[Funland] Có phải học sinh bây giờ lười học TOÁN ?

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Con lớn nhà em cũng lười nghĩ, lười làm bài phức tạp, như thế em đã thấy quan ngại rồi. Vì coi như nó ko kiên nhẫn rèn tư duy và kiểu kiên trì để giải quyết một vde gì đó khó. Khổ cái ko giải toán khó đã đành nhưng môn gì khó quá nó cũng ko giải :( điều đó mới đáng ngại.
Giải toán cũng rèn đc một số kỹ năng ngoài toán như:
- kiên nhẫn ( nhất là bài khó, có thể phải nghĩ bao ngày mới ra).
- có nhiều cách để giải một vde (nhiều lời giải) và luôn có những cách tối ưu hơn cách khác.
- Muốn chứng minh điều gì đó phải có sở cứ, logic chặt chẽ và phải trình bày mạch lạc, với dữ kiện và minh chứng
đầy đủ
- Đưa các bài toán khác nhau về các motif- dạng bài nhỏ để giải, trc khi giải bài toán lớn.
- Có thể phải chấp nhận một số chân lý, hay giả thiết để giải quyết tiếp các vde khác.
- Tư duy theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh, ví dụ như làm quy nạp hay diễn giải, cái này áp dụng để giải đc nhiều vấn đề ko chỉ Toán, bao gồm cả sáng tạo hay tư duy khoa học.

Sơ sơ vậy đã, nên em thấy học Toán cũng bổ ích.
Mọi môn đều có cái hay của nó nếu đạt đc tới chiều sâu của tư duy. Tuy nhiên qua nhiều môn học em vẫn thấy Toán là môn em phải động não nhiều nhất
Vấn đề của GD nói chung, không riêng môn Toán, là vẫn dựa vào sự ép buộc và áp đặt (mục tiêu GD, chương trình GD, cách giảng dạy) là thứ lỗi thời trong cách con người, nhất là giới trẻ tiếp thu và xử lý thông tin. Từng có cụ phân tích học qua Youtube rất nông, không chuyên sâu (cái này đúng) nhưng không ai tranh cãi về tác dụng bao phủ và xuyên thấu (dù chỉ nông) của thông tin trên MXH. Lẽ ra những người soạn giáo án mẫu phải học tập cách các Youtuber làm clip vì họ rất xuất sắc về instruction design...

Làm chuyên môn về các lĩnh vực như đào tạo, tư vấn, truyền thông, marketing, văn hóa tổ chức...sẽ thấy được sự lạc hậu thậm chí mông muộn của GD trong việc ứng dụng các thành tựu của giới nghiên cứu, kinh doanh vào hoạt động dạy và học. Trong khi lý tưởng nhất, GD phải ứng dụng mọi công nghệ, mô hình, kỹ thuật...của cách chuyên ngành kia vào lĩnh vực của mình 😥

Quay lại các gạch đầu dòng của mợ mà mợ nói học Toán có thể mang lại, mợ có thể dẫn các con đi chơi trò Escape room là có được không những nhận thức mà còn trải nghiệm sâu sắc (vì kích thích, vì vui).

Trẻ em từ Gen Z về sau là lứa mà họ chỉ làm điều được giải thích và thuyết phục được họ là tại sao họ nên làm. Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của họ là vượt rất xa so với các thế hệ trước, nhưng đấy là nếu họ mong muốn bắt tay vào học hoặc làm
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngontaynho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-710679
Ngày cấp bằng
17/12/19
Số km
1,397
Động cơ
36,914 Mã lực
Tuổi
34
Hồi nhỏ đi học em nghĩ học giỏi toán sau lớn lên sẽ làm doanh nhân, lãnh đạo :D , lớn mới biết không phải =))
Nói thế. Cái khoản cân đối lỗ lãi và thưởng cuối năm cho NV thì thằng học toán nó nhạy hơn. Thằng k học toán thì giao phó cho Kế toán :))
 

