[Funland] Dành cho những ai quan tâm tới Piano, và thích nghe Piano.

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Dạo này e bận quá, toàn vào OF tàu ngầm là chính. E vẫn vào thớt xem bài mới, và đã rất vui khi thấy cụ piano đã "hòa thuận" với cụ. Chỉ là tính e lan man, nên không dám còm gì, không lại sa đà chém gió thì nguy ;))

E nghĩ cụ với kiến thức phong phú sinh động của mình, cụ nên in 1 quyển sách để truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của cụ trong canh chỉnh đàn piano như kiểu cuốn của Mario Igrec, Reblitz, ... Hoặc là cụ chỉ cần biên dịch, và bình chú kỹ càng 1 quyển sách mà cụ tâm đắc, để nhiều đối tượng độc giả ở VN có thể sử dụng: ktv chuyên nghiệp, sinh viên nhạc viện, nhạc công, người newbie muốn tìm hiểu về thế giới đàn piano. Như cụ thấy, ở VN cái gì cũng có nhưng rất hời hợt, lơ mơ và thậm chí là sai be bét, nên rất cần những cuốn sách viết/dịch kỹ càng. E tin chắc sách đó của cụ sẽ rất hấp dẫn, sẽ là cuốn gối đầu giường cho nhiều người yêu thích piano ;;)

Bác Bastion.P réo tên tôi trong “nhà” người ta, rồi khi tôi trả lời, thì bác lai xách ……. trốn mất biệt, sau khi mời tôi chén rượu!? :(

Đấy là giá nhời trong “nhà người ta” còn như nhà của tôi thì như thế này: :P
Một khi tôi đã thích vì cô tổ chất kỹ thuật, thông minh xuất chúng thì chẳng phải tốn một xu tiền vé máy bay cũng như bải lại gì hết, tôi sẵn sàng chẳng lấy một xu, không uống một ly nước, cũng như chẳng có chuyện “rờ đít” học trò, và dạy online qua các phương tiện nghe nhìn Viber, Zalo, ……. [-X

FYI, Sáu năm về trước tôi có hướng dẫn và dạy một người ở Hà Nội, đây là người duy nhất có đầy đủ dụng cụ sửa chữa đàn piano nhất ở Hà Nội và có thể nói là ở Việt Nam, trử tôi ra, vì tôi đã mua giup với giá như đổ đi, đặc biệt là có một bộ dụng cụ tên gì và canh chỉnh mà chủ nhân trước đây của nó là kỹ thuật viên lâu năm của dàn nhạc giao hưởng Philadelphia. :">

Tuy nhiên điều đáng nói, mà đáng tiếc nhất là chính vì sự thông minh xuất chúng của nó, nên nó có nhiều tham vọng, và nhiều ước mơ hoài bão: ngoài piano nó còn chuyên về âm thanh và sản xuất loa âm thanh dạng thủ công xuất sang cho thị trường Mỹ và khách hàng cao cấp khó tính, vô cùng thành công, nên trước mặt nó đã xếp xó việc canh chỉnh và lên dây piano, để tập trung vào sự nghiệp kinh doanh đang phát triển rực rỡ này.
Cho đến giờ phút này tôi vẫn chưa hề giáp mặt người này “Face to face”! :D

Đúng là người tính không bằng trời tính và tất cả tùy duyên. :))

Với những người thuộc dòng giống tinh hoa anh tú (Elite) cho dầu ta có quăng nó xuống đáy thùng rác thì nó cũng sẽ ngoi lên ngồi trên nắp thùng và chỉ huy. ^:)^
Trong khi đám ngu dốt dòng dõi “cổ cày vai bừa” thì muôn đời chỉ làm thợ mà là loại thợ chỉ biết làm rập khuôn những cái được dạy, không có một sự thông minh sáng tạo nào cả, chẳng bao giờ làm thầy theo nghĩa bóng được hết! =))
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,090 Mã lực
Nơi ở
HCM
FYI, trước đây, cô ấy dùng một cây Grand Yamaha cũ và dĩ nhiên là với đám thợ thầy ở Việt Nam, và ai đã từng trải qua ,mà cô cũng không là ngoại lệ, phải nếm trải, thì có biết bao nhiêu những cay đắng khi dùng một cây đàn cũ, mà không có thợ (KTV) tử tế, nó khổ là như thế nào!
Nên năm ngoái, sau khi sửa nhà cô ấy đã tậu về một cây đàn Yamaha brand new (mới tinh) cho chắc ăn, do không gian danh cho cây đàn có lẽ khá khiêm tốn, lại không được tư vấn tử tế, nên đã chọn mua G1 thay vì G3 hay G5 và hệ quả là như cái bác nói bác nói. Đúng là "Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa".
Đàn piano nó không phức tạp hơn 1 cỗ máy cơ khí .... nhưng nó là sản phẩm tạo ra âm thanh, nên nó thuộc lĩnh vực nghệ thuật, và cho dù người sử dụng có thể sửa được thì chưa chắc làm cho nó phát ra âm thanh chuẩn được. Phải là dân sửa đàn chuyên nghiệp.
Từ việc Ms TY mua đàn, kinh nghiệm cá nhân em khi tiếp xúc với giới piano biểu diễn bao năm qua, và cái thớt xin tài liệu đàn piano Inside Out mới đấy, em thấy rằng: rất nhiều người chơi piano, dù là rất giỏi, rất lâu năm, nhưng hoàn toàn mù tịt về đàn piano. Lý do:

- Người chơi đàn có đầu óc nghệ thuật, họ rất ngại/ rất ghét những gì là máy móc, kỹ thuật?
- Tài liệu về đàn piano còn quá ít, khó kiếm, ngoại ngữ hạn chế?
- Quan niệm: người nào nghiệp đó. Nghiệp của tôi là chơi đàn, dạy học biểu diễn, phần kỹ thuật để người khác lo? Xã hội đã phân công lao động rất rõ ràng?

Dù lý do nào đi nữa, thực tế là ng chơi đàn mù tịt về đàn piano. Vậy điều này có tốt không?
Không hề, em khuyến nghị các cụ chơi đàn cần tìm hiểu về đàn piano, ko cần chuyên sâu, nhưng phải hiểu:
- Vì sau gõ phím xuống lại tạo ra đc âm thanh
- Vì sao gõ mạnh thì âm to, gõ nhẹ thì âm nhỏ
- Điều gì làm nên phím nảy lên, xuống
- Vì sao đạp pedal lại vang....
Những thứ như thế này gọi là Actions, và chỉnh sửa bộ Action thì gọi là Regulation. Đây là những kiến thức cơ bản nhất mà ng chơi nên nắm được

Vì sao lại cần biết?
VN mua đàn cũ là đa số, mà đã là cây đàn cũ, dù tốt đến mấy, cũng thường phát sinh ra lỗi nọ lỗi kia. Đôi khi chỉ là những lỗi rất nhỏ, nhưng nếu ko được sửa, nó sẽ gây khó chịu và ức chế. Gọi KTV? 1 là tốn kém, 2 là rất mất thời gian ( có khi hẹn cả tuần ) mà đôi khi nó chỉ là một lỗi như lỏng ốc.
Em đã từng chứng kiến 1 ng chơi đàn lâu năm loay hoay cả tuần vì cái pedal, mà lý do là dùng lâu thì nó lỏng con ốc, siết lại thì mất chưa đến 10 giây? Không lẽ việc này cũng cần gọi KTV đến sửa?

Những việc canh chỉnh sâu, thay dây, voicing..., thì cần KTV chuyên nghiệp. Còn những lỗi nho nhỏ phát sinh thì có thể tự chủ động điều chỉnh ngay.
Là ng chơi thì ít nhất cũng nên nắm đc tinh thần cái clip này, một số khái niệm cơ bản như aftertouch, letoff...chứ đừng đóng khung vào mindset: Nghề tôi là chơi đàn, sửa đàn là việc của thằng khác. Ít nhất là, các bác sẽ ko bị thuốc bởi 1 KTV bất lương.

