- Biển số
- OF-193905
- Ngày cấp bằng
- 13/5/13
- Số km
- 3,098
- Động cơ
- 352,307 Mã lực
Tôi có hàng tôi bán ai thích thì mua ai bắt ép đâu,các cụ cho ý kiến vấn đề là a minh ko biết bán hàng các cụ ạ
Vấn đề mấu chốt là ở chỗ này! A Minh đã sở hữu hợp pháp chai nước và được sử dụng tài sản của mình theo quy định của pháp luật.Theo em hiểu, anh Minh đã bỏ tiền ra mua hợp pháp chai nước thì đương nhiên có quyền sở hữu chai nước đó: "Quyền sở hữu là chỉ tổng hợp các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng." Vậy thì anh Minh có quyền sử dụng và định đoạt nó nghĩa là bán, biếu tặng, trao đổi, quảng cáo, công bố,.... nên việc bán 500tr hay phô tô để quảng cáo, công bố chai nước đó thì có gì sai nhỉ.
Trong trường hợp thật sự hăm doạ và đòi tiền dẫn đến việc nạn nhân có đủ căn cứ để lo sợ thì coi như việc "cưỡng đoạt tài sản" đã hoàn thành => Giao 500 triệu và bắt quả tang mục đích là cũng cố chứng cứ và áp khung cao nhất của tội danh này.Trong các vụ án cướng đoạt tài sản, bên bị hại vẫn cầm tiền, tài sản... tự tay đưa cho tội phạm đấy, chứ không cần phải giằng giật gì đâu.
Vậy là tự nguyện đưa đấy chứ, theo các cụ trên này ắt là không phạm tội rồi. Vậy mà vẫn tù.
Ối lũ làng ơi, oan sai oan sai...!
Một kiểu tụt quần vì sức khỏe của sô bítgiờ nhà nhà nói đến THP, người người biết đến THP làm e cứ thấy ngờ ngợ các bác ạ.
thấy mấy ông anh trong nghề Marketing kêu đó là chiêu trò của THP làm PR tên tuổi, còn mục đích sau này và cách hóa giải hình ảnh xấu của họ thì sau này mình mới biết.
ko biết có bác nào chỉ giùm xem đó có phải 1 hướng đi của THP ko nhỉ
Rảnh quá, nào ta kéo Topig lên tí, k phong trào ruồi bọ xẹp nhanh quá!Phải nói trong vụ này a Minh đã trả giá đắt vì lòng tham và k có gì để biện minh cho sự sai trái này.
Nhưng xét về luật pháp và bản ản :
Tòa đã căn cứ vào điều 135 bộ luật hình sự về tội "Cưỡng đoạt tài sản" đê phán a Minh 7 năm tù.
Theo cáo trạng thì a Minh đã "hăm dọa" dẫn đến THP "lo sợ" buộc phải giao cho a Minh số tiền là 500 triệu đồng. Cứ tạm xem việc a Minh hăm dọa là đúng (vì a Minh k đưa ra được văn bản, chứng cứ nào để chứng minh đây chỉ là một thỏa thuận bồi thường).
Vấn đề đặt ra là sau khi bị hăm dọa thì THP có "lo sợ" không?
- Có : THP luôn tự tin về chất lượng của sản phẩm vậy tại sao phải lo sợ phải chăng sự "tự tin" chỉ là giả?
- Không : nếu không lo sợ mà vẫn đưa tiền thì mục đích là gì? Phải chăng là gài bẫy?
Thêm nữa theo cáo trạng a Minh đã cưỡng đoạt tài sản của THP như vậy người đưa tiền phải là đại diện cho THP và số tiền 500 triệu phải là tài sản của THP. Ở đây cần kiểm tra người đại diện có hợp pháp không ? phiếu chi 500 triệu có nội dung gì ? => Căn cứ vào đây có thể sẽ thấy rõ bản chất của sự việc là "thỏa thuận" hay "cưỡng đoạt".
Dù là lý do gì tốt nhất k nên dính dáng đến pháp luật hay nói cách khác thà nhịn khát chứ k sử dụng sản phẩm của THP nữa
Trong vụ án này bị cáo vướng phải các chứng cứ bất lợi nhưng chưa đầy đủ. Để có thể kết tội tòa án đã bác bỏ quyền lợi được bảo vệ của người tiêu dùng đáng ra bị cáo được hưởng => Biến vụ án dân sự thành hình sự.Rảnh quá, nào ta kéo Topig lên tí, k phong trào ruồi bọ xẹp nhanh quá!
