[Funland] Cuộc phong toả Leningrad (1941-1944)

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,372
Động cơ
1,021,101 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
9-10-1941 – khí cầu chống máy bay được vận chuyển trên Đại lộ 25 tháng Mười (nay là Nevsky Prospekt) trong thời gian Leningrad bị bao vây. Ảnh: Anatoly Garanin
Leningrad 1941_10_9 (1).jpg
Leningrad 1941_10_9 (2).jpg
Leningrad 1941_10_9 (3).jpg
Leningrad 1941_10_9 (4).jpg
Em không rõ nguyên lý chống máy bay của khí cầu này là như nào các cụ có thể giải thích rõ hơn được không?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,870
Động cơ
1,125,992 Mã lực
Leningrad 1942_8 (5).jpg

8-1942 – Du kích Liên Xô chiến đấu ở làng Sertolovo, tỉnh Leningrad (Nga). Ảnh: Mikhail Trakhman
Leningrad 1942_8_2 (1).jpg

9-1942 – hai người lính của Quân đoàn Na Uy cởi để trần ở một góc chiến hào ở Mặt trận Leningrad
Leningrad 1942_9 (1).jpg

9-1942, quân Đức tịch thu xe tăng phun lửa hạng nặng Liên Xô KV-8 ở mật trận Volkhov (tỉnh Leningrad)


Leningrad 1942_9 (3).jpg

9-1942 – lính pháo binh Liên Xô, được trang bị súng trường bán tự động Tokarev SVT-40, nhìn qua kính tiềm vọng Tr-4 theo dõi quân Đức di chuyển ở mặt trận Leningrad
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,060 Mã lực
4-6-1942 – Adolf Hitler, Thống chế Đức Wilhelm Keitel; tới thăm tại Sở chỉ huy Quân đội Phần Lan ở Imatra (Phần Lan) cách Leningrad 200 km về phía bắc, gặp Tổng thống Phần Lan Risto Ryti và Thống chế Phần Lan Carl Gustaf Mannerheim
Leningrad 1942_6_4 (1).jpg
Leningrad 1942_6_4 (2).jpg
Leningrad 1942_6_4 (3).jpg
Leningrad 1942_6_4 (4).jpg
Leningrad 1942_6_4 (5).jpg
Leningrad 1942_6_4 (6).jpg

