chó sủa ở ngoài dậu tre.
...................................... Xin chân thành cảm ơn bác ạ ! Hành trình mua đàn cho 2 nhóc nhà em đã khép lại.
Sau khi đi xem, quay video , chụp ảnh , chơi thử v.v... rồi gửi xin ý kiến bác và đến cây đàn thứ 5 hay thứ 6 em ko nhớ thì cũng đã mua được.
Em và bác ko quen biết , nhưng bác đã gọi điện ( có lần cả 20 phút ) để tư vấn , giải thích cho 1 người ngoại đạo như em hiểu và đưa lựa chọn đúng đắn.
Những lần bác gọi cho em vợ em đều bên cạnh và còn tưởng bác thu phí " xem đàn hộ " vì thấy bác quá nhiệt tình.
..........................................................................
người mua đàn đều ko biết gì, và đều có thuê kỹ thuật viên đến kiểm tra. Họ sẽ hẹn khoảng 4,5 địa chỉ gì đó, đi 1 vòng và chọn ra cây họ thích nhất. Nhược điểm là chi phí thuê ko rẻ, nên có lẽ dù chưa tìm đc cây đàn thực sự ưng ý, họ vẫn cứ phải chốt ngay. Ko lẽ mời thợ đi hết ngày nọ qua ngày kia tới khi tìm đc cây muốn mua, thì có khi 1 tiền gà 3 tiền thóc.

Việc giúp đỡ, hay chia sẻ những người khác những gì trong khả năng, và phạm vi cho phép là điều nên làm, và với riêng tôi, tôi cho đó là cái may mắn của chính mình, của chính người đi giúp đỡ, vì muốn giúp đỡ hay chia sẻ cho ai một cái gì, thì ít ra, và đầu tiên, ơn trên đã cho mình có, thì mình mới có thể chia sẻ hay giúp được, vì nếu mình không có thì lấy gì để mà chia mà giúp? :))

Với tôi khi tư vấn cho bất kỳ ai, dù là chẳng được một ngụm nước, thậm chí còn mời người ta uống nước của mình (những ai ở Sài Gòn đã từng nhờ tôi tư vấn cho, trong suốt tám năm qua đều biết rõ chuyện này) và cho dù tư vấn online hay offline, chẳng được một cái gì cả, thậm chí còn là mất. Chí ít ra là tiền điện thoại khi gọi cho họ. Thế mà, tôi rất vui vì mình có được sự tin tưởng và quý mến (nếu có thực) từ người hỏi ý kiến mình. Đó là cái quý nhất, nó còn quý hơn cả tiền bạc.
VÀ, đương nhiên một khi đã tư vấn (cả On hay Off) thì tôi phải có trách nhiệm với lời nói của mình, và phải khắc phục hay đền bù nếu đó là ý kiến thông tin của mình (mà họ gặp sự cố) đưa ra, chứ không phải "Xách d.. chạy làng" như lũ kĩ thuật viên tư vấn ăn tiền kia đâu. :P

However, cái gì cũng có hai mặt, giúp đỡ chia sẻ nhưng cũng phải biết dừng đúng lúc, từ chối đúng người nếu không thì phí thời giờ vô ích. :D

FYI, Có một bác cách đây mấy năm có nhờ tôi tư vấn, vá mua một cây đàn, và sau khi mọi việc xong xuôi là "Qua sông đấm b.uổi vào sóng" hay cách nói nhẹ nhàng là "Khỏi rên quên thầy" .
Sau khi mua xong, suốt những năm qua mặc dù biết số điện thoại của tôi (cũng như các App. liên lạc) nhưng "bất đái lai vãng" chẳng một câu cám ơn, không một tin nhắn hỏi thăm, hoặc chúc mừng qua điện thoại hay các App.!? :(
Khi tôi tư vấn cho họ qua điện thoại, tôi chẳng nề hà việc tốn kém, có những người tôi tư vấn cả nửa giờ hay hơn, và vào thời điểm đó, gọi ngoại mạng chi phí gọi đi không hề rẻ như bây giờ, nhưng tôi chẳng quan tâm, bởi vì như đã nói, một khi người ta đã tin tưởng phó thác vào mình, đó là cái vinh hạnh và điều đáng quý nhất mà mình có thì phải trân trọng. :x

Nhưng cho đi thì cũng phải được đáp lại! Cái đáp lại đó chẳng phải thù lao hay quà cáp, chẳng tốn kém tiền bạc mà dầu chỉ một phút điện thoại cảm ơn, chúc mừng khi lễ tết, có một ngàn đồng, hoặc một cái tin nhắn qua điện thoại tốn không quá 200 đồng. Tiết kiệm hơn, dăm dòng tin nhắn qua các App. (Viber Zalo. Lines,.......) chẳng tốn một xu, mà họ cũng không buồn làm, rồi đến khi họ lại cần mình, họ lại biết gửi tin nhắn miễn phí nhờ vả, thì thử hỏi có đáng mình giúp hay không? như đã nói tất cả phải có giới hạn và điểm dừng!

