[Funland] Có cụ nào theo dõi kỳ quan công nghệ của con người tính đến nay: Kính viễn vọng James Webb

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Lý thuyết nào cũng đi từ các bằng chứng. Các nhà khoa học quan sát thấy các bằng chứng, sau đó họ nghĩ ra lý thuyết để giải thích sự tồn tại của các bằng chứng đó, tất nhiên giải thích không phải bằng mồm, mà bằng mô hình toán học.

Cụ thích đưa ra thuyết vũ trụ co lại thì cụ phải đưa ra được bằng chứng về sự co lại trên tổng thể vụ trụ. Còn việc lỗ đen hút các vật thể ở gần nó là hiện tượng cục bộ, không phải là tổng thể. Như cụ gì trên đã nói, trong một đất nước giàu lên thì vẫn có các hộ gia đình nghèo đi.

Còn bằng chứng vũ trụ giãn nở thì thiếu gì, kinh điển nhất là chứng minh của Hubble về tốc độ rời xa nhau của các thiên hà, tính toán dựa trên quan sát về dịch chuyển đỏ của các thiên hà ở xa.
Lâu lắm em mới nghe được một câu chí lý. Các lý thuyết khoa học chẳng qua là để cố giải thích các hiện tượng, bằng chứng thực tế thôi.
Khi có bằng chứng mới. Vậy lý thuyết sẽ lỗi thời.
Hay có thể nói, mọi lý thuyết đều ko đúng hẳn. Và ta ko nên tin mù quáng vào bất cứ thuyết nào.
Ví dụ: khi người ta phát hiện ra nguyên tử. Người ta định nghĩa nguyên tử nghĩa là hạt không thể phân chia. Rồi sao? Sau này đẻ ra vô số thứ nhỏ hơn. Còn có cả hạt của Chúa. Thế sau này có cái hạt bố Chúa thì sao?
Vũ trụ là gì? Trong tiềm thức con người vũ trụ là không gian bên ngoài vô cùng vô tận. Vậy tại sao vài ông khoa học lại giới hạn vũ trụ ở một không gian 13 tỷ năm?
Khi phát hiện ra còn không gian khác lớn hơn nữa thì sao? Ta gọi là vũ trụ lớn? Đa vũ trụ?.. Đức tính khiêm tốn của các nhà khoa học đi đâu rồi? Hay họ cũng biết lăng xê, quảng cáo, chém gió?
Quay về chủ đề chính. Thuyết Bigbang.
Thuyết này có nhiều nội dung vô lý:
1. Vũ trụ sinh ra từ 1 điểm. Cái này ảnh hưởng từ định nghĩa điểm kỳ dị của lỗ đen. Hiện nay, bằng chứng cho thấy không có điểm kỳ dị nào cả. Lỗ đen là thiên thể chứa các hạt cơ bản. Càng nhiều hạt cơ bản thì lỗ đen càng lớn. Bằng chứng ở các vụ sáp nhập lỗ đen, sẽ đẻ ra lỗ đen lớn hơn. Chứ ko phải vẫn là 1 điểm.
Vậy, ban đầu vũ trụ là 1 điểm hay là một không gian như lỗ đen? Chưa ai biết.
2. Tại sao ban đầu vũ trụ lại nổ? Các miêu tả cho thấy tại thời điểm ban đầu của Bigbang toàn là các hạt cơ bản. Có thể coi vũ trụ lúc đó như một lỗ đen siêu to khổng lồ. Vấn đề là hiện nay người ta chỉ biết lỗ đen hút nhau. Chưa có bất kỳ một kiến thức nào về vấn đề các lỗ đen có thể nổ tung cả. Vậy, cơ chế nổ của Bigbang là như thế nào?
3. Liệu vũ trụ sinh ra chỉ từ 1 điểm? Tại sao không từ nhiều điểm, nhiều vụ nổ? Theo thuyết Bigbang, tuổi vũ trụ hơn 13 tỉ năm. Vậy giới hạn vũ trụ có thể quan sát được là một không gian có bán kính gần 28 tỷ năm ánh sáng tính từ trái đất.