6-1942 – Tổng thống Phần Lan Risto Ryti (phải) và Thống chế Phần Lan Carl Gustaf Mannerheim (trái) nói chuyện với Thống chế Đức Wilhelm Keitel trong chuyến thăm Sở chỉ huy Quân đội Phần Lan ở Imatra (Phần Lan) cách Leningrad 200 km về phía bắc
Thống chế nghĩa là TTM trưởng cụ nhỉ?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,353
Động cơ
406,201 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em cũng ngạc nhiên là, cái Cung điện mùa đông của Liên Xô, thế nào đó, lại không nát bét ra, bác ạ, sau khi chiến tranh kết thúc, bác Ngao ạ.
Em cũng có câu hỏi như bác
Có lẽ cách giải thích hợp lý nhất là Hitler chỉ tập trung vào giết người chứ không định phá hủy các hạ tầng không có ý nghĩa quân sự. Cũng có thể Hitler không muốn phá hủy các tài sản có giá trị (tranh tượng), để sau đó thu giữ khi chiếm được Leningrad. Vì khi chiếm Cung điện Mùa hè, Đức đã thu được 1 tài sản vô giá là Phòng hổ phách.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,060 Mã lực
Có lẽ cách giải thích hợp lý nhất là Hitler chỉ tập trung vào giết người chứ không định phá hủy các hạ tầng không có ý nghĩa quân sự. Cũng có thể Hitler không muốn phá hủy các tài sản có giá trị (tranh tượng), để sau đó thu giữ khi chiếm được Leningrad. Vì khi chiếm Cung điện Mùa hè, Đức đã thu được 1 tài sản vô giá là Phòng hổ phách.
Theo em nghe người Xanh Pê téc pua gốc kể thì Đức chiếm rất nhiều tranh và vật phẩm ở các bảo tàng và cung điện ở Nga. Sau chiến tranh, Nga và đồng minh có đi tìm truy thu lại, sang tận cả Thụy sỹ và Nam Mỹ vì SS đã cho chuyển phân tán đi nhiều nơi. Hitler biết trước sẽ thua từ năm 1944. Riêng phòng Hổ phách hình như không thu hòi được 100% nên phòng hổ phách ở cung điện mùa đông hiện nay có chỗ nguyên bản, có chỗ là phục dựng. Các cụ nghiên cứu mạng chắc có hết thông tin. Em bổ sung chuyện kể từ các cụ bản địa thôi ạ :)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,870
Động cơ
1,125,992 Mã lực
Em không rõ nguyên lý chống máy bay của khí cầu này là như nào các cụ có thể giải thích rõ hơn được không?
Hồi WW2, máy bay động cơ đốt trong, cánh quạt, tốc độ thấp, tiêm kích Đức chỉ chừng 300 km/h (cuối WW2 tiêm kích mới đạt 500 km/h) độ cao của máy bay chỉ đạt 5000 mét, muốn ném bom phải bổ nhào, bổ nhào xong theo quán tính phẩi vòng lên. Khí cầu trên bầu trời thể tích chừng 40-100 mét khối (càng to bay càng cao) sẽ bảo vệ những khu vực quan trọng, khiến máy bay phải né tránh khí cầu, vì dây neo khí cầu là loại chắc, va phải nó sẽ nổ khí cầu. Với khí cầu nhỏ 40 mét khối thì lượng Hydro cũng chừng 80 kg, chẳng khác gì một quả bom đâu. Cụ thấy mấy người bán bóng bay bị cháy nổ bị thương cũng khá nặng, mà bóng bay thì lượng khí đâu có lớn.
