[Funland] Cỗ nhà quê

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,938
Động cơ
327,524 Mã lực
Em tưởng nem chua mới làm từ thịt sống hóa ra nem chạo cũng làm từ thịt sống à?
Nem chạo bố chồng em tự làm từ bì lợn luộc qua thôi chưa kịp nở bung ra. Có hai kiểu thái thái chỉ: lạng mỏng ra thành lát bì mỏng rồi mới thái nhỉ hoặc cả miếng bì dày thái vát thật mỏng. Ăn đến đâu trộn thính đến đấy rồi nắm lại. Ngồi thái bì gãy cả lưng ý nhưng ăn cứ vèo vèo. Có trộn thêm tý gia vị mì chính và thịt mỡ luộc thái hạt lựu cho nó ngậy đỡ khô.
 

cha biet chi

Xe điện
Biển số
OF-489591
Ngày cấp bằng
18/2/17
Số km
3,178
Động cơ
779,269 Mã lực
Tuổi
33
Kính chào cccm.
Kính chúc cccm xuôi ngược bình an, ấm cúng gđ, cuối tuần thư thái!

Vâng, lại là em, gã trai quê xứ Đoài đất Bắc. Bẹn thủ đô mà nhấp nhô đồi núi. Chắc chả mấy đất nước mà địa giới Thổ đu nhiều núi như ta cccm nhỉ.

Tiếp theo cái tinh thần hoài niệm, "ăn mày dĩ vãng" của - Cái thú nhà quê - em xin phép đổ móng tiếp cái tòa Cỗ nhà quê ạ. (Em là em phồn thực phồn ẩm)

Ăn tiệc, ăn nhậu, oánh choén, đánh chén, uống rượu... dù là đứng, khoanh chân hay ngồi bàn... thôi thì vô vàn cách để gọi cho một bữa Ẩm và Thực ở xứ ta. Ma chay, cưới hỏi, giỗ lễ, liên hoan... ngồi Ẩm và Thực với nhau vẫn là Cỗ.

Thớt này em xin gọi là CỖ cho nó thuần Việt. Dù rằng càng hiện đại, càng Âu hóa thì cái chữ Cỗ nó càng thưa đi vì nó ít sang mồm nhưng hẳn là nếu gắn với truyền thống thì nó còn sang mồm chán phải không cccm!

Tùy nếp mỗi gia đình mỗi dòng tộc, tùy phong tục mỗi làng xã bản huyện, tùy đặc trưng đặc sản và kinh tế mỗi miền quê xuôi ngược, tùy văn hóa vùng miền Bắc-Trung-Nam... thì Cỗ thực sự là vô cùng phong phú.

MỜI CCCM RẢNH CHÂN NHÃ HỨNG GHÉ LẠI CHIA SẺ NÉT VĂN HÓA NÀY Ạ! (Hóng ảnh view)

Em xin mở bát bằng một thứ Cỗ truyền thống mà chỗ em còn giữ lại. Đây là cỗ của đình, của họ tộc giữ lại trong các dịp giỗ họ, giỗ tổ, tế lễ, hội làng. CỖ TRUYỀN THỐNG!

Dù vài chục hay vài trăm mâm thì Cỗ này cũng chỉ dùng lợn tự nuôi tự thịt (1 đến nhiều con nhưng phải lợn to và rất rất to)

Luộc, nướng, áp chảo, ninh hầm... là những cách thức chế biến được áp dụng với gia vị cũng thuần túy như hành, tỏi, gừng riềng mà không dùng đến những cách chế biến cầu kỳ hay những gia vị tân tiến cầu kỳ. Nên em gọi là CỖ NHÀ QUÊ.

Thủ lợn và đuôi lợn cổ xưa là món của mâm cao chiếu trên, là thứ để cúng tế hành lễ, là tượng trưng và thiên hạ trông vào.

Hạ lễ thì cái thủ phải chia THẬT ĐỀU cho mâm các cụ trong họ, hay lý tuần đồ nghè hương cống trong xã... Cái đuôi cắt khoét sâu cả cân thịt được gói riêng cho cụ Nhất trong họ hay là thứ đãi cho nhà anh Mõ của làng sâu lạt bung biêng xách về. Còn lại toàn bộ con lợn được pha ra làm cỗ.

Để có cãi chữ THẬT ĐỀU kia thì Cỗ phải có anh CÂU ĐƯƠNG - danh từ để chỉ các tay dao thớt đầu bếp trong họ trong làng là Người được lựa chọn, có bầu bán và ê kíp, theo "nhiệm kỳ".

1. Tiết canh: từ lúc trói *** lợn đã phải có bác dạng háng khoắng muối hạt để cầm và nếm tiết cho chuẩn. Món khoái khẩu cánh đàn ông mà sai là ông í ngồi ăn không yên đâu. Rồi cứ sụn họng thịt dải nướng, hành nướng rau thơm mà oánh thôi, tiết lợn quá dễ oánh phải không ạ?

2. Thịt luộc: vai, mông, đùi, thăn... Luộc trong một nồi lớn, thái khi vẫn còn nóng. To dài vuông quân chì, rắc muối hạt, đơm đĩa đầy. Cái nồi nước "xuýt" này ngọt khỏi bàn.