Nó cũng giống như các cụ đi 2b, 4b mà cũng nắm được kiến thức cơ bản về xe cộ, sẽ tốt hơn là mù tịt 100% và cứ thế đem ra thợ khi có lỗi. Hiểu được thì dù có đem ra thợ, ít nhất cũng tránh được việc làm xiếc, vẽ bill để kiếm tiền.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Dạo này e bận quá, toàn vào OF tàu ngầm là chính. E vẫn vào thớt xem bài mới, và đã rất vui khi thấy cụ piano đã "hòa thuận" với cụ. Chỉ là tính e lan man, nên không dám còm gì, không lại sa đà chém gió thì nguy ;))

E nghĩ cụ với kiến thức phong phú sinh động của mình, cụ nên in 1 quyển sách để truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của cụ trong canh chỉnh đàn piano như kiểu cuốn của Mario Igrec, Reblitz, ... Hoặc là cụ chỉ cần biên dịch, và bình chú kỹ càng 1 quyển sách mà cụ tâm đắc, để nhiều đối tượng độc giả ở VN có thể sử dụng: ktv chuyên nghiệp, sinh viên nhạc viện, nhạc công, người newbie muốn tìm hiểu về thế giới đàn piano. Như cụ thấy, ở VN cái gì cũng có nhưng rất hời hợt, lơ mơ và thậm chí là sai be bét, nên rất cần những cuốn sách viết/dịch kỹ càng. E tin chắc sách đó của cụ sẽ rất hấp dẫn, sẽ là cuốn gối đầu giường cho nhiều người yêu thích piano ;;)

Trước hết phải thành thật cám ơn bác Bastion.P đã có nhã ý lẫn gợi ý một "áp-phe mần ăn" nghe qua cũng khá là thú vị! Nhất là với lũ không ham tiền thì cũng hám danh. :D

At a matter of facts, đọc "còm" này của bác, những người hiểu luật lệ, hiểu tình hình kinh tế, chính trị, của xã hội Việt Nam và đặc biệt là hiểu về việc xuất bản, in ấn cứ ngỡ rằng, bác Bastion.P đang ở nước ngoài và ngồi chõ mồm viết về Việt Nam. :P
Dĩ nhiên, tôi và các bác khác đều biết bác Bastion.P ở Việt Nam và là người Việt Nam, một người Việt Nam mơ mộng! :))

Xin thưa từng điểm:

Việc phát hành một cuốn sách, hay tập tài liệu về canh chỉnh máy đàn dương cầm cả (Upright lẫn Grand) và cách lên dây sao cho nghe hay nhất, dễ nhất, và đạt được chuẩn quốc tế, với các thông tin, bằng chứng là những hình ảnh, âm thanh Demo cho tùng câu, từng điều mính nói thật cụ thể, chứ không nói mồm, thực ra, không có gì là ghê gớm hay khó khăn nếu cái anh nói lá đúng là thực. Chỉ có cái lũ bất tài vố tướng mới nói mồm không, và quen cùng như ưa lối nói ngọt ngào phỉnh nịnh.

Hơn nữa với lối hành văn, phân tích, lập luận khác người, viết ra mà người đọc, đọc mà tức "hộc máu ói mồm" rồi tìm cách phản biện, và càng phản biện thì càng thấy cái mà họ đang nghĩ là sai đó, và bực "hộc máu ói mồm" lại đúng, và mọi chuyện không như họ nghĩ, cũng như tạo ấn tượng cho người đọc, là điều vô cùng dễ dàng với tôi!

Thế thì tôi cất công thu thập tài liệu, tom góp kiến thức, rồi làm vậy để làm gì??? :-?

Chia sẻ kiến thức hay nói trắng ra là "bán kiến thức" để lấy mấy đồng bạc lẻ, và cả một đống trách nhiệm trước cộng đồng về tính đúng sai, vì đây là văn bản chính thức, cũng như việc sẽ bị xăm soi từ nhiều phía, là khó và không thể nào tránh khỏi, Nên đúng là "tiền rơm vạ đá" vì khi bán sách ăn tiền, thì tài liệu đó phải có giá trị, và nếu muốn người đọc làm là được, thì phải chia sẻ cặn kẽ, và không được dấu diếm những bí quyết, kinh nghiệm, cùng như bất kỳ một sai sót nào do minh chia sẻ, mà ngườ ta làm sai, mình đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nghĩa là cái phải thấy trước là bị soi "không thể kỹ hơn" từ nhiều phía và lâu dài!

Sau đó là gì nữa nhỉ? :-/

Cái danh hão huyền kia chắc gì đã có, và những thông tin của mình "bán lấy mấy đồng bạc" sẽ bị đem ra mổ xẻ tứ tung, những cái đúng, thì ngậm mồm không nói, những cái gì bất cập hoặc không đúng theo cách nhìn của người xem, lại bị vặn vẹo đủ điều, mà số tiền thu được là bao nhiêu? :-?

FYI, một cuốn sách (bất kỳ) gọi là bán chạy, phát hành tốt là phải in ra tối thiểu 5 ngàn bản, và chi phí cho số lượng ấn bản này không phải nhỏ cùng như dễ dàng: công sứa, chất xám, chi phí in ấn, giấy phép, PR quảng cáo,........ đổ ra. Mà, nếu xuất bản 5.000 bản thì chỉ đủ thu hồi vốn. ;)
Đó là bán được hết và nhanh, còn nếu không thì, ........................................ :((

Đấy là ta chưa nói ở Việt Nam, nạn in lậu và photocopy tràn lan, in 5.000 cuốn bán được vài trăm bản, nếu sách hay "hot edition" thì những cuốn photo copy, sách nhái, bán lậu thì chắc gấp mấy lần con số bán được, nên chưa chi đã thấy lỗ vốn! =))

Nói đâu xa, cái tài liệu Piano Inside Out kia, ngay trong cái cõi Ofun này, nơi có thể nói là chỗ tập trung giới trí giả, vẫn có người muốn đọc (có nó) nhưng vẫn muốn đọc mà không phải tốn tiền nhiều, thì cũng đủ hiểu được là việc in tài liệu nó sẽ như thế nào rồi phải không ạ?! :))

In addition, còn cái việc biên dịch một tài liệu nổi tiếng nào khác từ nước ngoài, thì ngay cái ban đầu tiên là mua (có) bản quyền phải xin giấy phép và (cùng) các chi phí này nọ, thì cũng lại lập lại cái vấn nạn ở trên, rồi thu không đủ bù chi, làm để lỗ theo cả "nghĩa ngang lẫn ý dọc".
Hay nói như kiểu cái của các cụ ngày xưa, là "Đứng giữa đường, cầm ..... cho thiên hạ bú"! :P

Thế lên cái nhã ý của bác có thể là sáng kiến ở đâu đó, nhưng ở Việt Nam thì đúng là một tối kiến! :D

Lên một diễn đàn trong đó đa phần là người trí thức, quan tâm tới Piano thực sự và thich nghe nó thực lòng để chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, thì mình có quyền nói những cái mình muốn nói,và không nói những cái mình không muốn nói, thậm chí che, hay dấu hoặc không chia sẻ bí quyết với một số người không xứng đáng, ................ như thế nào thì ất cả sẽ tùy duyên, sẽ có những người được hưởng nhiều kẻ hưởng ít, thậm chí hưởng đâu chửa thấy mà chỉ thấy tức "hộc máu ói mồm", ............... tất cả sẽ tùy theo độ tử tế của họ như thế nào.

