[Funland] Đại học Rmit

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
Cụ lấy ở đâu ra con số này :
Trường công VN vẫn đủ đào tạo nhân tài 1 triệu đô sau 10 năm làm việc.ảm bảo

Cụ học đại học trong nước là để làm việc trong nước.
Cụ lấy gì để đảm bảo chất lượng đào tạo hiện nay là đủ cho trong nước.
Thế nào là đủ, đất nước không có nhu cầu phát triển à.
Với kiểu giáo dục như này bảo sao thừa hưởng kiến trúc từ Pháp mà sau nửa thế kỷ cả hội kiến trúc Việt không có nổi một công trình sư.
1. Không thiếu nhân vật kiếm triệu đô sau 10 năm xuất thân từ đại học trong nước. Mức thu nhập bình quân đầu người 3-4 ngàn USD/năm ==> con số 1 tỏi to sau 10 năm là hợp lý.
2. Cụ đòi hỏi chất lượng 1 tỏi to ở trường có mức thu học phí thấp hơn 50 lần, logic ở đâu?
3. Muốn có chất lượng ngang RMIT thì thu học phí ngang RMIT, tính bắt toàn dân quay lại thời ĐH chỉ dành cho quan to, tiền tấn như xưa à. 5-10 triệu một năm khối nhà còn chạy vạy không lo đủ chứ ở đó mà đú phổ cập đại học củ to, RMIT.
Không thiếu trường có chất lượng đào tạo giống như cụ mong muốn, tất nhiên học phí không chỉ dăm ba triệu cho một năm học.
4. Đào tạo phải hướng đến toàn dân, cụ giàu thì chọn trường tỏi to mà học, dân nghèo thì trường bình dân, nhàng nhàng đủ cho họ kiếm 1 tỏi to sau 10 năm làm việc là được.
5. Muốn so sánh chất lượng với trường tây, RMIT thì lấy trường tỏi to mà bàn, các khoá học chất lượng cao của Bách khoa chẳng thua kém khoá CNTT nào của RMIT. Giống như kiểu ăn buffet nhà hàng năm sao chục triệu/ suất rồi chạy qua chê bai quán bình dân 40 ngàn một suất chất lượng không tốt. Đất nước cần những nhà hàng, khách sạn năm sao làm mục tiêu hướng đến nhưng hơn 80 triệu dân còn lại thì sống nhờ nhà hàng, quán cóc ven đường.
6. Đất nước vẫn đang phát triển với mức tăng trưởng 6-7%năm, con số này có được là nhờ hệ thống giáo dục trong nước hay nhờ thiểu số nhân vật xuất phát từ trường tây, RMIT. TÍnh bằng móng chân cũng biết cái VN cần là mớ quán cóc bình dân chứ không phải vài ba nhà hàng năm sao không dành cho đa số.
 
Chỉnh sửa cuối:

kamikaze1281

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
3,688
Động cơ
335,548 Mã lực
Cụ có vẻ lạc hậu khi nghĩ về đh Việt nam òi

Vải Anh may comple cho người 1,7 m/ 69 kg tốn mấy mét? Giá rổ như nào cụ?
Cụ thử qua trường kt xem hiện nay học chương trình , tài liệu nào, có dạy thiết kế bằng phần mềm không.
Cụ ngó tiếp sang khoa oto trường công nghiệp có phải đang học commanca thời nhà Nguyễn không.
 

