[Funland] Đại học Rmit

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,869
Động cơ
1,547,056 Mã lực
Cụ thử qua trường kt xem hiện nay học chương trình , tài liệu nào, có dạy thiết kế bằng phần mềm không.
Cụ ngó tiếp sang khoa oto trường công nghiệp có phải đang học commanca thời nhà Nguyễn không.
Cụ cho em hỏi Rmit có commanca đời nhà Nguyễn không?

Giáo trình Rmit như nào? Có dạy thiết kế phần mềm ko?
 

Mem0ry

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-510980
Ngày cấp bằng
18/5/17
Số km
687
Động cơ
188,143 Mã lực
Tuổi
32
Đh nt kt cách đây 7,8 năm đã thuyết trình báo cáo làm bài tập nhóm ngoại khoá dầm dầm r các cụ nhé chứ đâu phải chỉ rmit mới có. Ta thì thế hệ tầm ấy học k phải xuất sắc e thấy ielst cũng tầm 6.5 trở lên. Nói chung giáo dục công lập Việt Nam! Lên nhiều rồi chứ k còn tệ như thời ngày xưa e học
 

Mem0ry

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-510980
Ngày cấp bằng
18/5/17
Số km
687
Động cơ
188,143 Mã lực
Tuổi
32
Đào tạo không chỉ ở trường mà còn ở cả con người. vào học RMIT cũng chả phải chắc chắn thành công nhưng học ở trường công cũng thể.

Có một điểm chả ai nói là vào học RMIT thì phần lớn cha mẹ phải giàu, thậm chí không giàu thì cũngở mức khá cho đến rất khá. Mà hễ ở đời thì có tiền cũng đã là cái bệ phóng rất lớn rồi. So sánh sự thành công của một đứa được tiêu vài chục triệu mỗi tháng với một đứa đi học phải vất vả bon chen để kiếm vài ba triệu thì thật là khập khiễng.

RMIT nó cũng là một môi trường tốt, tuy nhiên nhiều cụ vào đó rồi đánh giá trường công như FTU, UEH không ra gì thì thật là thiển cận.
chuẩn cụ nếu cùng bên nhà giầu học ftu neu mà chỉ phải học k phải lo gì có điều kiện học thêm tt ta tốt bên ngoài như acet... thì mấy trường tư k bh có cửa. Trong khi học bên công còn nặng hơn vì phải học các môn bắt buộc chiếm cũng nhiều. Còn đào tạo các trường top công nó cũng thuyết trình với báo cáo làm bt nhóm các kiểu từ 7,8 năm trước đã có rồi.
Còn học bên trường tư là học thật nhưng k quá nặng, trừ khi ngu quá hoặc chơi quá k học mới k ra trường được thôi.

Còn mạnh vì gạo bạo vì tiền vì xuất phát điểm đã giầu sẵn rồi nên làm j cũng tự tin hơn và k phải lo cơm áo gạo tiền nhiều đó đã là lợi thế hơn rồi.
Thế hệ công nhận học chán thật nhưng các trường top e thấy thay đổi nhiều rồi.
 

Mem0ry

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-510980
Ngày cấp bằng
18/5/17
Số km
687
Động cơ
188,143 Mã lực
Tuổi
32
Nhóc giai nhà em 2000, cũng chuyên lý tổng hợp, sắp tốt nghiệp rmit logictic nên chưa biết có nên gì ko. Nhưng em thấy nó chuyển từ 1 thằng cực ngại tiếp xúc và giao tiếp kém sang 1 thằng dám cầm đàn đứng hát sân royal city
4 năm thay đổi nhiều mà cụ công hay tư cũng thế thôi
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
4,868
Động cơ
962,509 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Tôi nói rồi, cụ bị định kiến nên nhìn cái gì cũng xám xịt. Tôi đưa số liệu về công bố bài báo quốc tế của Việt Nam thì cụ không tin. Ok, cụ vào đây xem thống kê của tây nhé https://www.scimagojr.com/countryrank.php?year=2019. Cụ có thấy là cụ sai khi vơ cả nắm là "thời nay toàn tiến sĩ giấy éo có nổi một công trình nghiên cứu ra hồn" không.

Tôi không có tưởng tượng gì về chứng chỉ như cụ nói, tôi hiểu vì đấy là nghề của tôi. Oracle thì cũng có tá lả các loại chứng chỉ, cái khó cái dễ. OCA, OCP hoặc mấy chứng chỉ về DBA chẳng hạn, thì chỉ cần cấp 3 hoặc cao đẳng, học mấy khoá online, tham gia vài project là được chứ sao. Cụ vào các công ty phần mềm VN xem có cả rổ chứng chỉ của Oracle, AWS, Cisco, Juniper... không?