Hơn nữa, tôi là người không mê tiền, chẳng hám danh lẫn đam mê cái tình (tình dục) kia trong mọi mối quan hệ, nên hãy cứ thích thì làm không thích thì thôi, thế là khỏe và vui với tuổi già! :x
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Từ việc Ms TY mua đàn, kinh nghiệm cá nhân em khi tiếp xúc với giới piano biểu diễn bao năm qua, và cái thớt xin tài liệu đàn piano Inside Out mới đấy, em thấy rằng: rất nhiều người chơi piano, dù là rất giỏi, rất lâu năm, nhưng hoàn toàn mù tịt về đàn piano. Lý do:

- Người chơi đàn có đầu óc nghệ thuật, họ rất ngại/ rất ghét những gì là máy móc, kỹ thuật?
- Tài liệu về đàn piano còn quá ít, khó kiếm, ngoại ngữ hạn chế?
- Quan niệm: người nào nghiệp đó. Nghiệp của tôi là chơi đàn, dạy học biểu diễn, phần kỹ thuật để người khác lo? Xã hội đã phân công lao động rất rõ ràng?

Dù lý do nào đi nữa, thực tế là ng chơi đàn mù tịt về đàn piano. Vậy điều này có tốt không?
Không hề, em khuyến nghị các cụ chơi đàn cần tìm hiểu về đàn piano, ko cần chuyên sâu, nhưng phải hiểu:
- Vì sau gõ phím xuống lại tạo ra đc âm thanh
- Vì sao gõ mạnh thì âm to, gõ nhẹ thì âm nhỏ
- Điều gì làm nên phím nảy lên, xuống
- Vì sao đạp pedal lại vang....
Những thứ như thế này gọi là Actions, và chỉnh sửa bộ Action thì gọi là Regulation. Đây là những kiến thức cơ bản nhất mà ng chơi nên nắm được

Vì sao lại cần biết?
VN mua đàn cũ là đa số, mà đã là cây đàn cũ, dù tốt đến mấy, cũng thường phát sinh ra lỗi nọ lỗi kia. Đôi khi chỉ là những lỗi rất nhỏ, nhưng nếu ko được sửa, nó sẽ gây khó chịu và ức chế. Gọi KTV? 1 là tốn kém, 2 là rất mất thời gian ( có khi hẹn cả tuần ) mà đôi khi nó chỉ là một lỗi như lỏng ốc.
Em đã từng chứng kiến 1 ng chơi đàn lâu năm loay hoay cả tuần vì cái pedal, mà lý do là dùng lâu thì nó lỏng con ốc, siết lại thì mất chưa đến 10 giây? Không lẽ việc này cũng cần gọi KTV đến sửa?

Những việc canh chỉnh sâu, thay dây, voicing..., thì cần KTV chuyên nghiệp. Còn những lỗi nho nhỏ phát sinh thì có thể tự chủ động điều chỉnh ngay.
Là ng chơi thì ít nhất cũng nên nắm đc tinh thần cái clip này, một số khái niệm cơ bản như aftertouch, letoff...chứ đừng đóng khung vào mindset: Nghề tôi là chơi đàn, sửa đàn là việc của thằng khác. Ít nhất là, các bác sẽ ko bị thuốc bởi 1 KTV bất lương.

Nó cũng giống như các cụ đi 2b, 4b mà cũng nắm được kiến thức cơ bản về xe cộ, sẽ tốt hơn là mù tịt 100% và cứ thế đem ra thợ khi có lỗi. Hiểu được thì dù có đem ra thợ, ít nhất cũng tránh được việc làm xiếc, vẽ bill để kiếm tiền.

Bác piano ("còm" này) nêu ra khá nhiều vần đề thực tế và thiết thực nhưng cũng "Dưa cà mắm muối" nên tôi sẽ chia sẻ thông tin từ từ trong nhiều "còm" (cắt nhỏ ra) khác nhau.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Nếu cụ có biệt tài làm độc giả "tức hộc máu" thì lại càng nên mần sách cụ ạ, nhất là khi chuẩn bị xây nhà cần đổ bê tông, cần nhiều gạch đá :D

E fun tý. E thấy mấy quyển Phương pháp hoa hồng gì cũng dịch in và khá hữu dụng đấy chứ, cụ là cứ hay trầm trọng hóa vấn đề.

Nhưng mà thôi cụ ko thích thì e cũng không "xúi dại" cụ nữa >:)

Trước hết phải thành thật cám ơn bác Bastion.P đã có nhã ý lẫn gợi ý một "áp-phe mần ăn" nghe qua cũng khá là thú vị! Nhất là với lũ không ham tiền thì cũng hám danh. :D

At a matter of facts, đọc "còm" này của bác, những người hiểu luật lệ, hiểu tình hình kinh tế, chính trị, của xã hội Việt Nam và đặc biệt là hiểu về việc xuất bản, in ấn cứ ngỡ rằng, bác Bastion.P đang ở nước ngoài và ngồi chõ mồm viết về Việt Nam. :P
Dĩ nhiên, tôi và các bác khác đều biết bác Bastion.P ở Việt Nam và là người Việt Nam, một người Việt Nam mơ mộng! :))

Xin thưa từng điểm:

Việc phát hành một cuốn sách, hay tập tài liệu về canh chỉnh máy đàm dương cầm cả (Upright lẫn Grand) và cách lên về dây sao cho nghe hay nhất, dễ nhất, và đạt được chuẩn quốc tế. Với bằng chứng là những hình ảnh âm thanh Demo cụ thể chứ không nói mồn, thực ra không có gì là ghê gớm hay khó khăn.

Hơn nữa với lối hành văn, phân tích, lập luận khác người, viết ra mà người đọc, đọc mà tức "hộc máu ói mồm" rồi tìm cách phản biện, và càng phản biện thì càng thấy cái mà họ đang nghĩ là sai đó, và bực "hộc máu ói mồm" lại đúng, và mọi chuyện không như họ nghĩ, cũng như tạo ấn tượng cho người đọc, là điều vô cùng dễ dàng với tôi!

Thế tôi cất công thu thập tài liệu, tom góp kiến thức rồi làm vậy để làm gì??? :-?

Chia sẻ kiến thức hay nói trắng ra là "bán kiến thức" để lấy mấy đồng bạc lẻ, và cả một đốngtrách nhiệm trước cộng đồng về tính đúng sai, vì đây là văn bản chính thức cũng như việc sẽ bị xăm soi từ nhiều phía thật đúng là "tiền rơm vạ đá" vì khi bán sách ăn tiền thì tài liệu đó phải có giá trị và nếu muốn người đọc làm là được thì phải chia sẻ cặn kẽ và không được dấu diếm những bí quyết, kinh nghiệm, bất kỳ một sai sót nào do minh chia sẻ mà ngườ ta làm sai mình đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nghĩa là cái phai thấy trước là bị soi không thể kỹ hơn từ nhiều phía và lâu dài!

Sau đó là gì nữa nhỉ? :-/

Cái danh hão huyền kia chắc gì đã có, và những thông tin của mình "bán lấy mấy đồng bạc" sẽ bị đem ra mổ xẻ tứ tung, những cái đúng thì ngậm mồm không nói, những cái gì bất cập hoặc không đúng theo cách nhìn của người xem, lại bị vặn vẹo đủ điều, mà số tiền thu được là bao nhiêu? :-?

