[Funland] Đã bao giờ bác nhầm chân ga, chân phanh chưa?

Đã bao giờ bác nhầm chân ga, chân phanh chưa?

  • Đã từng nhầm

    Lượt chọn: 154 67.5%
  • Chưa bao giờ

    Lượt chọn: 74 32.5%

  • Tổng bình chọn
    228

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Tôi có bị rồi, nguyên nhân là lơ đãng thôi các bác ah. Lái xe mà mất tập trung thì không thể đổ cho nhầm. Nhầm cái lầm tầm phầm.

Hoàn cảnh là: đang chờ đèn đỏ, đằng trước và bên cạnh có các phương tiện khác. Bỗng dưng tôi thấy xe mình trôi lại phía sau khá nhanh. Tôi giật mình đạp mạnh chân phanh nhưng thứ mà tôi đạp vào lại là chân ga. Xe chồm lên rất mạnh vì chân ga bị đạp như đạp phanh (bình thường không ai đạp ga rất mạnh như đạp phanh gấp như thế cả).

Hậu quả: không có hậu quả, phần do dòng xe phía trước đang di chuyển cùng chiều, phần do tôi đã kịp nhận ra nguyên nhân ngay và nhả gas, đạp phanh kịp thời (lần này đúng chỗ).

Nguyên nhân:

- Lơ đãng, không nhận ra đèn đã chuyển sang xanh. Khi các phương tiện phía trước và bên cạnh đã di chuyển tiến lên thì mình sẽ có cảm giác bị trôi lại sau dẫn đến nhận thức sai hoàn cảnh.

- Chủ quan, không theo nguyên tắc về N khi dừng đèn đỏ mà chỉ giữ nguyên số D, đạp phanh, kéo phanh tay.
 

thằng nhà quê

Xe điện
Biển số
OF-383948
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
4,891
Động cơ
272,063 Mã lực
có chứ
hồi khoái chạy xe mà biết mịa gì đâu
làm liều lấy chiếc matiz của ô a chạy, hoảng quá lủi cmn vô bụi
 

Tam thất xịn

Xe điện
Biển số
OF-787878
Ngày cấp bằng
19/8/21
Số km
4,024
Động cơ
1,751,741 Mã lực
Nơi ở
Rừng sâu
Lúc em đang đi xe số sàn, có hôm sang lái con xe số tự động nhầm mie chân phanh là côn, thế là dúi dụi. Đấy là lần duy nhất bị nhầm. Sau lần đó em đổi xe số sàn đó mua xe số tự động.
 

enter0280

Xe tăng
Biển số
OF-4955
Ngày cấp bằng
24/5/07
Số km
1,904
Động cơ
550,688 Mã lực
Nơi ở
Phong cảnh hữu tình.
E chỉ bị nhầm ga khi chưa vào số thôi. Học qua số sàn thì không bao giờ nhầm dc.
 

orione

Xe tải
Biển số
OF-141913
Ngày cấp bằng
14/5/12
Số km
372
Động cơ
367,719 Mã lực
Nhầm chân ga, xe mất phanh, mất lái, xe điên...đều là những lý do ngụy biện cho việc lái xe kém cỏi và ko làm chủ được tay lái. Bản chất sâu xa chính là việc đào tạo sát hạch lái xe quá kém, học thực chất thì ít mà chơi khôn lỏi thì nhiều. Học ra bằng thì có nhưng xe thì có khi ko lái nổi, sai lầm cơ bản ở đây.
Sớm muộn gì thì cũng sẽ bị sờ đến thôi.