Các cụ có biết làm thế nào để không rơi vào tình trạng làm văn để giải toán, đem đỗ điện đi sửa ống nước, luận về dân sự để giải án hình sự không?
Và cụ có biết luật hình sự nó coi trọng cái gì không? nó đánh vào LỖI, tức là ý chí chủ quan của người phạm tội đấy ạ. Trái với điều này, ta sẽ rơi vào sai lầm tệ hại của hình sự, đó là hiện tượng "Truy tội chỉ dựa vào khách quan". Nếu cụ hiểu được điều này thì tốt, trông văn phong có vẻ hoc luật.
Cớ nhẽ ấy mà xét, thì mấy câu hỏi của cụ có lời giải rồi đấy, đó là CHẢ CẦN ĐẶT RA NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÓ
Em hỏi thật, cụ có thực sự hiểu tình tiết nào là quan trọng nhất để bạn Minh lãnh án không?Trong vụ án này bị cáo vướng phải các chứng cứ bất lợi nhưng chưa đầy đủ. Để có thể kết tội tòa án đã bác bỏ quyền lợi được bảo vệ của người tiêu dùng đáng ra bị cáo được hưởng => Biến vụ án dân sự thành hình sự.
K có cụm từ nhân danh bác ạ! Chỉ có chủ thể và khách thể - chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức -a Minh đang thực hiện quyền (cá nhân) mà pháp luật cho phép nhưng do thiếu hiểu biết pháp luật - mấu chốt vấn đề là a Minh có phải người tiêu dùng k? Hành vi có vượt quá quy định cho phép k? Vượt đến mức nào?Em hỏi thật, cụ có thực sự hiểu tình tiết nào là quan trọng nhất để bạn Minh lãnh án không?
Dĩ nhiên, bào chữa là việc đáng tôn trọng, trong bào chữa phải xoay bất cứ cái gì để nói, cái đó cũng được thôi. LS giỏi sẽ tìm được sơ hở trong chính cái tình tiết quan trọng đó (dĩ nhiên nếu nó có, không phải vụ nào cũng có), luật sư làng nhàng thì tâp trung vào những cái tào lao để bẻ, không thay đỏi được bản chất vụ việc.
Cho nên mói nói rằng: cái quan trọng tối thiểu đầu tiên của người làm luật, là xác định đúng quan hệ pháp luật cái đã. Ở đây Minh đến với THP không nhân danh người tiêu dùng, mà nhân danh cá nhân mình, nhân danh người nắm được một điều có thể làm đối phương lo sợ. Cứ thế đã nhé, dễ hiểu nhưng không phải ai cũng hiểu đâu. Sau đó mới bán đến các việc: lỗi thế nào, làm thế nào để xác định được lỗi
Tòa án đang kết luận a Minh k phải là người tiêu dùng do đó k có quyền thỏa thuận đòi bồi thường thiệt hại khi sản phẩm bị lỗi.Các cụ đọc Dân trí, có bạn viết rất rõ:
http://dantri.com.vn/dien-dan/toi-cung-tin-va-co-nhan-xet-rang-anh-minh-vo-toi-20151227082252073.htm
Bước 1- Đó giải quyết chữ TÌNH, chính là ĐÀM PHÁN. Hai bên BÀN BẠC, MẶC CẢ, ĐẶT ĐIỀU KIỆN, để dẫn đến THOẢ THUẬN. Từ đây có 2 KHẢ NĂNG xảy ra: a) Nếu ĐẠT ĐƯỢC THOẢ THUẬN ,nghĩa là THÀNH CÔNG - Như vậy mâu thuẫn ĐÃ ĐƯỢC KẾT THÚC. Từ đó, hai bên KHÔNG CÒN GÌ vướng mắc nữa. Việc tiếp theo chỉ còn là THỰC HIỆN, THI HÀNH. Ai không tuân thủ thoả thuận, người đó là BỘI ƯỚC, LẬT LỌNG. Ai cố tình làm trái, người đó VI PHẠM NHIỀU ĐIỀU, cả về LƯƠNG TÂM cũng như PHÁP LUẬT. b) Nếu KHÔNG đạt được thoả thuận, thì đàm phán KHÔNG THÀNH CÔNG. Sự việc chuyển sang bước 2 là đưa ĐƠN KIỆN,- giải quyết bằng LÝ. Lúc đó sẽ vào cuộc bằng các QUY ĐỊNH, LUẬT và các CƠ QUAN HỮU QUAN. c) Xuyên suốt QUÁ TRÌNH đàm phán và giải quyết bằng đơn kiện, nếu không có sự ÉP BUỘC nào, nghĩa là không có sự đe doạ bằng đao búa, vũ khí, vũ lực hay quyền hành ĐỂ CHÈN ÉP đối phương, thì là những cách giải quyết DÂN SỰ, KHÔNG HỀ mang tính HÌNH SỰ. Trở lại sự việc “vụ Number 1 có ruồi….” Tôi thấy, hai bên ĐÀM PHÁN đàng hoàng, công khai, đạt được thoả thuận. và đó là kết quả THÀNH CÔNG. Các bên chỉ còn việc THI HÀNH thôi. Vụ việc chỉ dừng lại ở BƯỚC 1, hoàn toàn KHÔNG chạm đến BƯỚC 2. Do vậy, để xét vấn đề, thì thấy rất rõ ràng là THP đã BỘI ƯỚC, và đã dùng THỦ ĐOẠN đẩy tình hình đi quá xa...