FYI, một cuốn sách (bất kỳ) gọi là bán chạy, phát hành tốt là phải in ra tối thiều 5 ngàn bản, và chi phí cho số lượng ấn bản này không phải nhỏ cùng như dễ dàng: công sứa, chất xám, chi phí in ấn, giấy phép, PR quảng cáo,........ đổ ra. Mà, nếu xuất bản 5.000 bản thì chỉ đủ thu hồi vốn. ;)
Đó là bán được hết và nhanh, còn nếu không thì, ........................................ :((

Đấy là ta chưa nói ở Việt Nam, nạn in lậu và photocopy tràn lan, in 5.000 cuốn bán được vài trăm bản, nếu sách hay "hot edition" thì những cuốn photo copy, sách nhái, bán lậu thì chắc gấp mấy lần con số bán được, nên chưa chi đã thấy lỗ vốn! =))

Nói đâu xa, cái tài liệu Piano Inside Out kia, ngay trong cái cõi Ofun này, nơi có thể nói là chỗ tập trung giới trí giả, vẫn có người muốn đọc (có nó) nhưng vẫn muốn đọc mà không phải tốn tiền nhiều, thì cũng đủ hiểu được là việc in tài liệu nó sẽ như thế nào rồi phải không ạ?! :))

In addition, còn cái việc biên dịch một tài liệu nổi tiếng nào khác từ nước ngoài, thì ngay cái ban đầu tiên là mua (có) bản quyền phải xin giấy phép và (cùng) các chi phí này nọ, thì cũng lại lập lại cái vấn nạn ở trên, rồi thu không đủ bù chi, làm để lỗ theo cả "nghĩa ngang lẫn ý dọc".
Hay nói như kiểu cái của các cụ ngày xưa, là "Đứng giữa đường, cầm ..... cho thiên hạ bú"! :P

Thế lên cái nhã ý của bác có thể là sáng kiến ở đâu đó, nhưng ở Việt Nam thì đúng là một tối kiến! :D

Lên một diễn đàn trong đó đa phần là người trí thức, quan tâm tới Piano thực sự và thich nghe nó thực lòng để chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, thì mình có quyền nói những cái mình muốn nói,và không nói những cái mình không muốn nói, thậm chí che, hay dấu hoặc không chia sẻ bí quyết với một số người không xứng đáng, ................ như thế nào thì ất cả sẽ tùy duyên, sẽ có những người được hưởng nhiều kẻ hưởng ít, thậm chí hưởng đâu chửa thấy mà chỉ thấy tức "hộc máu ói mồm", ............... tất cả sẽ tùy theo độ tử tế của họ như thế nào.

Hơn nữa, tôi là người không mê tiền, chẳng hám danh lẫn đam mê cái tình (tình dục) kia trong mọi mối quan hệ, nên hãy cứ thích thì làm không thích thì thôi, thế là khỏe và vui với tuổi già! :x
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Bác piano ("còm" này) nêu ra khá nhiều vần đề thực tế và thiết thực nhưng cũng "Dưa cà mắm muối" nên tôi sẽ chia sẻ thông tin từ từ trong nhiều "còm" (cắt nhỏ ra) khác nhau.
Từ việc Ms TY mua đàn, kinh nghiệm cá nhân em khi tiếp xúc với giới piano biểu diễn bao năm qua, và cái thớt xin tài liệu đàn piano Inside Out mới đấy, em thấy rằng: rất nhiều người chơi piano, dù là rất giỏi, rất lâu năm, nhưng hoàn toàn mù tịt về đàn piano. ........................................

Cái đầu tiên phải nói, nói cho chính xác là : rất nhiều người chơi piano, dù là rất giỏi, rất lâu năm, nhất là họ lại chơi nhạc cổ điển nhưng chưa bao giờ, hay họ ít có dịp tiếp xúc với một cây piano tử tế!
Nghe như đùa??? :))

Đây là một ví dụ cây đàn Yamaha UX-1 này được lên cách đây sáu tháng, và chủ nhân của nó là một sinh viên đại học năm thứ hai bên nhạc viện, nghĩa là thời gian đánh và rèn luyện trên cây đàn là không ít.

Sau sáu tháng lên dây, cây đàn tuy xử dụng nhiều, nhưng do lên dây đúng kĩ thuật (Solid tuning) nên vẫn giữ nguyên tần số La A442 Hz, nhưng tiếng đàn không còn sắc sảo, đẹp và không còn hoà thanh cũng như có Singing tone "long lanh" dầu đây chỉ là cây U1 (thấp bé).

Âm thanh của cây đàn này lúc trước khi lên dây vẫn là đẹp mà chấp nhận được với rất nhiều người ! Thậm chí cả những giảng viên thầy cô bên Nhạc viện vì họ chỉ quen nghe những cái đàn lên dây không đúng chuẩn và tần số thấp với họ âm thanh của cây đàn này (âm thanh trước khi lên) nghe vậy là tốt rồi!

Mời các bác nghe tiếng của cây đàn U1 này trước khi lên thì như thế nào? và tự hỏi lòng mình lại coi có phải là âm thanh mình nghe ntn là cũng chấp nhận được hay không?



Sau khi chỉnh dây và canh chỉnh lại mất khoảng 3 giờ đồng hồ, Tiếng đàn rõ là khác hẳn và giúp cho người đánh đàn rất nhiều: Cái hay, rõ, độ "nét" sắc sảo của âm thanh, hòa thanh và cái singing tone long lanh của nó ai nghe cũng có thể thấy được, và chính vì canh chỉnh lại nên người đàn đã có thể đàn nhanh hơn đoạn nhạc này. mặc dầu chơi chưa hoàn chỉnh nhưng pianist chỉ chơi trong vòng 01':17" thay vì như trước đó là 01':23".


Thế nên bảo "rất nhiều người chơi piano, dù là rất giỏi, rất lâu năm, nhất là họ lại chơi nhạc cổ điển nhưng chưa bao giờ, hay họ ít có dịp tiếp xúc với một cây piano tử tế!" quả là không sai!

Và, chỉ những người đã quen được ăn ngon, thì mới có nhu cầu đòi ăn ngon! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,090 Mã lực
Nơi ở
HCM
Cái đầu tiên phải nói, nói cho chính xác là : rất nhiều người chơi piano, dù là rất giỏi, rất lâu năm, nhất là họ lại chơi nhạc cổ điển nhưng chưa bao giờ, hay họ ít có dịp tiếp xúc với một cây piano tử tế!
Nghe như đùa??? :))
Và, chỉ những người đã quen được ăn ngon, thì mới có nhu cầu đòi ăn ngon! :P
Bác nói rất đúng. Và cũng ko có gì kỳ lạ :))
Để em chia sẻ lý do nhé:

Đối với dân chuyên nghiệp, khi bài vở dồn nén, với concert, competition sắp tới, thì cái họ quan tâm là nuốt trọn tác phẩm. Riêng cái việc học thuộc lòng vài chục trang, nghiên cứu sắc thái, cũng đủ hao tâm tổn sức rồi :(( lấy đâu ra thời gian và tâm trí để thưởng thức nữa, nhất là khi deadline tới nhưng bài vở còn tùm lum!!!. Tiếp nữa, việc tập đàn quá nhiều, quá lâu cũng dễ làm cho ng tập trở nên dễ dài, coi cây đàn là 1 công cụ để luyện ngón, hơn là thứ để hưởng thụ. Ng biểu diễn chỉ bắt đầu quan tâm đến mặt âm thanh khi repetoire đã xong, và đem đi biểu diễn, còn trong lúc luyện tập thì...sao cũng được.

Đừng thấy ngạc nhiên khi đầu bếp 5 sao nấu món mì Ý trứ danh trong nhà hàng lại ăn sáng vội vàng qua loa bằng ly mì ăn liền rồi vào việc. Bữa tối của họ đôi khi còn qua loa, đơn giản hơn cả những thứ các cụ ăn đấy.

Đôi khi làm nghề và thưởng thức lại là 2 việc rất khác nhau
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Bác nói rất đúng. Và cũng ko có gì kỳ lạ :))
Để em chia sẻ lý do nhé:

Đối với dân chuyên nghiệp, khi bài vở dồn nén, với concert, competition sắp tới, thì cái họ quan tâm là nuốt trọn tác phẩm. Riêng cái việc học thuộc lòng vài chục trang, nghiên cứu sắc thái, cũng đủ hao tâm tổn sức rồi :(( lấy đâu ra thời gian và tâm trí để thưởng thức nữa, nhất là khi deadline tới nhưng bài vở còn tùm lum!!!. Tiếp nữa, việc tập đàn quá nhiều, quá lâu cũng dễ làm cho ng tập trở nên dễ dài, coi cây đàn là 1 công cụ để luyện ngón, hơn là thứ để hưởng thụ. Ng biểu diễn chỉ bắt đầu quan tâm đến mặt âm thanh khi repetoire đã xong, và đem đi biểu diễn, còn trong lúc luyện tập thì...sao cũng được.