3. Áp chảo: ba chỉ dầy, áp chảo giòn bì (không quay lò), thái bản mỏng xếp đĩa

4. Nướng: mông, vai thái vuông bao diêm, ướp mắm và hành khô, tiêu... Nướng xiên than hoa. Có thể thay bằng sườn nướng.

5. Lòng dồi: cũng như mọi nơi, lòng dồi phủ tạng tất tật con lợn được luộc. Riêng món dồi lợn cỗ này không dùng dồi tiết, dồi mỡ mà là dồi nạc băm (chỉ thịt nạc) với hành khô hành tươi. Mỗi đĩa lòng sẽ để một miếng dồi to lên trên miếng gan to, đủ mỗi người một combo 1 miếng như vậy trong mâm. (Khi ăn nta gắp kẹp cắn kèm như humbeger.)

6. Rau: thường là cỗ này không dùng rau lá ạ. Mà là củ xáo: xu hào, khoai tây ninh xương là phổ biến nhất. Thêm một món không thể thiếu đó là củ chuối ninh xương (review sau ạ)

7. Xôi oản trái cây: xôi trắng gạo mới thơm được đóng khuôn vuông, quê em gọi là Oản. + chuối.

8. Rượu nút lá chuối.

Cỗ 4: vâng là cỗ chỉ ngồi 4 người ạ. Đôi lúc thì có thể ngồi 6, nhưng chuẩn đét là ngồi 4, tất cả đồ làm cũng ưu tiên bội số 4. Bốn góc chiếu hoa chính cửa, giống các cụ ngồi Ù Chi nẩy, tổ tôm điếm.

Cỗ lấy phần: không biết gọi là cổ hủ hay là nét tây trước thời đại, không chỉ quê em, nhiều nơi em thấy. Ăn cỗ sẽ lấy phần sau khi ăn. Với mâm các cô/bà thì món dễ chia gói lấy về sau thường được tách riêng để ăn phần khác. Với mâm đàn ông ngập răng thì còn sao chia đó. Cỗ làng cỗ họ, bất luận thượng quan hạ dân, già trẻ lớn bé khi về phải bung biêng gói phần đầy đủ thịt/oản/chuối hỷ hả.

Xếp cỗ: cỗ ngồi 4, xếp theo vai vế, theo giới tính. Cụ ông, cụ bà, nam phụ lão ấu theo tuổi tác vai vế và thành phần chủ khách nội ngoại phải xếp cho đúng. Xếp sai là rách việc với truyền thông show-bit thôn.
Thời gian xếp: khách trước chủ sau. Vai vế tuổi tác từ trên xuống dưới, đàn ông trước đàn bà sau (trẻ con có thể ăn trước). Nếu có biếu phần ai phải biếu trước khi hạ mâm.
Không gian xếp: ưu tiên từ gian giữa ra biên, từ trong nhà ra ngoài sân... (Thiếu mâm thiếu chỗ, trẻ con xưa ngồi chân đống rơm là bình thường)

Ngày xưa nó là miếng ngon dành phần cho người nhà, cha mẹ con cháu... khi mình được đi ăn, là tí thụ lộc họ lộc thánh (miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần), là cái dấu cho nta chào nhau bằng câu (cụ đi uống rượu về ạ). Là tí protein chia sẻ thời khó khăn mỗi dịp hiếm hoi có cỗ.

Thời nay vẫn vậy, cỗ 4 gói phần nó là cái bản sắc mà người quê em vẫn hoan hỷ giữ gìn. Và thay vì dùng từ ăn cỗ thì nơi "chặt to - kho mặn" quê em định danh là ĐÓNG CỖ cho nó oách, đúng cái trọng lượng của nó.

Mỗi miền mỗi khác, vô vàn lễ nghi, cách thức, đặc sản đặc trưng ẩm thực vùng miền. Em tin đâu đó cũng sẽ có nét chung của dải đất chữ S này.

Mời CCCM có nhã hứng review để mọi người đc thực vọng ẩm xa Cỗ Việt Nam.

Cháu đeo yếm dãi, lót lá chuối hóng!

P/s: riêng cái bóng đái lợn thì trẻ con chầu chực lấy về chế thành bóng hơi đá chơi!









cỗ này gặp em là không đạt rồi tuy nhiên đây là văn hóa từng vùng.rất hay.chúc cụ chỉ dk thưởng thức nhiều văn hóa hơn
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,847
Động cơ
1,134,889 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Nem chạo bố chồng em tự làm từ bì lợn luộc qua thôi chưa kịp nở bung ra. Có hai kiểu thái thái chỉ: lạng mỏng ra thành lát bì mỏng rồi mới thái nhỉ hoặc cả miếng bì dày thái vát thật mỏng. Ăn đến đâu trộn thính đến đấy rồi nắm lại. Ngồi thái bì gãy cả lưng ý nhưng ăn cứ vèo vèo. Có trộn thêm tý gia vị mì chính và thịt mỡ luộc thái hạt lựu cho nó ngậy đỡ khô.
Nhà anh làm nem chạo bằng thịt ba chỉ luộc thái sợi trộn thínhluôn cho đỡ lắm công đoạn.=P~
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,938
Động cơ
327,524 Mã lực
Nhà anh làm nem chạo bằng thịt ba chỉ luộc thái sợi trộn thínhluôn cho đỡ lắm công đoạn.=P~
Làm nem không luộc mà chỉ nhúng nước sôi thôi, thịt bên trong sống nhăn anh ạ. Bên thông gia với nhà chồng em ở bên Nghĩa Hưng Hải Hậu thì ăn gỏi hết từ lợn đến cá. Họ chén sống quen rồi, luộc chín chả ai ăn. Nói thật là em sợ phong tục đấy lắm may mà nhà chồng em không thế.
 

