[Funland] Có phải học sinh bây giờ lười học TOÁN ?

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,109
Động cơ
382,682 Mã lực
Thế hệ ngày nay đều như vậy, 99.99%. Hiếm có đứa trẻ giỏi nào kiên trì nghĩ cách giải quyết một vấn đề nào đó suốt nhiều ngày, nhiều tháng. Đa số chỉ dành 15-30 phút là cùng.

Những đứa trẻ có khả năng đó cần được chăm sóc đặc biệt, vì chúng không bình thường, và là ứng viên có triển vọng cho những vấn đề khó, chờ lời giải.

Con lớn nhà em cũng lười nghĩ, lười làm bài phức tạp, như thế em đã thấy quan ngại rồi. Vì coi như nó ko kiên nhẫn rèn tư duy và kiểu kiên trì để giải quyết một vde gì đó khó. Khổ cái ko giải toán khó đã đành nhưng môn gì khó quá nó cũng ko giải :( điều đó mới đáng ngại.
Giải toán cũng rèn đc một số kỹ năng ngoài toán như:
- kiên nhẫn ( nhất là bài khó, có thể phải nghĩ bao ngày mới ra).
- có nhiều cách để giải một vde (nhiều lời giải) và luôn có những cách tối ưu hơn cách khác.
- Muốn chứng minh điều gì đó phải có sở cứ, logic chặt chẽ và phải trình bày mạch lạc, với dữ kiện và minh chứng
đầy đủ
- Đưa các bài toán khác nhau về các motif- dạng bài nhỏ để giải, trc khi giải bài toán lớn.
- Có thể phải chấp nhận một số chân lý, hay giả thiết để giải quyết tiếp các vde khác.
- Tư duy theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh, ví dụ như làm quy nạp hay diễn giải, cái này áp dụng để giải đc nhiều vấn đề ko chỉ Toán, bao gồm cả sáng tạo hay tư duy khoa học.

Sơ sơ vậy đã, nên em thấy học Toán cũng bổ ích.
Mọi môn đều có cái hay của nó nếu đạt đc tới chiều sâu của tư duy. Tuy nhiên qua nhiều môn học em vẫn thấy Toán là môn em phải động não nhiều nhất
 

Huongchimai

Xe buýt
Biển số
OF-527556
Ngày cấp bằng
18/8/17
Số km
514
Động cơ
177,660 Mã lực
Tuổi
40
Thực ra là GD VN vẫn trong vòng luẩn quẩn chưa có PP nào nào cụ thể. Người thì không cần học các môn văn hóa chỉ cần kỹ năng gì đó. Người chỉ cần học NN. Người thích con học học toán.... Nên sinh ra không có đường lối.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,833
Động cơ
1,332,396 Mã lực
Cái gì cũng toán à, vậy đưa toán ma trận, hàm biến phức, tích phân 3 lớp vào thôi.
Em nghĩ toán của chúng ta phải thay đổi nhiều để phù hợp với thực tiễn hơn.
Em là dân chuyên toán, 2 F1 đều học chương trình Cambridge, em thấy toán của bọn tư bổn hay hơn rất nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
1,701
Động cơ
72,188 Mã lực
Lại một số cụ vào sẽ nói: học tích phân làm gì? :D Toán học là môn mà nhiều học sinh học phổ thông thích học nhất nên vào chuyênToán luôn khó nhất luôn. Giờ thời buổi hội nhập thì môn tiếng Anh thi vào có vẻ cũng khó tương đương!
Cụ lói thế lào . e GG thấy vào Chuyên A lúc mô điểm thi cũng cao nhất mới đến ... toán :)
 

taton7983

Xe buýt
Biển số
OF-789591
Ngày cấp bằng
7/9/21
Số km
818
Động cơ
33,132 Mã lực
Con em hoc tiếng Anh siêu, nhưng mà em vẫn nghĩ nên giỏi toán. Giải dc bài toán cảm giác nó sướng lắm, hơn là giải được một câu ngữ pháp TA. Vì TA đào tạo kiểu chuyên chọn như ở VN bây h, chỉ hơn nhau “biết hay không biết”.
 

TorienT

Xì hơi lốp
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,019
Động cơ
66,687 Mã lực
Các cụ chăm chút con cái theo sát nên thấy ngạc nhiên thôi. Em từng ngó qua một lớp ngoại thành Hà Nội thôi thì lớp 9 cộng, trừ, nhân, chia còn chưa vững. Xưa em đi gia sư lớp 12 không biết khảo sát hàm số là thường. Xã hội phân hóa sâu sắc ngay từ phổ thông rồi.
Cái em nghĩ học sinh bây giờ rất thiếu là khả năng tự học và khả năng tập trung trong thời gian dài (1-3h liên tục). Các thầy cô cũng bị sức ép thành tích nên học sinh đuối không được quyền đúp nên rất khổ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,263
Động cơ
896,962 Mã lực
Thế hệ ngày nay đều như vậy, 99.99%. Hiếm có đứa trẻ giỏi nào kiên trì nghĩ cách giải quyết một vấn đề nào đó suốt nhiều ngày, nhiều tháng. Đa số chỉ dành 15-30 phút là cùng.