Đừng thấy ngạc nhiên khi đầu bếp 5 sao nấu món mì Ý trứ danh trong nhà hàng lại ăn sáng vội vàng qua loa bằng ly mì ăn liền rồi vào việc. Bữa tối của họ đôi khi còn qua loa, đơn giản hơn cả những thứ các cụ ăn đấy.

Đôi khi làm nghề và thưởng thức lại là 2 việc rất khác nhau

Chỉ khi đàn và tập luyện trên một cây đàn tử tế (cả âm thanh lẫn Piano Touchée) thì người nghệ sĩ hay nhạc sinh mới có thể rèn luyện kỹ năng tốt và cho ra được một tiếng đàn hay cũng như tinh tế.

Cái người đầu bếp năm sao mà bác nói nếu có chẳng qua là người ta ăn cho xong vào thời điểm đó để làm việc, đó chỉ là một hình thức "nạp năng lượng" chứ không phải ăn hay thưởng thức một món ăn! [-X
Đã nói vậy được, thì cũng nên biết chuyện đầu bếp vua đầu bếp (Sushi) hàng đầu của Nhật - Takashi Saito – luôn chủ trương và yêu cầu tất cả những người trong việc nhà bếp phải được ăn những miếng Sushi ngon nhất khi có bất kỳ một "phát kiến" hay công thức chế biến nào, thì người đầu tiên được ăn phải là bếp: Anh có ăn ngon thì mới biết và có thể nấu hay làm ra được những món sushi ngon nhất thì nhất thế giới. =D>

Trong cái "nghề đàn nghiệp địch" cũng thế, phải hiểu rằng với một cái đàn mà âm thanh không chính xác và piano Touchée không đạt chuẩn thì không cho ra những tiếng đàn hay và không rèn cho chính người đàn lẫn người nghe cái thẩm mỹ âm nhạc. :x
FYI, với một cây đàn chuẩn, tử tế, người nghệ sĩ (ngay cả người đàn giỏi) sẽ có thể "vẽ" hoặc chỉnh sửa một tác phẩm ra nhiều màu khác nhau trên cơ sở âm thanh chuẩn xác đó, còn như âm thanh mà không chuẩn xác thì vẽ được cái gì đây hay chỉ đàn cho xong??? :P

Đó là nói âm thanh, bây giờ nói về cái Piano Touchée với một cây đàn không được chuẩn, thì người đàn không thể thực hiện được những kỹ thuật và kỹ xảo năng tối thiểu của một tác phẩm (Nhanh, staccato, note hoa mỹ tinh tế, tiếng đàn "nũng nịu" duyên dáng,.............) hoặc làm được nhưng sẽ phải tốn tốn rất nhiều "công sức" và dầu có được, thì cũng như chẳng thể nào làm ra được 100% cái duyên dáng của những nốt nhạc với mức hoàn mỹ.
Một cây đàn bị sai dây hay Piano Touchée không chuẩn thì thì người đàn sẽ không thể nào "vẽ" được nnhững câu nhạc nghe đều đặn, thẳng tăm tắp, hoặc làm những sắc thái từ nhỏ đến lớn, từ lớn xuống nhỏ, cũng như các note staccato thật linh hoạt tinh tế. :((

Nói ngắn gọn, với những cây đàn "luyện ngón" như bác piano nói, thì người đàn không thể xử lý được các kĩ thuật của một tác phẩm, nếu họ đánh chơi, đánh đùa, hay tập luyện cho lấy có, thì ta không bàn nhưng với người học chuyên nghiệp hay đàn giỏi, thì đó lại là một vấn đề đau đầu nếu khi đánh trên nhưng cây đàn không đạt chuẩn như vậy! :D


BTW, tuy nhiên, trong một "môi trường" KTV hiện nay, với bao nhiêu cây đàn không đạt chuẩn, cái mà ai cũng thấy, cái khổ của người nghệ sĩ không phải chỉ là đánh nó (đánh những cây đàn tệ hại) mà họ cùng sẽ phải khổ ngay cả khi họ có trong tay một cây đàn qualifed Piano mặc dầu là nó tốt, đạt chuẩn mặc dầu khi đàn nó thì họ ưng ý nhưng họ không thể "bê nó theo bên mình" và vẫn phải đương đầu với những vấn nạn khi bước ra khỏi ngôi nhà mình và đàn một những cây đàn khác mà đây là một ví dụ: :))









HAPPY WEEKEND !!!!!!! :)) :)) :)) :)) :)) :))
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Chỉ khi đàn và tập luyện trên một cây đàn tử tế (cả âm thanh lẫn Piano Touchée) thì người nghệ sĩ hay nhạc sinh mới có thể rèn luyện kỹ năng tốt và cho ra được một tiếng đàn hay cũng như tinh tế.
..............................................................
Trong cái "nghề đàn nghiệp địch" cũng thế, phải hiểu rằng với một cái đàn mà âm thanh không chính xác và piano Touchée không đạt chuẩn thì không cho ra những tiếng đàn hay và không rèn cho chính người đàn lẫn người nghe cái thẩm mỹ âm nhạc. :x
FYI, với một cây đàn chuẩn, tử tế, người nghệ sĩ (ngay cả người đàn giỏi) sẽ có thể "vẽ" hoặc chỉnh sửa một tác phẩm ra nhiều màu khác nhau trên cơ sở âm thanh chuẩn xác đó, còn như âm thanh mà không chuẩn xác thì vẽ được cái gì đây hay chỉ đàn cho xong??? :P

Cũng nhân cuối tuần mời các bác thư giãn qua tác phẩm La Campanella với ngón đàn của chú bé Covid Minh Khang. :P

Để đánh được tác phẩm này, như thế này, chú bé đã mất hơn nửa năm rèn luyện, với nhiều nỗ lực của bản thân, đồng hành là sự yêu thương của gia đình, và cố gắng chăm sóc dạy dỗ của các thầy cô, trong đó có cả chuyên gia nước ngoài. ^:)^

FYI, Chỉ cây đàn rẻ tiền DIAPASON mà chú tập luyện này thôi, cũng đã năm (05) lần đứt hai dây (note D#7 và E7) vì tần suất sử dụng chúng nhiều và liên tục (chú tập 10 giờ/ ngày). ;)

BTW, nếu không có gì thay đổi, trong một kỳ thi sắp tới diễn ra ở Hà Nội vào đầu hạ tuần tháng 6, những người yêu Piano sẽ được thưởng thức trực tiếp ngón đàn của chú bé này, trên đất thủ đô. Tác phẩm La Campanella cũng sẽ là một trong các tác phẩm mà chú trình bày, trong đó cũng có một Concerto của Mozart viết cho Piano, đánh cùng Dàn nhạc Mặt Trời.