Snake master

Xe tăng
Biển số
OF-506097
Ngày cấp bằng
21/4/17
Số km
1,461
Động cơ
279,079 Mã lực
Kính chào cccm.
Kính chúc cccm xuôi ngược bình an, ấm cúng gđ, cuối tuần thư thái!

Vâng, lại là em, gã trai quê xứ Đoài đất Bắc. Bẹn thủ đô mà nhấp nhô đồi núi. Chắc chả mấy đất nước mà địa giới Thổ đu nhiều núi như ta cccm nhỉ.

Tiếp theo cái tinh thần hoài niệm, "ăn mày dĩ vãng" của - Cái thú nhà quê - em xin phép đổ móng tiếp cái tòa Cỗ nhà quê ạ. (Em là em phồn thực phồn ẩm)

Ăn tiệc, ăn nhậu, oánh choén, đánh chén, uống rượu... dù là đứng, khoanh chân hay ngồi bàn... thôi thì vô vàn cách để gọi cho một bữa Ẩm và Thực ở xứ ta. Ma chay, cưới hỏi, giỗ lễ, liên hoan... ngồi Ẩm và Thực với nhau vẫn là Cỗ.

Thớt này em xin gọi là CỖ cho nó thuần Việt. Dù rằng càng hiện đại, càng Âu hóa thì cái chữ Cỗ nó càng thưa đi vì nó ít sang mồm nhưng hẳn là nếu gắn với truyền thống thì nó còn sang mồm chán phải không cccm!

Tùy nếp mỗi gia đình mỗi dòng tộc, tùy phong tục mỗi làng xã bản huyện, tùy đặc trưng đặc sản và kinh tế mỗi miền quê xuôi ngược, tùy văn hóa vùng miền Bắc-Trung-Nam... thì Cỗ thực sự là vô cùng phong phú.

MỜI CCCM RẢNH CHÂN NHÃ HỨNG GHÉ LẠI CHIA SẺ NÉT VĂN HÓA NÀY Ạ! (Hóng ảnh view)

Em xin mở bát bằng một thứ Cỗ truyền thống mà chỗ em còn giữ lại. Đây là cỗ của đình, của họ tộc giữ lại trong các dịp giỗ họ, giỗ tổ, tế lễ, hội làng. CỖ TRUYỀN THỐNG!

Dù vài chục hay vài trăm mâm thì Cỗ này cũng chỉ dùng lợn tự nuôi tự thịt (1 đến nhiều con nhưng phải lợn to và rất rất to)

Luộc, nướng, áp chảo, ninh hầm... là những cách thức chế biến được áp dụng với gia vị cũng thuần túy như hành, tỏi, gừng riềng mà không dùng đến những cách chế biến cầu kỳ hay những gia vị tân tiến cầu kỳ. Nên em gọi là CỖ NHÀ QUÊ.

Thủ lợn và đuôi lợn cổ xưa là món của mâm cao chiếu trên, là thứ để cúng tế hành lễ, là tượng trưng và thiên hạ trông vào.

Hạ lễ thì cái thủ phải chia THẬT ĐỀU cho mâm các cụ trong họ, hay lý tuần đồ nghè hương cống trong xã... Cái đuôi cắt khoét sâu cả cân thịt được gói riêng cho cụ Nhất trong họ hay là thứ đãi cho nhà anh Mõ của làng sâu lạt bung biêng xách về. Còn lại toàn bộ con lợn được pha ra làm cỗ.

Để có cãi chữ THẬT ĐỀU kia thì Cỗ phải có anh CÂU ĐƯƠNG - danh từ để chỉ các tay dao thớt đầu bếp trong họ trong làng là Người được lựa chọn, có bầu bán và ê kíp, theo "nhiệm kỳ".

1. Tiết canh: từ lúc trói mõ.m lợn đã phải có bác dạng háng khoắng muối hạt để cầm và nếm tiết cho chuẩn. Món khoái khẩu cánh đàn ông mà sai là ông í ngồi ăn không yên đâu. Rồi cứ sụn họng thịt dải nướng, hành nướng rau thơm mà oánh thôi, tiết lợn quá dễ oánh phải không ạ?

2. Thịt luộc: vai, mông, đùi, thăn... Luộc trong một nồi lớn, thái khi vẫn còn nóng. To dài vuông quân chì, rắc muối hạt, đơm đĩa đầy. Cái nồi nước "xuýt" này ngọt khỏi bàn.

3. Áp chảo: ba chỉ dầy, áp chảo giòn bì (không quay lò), thái bản mỏng xếp đĩa.

