[Funland] Cỗ nhà quê

Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,141
Động cơ
4,019,706 Mã lực
Chuổn nhồi cụ, cái thời ấy là cái thời các u các mẹ còn "miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương"
Bữa cơm rau là chủ đạo, nhà có khách quý thì "nhịn miệng đãi khách" thì mới dám bắt gà bắt cá mà có tí thịt tí tanh khề khà. Chả thế mà mong ngóng khi có đám hay tết về được ăn thịt cho đã mồm



Cụ nhận định vậy em ưng cái bụng.
Vẫn có cái lẽ "Cây 1 cội trái chua trái ngọt. Nước 1 nguồn dòng đục dòng trong" cơ mà.
Ở cái nơi đồng đất toàn người làng người nước người họ mạc với nhau ấy, cho dù cũng vẫn có cái "đất lề quê thói" ko thức thời với cs hiện đại, hay cái hủ tục còn hãn hữu, nhưng tựu chung lại cái TÌNH và cái HỒN người nơi ấy là cái để mình MẶN MÒI HOÀI NIỆM.

Nhẽ là thế nên ở đó mới có chuyện nhà ai có đám thì cả làng đỏ đèn chộn rộn chung tay sẻ chia/đỡ đần.
Nhẽ phát nữa là bởi vậy, nên bữa cỗ dù có ngấy thì mình vẫn muốn Đắm Đuối tìm về.

Klq: dưng em thấy cỗ quê các cụ ko có bát canh móng giò nấu măng nhẩy. Em tưởng phải có món đấy mới đầy đủ lệ bộ mâm cỗ phỏng cụ?
Em cũng ưng còm của cụ.
Về bát móng giò hầm măng em về quê lân có lần không.
Nhưng vào dịp rau vụ đông: su hào, khoai tây, cả rốt... ê hề ra nên cứ những thứ đó mà nấu thôi cụ.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em cũng ưng còm của cụ.
Về bát móng giò hầm măng em về quê lân có lần không.
Nhưng vào dịp rau vụ đông: su hào, khoai tây, cả rốt... ê hề ra nên cứ những thứ đó mà nấu thôi cụ.
Anh áo xanh cho em xin ngụm rượu nào.
 

Hungbeu84

Xe hơi
Biển số
OF-693961
Ngày cấp bằng
7/8/19
Số km
127
Động cơ
101,478 Mã lực
Tuổi
40
Em đi ăn cỗ quê rất nhiều.
Kể cả cỗ gia đình.

Cảm giác duy nhất của em là: Bẩn
 

LÃO CANH NÔNG

Xe điện
Biển số
OF-701798
Ngày cấp bằng
26/9/19
Số km
2,253
Động cơ
129,813 Mã lực
Em cũng ưng còm của cụ.
Về bát móng giò hầm măng em về quê lân có lần không.
Nhưng vào dịp rau vụ đông: su hào, khoai tây, cả rốt... ê hề ra nên cứ những thứ đó mà nấu thôi cụ.
Vầng cụ. Các cụ thời xưa nghĩ ra bát canh măng đó- cần có, là để cân bằng lại bao thịt thà trong bữa cỗ cụ hầy.
Còn tiện gì thì nấu / sẵn đâu thời dùng, miễn là có canh để và nốt bát cơm cho bụng có hồ cụ ợ :D
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
Chuổn nhồi cụ, cái thời ấy là cái thời các u các mẹ còn "miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương"
Bữa cơm rau là chủ đạo, nhà có khách quý thì "nhịn miệng đãi khách" thì mới dám bắt gà bắt cá mà có tí thịt tí tanh khề khà. Chả thế mà mong ngóng khi có đám hay tết về được ăn thịt cho đã mồm



Cụ nhận định vậy em ưng cái bụng.
Vẫn có cái lẽ "Cây 1 cội trái chua trái ngọt. Nước 1 nguồn dòng đục dòng trong" cơ mà.
Ở cái nơi đồng đất toàn người làng người nước người họ mạc với nhau ấy, cho dù cũng vẫn có cái "đất lề quê thói" ko thức thời với cs hiện đại, hay cái hủ tục còn hãn hữu, nhưng tựu chung lại cái TÌNH và cái HỒN người nơi ấy là cái để mình MẶN MÒI HOÀI NIỆM.

Nhẽ là thế nên ở đó mới có chuyện nhà ai có đám thì cả làng đỏ đèn chộn rộn chung tay sẻ chia/đỡ đần.
Nhẽ phát nữa là bởi vậy, nên bữa cỗ dù có ngấy thì mình vẫn muốn Đắm Đuối tìm về.

