Bác đã nói rất chính xác về "sự hạn chế" hiếm hoi của cây đàn piano, một nhạc cụ gần như được xem là toàn năng.
Cây Guitar có điểm mạnh về sự hòa âm của các dây, nên khi chuyển soạn các bản nhạc của Bach sử dụng nhiều đối điểm ( Counterpoint ), các hợp âm broken nhỏ đan xen đều hay, phù hợp
Ví dụ như:
Bản nhạc trứ danh của Bach được chuyển soạn thành công trên cây đàn Guitar vì tận dụng được ưu thế. E thấy còn hay hơn khi chuyển soạn cho Piano nhiều.
Một bản nhạc piano lừng danh khác là Moonlight Sonata e cũng đánh giá là nghe được trên đàn Guitar. Âu cũng là do bản nhạc sử dụng nhiều Broken Chord ( hợp âm rải nhỏ) rất phù hợp với Guitar
Còn lại cố gắng chuyển soạn những thứ ko phù hợp ( ví dụ như bài Prelude của Rachmaninoff), với em thì nghe như đấm vào tai. Ngược lại, bản Romance của cây đàn Guitar, Piano đừng hòng đụng vô
Một bình luận không thể thú vị hơn!
Nói không thể thú vị hơn vì
nó mở ra biết bao nhiêu kiến thức và thông tin cho những người quan tâm, khi nghiên cứu, phân tích, và trả lời các luận điểm, cũng như thông tin nêu ra!
Nhân dịp cuối tuần, và chiều tối mai là tôi phải rời Sài Gòn đi xa mấy hôm, nên cũng gọi là rảnh rỗi và rảnh cả ……
Thôi thì, xin phân tích và chia sẻ những điểm sau. Đây là những kinh nghiệm thật, và khi nói ra có lẽ sẽ khiến cho một số người ngạc nhiên, thậm chí sửng sốt,...... nhưng hãy bình tĩnh vì đó là sự thật!
Để cho rõ ràng phân minh, tôi xin phân tích từng vấn đề hay luận điểm ntn:
Một tác phẩm khí nhạc, khi một nghệ sĩ (sáng tác gia, nhac sĩ) viết cho một nhạc cụ nào đó, thì thường người viết (nhạc sĩ, nghệ sĩ) rất am tường loại nhạc cụ này (trừ lũ nghệ sĩ .............. "
tay không bắt giặc"
) và viết ra khi có cảm xúc. Do đó, nó sẽ phù hợp với nhạc cụ mà người nghệ sĩ gửi gắm tâm hồn mình vào đó. Vì vốn dĩ, khi anh có am tường thì anh mới hiểu và có thể xử lý những "vấn nạn" về quãng, màu sắc, tốc độ, ..... cũng như diễn tả được và hết cái tình cảm của anh khi gửi gắm vào đó bài nhạc.
Tuy vậy, bài
Asturias (Leyenda) đúng là một sự cố không ngờ của
Albéniz !
Bàn xa hơn một tí, ngay đến cái tựa
Asturias (Leyenda) có nghĩa là huyền thoại hay huyền ảo,
Đến ngay cái tiêu chí (tựa đề) của bài nhạc đã cho thấy được sự kéo dài của các âm thanh để tạo ra cái cảm xúc này thì việc không ngắt tiếng ngay lập tức mà cần ngân dài là không thể thiếu!
Bác đã nói rất chính xác về "sự hạn chế" hiếm hoi của cây đàn piano, một nhạc cụ gần như được xem là toàn năng.
Cảm ơn bác.
Tôi chẳng nói gì ngoài cái vốn có của nó. và cái tôi nói, chỉ là nói lên sự thật về tính năng của chúng nó (Piano và Guitar) và chính cái tính năng này, là hay và cũng là không hay. Cái "gót chân Asin" hay "Nhân vô thập toàn" là vậy!
Cây Guitar có điểm mạnh về sự hòa âm của các dây, nên khi chuyển soạn các bản nhạc của Bach sử dụng nhiều đối điểm ( Counterpoint ), các hợp âm broken nhỏ đan xen đều hay, phù hợp
Ví dụ như:
Bản nhạc trứ danh của Bach được chuyển soạn thành công trên cây đàn Guitar vì tận dụng được ưu thế. E thấy còn hay hơn khi chuyển soạn cho Piano nhiều.
Như đã nói ở trên, một nghệ sĩ khi sáng tác một tác phẩm khí nhạc cho một loại nhạc cụ, thì họ nắm luôn vững loại nhạc cụ đó.
Trường hợp của BACH thì như chúng ta đã thấy, trong các tác phẩm của Bach hầu như không xảy sự cố này! Lý do đơn giản như đã nói, là vì Bach chơi được nhiều loại nhạc cụ.
Do đó, cái xu hướng đa năng này nó cũng sẽ tạo được cho nhạc phẩm của Bach có như vậy. Bằng chứng là rất nhiều các tác phẩm của Bach khi viết cho Harpsichorh/Clavecin (tiền thân của Piano) vẫn có thể chỉnh sửa lại cho guitar hoặc là ngược lại mà không có vấn đề gì cả!
Le
Clavier bien tempéré The Well-Tempered Clavier, BWV 846–893,
Tuy nhiên, có lẽ bác
piano và những người khác chỉ là người chơi piano, chứ không phải thợ lên dây piano nên chẳng biết được cái hạn chế hay cái điểm yếu của tập tác phẩm (2 cuốn) Le
Clavier bien tempéré, BWV 846–893 (The Well-Tempered Clavier), của BACH về hợp âm!