4. Nướng: mông, vai thái vuông bao diêm, ướp mắm và hành khô, tiêu... Nướng xiên than hoa. Có thể thay bằng sườn nướng.

5. Lòng dồi: cũng như mọi nơi, lòng dồi phủ tạng tất tật con lợn được luộc. Riêng cỗ dồi lợn cỗ này không dùng dồi tiết, dồi mỡ mà là dồi nạc băm (chỉ thịt nạc) với hành khô hành tươi. Thật đúng là "con lợn có béo, cỗ dồi mới thơm". Cái thứ dồi toàn nạc này, luộc chung nước luộc thịt, vớt nóng lên thì thơm và quyến rũ vô cùng. Mỗi đĩa lòng sẽ để một miếng dồi to lên trên miếng gan to, đủ mỗi người một combo 1 miếng như vậy trong mâm. (Khi ăn nta gắp kẹp cắn kèm như humbeger.)

6. Rau: thường là cỗ này không dùng rau lá ạ. Mà là củ xáo: xu hào, khoai tây ninh xương là phổ biến nhất. Thêm một món không thể thiếu đó là củ chuối ninh xương (review sau ạ). Khách thập phương hay con xa xứ vẫn chấm cho món này là linh hồn của mâm cỗ. Có lẽ vì lạ, vì mềm, vì bùi vì béo...chứ không phải vì cái củ mà nta chỉ đào bỏ đi.

7. Xôi oản trái cây: xôi trắng gạo mới thơm được đóng khuôn vuông, quê em gọi là Oản. + chuối.

8. Rượu nút lá chuối.

Cỗ 4: vâng là cỗ chỉ ngồi 4 người ạ. Đôi lúc thì có thể ngồi 6, nhưng chuẩn đét là ngồi 4, tất cả đồ làm cũng ưu tiên bội số 4. Bốn góc chiếu hoa chính cửa, giống các cụ ngồi Ù Chi nẩy, tổ tôm điếm.

Cỗ lấy phần: không biết gọi là cổ hủ hay là nét tây trước thời đại, không chỉ quê em, nhiều nơi em thấy. Ăn cỗ sẽ lấy phần sau khi ăn. Với mâm các cô/bà thì món dễ chia gói lấy về sau thường được tách riêng để ăn phần khác. Với mâm đàn ông ngập răng thì còn sao chia đó. Cỗ làng cỗ họ, bất luận thượng quan hạ dân, già trẻ lớn bé khi về phải bung biêng gói phần đầy đủ thịt/oản/chuối hỷ hả.

Xếp cỗ: cỗ ngồi 4, xếp theo vai vế, theo giới tính. Cụ ông, cụ bà, nam phụ lão ấu theo tuổi tác vai vế và thành phần chủ khách nội ngoại phải xếp cho đúng. Xếp sai là rách việc với truyền thông show-bit thôn.
Thời gian xếp: khách trước chủ sau. Vai vế tuổi tác từ trên xuống dưới, đàn ông trước đàn bà sau (trẻ con có thể ăn trước). Nếu có biếu phần ai phải biếu trước khi hạ mâm.
Không gian xếp: ưu tiên từ gian giữa ra biên, từ trong nhà ra ngoài sân... (Thiếu mâm thiếu chỗ, trẻ con xưa ngồi chân đống rơm là bình thường)

Ngày xưa nó là miếng ngon dành phần cho người nhà, cha mẹ con cháu... khi mình được đi ăn, là tí thụ lộc họ lộc thánh (miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần), là cái dấu cho nta chào nhau bằng câu (cụ đi uống rượu về ạ). Là tí protein chia sẻ thời khó khăn mỗi dịp hiếm hoi có cỗ.

Thời nay vẫn vậy, cỗ 4 gói phần nó là cái bản sắc mà người quê em vẫn hoan hỷ giữ gìn. Và thay vì dùng từ ăn cỗ thì nơi "chặt to - kho mặn" quê em định danh là ĐÓNG CỖ cho nó oách, đúng cái trọng lượng của nó.

Mỗi miền mỗi khác, vô vàn lễ nghi, cách thức, đặc sản đặc trưng ẩm thực vùng miền. Em tin đâu đó cũng sẽ có nét chung của dải đất chữ S này.

Mời CCCM có nhã hứng review để mọi người đc thực vọng ẩm xa Cỗ Việt Nam.

Cháu đeo yếm dãi, lót lá chuối hóng!

P/s: riêng cái bóng đái lợn thì trẻ con chầu chực lấy về chế thành bóng hơi đá chơi!









nhìn mâm cỗ ngon, sếp đầy ú ụ thế này mà ngồi 4 thì ăn ngập chân răng không hết cụ nhẩy
 

Alexandre Ciskob

Xe điện
Biển số
OF-4827
Ngày cấp bằng
18/5/07
Số km
4,395
Động cơ
580,560 Mã lực
Mâm to như thế mà có 4 người ăn.
Quê nhà cụ ăn khỏe thật :D
 

xecho rac

Xe container
Biển số
OF-209298
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
5,702
Động cơ
352,040 Mã lực
Nơi ở
Hà nội 2
ảnh thời bao nhiêu mà chỗ cụ vẫn đóng 4 ạ ! chỗ em bỏ 4 từ 15 năm nay rồi
 