Bản thân e chạy cũng được tầm 40 vạn rồi nhưng khái niệm nhầm nọ xọ kia ko bao giờ có trong đầu.
Mình gây ra tai nạn thì trách nhiệm chính và lý do chính là ko làm chủ tay lái và trình kém chứ đừng đổ lỗi cho nhầm.
Em vote cụ, em cũng lái mới nhưng được cái học hành nghiêm túc cả lý thuyết lẫn thực hành, có thời gian rảnh rổi lại lên YouTube xem các mẹo lái xe, căn lề... quả thật các bác tài già ngồi bên ghế phụ cũng không nghĩ em lái mới.. Cái quan trọng nhất là ra đường điềm đạm, chịu nhường nhịn, đi sau về sớm. Kể cả tắc đường kẹt cứng em cũng kiên trì giữ làn và khoảng cách an toàn với xe trước.
 

repsol8666

Xe đạp
Biển số
OF-68222
Ngày cấp bằng
12/7/10
Số km
42
Động cơ
431,484 Mã lực
Gốc rễ lại là do nhấc đạp thôi.
Ng lái kiểu xoay gót. Chả nhầm đc. Tư thế bàn chân nó khác nhau hoàn toàn.

Nếu có nhầm xoay phát theo bản năng lại về phanh.
việc nhấc đạp nó là kỹ thuật lái cụ ạ, còn đây nó thêm khoản ý thức nữa.
Tôi có bị rồi, nguyên nhân là lơ đãng thôi các bác ah. Lái xe mà mất tập trung thì không thể đổ cho nhầm. Nhầm cái lầm tầm phầm.

Hoàn cảnh là: đang chờ đèn đỏ, đằng trước và bên cạnh có các phương tiện khác. Bỗng dưng tôi thấy xe mình trôi lại phía sau khá nhanh. Tôi giật mình đạp mạnh chân phanh nhưng thứ mà tôi đạp vào lại là chân ga. Xe chồm lên rất mạnh vì chân ga bị đạp như đạp phanh (bình thường không ai đạp ga rất mạnh như đạp phanh gấp như thế cả).

Hậu quả: không có hậu quả, phần do dòng xe phía trước đang di chuyển cùng chiều, phần do tôi đã kịp nhận ra nguyên nhân ngay và nhả gas, đạp phanh kịp thời (lần này đúng chỗ).

Nguyên nhân:

- Lơ đãng, không nhận ra đèn đã chuyển sang xanh. Khi các phương tiện phía trước và bên cạnh đã di chuyển tiến lên thì mình sẽ có cảm giác bị trôi lại sau dẫn đến nhận thức sai hoàn cảnh.

- Chủ quan, không theo nguyên tắc về N khi dừng đèn đỏ mà chỉ giữ nguyên số D, đạp phanh, kéo phanh tay.
một trong những lí do lơ đãng là xem điện thoại cụ ạ. chỉ cần đang tập trung vào màn hình điện thoại xong ngẩng lên tự nhiên thấy xe trôi (xe lane khác tiến lên), giật mình theo phản xạ (bỏ mẹ, mình đang ga) --> đạp phanh (thực ra là đạp ga), cụ nào cứng thì sau 1-2s định thần là nhận ra và xử lý luôn; còn lái non 1 chút hoảng càng dí ga mạnh.
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,968
Động cơ
541,142 Mã lực
Em nhầm 1 lần vì lơ đãng khi ở cây xăng ra. Còn việc nhầm mà xe lồng lên như ở XL là quá hoảng hốt nên không phản ứng nhắc chân được. Em đi xe trên đường rất ít khi phanh và gần như rất ít đạp lút phanh.
Em có thói quen khi gặp ngõ nhỏ, bị khuất tầm nhìn hoặc xe máy phí trước le ve là chân tự động chuyển sang phanh, xe di chuyển bằng quán tính. Qua đoạn nguy cơ thì mới chuyển sang ga tiếp.
 

Ếch

Xe tăng
Biển số
OF-84459
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
1,381
Động cơ
-15,333 Mã lực
Em đã từng nhầm vài lần, nhưng chỉ khi đang dừng thôi. Vì em có thói quen khi vào số bao giờ cũng đạp phanh trước. Có những lúc đầu óc hơi lơ đãng, có nhiều việc gì đó suy nghĩ, thay vì đạp phanh thì lại đạp ga. Máy gào lên nhưng xe đang ở số N hoặc P nên ko vấn đề gì, giật mình tập trung lại ngay.
 

