Chắc fan của thuốc lào mợ.Giọng lão chuot08 đặc sệt quê cụ ạ. Nặng như giọng miền Trung, lại khê khê khàn khàn nữa
Có khi đi Karaoke lại là nốt trầm lạ.
Có phỏng cụ chuột?
Chắc fan của thuốc lào mợ.Giọng lão chuot08 đặc sệt quê cụ ạ. Nặng như giọng miền Trung, lại khê khê khàn khàn nữa
E chắc Lão Tam rồi nhỉLão Nông thật chu đáo quá.
Nhằm chính Tý 00:00 , mùng 1 ta để chúc cccm.
Thuận cơn gió lành của Lão, em gửi lời cảm tạ CCCM:
Lão đại, Lão nhị, Lão tam...
Lão Đọn, lão Trung, lão Tiểu...
Lão Đắc thọ, lão Bánh tẻ, lão Đắc trẻ...
đã có TÂM ghé quán em mạn đàm cái chữ QUÊ!
Kính chúc CCCM Sức khỏe và Bội thu!
- Hoan hỷ -
Cái nhà anh xôi kia mà ngồi nắn bóp "chim chim" gọn cái mồm gàu của em là khoái lắm.Em hôm qua định chụp nhưng khách đến cấp tập, em bận lắc chảo nên không chụp được đầy đủ cụ ạ. Chỉ có ảnh chụp lúc đầu, khách chưa ngồi vào, các món nóng
còn trên bếp chưa dọn ra cụ viu tạm ạ. Còn sau có khay chè sắn tráng miệng em chộp nốt.
Chú thì cứ thịt chó là chuẩn nhỉNhìn cái mâm này là em lại thấy giống với được về việc họ, lợn rõ ngon, mỗi tội ngấy, chả ăn được gì.
Lão đọn là từ quê em chỉ những người lên cái tuổi tròn 1 cái 50. Cổ xưa thì vì tuổi thọ kém, được 1 cái 50 là quý lắm rồi, đói cũng mổ con bò thết đãi thậm chí đồng thời Truyền thần cái ảnh dự phòng khi đèn dầu trước gió cụ ạ.E chắc Lão Tam rồi nhỉ
Mưa gió, lại đầu tháng.Chú thì cứ thịt chó là chuẩn nhỉ
E mới đầu 4 đít lủng liểng thôi.Lão đọn là từ quê em chỉ những người lên cái tuổi tròn 1 cái 50. Cổ xưa thì vì tuổi thọ kém, được 1 cái 50 là quý lắm rồi, đói cũng mổ con bò thết đãi thậm chí đồng thời Truyền thần cái ảnh dự phòng khi đèn dầu trước gió cụ ạ.
Cụ làm lão đọn đi vì em cũng chả có ý chê cụ già hay bẩu cụ đi Truyền thần, nhưng đâu biết cụ đc mấy xuân, rồi cái đấy nó chung chiêng, chả phạm húy ai trong cái OF này.
Em nông cạn, lái mới, gà nhép, nên cũng không rõ chư vị trên này ai là Chúa chuồng ai là gà chọi gà tồ...
Kính!
E thật đới. Chú Trục mạn Thường Tín mờ.Mưa gió, lại đầu tháng.
Cụ cứ trêu nhà cháu!
À cái kiểu trần nước sôi này thì em cũng hay ăn lắm, cho nó chín cái lòng trắng ở ngoài, còn đây anh Tài anh ấy nuốt sống thì hơi ghê ạ LeTai1979Khi xưa mẹ em nuôi một đàn gà tre đẻ sai lắm. Chiều về, trước khi tắm em cứ làm 5 quả cho vào cái gáo rồi đổ nước nóng già vào. Tắm xong em ra mút là vừa, ngon lắm ợ.
Em giống khẩu vị cụ!À cái kiểu trần nước sôi này thì em cũng hay ăn lắm, cho nó chín cái lòng trắng ở ngoài, còn đây anh Tài anh ấy nuốt sống thì hơi ghê ạ LeTai1979
Em lĩnh hội.Em có ý kiến là rất nhiều thịt.