kamikaze1281

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
3,688
Động cơ
335,548 Mã lực
1. Không thiếu nhân vật kiếm triệu đô sau 10 năm xuất thân từ đại học trong nước. Mức thu nhập bình quân đầu người 3-4 ngàn USD/năm ==> con số 1 tỏi to sau 10 năm là hợp lý.
2. Cụ đòi hỏi chất lượng 1 tỏi to ở trường có mức thu học phí thấp hơn 50 lần, logic ở đâu?
3. Muốn có chất lượng ngang RMIT thì thu học phí ngang RMIT, tính bắt toàn dân quay lại thời ĐH chỉ dành cho quan to, tiền tấn như xưa à. 5-10 triệu một năm khối nhà còn chạy vạy không lo đủ chứ ở đó mà đú phổ cập đại học củ to, RMIT.
Không thiếu trường có chất lượng đào tạo giống như cụ mong muốn, tất nhiên học phí không chỉ dăm ba triệu cho một năm học.
4. Đào tạo phải hướng đến toàn dân, cụ giàu thì chọn trường tỏi to mà học, dân nghèo thì trường bình dân, nhàng nhàng đủ cho họ kiếm 1 tỏi to sau 10 năm làm việc là được.
5. Muốn so sánh chất lượng với trường tây, RMIT thì lấy trường tỏi to mà bàn, các khoá học chất lượng cao của Bách khoa chẳng thua kém khoá CNTT nào của RMIT. Giống như kiểu ăn buffet nhà hàng năm sao chục triệu/ suất rồi chạy qua chê bai quán bình dân 40 ngàn một suất chất lượng không tốt. Đất nước cần những nhà hàng, khách sạn năm sao làm mục tiêu hướng đến nhưng hơn 80 triệu dân còn lại thì sống nhờ nhà hàng, quán cóc ven đường.
6. Đất nước vẫn đang phát triển với mức tăng trưởng 6-7%năm, con số này có được là nhờ hệ thống giáo dục trong nước hay nhờ thiểu số nhân vật xuất phát từ trường tây, RMIT. TÍnh bằng móng chân cũng biết cái VN cần là mớ quán cóc bình dân chứ không phải vài ba nhà hàng năm sao không dành cho đa số.
1 cụ lấy số liệu ở đâu ? Nói cảm tính ai cũng nói được.
2. Em chả đòi hỏi gì ở đây chỉ nói lên thực trạng bết bát của nền giáo dục đại học nước nhà.
3. Chính ra thời kỳ đầu mà cụ nói chất lượng đào tạo đại học rất đáng nể chứ không như thời phổ cập đại học hiện nay.
Trong thời Pháp thuộc với chính sách như vậy nước Việt có những nhân tài được cả thế giới và VN công nhận như giáo sư Tôn Thất Tùng, giáo sư Trần Đại Nghĩa ...
Nó khác xa thời nay toàn tiến sĩ giấy éo có nổi một công trình nghiên cứu ra hồn.
Xin hỏi dưới mái trường XHCN có ai dám nhận chức danh Tổng Công Trình Sư không.
4. Đào tạo bậc đại học hướng tới tinh hoa phục vụ đất nước chứ không phải xoá mù chữ mà phổ cập toàn dân.
Có những cái phải rõ ràng chứ không áp dụng chính sách của nhà Sản được.
5. Xin hỏi các tinh hoa của khoa kỹ sư tài năng BK sau khi ra trường bao nhiêu người còn lấy tiếp các chứng chỉ của Oracle và tương đương ? Chưa nói đến định kỳ thi lại
6. Đất nước vẫn đang phát triển nhờ một phần lớn lượng đô la gửi về từ những người đi làm công việc nặng nhọc ở nước ngoài.
Đô la do kiều hối gửi về, một phần nữa do doanh nghiệp FDI mang lại.
Nền giáo dục trong nước đang phục vụ nhiều cho Grab và các tiện ích vận chuyển từ các trang thương mại điện tử.
Đất nước có nhu cầu phát triển không thể nhờ mớ tài liệu từ thời Liên Xô và tư duy giảng dạy bất cập ở bậc đại học cũng như sự thiếu thốn trang thiết bị thực hành.
Chưa nói đến sự tự cập nhập giáo trình và đổi mới giáo trình mà nói ngay tới việc giảng dạy phần mềm cần thiết cũng không có thì sinh viên được trang bị cái gì khi ra trường hay chỉ là tờ giấy trắng.
Một trường như Kiến Trúc mà còn không dạy phần mềm thiết kế thì éo hiểu thời đại này nơi nào chấp nhận bản vẽ tay ?????
 

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
4,058
Động cơ
532,809 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Học phí Rmit chỉ khoảng 900tr thôi, lấy đâu ra vài tỷ thế các cụ :)
 

barrios5116

Xe tải
Biển số
OF-720676
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
440
Động cơ
82,584 Mã lực
Tuổi
39
Các cụ cho em hỏi về Rmit với ạ. Em biết sơ qua thì đầu vào dễ nhưng ra khó và thậm chí nhiều bạn không ra được trường phải nghỉ. Không biết trường này chất lượng sinh viên ra trường thế nào ( trong công việc hoặc ra nước ngoài học cao học, tiến sĩ). Và có nên học IT ở đây không hay vẫn bách khoa. Em cảm ơn các cụ.
Rmit học phí thì đắt, sinh viên ra trường về cơ bản có điều kiện, hậu thuẫn tốt hơn trang lứa để phát triển

Mà trường Rmit hoạt động ở VN trên 15 năm rồi Tôi chưa thấy đào tạo đc ai quá xuất chúng cả !
 