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,364
Động cơ
79,941 Mã lực
Áp dụng trong cuộc sống là áp dụng kiểu gì và áp dụng cho ai ạ.
Đây, cụ hỏi cụ này cho đúng người. Cháu không phải là người đưa ra câu hỏi. Cháu chỉ nghĩ không nên hỏi những câu kiểu này.
Toán nhà quá khó và nhiều môn vô dụng như lượng giác và tích phân. Bò ra cuối cùng không để làm gì. Cứ bảo để tư duy tốt, nhưng xin lỗi, trong ngạch em trừ xác suất có liên quan còn 2 môn trên gạch tất. Nhớ cứ bò ra giải. Lên đại học đại cương ốt cho ma trận. 139 thằng thi nhát đầu đi tất.
 

ong dat

Xe tăng
Biển số
OF-158365
Ngày cấp bằng
26/9/12
Số km
1,972
Động cơ
375,625 Mã lực
Hồi nhỏ đi học em nghĩ học giỏi toán sau lớn lên sẽ làm doanh nhân, lãnh đạo :D , lớn mới biết không phải =))
Trong xã hội này, nếu:
Không học toán, không giỏi phép chia và tính %, ... thì ai cho làm lãnh đạo !
Không học toán, không giỏi phép chia và tính %, ... thì giỏi mấy cũng không thành doanh nhân được.
Vậy nên, cần xui trẻ con nên học toán và bắt chúng phải học nếu có ước mơ làm LĐ hoặc DN !
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,797
Động cơ
83,912 Mã lực
Vấn đề của GD nói chung, không riêng môn Toán, là vẫn dựa vào sự ép buộc và áp đặt (mục tiêu GD, chương trình GD, cách giảng dạy) là thứ lỗi thời trong cách con người, nhất là giới trẻ tiếp thu và xử lý thông tin. Từng có cụ phân tích học qua Youtube rất nông, không chuyên sâu (cái này đúng) nhưng không ai tranh cãi về tác dụng bao phủ và xuyên thấu (dù chỉ nông) của thông tin trên MXH. Lẽ ra những người soạn giáo án mẫu phải học tập cách các Youtuber làm clip vì họ rất xuất sắc về instruction design...

Làm chuyên môn về các lĩnh vực như đào tạo, tư vấn, truyền thông, marketing, văn hóa tổ chức...sẽ thấy được sự lạc hậu thậm chí mông muộn của GD trong việc ứng dụng các thành tựu của giới nghiên cứu, kinh doanh vào hoạt động dạy và học.

Quay lại các gạch đầu dòng của mợ mà mợ nói học Toán có thể mang lại, mợ có thể dẫn các con đi chơi trò Escape room là có được không những nhận thức mà còn trải nghiệm sâu sắc (vì kích thích, vì vui).

Trẻ em từ Gen Z về sau là lứa mà họ chỉ làm điều được giải thích và thuyết phục được họ là tại sao họ nên làm. Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của họ là vượt rất xa so với các thế hệ trước, nhưng đấy là nếu họ mong muốn bắt tay vào học hoặc làm
Cái này thì em không đồng ý lắm. Học tập, rèn luyện (bất cứ lĩnh vực nào từ thể thao, nghệ thuật, khoa học) đều là sự nhàm chán, ép buộc (từ bản thân hay từ người khác). Con người cơ bản là lười và muốn hưởng thụ nên muốn có kiến thức, kỹ năng chả có cách nào hơn rèn luyện cả. Người nhà em 7x tuổi là một trong những đầu ngành về nhạc cổ điển Việt Nam vẫn một ngày 2h ngồi lên đàn tập một cách nghiêm túc. Chả có thành công nào lại tung tăng nhảy múa, làm điều mình thích mà thành công được cả.
 