"Cụ chuột ơi....Hehe! Rảnh tí buổi trưa em lại chém gió về cỗ quê xứ Đoài xưa. Gọi là xưa nhưng cũng độ 2, 3 chục năm trở về trước thôi. Bây giờ vẫn là cỗ nhưng khác nội dung khá nhiều!
Gọi là cỗ thì đúng ăn cỗ là trọng tâm mà lại sướng nhất, nhưng cỗ xưa như em được tham gia thì cứ phải chia ra 5 giai đoạn và phải chú trọng cả 5.
- Họp bàn chuẩn bị, xác định qui mô và phân chia công việc.
- Đi mời.
- Làm cỗ.
- Ăn cỗ (Chẹp chẹp)
- Chia phần.
Phần 1: Bước này em gọi là "Lập dự án đầu tư" cho nó máu! Cụ chủ nhà chả khác gì đại gia chủ tịch tập đoàn bi giờ! Một hôm nhàn tản, cụ đang ngồi trên sập giữa nhà, 1 tay bấm đốt tay kia đang phe phẩy cái quạt giấy chợt gập lại đập đánh chát 1 phát xuống cái mặt sập, quát thằng cu Tí rảo cẳng sang gọi ngay mấy chú hai chú ba sang nhà có chuyện. Thế là mấy cụ vừa trà vừa thì thụt hơn hội kín; và tối đấy con cháu dâu rể vừa mới cơm chửa quá thực quản, tăm vẫn xỉa loẹt quẹt đã tề tịu quanh sập nghe các cụ chia việc! Đứa thì lo rau cỏ, đứa lo lợn gà, đứa lo mổ lo nấu, đứa lo gom bát đũa mấy nhà, tranh thủ mà đi mời! Các cụ chúng tao lo việc vất vả nhất là uống riệu tiếp khách nhé, đứa đàn bà nào ngại rau cỏ ko thích thì đổi chỗ?! Có ý kiến gì ko?! Thế là răm rắp. Cu Tí nghe lỏm lẩm bẩm "năm nào chả thế" bị mẹ cốc phát lủng đầu!
Phần 2: Đi mời.
Các cụ nó bảo "Lời chào cao hơn mâm cỗ", quê Đoài vẫn đá sang là lời mời mới cao hơn, rất chi là quan hệ biện chứng mật thiết!
Phần mời chủ yếu là do phụ nữ đảm nhiệm, vì các ông bảo đồ đàn bà hay lang thang ngồi lê đôi mách thì mời luôn cho tiện. Tuy nhiên các bậc cao niên trọng vọng chưa bao giờ thiếu mặt ở cỗ làng thì các cụ phải đích thân ra mặt nó mới long trọng và phải đạo!
Thường thì đi mời trước độ 2, 3 tuần, có khi cả tháng! Xong sợ các cụ quên (mà hiếm khi quên lắm) nên trước cỗ gặp ngoài đường là lại mời, gặp xới tổ tôm cũng nhắc! Phép tắc tưởng thế là thừa, thế mà sáng hôm ăn cỗ lại bắt cu Tí cong đít đạp xe đi đón các cụ nhà xa cho kịp lên mâm. Đến khổ thằng cu! Chả khác gì Grab bây giờ!
Quê Đoài bây giờ di động, zalo phủ kín sóng cơ mà năm kia em có dịp qua 1 làng cổ, thấy cánh cổng gỗ cũ đóng chặt, bên ngoài nguệch ngoạc dòng chữ viết mời cỗ bằng gạch non. Tự nhiên lại run run!
Cụ trốn đi nhá.Hehe! Rảnh tí buổi trưa em lại chém gió về cỗ quê xứ Đoài xưa. Gọi là xưa nhưng cũng độ 2, 3 chục năm trở về trước thôi. Bây giờ vẫn là cỗ nhưng khác nội dung khá nhiều!