Dưới đây là một trường hợp cụ thể nhất: Sau khi nhận được tin nhắn này, tôi đã từ chối thẳng và trả lời rằng "Tôi đã giúp anh hết lòng một lần là đủ rồi, bởi vì loại người như anh, không đáng được giúp lần thứ hai hay kết giao .............................." , và nói rõ điều (lý do từ chối) mà tôi vừa nói ở trên. :P

"Cho không tiếc, nhận mà không biết sử dụng, hay trân trọng mới đáng tiếc!" [-X :(( :))

1684386324544.png
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Bản gốc violin của Paganini thì e thấy rất hay, cũng như bản arr. của F.K cũng vậy, tuyệt hay (1 phần do Philippe Quint chơi chăng):
Bản arr của Liszt cho piano thì e chịu chưa cảm được. Có chăng nó như là 1 bản etude rất khó giúp luyện kỹ thuật (tay phải) để trở thành 1 R.W thì e đồng ý.

Then, you are welcome to enjoy the "La Campanella" in the original Violin version as your prefer! :P
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Việc nhờ kỹ thuật viên này nên áp dụng khi xem các cây đàn cũ tại nhà ng sử dụng thôi bác. Còn đã ra tới showroom ( chấp nhận trả mức giá cao hơn mua tại nhà ) thì tin vào uy tín showroom + tờ giấy chứng nhận xuất xứ , đánh giá từ bên Nhật thôi, ví dụ như Takemoto chẳng hạn. Nếu cẩn thận tới vậy mà vẫn mua phải đàn dỏm thì đành chịu thôi. Mua đồ cũ cũng cần cái duyên may nữa.

Về lý thuyết và nguyên tắc thì là như vậy, nhưng trong thực tế thì đúng là trong cuộc sống có những lúc, ở đôi nơi, vẫn có những kẻ chó má, và vô cùng khốn nạn! Tuy nhiên, trong đó cũng có nhưng tấm gương vượt khó, cố gắng đáng học tập và trân quý! :(( ^:)^ :x

Mời các bác coi cây đàn ROLEX này, ;;)
Rolex là thương hiệu đàn ngoài dòng, mà các bác ai có dùng hay "va chạm" cũng biết là không hoàn hảo, rẻ tiền tầm 20 triệu!

Cô bé chủ nhân cây đàn này, đã mua nó với giá 31 triệu và dùng 12 năm, từ lúc bắt đầu học cho tới khi học đại học âm nhạc. :D

Cây đàn này gia đình cô mua, qua một người thợ và cũng là kỹ thuật viên nổi tiếng của Sài Gòn, KTV lên dây piano của Nhac viên T/p. HCM, cái cộng thêm của vị KTV này là chức phó giám đốc (Kỹ thuật) một công ty kinh doanh đàn, đã dẫn tới kho để mua (đây là kho của công ty).

Cái kho này trực thuộc (của) một công ty kinh doanh và sửa chữa tân trang Piano có "dính ấp" tới Đài Loan, có tên là N.T. và cái nhà ông kỹ thuật viên lừng danh này, là người Hoa, mà nhiều người biết, tên là H. ông vẫn thường lên dây và kiểm tra chỉnh máy cho cây đàn này sau đó. :P

Cây đàn có hai khuyết điểm trầm trong nhất là:
+ dàn Bass bị điếc, phần Treble register trên cao (Octave 6, 7) bị tit. =((
+ ngoài ra, khi đánh rất tức, khó chịu, luôn luôn nhói (thốn) ngón tay, làm cho người đánh vô cùng khó chịu lý do là phím cạn và canh sai máy. :((

Ban đầu cô bé còn nhỏ, không biết, càng lớn lên, cô bé (nay là một thiếu nữ xinh đẹp như người mẫu, lại đàn giỏi :x=D>), càng nhận ra được cái khổ sở khốn nạn này, và yêu cầu các việc kỹ thuật viên không chỉ vị KTV nổi tiếng này, mà các KTV khác, thì họ đều nói đây là mặc định (default) của cây đàn ( vốn dĩ nó là vậy) và phải chấp nhận không thay đổi được! [-X

Vì nhiều lý do, cô bé đành phải ngậm đắng nuốt cay mà đánh cây đàn này, với sự cố gắng của bản thân, tố chất của vùng miền (cô bé gốc miền Trung) và lòng yêu âm nhạc, cô bé đã vượt qua các rào cản để ngày nay, không chỉ học đại học piano, mà cô bé còn tham dự một số các kỳ thi Piano và cũng dành được một số giải thưởng trong nước, nhưng "nỗi đau" theo cả hai nghĩa "đau tay và đau lòng" này vẫn mang canh cánh, và kéo dài đằng đẵng trong suốt 12 năm! :(( :">

Mua đàn (của) từ tay một kỹ thuật viên nổi tiếng giới thiệu, vào tận kho để lựa, và giá mua cũng không rẻ thế mà vẫn phải ngậm đắng nuốt cay khi đàn một cái đàn như thế bác piano ạ! :((:))