vnstockduke

Xe hơi
Biển số
OF-736614
Ngày cấp bằng
20/7/20
Số km
101
Động cơ
69,265 Mã lực
Các cụ mợ có nhận thấy, giáo dục cấp phổ thông hiện nay đang dạy các cháu rèn kĩ năng khôn lỏi không? Em không nói tất cả nhưng với kiểu giáo dục thế này sau hình thành cách suy nghĩ, tư duy là rất ảnh hưởng đến trình độ phát triển của các cháu khi ra đời sau này.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cái này thì em không đồng ý lắm. Học tập, rèn luyện (bất cứ lĩnh vực nào từ thể thao, nghệ thuật, khoa học) đều là sự nhàm chán, ép buộc (từ bản thân hay từ người khác). Con người cơ bản là lười và muốn hưởng thụ nên muốn có kiến thức, kỹ năng chả có cách nào hơn rèn luyện cả. Người nhà em 7x tuổi là một trong những đầu ngành về nhạc cổ điển Việt Nam vẫn một ngày 2h ngồi lên đàn tập một cách nghiêm túc. Chả có thành công nào lại tung tăng nhảy múa, làm điều mình thích mà thành công được cả.
Hì hì, cụ dùng sự áp đặt y như GD đấy. Với loại hình thành tích cao, kiểu vận động viên chuyên nghiệp, em đồng ý về khổ luyện và đó là lựa chọn của người tham gia, dấn thân. Với GD phổ thông thì đó là xuất phát điểm về triết lý GD vô cùng đáng tiếc. Con của cụ có thể miệt mài chơi lắp lego 3-4 tiếng nhưng ngồi học bài là nhấp nhổm, không đi uống nước thì cũng chốc đòi đi tè. Đấy là hiện tượng. Gốc rễ thì em đã nêu và quan điểm của cụ là bằng chứng
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,797
Động cơ
83,912 Mã lực
Hì hì, cụ dùng sự áp đặt y như GD đấy. Với loại hình thành tích cao, kiểu vận động viên chuyên nghiệp, em đồng ý về khổ luyện và đó là lựa chọn của người tham gia, dấn thân. Với GD phổ thông thì đó là xuất phát điểm về triết lý GD vô cùng đáng tiếc. Con của cụ có thể miệt mài chơi lắp lego 3-4 tiếng nhưng ngồi học bài là nhấp nhổm, không đi uống nước thì cũng chốc đòi đi tè. Đấy là hiện tượng. Gốc rễ thì em đã nêu và quan điểm của cụ là bằng chứng
Ai cũng phải chuyên nghiệp trong ngành nghề cụ ạ. Giáo dục tất nhiên phải áp đặt rồi cụ (nói lịch sự là định hướng). Còn cụ muốn giáo dục kiểu gì em vẫn chưa hiểu. Muốn phủ định cái cũ thì tốt thôi, nhưng hãy đưa ra cái mới tốt hơn. Theo cụ hệ thống giáo dục nào tốt hơn và phụ hợp hơn.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,617 Mã lực
Thế nên ở các trường ĐH danh tiếng ở nước ngoài, thằng nào muốn du học đúng nghĩa thì lo mà thi vào. Đỗ thì mới được học các ngành lõi.

Còn không thì cứ apply hồ sơ rồi đóng xèng đi du học thôi. Mà như vậy thì k bao h đào tạo ra được một thằng giỏi về ngành lõi được.

Toán học nó cũng là một môn học lõi phỏng các cụ nhỉ?
Toán là nền tảng cho các ngành khoa học. Muốn học những ngành này buộc phải học Toán, thậm chí là Toán cao cấp.

Nhưng XH cũng có những ngành về Nghệ Thuật, Hội Họa, Âm Nhạc, Biểu Diễn, Thể Thao ....không cần kiến thức sâu về toán học ( chỉ cần biết cơ bản về toán học là đủ ).

Ai năng khiếu về lĩnh vực nào thì đi sâu học về lĩnh vực đó thôi, chuyện bình thường mà.

Tôi thấy có cháu học đàn, nhạc từ trước cả khi học lớp 1 Tiểu học, và học nhạc là chính, các môn văn hóa (bao gồm cả Toán) là phụ.
Tôi cũng thấy có cháu học đá bóng từ nhỏ, cũng song song học văn hóa, nhưng là phụ thôi, học đá bóng là chính.
Vân vân....Mây mây....:))
 

NayruLove

Xe buýt
Biển số
OF-799546
Ngày cấp bằng
7/12/21
Số km
974
Động cơ
153,840 Mã lực
Nơi ở
Kokiri Forest
Hồi nhỏ đi học em nghĩ học giỏi toán sau lớn lên sẽ làm doanh nhân, lãnh đạo :D , lớn mới biết không phải =))
Cụ đi học ở đâu mà bị bón thuốc lú như vậy :)) Thầy cô em ngày xưa cũng đều kêu học giỏi toán lớn lên làm nghiên cứu, làm bác học khoa học, chả thấy ai nói lên làm doanh nhân lãnh đạo cả :D
 