Snake master

Xe tăng
Biển số
OF-506097
Ngày cấp bằng
21/4/17
Số km
1,461
Động cơ
279,079 Mã lực
ở quê là vậy cụ nhỉ họ hàng là cứ phải " xanh đầu con ông bác , bạc đầu con ông chú" cái khoản xưng hô đến là đau đầu
Cỗ làng cháu không đc dự. Mình kong ở làng.
Cỗ họ thì rồi.
Trước ngồi chiếu, nay văn minh ngồi bàn, đóng 6. Đóng 4 chưa thấy ( chắc mình trẻ cỗ 4 ngày xưa).
Kinh nhấT vai vế.
Hồi về quê lần đầu ( lúc đó 30. Cháu xa nhà từ năm 22 đến 30 mới về). Toàn các lão lụ khụ râu tóc bạc phơ, phụ nữ răng đen tóc vấn chân đây hoặc đi guốc chào bằng bác ( chào thay con).
Mình chi trưởng ngành trên nó vậy.
Chán ra chơi bên ngoài còn lôi thôi hơn. Không biết ngôi thứ thế nào. 45. 55 cứ bác bác con con, còn 40 trở xuống chào ông ngon xoét. Ngại không chịu đc. Người nhà quê hồi trước họ trông già hơn bây giờ.
Hay nhất có con bé 21 học trên hà nội có họ nhưng đằng ngoại của họ cứ chào cụ. Mà ló xinh thôi rồi. Người lẳn nói chung là muốn láo kệ họ hàng.
Cuối cùng ra quán nước gốc đa uống. Gặp ngay mấy ông nhọc lại nhận họ thằng nhận làm cháu thằng nói nêu đằng ngoại lại là anh em. Điên tiết cháu bẩu ở hàng nước thì thôi cho qua vai vế đi. Làm chầu bia ( hồi đó bia vạn lúc đầy) cháu khao cả lũ không cần biết họ hay làng.
 

quangkhunglong

Xe tăng
Biển số
OF-585934
Ngày cấp bằng
20/8/18
Số km
1,866
Động cơ
169,619 Mã lực
Kính chào cccm.
Kính chúc cccm xuôi ngược bình an, ấm cúng gđ, cuối tuần thư thái!

Vâng, lại là em, gã trai quê xứ Đoài đất Bắc. Bẹn thủ đô mà nhấp nhô đồi núi. Chắc chả mấy đất nước mà địa giới Thổ đu nhiều núi như ta cccm nhỉ.

Tiếp theo cái tinh thần hoài niệm, "ăn mày dĩ vãng" của - Cái thú nhà quê - em xin phép đổ móng tiếp cái tòa Cỗ nhà quê ạ. (Em là em phồn thực phồn ẩm)

Ăn tiệc, ăn nhậu, oánh choén, đánh chén, uống rượu... dù là đứng, khoanh chân hay ngồi bàn... thôi thì vô vàn cách để gọi cho một bữa Ẩm và Thực ở xứ ta. Ma chay, cưới hỏi, giỗ lễ, liên hoan... ngồi Ẩm và Thực với nhau vẫn là Cỗ.

Thớt này em xin gọi là CỖ cho nó thuần Việt. Dù rằng càng hiện đại, càng Âu hóa thì cái chữ Cỗ nó càng thưa đi vì nó ít sang mồm nhưng hẳn là nếu gắn với truyền thống thì nó còn sang mồm chán phải không cccm!

Tùy nếp mỗi gia đình mỗi dòng tộc, tùy phong tục mỗi làng xã bản huyện, tùy đặc trưng đặc sản và kinh tế mỗi miền quê xuôi ngược, tùy văn hóa vùng miền Bắc-Trung-Nam... thì Cỗ thực sự là vô cùng phong phú.

MỜI CCCM RẢNH CHÂN NHÃ HỨNG GHÉ LẠI CHIA SẺ NÉT VĂN HÓA NÀY Ạ! (Hóng ảnh view)

Em xin mở bát bằng một thứ Cỗ truyền thống mà chỗ em còn giữ lại. Đây là cỗ của đình, của họ tộc giữ lại trong các dịp giỗ họ, giỗ tổ, tế lễ, hội làng. CỖ TRUYỀN THỐNG!

Dù vài chục hay vài trăm mâm thì Cỗ này cũng chỉ dùng lợn tự nuôi tự thịt (1 đến nhiều con nhưng phải lợn to và rất rất to)

Luộc, nướng, áp chảo, ninh hầm... là những cách thức chế biến được áp dụng với gia vị cũng thuần túy như hành, tỏi, gừng riềng mà không dùng đến những cách chế biến cầu kỳ hay những gia vị tân tiến cầu kỳ. Nên em gọi là CỖ NHÀ QUÊ.

Thủ lợn và đuôi lợn cổ xưa là món của mâm cao chiếu trên, là thứ để cúng tế hành lễ, là tượng trưng và thiên hạ trông vào.