Cụ nói cái OCM khó nhất thế giới, ít người có được để chứng minh điều gì? Nói như cụ thì tây nó cũng cũng ít người có chứ đâu phải mỗi Việt Nam. Câu hỏi của cụ là tinh hoa của Bách Khoa ở đâu thì tôi trả lời là đi làm thạc sỹ, tiến sỹ và kỹ sư chính ở nước ngoài chứ tinh hoa không ai để tâm đến mấy cái chứng chỉ nghề nghiệp làm gì đâu. Bằng kỹ sư cũng là xuất phát điểm để học lên tiếp thạc sỹ, tiến sỹ chứ không theo cụ là như thế nào?

Tôi không biết nhiều về Mỹ và Úc, nhưng tôi chắc là tôi tương đối hiểu về giáo dục ở châu Âu, từ mẫu giáo cho đến sau đại học cũng như kinh nghiệm làm việc đủ lâu với tụi Tây. Các trường ĐH top của Việt Nam đang tốt lên rất nhiều, không phải 1 mười một tịt so với các ĐH nước ngoài như cách đây 2, 3 chục năm nữa đâu. Nhất là ở đây đang nói đến RMIT cơ sở ở VN thì cũng không biết ai hơn ai kém.

Tôi không làm về ô tô, cụ cho tôi xin thông tin về giáo trình của khoa ô tô trường CN (ĐH Công nghiệp?) để tham khảo. Tôi tìm trên web của trường mà không thấy.
Chuẩn nè cụ, đầu vào top đầu khác với đầu vào tầm trung bình, kiến thức ko mua được bằng tiền, các trường công Vn ngày XƯA bị xếp hạng thấp với nước ngoài là do thiếu phòng Lab, trang thiết bị nhưng NAY khi hầu hết quỹ giáo dục đổ về các trường TOP thì thứ hạng đang dc cải thiện dần. Về bản chất thì sv đầu vào ngon tự khắc biết cách học và chất lượng sau khi ra trường.
Tiếng Anh có thể kém một chút nhưng làm tầm vài năm ở doanh nghiệp nc ngoài thì ko thành vấn đề.
 

kamikaze1281

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
3,688
Động cơ
335,637 Mã lực
Tôi nói rồi, cụ bị định kiến nên nhìn cái gì cũng xám xịt. Tôi đưa số liệu về công bố bài báo quốc tế của Việt Nam thì cụ không tin. Ok, cụ vào đây xem thống kê của tây nhé https://www.scimagojr.com/countryrank.php?year=2019. Cụ có thấy là cụ sai khi vơ cả nắm là "thời nay toàn tiến sĩ giấy éo có nổi một công trình nghiên cứu ra hồn" không.

Tôi không có tưởng tượng gì về chứng chỉ như cụ nói, tôi hiểu vì đấy là nghề của tôi. Oracle thì cũng có tá lả các loại chứng chỉ, cái khó cái dễ. OCA, OCP hoặc mấy chứng chỉ về DBA chẳng hạn, thì chỉ cần cấp 3 hoặc cao đẳng, học mấy khoá online, tham gia vài project là được chứ sao. Cụ vào các công ty phần mềm VN xem có cả rổ chứng chỉ của Oracle, AWS, Cisco, Juniper... không?

Cụ nói cái OCM khó nhất thế giới, ít người có được để chứng minh điều gì? Nói như cụ thì tây nó cũng cũng ít người có chứ đâu phải mỗi Việt Nam. Câu hỏi của cụ là tinh hoa của Bách Khoa ở đâu thì tôi trả lời là đi làm thạc sỹ, tiến sỹ và kỹ sư chính ở nước ngoài chứ tinh hoa không ai để tâm đến mấy cái chứng chỉ nghề nghiệp làm gì đâu. Bằng kỹ sư cũng là xuất phát điểm để học lên tiếp thạc sỹ, tiến sỹ chứ không theo cụ là như thế nào?

Tôi không biết nhiều về Mỹ và Úc, nhưng tôi chắc là tôi tương đối hiểu về giáo dục ở châu Âu, từ mẫu giáo cho đến sau đại học cũng như kinh nghiệm làm việc đủ lâu với tụi Tây. Các trường ĐH top của Việt Nam đang tốt lên rất nhiều, không phải 1 mười một tịt so với các ĐH nước ngoài như cách đây 2, 3 chục năm nữa đâu. Nhất là ở đây đang nói đến RMIT cơ sở ở VN thì cũng không biết ai hơn ai kém.