Gần đây khi vô tình cô bé đánh một cây đàn rẻ tiền và hài lòng cả về âm thanh lẫn Piano Touchée, và hỏi chủ nhân của cây đàn đó, thì được giới thiệu đến một kỹ thuật viên khác. Sau khi được KTV này canh chỉnh lại những cái mà ai cũng bảo là "Default" và lên dây lại, thì cô đã hoàn toàn thỏa mãn. :x Vì cô không còn đánh (Beating piano) mà là chơi nó (playing piano) hay nói đúng hơn là cô trò chuyện với nó (parler au piano):P


Mời các bác nghe âm thanh của cây đàn trước khi lên không lâu với tay nghề của người kỹ thuật viên cũ, Nếu để ý nhìn bàn phím thì có thể thấy được là toàn bộ phím mấp mô và phần giữa phím bị võng cùng hình chụp các note Do để thấy phím canh cạn ntn.
Riêng hai những tấm hình cuối cùng, là hình cây đàn sau khi đã canh chỉnh và làm Key Leveling cũng như lên dây hoàn chỉnh.


Và đây là âm thanh của cây đàn sau khi lên dây lại theo một thang âm mới, cũng căn chỉnh lại toàn bộ cả bàn phím lẫn máy đàn.



Còn đây là hình chụp cho thấy cái "thỏa mãn" của cô ta là ntn: :P

1684393731959.png



Không có đàn Piano TỆ, chỉ có Kỹ thuật viên TỒI!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,090 Mã lực
Nơi ở
HCM
Mời các bác coi cây đàn ROLEX này, ;;)
Rolex là thương hiệu đàn ngoài dòng, mà các bác ai có dùng hay "va chạm" cũng biết là không hoàn hảo, rẻ tiền tầm 20 triệu!

Cô bé chủ nhân cây đàn này, đã mua nó với giá 31 triệu và dùng 12 năm, từ lúc bắt đầu học cho tới khi học đại học âm nhạc. :D
Góc lịch sử. Cũng để cho các bác cập nhật thực tế luôn về piano trong quá khứ và hiện tại.
E tham gia diễn đàn vào ngày 5.5.2012, với mục tiêu là bán cây đàn của em để không hơn 4 năm ở HN. Lúc đầu e còn định chở cây đó từ HN vào SG, vì cây đàn đó có nhiều kỷ niệm vs mình, nhưng sau cùng thấy bất tiện trong vận chuyển nên bán. Vì bán cây này nên e vào reg vào otofun :))
Giá ra đi thật sự là 1900 usd cho một cây U3G có series 1.3 triệu. Tất nhiên e ko gặp ng mua vì e ở SG, mà ng thân e bán hộ. ng mua đã đi khắp nơi, khảo giá và rồi mua đàn e. Căn cứ vào giá usd lúc đó, giá cây này em bán vào khoảng 38 triệu vnd ( hơn 1 cây vàng ). Ở ngoài cửa tiệm, giá của nó phải 45-47 tr. Tính theo vàng hiện tại thì chắc phải khoảng 85 90tr.
Có thể thấy vs thu nhập hiện tại, đàn piano dễ mua hơn rất nhiều. 1 cây U3H hiện tại vẫn có thể mua với giá 40 ( đc xem là tốt hơn hẳn U3G )
Lời bàn thêm: NN đã thành công trong việc chống usd hóa, vàng hóa. Thời này đàn đc bán theo giá usd, chứ ko ai tính VND.

Screenshot_20230518_150436_Samsung Internet.jpg
Screenshot_20230518_150457_Samsung Internet.jpg
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Bản gốc violin của Paganini thì e thấy rất hay, cũng như bản arr. của F.K cũng vậy, tuyệt hay (1 phần do Philippe Quint chơi chăng):



Bản arr của Liszt cho piano thì e chịu chưa cảm được. Có chăng nó như là 1 bản etude rất khó giúp luyện kỹ thuật (tay phải) để trở thành 1 R.W thì e đồng ý.
Then, you are welcome to enjoy the "La Campanella" in the original Violin version as your prefer! :P

Đúng ra tôi im lặng để cho bác Bastion.P cứ ôm lấy sự ngô nghê về thẩm mỹ âm nhạc và kiến thức âm nhạc, rồi đi "khoe" vung vít về những cái bác nghĩ, và hiểu, cùng cái cảm nhận của mình trên các diễn đàn, cũng như mọi nơi mà bác ấy mở mồm, để cho những người hiểu chuyện cười vào mũi (nhưng lịch sự hay ngại tranh cãi, mất lòng mà im không thèm nói), vì cái sự ngây thơ non nớt mà lại có "ý kiến ý cò" giống như bọn nhà giầu mới, khoe của khoe sang, theo cái lối mà người ta thường nói "trưởng giả học làm sang" Xin lỗi bác Bastion.P và một số các bác khác vì có thể tôi nói khó nghe nhưng cần phải như vậy để bác và những ai giống bác tỉnh ra, không thì .............................

Lý do mà tôi mở mồm chia sẻ ở đây, đơn giản là vì thực tế trong suốt các "còm" bác Bastion.P viết trả lời tôi, hoặc về tôi, đều có một sự tôn trọng nhất định, do đó mà với người biết tôn trọng mình, thì cũng chẳng ngại gì mà mở mồm nói, để giúp họ tốt hơn!