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,795
Động cơ
475,256 Mã lực
việc nhấc đạp nó là kỹ thuật lái cụ ạ, còn đây nó thêm khoản ý thức nữa.

một trong những lí do lơ đãng là xem điện thoại cụ ạ. chỉ cần đang tập trung vào màn hình điện thoại xong ngẩng lên tự nhiên thấy xe trôi (xe lane khác tiến lên), giật mình theo phản xạ (bỏ mẹ, mình đang ga) --> đạp phanh (thực ra là đạp ga), cụ nào cứng thì sau 1-2s định thần là nhận ra và xử lý luôn; còn lái non 1 chút hoảng càng dí ga mạnh.
bác vẫn ko hiểu ý tôi. ng xoay gót thì chân ga tư thế xoay chéo chân, chân phanh là thẳng bàn chân.
cảm giác bàn chân khi đạp phanh nó khác hoàn toàn đạp ga.

Họ chỉ nhầm khi bàn chân ko để đúng vị trí, đang để ở 1 chỗ khác, rồi cuống cuồng nhấc đạp. hên xui, có thể đạp nhầm vào ga.
Còn chân (gót chân) đang ở vị trí bt như lúc lái xe thì ko nhầm được. Phanh là thẳng chân, ga là choải mũi chân sang trái. Ko thể nhầm lẫn được Kể cả lúc ấy mất tập trung xem gì đi nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

repsol8666

Xe đạp
Biển số
OF-68222
Ngày cấp bằng
12/7/10
Số km
42
Động cơ
431,484 Mã lực
bác vẫn ko hiểu ý tôi. ng xoay gót thì chân ga tư thế xoay chéo chân, chân phanh là thẳng bàn chân.
cảm giác bàn chân khi đạp phanh nó khác hoàn toàn đạp ga.

Họ chỉ nhầm khi bàn chân ko để đúng vị trí, đang để ở 1 chỗ khác, rồi cuống cuồng nhấc đạp. hên xui, có thể đạp nhầm vào ga.
Còn chân (gót chân) đang ở vị trí bt như lúc lái xe thì ko nhầm được. Phanh là thẳng chân, ga là choải mũi chân sang trái. Ko thể nhầm lẫn được Kể cả lúc ấy mất tập trung xem gì đi nữa.
cụ ơi, rất ít trường hợp chân ko để đúng vị trí mà chỉ có giật mình đạp sai thôi. Tình huống nó là khi xe đang dừng đèn đỏ, không về N + đạp phanh chân, mất tập trung do cúi xuống lấy đồ, rướn mắt lên nhìn đèn, nghịch điện thoai .... ngẩng lên thấy xe bên cạnh tiến lên lại tưởng xe mình trôi, theo phản xạ giật mình nghĩ rằng: bỏ mẹ, sao lại nhấn ga để cho nó trôi thế này --> chuyển chân sang bên còn lại vì nghĩ đó là phanh --> đạp mạnh để phanh chết nhưng lại thành rồ ga. Khi lơ đãng + giật mình --> phản xạ dễ bị ngược. Lái non thường dễ cuống hơn--> càng đạp mạnh hơn, lái kinh nghiệm chỉ 1s giật mình là họ định thần lại được và nhả ga về đúng phanh luôn.
 

fo huyền

Xe tải
Biển số
OF-387504
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
260
Động cơ
240,481 Mã lực
Nơi ở
Huyện Văn Yên
Em cũng đã từng. 1 lần đang đi đường thì mình nhoài người với lấy cái gì và 1 lần đang lùi qua 1 cái hủm nhỏ, ko biết kiểu gì cũng đạp ga rõ mạnh xe chồm khoảng 2-3 m, em giật mình đạp phanh chết luôn. May đều đường vắng ko xảy ra gì.
 