Tôi không làm về ô tô, cụ cho tôi xin thông tin về giáo trình của khoa ô tô trường CN (ĐH Công nghiệp?) để tham khảo. Tôi tìm trên web của trường mà không thấy.
1. Trang cụ đưa lên là số lượng các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.
Nó không chỉ ra được do nền giáo dục trong nước làm ra và cũng không đánh giá được chất lượng của các công trình nghiên cứu.
Như em biết rất nhiều người du học xong rồi về nước làm việc và cả những người là Việt Kiều làm về nghiên cứu trở về nước và có nhiều đóng góp lớn vậy không thể tính cho nền giáo dục trong nước được.
Nếu không có được sự cọ xát với nền giáo dục phương tây làm sao có công trình nghiên cứu ra hồn được.
Cụ biết rõ phong trào tiến sĩ giấy của nền giáo dục hiện tại, mua bằng cấp, đến công trình nghiên cứu cũng đi mua ở các trang báo lá cải ở nước ngoài để đăng thì làm sao có thể lạc quan được.
Cụ có biết cuộc thi robocon không, làm sao Sinh Viên có thể tự làm được. Hoàn toàn là do các giáo viên, thậm chí là đặt đồ lắp ráp nói luôn cho đau lòng một thể.
2. Về các chứng chỉ em đã nói rồi nó dành cho những người đi làm và làm về chuyên môn. Nói bọn vắt mũi chưa sạch cấp 3 ở VN thi được là quá buồn cười.
Ở Việt Nam có nhiều người có Oracle do làm cho các công ty nước ngoài và phải tham gia các khoá hoc của nó mới thi được.
Nhưng như em nói ở trên , trong 3 cái kỹ năng thì kỹ năng trau dồi kiến thức liên tục nó không xuất hiện ở Việt Nam. Trừ số ít làm nghiên cứu còn đại đa số thì không. Ngay cả đối với các chứng chỉ nghề như Oracle ở VN cũng chỉ thi một lần cho có trừ những người làm việc cho các công ty nước ngoài.
Em đã nói rồi chỉ có ở VN mới có kiểu đánh đồng tất cả lên tiên sư với giáo sĩ. Cho lên mới xuất hiện các giáo sĩ như giáo sĩ Vũ Khiêu trong vụ lùm xùm anh Khiêu ôm hoa hậu năm nào.
Nền giáo dục phương tây chia ra làm hai hướng là nghiên cứu và làm chuyên môn.
Vì thế kỹ sư là đi làm chuyên môn chứ không phải nghiên cứu.
tinh hoa hay không thì cũng vẫn đi theo ngạch chuyên môn.
Còn ở cấp 2-3 các cháu siêu giỏi tuỳ theo thiên hướng và ý thích sẽ học giáo trình rất khó và đi theo hướng nghiên cứu sau này.
Cách nhìn và góc nhìn của mỗi người.
Em không tin các trường top đầu của VN cho tới 10 năm nữa cũng chưa chắc giải quyết hết được 3 vấn đề:
+ giáo trình hiện đại, được cập nhật liên tuc.
+ cở sở vật chất đầy đủ, hiẹn đại.
+ Liên kết được với các doanh nghiệp và tạo các nghiên cứu cho doanh nghiệp áp dụng cho sản xuất.
Ngay cả cái máy ép mía em thấy gần đây cứ ngỡ do Bách Khoa làm ra nhưng hỡi ôi là do một bác tây sang VN gửi bản vẽ và gia công cái máy ép mía nhỏ gọn đó ở VN.
Cùng với mía, bác ấy vác sang trời Âu kinh doanh.
Nếu trình độ Bách Khoa mà thế em e ngang với cơ khí làng Rùa.
Về giáo trình khoa oto cụ đợi em nhé.
 

kamikaze1281

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
3,688
Động cơ
335,637 Mã lực
Cụ cho em hỏi Rmit có commanca đời nhà Nguyễn không?