Xin thưa như thế này:

1/ Bài La Campanella viết cho Violon, bản thân đó không thể đánh một mình! trừ khi tập vỡ bài, :))

Nó phải đánh chung với dàn nhạc, hoặc có piano đệm hay nói chính xác là đánh chung với nó, nói cho đúng là Piano đánh thay cho dàn nhạc (Orchestra reduction).

2/ Bài La campanella là một trong 6 Concerto viết cho Violon, được Paganni viết ở giọng Si thứ (Bm) trong khi bài này khi Liszt viết lại làm Etude cho piano thì lại viết dưới giọng Sol thăng thứ (G#m) một trong những lý do đó là để thuận tiện cho các ngón tay khi đàn nhanh và dễ điều tiết nuance (sắc thái) cùng như hiệu ứng âm nhác khi nghe.
Liszt đã chuyển dich giai điệu là (D#5 D#6 D#6 D#7 C#6 B5 B5 A#5 G#5 Fx A#) thay vì (F5 F6 D6 C6 B5 A#5 (B5 C6) B5 C6 F5)

3/ Muốn nghe bài này cho "đầy đủ tử tế" thì phải nghe đánh với dàn nhạc, còn nghe đánh chung với piano chỉ là một hình thức độc tấu violon có piano đệm mà chính xác không phải đệm mà là Orchestra reduction.

4/ Muốn nghe La Campanella đánh bằng violon thì phải nghe qua bàn tay tới người đánh bậc thầy là Salvatore Accardo.
S. Accardo
là ai thì các bác cứ tra Google sẽ biết nhưng chị lưu ý đây là người đoạt giải Paganini cách đây hơn năm mươi năm.
Bác Bastion.P tuy có trích xuất nhưng không nêu ra cái "độc đáo" của nghệ sĩ này!

5/ Khi nghe S. Accardo đánh Paganni thì người nghe không chỉ không nghe chỉ tiếng đàn điêu luyện lừng danh hàng đầu thế giới, mà còn là vì ông (S. Accardo) luôn đánh (chơi) Paganni với những cây đàn violon nổi tiếng nhất thế giới!

Những người nghe, học, hay chơi violon đếu biết rằng tiếng đàn Violon hay dở ấm áp hay "khô" ngoài bàn tay của người đánh, sẽ tùy thuộc rất nhiều vào nhạc cụ (cây đàn) mà chơi một tác phẩm.

Ở đây tôi xin đưa ra hai lần biểu diễn của S. Accardo vào hai thời điểm khác nhau và trên hai cây Violon lừng danh khác nhau

A/ Chơi trên cây "Cannone", một cây vĩ cầm của Niccolò Paganini, được người thợ làm đàn tên Bartolomeo Giuseppe Guarneri, ("del Gesù") chế tạo vào năm 1743.


B/ Chơi trên cây "Hart" cùng do thợ làm đàn tên Bartolomeo Giuseppe Guarneri, ("del Gesù") chế tạo vào năm 1730.



Những người tinh tế, và thực sự có tai âm nhạc, sẽ thấy ngay rằng buổi biểu diễn ở clip II (cây "Hart") nghe hay nghe hay hơn rất nhiều (Trong, rõ sạch, Siging tone,...) so với cây "Cannone" ở clip I, vì hai lý do:

+ thứ nhất cây này (cây "Hart") được lên theo cây Piano ở tần số là La A444 cũng như cây piano được chuẩn bị (lên dây) rất tử tế.

+ trong khi cây "Cannone" cũng là một cây lừng danh nhưng do nó được lên như theo cây piano ở tần số la A 438 Hz, nên hiệu ứng âm thanh nghe kém hẳn!

6/ Ngoài ra, những ai thích nghe bài "gốc" La Campanella đánh chung bằng Violon với dàn nhạc và nhà lại có điều kiện về máy móc, phòng ốc, âm thanh thì hãy tìm nghe CD này mà nghe cho nó sướng (biết thế nào là thưởng thức La Campanella chơi bằng Violon hay nhất):


1684466715785.png


Đó là mới nói La Campanella đánh trên Violon, còn La Campanella đánh trên Piano, thì .................... hãy đợi đấy! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Nhậu buổi trưa đọc còm bác Sáng tế mình, 1 cảm giác thật Yomost ;))

E thấy bản gốc chưa lọt tai e hoàn toàn nên đưa bản arr. của F.K (đệm piano) do P.Quint ra để mọi người tham khảo thêm thôi. Quint có cách đánh nhẹ nhàng uyển chuyển khá giống I. Stern, e rất thích. Bài này mà do gymer D.G đánh thì chắc hỏng bét.

Sau bản piano của Kissin thì e chắc luôn là mấy bản piano e nghe thấy ko hay là do người đánh chưa đủ giỏi như Kissin ;)) ;))

Thôi dạo này e busy rồi, bb bác Sáng & bác piano nhé!