Klq: dưng em thấy cỗ quê các cụ ko có bát canh móng giò nấu măng nhẩy. Em tưởng phải có món đấy mới đầy đủ lệ bộ mâm cỗ phỏng cụ?
Lão nông còm ý tứ luôn hạp ý em!
Kính lão!
 

vieteuro

Xe lăn
Biển số
OF-63079
Ngày cấp bằng
30/4/10
Số km
10,138
Động cơ
539,782 Mã lực
Làm cỗ kiểu này các ông anh nhà em làm là chính chứ các bà thì chỉ le ve thôi. Em thì cứ có nhậu với vui à sà vào :))
Hầu như nấu cỗ e thấy toàn đàn ông
Các cô các chị luộc rau với trang tri mâm
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,500
Động cơ
220,454 Mã lực
Ô, lạy giời, ít ra cũng có cụ biết xơi món mực khô xào.
Tay cọc chèo nhà cháu làm BS nên hay đc bệnh nhân biếu mực khô, cơ mà chắc ngta nghĩ phải biếu mực to mới quý. Mà mực khô to nếu nướng xong ko có máy cán thì ai nhá cho nổi, ráng thì ê cả hàm.
Thế là đùn lên cho, dưng răng cỏ nhà cháu cũng yếu, đành kêu ngan già ngâm con mực vào nước nóng 1 lúc cho mềm ra, xong xắt chỉ rồi xào vs củ sắn. Thế mà ăn ngon phết!
Kể chuyện thì toàn bị nhiếc: "Rõ phí của!":D
Xào với củ sắn không ngon bằng xào măng đâu cụ.
Măng tươi thái chỉ, mực khô thái sợi ngâm qua nước, xào chín vàng thơm phức. Thêm hành lá, vài miếng ớt tươi đảo đều rồi nhấc ra.
Ngon cực kỳ.
Em thấy cỗ bên Bắc Ninh có món chuột đồng. Nào là giò chuột, chuột hấp chặt... Nhà nào cỗ không có chuột là bị đánh giá cỗ kém, gì thì gì cũng phải có đĩa chuột. Thêm món đậu xanh hầm xương ăn cũng rất ngon.
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,300
Động cơ
204,553 Mã lực
ở quê là vậy cụ nhỉ họ hàng là cứ phải " xanh đầu con ông bác , bạc đầu con ông chú" cái khoản xưng hô đến là đau đầu
Hà tây cụ, cái này cũng lâu rồi . giờ thanh niên đi nhiều nên lễ nghĩa cũng nhẹ đi. Vả lại quê bây giờ ít thanh niên rồi
 

abcz

Xe điện
Biển số
OF-301558
Ngày cấp bằng
13/12/13
Số km
3,197
Động cơ
328,910 Mã lực
Giống hệt cỗ quê xưa nhà em, bây giờ thì đổi khác rồi. Tuy nhiên quê nhà em còn có rau nữa chứ không toàn thịt dư này.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,141
Động cơ
4,019,706 Mã lực
Em tưởng nem chua mới làm từ thịt sống hóa ra nem chạo cũng làm từ thịt sống à?
Em nhầm giữa nem Chạo và nem thính
Quê em làm nem nem thính như cụ dưới đã nói, có điều bọc bên trong bằng lá sung chứ không phải lá ổi
Em về chỉ được làm chân giã thính chứ ko có được băm thịt. Đội băm thịt luôn có 2 thậm chí 3 người cụ nhé, băm thịt mà nghe như tiếng nhạc, có âm trầm của dao băm vào thịt, thỉnh thoảng có âm lanh lảnh của 2 dao quệt vào nhau gạt thịt xuống và lại có âm con dao quẹt thịt đưa vào giữa. Nhiệp điệu có lúc dồn dập lúc khoan thai rất sống động và vui tai :)

Con nhợn quê e thì có món đặc sản mà trên đất nước việt nam này e chưa từng được ăn ở đâu trừ quê em.

