- Biển số
- OF-111306
- Ngày cấp bằng
- 2/9/11
- Số km
- 3,796
- Động cơ
- 475,256 Mã lực
Chuẩn cụ ơi, nói nhầm chỉ là sự bao biện do thói quen không được hướng dẫn giải thích kỹ thôi. Chứ học ở đâu nó cũng phải dạy là xoay gót chứ không nhấc chân tìm các pedal cả. Còn kỹ thuật rà phanh nó chả phải chỉ riêng sử dụng xe thông thường, cụ nào chơi từ go kart cho tới may mắn vào track training mấy chương trình track day thì đều hiểu trước khi làm gì cũng cần để chân vào phanh trước thế thôi.
còn cái nữa, xoay gót đạp, bàn phanh có trơn cũng rất khó trượt, vì gót mình làm điểm tựa, lúc khi ấy khi ấn và đc gót cố định tạo thành 3 điểm là: gót ở sàn xe, bàn phanh và mũi chânCó vài lần bổ túc tay lái cho mấy hàng xóm ở chung chung cư, cả ông cũng có, cả các bà các cô cũng có, điều đầu tiên tôi nhìn là cách họ để chân và chỉnh ghế lái, sai là tôi chỉnh ngay, ngoài vài quy tắc cơ bản về căn khoảng cách , tư thế đánh lái, cách bo tròn đường cua, đầu xe đít xe khi lùi góc 90... thì chia xẻ họ cách phán đoán tình huống khi đi trên đường, tôi thường lấy con xe của mình ra demo cách lùi chuồng trong khoảng cách hẹp , đi từ hèm đi ra với góc cua gần 90, và đị vào theo chiều ngược lại, các cách ghép xe ngang bằng phanh tay, quay đầu bằng phanh tay ngoài cách thông thường trong các đường nội khu, trống không người, để họ thấy rằng lái xe ngoài những kỹ năng căn bản thì còn phải tập thêm nhiều kỹ năng bổ trợ khác để luyện tập , bổ trợ thêm cho cảm giác tự tin , phán đoán tình huống, nội cái chuyện đọc biển báo, (biển cấm, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn) thì 10 người sai hết 6, nhiều lúc cứ nghĩ không biết những người khác học lái xe xong mà không tập đàng hoàng thì bao lâu nữa sẽ gặp chuyện.
nhấc chân đạp xuống mới hay kêu trượt chân vì chỉ có 2 điểm bàn phanh với chân người.
Thêm quả combo trượt chân này thì căng thật, lực phanh cũng yếu. đen đủi trượt sang bàn ga nữa thì thôi.