Giáo trình Rmit như nào? Có dạy thiết kế phần mềm ko?
Rmit có đào tạo kỹ thuật oto đâu mà có, cụ hỏi câu nào khó hơn đi ;)).
Có giáo trình Rmit của ngành học thiết kế có dạy các phầm mềm.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,444
Động cơ
416,278 Mã lực
Nơi ở
BE
1. Trang cụ đưa lên là số lượng các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.
Nó không chỉ ra được do nền giáo dục trong nước làm ra và cũng không đánh giá được chất lượng của các công trình nghiên cứu.
Như em biết rất nhiều người du học xong rồi về nước làm việc và cả những người là Việt Kiều làm về nghiên cứu trở về nước và có nhiều đóng góp lớn vậy không thể tính cho nền giáo dục trong nước được.
Nếu không có được sự cọ xát với nền giáo dục phương tây làm sao có công trình nghiên cứu ra hồn được.
Cụ biết rõ phong trào tiến sĩ giấy của nền giáo dục hiện tại, mua bằng cấp, đến công trình nghiên cứu cũng đi mua ở các trang báo lá cải ở nước ngoài để đăng thì làm sao có thể lạc quan được.
Cụ có biết cuộc thi robocon không, làm sao Sinh Viên có thể tự làm được. Hoàn toàn là do các giáo viên, thậm chí là đặt đồ lắp ráp nói luôn cho đau lòng một thể.
2. Về các chứng chỉ em đã nói rồi nó dành cho những người đi làm và làm về chuyên môn. Nói bọn vắt mũi chưa sạch cấp 3 ở VN thi được là quá buồn cười.
Ở Việt Nam có nhiều người có Oracle do làm cho các công ty nước ngoài và phải tham gia các khoá hoc của nó mới thi được.
Nhưng như em nói ở trên , trong 3 cái kỹ năng thì kỹ năng trau dồi kiến thức liên tục nó không xuất hiện ở Việt Nam. Trừ số ít làm nghiên cứu còn đại đa số thì không. Ngay cả đối với các chứng chỉ nghề như Oracle ở VN cũng chỉ thi một lần cho có trừ những người làm việc cho các công ty nước ngoài.
Em đã nói rồi chỉ có ở VN mới có kiểu đánh đồng tất cả lên tiên sư với giáo sĩ. Cho lên mới xuất hiện các giáo sĩ như giáo sĩ Vũ Khiêu trong vụ lùm xùm anh Khiêu ôm hoa hậu năm nào.
Nền giáo dục phương tây chia ra làm hai hướng là nghiên cứu và làm chuyên môn.
Vì thế kỹ sư là đi làm chuyên môn chứ không phải nghiên cứu.
tinh hoa hay không thì cũng vẫn đi theo ngạch chuyên môn.
Còn ở cấp 2-3 các cháu siêu giỏi tuỳ theo thiên hướng và ý thích sẽ học giáo trình rất khó và đi theo hướng nghiên cứu sau này.
Cách nhìn và góc nhìn của mỗi người.
Em không tin các trường top đầu của VN cho tới 10 năm nữa cũng chưa chắc giải quyết hết được 3 vấn đề:
+ giáo trình hiện đại, được cập nhật liên tuc.
+ cở sở vật chất đầy đủ, hiẹn đại.
+ Liên kết được với các doanh nghiệp và tạo các nghiên cứu cho doanh nghiệp áp dụng cho sản xuất.
Ngay cả cái máy ép mía em thấy gần đây cứ ngỡ do Bách Khoa làm ra nhưng hỡi ôi là do một bác tây sang VN gửi bản vẽ và gia công cái máy ép mía nhỏ gọn đó ở VN.
Cùng với mía, bác ấy vác sang trời Âu kinh doanh.
Nếu trình độ Bách Khoa mà thế em e ngang với cơ khí làng Rùa.
Về giáo trình khoa oto cụ đợi em nhé.
Để mà bới cái xấu ra thì ở đâu, nước nào cũng có. Khách quan phải nhìn vào con số thống kê chứ không nhìn vào một vài hiện tượng đơn lẻ. Tranh luận tôi nghĩ tốt nhất là trên số liệu.

Cụ không tin số liệu của Việt Nam, tôi đưa số liệu của Tây cụ cũng không đồng ý. Tác giả của các bài báo quốc tế thống kê ở trên phần lớn đều học phổ thông và tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam đấy. Tại sao cụ lại phủ định sạch trơn kiến thức ở ĐH Việt Nam? Các bài báo nằm trong danh mục Scopus nên chắc không phải là rác như cụ nói.

