[Funland] Có phải học sinh bây giờ lười học TOÁN ?

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em thì vẫn luôn tin vào câu nói Ngọc bất trác bất thành khí. Cái kiểu học chơi chơi phần lớn không thể làm nên trò trống gì được, không khổ luyện gian khó thì không thể thành công. Điều quan trọng hơn nữa là có khổ luyện nhiều khi mới nuôi dưỡng thành đam mê sau này.
Em chỉ gói gọn và giáo dục phổ thông ạ, nghĩa là chuẩn bị nhưng thứ thường thức nhất cho nhiều người nhất có thể.

Một trong những thất bại không chối cãi là GD phổ thông không nuôi dưỡng được sự tò mò, ham học hỏi của trẻ em
 

TorienT

Xì hơi lốp
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,019
Động cơ
66,687 Mã lực
Thế thì bởi vì cụ là đói tượng không theo được nghiệp âm nhạc....do chưa đủ 1 số thứ....:))

Nếu ai cũng như cụ, thì làm gì có Nhạc sỹ Hồ Hoài Anh, làm gì có Ca sỹ Mỹ Tâm :))
Không ạ, nhà em cho em tập cho vui nhạc họa thôi ạ. Nhưng nhà em quan điểm đã học là phải học từ cơ bản nên có học cho vui cũng phải nghiêm túc. Ví dụ vẽ nhé, em cũng học vẽ mấy năm, một cái lên xưởng toát sơn mài bằng tro rơm nếp toát nửa tháng tro nó ngấm vào tay đen xì không rửa nổi mỗi lần toát xong tay run run vì mỏi. Đấy mới là gia đình sẵn giáo viên con cháu học cho biết thôi đấy cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,753
Động cơ
179,955 Mã lực
1000 đứa trẻ cho học đàn, học nhạc ....chỉ có vài chục đứa theo được, và chỉ vài đứa sẽ thành danh ở lĩnh vực này.
Học bóng đá cũng vậy.
Và học Toán cũng vậy ....không phải đứa trẻ nào cũng thích học Toán.
Ko ai bắt chúng nó phải giỏi Toán tất cụ ạ, nhưng đã học thì ít nhất phải trên TB. Và cũng phải đổ mồ hôi cho.một số môn nào đó, đặng mà cạnh tranh đc với XH mà kiếm cơm sau này.
Ko Toán thì phải môn khác, cơ mà ngay cả bọn Tây nó làm nghiên cứu, nhà nghèo thì nên và có xu hướng học các môn tự nhiên mà đi làm kỹ sư, còn các môn XH, nghệ thuật, ngôn ngữ chỉ hợp với con nhà giàu thôi, vì để kiếm đc tiền từ các ngành này cần đầu tư nhiều và khó hơn nhiều so với kỹ thuật.
Suy rộng ra mức độ xã hội, VN là nhà nghèo trên thế giới, vì thế VN nên target vào các môn tự nhiên, làm kỹ sư, làm sản xuất để kiếm cơm của thế giới, chứ nhà nhà học ngôn ngữ, XH thì chỉ có liếm lá mà sống.
Nếu ở VN, đặc biệt ở các vùng nghèo mà kết quả các môn tự nhiên kém thì cũng nên báo động và nên định hướng lại chút.
 

TorienT

Xì hơi lốp
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,019
Động cơ
66,687 Mã lực
Lý luận thì em đã trình bày nên không nhai lại làm gì, em đưa ví dụ cụ thẩm thử.

Vài năm gần đây em thấy phát triển các lớp dạy chơi piano cho người i tờ, thậm chí cứng tuổi. Họ là đối tượng sẽ bị từ chối nhận bởi các trường, trung tâm, giáo viên theo style kinh viện. Các lớp nói trên thoạt nhìn cả giáo viên và co sở rất amateur nhưng họ lại có cách làm hay. Concept của họ dựa trên sự ham thích không phải tiềm năng hay tố chất của học viên, họ xây giáo án bằng cách dumb down mọi thứ, em đoán persona học viên mà họ thiết kế bài giảng bitesized cho dễ tiếp thu là một người ở mức dưới trung bình. Học viên từ những lớp như vậy có thể một ngày nào đó vào Nhà hát lớn biểu diễn hay không? Chắc là không, nhưng biểu diễn ở nhà, ở những dịp như tiệc công ty, ở những nơi như sảnh khách sạn, quán cafe nhạc... thì có thể đấy. Đào tạo những tài năng kinh viện không phải là mục tiêu của họ, mà là giúp mọi người hiện thực hóa tình yêu âm nhạc hay tính nghệ sĩ bằng cách giúp họ có thể chơi thành thạo một nhạc cụ. Đấy là ví dụ mà GD phổ thông có thể tham khảo
Xong rồi mấy cái đấy để làm gì ạ. Học phổ thông quan trọng nhất là cung cấp kiến thức nền tảng, học kiểu ba lăng nhăng như cụ nói mà đánh quán cafe được á. Hahahahahah
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,203
Động cơ
350,807 Mã lực
Em chỉ gói gọn và giáo dục phổ thông ạ, nghĩa là chuẩn bị nhưng thứ thường thức nhất cho nhiều người nhất có thể.