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,795
Động cơ
475,256 Mã lực
cụ ơi, rất ít trường hợp chân ko để đúng vị trí mà chỉ có giật mình đạp sai thôi. Tình huống nó là khi xe đang dừng đèn đỏ, không về N + đạp phanh chân, mất tập trung do cúi xuống lấy đồ, rướn mắt lên nhìn đèn, nghịch điện thoai .... ngẩng lên thấy xe bên cạnh tiến lên lại tưởng xe mình trôi, theo phản xạ giật mình nghĩ rằng: bỏ mẹ, sao lại nhấn ga để cho nó trôi thế này --> chuyển chân sang bên còn lại vì nghĩ đó là phanh --> đạp mạnh để phanh chết nhưng lại thành rồ ga. Khi lơ đãng + giật mình --> phản xạ dễ bị ngược. Lái non thường dễ cuống hơn--> càng đạp mạnh hơn, lái kinh nghiệm chỉ 1s giật mình là họ định thần lại được và nhả ga về đúng phanh luôn.
bác vẫn chưa hiểu, chân để đúng, thì khi phanh nó là ấn mũi thẳng, ga nó choãi mũi chân sang trái.
\cảm giác 2 tư thế khác nhau hoàn toàn, ko nhầm được.
ko bao giờ ấn thẳng mà thành ga được.

nhắc lại lần nữa để bác hiểu: cảm giác khi ấn chân ga và ấn chân phanh nó là khác nhau hoàn toàn với ng thói quen xoay gót.

Còn với ng nhấc đạp thì cảm giác nó như nhau, chân đều thẳng hết, sai vị trí là sai chức năng.

Có vẻ bác ko pahir ng xoay gót, nếu vậy nói bác cũng ko hiểu đc hết ý.
Ai đi xoay gót sẽ biết điều này.
 

repsol8666

Xe đạp
Biển số
OF-68222
Ngày cấp bằng
12/7/10
Số km
42
Động cơ
431,484 Mã lực
bác vẫn chưa hiểu, chân để đúng, thì khi phanh nó là ấn mũi thẳng, ga nó choãi mũi chân sang trái.
\cảm giác 2 tư thế khác nhau hoàn toàn, ko nhầm được.
ko bao giờ ấn thẳng mà thành ga được.

nhắc lại lần nữa để bác hiểu: cảm giác khi ấn chân ga và ấn chân phanh nó là khác nhau hoàn toàn với ng thói quen xoay gót.

Còn với ng nhấc đạp thì cảm giác nó như nhau, chân đều thẳng hết, sai vị trí là sai chức năng.

Có vẻ bác ko pahir ng xoay gót, nếu vậy nói bác cũng ko hiểu đc hết ý.
Ai đi xoay gót sẽ biết điều này.
thôi ko tranh cãi với cụ về vấn đề này vì 2 cách hiểu hoàn toàn khác nhau. chúc cụ lái xe an toàn :)
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,786 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
cụ ơi, rất ít trường hợp chân ko để đúng vị trí mà chỉ có giật mình đạp sai thôi. Tình huống nó là khi xe đang dừng đèn đỏ, không về N + đạp phanh chân, mất tập trung do cúi xuống lấy đồ, rướn mắt lên nhìn đèn, nghịch điện thoai .... ngẩng lên thấy xe bên cạnh tiến lên lại tưởng xe mình trôi, theo phản xạ giật mình nghĩ rằng: bỏ mẹ, sao lại nhấn ga để cho nó trôi thế này --> chuyển chân sang bên còn lại vì nghĩ đó là phanh --> đạp mạnh để phanh chết nhưng lại thành rồ ga. Khi lơ đãng + giật mình --> phản xạ dễ bị ngược. Lái non thường dễ cuống hơn--> càng đạp mạnh hơn, lái kinh nghiệm chỉ 1s giật mình là họ định thần lại được và nhả ga về đúng phanh luôn.
tại sao lại có chuyện nhầm lẫn vô lý như thế, vị trí chân phanh luôn năm ở giữa , chân ga nằm bên ngoài với xe số sàn, và cả xe số tự động, khoảng cách và độ cao, độ dài bàn đạp là khác nhau, chỉ là quy tắc ngớt ga thì (hờ) phanh không tập tử tế cho nó thành phản xạ. tôi đi xe tự động ( cả số sàn - thời gian nhiều hơn tự động) thì chân luôn ở vị trí phanh khi buông ga, gỉam tốc, hoặc buông chân ga khi chờ đền đỏ, thì chân luôn ở vị trí phanh. Trong mọi tình huống dù có cuống đến mấy thì chân luôn chạm đến phanh trước tiên, chỉ là những người hay nhầm lẫn là do luyện tập không đầy đủ để nó đạt đến phản xạ tự nhiên mà thôi.

