Thôi bình dân thế này cho dễ hiểu nhé:
Một thằng nó chặn đường cưỡng đoạt con xe máy em đang đi, nhưng thực ra xe đó em mượn thằng khác. Vậy cụ định chém làm sao? đối tượng bị đe dọa chính xác là em, thế có đủ không, hay phải luận về hợp đồng cho mượn giữa em và bạn em mới buộc tội nó được? kiểu này dễ có người bảo xe không phải của em nên thằng kia không phạm tội lắm. Ấy gọi là nhầm lẫn quan hệ pháp luật, luận dân để giải hình vậy.
Cụ sai từ cái đen đen này. Các câu hỏi của cụ, nếu gắn với nhận thức chủ quan của mỗi bên, thì đều có lời giản cả đấy chứ. Đấn đây mới là chỗ chém cái chuyện "nhân danh" mà cụ nói hôm trước đấy, đó chính là vấn đề tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách nào. Cái này cần một cái đầu để phân tích, đánh giá, xác định bản chất, vì vậy quan tòa luôn là loài người, chứ không thể lập trình phầm mềm để xử án được.
Nó như thế này: Minh gặp anh X nào đó, thì Minh không gặp anh ta với tư cách công dân X, mà gặp với tư cách là đại diện của THP. Xác định sự đại diện này là do nhận thức của đôi bên, vì hình sự nó vậy, khác với dân sự phải ủy quyền, phân công này nọ... Minh nói chuyện với anh ta vò coi anh ta là đại diện của THP, có đòi tiền là Minh nhằm vào THP, không phải nhằm vào cá nhân anh X. Điều này là dễ hiểu, vì chuyện tờ rơi tờ rụng là tác động vào THP chứ anh X thì quan trọng gì; Và 500 củ được nêu ra vơi nhận thức chung là tiền của THP chứ khôgn phải của anh X. Tóm lại, đối tượng tác động thế nào thì phải xem cái chủ quan nó nhằm vào ai, chứ không trùng trục ra cái con người bằng xương bằng thịt trước mặt nó, cụ hiểu k?
Lại nữa, cụ xem lại đi, THP nó "kiện" a Minh hồi nào vậy? Nó chỉ báo công an, khi đó dĩ nhiên nó nhân danh pháp nhân nó, chứ không phải thể nhân nào cả.
Nếu rảnh ta lại thảo luận về sự khác nhau giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm dân sự.