Một trong những thất bại không chối cãi là GD phổ thông không nuôi dưỡng được sự tò mò, ham học hỏi của trẻ em
Thì em đang nói giáo dục phổ thông đấy, là những hành trang cơ bản mà con người cần có trong xã hội. Những hành trang đó phần lớn trẻ em chả hiểu sao phải có thế nên để thành đam mê tự nguyện với các thứ đó không hề dễ nhưng ít nhất, có thông qua bắt buộc vẫn còn hơn là không có.

Tất nhiên em đồng ý với cụ là GD chưa làm tốt việc nuôi dưỡng sự tò mò, đam mê ở học sinh NHƯNG em cho rằng việc đó rất khó, như em không dễ dàng truyền đạt cái đam mê đó củ mình cho con mình. Theo em phải người có trình độ và tâm huyết mới làm được việc này, người như thế thường rất hiếm trong xã hội.

Ngoài ra, không rõ cái sự nuôi dưỡng đam mê ở học sinh VN hiện nay ấy, so với trước đây thế nào và so với các bạn bè thế giới ra sao, cụ có nghiên cứu thống kê không hay chỉ cảm tính vậy?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,263
Động cơ
896,962 Mã lực
Học đàn từ 4,5 tuổi không nói lên điều gì đâu cụ. Em ngồi lên đàn từ 5 tuổi đây. Nhà có sẵn đàn, trong nhà có sẵn giáo viên hàng đầu nhé. Mỗi ngày ngồi 2,3h để tập, tập đi tập lại hàng trăm lần, nhọc nhằn lắm lắm so với mấy cái thứ Toán, Lý, Hóa phổ thông mà các cụ đang kêu gào là khó kia. Mà muốn thành nghề (chưa chắc đã sống được) thì tập như thế tầm 15-16 năm.
Không chỉ đàn, sáo mà thứ gì cũng vậy, biết càng nhiều càng thấy ít, không biết gì thì thấy cái gì cũng đủ.
Em không nhận xét học để hành nghề, mà biết hát, biết vẽ sẽ làm cho cuộc sống vui hơn, nhìn cuộc đời lúc nào cũng thi vị hơn. Còn có thể góp vui khi hội họp cùng bạn bè.
Học toán, lý, hóa rồi cả văn, sử, địa ở phổ thông cũng vậy. Đó là những kiến thức cơ bản mà các thành viên trong xã hội cần được trang bị cho cuộc sống. Kiến thức cơ bản cũng là gốc rễ để hình thành các kỹ năng sống.
Riêng toán, và cao hơn một chút là lập trình trong tin học sẽ luỵện người ta cách tư duy logic. Học lập trình đơn giản sẽ tạo cho người ta thói quen khi gặp 1 vấn đề gì cũng đứng cao lên nhìn tổng quát để định phương hướng, tìm con đường ngắn và dễ trước khi bắt tay vào làm cụ thể. Lúc thực hiện công việc vẫn biết đứng cao lên một chút để tìm cách gỡ được những vướng mắc gặp phải, làm xong rồi vẫn nhìn lại và thấy có những bước có thể làm tốt hơn. Biết nhìn tổng quát, nhưng cũng phải biết những bước đi rất cụ thể để thực hiện công việc.
Học để tạo thói quen tư duy, không nhất thiết học xong phải làm đúng nghề đó!
 