Những đứa trẻ có khả năng đó cần được chăm sóc đặc biệt, vì chúng không bình thường, và là ứng viên có triển vọng cho những vấn đề khó, chờ lời giải.
Đó là do cách dậy bây giờ thôi.
Thời nào cũng như nhau cả, luôn có người nổi trội về thứ này hay thứ kia và những người có năng khiếu không chiếm số đông, nhưng không lúc nào vắng.
Lúc em còn học phổ thông, cả Miền Bắc (lúc đó đất nước còn bị chia cắt) chỉ có 3 lớp chuyên toán của Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội và Sư phạm Vinh (và thêm mấy trường điểm như Bắc Lý Hà Nam,...). Chỉ ở đó họ mới dậy và luyện các làm quen càng nhiều bài toán khó càng tốt để khi đi thi thấy dược phần lớn bài quen và không cần nghĩ nhiều để có cách giải, còn các trường phổ thông khác chỉ dậy cách làm toán thông thường. Tức là thuộc các định lý, định luật,... rồi tự nghĩ ra cách giải. Các ông giỏi nhất trong lớp không nói, còn những người khác, kể cả người học dốt nhất nếu không copy của bạn bên cạnh mà làm được bài nào thì đều là do tự nghĩ được ra cách giải.
Cách dậy thời đó bắt trẻ phải tư duy, không phải cách phổ cập hướng luyện thi học thuộc thật nhiều cách giải sẵn như bây giờ.
Do vậy mà thời đó, đại đa số người thi đạt điểm cao, được nhà nước cử đi học đại học ở nước ngoài dù không được học trường chuyên nào nhưng kết quả học luôn chiếm các vị trí cao ở các trường bạn (tất nhiên thời đó gấn như không có tiêu cực, chỉ rất ít F1 của những LĐ cao cấp được ưu tiên và học sinh Miền Nam được cộng nhiều điểm khi xét chọn). Thời đó lưu học sinh Việt Nam chỉ coi lưu học sinh CHDC Đức mới đáng làm đối thủ cạnh tranh của họ, chẳng bao giờ sợ tụi mũi lõ trong học tập cả!
 
Chỉnh sửa cuối:

TorienT

Xì hơi lốp
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,019
Động cơ
66,687 Mã lực
Đó là do cách dậy bây giờ thôi.
Thời nào cũng như nhau cả, luôn có người nổi trội về thứ này hay thứ kia và những người có năng khiếu không chiếm số đông, nhưng không lúc nào vắng.
Lúc em còn học phổ thông, cả Miền Bắc (lúc đó đất nước còn bị chia cắt) chỉ có 3 lớp chuyên toán của Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội và Sư phạm Vinh (và thêm mấy trường điểm Bắc Lý Hà Nam,...). Chỉ ở đó họ mới dậy và luyện các làm quen càng nhiều bài toán khó càng tốt để khi đi thi thấy dược phần lớn bài quen và không cần nghĩ nhiều để có cách giải, còn các trường phổ thông khác chỉ dậy cách làm toán thông thường. Tức là thuộc các định lý, định luật,... rồi tự nghĩ ra cách giải. Các ông giỏi nhất trong lớp không nói, còn những người khác, kể cả người học dốt nhất nếu không copy của bạn bên cạnh mà làm được bài nào thì đều là do tự nghĩ được ra cách giải.
Cách dậy thời đó bắt trẻ phải tư duy, không phải cách phổ cập hướng luyện thi học thuộc thật nhiều cách giải sẵn như bây giờ.
Do vậy mà thời đó, đại đa số người thi đạt điểm cao, được nhà nước cử đi học đại học ở nước ngoài dù không được học trường chuyên nào nhưng kết quả học luôn chiếm các vị trí cao ở các trường bạn (tất nhiên thời đó gấn như không có tiêu cực, chỉ rất ít F1 của những LĐ cao cấp được ưu tiên và học sinh Miền Nam được cộng nhiều điểm khi xét chọn). Thời đó lưu học sinh Việt Nam chỉ coi lưu học sinh CHDC Đức mới đáng làm đối thủ cạnh tranh của họ, chẳng bao giờ sợ tụi mũi lõ trong học tập cả!
Cá nhân em nghĩ không phải do cách dậy mà do thực tế bây giờ nhiều thứ làm sao nhãng. Ngày trước cơ bản em có thú vui gì ngoài sách và chạy chơi ngoài trời với bạn bè đâu. Bây giờ F1 nhà em làm trận game ngẩng lên 5,6 h rồi.
 