barrios5116

Xe tải
Biển số
OF-720676
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
440
Động cơ
82,584 Mã lực
Tuổi
39
Chỗ em có 2 bé 92 và 96 học rmit ra. Trình độ phò phạch lắm. Ko ăn thua
Chắc 02 bé đấy an phận mấy chân hành chính, nhân sự, photo.... phải không thím

Gia đình ngon lành lo cho hết rồi nên cũng ko có ý chí phấn đấu nữa

Gần chỗ e cũng nhiều bạn trường R như vậy
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,333
Động cơ
368,120 Mã lực
Hihi, các cụ tranh luận căng quá, nhưng nên cập nhật tình hình học đại học trong nước tiếp nhé! Em thấy những năm gần đây thay đổi nhiều phết, tích cực đấy chứ! Trước em học Bách khoa bục mặt, không thấy mặt trời, dù cũng hạng top ở trường cấp 3, tốt nghiệp ĐHBK 7,97 mà đau quá, vẫn chỉ thuộc hàng nhàng nhàng trong lớp! Nhưng thú thật, hồi em học quá nặng về lý thuyết! Giờ mấy thằng bạn ở lại trường làm giảng viên nên chắc có định hướng thực hành nhiều hơn! Nhiều bạn cùng lớp em cũng toàn TS, TSKH Pháp Mỹ cả rồi! Học khá và tinh hoa trường Công khác biệt lắm đấy chứ các cụ!
RMIT cũng chỉ là trường bình bình thôi, nhưng xếp hạng thì hơn các trường ở Việt Nam là đương nhiên! Cụ nào có điều kiện định hướng, đầu tư cho các con cũng quá tốt mà! Nhưng em thấy các cháu trường công có sức bươn chải ngoài xã hội tốt hơn thì phải! Chắc do đầu ra RMIT VN còn chưa nhiều và chưa đủ năm nên chưa thấy thành tựu rõ ràng thôi! Chắc chờ lứa đầu của RMIT VN tầm tuổi 4X, 5X thì mới thấy được!
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
5,131
Động cơ
531,255 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Rmit học phí thì đắt, sinh viên ra trường về cơ bản có điều kiện, hậu thuẫn tốt hơn trang lứa để phát triển

Mà trường Rmit hoạt động ở VN trên 15 năm rồi Tôi chưa thấy đào tạo đc ai quá xuất chúng cả !
Cụ có thể làm rõ định nghĩa xuất chúng? Việt Nam có bao nhiêu ng xuất chúng, họ đã học ở trường nào? Có tiêu chí cụ thể và số liệu thì mới đánh giá được cụ ạ.
 

Tommy79

Xe máy
Biển số
OF-686579
Ngày cấp bằng
11/7/19
Số km
91
Động cơ
103,574 Mã lực
Em trước cũng tốt nghiệp HUST, cũng dân chuyên chọn từ cấp 3, cũng tuyển tiếc này kia... nhưng em khuyên nếu có đủ điều kiện ( không phải cố quá ) thì nên cho các F1 học trường tư hoặc quốc tế ( từ mẫu giáo đến hết cấp 3 ) , đại học thì chọn các trường xét hồ sơ, phỏng vấn vào học chứ không cần phải thi, trong đó RMIT cũng là ưu tiên số 1 của em ( nếu các cháu F1 nhà e nó ko thích đi du học )

Lý do thì đơn giản, em thấy học trong môi trường như vậy nó thật hơn.

Còn các cụ đừng nghĩ đầu tư cho giáo dục giống kiểu đầu tư buôn bán, bỏ vốn 1 phải thu được 2-3 thậm chí 10 lần :) Đầu tư cho giáo dục chỉ để F1 thành người, thành chính nó, lương thiện , văn minh và sống tự lập được, thế là ngon lắm rồi :))
 

Logen

Xe hơi
Biển số
OF-711745
Ngày cấp bằng
29/12/19
Số km
108
Động cơ
87,133 Mã lực
Đứng về mặt giáo dục (ngành kỹ thuật), em không đánh giá cao các trường không kiểm soát chất lượng đầu vào. Một lớp học có cả đại bàng, chim sẻ và chim cánh cụt thì học bay kiểu gì để phát huy hết khả năng người học. Đặc biệt là ở các trường tư, học phí cao, sinh viên có nhiều đòi hỏi. Cụ mà là giảng viên cụ có dám cho trượt nhiều không?