Lý do, giả thiết thiên hà sinh ra ngay sau Bigbang, tốc độ giãn nở xấp xỉ tốc độ ánh sáng, chạy ra xa trái đất, truyền ánh sáng về trái đất. Bỏ qua chênh lệch giữa 2 tốc độ ngược nhau. Tới khi ánh sáng từ thiên hà đó tới chúng ta thì căn cứ dịch chuyển đỏ chúng ta coi như hiện tại thiên hà đó cách chúng ta 28 tỉ năm ánh sáng.
Nếu có thiên hà bay nhanh hơn thì sao? Đơn giản chúng ta ko bao giờ nhìn thấy. Vì giãn nở nhanh hơn ánh sáng rồi.
Vậy, nếu có bằng chứng khoa học từ dịch chuyển đỏ nói rằng có thiên hà còn ở xa hơn 28 tỉ năm thì sao? Nghĩa là kiểu gì cũng có 1 ông sai. Phương pháp đo bằng dịch chuyển đỏ sai hoặc thời gian Bigbang sai (từ căn cứ bước sóng nền vũ trụ).
Em thì tin cái bước sóng nền đó sai. Nó chỉ là bước sóng của cái không gian Bigbang quanh trái đất thôi. Kiểu như vụ nổ của 1 lỗ đen. Trong vũ trụ còn vô số Bigbang nữa.
Ta chờ xem kính viễn vọng mới có phát hiện gì hay ho không?
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,594
Động cơ
201,634 Mã lực
Không khí ở đâu cụ, giữa các hành tinh trong hệ mặt giời hoặc các hệ trong dải ngân hà à :D
Đại loại như môi trường ko phải chân ko tuyệt đối thôi chứ ko hẳn là ko khí bt.
Máy bay chỉ với tốc độ 1000km/h mà va phải con chim nhỏ còn tèo đừng nói 1 vật di chuyển tốc độ ánh sáng thì nguy hiểm cỡ nào.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,023
Động cơ
253,395 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Đại loại như môi trường ko phải chân ko tuyệt đối thôi chứ ko hẳn là ko khí bt.
Máy bay chỉ với tốc độ 1000km/h mà va phải con chim nhỏ còn tèo đừng nói 1 vật di chuyển tốc độ ánh sáng thì nguy hiểm cỡ nào.
Không phải 100% thôi. Nhưng cũng cỡ 99,9999999999% đấy. Có chăng là 1 vài nguyên tử thôi chứ không phải không khí loãng như cụ nghĩ đâu. Nên mới gọi là " chân không không tuyệt đối"
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,594
Động cơ
201,634 Mã lực
Không phải 100% thôi. Nhưng cũng cỡ 99,9999999999% đấy. Có chăng là 1 vài nguyên tử thôi chứ không phải không khí loãng như cụ nghĩ đâu. Nên mới gọi là " chân không không tuyệt đối"
Vâng, 1 vài nguyên tử trong đó lỡ "va chạm" với vật thể đang bay với tốc độ ánh sáng thì đúng là thảm hoạ.
Chưa nói nội tại của vật thể đó khi di chuyển chắc cũng bị xáo trộn nặng.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,023
Động cơ
253,395 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Vâng, 1 vài nguyên tử trong đó lỡ "va chạm" với vật thể đang bay với tốc độ ánh sáng thì đúng là thảm hoạ.
Chưa nói nội tại của vật thể đó khi di chuyển chắc cũng bị xáo trộn nặng.
Yên tâm đi không có chuyện đó đâu. Vì không thể tăng tốc lên cao như vậy được.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Lâu lắm em mới nghe được một câu chí lý. Các lý thuyết khoa học chẳng qua là để cố giải thích các hiện tượng, bằng chứng thực tế thôi.
Khi có bằng chứng mới. Vậy lý thuyết sẽ lỗi thời.
Hay có thể nói, mọi lý thuyết đều ko đúng hẳn. Và ta ko nên tin mù quáng vào bất cứ thuyết nào.
Ví dụ: khi người ta phát hiện ra nguyên tử. Người ta định nghĩa nguyên tử nghĩa là hạt không thể phân chia. Rồi sao? Sau này đẻ ra vô số thứ nhỏ hơn. Còn có cả hạt của Chúa. Thế sau này có cái hạt bố Chúa thì sao?
Vũ trụ là gì? Trong tiềm thức con người vũ trụ là không gian bên ngoài vô cùng vô tận. Vậy tại sao vài ông khoa học lại giới hạn vũ trụ ở một không gian 13 tỷ năm?
