Trên đây tôi cũng như nhiều cụ có cái nhìn tích cực về đào tạo ĐH ở Việt Nam, đưa ra đầy đủ thông tin dẫn chứng cụ không tin trong khi lại bị thuyết phục bởi 1 cái phỏng vấn 1 cháu sinh viên trên youtube. Cái tôi muốn là so sánh chương trình đào tạo, giáo trình chính thức của trường, không phải nhìn vào hiện tượng đơn lẻ và không được kiểm chứng.
Nếu tôi tìm được 1 video 1 cháu khác chê RMIT thì cụ có thay đổi quan điểm không?
Không trường ĐH nào trên thế giới đảm bảo dạy hết được tất cả các tools để ra đi làm được luôn cả. Nguyên tắc chung là họ dạy nhưng kiến thức cơ bản nền tảng, còn công cụ sẽ chủ yếu là tự học thông qua đồ án, thực tập, học thêm ở ngoài và trong quá trình đi làm.
Kinh nghiệm làm việc của cụ đầy mình, khi cụ chuyển sang công ty mới thì cũng đều phải học và làm quen lại hết với các phần mềm, quy trình ở chỗ mới. Cụ có chắc là vào phát làm được tất cả luôn không?
Kiến trúc tôi không rõ nhưng cụ xem chương trình đào tạo Minor in computer sciences của MIT ở đây
https://www.eecs.mit.edu/csminor, nó cũng chỉ có nhõn 1 khoá về Python. Bây giờ FPT Software cần 1 ông Java, C++ hoặc Oracle DBA, chẳng lẽ sinh viên MIT cũng không đáp ứng được?
Tôi công nhận là ĐH Việt Nam còn nhiều hạn chế còn nhiều việc phải làm nhưng không vì thế thể sổ toẹt hết được.
Em đã phản biện về cái tổ chức xếp hạng các cơ sở nghiên cứu SCIMAGO của cụ rồi, cụ lấy gì ra để đảm bảo những người có các công trình nghiên cứu đó không được học tập tiếp dưới nền giáo dục phương tây.
Cụ chỉ ra được bao nhiêu người chỉ học nền giáo dục công lập có thể nghiên cứu được công trình nghiên cứu ?
Hỏi cụ thì cụ cứ liến thoắng mãi về vấn đề đưa thông tin thì không tin.
Em chả hiểu quan điểm của cụ thế nào. Sinh viên là những người trực tiếp học tập dưới các cơ sở giáo dục, không phỏng vấn từ họ thì nghe từ ai, từ anh Ngọng hay các anh đút chân gầm bàn một năm sửa sách mấy lần kiếm cơm ?
Trong video nó cũng nói phần nào về chương trình đào tạo của trường công và tư đấy, cháu gái đó chả phát khóc lên khi nhìn thấy sinh viên trường tư được học như nào đấy ư. Người ta còn giữ thể diện cho trường đấy chẳng nhẽ lại sổ toẹt ra là đào tạo ra những nhà lý luận hay sao mà cần học lắm lý thuyết thế. Bạn SV kia học tới năm 3 rồi cụ nhé, không phải là chưa được học chuyên ngành đâu.
Có sinh viên còn nói khó nghe hơn là ngay năm đầu họ phải học các môn Triết Mác, nó làm cho họ cảm thấy chán nản và ngao ngán khi hàng ngày phải đi học và sau này họ cũng chả còn chí hướng phấn đấu gì với các môn chuyên ngành nữa.
Còn có những bất cập khác ngoài những cái em đã nói như vấn đề giảng viên, có những giảng viên biết cả trường chỉ có mình mình dạy được môn đó thì hành sinh viên đủ điều. Thậm chí chỉ vì ghét mà đì sinh viên cũng là điều chả ai xa lạ.
Tệ hối lộ cho giảng viên để qua môn cũng chả hiếm.
Cụ lại quá nhầm đấy, cho dù nó không dạy nhưng hệ thống thư viện có trang bị đầy đủ cho sinh viên tự học lấy và căn bản là cách nó ép cho sinh viên phải học và liên tục và cập nhật.
Cụ có hiểu sao với ngành luật nước ngoài nó liên tục lập ra các các vụ xét xử các vụ án đã được thi hành dù không đảo ngược được phán quyết của tòa không. Nó ép sinh viên trong hoàn cảnh mới của các bộ luật mới sẽ đảo ngược phán quyết của tòa tại thời điểm hiện tại đấy ạ.
Còn thư viện ở VN cũng chả có những cái đấy đâu cụ ạ. Sinh viên phải bỏ tiền ra ngoài học thêm.
Rất nhiều cụ đã chứng minh điều đó rồi đấy. Đấy không phải bất cập của chương trình đào tạo công lập thì là cái gì.
Cụ nói em thần thánh các chứng chỉ nhưng xl cụ, đám chứng chỉ đó mà không có thì ở nước ngoài cụ chỉ có thể cầm bằng VN ra ngắm thôi ạ vì các chứng chỉ đó nó được chứng nhận trên toàn thế giới.
Bằng ở VN mang sang Âu Mỹ xác định vứt đi trong khi có các chứng chỉ đó cụ hoàn toàn có thể xin việc được ngay. Cái hay của các chứng chỉ này là nó bắt người đi làm phải liên tục cập nhật để không bị tụt hậu, ít nhất với cấp độ chứng chỉ mà họ đã thi được.
Còn ở VN có chứng chỉ nào bắt người ta phải như vậy.
Việc các chứng chỉ này ở VN em đã nói rất nhiều là nó mang tính thi một lần rồi thôi, hoàn toàn không chấp hành như ở nước ngoài. Ngay cả Toefl các cháu cũng chỉ lấy một lần nhưng không hề thi lại sau đó hàng năm.
Cụ ở VN việc đánh giá các chứng chỉ đó là khiên cưỡng. Ông chú em ở Mỹ học lập trình thì rất coi trọng, rổ chứng chỉ ông ấy có còn tác dụng hơn cả các bằng cấp. Dưới phòng nơi ông ấy làm việc thì bọn Ấn, bọn Hàn có bằng Master nhiều như quân Nguyên nhưng không thể vượt được ông ấy nhé.
Em còn muốn nói một vấn đề nữa ở các trường tư tiêu chuẩn như Rmit họ sẽ ép SV học và tạo niềm hứng khởi trong việc học, việc nghiên cứu tài liệu học của mình.
Nó khác với thực tế sinh viên của các trường công ngày hôm nay, khi quá ngán ngẩm với các môn Triết-Mác mà hình thành tư duy đối phó với các môn học, dẫn tới vết trượt dài với các môn chuyên ngành sau này.
Ánh sáng của Đ không cần phải chiếu rọi tới cổng trường Đại Học, hãy chỉ chiếu cho những người cần thôi.