Hạ lễ thì cái thủ phải chia THẬT ĐỀU cho mâm các cụ trong họ, hay lý tuần đồ nghè hương cống trong xã... Cái đuôi cắt khoét sâu cả cân thịt được gói riêng cho cụ Nhất trong họ hay là thứ đãi cho nhà anh Mõ của làng sâu lạt bung biêng xách về. Còn lại toàn bộ con lợn được pha ra làm cỗ.

Để có cãi chữ THẬT ĐỀU kia thì Cỗ phải có anh CÂU ĐƯƠNG - danh từ để chỉ các tay dao thớt đầu bếp trong họ trong làng là Người được lựa chọn, có bầu bán và ê kíp, theo "nhiệm kỳ".

1. Tiết canh: từ lúc trói mõ.m lợn đã phải có bác dạng háng khoắng muối hạt để cầm và nếm tiết cho chuẩn. Món khoái khẩu cánh đàn ông mà sai là ông í ngồi ăn không yên đâu. Rồi cứ sụn họng thịt dải nướng, hành nướng rau thơm mà oánh thôi, tiết lợn quá dễ oánh phải không ạ?

2. Thịt luộc: vai, mông, đùi, thăn... Luộc trong một nồi lớn, thái khi vẫn còn nóng. To dài vuông quân chì, rắc muối hạt, đơm đĩa đầy. Cái nồi nước "xuýt" này ngọt khỏi bàn.

3. Áp chảo: ba chỉ dầy, áp chảo giòn bì (không quay lò), thái bản mỏng xếp đĩa.

4. Nướng: mông, vai thái vuông bao diêm, ướp mắm và hành khô, tiêu... Nướng xiên than hoa. Có thể thay bằng sườn nướng.

5. Lòng dồi: cũng như mọi nơi, lòng dồi phủ tạng tất tật con lợn được luộc. Riêng cỗ dồi lợn cỗ này không dùng dồi tiết, dồi mỡ mà là dồi nạc băm (chỉ thịt nạc) với hành khô hành tươi. Thật đúng là "con lợn có béo, cỗ dồi mới thơm". Cái thứ dồi toàn nạc này, luộc chung nước luộc thịt, vớt nóng lên thì thơm và quyến rũ vô cùng. Mỗi đĩa lòng sẽ để một miếng dồi to lên trên miếng gan to, đủ mỗi người một combo 1 miếng như vậy trong mâm. (Khi ăn nta gắp kẹp cắn kèm như humbeger.)

6. Rau: thường là cỗ này không dùng rau lá ạ. Mà là củ xáo: xu hào, khoai tây ninh xương là phổ biến nhất. Thêm một món không thể thiếu đó là củ chuối ninh xương (review sau ạ). Khách thập phương hay con xa xứ vẫn chấm cho món này là linh hồn của mâm cỗ. Có lẽ vì lạ, vì mềm, vì bùi vì béo...chứ không phải vì cái củ mà nta chỉ đào bỏ đi.

7. Xôi oản trái cây: xôi trắng gạo mới thơm được đóng khuôn vuông, quê em gọi là Oản. + chuối.

8. Rượu nút lá chuối.

Cỗ 4: vâng là cỗ chỉ ngồi 4 người ạ. Đôi lúc thì có thể ngồi 6, nhưng chuẩn đét là ngồi 4, tất cả đồ làm cũng ưu tiên bội số 4. Bốn góc chiếu hoa chính cửa, giống các cụ ngồi Ù Chi nẩy, tổ tôm điếm.

Cỗ lấy phần: không biết gọi là cổ hủ hay là nét tây trước thời đại, không chỉ quê em, nhiều nơi em thấy. Ăn cỗ sẽ lấy phần sau khi ăn. Với mâm các cô/bà thì món dễ chia gói lấy về sau thường được tách riêng để ăn phần khác. Với mâm đàn ông ngập răng thì còn sao chia đó. Cỗ làng cỗ họ, bất luận thượng quan hạ dân, già trẻ lớn bé khi về phải bung biêng gói phần đầy đủ thịt/oản/chuối hỷ hả.

Xếp cỗ: cỗ ngồi 4, xếp theo vai vế, theo giới tính. Cụ ông, cụ bà, nam phụ lão ấu theo tuổi tác vai vế và thành phần chủ khách nội ngoại phải xếp cho đúng. Xếp sai là rách việc với truyền thông show-bit thôn.
Thời gian xếp: khách trước chủ sau. Vai vế tuổi tác từ trên xuống dưới, đàn ông trước đàn bà sau (trẻ con có thể ăn trước). Nếu có biếu phần ai phải biếu trước khi hạ mâm.
Không gian xếp: ưu tiên từ gian giữa ra biên, từ trong nhà ra ngoài sân... (Thiếu mâm thiếu chỗ, trẻ con xưa ngồi chân đống rơm là bình thường)

Ngày xưa nó là miếng ngon dành phần cho người nhà, cha mẹ con cháu... khi mình được đi ăn, là tí thụ lộc họ lộc thánh (miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần), là cái dấu cho nta chào nhau bằng câu (cụ đi uống rượu về ạ). Là tí protein chia sẻ thời khó khăn mỗi dịp hiếm hoi có cỗ.

Thời nay vẫn vậy, cỗ 4 gói phần nó là cái bản sắc mà người quê em vẫn hoan hỷ giữ gìn. Và thay vì dùng từ ăn cỗ thì nơi "chặt to - kho mặn" quê em định danh là ĐÓNG CỖ cho nó oách, đúng cái trọng lượng của nó.