Khi phát hiện ra còn không gian khác lớn hơn nữa thì sao? Ta gọi là vũ trụ lớn? Đa vũ trụ?.. Đức tính khiêm tốn của các nhà khoa học đi đâu rồi? Hay họ cũng biết lăng xê, quảng cáo, chém gió?
Quay về chủ đề chính. Thuyết Bigbang.
Thuyết này có nhiều nội dung vô lý:
1. Vũ trụ sinh ra từ 1 điểm. Cái này ảnh hưởng từ định nghĩa điểm kỳ dị của lỗ đen. Hiện nay, bằng chứng cho thấy không có điểm kỳ dị nào cả. Lỗ đen là thiên thể chứa các hạt cơ bản. Càng nhiều hạt cơ bản thì lỗ đen càng lớn. Bằng chứng ở các vụ sáp nhập lỗ đen, sẽ đẻ ra lỗ đen lớn hơn. Chứ ko phải vẫn là 1 điểm.
Vậy, ban đầu vũ trụ là 1 điểm hay là một không gian như lỗ đen? Chưa ai biết.
2. Tại sao ban đầu vũ trụ lại nổ? Các miêu tả cho thấy tại thời điểm ban đầu của Bigbang toàn là các hạt cơ bản. Có thể coi vũ trụ lúc đó như một lỗ đen siêu to khổng lồ. Vấn đề là hiện nay người ta chỉ biết lỗ đen hút nhau. Chưa có bất kỳ một kiến thức nào về vấn đề các lỗ đen có thể nổ tung cả. Vậy, cơ chế nổ của Bigbang là như thế nào?
3. Liệu vũ trụ sinh ra chỉ từ 1 điểm? Tại sao không từ nhiều điểm, nhiều vụ nổ? Theo thuyết Bigbang, tuổi vũ trụ hơn 13 tỉ năm. Vậy giới hạn vũ trụ có thể quan sát được là một không gian có bán kính gần 28 tỷ năm ánh sáng tính từ trái đất.
Lý do, giả thiết thiên hà sinh ra ngay sau Bigbang, tốc độ giãn nở xấp xỉ tốc độ ánh sáng, chạy ra xa trái đất, truyền ánh sáng về trái đất. Bỏ qua chênh lệch giữa 2 tốc độ ngược nhau. Tới khi ánh sáng từ thiên hà đó tới chúng ta thì căn cứ dịch chuyển đỏ chúng ta coi như hiện tại thiên hà đó cách chúng ta 28 tỉ năm ánh sáng.
Nếu có thiên hà bay nhanh hơn thì sao? Đơn giản chúng ta ko bao giờ nhìn thấy. Vì giãn nở nhanh hơn ánh sáng rồi.
Vậy, nếu có bằng chứng khoa học từ dịch chuyển đỏ nói rằng có thiên hà còn ở xa hơn 28 tỉ năm thì sao? Nghĩa là kiểu gì cũng có 1 ông sai. Phương pháp đo bằng dịch chuyển đỏ sai hoặc thời gian Bigbang sai (từ căn cứ bước sóng nền vũ trụ).
Em thì tin cái bước sóng nền đó sai. Nó chỉ là bước sóng của cái không gian Bigbang quanh trái đất thôi. Kiểu như vụ nổ của 1 lỗ đen. Trong vũ trụ còn vô số Bigbang nữa.
Ta chờ xem kính viễn vọng mới có phát hiện gì hay ho không?
Vũ trụ mà sinh ra từ vụ nổ Bigbang, sau khi giãn nở hết nó co lại thì mọi thứ lại chuyển động ngược lại=> thời gian có cả hai chiều , và lúc vũ trụ co lại thì từ tương lai mọi thứ diễn ra ngược lại cho tới quá khứ. Nếu đúng thế thì thuyết luân hồi là có thật.
 

luổn phuẩn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787530
Ngày cấp bằng
15/8/21
Số km
1,302
Động cơ
44,177 Mã lực
Tuổi
24
Lâu lắm em mới nghe được một câu chí lý. Các lý thuyết khoa học chẳng qua là để cố giải thích các hiện tượng, bằng chứng thực tế thôi.
Khi có bằng chứng mới. Vậy lý thuyết sẽ lỗi thời.
Hay có thể nói, mọi lý thuyết đều ko đúng hẳn. Và ta ko nên tin mù quáng vào bất cứ thuyết nào.