Lý do chính của những vụ xe điên này đa phần vì tập từ đầu không đúng và không tự gò bản thân mình để luyện tập đến mức thành kỹ năng mà thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,795
Động cơ
475,256 Mã lực
tại sao lại có chuyện nhầm lẫn vô lý như thế, vị trí chân phanh luôn năm ở giữa , chân ga nằm bên ngoài với xe số sàn, và cả xe số tự động, khoảng cách và độ cao khác nhau, chỉ là quy tắc ngớt ga thì (hờ) phanh không tập tử tế cho nó thành phản xạ. tôi đi xe tự động ( cả số sàn - thời gian nhiều hơn tự động) thì chân luôn ở vị trí phanh khi buông ga, gỉam tốc, hoặc buông chân ga khi chờ đền đỏ, thì chân luôn ở vị trí phanh. Trong mọi tình huống dù có cuống đến mấy thì chân luôn chạm đến phanh trước tiên, chỉ là những người hay nhầm lẫn là do luyện tập không đầy đủ để nó đạt đến phản xạ tự nhiên mà thôi.

Lý do chính của những vụ xe điên này đa phần vì tập từ đầu không đúng và không tự gò bản thân mình để luyện tập đến mức thành kỹ năng mà thôi.
ng đi thói quen nhấc đạp đúng là khá bảo thủ, đổ lỗi cho ngoại cảnh, đổ do cuống chứ ko nhận họ có 1 sai lầm trong tư thế.
Phanh cũng là đạp chân và ga cũng là đạp chân.
cuống cuồng đạp chân xong thì đợi xem kết quả là đạp đúng chỗ hay sai.

Chắc là do bản năng, ai cũng sợ ng khác chỉ ra mình làm gì sai bấy lâu nay. Tìm mọi cách để nghĩ mình đúng, đen là do yếu tố khác. Hài

Xoay gót, 2 tư thế khác nhau hoàn toàn, rất khó nhầm,
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,890
Động cơ
443,611 Mã lực
Nhầm chân ga, xe mất phanh, mất lái, xe điên...đều là những lý do ngụy biện cho việc lái xe kém cỏi và ko làm chủ được tay lái. Bản chất sâu xa chính là việc đào tạo sát hạch lái xe quá kém, học thực chất thì ít mà chơi khôn lỏi thì nhiều. Học ra bằng thì có nhưng xe thì có khi ko lái nổi, sai lầm cơ bản ở đây.
Sớm muộn gì thì cũng sẽ bị sờ đến thôi.

Bản thân e chạy cũng được tầm 40 vạn rồi nhưng khái niệm nhầm nọ xọ kia ko bao giờ có trong đầu.
Mình gây ra tai nạn thì trách nhiệm chính và lý do chính là ko làm chủ tay lái và trình kém chứ đừng đổ lỗi cho nhầm.
Bản thân em là người cầm vô lăng chính thức từ năm 16 tuổi 10 tháng (với bằng L - provisional driving licence) tại Anh, bằng này cho phép em học lái như các bạn thanh niên khác theo luật ở Anh và sử dụng xe oto (có gắn biển L) khi có người có bằng Full driving licence (trên 21 tuổi và có ít nhất 3 năm từ lúc có bằng) ngồi cạnh giám sát.