FYI, Nói chinh xác là điểm yếu của cách lên dây "Bình Quân Luật" (Equa Temperament) ) do BACH nêu ra:
Cách lên dây hay phương pháp chia âm thanh (12 note theo nguyên tắc chia đều mà người ta gọi cái thang âm đó là "Bình quân luật" khi nêu ra chia kiểu này, Bach cũng bị các nhà toán học, vật lý và nhạc sĩ phản đối rất nhiều, Phần mình, để chứng minh, ông đã viết ra hai tập tác phẩm cho đàn phím như đã nêu là Le
Clavier bien tempéré ("Bình quân luận") để chứng minh.
Tuy nhiên trong thực tế "các tác phẩm chứng minh" này hoàn toàn không có một hợp âm nào hết!!!
Có chăng chỉ là những hợp âm gãy (Broken chords) bác
piano và các bác cứ thử check lại hết trong 48 bài Prelude và Fuga trong hai tập này mà coi tuyệt nhiên không có bài nào viết mà có nhiều hợp âm chủ đạo trong toán bộ 40 bài nhạc này, nếu có chỉ là những hợp âm gãy, kết hay "lác đác" điểm xuyết.
Vì sao lại thế ư???
Đơn giản vô cùng, vì nếu lên dây theo nguyên tắc đều nhau (dây "Bình Quân Luật" (Equa Temperament) ) của Bach chủ xướng thì các quãng 3, 4,5, 6 khi đánh lên nghe như âm thanh cứ như "đấm vào tai"
không có sự hoà thanh đồng giọng. Do đó khi đánh chung chúng (các hợp âm) với nhau thì hiện tượng này sẽ xảy ra, còn nếu đánh rời ra thì ok! Đó là lý do tại sao mà trong các "tác phẩm chứng minh" này không tuyệt nhiên không có hợp âm chủ đạo nào hết!
Bản nhạc trứ danh của Bach được chuyển soạn thành công trên cây đàn Guitar vì tận dụng được ưu thế. E thấy còn hay hơn khi chuyển soạn cho Piano nhiều.
Tác phẩm này nếu đánh guitar hoặc phong cầm đều không có vấn đề, nhưng nếu đánh piano (nhắc lại piano) thì lại gặp cái vấn nạn vì "ngắt tiềng" như đã nêu!
Vì sao ư điều này có màu thuận với điều tôi nêu trên hay không?
Xin thưa rằng không!
tuyệt nhiên không và các tác phẩm đó nếu đánh bằng đàn phím khác Piano thì vẫn ok!
Bác không để ý tiêu đề của tác tác phẩm này hay sao đây là tác phẩm viết cho đàn Harpsichorh/Clavecin (tiền thân của Piano) chứ không phải đàn piano!
Như đã nói BACH là một nhạc sĩ đa tài và sử dụng tốt nhiều loại nhạc cụ trong đó có Harpsichorh/Clavecin
là đàn phím gảy mà piano là đàn phím gõ
Với Harpsichorh/Clavecin, âm thanh của nó không vang nhiều và mỗi note là một phím được gảy bằng lông chim, do đó khi đánh nó vẫn vang rền và việc chặn tiếng cũng không quá nghiêm cách như piano. Do pian,o có thể nói là đáng Harpsichorh/Clavecin nâng cao: Độ vang, rền, lớn rất nhiều lần do đó cái yêu cầu chặn tiếng phải cực kỳ nghiêm cách!
Đó cũng là lý do vì sao mà nảy sinh ra những hệ lụy như bác vừa nói. Xin nhắc lại tác phẩm này Bach viết cho đàn phím thời đó (Harpsichorh/Clavecin) chứ không phải viết cho piano!
Một bản nhạc piano lừng danh khác là Moonlight Sonata e cũng đánh giá là nghe được trên đàn Guitar. Âu cũng là do
bản nhạc sử dụng nhiều Broken Chord ( hợp âm rải nhỏ) rất phù hợp với Guitar
Bác hay ai biết chơi piano, cứ thử đánh bài "
Ánh trăng" này trên piano, và lên dây theo bình quân luật nghe coi như thế nào:
+ tiếng đàn sẽ âm u tối tăm! trong trường hợp này sẽ phù hợp với tâm lý buồn rầu.
+ và nếu cũng cây đàn piano đó, khi được lên dây bằng một thang âm khác phù hợp, thì tuy vẫn là ánh trăng, những trăng này nghe không u ám mà lại tươi sáng, huyền ảo và bay bổng!
Còn lại cố gắng chuyển soạn những thứ ko phù hợp ( ví dụ như bài Prelude của Rachmaninoff), với em thì nghe như đấm vào tai. Ngược lại, bản Romance của cây đàn Guitar, Piano đừng hòng đụng vô
Riêng cái bài
Romance d' Amour này, thì có thể nói là khó có nhạc cụ nào diễn tấu nó sâu lắng và có hồn được bằng guitar:
+ Piano thì lại gặp cái vấn nạn như đã nói
+ còn violon thì tiếng đàn mượt mà hơn nhưng lại gặp cái vấn nạn tiếng đàn kéo dài quá, và đòi hỏi người nghệ sĩ phải cực kỳ giỏi để xử lý cái này cũng như phải có nhạc cụ (Guitar hay piano,.....) đệm kèm!