Ví dụ: khi người ta phát hiện ra nguyên tử. Người ta định nghĩa nguyên tử nghĩa là hạt không thể phân chia. Rồi sao? Sau này đẻ ra vô số thứ nhỏ hơn. Còn có cả hạt của Chúa. Thế sau này có cái hạt bố Chúa thì sao?
Vũ trụ là gì? Trong tiềm thức con người vũ trụ là không gian bên ngoài vô cùng vô tận. Vậy tại sao vài ông khoa học lại giới hạn vũ trụ ở một không gian 13 tỷ năm?
Khi phát hiện ra còn không gian khác lớn hơn nữa thì sao? Ta gọi là vũ trụ lớn? Đa vũ trụ?.. Đức tính khiêm tốn của các nhà khoa học đi đâu rồi? Hay họ cũng biết lăng xê, quảng cáo, chém gió?
Quay về chủ đề chính. Thuyết Bigbang.
Thuyết này có nhiều nội dung vô lý:
1. Vũ trụ sinh ra từ 1 điểm. Cái này ảnh hưởng từ định nghĩa điểm kỳ dị của lỗ đen. Hiện nay, bằng chứng cho thấy không có điểm kỳ dị nào cả. Lỗ đen là thiên thể chứa các hạt cơ bản. Càng nhiều hạt cơ bản thì lỗ đen càng lớn. Bằng chứng ở các vụ sáp nhập lỗ đen, sẽ đẻ ra lỗ đen lớn hơn. Chứ ko phải vẫn là 1 điểm.
Vậy, ban đầu vũ trụ là 1 điểm hay là một không gian như lỗ đen? Chưa ai biết.
2. Tại sao ban đầu vũ trụ lại nổ? Các miêu tả cho thấy tại thời điểm ban đầu của Bigbang toàn là các hạt cơ bản. Có thể coi vũ trụ lúc đó như một lỗ đen siêu to khổng lồ. Vấn đề là hiện nay người ta chỉ biết lỗ đen hút nhau. Chưa có bất kỳ một kiến thức nào về vấn đề các lỗ đen có thể nổ tung cả. Vậy, cơ chế nổ của Bigbang là như thế nào?
3. Liệu vũ trụ sinh ra chỉ từ 1 điểm? Tại sao không từ nhiều điểm, nhiều vụ nổ? Theo thuyết Bigbang, tuổi vũ trụ hơn 13 tỉ năm. Vậy giới hạn vũ trụ có thể quan sát được là một không gian có bán kính gần 28 tỷ năm ánh sáng tính từ trái đất.
Lý do, giả thiết thiên hà sinh ra ngay sau Bigbang, tốc độ giãn nở xấp xỉ tốc độ ánh sáng, chạy ra xa trái đất, truyền ánh sáng về trái đất. Bỏ qua chênh lệch giữa 2 tốc độ ngược nhau. Tới khi ánh sáng từ thiên hà đó tới chúng ta thì căn cứ dịch chuyển đỏ chúng ta coi như hiện tại thiên hà đó cách chúng ta 28 tỉ năm ánh sáng.
Nếu có thiên hà bay nhanh hơn thì sao? Đơn giản chúng ta ko bao giờ nhìn thấy. Vì giãn nở nhanh hơn ánh sáng rồi.
Vậy, nếu có bằng chứng khoa học từ dịch chuyển đỏ nói rằng có thiên hà còn ở xa hơn 28 tỉ năm thì sao? Nghĩa là kiểu gì cũng có 1 ông sai. Phương pháp đo bằng dịch chuyển đỏ sai hoặc thời gian Bigbang sai (từ căn cứ bước sóng nền vũ trụ).
Em thì tin cái bước sóng nền đó sai. Nó chỉ là bước sóng của cái không gian Bigbang quanh trái đất thôi. Kiểu như vụ nổ của 1 lỗ đen. Trong vũ trụ còn vô số Bigbang nữa.
Ta chờ xem kính viễn vọng mới có phát hiện gì hay ho không?
Tôi tin theo trí tuệ đức Phật, theo đó không có cái gọi là khởi đầu của tất cả. Vũ trụ là vô thủy. Việc cố gắng đi tìm một sự khởi đầu của tất cả, vĩnh viễn không thể tìm được.