Với tổng thời gian 2 năm được hướng dẫn (theo khóa học dạy lái xe tại địa phương nơi em ở là 40 tiếng - tương đương 40 buổi lái thực hành) rồi thi sớm lý thuyết - thì em đã đủ điều kiện trong 2 năm đó chạy xe và có người giám sát bên cạnh như trên. Qua sinh nhật 18 tuổi được 4 tháng thì em chính thức thi Full UK drving licence (dù chạy rất thạo rồi nhưng kỳ thi sát hạch lấy bằng chính thức luôn rất khó), em may mắn là người thi 1 lần và đậu luôn, rất tự hào so với nhiều bạn bè cùng lứa, vì không phải ai chạy 2 năm Provisional xong cũng đủ kinh nghiệm để lái khi vào thi chính thức.

Và quy định trong việc học/thi bằng lái tại Anh rất rõ ràng: Thi Manual thì bằng được phép chạy cả MT và AT, tuy nhiên trong bài thi sẽ random có bổ sung việc chạy cả AT trên đường trường (tùy thuộc vào giám khảo chỉ định). Còn với thì Automatic thì chỉ được phép chạy AT và khi thi đậu nó ghi rõ luôn trên bằng.

Việc cơ bản cho bài thi thực hành là việc phải hoàn toàn có kiến thức về việc 1 chiếc xe vận hành thế nào từ lúc cắm chìa khóa, kiểm tra phanh, số, đèn, gương... chỉ cần thiếu 1 trong những kiến thức cơ bản này, việc bị trượt là 100% không tranh cãi. Chính vì vậy, có những kỷ lục thi 80-90 lần không đạt được bằng chính thức là vì những hành vi rất nhỏ như không chỉnh gương, không xi nhan đúng lúc đúng thời điểm, hay rất đơn giản là dừng đèn đỏ không về Neutral (fail luôn không cần tiếp tục thi).

Còn quay lại việc làm quen với chiếc xe thì 3 buổi đầu tiên ở bất cứ trung tâm nào hoặc giáo viên (có chứng chỉ dạy) đều dạy đi dạy lại tất cả những tư thế ngồi, quy định sử dụng ga, phanh, côn... quan sát gương, điểm mù và quan trọng nhất là phản ứng Emergency Brake với xe MT - Brake and clucth cùng 1 thời điểm.

Còn với xe AT, vị trí đặt chân luôn là gót chân chạm sàn, luôn hướng thẳng bàn chân phải ở vị trí thẳng xuống từ chân phanh chứ không phải chân ga rồi xoay sang chân phanh như rất nhiều người chạy ở nhà em để ý thấy. Việc để chân thẳng từ vị trí chân phanh luôn tạo phản xạ tốt nhất để không nhầm ga/phanh như nhiều lý do tai nạn ở VN như thế này.

Về VN, em không đổi bằng UK mà cũng thi bằng VN như mọi người, nhưng nói thật sau vài buổi học chỉ để biết cái sa hình (gọi là đối phó) + chứng kiến việc dạy học lái xe ở nhà thì em nói thật không đâu thi dễ và ít kiến thức như ở VN luôn. Hậu quả của nhiều vụ tai nạn chính là từ công tác dạy học lái xe và mọi quy trình thi bằng liên quan đến nó thôi, nhan nhản người thi được, nhưng có bằng rồi, có xe rồi mà ghép dọc, ghép ngang sau 1,2 năm lái vẫn không thể thuần thì bảo sao cứ tự dưng lại ối giời ơi nhầm phanh với ga.
 
Chỉnh sửa cuối:

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,795
Động cơ
475,256 Mã lực
Bản thân em là người cầm vô lăng chính thức từ năm 16 tuổi 10 tháng (với bằng L - provisional driving licence) tại Anh, bằng này cho phép em học lái như các bạn thanh niên khác theo luật ở Anh và sử dụng xe oto (có gắn biển L) khi có người có bằng Full driving licence (trên 21 tuổi và có ít nhất 3 năm từ lúc có bằng) ngồi cạnh giám sát.