Năm 1965 khi Mỹ ném bom Việt Nam, do chưa nắm kỹ, nên thoạt đầu ta cũng định sử dụng khí cầu bảo vệ Hà Nội. Nhưng qua một số thực nghiệm chiến đấu thì chương trình này bị huỷ bỏ. Nhưng trước khi huỷ bỏ, Việt Nam đã đặt Đức sản xuất 200 chiếc máy sản xuất hydro để bơm khí cầu. Mỗi chiếc máy này đặt gọn trên sàn dài của chiếc IFA W50 L (sàn xe được kéo dài hơn bình thường). Máy nặng chừng 4 tấn, gồm một máy phát dòng một chiều điện ba pha 220v/380V, cho dòng điện một chiều 48V, max 800 A để nuôi máy điện phân. Trên xe có cả máy phân tích nhanh ô xy và hydro. Ô xy thải đi, công suất 4 m3 hydro/ giờ, nhưng áp suất thấp lăm chỉ 40 mm thuỷ ngân
Đi kèm xe này là máy phát điện 63 kVA, Đức sản xuất, đẹp vô cùng
Khi chương trình khinh khí cầu huỷ bỏ, thì 60 xe đã về Việt Nam và kéo lên giấu ở một kho quân đội ở Vĩnh Yên, gần Đại học Quân sự
Hồi 1971, Viện Vật Lý cần hydro để thực hiện thí nghiệm. Ông Nguyễn Văn Hiệu làm công văn đề nghị cấp một máy. Tổng cục Hậu Cần OK ngay vì có nhiều xe đang niêm cất mà chưa biết dùng làm gì. Thế là Viện em mang về, Máy được tính giá 200.000 VND, nhưng Viện không phải trả tiền. Máy được dỡ xuống đất, che chắn sơ sài, nhà lợp lá dột nát. IFA W50 L chuyển cho đội xe Trung tâm khoa học tự nhiên (cấp trên của Viện Vật Lý). Máy phát điện 63 kVA thì Viện giữ chạy lúc mất điện. Máy phát điện đẹp lắm các cụ ạ, không kém gì máy phương Tây
Em được phân công vận hành máy này, dù chẳng được trang bị kiến thức gì, ngoài "nhiệt tình cách mạng". Thế rồi cũng ra được hydro và đóng vào chai (giống chai ô xy ngày nay) áp suất 80-120 atm thôi vì máy nén chắp vá. Sản xuất để sử dụng trong phòng thí nghiệm thôi
Sau 1976, máy được chuyển giao cho một bộ phận cơ điện của Viện lớn vận hành. Năm tháng 8/1978 khi nằm bệnh viện Lao Trung ương (cách Viện chừng 1,5 km), em nghe tiếng nổ lớn như bom. Sau đó được tin người công nhân vận hành tên Vinh trạc tuổi em, quê ở Chèm và em từng hướng dẫn anh Vinh vận hành máy ban đầu, bị cụt một chân. Trong Viện không ai điều tra và giải quyết chế độ cho anh Vinh. Em cũng tránh không hỏi. Chỉ biết chai khí vỡ như bom
 