TorienT

Xì hơi lốp
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,019
Động cơ
66,687 Mã lực
Em nghĩ chúng ta nên đối diện thực tế Việt Nam là một nước nghèo, trình độ so với thế giới ở mức trung bình thấp, tài nguyên thiên nhiên không có mấy, năng lực sản xuất không mạnh. Thế thì chỉ có học và học, cày lấy cái nghề, chăm chỉ nỗ lực, thái độ tốt để kiếm sống. Chứ lại vẽ hoa, bắt bướm như bọn phát triển mấy trăm năm là không được đâu.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,438
Động cơ
87,047 Mã lực
Ko ai bắt chúng nó phải giỏi Toán tất cụ ạ, nhưng đã học thì ít nhất phải trên TB. Và cũng phải đổ mồ hôi cho.một số môn nào đó, đặng mà cạnh tranh đc với XH mà kiếm cơm sau này.
Ko Toán thì phải môn khác, cơ mà ngay cả bọn Tây nó làm nghiên cứu, nhà nghèo thì nên và có xu hướng học các môn tự nhiên mà đi làm kỹ sư, còn các môn XH, nghệ thuật, ngôn ngữ chỉ hợp với con nhà giàu thôi, vì để kiếm đc tiền từ các ngành này cần đầu tư nhiều và khó hơn nhiều so với kỹ thuật.
Suy rộng ra mức độ xã hội, VN là nhà nghèo trên thế giới, vì thế VN nên target vào các môn tự nhiên, làm kỹ sư, làm sản xuất để kiếm cơm của thế giới, chứ nhà nhà học ngôn ngữ, XH thì chỉ có liếm lá mà sống.
Nếu ở VN, đặc biệt ở các vùng nghèo mà kết quả các môn tự nhiên kém thì cũng nên báo động và nên định hướng lại chút.
Dĩ nhiên không ai buộc phải giỏi Toán, và cũng không thể có điều đó. Với 1 người không lựa chọn theo ngành khoa học tự nhiên .....sao lại cần phải học giỏi Toán làm gì ??? :))

Tôi , với tư cách là cựu sinh viên 1 trường ĐH kỹ thuật nổi tiếng ở VN, đã từng học giỏi Toán-Lý-Hóa suốt các năm học phổ thông, có góc nhìn như vậy.
Tôi không áp lực con tôi phải học giỏi Toán.

Trẻ có thế mạnh gì thì phát huy thế mạnh đó, học chuyên sâu về những môn trẻ có thế mạnh, như thế sẽ hiệu quả hơn. Dĩ nhiên như tôi đã nói ở trên, cần học Toán đủ ở mức cơ bản ( tức là học mức TB trở lên), mà có thế mới lên lớp được chứ. :))

KLQ, nhưng Vua bóng đá Pele, Messi và Maradona chắc không giỏi Toán. Nữ ca sỹ Madona hay Celin Dion chắc cũng không giỏi Toán.
Tôi nghĩ cả tay đấm Mohamad Ali hay Mike Tyson cũng không giỏi Toán. Nhưng có sao đâu, mỗi người 1 nghiệp mà. :))
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,203
Động cơ
350,807 Mã lực
Toán học hay các môn khác, đều giống với học Ngoại ngữ ở điểm là nó có hai phần:
(1) Phần kỹ năng, kiến thức nền tảng: chỉ có mỗi cách rèn luyện chăm chỉ để thành thạo thôi, có đam mê thì học nhanh hơn nhưng không có thì ráng cày cũng sẽ được. Nhưng cơ bản là phải rèn luyện không chơi chơi được.
(2) Phần sáng tạo: thể hiện sự vượt qua cái cơ bản, cái tài năng của người học. Ví dụ tìm được lời giải ngoài sách vở, viết được văn hay, dùng ngoại ngữ một cách nghệ thuật truyền cảm, ... Cái này thì giáo dục bắt buộc khó làm được, đây là lúc đam mê, tài năng cần có để phát huy.