Đúng ra tôi im lặng để cho bác Bastion.P cứ ôm lấy sự ngô nghê về thẩm mỹ âm nhạc và kiến thức âm nhạc, rồi đi "khoe" vung vít về những cái bác nghĩ, và hiểu, cùng cái cảm nhận của mình trên các diễn đàn, cũng như mọi nơi mà bác ấy mở mồm, để cho những người hiểu chuyện cười vào mũi (nhưng lịch sự hay ngại tranh cãi, mất lòng mà im không thèm nói), vì cái sự ngây thơ non nớt mà lại có "ý kiến ý cò" giống như bọn nhà giầu mới, khoe của khoe sang, theo cái lối mà người ta thường nói "trưởng giả học làm sang" Xin lỗi bác Bastion.P và một số các bác khác vì có thể tôi nói khó nghe nhưng cần phải như vậy để bác và những ai giống bác tỉnh ra, không thì .............................

Lý do mà tôi mở mồm chia sẻ ở đây, đơn giản là vì thực tế trong suốt các "còm" bác Bastion.P viết trả lời tôi, hoặc về tôi, đều có một sự tôn trọng nhất định, do đó mà với người biết tôn trọng mình, thì cũng chẳng ngại gì mà mở mồm nói, để giúp họ tốt hơn!

Xin thưa như thế này:

1/ Bài La Campannlla viết cho Violon, bản thân đó không thể đánh một mình! trừ khi tập vỡ bài, :))

Nó phải đánh chung với dàn nhạc, hoặc có piano đệm hay nói chính xác là đánh chung với nó, nói cho đúng là Piano đánh thay cho dàn nhạc (Orchestra reduction).

2/ Bài La campanella là một trong 6 Concerto viết cho Violon, được Paganni viết ở giọng Si thứ (Bm) trong khi bài này khi Liszt viết lại làm Etude cho piano thì lại viết dưới giọng Sol thăng thứ (G#m) một trong những lý do đó là để thuận tiện cho các ngón tay khi đàn nhanh và dễ điều tiết nuance (sắc thái) cùng như hiệu ứng âm nhác khi nghe.
Liszt đã chuyển dich giai điệu là (D#5 D#6 D#6 D#7 C#6 B5 B5 A#5 G#5 Fx A#) thay vì (F5 F6 D6 C6 B5 A#5 (B5 C6) B5 C6 F5)

3/ Muốn nghe bài này cho "đầy đủ tử tế" thì phải nghe đánh với dàn nhạc, còn nghe đánh chung với piano chỉ là một hình thức độc tấu violon có piano đệm mà chính xác không phải đệm mà là Orchestra reduction.

4/ Muốn nghe La Campanella đánh bằng violon thì phải nghe qua bàn tay tới người đánh bậc thầy là Salvatore Accardo.
S. Accardo
là ai thì các bác cứ tra Google sẽ biết nhưng chị lưu ý đây là người đoạt giải Paganini cách đây hơn năm mươi năm.
Bác Bastion.P tuy có trích xuất nhưng không nêu ra cái "độc đáo" của nghệ sĩ này!

5/ Khi nghe S. Accardo đánh Paganni thì người nghe không chỉ không nghe chỉ tiếng đàn điêu luyện lừng danh hàng đầu thế giới, mà còn là vì ông (S. Accardo) luôn đánh (chơi) Paganni với những cây đàn violon nổi tiếng nhất thế giới!

Những người nghe, học, hay chơi violon đếu biết rằng tiếng đàn Violon hay dở ấm áp hay "khô" ngoài bàn tay của người đánh, sẽ tùy thuộc rất nhiều vào nhạc cụ (cây đàn) mà chơi một tác phẩm.

Ở đây tôi xin đưa ra hai lần biểu diễn của S. Accardo vào hai thời điểm khác nhau và trên hai cây Violon lừng danh khác nhau

A/ Chơi trên cây "Cannone", một cây vĩ cầm của Niccolò Paganini, được người thợ làm đàn tên Bartolomeo Giuseppe Guarneri, ("del Gesù") chế tạo vào năm 1743.


B/ Chơi trên cây "Hart" cùng do thợ làm đàn tên Bartolomeo Giuseppe Guarneri, ("del Gesù") chế tạo vào năm 1730.



Những người tinh tế, và thực sự có tai âm nhạc, sẽ thấy ngay rằng buổi biểu diễn ở clip II (cây "Hart") nghe hay nghe hay hơn rất nhiều (Trong, rõ sạch, Siging tone,...) so với cây "Cannone" ở clip I, vì hai lý do:

+ thứ nhất cây này (cây "Hart") được lên theo cây Piano ở tần số là La A444 cũng như cây piano được chuẩn bị (lên dây) rất tử tế.

+ trong khi cây "Cannone" cũng là một cây lừng danh nhưng do nó được lên như theo cây piano ở tần số la A 438 Hz, nên hiệu ứng âm thanh nghe kém hẳn!