Anh Minh chính là người tiêu dùng bởi anh Minh không kinh doanh nước giải khát (chị của anh Minh mới kinh doanh nước giải khát). Anh Minh kinh doanh quán bún riêu. Bản thân anh Minh vẫn có thể sử dụng chai nước và vẫn phải trả tiền cho chị của anh Minh.Tòa án đang kết luận a Minh k phải là người tiêu dùng do đó k có quyền thỏa thuận đòi bồi thường thiệt hại khi sản phẩm bị lỗi.
Bác à, công bằng cho THP (dù nó ko xứng đáng), thì anh Minh đã phạm tội Tống tiền rồi.Luật pháp là để áp dung chung nhưng phải tùy theo sự vụ, hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ 1 : ông A mua 1 chiếc xe trị giá 1 tỷ đồng - ngay sau khi nhận xe đã phát hiện máy hỏng nghiêm trọng nhưng bên bán chỉ đồng ý sửa chữa còn ông A bắt buộc đổi xe mới hoặc trả lại tiền nếu k sẽ khiếu nại, thông tin cho báo đài thậm chí khởi kiện. Bên bán có thể thỏa thuận thay máy mới hoặc chấp nhận đổi xe hoặc để pháp luật xử lý => Sự việc trên đã có tiền lệ và chưa bao giờ ông A bị buộc tội "hăm dọa" dẫn đến "cưỡng đoạt tài sản".
Sự việc trên tương đồng với vụ án con ruồi ở chỗ sản phẩm bị lỗi là tài sản hợp pháp của bên "hăm dọa" và thương hiệu trên sản phẩm của bên "bị hăm dọa" chỉ khác là tỷ lệ giá trị đòi bồi thường khác nhau (có lẽ trong vụ án con ruồi quan tòa đang xử tội vì tham chứ k xử tội vì bản chất sự việc ?).
Phải nói thêm nếu so sánh vụ án con ruồi với trường hợp sau đây là k cùng bản chất : ông B biết bà C ngoại tình và doạ sẽ công bố với chồng bà C nếu bà C k đưa cho ông B 500 triệu đồng.
Căn cứ nào để xử tội vì quá tham?
Nếu mua 1 bán 10, cho vay nặng lãi đã có các luật liên quan chế tài, xử lý còn việc thoả thuận giữa 2 bên thông thường chỉ là sự cân nhắc lợi ích theo kiểu "thuận mua vừa bán" (nếu xét kỹ về mặt pháp luật người bán chỉ cần nộp đủ thuế thu nhập cá nhân là được).
Ví dụ 2 : ông D may mắn mua được 1 chiếc xe cổ có giá 1 triệu đồng, ông E là người mê sưu tầm và hỏi mua nhưng ông D định giá 10 tỷ đồng và "doạ" nếu ông E k mua ông D sẽ bán cho người khác hoặc đi nấu sắt vụn - ông E thật sự rất lo lắng - và vì quá đam mê nên đã giao đủ 10 tỷ cho ông D => Liệu ông D có phải đang "cưỡng đoạt tài sản" của ông E k hoặc bị "xử tội" vì quá tham ?