Nghiên cứu nước nào cũng phải hợp tác hết. Một năm biết bao nhiêu hội thảo khoa học chỉ để mấy ông GS, TS gặp nhau giao lưu chém gió, chia sẻ. Nhiều trường còn có chính sách học Phd xong không cho ở lại làm PostDoc mà phải đi chỗ khác mà mở rộng quan hệ cũng như kiến thức.

Xếp hạng của các trường ĐH Việt Nam cũng đang tốt dần lên và cũng đã có trường lọt Top 1000 rồi https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/2021/world-ranking#!/page/0/length/25/locations/VN/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/stats

Vào xem chương trình học của viện cơ khí của Bách Khoa tôi thấy tương đối cập nhật, không đến mức quá lạc hậu như cụ nghĩ https://sme.hust.edu.vn/

Còn viện công nghệ thông tin và truyền thông thì các chương trình học đều bắt đúng trend của thế giới https://soict.hust.edu.vn/ Bây giờ được tự chủ rồi nên cơ sở vật chất cũng khang trang, đủ điều kiện cho các cháu sinh viên học hành nghiên cứu.

Lại phải nói lại với cụ về mấy cái chứng chỉ nghề nghiệp, cụ đừng có thần thánh hoá lên làm gì. Cụ vào mấy công ty phần mềm VN, tôi nhấn mạnh là thuần Việt Nam nhé xem có phải cả rổ chứng chỉ quốc tế không. Đội đấy toàn học ở VN đấy chứ có tây tàu mấy đâu.

Mà thôi, đi ra ngoài chủ đề của thớt này rồi. Bây giờ để so sánh RMIT với tất cả các trường ĐH ở Việt Nam thì quá khó vì có cả trăm trường. Ta có thể chọn ra 1 trường ở VN thôi, rồi so sánh thì sẽ chính xác hơn.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,444
Động cơ
416,278 Mã lực
Nơi ở
BE
Rmit có đào tạo kỹ thuật oto đâu mà có, cụ hỏi câu nào khó hơn đi ;)).
Có giáo trình Rmit của ngành học thiết kế có dạy các phầm mềm.
Bây giờ cụ thử chọn 1 chương trình học của RMIT ở VN rồi so sánh với 1 trường ĐH tương đương của VN xem thế nào. Tôi cũng tò mò vì không biết rõ lắm về RMIT cơ sở VN.
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,049
Động cơ
241,739 Mã lực
Tuổi
50
Thích thì học thôi chứ có 900 triệu 4 năm bằng cái xe ô tô hạng xoàng làm gì mà gia đình giàu có. mua con xe 1 tỵ chạy 4 năm chắc còn 600 nên không nên so.

Còn đi học nó là nhiều cái ước mong mở mang kiến thức, quan hệ, hiểu biết chứ không hẳn nó là kiếm tiền mà so kiểu học hết 100 củ ra trường kiếm 100 củ 1 năm tỷ suất lợi nhuận cao hơn thằng học hết 1 tỷ ra trường kiếm được cùng lắm 150 củ. vậy nên thích thì chọn, chứ lại bảo con vinphet tao mua có 300 củ cũng 4 bánh che mưa như thằng đi xe hịn "nhà giàu" hơn tỷ
 

lathuroi

Xe tải
Biển số
OF-396543
Ngày cấp bằng
13/12/15
Số km
389
Động cơ
237,059 Mã lực
Em năm ngoái có tìm hiểu các trường, ý kiến em các cụ mợ chủ động tìm hiểu các hệ thống xếp hạng để đánh giá thêm. Em bổ sung thêm các cụ mợ tham khảo chương trình liên kết ở trường đại học Hà Nội, chương trình này cũng rất tốt.
 