Nem Thính:
Nguyên liệu: lợn sạch ăn bã rượu, thịt chắc thơm dầy, khi vừa mổ xong chọn miếng nạc vai có thể thêm ít thăn để riêng ra.
Thời gian mổ lợn thường là đêm hôm trước từ 9h tối ( để tiện 10h đêm các thanh niên trực rạp làm cỗ có cỗ lòng mà choén với rượu nếp nút lá :x , các bà các chị các cháu thì có thể làm nồi cháo lòng hoặc đĩa thủ xào j đó)
Và cách làm món nem này cực kỳ đặc biệt: toàn bộ phần thịt để làm nem phải làm ngay và luôn khi đuợc vừa mổ xong, thịt lúc này còn nóng hổi sờ vào miếng thịt vẫn ấm và dính, tươi ngon cực kỳ. Liền ngay đó một tay thớt sức vóc hơn người hai tay cầm hai dao để băm liên tục vài tiếng đồng hồ ( có cảm giác thịt (nem) được làm chín một phần ngay theo cách này). Sau đó khi nem đã cực kỳ nhuyễn được ủ với thính, lá ổi và bọc trong lá chuối cho đến khi lên mâm vào 10h sáng hôm sau :x
Món nem này ngon và tốn rượu lắm các cụ ah :D mỗi tội làm mất thời gian và cũng phải biết cách nữa :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,141
Động cơ
4,019,706 Mã lực
Vầng cụ. Các cụ thời xưa nghĩ ra bát canh măng đó- cần có, là để cân bằng lại bao thịt thà trong bữa cỗ cụ hầy.
Còn tiện gì thì nấu / sẵn đâu thời dùng, miễn là có canh để và nốt bát cơm cho bụng có hồ cụ ợ :D
Vâng
Với cả cỗ xưa ngả lợn là hay tận dụng những thứ có sẵn ở quê tư sản xuất được.
Măng nấu phải mua ở chợ, măng nứa, măng vầu ở mạn ngược chứ lấy măng tre làm cầu kỳ và nấu cũng ko ngon bằng
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
Cụ đúc rút làm em cũng ưng cái bụng quá! Em dân phố từ bé nhưng gốc gác cũng rìa, à mà chính xác hơn là gần rốn Thủ đô. Cỗ họ, cỗ Đình làng từ khi biết nhớn thì gần như năm nào em cũng về đầy đủ.

Chả Chèm Nem Vẽ, chắc cụ có nghe qua. Em không dám tự khen vì mỗi quê một nết nhưng đúng như cụ dạy. Cái đất quê lề thói, cái Tình cái Hồn là thứ tuy không ai sờ nắm được nhưng chúng lại là thứ keo kết dính cộng đồng, họ mạc lại bền chặt nhất vượt qua không gian, thời gian, chính thể...

Cái mâm cỗ làng em, con cháu thì cũng đủ các cung bậc. Chức sắc to, rẩt rất to có, con buôn có, vẽ mình có... ấy nhưng ta đâu có phân biệt khi buông hết áo quan trường, thương trường, xã hội để cùng tợp tí cay cay lùa miếng măng khô nấu chân giò...Để rồi cùng hào hứng ôn Cố tri Tân, để rồi sáng mai khi quay về thường nhật, ta vững tin hơn, can đảm hơn đối mặt với khó khăn chỉ vì đã được xác quyết rằng : Ta còn một lối về, về với quê hương dòng họ, về với những gì sâu thẳm nhất của đời người. Cụ hầy?!
Cụ ghé chơi ạ!
Cái lề thói, cái kết dính cộng đồng họ mạc của cụ thật mãn ý em.

Giữa cả đại dương văn hóa bao la này, cái lạch nhỏ cỗ quê em đó nó gìn giữ được nhiều truyền thống văn hóa làng xã dòng tộc lắm cụ. Nó cứ chảy vậy cả trăm năm rồi.

Đó là khi họ mạc, làng xóm có cơ hội đc ngồi với nhau (mà bình thường ít cơ hội) Được níu giữ sợi dây Tình. Bởi vì rồi sẽ đến lúc buông sự đời để về với quê hương làng xã.

Quê em bất luận sang hèn, nam phụ lão ấu đều gìn giữ những hội xóm, hội làng, hội đồng niên, đồng ngũ, phụ nữ, phụ lão... Ma chay cưới hỏi đều thăm viếng nhau.

Dù xa xôi cũng phải đặt gạch giữ chỗ để lúc hồi hương tiếp tục duy trì.

Đó là cái nặng tình quê hương. (Chứ không hẳn là ôn nghèo kể khổ như nhiều cụ nghĩ)
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Em thỉnh thoảng về quê nhưng quả thực ko ăn nổi. :))
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
ảnh thời bao nhiêu mà chỗ cụ vẫn đóng 4 ạ ! chỗ em bỏ 4 từ 15 năm nay rồi
Ảnh đó em chụp chưa đầy 365 ngày cụ ạ.
Vì năm nay em chưa có dịp ăn cỗ họ quê em.
Cỗ làng thì năm nay em có bỏ lỡ.
Chỉ hơn tháng nữa thôi là lại trùng phùng.
 

V.T.K

Xe điện
Biển số
OF-703572
Ngày cấp bằng
10/10/19
Số km
2,331
Động cơ
117,426 Mã lực
Nơi ở
Xứ Đoài
Hà tây nhiều nơi vẫn đóng cỗ bốn người : Cỗ này thường là cỗ giỗ chi , giỗ họ hoặc giỗ thành hoàng nên chỉ nguyên thịt lơn . Ở mạn Hữu bằng Thạch thất dân rất giầu dù rất
nhiều món hiện đại nhưng cỗ của người ta luôn có món xương ỏm riềng có xuống tiết ăn kèm với bánh đúc Còn dân Canh nậu Thạch thất thì có món chuột mí độc
Cụ hẳn là người xứ Đoài, xứ em rồi nhỉ!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top