zinhaicau

Xe điện
Biển số
OF-29884
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
3,386
Động cơ
381,321 Mã lực
Điểm cao thì khó chứ điểm dưới trung bình nhiều như thế này thì cũng đáng báo động thật. Vậy thì càng phải động viên F1 học tốt môn Toán hơn thôi :)
Cụ chắc chưa trong chăn nên chưa rõ thực trạng đâu. Tỉ lệ đó là còn ở SG hoa lệ, chứ vùng nông thôn, miền núi thì số được điểm 5 thực chất trở lên chắc cỡ 50%.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,263
Động cơ
896,962 Mã lực
Cá nhân em nghĩ không phải do cách dậy mà do thực tế bây giờ nhiều thứ làm sao nhãng. Ngày trước cơ bản em có thú vui gì ngoài sách và chạy chơi ngoài trời với bạn bè đâu. Bây giờ F1 nhà em làm trận game ngẩng lên 5,6 h rồi.
Sau giờ học tụi em về mà có giở sách vở ra là lúc sau bữa ăn tối.
Còn cứ sau bữa trưa khi các phụ huynh đã rời nhà đi làm ca chiều là tụi em cũng rời khỏi nhà, chỉ về nhà trước khi các phụ huynh quay lại từ nơi làm việc (lớn hơn 1 chút thì về sớm chút nữa để nấu cơm).
Không tv, không ai phôn, nhưng đủ thứ để nghịch, đủ thứ để chiêm nghiệm và có khi để thấy được 1 vài thứ đã học ở ngoài thực tế...
Ai muốn nghĩ thế nào chắc cũng không quan trọng, nhưng toán là môn tư duy logic, kiến thức phổ thông như tên của nó là những kiến thức tối thiểu mà 1 người cần được trang bị cho cuộc sống. Có nhiều kiến thức có khi chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất, nhưng lần duy nhất ấy có khi lại cứu được người ta. Kỹ năng sống không thể có được nếu không có những kiến thức cơ bản.
Cái vụ mấy đứa trẻ con ở Cô Lôm Bia vừa rồi cũng nói lên rất nhiều!
 
Chỉnh sửa cuối:

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,201
Động cơ
165,454 Mã lực
Ngay đọc tựa bài cũng thấy trình độ viết văn của nhà báo còn đáng báo động hơn: cả trăm ngàn bài thi dưới trung bình là tổng cộng của cả 3 môn chứ đâu phải riêng môn toán.
Quen làm tròn rồi =)) . Tổng số thí sinh dưới trăm ngàn, tổng số bài thi dưới trung cả 3 môn cũng dưới trăm ngàn mà nó vẫn giật được cả trăm ngàn.
 

stb

Xe máy
Biển số
OF-28167
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
52
Động cơ
485,627 Mã lực
Học toán tốt cho tư duy mà, ai thích học toán say tư duy thường tốt
 

momoyama68868

Xe điện
Biển số
OF-66516
Ngày cấp bằng
17/6/10
Số km
3,866
Động cơ
471,156 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa
Báo động điểm toán thi lớp 10 TPHCM, cả trăm ngàn bài thi dưới trung bình
(Dân trí) - Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM năm học 2023-2024, có hơn 86.000 bài thi dưới điểm 5. Môn toán có phổ điểm thấp nhất trong khi môn tiếng Anh rải "mưa" điểm 10.
Sở GD&ĐT TPHCM vừa công bố điểm thi lớp 10 năm 2023. Số liệu Dân trí tổng hợp cho thấy, trong tổng số 95.952 thí sinh có điểm ở 3 môn thi thì 67.591 thí sinh đạt tổng điểm từ 15 trở lên (trung bình mỗi môn đạt 5,0 điểm). Con số này chiếm tỷ lệ 70,44%.
Số lượng còn lại 28.361 thí sinh có điểm trung bình chưa tới 5 điểm/môn. Thống kê riêng biệt, số thí sinh có điểm thi dưới điểm 5 ở từng môn cụ thể là: môn ngữ văn có 11.362 bài thi sinh, môn toán là 44.126 bài thi và môn ngoại ngữ là 30.999 bài thi.

View attachment 7913440
Theo : https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bao-dong-diem-toan-thi-lop-10-tphcm-ca-tram-ngan-bai-thi-duoi-trung-binh-20230620115931439.htm
Chương trình khung của các bậc học của toàn quốc là như nhau, chuyện yêu hay thích môn học nào ngoài định hướng sau này thi chuyên/không chuyên, định hương theo KHTN hay XH...thì việc học với ai học như thế nào rất quan trọng.
F1 nhà e thì thích nhất là Toán, dạng bài mới bài khó đều muốn thử sức nhg vì bạn ấy may mắn gặp được Thầy/cô rất tuyệt vời. Thầy/Cô có cách dạy cho bạn ấy cảm giác là "Được học" chứ k phải là "Phải học".
 