Gọi là cỗ thì đúng ăn cỗ là trọng tâm mà lại sướng nhất, nhưng cỗ xưa như em được tham gia thì cứ phải chia ra 5 giai đoạn và phải chú trọng cả 5.
- Họp bàn chuẩn bị, xác định qui mô và phân chia công việc.
- Đi mời.
- Làm cỗ.
- Ăn cỗ (Chẹp chẹp)
- Chia phần.
Phần 1: Bước này em gọi là "Lập dự án đầu tư" cho nó máu! Cụ chủ nhà chả khác gì đại gia chủ tịch tập đoàn bi giờ! Một hôm nhàn tản, cụ đang ngồi trên sập giữa nhà, 1 tay bấm đốt tay kia đang phe phẩy cái quạt giấy chợt gập lại đập đánh chát 1 phát xuống cái mặt sập, quát thằng cu Tí rảo cẳng sang gọi ngay mấy chú hai chú ba sang nhà có chuyện. Thế là mấy cụ vừa trà vừa thì thụt hơn hội kín; và tối đấy con cháu dâu rể vừa mới cơm chửa quá thực quản, tăm vẫn xỉa loẹt quẹt đã tề tịu quanh sập nghe các cụ chia việc! Đứa thì lo rau cỏ, đứa lo lợn gà, đứa lo mổ lo nấu, đứa lo gom bát đũa mấy nhà, tranh thủ mà đi mời! Các cụ chúng tao lo việc vất vả nhất là uống riệu tiếp khách nhé, đứa đàn bà nào ngại rau cỏ ko thích thì đổi chỗ?! Có ý kiến gì ko?! Thế là răm rắp. Cu Tí nghe lỏm lẩm bẩm "năm nào chả thế" bị mẹ cốc phát lủng đầu!
Phần 2: Đi mời.
Các cụ nó bảo "Lời chào cao hơn mâm cỗ", quê Đoài vẫn đá sang là lời mời mới cao hơn, rất chi là quan hệ biện chứng mật thiết!
Phần mời chủ yếu là do phụ nữ đảm nhiệm, vì các ông bảo đồ đàn bà hay lang thang ngồi lê đôi mách thì mời luôn cho tiện. Tuy nhiên các bậc cao niên trọng vọng chưa bao giờ thiếu mặt ở cỗ làng thì các cụ phải đích thân ra mặt nó mới long trọng và phải đạo!
Thường thì đi mời trước độ 2, 3 tuần, có khi cả tháng! Xong sợ các cụ quên (mà hiếm khi quên lắm) nên trước cỗ gặp ngoài đường là lại mời, gặp xới tổ tôm cũng nhắc! Phép tắc tưởng thế là thừa, thế mà sáng hôm ăn cỗ lại bắt cu Tí cong đít đạp xe đi đón các cụ nhà xa cho kịp lên mâm. Đến khổ thằng cu! Chả khác gì Grab bây giờ!
Quê Đoài bây giờ di động, zalo phủ kín sóng cơ mà năm kia em có dịp qua 1 làng cổ, thấy cánh cổng gỗ cũ đóng chặt, bên ngoài nguệch ngoạc dòng chữ viết mời cỗ bằng gạch non. Tự nhiên lại run run, chạy ngay về nhìn cổng nhà mình!
Cụ ơi, khi chưa hô thần nhập tượng thì đó cũng chỉ là 1 sản phẩm của 1 làng nghề thôi ạ.Cụ ghé chơi ạ!
Em chỉ biết Sơn Đồng rượu nặng lắm.
Buôn thần bán thánh nên giàu ơi là giàu.
P/s: em nói nghĩa đen nhá. Đồ thờ tượng đục mà.
Vâng chị, đồng hương en đây rồi, nhưng em nào dám so chữ với Cụ chủ thớtXứ Đoài nhà cô đấy ! Đồng hương văn hay chữ tốt chả kém cò tý nào
Vâng, đọc thấy số lượng mâm cỗ mà em thấy quê mình đây rồiEm ở Chợ Sấu DL Hoài đức cụ ạ
Cụ ơi!Về có Tiên tửu không chụy