GD phổ thông có nhiệm vụ (1) và một phần (2). Làm được cái (1) cũng có thể coi là tốt rồi, cái (2) thì không có tiêu chí cụ thể mà thực tế là sẽ nâng cao từ từ theo điều kiện sống.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,753
Động cơ
179,955 Mã lực
Túm lại mấy ý:
1. Nếu kết quả Toán dưới trung bình quá nhiều có phải là vde ko? Theo em là có, VN nên định hướng tập trung vào các môn kỹ thuật hơn trc khi đầu tư vào kỹ năng sống hay vui chơi, hoa lá cành. Và các con, hay bố mẹ nên nghiêm túc học hành hơn.
2. Các gia đình có nên ép con cái học hành ko, hay để cho con vui chơi? Em nghĩ còn bé việc học hành vẫn là quan trọng nhất, tùy vào đứa trẻ và kỳ vọng nhưng ít nhất cũng nên hoàn thành bài vở ở lớp nghiêm túc. Tùy từng cấp mà có áp lực học hành khác nhau, và càng lên cao càng phải học với áp lực cao hơn, tất nhiên nên cân đối với các kỹ năng và các thứ khác nữa.
3. Cách dạy và học có nên thay đổi ko? Rất nên nhưng ko dễ, gia đình cũng có thể góp phần định hướng con trong khi chờ đợi các cải cách từ bộ GD, hoặc lựa chọn các chương trình phù hợp hơn nếu có đk như kiểu Cambrigde chả hạn
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thì em đang nói giáo dục phổ thông đấy, là những hành trang cơ bản mà con người cần có trong xã hội. Những hành trang đó phần lớn trẻ em chả hiểu sao phải có thế nên để thành đam mê tự nguyện với các thứ đó không hề dễ nhưng ít nhất, có thông qua bắt buộc vẫn còn hơn là không có.

Tất nhiên em đồng ý với cụ là GD chưa làm tốt việc nuôi dưỡng sự tò mò, đam mê ở học sinh NHƯNG em cho rằng việc đó rất khó, như em không dễ dàng truyền đạt cái đam mê đó củ mình cho con mình. Theo em phải người có trình độ và tâm huyết mới làm được việc này, người như thế thường rất hiếm trong xã hội.

Ngoài ra, không rõ cái sự nuôi dưỡng đam mê ở học sinh VN hiện nay ấy, so với trước đây thế nào và so với các bạn bè thế giới ra sao, cụ có nghiên cứu thống kê không hay chỉ cảm tính vậy?
Chuyên môn hiện nay của em có liên quan đến một loạt lĩnh vực em đã nêu nên thống kê, khảo sát, nghiên cứu chuyên ngành của các lĩnh vực đấy em hay cập nhật, có gì dùng được em đều loay hoay ứng dụng để cải thiện hiệu quả công việc.

Rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng GD phổ thông là một trong thứ hiếm hoi gần như giậm chân tại chỗ và bảo thủ rằng cách từ xưa đến nay cách duy nhất và tốt nhất có thể rồi. GD tư thục thì cũng ứng dụng nhiều nhưng phạm vi phủ cho XH hẹp nên không bàn
 

MANDALA2022

Xe hơi
Biển số
OF-809679
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
173
Động cơ
5,087 Mã lực
Dĩ nhiên không ai buộc phải giỏi Toán, và cũng không thể có điều đó. Với 1 người không lựa chọn theo ngành khoa học tự nhiên .....sao lại cần phải học giỏi Toán làm gì ??? :))

Tôi , với tư cách là cựu sinh viên 1 trường ĐH kỹ thuật nổi tiếng ở VN, đã từng học giỏi Toán-Lý-Hóa suốt các năm học phổ thông, có góc nhìn như vậy.
Tôi không áp lực con tôi phải học giỏi Toán.

Trẻ có thế mạnh gì thì phát huy thế mạnh đó, học chuyên sâu về những môn trẻ có thế mạnh, như thế sẽ hiệu quả hơn. Dĩ nhiên như tôi đã nói ở trên, cần học Toán đủ ở mức cơ bản ( tức là học mức TB trở lên), mà có thế mới lên lớp được chứ. :))

KLQ, nhưng Vua bóng đá Pele, Messi và Maradona chắc không giỏi Toán. Nữ ca sỹ Mandona hay Celin Dion chắc cũng không giỏi Toán.
Tôi nghĩ cả tay đấm Mohamad Ali hay Mike Tyson cũng không giỏi Toán. Nhưng có sao đâu, mỗi người 1 nghiệp mà. :))
Có ai bắt tất cả đều phải giỏi toán hết đâu cụ, cái ở đây người ta đang bàn đến là gần 1 nửa số thí sinh không đạt được điểm trung bình môn Toán, nghĩa là đáng báo động ở cái kết quả thấp như vậy.
Còn mấy tên tuổi cụ nêu ra trên thế giới có được mấy người, và cụ có chắc người ta giỏi toán hay không, sao cứ không liên quan đến học thuật thì auto nghĩ người ta kém toán?
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,753
Động cơ
179,955 Mã lực
Dĩ nhiên không ai buộc phải giỏi Toán, và cũng không thể có điều đó. Với 1 người không lựa chọn theo ngành khoa học tự nhiên .....sao lại cần phải học giỏi Toán làm gì ??? :))

Tôi , với tư cách là cựu sinh viên 1 trường ĐH kỹ thuật nổi tiếng ở VN, đã từng học giỏi Toán-Lý-Hóa suốt các năm học phổ thông, có góc nhìn như vậy.
Tôi không áp lực con tôi phải học giỏi Toán.