MANDALA2022

Xe hơi
Biển số
OF-809679
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
179
Động cơ
5,177 Mã lực
Cá nhân em nghĩ không phải do cách dậy mà do thực tế bây giờ nhiều thứ làm sao nhãng. Ngày trước cơ bản em có thú vui gì ngoài sách và chạy chơi ngoài trời với bạn bè đâu. Bây giờ F1 nhà em làm trận game ngẩng lên 5,6 h rồi.
Chính xác cụ ạ, giờ bọn nó quá nhiều thứ để mà quan tâm, đặc biệt là những đứa nào tiếp xúc với smartphone từ sớm.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,709
Động cơ
856,436 Mã lực
Hì hì, cụ dùng sự áp đặt y như GD đấy. Với loại hình thành tích cao, kiểu vận động viên chuyên nghiệp, em đồng ý về khổ luyện và đó là lựa chọn của người tham gia, dấn thân. Với GD phổ thông thì đó là xuất phát điểm về triết lý GD vô cùng đáng tiếc. Con của cụ có thể miệt mài chơi lắp lego 3-4 tiếng nhưng ngồi học bài là nhấp nhổm, không đi uống nước thì cũng chốc đòi đi tè. Đấy là hiện tượng. Gốc rễ thì em đã nêu và quan điểm của cụ là bằng chứng
Em thì vẫn luôn tin vào câu nói Ngọc bất trác bất thành khí. Cái kiểu học chơi chơi phần lớn không thể làm nên trò trống gì được, không khổ luyện gian khó thì không thể thành công. Điều quan trọng hơn nữa là có khổ luyện nhiều khi mới nuôi dưỡng thành đam mê sau này.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,162
Động cơ
192,287 Mã lực
Toán là nền tảng cho các ngành khoa học. Muốn học những ngành này buộc phải học Toán, thậm chí là Toán cao cấp.

Nhưng XH cũng có những ngành về Nghệ Thuật, Hội Họa, Âm Nhạc, Biểu Diễn, Thể Thao ....không cần kiến thức sâu về toán học ( chỉ cần biết cơ bản về toán học là đủ ).

Ai năng khiếu về lĩnh vực nào thì đi sâu học về lĩnh vực đó thôi, chuyện bình thường mà.

Tôi thấy có cháu học đàn, nhạc từ trước cả khi học lớp 1 Tiểu học, và học nhạc là chính, các môn văn hóa (bao gồm cả Toán) là phụ.
Tôi cũng thấy có cháu học đá bóng từ nhỏ, cũng song song học văn hóa, nhưng là phụ thôi, học đá bóng là chính.
Vân vân....Mây mây....:))
Ui giời, học đàn hay đá bòng chơi chơi thì được.Thử cho đi học đàn chuyên nghiệp xem, chả có lúc chúng nó muốn đập bỏ đàn ấy chứ.
Làm Toán còn vui hơn, tập đàn cả nghìn giờ cho 1 bài. Bọn trẻ mà ko bị ép để vượt qua một giới hạn nào đó thì ko thể làm đc nghề và kiếm đc tiền từ đó.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,797
Động cơ
83,912 Mã lực
Em thì vẫn luôn tin vào câu nói Ngọc bất trác bất thành khí. Cái kiểu học chơi chơi phần lớn không thể làm nên trò trống gì được, không khổ luyện gian khó thì không thể thành công. Điều quan trọng hơn nữa là có khổ luyện nhiều khi mới nuôi dưỡng thành đam mê sau này.
Cá nhân em cho rằng người ta "Thích thứ mình giỏi" nhiều hơn "Giỏi thứ mình thích".
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
497
Động cơ
11,556 Mã lực
Em thì vẫn luôn tin vào câu nói Ngọc bất trác bất thành khí. Cái kiểu học chơi chơi phần lớn không thể làm nên trò trống gì được, không khổ luyện gian khó thì không thể thành công. Điều quan trọng hơn nữa là có khổ luyện nhiều khi mới nuôi dưỡng thành đam mê sau này.
Nhất trí với quan điểm phải khổ luyện của cụ. Nhà em thì nghèo, của nả chả bao nhiêu lại dạy mấy đứa con không cắm đầu vào học hành, rèn luyện thì thành công kiểu gì, làm sao cạnh tranh lại với các nhà có điều kiện, sinh ra trên đống của. Mình đã kém hơn chúng nó thì phải cố gắng nỗ lực gấp đôi, gấp ba mới may ra bắt kịp được. Nhà nghèo mà cứ bắt chước nhà giàu đua đòi hưởng thụ, vui chơi theo thì chỉ có nước sau này đi ăn mày. :)
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,797
Động cơ
83,912 Mã lực
Toán là nền tảng cho các ngành khoa học. Muốn học những ngành này buộc phải học Toán, thậm chí là Toán cao cấp.