NHA-MINH

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28960
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
1,267
Động cơ
492,172 Mã lực
Giờ các trường đại học việt nam còn phải học triết học, hay mấy môn vô bổ như vậy ko nhỉ. Tốn mớ tiền và thời gian.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,559
Động cơ
352,365 Mã lực
1. Cụ không đưa ra được số liệu cho cái cụ nói cụ lại bảo là không nhìn không có nghĩa là không có. Cụ phải có con số cụ thể cho lời cụ nói.
Rất có thể cụ nhầm với những người tuy học trong các trường công lập nhưng sau đó được học tập tiếp dưới nền giáo dục nước ngoài.
Còn thành phần đớp hít đừng đưa vào đây nhé.
Em không tin vào mấy trang tin ở báo trong nước cụ ạ, bao giờ các báo chuyên ngành của nước ngoài xướng tên người Việt thì đấy mới là thật cụ ạ.
Còn thể loại nghiên cứu do báo Nga đưa tin hay mấy tờ báo dùng tiền đưa tin cũng chán chả buồn nói.
Cụ có vẻ vẫn rất lạc quan trong thời đại tiến sĩ giấy nhỉ.
2. Chứng chỉ Oracle và các chứng chỉ tương đương mỗi ngành là các chứng chỉ công nhận trình độ của những người làm các công việc đó.
Kể cả Toefl chứng chỉ tiếng anh cũng như các chứng chỉ kia chỉ có giá trị trong hai năm, sau đó phải thi lại.
Oracle mà cụ dám bảo bọn cấp 3 thi được, chứng tỏ cụ chả hiểu cái gì về nền giáo dục nước ngoài vì thế cứ cho rằng kỹ sư tài năng của cụ có thể sánh ngang được với nền giáo dục tây phương.
Chứng chỉ OCM của Oracle là một trong những chứng chỉ khó nhất thế giới và chỉ có số ít người có được nó thôi cụ ạ.
Bản thân cụ nghe đến hai từ chứng chỉ thì tưởng nó là loại giấy tờ tự phong của các trung tâm học tiếng anh à. Lại còn cho kỹ sư đi học làm giáo sư thiến sĩ thì thật quá bá đạo.
Ở nước ngoài nó phân ra hai nhóm ngành nghề ở bậc cao là : nghiên cứu và làm chuyên môn.
Với các nghiên cứu sinh thì mới cần công trình nghiên cứu để mà làm tiến sĩ với giáo sư.
Còn người làm chuyên môn người ta cần chứng chỉ của từng ngành nghề để chứng minh giá trị chuyên môn của người ta.
Các chứng chỉ này cứ 2 năm thi lại 1 lần để đảm bảo người ta vẫn đang đạt được đủ kỹ năng làm chuyên môn.
Còn ai cần chứng chỉ cao hơn sẽ thi cao hơn và thi cả đời đến khi nghỉ hưu thì thôi. Không có chuyện như nền giáo dục VN xong là xong và không bị ngược đời đánh đồng tất cả đều thành tiên sư giáo sĩ được.
Kỹ sư tài năng đang học để làm chuyên môn thì xông lên làm nghiên cứu làm gì ?????
Và tiến sĩ hay giáo sư cũng chưa chắc đã như những người làm chuyên môn vì người làm chuyên môn va vấp thực tế nó nhiều gấp hàng vạn làn các ông nghiên cứu.
Chính vì như thế bọn tây nó rất thích được xông pha thực địa, thực tế trong nhiều ngành nghề chứ không thích ngồi bàn giấy với nghiên cứu.
Còn với hệ đào tạo kỹ sư cần nhất là thực hành và hiểu biết về cấu trúc ngành của mình thì VN hiện nay có gì để đáp ứng ????
+ tài liệu từ thời Liên Xô ??? Các cụ đừng nói có thay đổi nhé, trường KT vẫn học giáo trình Liên Xô, chưa nói các trường khác.
+ hạn chế và lỗi thời của máy móc : khoa oto của trường CN học comanca thời nhà Nguyễn.
+ không dạy phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng cho từng ngành.
Các cụ tưởng tượng trường Kiến trúc mà không dạy phần mềm thiết kế thì nó như thế nào ?????
Vì không có những cái trên lên chuyển sang học lý thuyết là chính. Học nặng lý thuyết nhưng thực hành thì không có.
Các cu tưởng tượng học về chế tạo máy hay học về oto mà bằng giấy ngồi chép thì nó thốn thế nào ???
Em đồng ý với cụ một số điểm nhưng một số dẫn chứng của cụ chưa đúng.
Cách đây hơn 20 năm trường Kiến Trúc đã đưa vào giảng dạy các phần mềm hỗ trợ thiết kế. Từ năm 99-2000 hầu hết các kts mới ra trường đều biết vẽ autocad trên máy tính. Bọn nước ngoài đến VN đều phải công nhận kts VN dùng phần mềm vẽ rất tốt, mặt bằng chung là tốt hơn rất nhiều nước khác.
Các ngành kỹ thuật của VN cũng đổi mới rất nhiều, nhất là các môn như tin học. Do chuyên môn ko về IT nên em ko dám chém nhưng thực tế là 2 em trai em học và làm thạc sỹ tại BKHN, sau đó sang Sing làm tiến sỹ rồi làm cho công ty Mỹ. Như vậy là trình độ đào tạo của trường kỹ thuật như BK cũng ko phải là quá tụt hậu so với TG.
 