Trẻ có thế mạnh gì thì phát huy thế mạnh đó, học chuyên sâu về những môn trẻ có thế mạnh, như thế sẽ hiệu quả hơn. Dĩ nhiên như tôi đã nói ở trên, cần học Toán đủ ở mức cơ bản ( tức là học mức TB trở lên), mà có thế mới lên lớp được chứ. :))

KLQ, nhưng Vua bóng đá Pele, Messi và Maradona chắc không giỏi Toán. Nữ ca sỹ Mandona hay Celin Dion chắc cũng không giỏi Toán.
Tôi nghĩ cả tay đấm Mohamad Ali hay Mike Tyson cũng không giỏi Toán. Nhưng có sao đâu, mỗi người 1 nghiệp mà. :))
Nếu nói mức độ cá nhân thì đồng ý mỗi ng nên có lựa chọn phù hợp.
Nếu nói bình diện XH với con số lớn, VN chưa đủ kiếm cơm của thế giới từ các ngành XH và nghệ thuật thể thao đâu. Vậy tiền của của XH từ đâu ra? Nên trên diện rộng mà toàn chọn XH và nghệ thuật thể thao chính là lãng phí thời gian, và lãng phí nguồn lực. XH cần phải định hướng đc GD cho phù hợp với hoàn cảnh và vị trí của VN trên thị trường quốc tế.
Khi xem xét lựa chọn về ngành nghề ngoài yếu tố Năng lực, đam mê thì yếu tố quan trọng bậc nhất chính là cơ hội.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,203
Động cơ
350,807 Mã lực
Chuyên môn hiện nay của em có liên quan đến một loạt lĩnh vực em đã nêu nên thống kê, khảo sát, nghiên cứu chuyên ngành của các lĩnh vực đấy em hay cập nhật, có gì dùng được em đều loay hoay ứng dụng để cải thiện hiệu quả công việc.

Rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng GD phổ thông là một trong thứ hiếm hoi gần như giậm chân tại chỗ và bảo thủ rằng cách từ xưa đến nay cách duy nhất và tốt nhất có thể rồi. GD tư thục thì cũng ứng dụng nhiều nhưng phạm vi phủ cho XH hẹp nên không bàn
Em thì thấy các cụ cứ kêu bộ GD, SGK cứ cải tiến cải lùi liên tục, năm nay khác năm trước mà sao cụ bảo vẫn bảo thủ đứng yên là sao? Cái đứng yên duy nhất cụ nói là cái gì vậy?
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,438
Động cơ
87,047 Mã lực
Có ai bắt tất cả đều phải giỏi toán hết đâu cụ, cái ở đây người ta đang bàn đến là gần 1 nửa số thí sinh không đạt được điểm trung bình môn Toán, nghĩa là đáng báo động ở cái kết quả thấp như vậy.
Còn mấy tên tuổi cụ nêu ra trên thế giới có được mấy người, và cụ có chắc người ta giỏi toán hay không, sao cứ không liên quan đến học thuật thì auto nghĩ người ta kém toán?
Chắc gì kết quả thi môn Toán kém đã là do bọn trẻ kém Toán ?
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Không chỉ đàn, sáo mà thứ gì cũng vậy, biết càng nhiều càng thấy ít, không biết gì thì thấy cái gì cũng đủ.
Em không nhận xét học để hành nghề, mà biết hát, biết vẽ sẽ làm cho cuộc sống vui hơn, nhìn cuộc đời lúc nào cũng thi vị hơn. Còn có thể góp vui khi hội họp cùng bạn bè.
Học toán, lý, hóa rồi cả văn, sử, địa ở phổ thông cũng vậy. Đó là những kiến thức cơ bản mà các thành viên trong xã hội cần được trang bị cho cuộc sống. Kiến thức cơ bản cũng là gốc rễ để hình thành các kỹ năng sống.
Riêng toán, và cao hơn một chút là lập trình trong tin học sẽ luỵện người ta cách tư duy logic. Học lập trình đơn giản sẽ tạo cho người ta thói quen khi gặp 1 vấn đề gì cũng đứng cao lên nhìn tổng quát để định phương hướng, tìm con đường ngắn và dễ trước khi bắt tay vào làm cụ thể. Lúc thực hiện công việc vẫn biết đứng cao lên một chút để tìm cách gỡ được những vướng mắc gặp phải, làm xong rồi vẫn nhìn lại và thấy có những bước có thể làm tốt hơn. Biết nhìn tổng quát, nhưng cũng phải biết những bước đi rất cụ thể để thực hiện công việc.
Học để tạo thói quen tư duy, không nhất thiết học xong phải làm đúng nghề đó!
Cụ nói rất đúng nhưng đó là sau khi cụ chiêm nghiệm lại cả quãng đời đi học, đi làm mới xâu chuỗi (connect the dots) được.