Các công ty lớn khi tuyển người thường chọn sinh viên từ các trường nổi tiếng, không phải do chương trình đào tạo xuất chúng mà là do sinh viên đầu vào rất tốt, bảng điểm tốt nghiệp đẹp thì chứng tỏ chăm chỉ, thích nghi nhanh.
 

Suny39

Xe buýt
Biển số
OF-471285
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
978
Động cơ
205,063 Mã lực
Em trước cũng tốt nghiệp HUST, cũng dân chuyên chọn từ cấp 3, cũng tuyển tiếc này kia... nhưng em khuyên nếu có đủ điều kiện ( không phải cố quá ) thì nên cho các F1 học trường tư hoặc quốc tế ( từ mẫu giáo đến hết cấp 3 ) , đại học thì chọn các trường xét hồ sơ, phỏng vấn vào học chứ không cần phải thi, trong đó RMIT cũng là ưu tiên số 1 của em ( nếu các cháu F1 nhà e nó ko thích đi du học )

Lý do thì đơn giản, em thấy học trong môi trường như vậy nó thật hơn.

Còn các cụ đừng nghĩ đầu tư cho giáo dục giống kiểu đầu tư buôn bán, bỏ vốn 1 phải thu được 2-3 thậm chí 10 lần :) Đầu tư cho giáo dục chỉ để F1 thành người, thành chính nó, lương thiện , văn minh và sống tự lập được, thế là ngon lắm rồi :))
Đọc nhiều comments mới thấy cụ này nói hay. Học để làm người lương thiện và sống tự lập là tuyệt rồi.
 

Tommy79

Xe máy
Biển số
OF-686579
Ngày cấp bằng
11/7/19
Số km
91
Động cơ
103,574 Mã lực
Thực ra đại bàng hay chim sẻ cũng không quan trọng lắm, đừng có đào tạo từ đại bàng thành chim sẻ, hoặc chim sẻ nhưng bố mẹ lại cứ nghĩ con mình là đại bàng thì mới khổ!

Sàng lọc đầu vào là một việc tổt, nhưng sàng lọc qua một kỳ thi sau 12 năm học thì không đúng logic, học là cả quá trình, không thể đem cả quá trình đó để đánh giá qua 1 kỳ thi mấy ngày, mà cái kỳ thi kiểu này nó sẽ dẫn đến kiểu học để thi, gọi là luyện thi :)

Cụ cứ xem các trường Ivy league tuyển sinh như thế nào thì biết thôi, chả có thi cử gì đâu, nếu có kiểu xét mấy cái chứng chỉ kiểu GRE, GMAT, hay TOEFL, IELTS thì đấy đều là những kỳ thi kiểu thích thi lúc nào thì thi, thi kém thì sau vài tháng có thể thi lại, cơ hội luôn nằm trong tay nếu muốn, chứ ko phải phụ thuộc vào ai :)

Ah mà nếu các cụ nghĩ con các cụ ở tầm đại bàng thì có thể tìm hiểu thêm mấy nhóm chuyên hướng dẫn để các cháu apply vào các trường Top ở Mỹ, bữa em có đi nhậu với 1 cu em học Stanford về có mở 1 cái trung tâm chuyên hỗ trợ các đại bàng kiểu này, em ko nhớ tên lắm vì em nghĩ con em chỉ chim sẻ nên ko để tâm lắm , nhưng em biết chắc chắn là có :))
 
Chỉnh sửa cuối:

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,449
Động cơ
416,243 Mã lực
Nơi ở
BE
Chạy dài theo cái gì hả cụ? Trường công lập dạy được cái gì cho sinh viên hay ra các công ty phải đào tạo lại ?
Trường quốc tế có 3 thứ nó dạy cho sinh viên còn cần thiết hơn kiến thức :
+ Kỹ năng làm việc nhóm.
+ Kỹ năng tự nghiên cứu trước mọi vấn đề.
+ Kỹ năng trau dồi kiến thức liên tục.
Cụ cho em hỏi trường ĐH nào ở VN dạy được 3 cái này cho sv ?
Cụ vẫn giữ cách nhìn về đại học Việt Nam cách đây hơn 20 năm rồi.

Đại học ở Việt nam thượng vàng hạ cám, cũng như bên Úc cũng đủ loại trường chất lượng cao có, thấp có. Nếu để so sánh RMIT thì tôi nghĩ nên so sánh tương đương với các trường đại học tốt ở VN như Bách Khoa, Quốc Gia, kinh tế...