SIGNUS

Xe container
Người OF
Biển số
OF-55555
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
9,312
Động cơ
4,524,044 Mã lực
Cháu học ngành gì hả cụ? E cũng đang tìm hiểu trường. Con e con trai, TA tốt, học chuyên Lý nhug có vẻ không hợp kỹ thuật. E đag loay hoay định hướng ngành nghề, mà cũng chưa tỏ nên theo gì ở RM. Bọn này mạnh nhất hình như truyền thông.
Con nhà em học Thương mại quốc tế cụ ah! Cụ cứ dẫn cháu qua trường, tham dự 1 số buổi hội thảo ở đó xem nó thích ngành nào
 
  • Vodka
Reactions: BKG

hanoibaby

Xe điện
Biển số
OF-431086
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
3,251
Động cơ
217,965 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào Quốc
Để mà bới cái xấu ra thì ở đâu, nước nào cũng có. Khách quan phải nhìn vào con số thống kê chứ không nhìn vào một vài hiện tượng đơn lẻ. Tranh luận tôi nghĩ tốt nhất là trên số liệu.

Cụ không tin số liệu của Việt Nam, tôi đưa số liệu của Tây cụ cũng không đồng ý. Tác giả của các bài báo quốc tế thống kê ở trên phần lớn đều học phổ thông và tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam đấy. Tại sao cụ lại phủ định sạch trơn kiến thức ở ĐH Việt Nam? Các bài báo nằm trong danh mục Scopus nên chắc không phải là rác như cụ nói.

Nghiên cứu nước nào cũng phải hợp tác hết. Một năm biết bao nhiêu hội thảo khoa học chỉ để mấy ông GS, TS gặp nhau giao lưu chém gió, chia sẻ. Nhiều trường còn có chính sách học Phd xong không cho ở lại làm PostDoc mà phải đi chỗ khác mà mở rộng quan hệ cũng như kiến thức.

Xếp hạng của các trường ĐH Việt Nam cũng đang tốt dần lên và cũng đã có trường lọt Top 1000 rồi https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/2021/world-ranking#!/page/0/length/25/locations/VN/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/stats

Vào xem chương trình học của viện cơ khí của Bách Khoa tôi thấy tương đối cập nhật, không đến mức quá lạc hậu như cụ nghĩ https://sme.hust.edu.vn/

Còn viện công nghệ thông tin và truyền thông thì các chương trình học đều bắt đúng trend của thế giới https://soict.hust.edu.vn/ Bây giờ được tự chủ rồi nên cơ sở vật chất cũng khang trang, đủ điều kiện cho các cháu sinh viên học hành nghiên cứu.

Lại phải nói lại với cụ về mấy cái chứng chỉ nghề nghiệp, cụ đừng có thần thánh hoá lên làm gì. Cụ vào mấy công ty phần mềm VN, tôi nhấn mạnh là thuần Việt Nam nhé xem có phải cả rổ chứng chỉ quốc tế không. Đội đấy toàn học ở VN đấy chứ có tây tàu mấy đâu.

Mà thôi, đi ra ngoài chủ đề của thớt này rồi. Bây giờ để so sánh RMIT với tất cả các trường ĐH ở Việt Nam thì quá khó vì có cả trăm trường. Ta có thể chọn ra 1 trường ở VN thôi, rồi so sánh thì sẽ chính xác hơn.
Cụ so Rmit với Vinuni tinh hoa thì sao?
 