Với tổng thời gian 2 năm được hướng dẫn (theo khóa học dạy lái xe tại địa phương nơi em ở là 40 tiếng - tương đương 40 buổi lái thực hành) rồi thi sớm lý thuyết - thì em đã đủ điều kiện trong 2 năm đó chạy xe và có người giám sát bên cạnh như trên. Qua sinh nhật 18 tuổi được 4 tháng thì em chính thức thi Full UK drving licence (dù chạy rất thạo rồi nhưng kỳ thi sát hạch lấy bằng chính thức luôn rất khó), em may mắn là người thi 1 lần và đậu luôn, rất tự hào so với nhiều bạn bè cùng lứa, vì không phải ai chạy 2 năm Provisional xong cũng đủ kinh nghiệm để lái khi vào thi chính thức.

Và quy định trong việc học/thi bằng lái tại Anh rất rõ ràng: Thi Manual thì bằng được phép chạy cả MT và AT, tuy nhiên trong bài thi sẽ random có bổ sung việc chạy cả AT trên đường trường (tùy thuộc vào giám khảo chỉ định). Còn với thì Automatic thì chỉ được phép chạy AT và khi thi đậu nó ghi rõ luôn trên bằng.

Việc cơ bản cho bài thi thực hành là việc phải hoàn toàn có kiến thức về việc 1 chiếc xe vận hành thế nào từ lúc cắm chìa khóa, kiểm tra phanh, số, đèn, gương... chỉ cần thiếu 1 trong những kiến thức cơ bản này, việc bị trượt là 100% không tranh cãi. Chính vì vậy, có những kỷ lục thi 80-90 lần không đạt được bằng chính thức là vì những hành vi rất nhỏ như không chỉnh gương, không xi nhan đúng lúc đúng thời điểm, hay rất đơn giản là dừng đèn đỏ không về Neutral (fail luôn không cần tiếp tục thi).

Còn quay lại việc làm quen với chiếc xe thì 3 buổi đầu tiên ở bất cứ trung tâm nào hoặc giáo viên (có chứng chỉ dạy) đều dạy đi dạy lại tất cả những tư thế ngồi, quy định sử dụng ga, phanh, côn... quan sát gương, điểm mù và quan trọng nhất là phản ứng Emergency Brake với xe MT - Brake and clucth cùng 1 thời điểm.

Còn với xe AT, vị trí đặt chân luôn là gót chân chạm sàn, luôn hướng thẳng bàn chân phải ở vị trí thẳng xuống từ chân phanh chứ không phải chân ga rồi xoay sang chân phanh như rất nhiều người chạy ở nhà em để ý thấy. Việc để chân thẳng từ vị trí chân phanh luôn tạo phản xạ tốt nhất để không nhầm ga/phanh như nhiều lý do tai nạn ở VN như thế này.

Về VN, em không đổi bằng UK mà cũng thi bằng VN như mọi người, nhưng nói thật sau vài buổi học chỉ để biết cái sai hình (gọi là đối phó) + chứng kiến việc dạy học lái xe ở nhà thì em nói thật không đâu thi dễ và ít kiến thức như ở VN luôn. Hậu quả của nhiều vụ tai nạn chính là từ công tác dạy học lái xe và mọi quy trình thi bằng liên quan đến nó thôi, nhan nhản người thi được, nhưng có bằng rồi, có xe rồi mà ghép dọc, ghép ngang sau 1,2 năm lái vẫn không thể thuần thì bảo sao cứ tự dưng lại ối giời ơi nhầm phanh với ga.
bác là ng xoay gót, bác có nghĩ có thể nhầm đc ga với phanh ko?
kể cả lúc nghỉ chân có để vị trí ga (nhưng ko ấn) thì khi cần phanh cũng chẳng bao giờ nhầm được.
Vì nó thành phản xạ xoay gót đạp thẳng khi muốn phanh rồi. Diễn ra cực nhanh, nhanh hơn ông nhấc đpạ rất nhiều (kể cả đạp đúng)
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,786 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
ng đi thói quen nhấc đạp đúng là khá bảo thủ, đổ lỗi cho ngoại cảnh, đổ do cuống chứ ko nhận họ có 1 sai lầm trong tư thế.
Phanh cũng là đạp chân và ga cũng là đạp chân.
cuống cuồng đạp chân xong thì đợi xem kết quả là đạp đúng chỗ hay sai.