Chỉnh sửa cuối:

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,060 Mã lực
Leningrad 1942 (52).jpg

1942 - trên bờ hồ Ladoga (Leningrad), xe tải GAZ-AA của Liên Xô đang kéo chiếc thứ hai với động cơ đã được tháo rời, trong thùng xe của nó là chiếc ca-bin của một chiếc xe tải khác
Leningrad 1942 (53).jpg

1942 – Thượng sĩ P. Donhiev bằng súng trường bắn tỉa đã giết 181 lính Đức tại mặt trận Leningrad
Leningrad 1942 (54).jpg

1-1944 – những chiến sĩ Liên Xô xem xét pháo 240-mm 24 cm Kanone M.16 (t) của Đức bị bắt ở tỉnh Leningrad. Pháo này do hãng Škoda, Tiệp Khắc sản xuất
Leningrad 1942 (55).jpg

1-1942 – “Con đường sống” qua hồ Ladoga. Ảnh: Sovfoto
Leningrad 1942 (56).jpg

1942 – Đại lộ Nevsky trong thời gian Leningrad bị vây hãm
Em đi lại phố này suốt, rất đẹp, rất thích, mà đúng không biết ngày xưa nó bi tráng thế này
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,905
Động cơ
421,183 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Hồi WW2, máy bay động cơ đốt trong, cánh quạt, tốc độ thấp, tiêm kích Đức chỉ chừng 300 km/h (cuối WW2 tiêm kích mới đạt 500 km/h) độ cao của máy bay chỉ đạt 5000 mét, muốn ném bom phải bổ nhào, bổ nhào xong theo quán tính phẩi vòng lên. Khí cầu trên bầu trời thể tích chừng 40-100 mét khối (càng to bay càng cao) sẽ bảo vệ những khu vực quan trọng, khiến máy bay phải né tránh khí cầu, vì dây neo khí cầu là loại chắc, va phải nó sẽ nổ khí cầu. Với khí cầu nhỏ 40 mét khối thì lượng Hydro cũng chừng 80 kg, chẳng khác gì một quả bom đâu. Cụ thấy mấy người bán bóng bay bị cháy nổ bị thương cũng khá nặng, mà bóng bay thì lượng khí đâu có lớn.
Năm 1965 khi Mỹ ném bom Việt Nam, do chưa nắm kỹ, nên thoạt đầu ta cũng định sử dụng khí cầu bảo vệ Hà Nội. Nhưng qua một số thực nghiệm chiến đấu thì chương trình này bị huỷ bỏ. Nhưng trước khi huỷ bỏ, Việt Nam đã đặt Đức sản xuất 200 chiếc máy sản xuất hydro để bơm khí cầu. Mỗi chiếc máy này đặt gọn trên sàn dài của chiếc IFA W50 L (sàn xe được kéo dài hơn bình thường). Máy nặng chừng 4 tấn, gồm một máy phát dòng một chiều điện ba pha 220v/380V, cho dòng điện một chiều 48V, mã 800 A để nuôi máy điện phân. Trên xe có cả máy phân tích nhanh ô xy và hydro. Ô xy thải đi, công suất 4 m3 hydro/ giờ, nhưng áp suất thấp lăm chỉ 40 mm thuỷ ngân
Đi kèm xe này là máy phát điện 63 kVA, Đức sản xuất, đẹp vô cùng
Khi chương trình khinh khí cầu huỷ bỏ, thì 60 xe đã về Việt Nam và kéo lên giấu ở một kho quân đội ở Vĩnh Yên, gần Đại học Quân sự
Hồi 1971, Viện Vật Lý cần hydro để thực hiện thí nghiệm. Ông Nguyễn Văn Hiệu làm công văn đề nghị cấp một máy. Tổng cục Hậu Cần OK ngay vì có nhiều xe đang niêm cất mà chưa biết dùng làm gì. Thế là Viện em mang về, Máy được dỡ xuống đất, che chắn sơ sài, nhà lợp lá dột nát. IFA W50 L chuyển cho Trung tâm khoa học tự nhiên (cấp trên của Viện Vật Lý) sử dụng. Máy phát điện 63 kVA thì phv Viện lúc mất điện. Máy phát điện đẹp lắm các cụ ạ, không kém gì máy phương Tây
Em được phân công vận hành máy này, dù chẳng được trang bị kiến thức gì, ngoài "nhiệt tình cách mạng". Thế rồi cũng ra được Hydro và đóng vào chai (giống chai ô xy ngày nay) áp suất 80-120 atm thôi vì máy nén chắp vá. Sản xuất để sử dụng trong phòng thí nghiệm thôi
Sau 1976, máy được chuyển giao cho một bộ phận cơ điện của Viện lớn vận hành. Năm tháng 8/1978 khi nằm bệnh viện Lao Trung ương (cách Viện chừng 1,5 km), em nghe tiếng nổ lớn như bom. Sau đó được tin người công nhân vận hành tên Vinh trạc tuổi em, quê ở Chèm và em từng hướng dẫn anh Vinh vận hành máy ban đầu. Anh Vinh bị cụt một chân. Trong Viện không ai điều tra và coi như giải quyết chế độ cho anh Vinh. Em cũng tránh không hỏi. Chỉ biết chai khí vỡ như bom
Em lại tưởng ngồi lên khí cầu để bắn lại máy bay ;))
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,060 Mã lực
Leningrad 1942_4 (1).jpg