Mỗi miền mỗi khác, vô vàn lễ nghi, cách thức, đặc sản đặc trưng ẩm thực vùng miền. Em tin đâu đó cũng sẽ có nét chung của dải đất chữ S này.

Mời CCCM có nhã hứng review để mọi người đc thực vọng ẩm xa Cỗ Việt Nam.

Cháu đeo yếm dãi, lót lá chuối hóng!

P/s: riêng cái bóng đái lợn thì trẻ con chầu chực lấy về chế thành bóng hơi đá chơi!









Cỗ cụ tả hay quá. Nhưng còn món giã giò cụ ơi?
 

LÃO CANH NÔNG

Xe điện
Biển số
OF-701798
Ngày cấp bằng
26/9/19
Số km
2,253
Động cơ
129,813 Mã lực
bài viết của cụ chủ thớt thì em như thấy cụ ấy viết về quê mẹ em 40 năm về trước.
Chuổn nhồi cụ, cái thời ấy là cái thời các u các mẹ còn "miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương"
Bữa cơm rau là chủ đạo, nhà có khách quý thì "nhịn miệng đãi khách" thì mới dám bắt gà bắt cá mà có tí thịt tí tanh khề khà. Chả thế mà mong ngóng khi có đám hay tết về được ăn thịt cho đã mồm

Ta đang có, cái gì không tiêu cực thì hãy giữ gìn, nó là cả bảo tàng để nuôi dưỡng tâm hồn và keo dán đoàn kết cộng đồng có phải không cccm.
Cụ nhận định vậy em ưng cái bụng.
Vẫn có cái lẽ "Cây 1 cội trái chua trái ngọt. Nước 1 nguồn dòng đục dòng trong" cơ mà.
Ở cái nơi đồng đất toàn người làng người nước người họ mạc với nhau ấy, cho dù cũng vẫn có cái "đất lề quê thói" ko thức thời với cs hiện đại, hay cái hủ tục còn hãn hữu, nhưng tựu chung lại cái TÌNH và cái HỒN người nơi ấy là cái để mình MẶN MÒI HOÀI NIỆM.

Nhẽ là thế nên ở đó mới có chuyện nhà ai có đám thì cả làng đỏ đèn chộn rộn chung tay sẻ chia/đỡ đần.
Nhẽ phát nữa là bởi vậy, nên bữa cỗ dù có ngấy thì mình vẫn muốn Đắm Đuối tìm về.

Klq: dưng em thấy cỗ quê các cụ ko có bát canh móng giò nấu măng nhẩy. Em tưởng phải có món đấy mới đầy đủ lệ bộ mâm cỗ phỏng cụ?
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,141
Động cơ
4,019,706 Mã lực
Vâng, cỗ ngày nay khác xưa nhiều rồi nhưng nhiều nơi vẫn hủ tục lắm.
Cũng bỏ được nhiều rồi cụ ạ
Chẳng hạn tiết canh, món "Quốc hồn quốc tuý" nếu làm thường được hấp kỹ; món lô lô ti ca thường các bạn trẻ ăn, người 45 trở lên rón rén lắm, lượng rau trong bữa cỗ tăng nhiều, việc ép rượu giảm đáng kể - ấy là quê mẹ giờ là như thế
 

Culay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-470769
Ngày cấp bằng
16/11/16
Số km
2,084
Động cơ
216,682 Mã lực
ảnh thời bao nhiêu mà chỗ cụ vẫn đóng 4 ạ ! chỗ em bỏ 4 từ 15 năm nay rồi
Hà tây nhiều nơi vẫn đóng cỗ bốn người : Cỗ này thường là cỗ giỗ chi , giỗ họ hoặc giỗ thành hoàng nên chỉ nguyên thịt lơn . Ở mạn Hữu bằng Thạch thất dân rất giầu dù rất nhiều món hiện đại nhưng cỗ của người ta luôn có món xương ỏm riềng có xuống tiết ăn kèm với bánh đúc Còn dân Canh nậu Thạch thất thì có món chuột mí độc
 

xecho rac

Xe container
Biển số
OF-209298
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
5,702
Động cơ
352,040 Mã lực
Nơi ở
Hà nội 2
Hà tây nhiều nơi vẫn đóng cỗ bốn người : Cỗ này thường là cỗ giỗ chi , giỗ họ hoặc giỗ thành hoàng ở mạn Hữu bằng Thạch thất dân rất giầu dù rất nhiều món hiện đại nhưng cỗ của người ta luôn có món xương ỏm riềng có xuống tiết ăn kèm với bánh đúc Còn dân Canh nậu Thạch thất thì có món chuột mí độc
em hà tây mà cụ ơi .
nhưng kgu vực em ở bỏ cỗ 4 lâu rồi .
 