 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Nếu cụ có biệt tài làm độc giả "tức hộc máu" thì lại càng nên mần sách cụ ạ, nhất là khi chuẩn bị xây nhà cần đổ bê tông :D

Việc người đọc sẽ tức hay ghét những gì tôi nói, tất cả đều nằm trong tay tôi! :D
Khi viết hay nói tôi thấy và lường trước được cái kết quả của nó sẽ như thế nào, và tôi sẽ ung dung nói hay viết, rồi ngồi nhìn coi điều mình tiên đoán, dự kiến, hay mong chờ nó sẽ ra sao. :P

Với tôi khi nói hay viết, thì cái kết quả sau cùng, mới là điều tôi mong đợi, còn những ồn ào, tranh cãi, thậm chí "mất lòng" (thường là do hiểu nhầm, hiểu không hết ý, hiểu theo "thói thường") trước mắt , không phải là cái tôi quan tâm, hay đáng để quan tâm, vì tất cả đều nhằm phục vụ cho kết quả sau cùng mà tôi đang hướng tới. :x


Bằng chứng là, nếu ai mê thích cà phê đúng nghĩa, và chịu khó để ý, quan sát, cũng như xâu chuỗi các "thớt" về cà phê trên otofun, với các ý kiến, chia sẻ của tôi (hơn 3.000 "còm" (bình luận)) trong nhiều "cung bậc" nhưng cái kết quả sau cùng của tôi nêu ra khi bắt đầu tham gia chia sẻ đã được thực hiện, là "Tất cả những người tử tế khi tham gia các thớt cà phê đó, với thực tâm yêu thích cà phê, thì họ đều có có được những tách cà phê mà đi khắp cái Hà Nội, cũng chỉ có thể là ngon bằng hoặc kém, chứ không hơn, so với số tiền bỏ ra"! :">

FYI, ngày nay, việc hoàn toàn làm chủ công đoạn Rang-Xay-Pha cà phê đã phổ cập rất nhiều với các bác tham gia trong các "thớt" cà phê trên Otofun. Tôi không dám vỗ ngực tự hào, nhưng điều mà tôi tin chắc rằng, cái công khai phá mở đầu cho trào lưu (trend) này, là của tôi.

In addition, hiện nay những loại cà phê ngon nhất thế giới, hằng năm luôn luôn có mặt tại Việt Nam với giá rẻ nhất, nhiều nhất và dễ dàng tiếp cận nhất so với thời điểm cách đây 6, 7 năm và những người đã từng tham gia các "thớt" cà phê đó luôn người là những người là người Việt Nam đầu tiên được uống và thưởng thức những loại cà phê ngon nhất, mắc nhất thế giới do chính tay họ từ Rang-Xay-Pha ít ra là trên các diễn đàn online. =D>



E fun tý. E thấy mấy quyển Phương pháp hoa hồng gì cũng dịch in và khá hữu dụng đấy chứ, cụ là cứ hay trầm trọng hóa vấn đề.
Nhưng mà thôi cụ ko thích thì e cũng không "xúi dại" cụ nữa >:)
Cũng là dài chuyện, xin chia sẻ cho bác biết, người dịch mấy cuốn "Phương pháp hoa hồng" mà bác Bastion.P nói đó, đã tiến hành việc dịch thuật từ sau 30/4 trong cái giai đoạn khó khăn "cơm không có mà ăn áo lành lặn không có mà mặc" và người này tên là Phúc, nhà ở Quận 3, chuyên về "in ấn sách ngoài đường" do giỏi luồn lách. :D

Khi nói tới hai chữ "luồn lách" người ta lại nghĩ xấu về người mà mang cái danh này! :(
Nhưng xin thưa với các bác, đây (Mr. Phúc) là một tinh hoa trong giới dịch thuật Việt Nam trước 1975, mà đỉnh cao của nó (các dịch phẩm), những bác nào mê chuyện "giường chiếu" và cả những nhà nghiên cứu về chuyện này, đều không thể bỏ qua bộ tác phẩm Tình Dục, dịch thành 3 cuốn, với bút danh (của dịch giả) Thụ Nhân một trong những tác phẩm nghiên cứu về tình dục kinh diển, đầu tiên được chế độ cũ cho phép phát hành, và bây giờ, đâu đó vẫn còn phổ biến trong một bộ phận nhất định.

Do cơ duyên, tôi đã tiếp xúc, và được học hỏi rất nhiều từ người này. Ngày nay, tuy anh ấy không còn sống nữa vì nhiều lý do, ........................
Qua dây và qua những dòng này tôi cũng xin phép được tưởng nhớ tới anh, một người anh đáng kính, một người thầy, mà tôi tuy chưa bao giờ gọi là thầy, nhưng trong lòng vẫn luôn giữ niềm tôn trọng và luôn ghi nhớ. ^:)^


In closing, tôi đã qua cái tuổi bị "xúi dại" rồi bác à! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,090 Mã lực
Nơi ở
HCM
BTW, tuy nhiên, trong một "môi trường" KTV hiện nay, với bao nhiêu cây đàn không đạt chuẩn, cái mà ai cũng thấy, cái khổ của người nghệ sĩ không phải chỉ là đánh nó (đánh những cây đàn tệ hại) mà họ cùng sẽ phải khổ ngay cả khi họ có trong tay một cây đàn qualifed Piano mặc dầu là nó tốt, đạt chuẩn mặc dầu khi đàn nó thì họ ưng ý nhưng họ không thể "bê nó theo bên mình" và vẫn phải đương đầu với những vấn nạn khi bước ra khỏi ngôi nhà mình và đàn một những cây đàn khác
Đây là 1 trong những đau khổ của ng trót theo nghiệp...gõ phím.
Người tune đàn có bộ đồ nghề riêng, cầu thủ có giày riêng, có cầu thủ vợt tennis, bóng bàn riêng, đến đầu bếp cũng có bộ dao riêng...
Riêng đàn piano thì toàn biểu diễn trên đàn của người khác.
Tập ở nhà 1 đàn, lên trường, tới nhà giáo viên 1 đàn, và khi thi cử biểu diễn lại là 1 đàn khác, trong khi việc làm câu rất cần sự quen tay, quen tai. Tập đàn ở nhà 10 điểm nhưng khi biểu diễn chỉ còn 7,8 là bình thường.
Nếu cây đàn piano mà vận chuyển được theo ng chơi, đàn piano ở nhà sẽ được chăm chút và đầu tư hơn rất nhiều, chứ ko chỉ là công cụ luyện tập như hiện tại.

Có lẽ đó là lý do Ms TY đã hi sinh phần âm thanh để mua 1 cây đàn grand đập hộp với hi vọng có bộ action chuẩn, nhạy và ổn định. Nghĩa là đàn cũng được mua về để làm "công cụ luyện ngón", thay vì thưởng thức âm thanh. Dân chuyên nghiệp, đã chơi vô số đàn Grand, thì sao chịu nổi âm thanh của cây Baby Grand này.

Các bác có thể xem thêm clip chia sẻ này.
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,090 Mã lực
Nơi ở
HCM
FYI, Chỉ cây đàn rẻ tiền DIAPASON mà chú tập luyện này thôi, cũng đã năm (05) lần đứt hai dây (note D#7 và E7) vì tần suất sử dụng chúng nhiều và liên tục (chú tập 10 giờ/ ngày). ;)
Hiện tại chi phí thay dây 1 lần khoản bao nhiêu bác? Và 5 lần đứt dây này là trong thời gian bao lâu?
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Hiện tại chi phí thay dây 1 lần khoản bao nhiêu bác?

