Tản mạn về coffee specialty,
Không có câu trả lời đúng cho “ Loại coffee nào ngon nhất “
Điều này đúng ngay cả ở các cuộc thi thế giới WBC ( World Barista Champion - Brew Cup ) cũng như trong đời thường. Hướng chiết xuất và gu coffee thay đổi theo thời gian, dù mới vài năm trước “ loại coffee “ đó có vị rất “ wow “, nhưng bây giờ nó cảm giác không được hài hoà lắm thì phải
.
Làm rõ ví dụ trên, trước những năm 2000, xu hướng Pour Over trên thế giới là xay mịn, cỡ rang đậm , thì dần về sau các chuyên gia đã đưa ra khái niệm “ chiết xuất quá mức “ và có sự thay đổi với lượng coffee nhiều hơn cùng cỡ xay thô hơn.
Và hơn nữa, coffee là đam mê của nhiều người nên ngoài những cách chiết xuất phổ thông, các phương pháp chiết xuất bây giờ cũng linh hoạt hơn và phong phú hơn. Cách xử lí hạt coffee cũng không ngoại lệ.
Với bản thân em, rang quá kĩ và cháy xém, ra dầu ( có nhà rang ở Hn em biết còn giải thích là đường bám
) đem đến hương vị không ngon, nhưng đối với người khác thì tuyệt vời ( cái này lên quan tới Gu định hình với các làn sóng coffee em sẽ viết sau ).
Nếu quan tâm và tinh ý một chút, các bạn sẽ thấy môi trưởng, văn hoá, cách uống và loại coffee dùng của những người thân thiết sẽ ảnh hưởng tới bạn và vô thức tạo ra Gu của bạn.
Quay lại về vấn đề specialty coffee ( coffee đặc sản ) nếu hỏi những chuyên gia rằng những loại coffee đoạt giải hay đắt đó có phải là tiêu chuẩn cho một tách coffee ngon nhất không, tất nhiên là không.
Vì chất lượng và sở thích là hoàn toàn khác nhau.
Do đó đầu tiên chúng ta phải làm rõ “ Tiêu chuẩn của tách coffee ngon/ hương vị ngon là gì!!!?
Và “ tiêu chí hương vị coffee yêu thích của bản thân bạn là gì “!!!?
Vậy để hiểu một cách rõ ràng tiêu chí hương vị của bản thân mình cũng như không bị mơ hồ với kiểu “ tôi uống thấy ngon là ngon “ hoặc cứ pha đường với sữa vào là ngon em xin chia sẻ để các cụ tham khảo như sau.
1. Quốc gia sản xuất ( hương vị đặc trưng )
2. Giống ( loại ) coffee ( Geisha, Bourbon, Cartimor…)
3. Quy trình chế biến ( Nature, Washed, Honey, femen…)
4. Cấp độ rang ( Light, Medium, Dark …)
5. Kích thước hạt xay ( Thô, Mịn…)
6. Cách chiết xuất ( Pour over, Espresso, Cold Brew, Phin nhôm… ).
Kết hợp (1),(2),(3) để biết đại khái hương vị bạn thích
Ví dụ Cartimor Lâm Đồng chế biến Honey.
Kết hợp (4),(5),(6) để định hình cách pha ( xử lí ) yêu thích của bản thân.
Ví Dụ hạt Lâm Đồng trên pha Cold brew.
Đại khái em muốn chia sẻ kinh nghiệm để người dùng coffee không bị mơ hồ và có chọn lọc từ đó định hình rõ hơn Gu uống của bản thân và mô tả được nó “ ngon “ như thế nào!!!
Và em khuyến khích các cụ pha nhiều, thử nhiều cách để khám phá thêm về coffee nếu có time.
Phần sau em sẽ chia sẻ qua về cách nắm bắt hương vị của coffee khi uống.