Snake master

Xe tăng
Biển số
OF-506097
Ngày cấp bằng
21/4/17
Số km
1,461
Động cơ
279,079 Mã lực
Em về cầu Giẽ được bữa trần thịt chó :)).
cỗ đặc biệt nhất em được ăn ở Hà Giang còn nguyên thịt trâu, nộm trâu, da trâu xào , canh thắng cố,giò trâu , lòng xào canh tiết nói chung chỉ toàn món từ trâu mà ra , không có thịt lợn , có mỗi đĩa gà ai cho ai không ăn được thịt trâu:T:T:T
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chuổn nhồi cụ, cái thời ấy là cái thời các u các mẹ còn "miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương"
Bữa cơm rau là chủ đạo, nhà có khách quý thì "nhịn miệng đãi khách" thì mới dám bắt gà bắt cá mà có tí thịt tí tanh khề khà. Chả thế mà mong ngóng khi có đám hay tết về được ăn thịt cho đã mồm



Cụ nhận định vậy em ưng cái bụng.
Vẫn có cái lẽ "Cây 1 cội trái chua trái ngọt. Nước 1 nguồn dòng đục dòng trong" cơ mà.
Ở cái nơi đồng đất toàn người làng người nước người họ mạc với nhau ấy, cho dù cũng vẫn có cái "đất lề quê thói" ko thức thời với cs hiện đại, hay cái hủ tục còn hãn hữu, nhưng tựu chung lại cái TÌNH và cái HỒN người nơi ấy là cái để mình MẶN MÒI HOÀI NIỆM.

Nhẽ là thế nên ở đó mới có chuyện nhà ai có đám thì cả làng đỏ đèn chộn rộn chung tay sẻ chia/đỡ đần.
Nhẽ phát nữa là bởi vậy, nên bữa cỗ dù có ngấy thì mình vẫn muốn Đắm Đuối tìm về.

Klq: dưng em thấy cỗ quê các cụ ko có bát canh móng giò nấu măng nhẩy. Em tưởng phải có món đấy mới đầy đủ lệ bộ mâm cỗ phỏng cụ?
Cụ đúc rút làm em cũng ưng cái bụng quá! Em dân phố từ bé nhưng gốc gác cũng rìa, à mà chính xác hơn là gần rốn Thủ đô. Cỗ họ, cỗ Đình làng từ khi biết nhớn thì gần như năm nào em cũng về đầy đủ.

Chả Chèm Nem Vẽ, chắc cụ có nghe qua. Em không dám tự khen vì mỗi quê một nết nhưng đúng như cụ dạy. Cái đất quê lề thói, cái Tình cái Hồn là thứ tuy không ai sờ nắm được nhưng chúng lại là thứ keo kết dính cộng đồng, họ mạc lại bền chặt nhất vượt qua không gian, thời gian, chính thể...

Cái mâm cỗ làng em, con cháu thì cũng đủ các cung bậc. Chức sắc to, rẩt rất to có, con buôn có, vẽ mình có... ấy nhưng ta đâu có phân biệt khi buông hết áo quan trường, thương trường, xã hội để cùng tợp tí cay cay lùa miếng măng khô nấu chân giò...Để rồi cùng hào hứng ôn Cố tri Tân, để rồi sáng mai khi quay về thường nhật, ta vững tin hơn, can đảm hơn đối mặt với khó khăn chỉ vì đã được xác quyết rằng : Ta còn một lối về, về với quê hương dòng họ, về với những gì sâu thẳm nhất của đời người. Cụ hầy?!
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,141
Động cơ
4,019,706 Mã lực
Mâm cỗ này ngon quá, rất sạch sẽ và đủ các thành phần! Nhưng chắc là cỗ hiện đại vào dịp cuối năm.:D:D:D

Dưng em không biết chỗ lá mơ kia ăn cùng với cái gì? Hay với bát gan lòng???

Lá mơ em thấy chỉ hợp nhất là với thịt chóa thôi - ở đây không thấy!!!b-)b-)b-)b-)
Cụ tinh quá, cỗ này là mừng thọ sau Tết ạ
Quê em cỗ to vẫn ngả con lợn tạ, còn nội bộ vài gia đình thì lại làm món cầy tơ :))
Mâm em tập hợp những người ve ry gút và kiêng nên ko có bày 3 món choá là Hầm, Hấp, Dựa mận bù bằng món gà, bát canh và tiêu chuẩn rổ rau vẫn cứ đòi :)
 
Biển số
OF-578166
Ngày cấp bằng
9/7/18
Số km
1,414
Động cơ
153,396 Mã lực
Tuổi
42
Các cụ làm em nhớ cỗ quê quá, thèm
 

LÃO CANH NÔNG

Xe điện
Biển số
OF-701798
Ngày cấp bằng
26/9/19
Số km
2,253
Động cơ
129,813 Mã lực
Ta còn một lối về, về với quê hương dòng họ, về với những gì sâu thẳm nhất của đời người. Cụ hầy?!
Vầng, là sâu thẳm, là lắng sâu...để mà bền lâu.
Em cũng hao hao như cụ, được phọt ra rồi lớn lên và sống ở phồn hoa cát bụi. Dưng từ tấm bé lại được tuần nào bố cũng chở xe đạp lóc cóc về quê nội trong suốt bao năm đều như vắt chanh. Thế nên theo năm tháng cái hồn của đồng đất cũng tự thấm vào mình.

P/s: em kính cụ mà máy ko cho. Cụ chịu khát tí nhá :T
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top