Nhưng XH cũng có những ngành về Nghệ Thuật, Hội Họa, Âm Nhạc, Biểu Diễn, Thể Thao ....không cần kiến thức sâu về toán học ( chỉ cần biết cơ bản về toán học là đủ ).

Ai năng khiếu về lĩnh vực nào thì đi sâu học về lĩnh vực đó thôi, chuyện bình thường mà.

Tôi thấy có cháu học đàn, nhạc từ trước cả khi học lớp 1 Tiểu học, và học nhạc là chính, các môn văn hóa (bao gồm cả Toán) là phụ.
Tôi cũng thấy có cháu học đá bóng từ nhỏ, cũng song song học văn hóa, nhưng là phụ thôi, học đá bóng là chính.
Vân vân....Mây mây....:))
Học đàn từ 4,5 tuổi không nói lên điều gì đâu cụ. Em ngồi lên đàn từ 5 tuổi đây. Nhà có sẵn đàn, trong nhà có sẵn giáo viên hàng đầu nhé. Mỗi ngày ngồi 2,3h để tập, tập đi tập lại hàng trăm lần, nhọc nhằn lắm lắm so với mấy cái thứ Toán, Lý, Hóa phổ thông mà các cụ đang kêu gào là khó kia. Mà muốn thành nghề (chưa chắc đã sống được) thì tập như thế tầm 15-16 năm.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,617 Mã lực
Ui giời, học đàn hay đá bòng chơi chơi thì được.Thử cho đi học đàn chuyên nghiệp xem, chả có lúc chúng nó muốn đập bỏ đàn ấy chứ.
Làm Toán còn vui hơn, tập đàn cả nghìn giờ cho 1 bài. Bọn trẻ mà ko bị ép để vượt qua một giới hạn nào đó thì ko thể làm đc nghề và kiếm đc tiền từ đó.
1000 đứa trẻ cho học đàn, học nhạc ....chỉ có vài chục đứa theo được, và chỉ vài đứa sẽ thành danh ở lĩnh vực này.
Học bóng đá cũng vậy.
Và học Toán cũng vậy ....không phải đứa trẻ nào cũng thích học Toán.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,162
Động cơ
192,287 Mã lực
Vấn đề của GD nói chung, không riêng môn Toán, là vẫn dựa vào sự ép buộc và áp đặt (mục tiêu GD, chương trình GD, cách giảng dạy) là thứ lỗi thời trong cách con người, nhất là giới trẻ tiếp thu và xử lý thông tin. Từng có cụ phân tích học qua Youtube rất nông, không chuyên sâu (cái này đúng) nhưng không ai tranh cãi về tác dụng bao phủ và xuyên thấu (dù chỉ nông) của thông tin trên MXH. Lẽ ra những người soạn giáo án mẫu phải học tập cách các Youtuber làm clip vì họ rất xuất sắc về instruction design...

Làm chuyên môn về các lĩnh vực như đào tạo, tư vấn, truyền thông, marketing, văn hóa tổ chức...sẽ thấy được sự lạc hậu thậm chí mông muộn của GD trong việc ứng dụng các thành tựu của giới nghiên cứu, kinh doanh vào hoạt động dạy và học. Trong khi lý tưởng nhất, GD phải ứng dụng mọi công nghệ, mô hình, kỹ thuật...của cách chuyên ngành kia vào lĩnh vực của mình 😥

Quay lại các gạch đầu dòng của mợ mà mợ nói học Toán có thể mang lại, mợ có thể dẫn các con đi chơi trò Escape room là có được không những nhận thức mà còn trải nghiệm sâu sắc (vì kích thích, vì vui).