TorienT

Xì hơi lốp
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,019
Động cơ
66,687 Mã lực
Sau giờ học tụi em về mà có giở sách vở ra là lúc sau bữa ăn tối.
Còn cứ sau bữa trưa khi các phụ huynh đã rời nhà đi làm ca chiều là tụi em cũng rời khỏi nhà, chỉ về nhà trước khi các phụ huynh quay lại từ nơi làm việc.
Không tv, không ai phôn, nhưng đủ thứ để nghịch, đủ thứ để chiêm nghiệm và có khi để thấy được 1 vài thứ đã học ở ngoài thực tế...
Ai muốn nghĩ thế nào chắc cũng không quan trọng, nhưng toán là môn tư duy logic, kiến thức phổ thông như tên của nó là những kiến thức tối thiểu mà 1 người cần được trang bị cho cuộc sống. Có nhiều kiến thức có khi chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất, nhưng lần duy nhất ấy có khi lại cứu được người ta. Kỹ năng sống không thể có được nếu không có những kiến thức cơ bản.
Cái vụ mấy đứa trẻ con ở Cô Lôm Bia vừa rồi cũng nói lên rất nhiều!
Vâng, em cũng ủng hộ việc phải có nền cơ bản về tự nhiên, xã hội, nghệ thuật trong đó Toán không thể thiếu. Nhiều cụ so với nước ngoài em nghĩ đầu tiên nước mình nghèo ngơ nghèo ngác chả học gấp 2,3 lần để đuổi theo thì còn cách nào đâu - đừng so với con nhà giàu làm gì. Thêm nữa so sánh phương pháp nọ kia thì em thấy tổng khối lượng kiến thức phổ thông giữa các quốc gia em nghĩ cũng khác không nhiều. Cứ chăm chỉ, nỗ lực, kỷ luật đi sau không được thì hãy kêu ca.
 

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,302
Động cơ
75,347 Mã lực
Không riêng gì toán, các môn phổ thông là để phổ cập văn hóa và lựa chọn, phân loại học sinh. Học phổ thông mà đòi ứng dụng hết vào đời sớm thì cuộc đời đơn giản quá. Mỗi cái tích phân hàm 1 biến trong mặt phẳng mà đòi ứng dụng vào cuộc sống thì đúng là tư duy trái đất hình cái đĩa.

Tích phân suy rộng, tích phân kép, tích phân bội ba, tích phân đường loại 1, 2, tích phân mặt loại 1, 2, phương trình tích phân, độ đo Lebesgue, tích phân phức, giải gần đúng tích phân,... Cứ học hết đi rồi hẳn phán xem tích phân có quan trọng không.
 

fantasy0178

Xe tăng
Biển số
OF-10145
Ngày cấp bằng
25/9/07
Số km
1,841
Động cơ
652,446 Mã lực
Cụ chắc bằng nửa tuổi em đấy :))
Dân nước nghèo không lo học thì làm gì có cơ hội cạnh tranh vị trí với bọn tây lông sinh ra đã ở vạch đích. Những đứa du học mà ở lại được đa phần phải học rất giỏi. Học lớt phớt không có cơ hội.
Cũng ko hẳn du học sinh ở lại là học rất giỏi đâu cụ, vì học giỏi nó còn cần tố chất nữa. Cháu ruột e học cũng chỉ trung bình khá nhưng ra trường vẫn xin đc việc đúng chuyên ngành và ở lại vì nó rất chăm chỉ, có ý chí quyết tâm là ko về VN.
 

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,302
Động cơ
75,347 Mã lực
Có cụ nào làm quản lý giáo dục, biết chuẩn đầu ra của từng môn học ở cấp 2, cấp 3 không? Nhiều người cứ bắt học xong phải áp dụng vào cuộc sống? Cháu tò mò không biết chuẩn đầu ra của môn học có gạch đầu dòng nào là áp dụng vào cuộc sống không.
 

TorienT

Xì hơi lốp
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,019
Động cơ
66,687 Mã lực
Có cụ nào làm quản lý giáo dục, biết chuẩn đầu ra của từng môn học ở cấp 2, cấp 3 không? Nhiều người cứ bắt học xong phải áp dụng vào cuộc sống? Cháu tò mò không biết chuẩn đầu ra của môn học có gạch đầu dòng nào là áp dụng vào cuộc sống không.
Áp dụng trong cuộc sống là áp dụng kiểu gì và áp dụng cho ai ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top