Với "thợ quen" thì tùy theo loại dây họ thay (Trung Quốc, Nhật Bản (dây Suzuki) Đức, hay Đức mà là dây Roslau dùng cho đàn Steinway) và giá sale động từ 150K đến 300K, vì như đã nói, do chất lượng dây và người thợ phải đi lại ít nhất là hai lần (một lần thay và sau đó một tuần tới chỉnh lại dây do tính giãn nở của kim loại) tuy nhiên vẫn có những kĩ thuật xử lý để chỉ cần đến một lần là đủ nếu cây đàn tốt và thay xong là không phải đi lại lần hai. :">

Với tôi và với chú bé này, mỗi lần đứt dây thì không bao giờ bị la, và sẽ tích lại để thưởng cho chú bé sau này, vì tôi có hứa là "Đứt dây sẽ có thưởng" chỉ có học hành chăm chỉ, tập luyện nhiều, thì mới đứt dây, do đó phải thưởng cho xứng công tác học tập! :P



Và 5 lần đứt dây này là trong thời gian bao lâu?
Bình quân hơn một tháng, tùy vào tốc độ tập và thời gian vỡ bài, là đứt mặc dù dây thay lại dây Roslau của Steinway, tuy chắc tốt nhưng do chú bé tập quá nhiều và quá đam mê, nên việc đứt là khó tránh khỏi (chú không chỉ học và tập La Campanella mà còn học Ravel, tác phẩm Alborada del gracioso). Hơn nữa tôi cũng hướng chú bé biểu diễn bài này theo phong cách của Cziffra (trường phái Zigan - deep Hungarian gipsy roots ) chứ không phải cách đánh của Trung Quốc, cách đánh này này sẽ sử dụng nhiều lực và mạnh không giống như cách đánh mà chúng ta thường thấy hiện nay (cách của Võ Minh Quang, Lisitsa, Lang Lang, Yundi Li,..... biểu diễn). :D

Chỉ tính số lần lên dây nguyên cả cây đàn (3 - 4 tiếng) và canh chỉnh (1 -2 giờ) không tính chỉnh dây lặt văt sau khi đứt, từ tết Dương lịch đến giờ là 4 lần và chắc chắn sẽ có một lần lên dây toàn cả cây đàn trước ngày10/6 nữa.
Cây đàn của chú bé Covid tuy không phải là cây đàn mắc nhất, hay tốt nhất, nếu không muốn nói là rẻ tiền, :(( nhưng nhất định phải là cây đàn chuẩn xác nhất ở VN về cả âm thanh lẫn Piano Touchée! :))
 
Chỉnh sửa cuối:

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
3,250
Động cơ
423,090 Mã lực
Nơi ở
HCM
Với "thợ quen" thì tùy theo loại dây họ thay (Trung Quốc, Nhật Bản (dây Suzuki) Đức, hay Đức mà là dây Roslau dùng cho đàn Steinway) và giá sale động từ 150K đến 300K, vì như đã nói, do chất lượng dây và người thợ phải đi lại ít nhất là hai lần (một lần thay và sau đó một tuần tới chỉnh lại dây do tính giãn nở của kim loại) tuy nhiên vẫn có những kĩ thuật xử lý để chỉ cần đến một lần là đủ nếu cây đàn tốt và thay xong là không phải đi lại lần hai. :">

Với tôi và với chú bé này, mỗi lần đứt dây thì không bao giờ bị la, và sẽ tích lại để thưởng cho chú bé sau này, vì tôi có hứa là "Đứt dây sẽ có thưởng" chỉ có học hành chăm chỉ, tập luyện nhiều, thì mới đứt dây, do đó phải thưởng cho xứng công tác học tập! :P





Bình quân hơn một tháng, tùy vào tốc độ tập và thời gian vỡ bài, là đứt mặc dù dây thay lại dây Roslau của Steinway, tuy chắc tốt nhưng do chú bé tập quá nhiều và quá đam mê, nên việc đứt là khó tránh khỏi (chú không chỉ học và tập La Campanella mà còn học Ravel, tác phẩm Alborada del gracioso). Hơn nữa tôi cũng hướng chú bé biểu diễn bài này theo phong cách của Cziffra (trường phái Zigan - deep Hungarian gipsy roots ) chứ không phải cách đánh của Trung Quốc, cách đánh này này sẽ sử dụng nhiều lực và mạnh không giống như cách đánh mà chúng ta thường thấy hiện nay (cách của Võ Minh Quang, Lisitsa, Lang Lang, Yundi Li,..... biểu diễn). :D

Chỉ tính số lần lên dây nguyên cả cây đàn (3 - 4 tiếng) và canh chỉnh (1 -2 giờ) không tính chỉnh dây lặt văt sau khi đứt, từ tết Dương lịch đến giờ là 4 lần và chắc chắn sẽ có một lần lên dây toàn cả cây đàn trước ngày10/6 nữa.
Cây đàn của chú bé Covid tuy không phải là cây đàn mắc nhất, hay tốt nhất, nếu không muốn nói là rẻ tiền, :(( nhưng nhất định phải là cây đàn chuẩn xác nhất ở VN về cả âm thanh lẫn Piano Touchée! :))
E vẫn chưa hình dung ra việc đứt dây đàn thường xuyên là như thế nào, vì dân nv hồi trước đánh cây đàn tới mức như như chiếc giẻ lau, bàn phím nát bét, sập sệ rệu rã lắm nhưng việc bị đứt dây ko xảy ra nhiều. Phải chăng việc lên 442 góp phần làm dây đàn đứt nhanh hơn các tần số thấp hơn không bác?
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
E vẫn chưa hình dung ra việc đứt dây đàn thường xuyên là như thế nào, vì dân nv hồi trước đánh cây đàn tới mức như như chiếc giẻ lau, bàn phím nát bét, sập sệ rệu rã lắm nhưng việc bị đứt dây ko xảy ra nhiều. Phải chăng việc lên 442 góp phần làm dây đàn đứt nhanh hơn các tần số thấp hơn không bác?

Chắc chắn là không vì có một cây đàn khác cùng cũ và là Yamaha lên La A 444 do chủ nhân đang "rèn" Haydn và Mozart cho thi chuyên đề ở châu Âu, nhưng vẫn OK gần 1 năm nay.
Cây đàn Diapason này đứt vì 2 lý do:

1/ Hai note này canh sáng để làm nổi bật hai note này (D#7 và E7), cây đàn này rất cũ.
2/ có một vết cứa chỗ Bridge hai dây tì lên và đã xừ lý bằng kem chì chuyên dùng.

Chắc chắn sắp tới tình trang này khó mà tái diễn. :))
Mà đứt thì thay, số lượng dây thay (số 13.5) tôi có thừa để thay không phải 100 mà cho 1.000 cây Steinway. :P
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
E vẫn chưa hình dung ra việc đứt dây đàn thường xuyên là như thế nào, vì dân nv hồi trước đánh cây đàn tới mức như như chiếc giẻ lau, bàn phím nát bét, sập sệ rệu rã lắm nhưng việc bị đứt dây ko xảy ra nhiều
Nhân đây tôi cũng nói thêm một chút:

Bác chưa hình dung ra, vì tôi tin chắc, và mạnh miệng nói rằng, từ khi bác học đàn cho tới hôm nay ,trừ khi bác được may mắn đàn (hay có) một cây đàn tốt, mà khui thùng nguyên vẹn, nguyên bản còn không thì hiếm khi nào bác đánh một cây đàn mà có (thấy) cái cảm giác không phải đánh mà là nói chuyện với nó.

Lý do là vì khi cây đàn được canh chính đúng thì cái Piano Touchée hay nói nôm na là sự (mức độ, khả năng) tương tác phím (giữa ngón tay và bàn phím/ độ nảy hay sự đáp ứng) mà đạt ở mức độ hoàn hảo với bàn tay của người nghệ sĩ, lúc đó bác (người đàn) sẽ rất thích thú mà vẽ ra những âm thanh, cũng như đàn một tác phẩm với tất cả niềm say mê của mình.

Về âm thanh với một cây đàn Piano Touchée chuẩn cộng thêm lên dây hay, người đàn sẽ thấy tiếng đàn (cái âm thanh mình làm ra đẹp và không thua kém ai, đó cũng là một động lực làm cho người ta đàn nhiều, đàn mãi, với tất cả niềm say mê.

Cây (những cây) đàn bác nói ở trên, chắc chắn rằng chúng không đạt chuẩn, nên khi nhạc sinh phải tập, hoặc nếu có tập, thì với tình trạng đàn như vậy, (Tần số thấp, máy nhão, ........... ) nên cây đàn cũng không có lực để mà đánh cho ra âm thanh to mạnh, khó mà đánh say mê, mà chỉ là đánh trong tâm trạng của "luyện ngón" như lời bác nói.