Trẻ em từ Gen Z về sau là lứa mà họ chỉ làm điều được giải thích và thuyết phục được họ là tại sao họ nên làm. Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của họ là vượt rất xa so với các thế hệ trước, nhưng đấy là nếu họ mong muốn bắt tay vào học hoặc làm
Vui đến đâu cũng có sự ép buộc cụ ạ, nếu muốn kiếm tiền từ đó bây giờ hay sau này.
Làm việc, học, chơi đều đòi hỏi mức độ tập trung, mức độ chuyên nghiệp và áp lực nhất định mới giỏi đc.
Chơi Lego, chơi nọ kia, đàn vẽ... nếu ko ép thì cũng có lúc chúng nó muốn từ bỏ chứ chả vui vẻ gì đâu. Ví dụ đàn hay vẽ, cháu nào cũng thích chơi vớ vẩn, chứ nghiêm túc để chuẩn bị làm nghề xem, nó chả có lúc muốn đập bỏ đàn ấy chớ. Điển hình con em đây, đòi học vẽ, cho đi học 6 tháng xin thôi luôn, thà học Toán Văn còn hơn.
Tất nhiên là việc dạy học nên đc thay đổi cho tốt hơn, mà nó phải phù hợp với bối cảnh của VN, và có nghiên cứu phân loại rõ ràng.
À cụ nói chơi Escape, con em vẫn chơi ở trình độ phọt phẹt, giờ bảo cho nó chọn chơi Escape trình độ khó với Toán học phổ thông, có khi nó cũng chọn Toán ấy :D
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,443
Động cơ
587,617 Mã lực
Học đàn từ 4,5 tuổi không nói lên điều gì đâu cụ. Em ngồi lên đàn từ 5 tuổi đây. Nhà có sẵn đàn, trong nhà có sẵn giáo viên hàng đầu nhé. Mỗi ngày ngồi 2,3h để tập, tập đi tập lại hàng trăm lần, nhọc nhằn lắm lắm so với mấy cái thứ Toán, Lý, Hóa phổ thông mà các cụ đang kêu gào là khó kia. Mà muốn thành nghề (chưa chắc đã sống được) thì tập như thế tầm 15-16 năm.
Thế thì bởi vì cụ là đói tượng không theo được nghiệp âm nhạc....do chưa đủ 1 số thứ....:))

Nếu ai cũng như cụ, thì làm gì có Nhạc sỹ Hồ Hoài Anh, làm gì có Ca sỹ Mỹ Tâm :))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ai cũng phải chuyên nghiệp trong ngành nghề cụ ạ. Giáo dục tất nhiên phải áp đặt rồi cụ (nói lịch sự là định hướng). Còn cụ muốn giáo dục kiểu gì em vẫn chưa hiểu. Muốn phủ định cái cũ thì tốt thôi, nhưng hãy đưa ra cái mới tốt hơn. Theo cụ hệ thống giáo dục nào tốt hơn và phụ hợp hơn.
Lý luận thì em đã trình bày nên không nhai lại làm gì, em đưa ví dụ cụ thẩm thử.

Vài năm gần đây em thấy phát triển các lớp dạy chơi piano cho người i tờ, thậm chí cứng tuổi. Họ là đối tượng sẽ bị từ chối nhận bởi các trường, trung tâm, giáo viên theo style kinh viện. Các lớp nói trên thoạt nhìn cả giáo viên và co sở rất amateur nhưng họ lại có cách làm hay. Concept của họ dựa trên sự ham thích không phải tiềm năng hay tố chất của học viên, họ xây giáo án bằng cách dumb down mọi thứ, em đoán persona học viên mà họ thiết kế bài giảng bitesized cho dễ tiếp thu là một người ở mức dưới trung bình. Học viên từ những lớp như vậy có thể một ngày nào đó vào Nhà hát lớn biểu diễn hay không? Chắc là không, nhưng biểu diễn ở nhà, ở những dịp như tiệc công ty, ở những nơi như sảnh khách sạn, quán cafe nhạc... thì có thể đấy. Đào tạo những tài năng kinh viện không phải là mục tiêu của họ, mà là giúp mọi người hiện thực hóa tình yêu âm nhạc hay tính nghệ sĩ bằng cách giúp họ có thể chơi thành thạo một nhạc cụ. Đấy là ví dụ mà GD phổ thông có thể tham khảo
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top