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,497
Động cơ
26,606 Mã lực
Lâu lắm em mới nghe được một câu chí lý. Các lý thuyết khoa học chẳng qua là để cố giải thích các hiện tượng, bằng chứng thực tế thôi.
Khi có bằng chứng mới. Vậy lý thuyết sẽ lỗi thời.
Hay có thể nói, mọi lý thuyết đều ko đúng hẳn. Và ta ko nên tin mù quáng vào bất cứ thuyết nào.
Ví dụ: khi người ta phát hiện ra nguyên tử. Người ta định nghĩa nguyên tử nghĩa là hạt không thể phân chia. Rồi sao? Sau này đẻ ra vô số thứ nhỏ hơn. Còn có cả hạt của Chúa. Thế sau này có cái hạt bố Chúa thì sao?
Vũ trụ là gì? Trong tiềm thức con người vũ trụ là không gian bên ngoài vô cùng vô tận. Vậy tại sao vài ông khoa học lại giới hạn vũ trụ ở một không gian 13 tỷ năm?
Khi phát hiện ra còn không gian khác lớn hơn nữa thì sao? Ta gọi là vũ trụ lớn? Đa vũ trụ?.. Đức tính khiêm tốn của các nhà khoa học đi đâu rồi? Hay họ cũng biết lăng xê, quảng cáo, chém gió?
Quay về chủ đề chính. Thuyết Bigbang.
Thuyết này có nhiều nội dung vô lý:
1. Vũ trụ sinh ra từ 1 điểm. Cái này ảnh hưởng từ định nghĩa điểm kỳ dị của lỗ đen. Hiện nay, bằng chứng cho thấy không có điểm kỳ dị nào cả. Lỗ đen là thiên thể chứa các hạt cơ bản. Càng nhiều hạt cơ bản thì lỗ đen càng lớn. Bằng chứng ở các vụ sáp nhập lỗ đen, sẽ đẻ ra lỗ đen lớn hơn. Chứ ko phải vẫn là 1 điểm.
Vậy, ban đầu vũ trụ là 1 điểm hay là một không gian như lỗ đen? Chưa ai biết.
2. Tại sao ban đầu vũ trụ lại nổ? Các miêu tả cho thấy tại thời điểm ban đầu của Bigbang toàn là các hạt cơ bản. Có thể coi vũ trụ lúc đó như một lỗ đen siêu to khổng lồ. Vấn đề là hiện nay người ta chỉ biết lỗ đen hút nhau. Chưa có bất kỳ một kiến thức nào về vấn đề các lỗ đen có thể nổ tung cả. Vậy, cơ chế nổ của Bigbang là như thế nào?
3. Liệu vũ trụ sinh ra chỉ từ 1 điểm? Tại sao không từ nhiều điểm, nhiều vụ nổ? Theo thuyết Bigbang, tuổi vũ trụ hơn 13 tỉ năm. Vậy giới hạn vũ trụ có thể quan sát được là một không gian có bán kính gần 28 tỷ năm ánh sáng tính từ trái đất.
Lý do, giả thiết thiên hà sinh ra ngay sau Bigbang, tốc độ giãn nở xấp xỉ tốc độ ánh sáng, chạy ra xa trái đất, truyền ánh sáng về trái đất. Bỏ qua chênh lệch giữa 2 tốc độ ngược nhau. Tới khi ánh sáng từ thiên hà đó tới chúng ta thì căn cứ dịch chuyển đỏ chúng ta coi như hiện tại thiên hà đó cách chúng ta 28 tỉ năm ánh sáng.
Nếu có thiên hà bay nhanh hơn thì sao? Đơn giản chúng ta ko bao giờ nhìn thấy. Vì giãn nở nhanh hơn ánh sáng rồi.
Vậy, nếu có bằng chứng khoa học từ dịch chuyển đỏ nói rằng có thiên hà còn ở xa hơn 28 tỉ năm thì sao? Nghĩa là kiểu gì cũng có 1 ông sai. Phương pháp đo bằng dịch chuyển đỏ sai hoặc thời gian Bigbang sai (từ căn cứ bước sóng nền vũ trụ).
Em thì tin cái bước sóng nền đó sai. Nó chỉ là bước sóng của cái không gian Bigbang quanh trái đất thôi. Kiểu như vụ nổ của 1 lỗ đen. Trong vũ trụ còn vô số Bigbang nữa.
