Nhầm chân ga, xe mất phanh, mất lái, xe điên...đều là những lý do ngụy biện cho việc lái xe kém cỏi và ko làm chủ được tay lái. Bản chất sâu xa chính là việc đào tạo sát hạch lái xe quá kém, học thực chất thì ít mà chơi khôn lỏi thì nhiều. Học ra bằng thì có nhưng xe thì có khi ko lái nổi, sai lầm cơ bản ở đây.
Sớm muộn gì thì cũng sẽ bị sờ đến thôi.
https://baomoi.com/da-phat-hien-sai-pham-trong-sat-hach-gplx-se-chuyen-co-quan-cong-an-c45487124.epi
m.baomoi.com
Bản thân e chạy cũng được tầm 40 vạn rồi nhưng khái niệm nhầm nọ xọ kia ko bao giờ có trong đầu.
Mình gây ra tai nạn thì trách nhiệm chính và lý do chính là ko làm chủ tay lái và trình kém chứ đừng đổ lỗi cho nhầm.
Bản thân em là người cầm vô lăng chính thức từ năm 16 tuổi 10 tháng (với bằng L - provisional driving licence) tại Anh, bằng này cho phép em học lái như các bạn thanh niên khác theo luật ở Anh và sử dụng xe oto (có gắn biển L) khi có người có bằng Full driving licence (trên 21 tuổi và có ít nhất 3 năm từ lúc có bằng) ngồi cạnh giám sát.
Với tổng thời gian 2 năm được hướng dẫn (theo khóa học dạy lái xe tại địa phương nơi em ở là 40 tiếng - tương đương 40 buổi lái thực hành) rồi thi sớm lý thuyết - thì em đã đủ điều kiện trong 2 năm đó chạy xe và có người giám sát bên cạnh như trên. Qua sinh nhật 18 tuổi được 4 tháng thì em chính thức thi Full UK drving licence (dù chạy rất thạo rồi nhưng kỳ thi sát hạch lấy bằng chính thức luôn rất khó), em may mắn là người thi 1 lần và đậu luôn, rất tự hào so với nhiều bạn bè cùng lứa, vì không phải ai chạy 2 năm Provisional xong cũng đủ kinh nghiệm để lái khi vào thi chính thức.
Và quy định trong việc học/thi bằng lái tại Anh rất rõ ràng: Thi Manual thì bằng được phép chạy cả MT và AT, tuy nhiên trong bài thi sẽ random có bổ sung việc chạy cả AT trên đường trường (tùy thuộc vào giám khảo chỉ định). Còn với thì Automatic thì chỉ được phép chạy AT và khi thi đậu nó ghi rõ luôn trên bằng.
Việc cơ bản cho bài thi thực hành là việc phải hoàn toàn có kiến thức về việc 1 chiếc xe vận hành thế nào từ lúc cắm chìa khóa, kiểm tra phanh, số, đèn, gương... chỉ cần thiếu 1 trong những kiến thức cơ bản này, việc bị trượt là 100% không tranh cãi. Chính vì vậy, có những kỷ lục thi 80-90 lần không đạt được bằng chính thức là vì những hành vi rất nhỏ như không chỉnh gương, không xi nhan đúng lúc đúng thời điểm, hay rất đơn giản là dừng đèn đỏ không về Neutral (fail luôn không cần tiếp tục thi).
Còn quay lại việc làm quen với chiếc xe thì 3 buổi đầu tiên ở bất cứ trung tâm nào hoặc giáo viên (có chứng chỉ dạy) đều dạy đi dạy lại tất cả những tư thế ngồi, quy định sử dụng ga, phanh, côn... quan sát gương, điểm mù và quan trọng nhất là phản ứng Emergency Brake với xe MT - Brake and clucth cùng 1 thời điểm.
Còn với xe AT, vị trí đặt chân luôn là gót chân chạm sàn, luôn hướng thẳng bàn chân phải ở vị trí thẳng xuống từ chân phanh chứ không phải chân ga rồi xoay sang chân phanh như rất nhiều người chạy ở nhà em để ý thấy. Việc để chân thẳng từ vị trí chân phanh luôn tạo phản xạ tốt nhất để không nhầm ga/phanh như nhiều lý do tai nạn ở VN như thế này.
Về VN, em không đổi bằng UK mà cũng thi bằng VN như mọi người, nhưng nói thật sau vài buổi học chỉ để biết cái sa hình (gọi là đối phó) + chứng kiến việc dạy học lái xe ở nhà thì em nói thật không đâu thi dễ và ít kiến thức như ở VN luôn. Hậu quả của nhiều vụ tai nạn chính là từ công tác dạy học lái xe và mọi quy trình thi bằng liên quan đến nó thôi, nhan nhản người thi được, nhưng có bằng rồi, có xe rồi mà ghép dọc, ghép ngang sau 1,2 năm lái vẫn không thể thuần thì bảo sao cứ tự dưng lại ối giời ơi nhầm phanh với ga.