Đội ngũ giảng viên trẻ của các trường này đều chủ yếu là học ở nước ngoài về nên những cái như làm việc nhóm, nghiên cứu vấn đề đều được cải thiện và tốt lên rất nhiều rồi. Sinh viên bây giờ các cháu cũng năng động lắm, phong trào nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khoá ở các trường rất nhiều, có đủ sức và thời gian mà tham gia không hay thôi.

Tốt nghiệp trong nước hay Harvard thì ra đi làm công ty cũng phải đào tạo lại thôi. Ngay cả các cụ kinh nghiệm đầy mình, chuyển sang công ty mới cũng phải vật vã học cái mới chứ có phải nhảy vào 1 phát là hiểu hết được đâu.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,449
Động cơ
416,243 Mã lực
Nơi ở
BE
1 cụ lấy số liệu ở đâu ? Nói cảm tính ai cũng nói được.
2. Em chả đòi hỏi gì ở đây chỉ nói lên thực trạng bết bát của nền giáo dục đại học nước nhà.
3. Chính ra thời kỳ đầu mà cụ nói chất lượng đào tạo đại học rất đáng nể chứ không như thời phổ cập đại học hiện nay.
Trong thời Pháp thuộc với chính sách như vậy nước Việt có những nhân tài được cả thế giới và VN công nhận như giáo sư Tôn Thất Tùng, giáo sư Trần Đại Nghĩa ...
Nó khác xa thời nay toàn tiến sĩ giấy éo có nổi một công trình nghiên cứu ra hồn.
Xin hỏi dưới mái trường XHCN có ai dám nhận chức danh Tổng Công Trình Sư không.
4. Đào tạo bậc đại học hướng tới tinh hoa phục vụ đất nước chứ không phải xoá mù chữ mà phổ cập toàn dân.
Có những cái phải rõ ràng chứ không áp dụng chính sách của nhà Sản được.
5. Xin hỏi các tinh hoa của khoa kỹ sư tài năng BK sau khi ra trường bao nhiêu người còn lấy tiếp các chứng chỉ của Oracle và tương đương ? Chưa nói đến định kỳ thi lại
6. Đất nước vẫn đang phát triển nhờ một phần lớn lượng đô la gửi về từ những người đi làm công việc nặng nhọc ở nước ngoài.
Đô la do kiều hối gửi về, một phần nữa do doanh nghiệp FDI mang lại.
Nền giáo dục trong nước đang phục vụ nhiều cho Grab và các tiện ích vận chuyển từ các trang thương mại điện tử.
Đất nước có nhu cầu phát triển không thể nhờ mớ tài liệu từ thời Liên Xô và tư duy giảng dạy bất cập ở bậc đại học cũng như sự thiếu thốn trang thiết bị thực hành.
Chưa nói đến sự tự cập nhập giáo trình và đổi mới giáo trình mà nói ngay tới việc giảng dạy phần mềm cần thiết cũng không có thì sinh viên được trang bị cái gì khi ra trường hay chỉ là tờ giấy trắng.
Một trường như Kiến Trúc mà còn không dạy phần mềm thiết kế thì éo hiểu thời đại này nơi nào chấp nhận bản vẽ tay ?????
Cụ không thấy không có nghĩa là không có. Cụ nói thế là sổ toẹt vào rất nhiều người đang làm nghiên cứu khoa học thực sự. Tôi có cảm giác cụ bị ảnh hưởng bởi định kiến quá nên nhìn cái gì cũng ra màu đen.

Chứng chỉ Oracle cụ nói là chứng chỉ gì? Thông thường mấy cái chứng chỉ đấy chỉ cần tốt nghiệp cấp 3, cao đẳng cày bừa 1 tí theo mấy khoá học online là thi được. Tinh hoa BK bây giờ phần nhiều là phải đi học thạc sỹ, tiến sỹ hoặc đi làm kỹ sư chính ở các nước phát triển. Chứ cụ đem chứng chỉ Oracle ra thì đánh giá họ thấp quá.

Tôi không phủ định ĐH Việt Nam còn phải làm rất nhiều việc để theo kịp thế giới, nhất là nghiên cứu sau đại học. Nhưng cũng không vì thế mà phủ định tất cả.
 