Với nguyên tắc lấy người học làm trung tâm thì GD phải giải thích và thuyết phục trẻ em về ý nghĩa, giá trị và sự hay ho của từng môn học, bài học chứ không thể chờ trẻ biến thành già mới thấy trân trọng cái sự GD.

Cccm nào đang làm chuyên ngành đào tạo ở DN sẽ thấy GD phổ thông vi phạm các nguyên tắc về học tập (tiếp nhận, xử lý thông tin, đúc kết bài học) như thế nào. Và vì vi phạm nên bị các nguyên tắc vả cho không trượt phát nào. Quyền của KH là tẩy chay thương hiệu, quyền của học sinh là không học 😄
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em thì thấy các cụ cứ kêu bộ GD, SGK cứ cải tiến cải lùi liên tục, năm nay khác năm trước mà sao cụ bảo vẫn bảo thủ đứng yên là sao? Cái đứng yên duy nhất cụ nói là cái gì vậy?
Triết lý GD là phần gốc có đổi đâu, nên cải tiến để giải ngân dự án, chạy ngân sách nên là phần ngọn, phần triển khai, lại theo tư duy nhiệm kỳ ... nên nói chung GD phổ thông đứng tại chỗ trong khi nền KTXH, KHKT đi về phía trước, em nói không thụt lùi là còn nhẹ. Cụ nào làm Edutech ở VN nếu tham gia làm bài giảng điện tử sẽ thấy mục tiêu, giáo án, cách giảng dạy có chất lượng thấp thế nào.

Quan điểm của em KH không bao giờ sai, học sinh không thích học dẫn tới học kém không phải lỗi của học sinh
 
Chỉnh sửa cuối:

TorienT

Xì hơi lốp
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,019
Động cơ
66,687 Mã lực
Cụ nói rất đúng nhưng đó là sau khi cụ chiêm nghiệm lại cả quãng đời đi học, đi làm mới xâu chuỗi (connect the dots) được.

Với nguyên tắc lấy người học làm trung tâm thì GD phải giải thích và thuyết phục trẻ em về ý nghĩa, giá trị và sự hay ho của từng môn học, bài học chứ không thể chờ trẻ biến thành già mới thấy trân trọng cái sự GD.

Cccm nào đang làm chuyên ngành đào tạo ở DN sẽ thấy GD phổ thông vi phạm các nguyên tắc về học tập (tiếp nhận, xử lý thông tin, đúc kết bài học) như thế nào. Và vì vi phạm nên bị các nguyên tắc vả cho không trượt phát nào. Quyền của KH là tẩy chay thương hiệu, quyền của học sinh là không học 😄
Tốt quá, càng nhiều trẻ em không học thì con em cơ hội ngồi lên đầu đứa khác càng nhiều.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,203
Động cơ
350,807 Mã lực
Triết lý GD là phần gốc không đổi, cải tiến còn là để giải ngân dự án, chạy ngân sách nên là phần ngọn, phần triển khai, lại theo tư duy nhiệm kỳ nên nói chung không có North Star
Hình như VN có truyền thống ba phải cái gì hay cũng học chưa bao giờ trung thành với triết lý nào cả, trừ truyền thống thờ tổ tiên. Nên em tò mò cái triết lý bất biến cụ nói nó là cái gì :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top