6/ Ngoài ra, những ai thích nghe bài "gốc" La Campanella đánh chung bằng Violon với dàn nhạc và nhà lại có điều kiện về máy móc, phòng ốc, âm thanh thì hãy tìm nghe CD này mà nghe cho nó sướng (biết thế nào là thưởng thức La Campanella chơi bằng Violon hay nhất):



Đó là mới nói La Campanella đánh trên Violon, còn La Campanella đánh trên Piano, thì .................... hãy đợi đấy! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
............................................................
P/s: e thấy bản arr. piano có các nốt cao gõ liên tục hơi đanh tai, nếu nhạc công chơi không khéo thì nó không long lanh thánh thót như nhạc Chopin, và bị rời ra không phối hợp gì với nhạc điệu chính của bản nhạc, và sẽ mất hay.
Với clip dưới của Kissin thì e "bắt đầu" thấy hay :"> :
Có thể thấy rất rõ qua bản của Kissin: lúc thì tiếng chuông chỉ thánh thót khe khẽ điểm tô cho nhạc điệu chính, lúc thì nó lại vươn lên dẫn dắt bản nhạc, lúc thì nó cân bằng hòa hợp với nhạc điệu chính... Cảm giác như xem 1 điệu múa bale, trong đó 2 dv nam nữ lúc cách xa, lúc gần gũi quyện chặt lấy nhau, thay nhau lead điệu múa tạo nên cách hình thế đẹp mắt nhất, ...
E có khen clip của Kissin rồi, cụ hạ hỏa đi ạ; e thấy đúng như cụ piano nói, bản arr. của Liszt còn hay hơn bản gốc 1.000 lần :)]:)]:)]

Chẳng những không hạ hỏa, mà càng muốn nổi điên lên nữa! :(

Tài năng và thiên bẩm của Kissin thì không ai có thể phủ nhận. [-X
Tố chất và tư duy âm nhạc của KIssin cũng là hiếm thấy: Mặc dù nhỏ con, và ngón tay không quá dài nhưng đã xử lý được tất cả các tác phẩm, đòi hỏi kỹ thuật khó, cần những ngón tay dài. ^:)^

Tuy nhiên, nếu ai để ý thì sẽ thương, và cảm thấy thiệt thòi cho những nghệ sĩ lớp trước, đặc biệt là khi nghe những tác phẩm họ thu âm trước đây khoảng 20 năm.
Lúc đó, do kỹ thuật thu âm cũng như lên dây piano chưa chuyên nghiệp và phát triển rực rỡ như ngày nay, khiến cho tiếng đàn của họ khi nghe qua Band đĩa tuy có ngọt ngào truyền cảm nhưng vẫn không có cái sạch, rõ, và sáng long lanh.

Riêng về cái bản La Campanella, Kissin đánh trong clíp trên, cái điều khó chịu nhất là dầu đánh ở một khán phòng hàng đầu thế giới (Carnegie Hall, chuyên cho biểu diễn ở Nữu Ước ) nhưng giờ kỹ thuật ghi âm, cũng như do cây đàn Piano Steinway của khán phòng này, mà hầu như tất cả các tác phẩm được các nghệ sĩ hàng đầu trên thế giới biểu diễn, trừ Horowitz đã trên 5 lần biểu diễn ở Carnegie Hall trong những năm 1946, 1951, 1965, 1966, 1978, đều dùng cây Steinway Newyork của mình nhưng lên théo ý mình (tiếng đàn sáng, rõ long lanh huyền ảo do lên theo La A442 và nhưng xảo thuật Voicing) còn lại, người nghe vẫn không thể nào và không khi nào cảm nhận được tiếng đàn trong rõ sáng sủa (riêng năm 1946 thì có một tình tiết khá thú vị về tần số cây Piano xử dụng!

Riêng những clip ghi âm trong những năm gần đây thì có cải thiện (Clip bác piano giới thiệu cái nhà cô pianist VN) nhưng vẫn thua những khán phòng nổi tiếng khác (về độ nét, trong, rõ, long lanh khi chơi Mozart, Haydn, Scarlati,...... ) như (Wigmore Hall, Sun Story Hall, Kumho Hall,.... ) các bác chịu khó để ý mỗi khi nghe biểu diễn piano dò xem tên các khán phòng thì sẽ biết.

Một trong những lý do (căn nguyên) mà tiếng đàn ở khán phòng này làm tôi không thích, vì:
+ cái thang âm lên dây (theo kiểu Steiway Newyork) không làm ra tiếng đàn long lanh, sáng, trong và rõ, ......... và,
+ còn có một lý do khác là đây là khán phòng ở Newyork, nên bắt buộc theo truyền thống họ sẽ phải dùng một cái Piano Steinway New York và theo thông lệ của Steinway Newyork là, sẽ được lên dây theo tần số La A440 Hz. mà cây đàn do Kissin biểu diễn bài La Campanella là một vì dụ.
Hai điều này khiến cho tiếng đàn không bao giờ sáng, rõ, trong và lung linh khi nghe các tác phẩm cổ điển, nhưng với nhạc nhẹ, đương đại, Jazz thì OK

Xin nhắc lại, là các bác hãy chịu khó để ý khi nghe và tìm tên cái khán phòng (Hall) nơi biểu diễn, thì sẽ nghiệm ra điều tôi nói.
 
