Tôi nói rồi, cụ bị định kiến nên nhìn cái gì cũng xám xịt. Tôi đưa số liệu về công bố bài báo quốc tế của Việt Nam thì cụ không tin. Ok, cụ vào đây xem thống kê của tây nhé
https://www.scimagojr.com/countryrank.php?year=2019. Cụ có thấy là cụ sai khi vơ cả nắm là "thời nay toàn tiến sĩ giấy éo có nổi một công trình nghiên cứu ra hồn" không.
Tôi không có tưởng tượng gì về chứng chỉ như cụ nói, tôi hiểu vì đấy là nghề của tôi. Oracle thì cũng có tá lả các loại chứng chỉ, cái khó cái dễ. OCA, OCP hoặc mấy chứng chỉ về DBA chẳng hạn, thì chỉ cần cấp 3 hoặc cao đẳng, học mấy khoá online, tham gia vài project là được chứ sao. Cụ vào các công ty phần mềm VN xem có cả rổ chứng chỉ của Oracle, AWS, Cisco, Juniper... không?
Cụ nói cái OCM khó nhất thế giới, ít người có được để chứng minh điều gì? Nói như cụ thì tây nó cũng cũng ít người có chứ đâu phải mỗi Việt Nam. Câu hỏi của cụ là tinh hoa của Bách Khoa ở đâu thì tôi trả lời là đi làm thạc sỹ, tiến sỹ và kỹ sư chính ở nước ngoài chứ tinh hoa không ai để tâm đến mấy cái chứng chỉ nghề nghiệp làm gì đâu. Bằng kỹ sư cũng là xuất phát điểm để học lên tiếp thạc sỹ, tiến sỹ chứ không theo cụ là như thế nào?
Tôi không biết nhiều về Mỹ và Úc, nhưng tôi chắc là tôi tương đối hiểu về giáo dục ở châu Âu, từ mẫu giáo cho đến sau đại học cũng như kinh nghiệm làm việc đủ lâu với tụi Tây. Các trường ĐH top của Việt Nam đang tốt lên rất nhiều, không phải 1 mười một tịt so với các ĐH nước ngoài như cách đây 2, 3 chục năm nữa đâu. Nhất là ở đây đang nói đến RMIT cơ sở ở VN thì cũng không biết ai hơn ai kém.
Tôi không làm về ô tô, cụ cho tôi xin thông tin về giáo trình của khoa ô tô trường CN (ĐH Công nghiệp?) để tham khảo. Tôi tìm trên web của trường mà không thấy.
1. Trang cụ đưa lên là số lượng các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.
Nó không chỉ ra được do nền giáo dục trong nước làm ra và cũng không đánh giá được chất lượng của các công trình nghiên cứu.
Như em biết rất nhiều người du học xong rồi về nước làm việc và cả những người là Việt Kiều làm về nghiên cứu trở về nước và có nhiều đóng góp lớn vậy không thể tính cho nền giáo dục trong nước được.
Nếu không có được sự cọ xát với nền giáo dục phương tây làm sao có công trình nghiên cứu ra hồn được.
Cụ biết rõ phong trào tiến sĩ giấy của nền giáo dục hiện tại, mua bằng cấp, đến công trình nghiên cứu cũng đi mua ở các trang báo lá cải ở nước ngoài để đăng thì làm sao có thể lạc quan được.
Cụ có biết cuộc thi robocon không, làm sao Sinh Viên có thể tự làm được. Hoàn toàn là do các giáo viên, thậm chí là đặt đồ lắp ráp nói luôn cho đau lòng một thể.
2. Về các chứng chỉ em đã nói rồi nó dành cho những người đi làm và làm về chuyên môn. Nói bọn vắt mũi chưa sạch cấp 3 ở VN thi được là quá buồn cười.
Ở Việt Nam có nhiều người có Oracle do làm cho các công ty nước ngoài và phải tham gia các khoá hoc của nó mới thi được.
Nhưng như em nói ở trên , trong 3 cái kỹ năng thì kỹ năng trau dồi kiến thức liên tục nó không xuất hiện ở Việt Nam. Trừ số ít làm nghiên cứu còn đại đa số thì không. Ngay cả đối với các chứng chỉ nghề như Oracle ở VN cũng chỉ thi một lần cho có trừ những người làm việc cho các công ty nước ngoài.
Em đã nói rồi chỉ có ở VN mới có kiểu đánh đồng tất cả lên tiên sư với giáo sĩ. Cho lên mới xuất hiện các giáo sĩ như giáo sĩ Vũ Khiêu trong vụ lùm xùm anh Khiêu ôm hoa hậu năm nào.
Nền giáo dục phương tây chia ra làm hai hướng là nghiên cứu và làm chuyên môn.
Vì thế kỹ sư là đi làm chuyên môn chứ không phải nghiên cứu.
tinh hoa hay không thì cũng vẫn đi theo ngạch chuyên môn.
Còn ở cấp 2-3 các cháu siêu giỏi tuỳ theo thiên hướng và ý thích sẽ học giáo trình rất khó và đi theo hướng nghiên cứu sau này.
Cách nhìn và góc nhìn của mỗi người.
Em không tin các trường top đầu của VN cho tới 10 năm nữa cũng chưa chắc giải quyết hết được 3 vấn đề:
+ giáo trình hiện đại, được cập nhật liên tuc.
+ cở sở vật chất đầy đủ, hiẹn đại.
+ Liên kết được với các doanh nghiệp và tạo các nghiên cứu cho doanh nghiệp áp dụng cho sản xuất.
Ngay cả cái máy ép mía em thấy gần đây cứ ngỡ do Bách Khoa làm ra nhưng hỡi ôi là do một bác tây sang VN gửi bản vẽ và gia công cái máy ép mía nhỏ gọn đó ở VN.
Cùng với mía, bác ấy vác sang trời Âu kinh doanh.
Nếu trình độ Bách Khoa mà thế em e ngang với cơ khí làng Rùa.
Về giáo trình khoa oto cụ đợi em nhé.