4-1942 – xác người chết đól trong một lô đất trống gần nghĩa trang Volkov (Lenlngrad). Anh: Davld Trachtenberg
Em hỏi chút chỗ này: WW2 cũng làm Việt nam ta lâm nạn đói năm 1945, bà con gầy gò do không có ăn lâu ngày và cuối cùng chết đói rất thảm.
Trong khi theo 1 số ảnh tư liệu ở đây thì người chết đói trông không có vẻ gì là gày gò da bọc xương như ở Việt nam 1945.
Hay đây là những người già yếu chết vì bệnh tật, vết thương, lạnh không có củi để sưởi, chứ không hẳn là chết đói?
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,857
Động cơ
219,285 Mã lực
Thống chế nghĩa là TTM trưởng cụ nhỉ?
Là Nguyên soái. Ông này thời 1917 là chỉ huy bạch vệ Phần Lan với sự hỗ trợ của Đức đã tàn sát quân Phần Lan đỏ, nhiều người Phần lan sau đó chạy sang LX. Đến 1944 thì lên làm Tổng thống và hàng LX. Vì ông tổng cũ đã hứa là chừng nào tôi còn làm thì còn chống LX, khi xin Đức viện trợ vũ khí.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,857
Động cơ
219,285 Mã lực
Em cũng có câu hỏi như bác
khả năng của không quân Đức có giới hạn thôi, không thừa bom như Mỹ. Cái cung điện mùa Đông có gì trong đó đâu, cái Kremlin còn chả bị sao, tuy nhiên ở Maskva thì hỏa lực phòng không cực mạnh nên Đức rất muốn mà không làm được.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,857
Động cơ
219,285 Mã lực
Em hỏi chút chỗ này: WW2 cũng làm Việt nam ta lâm nạn đói năm 1945, bà con gầy gò do không có ăn lâu ngày và cuối cùng chết đói rất thảm.
Trong khi theo 1 số ảnh tư liệu ở đây thì người chết đói trông không có vẻ gì là gày gò da bọc xương như ở Việt nam 1945.
Hay đây là những người già yếu chết vì bệnh tật, vết thương, lạnh không có củi để sưởi, chứ không hẳn là chết đói?
Ở Leningrad người chiến đấu và sản xuất đều có khẩu phần là bánh mì không, dù rất ít đi nữa. Nhưng dĩ nhiên là lâu ngày thì sẽ thiếu chất, thiếu rau, vitamin C gây ra các loại bệnh đặc biệt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,870
Động cơ
1,125,992 Mã lực
Thống chế nghĩa là TTM trưởng cụ nhỉ?
Cấp bậc phương Tây là Chuẩn tướng, Thiếu tướng, Trung tướng, Đại tướng, tương ứng với 1 sao, 2 sao, ba sao, bốn sao. Bốn sao là kich kim
Trong một mặt trận hoặc cuộc chiến tranh, có đến bốn năm ông Đại tướng tham gia, phải có một ông chỉ huy những ông này, nhưng không thể tăng thành tướng năm sao được. Vì thế mới có danh xưng Thống chế, hoặc Nguyên soái hàm ý là trên những ông Đại tướng kia
Em nghe nói, danh xưng "Thống chế" thì chỉ khi nào ra trận thì mới có, hết trận thì thôi, nhưng thấy các vị về nghỉ rồi vẫn xài. Không rõ tại sao?
De Lattre de Tassigny là Đại tướng 4 sao của Pháp, Trong WW2 ông chưa là Thống chế (chỉ được truy tặng sau khi chết), sang Việt Nam 1950, có lần ra Tân Sơn Nhẩt để bay ra Hà Nội, ông nhất quyết không lên máy bay vì máy bay chỉ sơn 4 sao, lẽ ra phải là 5 sao. Khệnh khạng thế là cùng. Mà chiến tranh Việt Nam khi đó chỉ có duy nhất Trung tướng Salan dưới quyền ông
Westmoreland là tướng 4 sao, nhưng dưới ông có Đại tướng Abrams, nhưng không thấy ai gọi ông ta là Thống chế cả
Nhật 1945_12_7 (3).jpg

7-12-1945 – xe Cadillac gắn 5 sao của Đại tướng Douglas McArthur, Tư lệnh Tối cao Đồng minh ở Thái Bình Dương, đỗ trước toà nhà Dai-lchi (Tokyo). Ảnh: Altred Eisenstaedl
Nhưng không thấy ai gọi ông ta là Thống chế cả
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,857
Động cơ
219,285 Mã lực
Westmoreland là tướng 4 sao, nhưng dưới ông có Đại tướng Abrams, nhưng không thấy ai gọi ông ta là Thống chế
bên Mỹ chỉ có 4 sao là lớn nhất thôi tuy nhiên tướng Eisenhower 4 sao làm chỉ huy quân Đồng minh, vào họp với cấp dưới thì toàn 5 sao, cho nên Mỹ chỉ thăng 1 mình ông ấy làm tướng 5 sao duy nhất trong lịch sử thì phải.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,870
Động cơ
1,125,992 Mã lực
Leningrad 1942_9 (4).jpg

9-1942 – xe tăng Panzer VI 'Tiger' của Đức bắn cháy xe tăng Liên Xô ở phía nam hồ Ladoga, quận Volkhov, Mặt trận Leningrad
Leningrad 1942_9 (5).jpg

10-1942 – Lính Đức chiếm giữ các vị trí phòng thủ của Liên Xô ở mặt trận Leningrad. Ảnh: Heinrich Hoffmann
Leningrad 1942_9 (6).jpg

9-1942 – lính Đức đánh chiếm một làng gần thành phố Leningrad
Leningrad 1942_9 (7).jpg