Chỉnh sửa cuối:

Semi-auto

Xe buýt
Biển số
OF-160319
Ngày cấp bằng
11/10/12
Số km
680
Động cơ
353,413 Mã lực
E không hiểu bản La Campanella này hay ở chỗ nào, e nghe thử mấy bản best of works của Liszt thì chỉ thấy bản Liebestraum No. 3 (Love Dream) là lọt tại L-)

Em chỉ nghe bản này và bản Hungary March của Liszt. Còn ấn tượng về Liszt là quá lạm dụng phô trương kĩ thuật.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,246 Mã lực


Đó là mới nói La Campanella đánh trên Violon, còn La Campanella đánh trên Piano, thì .................... hãy đợi đấy! :P
https://www.prestomusic.com/classical/products/8872938--il-cannone-francesca-dego-plays-paganinis-violin

La Campanella chơi bằng cây violin Il Canone của Paganini luôn
;)
với kỹ thuật ghi âm tân tiến

Paganini, Niccolò (1782–1840) Violin Concerto No. 2 in B minor, Op. 7: Rondo ‘La Campanella - Arr. F. Kreisler for Violin & Piano

trong Il Cannone - Francesca Dego Plays Paganini's Violin (2021) [24-96]
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
https://www.prestomusic.com/classical/products/8872938--il-cannone-francesca-dego-plays-paganinis-violin

La Campanella chơi bằng cây violin Il Canone của Paganini luôn
;)
với kỹ thuật ghi âm tân tiến

Paganini, Niccolò (1782–1840) Violin Concerto No. 2 in B minor, Op. 7: Rondo ‘La Campanella - Arr. F. Kreisler for Violin & Piano

trong Il Cannone - Francesca Dego Plays Paganini's Violin (2021) [24-96]

Vâng, nếu Violin siêu "xịn" thì nghe luôn La Campalnella do S. Ricardo chơi qua cây stradivarius cremonensis 1727 này: :P

 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,246 Mã lực
Như e đã từng chia sẻ, e nhận thấy cây piano qua thu âm ko giữ được âm thanh tốt như Violin.
Ví dụ Piano 10 qua thu âm chỉ còn 4,5 nhưng Violin 10 thì thu âm vẫn đc 7,8.
Nhiều bản cụ nghe trên loa máy tính, hay smartphone như đấm vào tai, mà nghe đàn trc tiếp lại rất thích
Tính ra thì cũng oan gia cho cây piano. Trong số các nhạc cụ phổ biến, piano vô địch về dynamic (tạm gọi là độ động) trong khi violin (gần như) vô địch về details. Dynamic liên quan trực tiếp đến công suất tức thời, khả năng "lái" damping factor của Ampli (cả thu lẫn phát), khả nặng chịu đòn của nhện-màng loa/mỉcro ...mà không bị biến dạng (vật liệu phải nhẹ và cứng nhất). Những điều này đều thuộc phạm vi của cấp hi-end trở lên. Lực căng dây của violin đâu đó quanh 100-150kg, hơn guitar một chút. Lực căng dây piano em nhớ đâu đó tới 20 tấn.

Riêng nhạc classical lại càng khủng bố. Em lấy đơn cử DR (dynamic range) yêu cầu cả khâu thu và phát đều tối thiểu là 12. Trong khi các jazz, pop rock loanh quanh 5-6 thôi. Nếu nghe qua Youtube hay Sportify gì đó chỉ có 2-4. Những thông số này đc công bố ngay trong booklet hoặc có thể dùng phần mềm miễn phí như foobar để check.

Cho nên, muốn nghe piano tốt thì buộc phải hi-end cả 2 đầu thu phát. Violin dễ tính hơn chút vì dynamic của nó cũng tập trung chủ yếu ở micro-dynamic
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Em chỉ nghe bản này và bản Hungary March của Liszt. Còn ấn tượng về Liszt là quá lạm dụng phô trương kĩ thuật.
Đây là một ý kiến của một người nghe nhạc thuần túy và chỉ thích những giai điệu đẹp, dễ nghe, lọt tai!

Tuy nhiên nếu Listz chỉ có nhừng bài (tác phẩm) như vậy, thì giới học thuật sẽ chẳng có gì để nghe, các nhạc sinh Dương cầm chẳng có gì để luyện tập, phấn đấu, và các kỳ thi piano đẳng cấp không có cái "thước" nào để đo trình độ kĩ thuật, và tư duy âm nhạc của các thí sinh.


Trong kỳ thi Van Cliburn 2022 vừa qua, ngay vòng sơ khảo (Preliminary Round ) đã làm cho người ta náo nức khi đánh một tác phẩm của MOZART (Sonata No. 9 in D Major, K. 311) theo một cách riêng của mình, tạo ra những màu và những câu nhạc vô cùng ấn tượng mà xưa nay người ta chưa từng nghe. thể hiện một “khả năng kỳ diệu” và một “phẩm chất tự nhiên, bản năng” (La Scena) khiến người nghe trên toàn thế giới phải kinh ngạc


Rồi, bước vào vòng Bán kết (Semifinal Round ) Yun Chan Lin đã hoàn toàn thu phục, không chỉ người nghe mà cả ban giám khảo bằng 12 Etude Siêu Việt của LISZT (12 Transcendental Etudes ) để hiên ngang bước vào vòng trong, và dĩ nhiên các Concerto thi vòng sau chỉ là để cho người ta thấy thêm tài năng của thí sinh này như thế nào mà thôi.