Nói cho dễ hiểu, tuy có phần hơi tục, khi đang lúc có nhu cầu trời cho con người, mà khi không chịu nổi, thì trăm phương ngàn cách đề thỏa mãn cho ......... xong và cùng khó mà đòi hỏi phải "thế này thế kia" khi đang ................. vã! :))
Còn nếu đang lúc ấy, mà có cái miếng ngon, người "ăn" lại "khỏe ăn, khòe sức" thì cái chuyện "Thủng Cùng đồ" (cũng ví như việc đàn đứt dây) là khó tránh khỏi! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Đây là 1 trong những đau khổ của ng trót theo nghiệp...gõ phím.
Người tune đàn có bộ đồ nghề riêng, cầu thủ có giày riêng, có cầu thủ vợt tennis, bóng bàn riêng, đến đầu bếp cũng có bộ dao riêng...
Riêng đàn piano thì toàn biểu diễn trên đàn của người khác.
Tập ở nhà 1 đàn, lên trường, tới nhà giáo viên 1 đàn, và khi thi cử biểu diễn lại là 1 đàn khác, trong khi việc làm câu rất cần sự quen tay, quen tai. Tập đàn ở nhà 10 điểm nhưng khi biểu diễn chỉ còn 7,8 là bình thường.
Nếu cây đàn piano mà vận chuyển được theo ng chơi, đàn piano ở nhà sẽ được chăm chút và đầu tư hơn rất nhiều, chứ ko chỉ là công cụ luyện tập như hiện tại.

Có lẽ đó là lý do Ms TY đã hi sinh phần âm thanh để mua 1 cây đàn grand đập hộp với hi vọng có bộ action chuẩn, nhạy và ổn định. Nghĩa là đàn cũng được mua về để làm "công cụ luyện ngón", thay vì thưởng thức âm thanh. Dân chuyên nghiệp, đã chơi vô số đàn Grand, thì sao chịu nổi âm thanh của cây Baby Grand này.

Các bác có thể xem thêm clip chia sẻ này.


Xin thưa, :P

Cái trước hết cần phải nói, và lưu ý các bác cũng như bác piano là:
+ Cây Yamaha C2 tuy chỉ là đàn tập (Practising piano) nhưng được lên dây tử tế và là ở tần số La A 442 Hz. :))
+ Cây Busendoffer là đàn ngoại hạng (Extra-ordinary piano) nhưng được lên dây lâu rồi, và âm thanh đã xuống ở tần số La A 440 Hz.
+ khi đánh (chơi) nhưng cây full size ntn thì cái đầu tiên ngoài việc "làm quen với cây đàn" (thử Pedal, touchée), người đàn luôn phải đánh chậm lại (hơn) bình thường để enjoy cái Singing Tone và color của cây đàn.

 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
......................................................................................
1/ Hai note này canh sáng để làm nổi bật hai note này (D#7 và E7), cây đàn này rất cũ.
........................................................................

Đây là cách lên dây và canh chỉnh để làm nổi bật hai note D#7 và E7 hầu tạo hiệu ứng (illusion) đánh bài La Campanella sao giống cách đánh của Cziffra:


Các bác chú ý sự nổi bật của hai note này và hiệu ứng hòa thanh, cộng hưởng tối đa của cây đàn rẻ tiền DIAPASON, 100 triệu khi đánh cùng như so sánh với sự nổi bật của hai note này và hiệu ứng hòa thanh, cộng hưởng tối đa của cây đàn Steinway Full Size 4 tỷ qua ngón đàn của Cziffra:



Và, cách lên dây và canh chỉnh để hai note D#7 và E7 nghe bình thường giảm bớt hiệu ứng ảo giác (illusion) và bớt cộng hưởng (sẽ không còn đứt hay dây này) khi đánh bài La Campanella giống như cách đánh thông thường thường thấy hiện nay (cách của Võ Minh Quang, Lisitsa, Lang Lang, Yundi Li,..... biểu diễn):


In closing, cái gì cũng có cái giá của nó! :D
Để chú bé này đánh "tốt và ra" bài La Campanella, thì đừng nói vài thước dây Roslau số 13.5, mà vài chục thước, thậm chí vài cuộn dây Roslau số 13.5, theo tôi cũng còn qua rẻ, và tôi sẵn sàng hỗ trợ, cho dù là hơn thế nữa. :P
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,878
Động cơ
316,791 Mã lực
Các bác vẫn thường nghe nói, cũng như biết đến thương hiệu YAMAHA với những dòng Upright to cao U1, U2 U3 hoặc Grand piano với nhiều kích cỡ chiều dài ( 160 - 280 cm) mà ít ai biết hay để ý tới những dòng Upright thấp bé hơn (Studio, console, Spinet) của Yamaha.

Qua đây, tôi xin giới thiệu với các bác một cây Yamaha Model W116SC, đây là một cây Upright dòng Studio thấp chỉ cao 115 cm, nhưng tôi thực sự ấn tượng về cái đẹp và chất lượng âm thanh của cây đàn Studio này:

FYI, cây đàn này mua từ một công ty kinh doanh đàn lớn của T/p. HCM, chuyên bán đàn với giá không hề rẻ, nhưng dưới bàn tay "điêu luyện" của kĩ thuật viên quý công ty này, độ sâu của phím không đều (0,9 cm, 1cm, 1,05cm,.....) và độ cao của phim thì mấp mô, lồi lõm, dẫn tới khi đánh tiếng đàn nghe như bị điếc, nhất là Octave 6, 7 hầu như "tịt", cô bé chủ nhân nhất quyết đòi đổi đàn (mặc dầu giá mua cây này không hề rẻ (80 triệu!!! :(( :() vì không làm sắc thái được, khó đánh nhanh và ................ nhiều cái "bực mình" khác.
Thế mà, sau khi canh chỉnh, cũng như lên dây lại, ý định đó coi như xóa sổ. :))


Đây là tiếng đàn sau khi lên dây và canh chỉnh lại, với một Piano Touchée mới tuy chưa quen tay nhưng người đàn đã dễ dàng đẩy tốc độ lên, và đánh nhanh cũng như làm sắc thái một cách dễ dàng. :P


 
Chỉnh sửa cuối:

vuchanphong

Xe buýt
Biển số
OF-115431
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
539
Động cơ
1,900,744 Mã lực
Kính thưa bác Quang ! QUANG1970

Xin chân thành cảm ơn bác ạ ! Hành trình mua đàn cho 2 nhóc nhà em đã khép lại.
Sau khi đi xem, quay video , chụp ảnh , chơi thử v.v... rồi gửi xin ý kiến bác và đến cây đàn thứ 5 hay thứ 6 em ko nhớ thì cũng đã mua được.
Em và bác ko quen biết , nhưng bác đã gọi điện ( có lần cả 20 phút ) để tư vấn , giải thích cho 1 người ngoại đạo như em hiểu và đưa lựa chọn đúng đắn.
Những lần bác gọi cho em vợ em đều bên cạnh và còn tưởng bác thu phí " xem đàn hộ " vì thấy bác quá nhiệt tình.
E đã chọn đúng cây đàn bác tư vấn , xin thề với bác là đến lúc này cảm thấy rất hoan hỉ ( như có duyên ).
Với mọi người nó có thể là ko đáng là bao , nhưng với vợ chồng em nó là cả 1 cuộc cách mạng.
Hy vọng chặng đường với Piano của 2 nhóc nhà em dù là siêu nghiệp dư nhưng cố gắng đi dài nhất có thể.
Một lần nữa em xin được cảm ơn bác Quang.
Xin chúc bác và gia đình mạnh khoẻ , an yên.

P/s : em vẫn giữ lại cây đàn điện để backup ạ

18F2A761-1DA1-45C9-AE98-7E1517E25A68.jpeg
2C12F628-7F90-41BD-85C8-F28ACDAFB04B.jpeg
C9227E19-5766-4076-94BE-B33A45275264.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top