9-1942 – Hồng Quân đánh bắt cá cải thiện bữa ăn trên mặt trận Leningrad
Leningrad 1942_9 (8).jpg

9-1942 – Tiến sĩ Eugen Bircher, Chỉ huy một Sư đoàn Thụy Sĩ, đến thăm các căn cứ quân sự của Đức gần Leningrad
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,870
Động cơ
1,125,992 Mã lực
Leningrad 1942_9_1 (1).jpg

1-9-1942 – tàu thuyền chở thực phẩm, vật tư thông qua hồ Ladoga đến Leningrad (đang bị Đức vây hãm). Ảnh: Boris Kudoyarov
Leningrad 1942_9_1 (2).jpg

1-9-1942 – tàu thuyền chở thực phẩm, vật tư thông qua hồ Ladoga đến Leningrad (đang bị Đức vây hãm). Ảnh: Boris Kudoyarov
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,870
Động cơ
1,125,992 Mã lực
Leningrad 1942_10 (1).jpg

1-9-1942 – tàu thuyền chở thực phẩm, vật tư thông qua hồ Ladoga đến Leningrad (đang bị Đức vây hãm). Ảnh: Boris Kudoyarov
Leningrad 1942_10 (2).jpg

9-1942 – Lính Đức tiến qua một thị trấn bị phá hủy ở Mặt trận Leningrad
Leningrad 1942_10 (3).jpg

10-1942 – Hồng Quân phản công quân Đức ở Mặt trận Leningrad
Leningrad 1942_10 (4).jpg

10-1942 – Hồng Quân phản công quân Đức ở Mặt trận Leningrad
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,870
Động cơ
1,125,992 Mã lực
Leningrad 1942_10_9 (1).jpg

9-10-1942 – Trung sĩ Fyodor Konoplyov và đồng đội khai hoả súng phòng không DShK ở Leningrad. Ảnh: Anatoly Garanin
Leningrad 1942_10_10 (1).jpg

10-12-1942 – thường dân Nga trên một đường phố ở Leningrad. Ảnh: Boris Kudoyarov
Leningrad 1942_11_1 (1).jpg

7-11-1942 – một đơn vị tình nguyện của công nhân nhà máy Kirov diễu hành ở Leningrad. Ảnh: Boris Kudoyarov
Leningrad 1942_12 (1).jpg

12-1942 – người dân Leningrad đang đào nước từ một đường ống chính bị hỏng, trong cuộc vây hãm thành phố Nga kéo dài 900 ngày của quân xâm lược Đức
Leningrad 1942_12 (2).jpg