Do đó nếu không có các tác phẩm khó đến mức "đầy dẫy khó khăn" (theo lời một nhà phê bình âm nhạc) của Liszt viết, thì có lẽ cuộc đời này sẽ buồn lắm!!! :(( :((

Có thể là không thích như lời bác Semi-auto đã nói ở trên nhưng mời bác cứ nghe thử Liszt qua ngòn đàn của Yun Chan Lim, Huy chương vàng tuyệt đối Cuộc thi Van Cliburn 2022 đánh, coi có thay đổi cái nhìn của mình không? :P

FYI, ai học Piano chuyên nghiệp trong những lớp sơ cấp đều biết bài Bagatelles số 3 (No.3 in F Major. Allegretto) trong tập tác phẩm gồm 7 bài (Bagatelles for Piano, Op.33) của Beethoven và học nó mà thấy bình thường "học để mà học" nhưng khi nghe Yan Chan Lim đánh thì đều sững sờ vì không ngờ nó hay thế! ^:)^
Mời các bác nghe bài Bagatelles số 3 (No.3 in F Major. Allegretto 06:35 - 09:04) này coi ntn? :D
BTW, dây là tiếng cây Steinway đánh ở Sảnh (khán phòng) KUMHO Hall, một khán phòng mà tôi đã đề cập và ca ngợi!
Các bá nghe ngoài cái tài của pianist, thì tiềng đàn có rõ, trong, nét, sáng, long lanh và hòa thanh ngọt ngào hay không? :-?

 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Tính ra thì cũng oan gia cho cây piano. Trong số các nhạc cụ phổ biến, piano vô địch về dynamic (tạm gọi là độ động) trong khi violin (gần như) vô địch về details. Dynamic liên quan trực tiếp đến công suất tức thời, khả năng "lái" damping factor của Ampli (cả thu lẫn phát), khả nặng chịu đòn của nhện-màng loa/mỉcro ...mà không bị biến dạng (vật liệu phải nhẹ và cứng nhất). Những điều này đều thuộc phạm vi của cấp hi-end trở lên.
Riêng nhạc classical lại càng khủng bố. Em lấy đơn cử DR (dynamic range) yêu cầu cả khâu thu và phát đều tối thiểu là 12. Trong khi các jazz, pop rock loanh quanh 5-6 thôi. Nếu nghe qua Youtube hay Sportify gì đó chỉ có 2-4. Những thông số này đc công bố ngay trong booklet hoặc có thể dùng phần mềm miễn phí như foobar để check.
Cho nên, muốn nghe piano tốt thì buộc phải hi-end cả 3 đầu thu phát. Violin dễ tính hơn chút vì dynamic của nó cũng tập trung chủ yếu ở micro-dynamic


Con số 12 là chính xác đấy!

1/ Đây là một ý kiến hay nói đúng hơn là thông tin trả lời phần nào cho cái thắc mắc của bác piano nhưng đây chỉ là ý kiến hay thông tin từ phía một người nghe nhạc, mà sành nghe nhạc với những công cụ, thiết bị, cũng như kiến thức đầy đủ. :D

2/ Tuy nhiên nếu "bó buộc" như vậy, thì chẳng ai (nói đúng và rõ là không nhiều người) có thể có đầy đủ điều kiện để thưởng thức (thu âm nó, rồi phát lại nghe, hay nghe từ các nguồn cung cấp phổ cập) tiếng đàn piano một cách đầy đủ trung thực AMAP. :((

FYI, dĩ nhiên nó sẽ có những cách xử lý từng bước, những vấn nạn trên, cho những người yêu thích nghe nó, để không được 10 thì cũng được 9 hay chí ít cũng là 7, 8,..... :))

Khi có giờ và có hứng, tôi sẽ viết một bài phân tích, chia sẻ những kinh nghiệm về các cách xử lý này. Bằng chứng cho các bác thấy, là trong một số những bản thu âm của tôi tuy chỉ mới bằng điện thoại iPhone 8Plus các buổi biểu diễn nơi công cộng, mà tiếng đàn nghe vẫn "gì gì" lắm là vì sao? :P

3/ In closing, ngoài ra, riêng về cái chuyện DYNAMIC của tiếng piano, thì nó chỉ có, thật có với một cây đàn được cân chỉnh máy đúng mức, và người nghệ sĩ có đủ khả năng để khai thác nó ntn.
+ Với một cây đàn Upright độ Dynamic sẽ tầm cỡ 3 cấp độ, nếu canh chỉnh tốt lắm chỉ được 5.
+ Với một cây đàn Grand piano khoảng 7 cấp độ. Chỉ có Steinway grand piano hay những đàn piano cao cấp mà cân chỉnh máy đúng mức thì người ta (pianist) mới làm được 12 cấp độ sắc thái (nuance).
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top