Logen

Xe hơi
Biển số
OF-711745
Ngày cấp bằng
29/12/19
Số km
108
Động cơ
87,133 Mã lực
Sàng lọc đầu vào là một việc tổt, nhưng sàng lọc qua một kỳ thi sau 12 năm học thì không đúng logic, học là cả quá trình, không thể đem cả quá trình đó để đánh giá qua 1 kỳ thi mấy ngày, mà cái kỳ thi kiểu này nó sẽ dẫn đến kiểu học để thi, gọi là luyện thi :)

Cụ cứ xem các trường Ivy league tuyển sinh như thế nào thì biết thôi, chả có thi cử gì đâu, nếu có kiểu xét mấy cái chứng chỉ kiểu GRE, GMAT, hay TOEFL, IELTS thì đấy đều là những kỳ thi kiểu thích thi lúc nào thì thi, thi kém thì sau vài tháng có thể thi lại, cơ hội luôn nằm trong tay nếu muốn, chứ ko phải phụ thuộc vào ai
Standardized Test (TOEFL, GRE, SAT) chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để vào trường tốt. Điểm cao chưa chắc là giỏi nhưng điểm thấp chắc chắn không giỏi rồi. Thông thường điểm này được dùng để loại bớt thí sinh.

Ở Việt Nam, xét điểm thi vẫn là phương án khả thi nhất, đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh. Bách Khoa vẫn dành phần lớn chỉ tiêu cho các bạn có điểm thi cao (cả thi chung và thi riêng). Sinh viên vào trường rồi lại qua quá trình đào tạo nặng nề (tốt hay không tốt, hiệu quả hay không hiệu quả không bàn ở đây), ra trường với bảng điểm cao thì cũng chứng tỏ được gì chứ.
 

kamikaze1281

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
3,688
Động cơ
335,548 Mã lực
Cụ không thấy không có nghĩa là không có. Cụ nói thế là sổ toẹt vào rất nhiều người đang làm nghiên cứu khoa học thực sự. Tôi có cảm giác cụ bị ảnh hưởng bởi định kiến quá nên nhìn cái gì cũng ra màu đen.

Chứng chỉ Oracle cụ nói là chứng chỉ gì? Thông thường mấy cái chứng chỉ đấy chỉ cần tốt nghiệp cấp 3, cao đẳng cày bừa 1 tí theo mấy khoá học online là thi được. Tinh hoa BK bây giờ phần nhiều là phải đi học thạc sỹ, tiến sỹ hoặc đi làm kỹ sư chính ở các nước phát triển. Chứ cụ đem chứng chỉ Oracle ra thì đánh giá họ thấp quá.