12-1942 – người dân Leningrad đang đào nước từ một đường ống chính bị hỏng, trong cuộc vây hãm thành phố Nga kéo dài 900 ngày của quân xâm lược Đức
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,372
Động cơ
1,021,101 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Hồi WW2, máy bay động cơ đốt trong, cánh quạt, tốc độ thấp, tiêm kích Đức chỉ chừng 300 km/h (cuối WW2 tiêm kích mới đạt 500 km/h) độ cao của máy bay chỉ đạt 5000 mét, muốn ném bom phải bổ nhào, bổ nhào xong theo quán tính phẩi vòng lên. Khí cầu trên bầu trời thể tích chừng 40-100 mét khối (càng to bay càng cao) sẽ bảo vệ những khu vực quan trọng, khiến máy bay phải né tránh khí cầu, vì dây neo khí cầu là loại chắc, va phải nó sẽ nổ khí cầu. Với khí cầu nhỏ 40 mét khối thì lượng Hydro cũng chừng 80 kg, chẳng khác gì một quả bom đâu. Cụ thấy mấy người bán bóng bay bị cháy nổ bị thương cũng khá nặng, mà bóng bay thì lượng khí đâu có lớn.
Năm 1965 khi Mỹ ném bom Việt Nam, do chưa nắm kỹ, nên thoạt đầu ta cũng định sử dụng khí cầu bảo vệ Hà Nội. Nhưng qua một số thực nghiệm chiến đấu thì chương trình này bị huỷ bỏ. Nhưng trước khi huỷ bỏ, Việt Nam đã đặt Đức sản xuất 200 chiếc máy sản xuất hydro để bơm khí cầu. Mỗi chiếc máy này đặt gọn trên sàn dài của chiếc IFA W50 L (sàn xe được kéo dài hơn bình thường). Máy nặng chừng 4 tấn, gồm một máy phát dòng một chiều điện ba pha 220v/380V, cho dòng điện một chiều 48V, max 800 A để nuôi máy điện phân. Trên xe có cả máy phân tích nhanh ô xy và hydro. Ô xy thải đi, công suất 4 m3 hydro/ giờ, nhưng áp suất thấp lăm chỉ 40 mm thuỷ ngân
Đi kèm xe này là máy phát điện 63 kVA, Đức sản xuất, đẹp vô cùng
Khi chương trình khinh khí cầu huỷ bỏ, thì 60 xe đã về Việt Nam và kéo lên giấu ở một kho quân đội ở Vĩnh Yên, gần Đại học Quân sự
Hồi 1971, Viện Vật Lý cần hydro để thực hiện thí nghiệm. Ông Nguyễn Văn Hiệu làm công văn đề nghị cấp một máy. Tổng cục Hậu Cần OK ngay vì có nhiều xe đang niêm cất mà chưa biết dùng làm gì. Thế là Viện em mang về, Máy được tính giá 200.000 VND, nhưng Viện không phải trả tiền. Máy được dỡ xuống đất, che chắn sơ sài, nhà lợp lá dột nát. IFA W50 L chuyển cho đội xe Trung tâm khoa học tự nhiên (cấp trên của Viện Vật Lý). Máy phát điện 63 kVA thì Viện giữ chạy lúc mất điện. Máy phát điện đẹp lắm các cụ ạ, không kém gì máy phương Tây
Em được phân công vận hành máy này, dù chẳng được trang bị kiến thức gì, ngoài "nhiệt tình cách mạng". Thế rồi cũng ra được hydro và đóng vào chai (giống chai ô xy ngày nay) áp suất 80-120 atm thôi vì máy nén chắp vá. Sản xuất để sử dụng trong phòng thí nghiệm thôi
Sau 1976, máy được chuyển giao cho một bộ phận cơ điện của Viện lớn vận hành. Năm tháng 8/1978 khi nằm bệnh viện Lao Trung ương (cách Viện chừng 1,5 km), em nghe tiếng nổ lớn như bom. Sau đó được tin người công nhân vận hành tên Vinh trạc tuổi em, quê ở Chèm và em từng hướng dẫn anh Vinh vận hành máy ban đầu, bị cụt một chân. Trong Viện không ai điều tra và giải quyết chế độ cho anh Vinh. Em cũng tránh không hỏi. Chỉ biết chai khí vỡ như bom
cám ơn cụ
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,905
Động cơ
421,183 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Leningrad 1942_9 (4).jpg

9-1942 – xe tăng Panzer VI 'Tiger' của Đức bắn cháy xe tăng Liên Xô ở phía nam hồ Ladoga, quận Volkhov, Mặt trận Leningrad
Leningrad 1942_9 (5).jpg

10-1942 – Lính Đức chiếm giữ các vị trí phòng thủ của Liên Xô ở mặt trận Leningrad. Ảnh: Heinrich Hoffmann
Leningrad 1942_9 (6).jpg

9-1942 – lính Đức đánh chiếm một làng gần thành phố Leningrad
Leningrad 1942_9 (7).jpg

9-1942 – Hồng Quân đánh bắt cá cải thiện bữa ăn trên mặt trận Leningrad
Leningrad 1942_9 (8).jpg

9-1942 – Tiến sĩ Eugen Bircher, Chỉ huy một Sư đoàn Thụy Sĩ, đến thăm các căn cứ quân sự của Đức gần Leningrad
Thuỵ sĩ cũng tham chiến tại LX hả cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top