Chắc là do bản năng, ai cũng sợ ng khác chỉ ra mình làm gì sai bấy lâu nay. Tìm mọi cách để nghĩ mình đúng, đen là do yếu tố khác. Hài
Có vài lần bổ túc tay lái cho mấy hàng xóm ở chung chung cư, cả ông cũng có, cả các bà các cô cũng có, điều đầu tiên tôi nhìn là cách họ để chân và chỉnh ghế lái, kính hậu, sai là tôi chỉnh ngay, ngoài vài quy tắc cơ bản về căn khoảng cách , tư thế đánh lái, cách bo tròn đường cua, đầu xe đít xe khi lùi góc 90... thì chia xẻ họ cách phán đoán tình huống khi đi trên đường, tôi thường lấy con xe của mình ra demo cách lùi chuồng trong khoảng cách hẹp không được dùng cam lùi, đi từ hèm đi ra với góc cua gần 90, và đi vào theo chiều ngược lại, các cách ghép xe ngang bằng phanh tay, quay đầu bằng phanh tay ngoài cách thông thường trong các đường nội khu, trống không người, để họ thấy rằng lái xe ngoài những kỹ năng căn bản thì còn phải tập thêm nhiều kỹ năng bổ trợ khác để luyện tập , bổ trợ thêm cho cảm giác tự tin , phán đoán tình huống, nội cái chuyện đọc biển báo, (biển cấm, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn) thì 10 người sai hết 6, nhiều lúc cứ nghĩ không biết những người khác học lái xe xong mà không tập đàng hoàng thì bao lâu nữa sẽ gặp chuyện.
Ra đường ghét nhất là nhiều ông bà, cứ đủng đỉnh đến gần ngã tư, sát ngã tư mới bật đèn rẽ, hoặc bật xi nhanh là chuyển làn luôn, bất kể thằng đi sau loại này nhiều vô cùng, làm người đi sau cực kỳ ức chế, bọn này là lợn lái xe chứ không phải người đàng hoàng tử tế, cũng toàn mất dạy cố đè đầu người khác lấn làn và đá đèn loại xạ, pha thẳng vào xe đối diện.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,890
Động cơ
443,611 Mã lực
bác là ng xoay gót, bác có nghĩ có thể nhầm đc ga với phanh ko?
kể cả lúc nghỉ chân có để vị trí ga (nhưng ko ấn) thì khi cần phanh cũng chẳng bao giờ nhầm được.
Vì nó thành phản xạ xoay gót đạp thẳng khi muốn phanh rồi. Diễn ra cực nhanh, nhanh hơn ông nhấc đpạ rất nhiều (kể cả đạp đúng)
Chuẩn cụ ơi, nói nhầm chỉ là sự bao biện do thói quen không được hướng dẫn giải thích kỹ thôi. Chứ học ở đâu nó cũng phải dạy là xoay gót chứ không nhấc chân tìm các pedal cả. Còn kỹ thuật rà phanh nó chả phải chỉ riêng sử dụng xe thông thường, cụ nào chơi từ go kart cho tới may mắn vào track training mấy chương trình track day thì đều hiểu trước khi làm gì cũng cần để chân vào phanh trước thế thôi.
 

buidoimiennui

Xe điện
Biển số
OF-8489
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
2,555
Động cơ
550,062 Mã lực
Nơi ở
Miền núi
Xưa mới lái nhầm suốt ạ, sau nó thành phản xạ rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top