Tôi không phủ định ĐH Việt Nam còn phải làm rất nhiều việc để theo kịp thế giới, nhất là nghiên cứu sau đại học. Nhưng cũng không vì thế mà phủ định tất cả.
1. Cụ không đưa ra được số liệu cho cái cụ nói cụ lại bảo là không nhìn không có nghĩa là không có. Cụ phải có con số cụ thể cho lời cụ nói.
Rất có thể cụ nhầm với những người tuy học trong các trường công lập nhưng sau đó được học tập tiếp dưới nền giáo dục nước ngoài.
Còn thành phần đớp hít đừng đưa vào đây nhé.
Em không tin vào mấy trang tin ở báo trong nước cụ ạ, bao giờ các báo chuyên ngành của nước ngoài xướng tên người Việt thì đấy mới là thật cụ ạ.
Còn thể loại nghiên cứu do báo Nga đưa tin hay mấy tờ báo dùng tiền đưa tin cũng chán chả buồn nói.
Cụ có vẻ vẫn rất lạc quan trong thời đại tiến sĩ giấy nhỉ.
2. Chứng chỉ Oracle và các chứng chỉ tương đương mỗi ngành là các chứng chỉ công nhận trình độ của những người làm các công việc đó.
Kể cả Toefl chứng chỉ tiếng anh cũng như các chứng chỉ kia chỉ có giá trị trong hai năm, sau đó phải thi lại.
Oracle mà cụ dám bảo bọn cấp 3 thi được, chứng tỏ cụ chả hiểu cái gì về nền giáo dục nước ngoài vì thế cứ cho rằng kỹ sư tài năng của cụ có thể sánh ngang được với nền giáo dục tây phương.
Chứng chỉ OCM của Oracle là một trong những chứng chỉ khó nhất thế giới và chỉ có số ít người có được nó thôi cụ ạ.
Bản thân cụ nghe đến hai từ chứng chỉ thì tưởng nó là loại giấy tờ tự phong của các trung tâm học tiếng anh à. Lại còn cho kỹ sư đi học làm giáo sư thiến sĩ thì thật quá bá đạo.
Ở nước ngoài nó phân ra hai nhóm ngành nghề ở bậc cao là : nghiên cứu và làm chuyên môn.
Với các nghiên cứu sinh thì mới cần công trình nghiên cứu để mà làm tiến sĩ với giáo sư.
Còn người làm chuyên môn người ta cần chứng chỉ của từng ngành nghề để chứng minh giá trị chuyên môn của người ta.
Các chứng chỉ này cứ 2 năm thi lại 1 lần để đảm bảo người ta vẫn đang đạt được đủ kỹ năng làm chuyên môn.
Còn ai cần chứng chỉ cao hơn sẽ thi cao hơn và thi cả đời đến khi nghỉ hưu thì thôi. Không có chuyện như nền giáo dục VN xong là xong và không bị ngược đời đánh đồng tất cả đều thành tiên sư giáo sĩ được.
Kỹ sư tài năng đang học để làm chuyên môn thì xông lên làm nghiên cứu làm gì ?????
Và tiến sĩ hay giáo sư cũng chưa chắc đã như những người làm chuyên môn vì người làm chuyên môn va vấp thực tế nó nhiều gấp hàng vạn làn các ông nghiên cứu.
Chính vì như thế bọn tây nó rất thích được xông pha thực địa, thực tế trong nhiều ngành nghề chứ không thích ngồi bàn giấy với nghiên cứu.
Còn với hệ đào tạo kỹ sư cần nhất là thực hành và hiểu biết về cấu trúc ngành của mình thì VN hiện nay có gì để đáp ứng ????
+ tài liệu từ thời Liên Xô ??? Các cụ đừng nói có thay đổi nhé, trường KT vẫn học giáo trình Liên Xô, chưa nói các trường khác.
+ hạn chế và lỗi thời của máy móc : khoa oto của trường CN học comanca thời nhà Nguyễn.
+ không dạy phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng cho từng ngành.
Các cụ tưởng tượng trường Kiến trúc mà không dạy phần mềm thiết kế thì nó như thế nào ?????
Vì không có những cái trên lên chuyển sang học lý thuyết là chính. Học nặng lý thuyết nhưng thực hành thì không có.
Các cu tưởng tượng học về chế tạo máy hay học về oto mà bằng giấy ngồi chép thì nó thốn thế nào ???
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,449
Động cơ
416,243 Mã lực
Nơi ở
BE
1. Cụ không đưa ra được số liệu cho cái cụ nói cụ lại bảo là không nhìn không có nghĩa là không có. Cụ phải có con số cụ thể cho lời cụ nói.
Rất có thể cụ nhầm với những người tuy học trong các trường công lập nhưng sau đó được học tập tiếp dưới nền giáo dục nước ngoài.
Còn thành phần đớp hít đừng đưa vào đây nhé.
Em không tin vào mấy trang tin ở báo trong nước cụ ạ, bao giờ các báo chuyên ngành của nước ngoài xướng tên người Việt thì đấy mới là thật cụ ạ.
Còn thể loại nghiên cứu do báo Nga đưa tin hay mấy tờ báo dùng tiền đưa tin cũng chán chả buồn nói.
Cụ có vẻ vẫn rất lạc quan trong thời đại tiến sĩ giấy nhỉ.
2. Chứng chỉ Oracle và các chứng chỉ tương đương mỗi ngành là các chứng chỉ công nhận trình độ của những người làm các công việc đó.
Kể cả Toefl chứng chỉ tiếng anh cũng như các chứng chỉ kia chỉ có giá trị trong hai năm, sau đó phải thi lại.
Oracle mà cụ dám bảo bọn cấp 3 thi được, chứng tỏ cụ chả hiểu cái gì về nền giáo dục nước ngoài vì thế cứ cho rằng kỹ sư tài năng của cụ có thể sánh ngang được với nền giáo dục tây phương.
Chứng chỉ OCM của Oracle là một trong những chứng chỉ khó nhất thế giới và chỉ có số ít người có được nó thôi cụ ạ.
Bản thân cụ nghe đến hai từ chứng chỉ thì tưởng nó là loại giấy tờ tự phong của các trung tâm học tiếng anh à. Lại còn cho kỹ sư đi học làm giáo sư thiến sĩ thì thật quá bá đạo.
Ở nước ngoài nó phân ra hai nhóm ngành nghề ở bậc cao là : nghiên cứu và làm chuyên môn.
Với các nghiên cứu sinh thì mới cần công trình nghiên cứu để mà làm tiến sĩ với giáo sư.
Còn người làm chuyên môn người ta cần chứng chỉ của từng ngành nghề để chứng minh giá trị chuyên môn của người ta.
Các chứng chỉ này cứ 2 năm thi lại 1 lần để đảm bảo người ta vẫn đang đạt được đủ kỹ năng làm chuyên môn.
Còn ai cần chứng chỉ cao hơn sẽ thi cao hơn và thi cả đời đến khi nghỉ hưu thì thôi. Không có chuyện như nền giáo dục VN xong là xong và không bị ngược đời đánh đồng tất cả đều thành tiên sư giáo sĩ được.
Kỹ sư tài năng đang học để làm chuyên môn thì xông lên làm nghiên cứu làm gì ?????
Và tiến sĩ hay giáo sư cũng chưa chắc đã như những người làm chuyên môn vì người làm chuyên môn va vấp thực tế nó nhiều gấp hàng vạn làn các ông nghiên cứu.
Chính vì như thế bọn tây nó rất thích được xông pha thực địa, thực tế trong nhiều ngành nghề chứ không thích ngồi bàn giấy với nghiên cứu.
Còn với hệ đào tạo kỹ sư cần nhất là thực hành và hiểu biết về cấu trúc ngành của mình thì VN hiện nay có gì để đáp ứng ????
+ tài liệu từ thời Liên Xô ??? Các cụ đừng nói có thay đổi nhé, trường KT vẫn học giáo trình Liên Xô, chưa nói các trường khác.
+ hạn chế và lỗi thời của máy móc : khoa oto của trường CN học comanca thời nhà Nguyễn.
+ không dạy phần mềm thiết kế, phần mềm chuyên dụng cho từng ngành.
Các cụ tưởng tượng trường Kiến trúc mà không dạy phần mềm thiết kế thì nó như thế nào ?????
Vì không có những cái trên lên chuyển sang học lý thuyết là chính. Học nặng lý thuyết nhưng thực hành thì không có.
Các cu tưởng tượng học về chế tạo máy hay học về oto mà bằng giấy ngồi chép thì nó thốn thế nào ???
Tôi nói rồi, cụ bị định kiến nên nhìn cái gì cũng xám xịt. Tôi đưa số liệu về công bố bài báo quốc tế của Việt Nam thì cụ không tin. Ok, cụ vào đây xem thống kê của tây nhé https://www.scimagojr.com/countryrank.php?year=2019. Cụ có thấy là cụ sai khi vơ cả nắm là "thời nay toàn tiến sĩ giấy éo có nổi một công trình nghiên cứu ra hồn" không.