kamikaze1281

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
3,688
Động cơ
335,637 Mã lực
Em đồng ý với cụ một số điểm nhưng một số dẫn chứng của cụ chưa đúng.
Cách đây hơn 20 năm trường Kiến Trúc đã đưa vào giảng dạy các phần mềm hỗ trợ thiết kế. Từ năm 99-2000 hầu hết các kts mới ra trường đều biết vẽ autocad trên máy tính. Bọn nước ngoài đến VN đều phải công nhận kts VN dùng phần mềm vẽ rất tốt, mặt bằng chung là tốt hơn rất nhiều nước khác.
Các ngành kỹ thuật của VN cũng đổi mới rất nhiều, nhất là các môn như tin học. Do chuyên môn ko về IT nên em ko dám chém nhưng thực tế là 2 em trai em học và làm thạc sỹ tại BKHN, sau đó sang Sing làm tiến sỹ rồi làm cho công ty Mỹ. Như vậy là trình độ đào tạo của trường kỹ thuật như BK cũng ko phải là quá tụt hậu so với TG.
Autocad hầu như các trường kỹ thuật đã dạy từ lâu và nó quá đỗi phổ biến như word - excel với ngành kỹ thuật rồi cụ ạ.
Nhưng còn nhiều phần mềm khác nữa thì chưa và hoàn toàn không có.
Cụ cứ phỏng vấn thử một sinh viên trong trường KT xem các em học thêm phần mềm ở đâu.
Chính các giảng viên trẻ của KT biết điều này nhưng họ không thể thay đổi giáo trình được và họ mở lớp dạy ngoài các phần mềm này vừa là kiếm tiền vừa giúp cho thế hệ kiến trúc sư không bị lạc hậu với thời cuộc.
Còn vấn đề giáo trình Liên Xô thật ngao ngán.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
6,159
Động cơ
514,113 Mã lực
Em đồng ý với cụ một số điểm nhưng một số dẫn chứng của cụ chưa đúng.
Cách đây hơn 20 năm trường Kiến Trúc đã đưa vào giảng dạy các phần mềm hỗ trợ thiết kế. Từ năm 99-2000 hầu hết các kts mới ra trường đều biết vẽ autocad trên máy tính. Bọn nước ngoài đến VN đều phải công nhận kts VN dùng phần mềm vẽ rất tốt, mặt bằng chung là tốt hơn rất nhiều nước khác.
Các ngành kỹ thuật của VN cũng đổi mới rất nhiều, nhất là các môn như tin học. Do chuyên môn ko về IT nên em ko dám chém nhưng thực tế là 2 em trai em học và làm thạc sỹ tại BKHN, sau đó sang Sing làm tiến sỹ rồi làm cho công ty Mỹ. Như vậy là trình độ đào tạo của trường kỹ thuật như BK cũng ko phải là quá tụt hậu so với TG.
Autocad hầu như các trường kỹ thuật đã dạy từ lâu và nó quá đỗi phổ biến như word - excel với ngành kỹ thuật rồi cụ ạ.
Nhưng còn nhiều phần mềm khác nữa thì chưa và hoàn toàn không có.
Cụ cứ phỏng vấn thử một sinh viên trong trường KT xem các em học thêm phần mềm ở đâu.
Chính các giảng viên trẻ của KT biết điều này nhưng họ không thể thay đổi giáo trình được và họ mở lớp dạy ngoài các phần mềm này vừa là kiếm tiền vừa giúp cho thế hệ kiến trúc sư không bị lạc hậu với thời cuộc.
Còn vấn đề giáo trình Liên Xô thật ngao ngán.
Autocad đại học nào dậy vậy cụ. Em tốt nghiệp Kt năm 2000 đây, tự học cad năm 98, vẽ đồ án thép 1 gần như đầu tiên của trường.
Thực chất các trường kt đầu vào tốt hơn. Chỉ 10 % trong số đó ưu tú thì toàn làm việc các cty ngon thì đã rạng danh trường. Và mọi người hiểu nhầm chất lượng đào tạo của trường.
Ko phủ nhận kt cơ bản các trường đào tạo tốt. Nhưng để chuyên sâu và các kỹ năng mềm tốt, thành thạo các phần mềm,cập nhật kiến thức thời đại thì tất cả do sinh viên tự tìm tòi, tự học hỏi. Mà những kiến thức này chiếm đến 80% cơ hội việc làm, ko phải kt tại nhà trường.
Giờ hay cho Vn mình cũng như các trường đại học vn, internet quá phát triển. Cứ tiếng anh tốt, chịu khó tìm trên mạng thì kiến thức là vô bờ,ko có sức mà học. Thực chất các trường nội dung đào tạo vẫn đi sau rất nhiều. Cụ nào bảo trường nào đào tạo tốt thì thử đưa sv chỉ học kt ở trường xem, ko thể làm dc việc luôn.
 
Chỉnh sửa cuối:

murano_2009

Xe buýt
Biển số
OF-5994
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
661
Động cơ
549,790 Mã lực
Em năm ngoái có tìm hiểu các trường, ý kiến em các cụ mợ chủ động tìm hiểu các hệ thống xếp hạng để đánh giá thêm.
Em thấy như cụ này nói đúng.
99.999% các giảng viên VN phải đi làm kinh tế ngoài việc giảng dậy ở trường (đi làm thêm không phải là việc xấu, cccm đừng hiểu nhầm ý em nha).
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top