Tóm lại : tài sản hợp pháp là của tôi - tôi có toàn quyền định đoạt miễn sao k vi phạm pháp luật - khi mua sản phẩm người mua đã trả tiền cho giá trị thương hiệu có trên sản phẩm do đó việc sự dụng sản phẩm ntn k thể quy chụp là làm ảnh hưởng đến uy tín, giá trị thương hiệu của sản phẩm.
Cho dù a Minh có kinh doanh nước giải khát thì a Minh vẫn là người tiêu dùng nếu chưa bán sản phẩm cho khách hàng.Anh Minh chính là người tiêu dùng bởi anh Minh không kinh doanh nước giải khát (chị của anh Minh mới kinh doanh nước giải khát). Anh Minh kinh doanh quán bún riêu. Bản thân anh Minh vẫn có thể sử dụng chai nước và vẫn phải trả tiền cho chị của anh Minh.
Bản chất vấn đề là lạm dụng quyền hạn của người tiêu dùng (đòi hỏi bồi thường nhưng thiếu căn cứ - có yếu tố lợi dụng hoàn cảnh để trục lợi). Vấn đề đặt ra là có đến mức truy tố chưa? Nếu có thì áp dụng điều luật nào là hợp lý?Bác à, công bằng cho THP (dù nó ko xứng đáng), thì anh Minh đã phạm tội Tống tiền rồi.
Vì anh ấy có đe dọa (chắc có bị ghi âm) là sẽ In tờ rơi + lu loa lên để đối thủ mất mặt + mất tiền + mất đủ thứ.
Như thế thì THP có thể thiệt hại thực sự - việc không thể chứng minh vì ko xảy ra, nhưng có thể suy luận một cách logic.
(thực tế, THP cho rằng cần xin con ruồi về, check và công bố: hoặc tại tao, tao sẽ sửa Dây chuyền; hoặc CocaCola bỏ ruồi vào để hại tao).
So sánh với cái ô tô xịn của bác ở trên: Chủ xe ko được hưởng lợi gì cả, nếu "tống tiền" thành công.
So sánh với xe cổ:
Khó định giá xe cổ. Ngoài ra, cái ông D của bác ko thiệt hại gì, nếu xe bị nấu sắt vụn.
Còn nếu anh Minh "khôn" hơn, kiểu:
"Tôi sở hữu chai nước và muốn bán chai nước cụ thể này cho các đồng chí, có con gì trong đó cũng mặc. Đồng chí đ.éo mua thì tôi rao bán chỗ khác, y hệt cái xe cổ của bác thichduthu2011 . Tùy đồng chí, giá khởi điểm là 1 tỏi, có đàm phán".
Thì có lẽ sẽ khác, ít nhất về hậu quả.
Em chỉ băn khoăn không biết hành vi : Phát tờ rơi cảnh báo về sản phẩm kém chất lượng cho nhiều người biết có vi phạm pháp luật không ?Bác à, công bằng cho THP (dù nó ko xứng đáng), thì anh Minh đã phạm tội Tống tiền rồi.
Vì anh ấy có đe dọa (chắc có bị ghi âm) là sẽ In tờ rơi + lu loa lên để đối thủ mất mặt + mất tiền + mất đủ thứ.
Như thế thì THP có thể thiệt hại thực sự - việc không thể chứng minh vì ko xảy ra, nhưng có thể suy luận một cách logic.
(thực tế, THP cho rằng cần xin con ruồi về, check và công bố: hoặc tại tao, tao sẽ sửa Dây chuyền; hoặc CocaCola bỏ ruồi vào để hại tao).
So sánh với cái ô tô xịn của bác ở trên: Chủ xe ko được hưởng lợi gì cả, nếu "tống tiền" thành công.
So sánh với xe cổ:
Khó định giá xe cổ. Ngoài ra, cái ông D của bác ko thiệt hại gì, nếu xe bị nấu sắt vụn.
Còn nếu anh Minh "khôn" hơn, kiểu:
"Tôi sở hữu chai nước và muốn bán chai nước cụ thể này cho các đồng chí, có con gì trong đó cũng mặc. Đồng chí đ.éo mua thì tôi rao bán chỗ khác, y hệt cái xe cổ của bác thichduthu2011 . Tùy đồng chí, giá khởi điểm là 1 tỏi, có đàm phán".
Thì có lẽ sẽ khác, ít nhất về hậu quả.