Tôi không có tưởng tượng gì về chứng chỉ như cụ nói, tôi hiểu vì đấy là nghề của tôi. Oracle thì cũng có tá lả các loại chứng chỉ, cái khó cái dễ. OCA, OCP hoặc mấy chứng chỉ về DBA chẳng hạn, thì chỉ cần cấp 3 hoặc cao đẳng, học mấy khoá online, tham gia vài project là được chứ sao. Cụ vào các công ty phần mềm VN xem có cả rổ chứng chỉ của Oracle, AWS, Cisco, Juniper... không?

Cụ nói cái OCM khó nhất thế giới, ít người có được để chứng minh điều gì? Nói như cụ thì tây nó cũng cũng ít người có chứ đâu phải mỗi Việt Nam. Câu hỏi của cụ là tinh hoa của Bách Khoa ở đâu thì tôi trả lời là đi làm thạc sỹ, tiến sỹ và kỹ sư chính ở nước ngoài chứ tinh hoa không ai để tâm đến mấy cái chứng chỉ nghề nghiệp làm gì đâu. Bằng kỹ sư cũng là xuất phát điểm để học lên tiếp thạc sỹ, tiến sỹ chứ không theo cụ là như thế nào?

Tôi không biết nhiều về Mỹ và Úc, nhưng tôi chắc là tôi tương đối hiểu về giáo dục ở châu Âu, từ mẫu giáo cho đến sau đại học cũng như kinh nghiệm làm việc đủ lâu với tụi Tây. Các trường ĐH top của Việt Nam đang tốt lên rất nhiều, không phải 1 mười một tịt so với các ĐH nước ngoài như cách đây 2, 3 chục năm nữa đâu. Nhất là ở đây đang nói đến RMIT cơ sở ở VN thì cũng không biết ai hơn ai kém.

Tôi không làm về ô tô, cụ cho tôi xin thông tin về giáo trình của khoa ô tô trường CN (ĐH Công nghiệp?) để tham khảo. Tôi tìm trên web của trường mà không thấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top