Ta chờ xem kính viễn vọng mới có phát hiện gì hay ho không?
Như cụ nói thì mặc định không gian có trước, các điểm bigbang nằm trong không gian đó? Như vậy là lại ngược với thuyết tương đối vốn dĩ đã đc chứng minh
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,845
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Vũ trụ là gì? Trong tiềm thức con người vũ trụ là không gian bên ngoài vô cùng vô tận. Vậy tại sao vài ông khoa học lại giới hạn vũ trụ ở một không gian 13 tỷ năm?
Khi phát hiện ra còn không gian khác lớn hơn nữa thì sao? Ta gọi là vũ trụ lớn? Đa vũ trụ?.. Đức tính khiêm tốn của các nhà khoa học đi đâu rồi? Hay họ cũng biết lăng xê, quảng cáo, chém gió?
Chả có ông nhà khoa học nào giới hạn vũ trụ cả, cụ cứ làm như họ là chính quyền ấy mà có quyền đi giới hạn với cách ly.
Họ tính toán bằng dữ liệu quan sát và phép tính, con số. Nếu cụ tính được ra số khác thì cứ thoải mái công bố kết quả mới, nếu cụ tính đúng thì họ nghe cụ ngay thôi.

Ngoài ra, cụ còn nhầm lẫn tuổi vũ trụ và kích thước vũ trụ.

Quay về chủ đề chính. Thuyết Bigbang.
Thuyết này có nhiều nội dung vô lý:
1. Vũ trụ sinh ra từ 1 điểm. Cái này ảnh hưởng từ định nghĩa điểm kỳ dị của lỗ đen. Hiện nay, bằng chứng cho thấy không có điểm kỳ dị nào cả. Lỗ đen là thiên thể chứa các hạt cơ bản. Càng nhiều hạt cơ bản thì lỗ đen càng lớn. Bằng chứng ở các vụ sáp nhập lỗ đen, sẽ đẻ ra lỗ đen lớn hơn. Chứ ko phải vẫn là 1 điểm.
Vậy, ban đầu vũ trụ là 1 điểm hay là một không gian như lỗ đen? Chưa ai biết.
Cụ còn lẫn lộn các khái niệm về điểm kỳ dị lỗ đen, hiểu sai về kích thước lỗ đen. Lung tung loạn hết cả. Cụ nên tìm hiểu lại. Ví dụ, kích thước lỗ đen không phải kiểu như lỗ đen nó là quả cầu vật chất to nhỏ, mà kích thước này là của "chân trời sự kiện" bao quanh lỗ đen.

2. Tại sao ban đầu vũ trụ lại nổ? Các miêu tả cho thấy tại thời điểm ban đầu của Bigbang toàn là các hạt cơ bản. Có thể coi vũ trụ lúc đó như một lỗ đen siêu to khổng lồ. Vấn đề là hiện nay người ta chỉ biết lỗ đen hút nhau. Chưa có bất kỳ một kiến thức nào về vấn đề các lỗ đen có thể nổ tung cả. Vậy, cơ chế nổ của Bigbang là như thế nào?
Coi vũ trụ là lỗ đen siêu to khổng lồ là cụ cho là thế, rồi thắc mắc lỗ đen chỉ hút chứ không nổ cũng là cụ. Cụ tự đẻ ra kết luận rồi tự chứng minh kết luận của mình sai.

Vậy, nếu có bằng chứng khoa học từ dịch chuyển đỏ nói rằng có thiên hà còn ở xa hơn 28 tỉ năm thì sao? Nghĩa là kiểu gì cũng có 1 ông sai. Phương pháp đo bằng dịch chuyển đỏ sai hoặc thời gian Bigbang sai (từ căn cứ bước sóng nền vũ trụ).
Em thì tin cái bước sóng nền đó sai. Nó chỉ là bước sóng của cái không gian Bigbang quanh trái đất thôi. Kiểu như vụ nổ của 1 lỗ đen. Trong vũ trụ còn vô số Bigbang nữa.
Ta chờ xem kính viễn vọng mới có phát hiện gì hay ho không?
Vầng, có bằng chứng thì cụ cứ đưa ra thôi.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Như cụ nói thì mặc định không gian có trước, các điểm bigbang nằm trong không gian đó? Như vậy là lại ngược với thuyết tương đối vốn dĩ đã đc chứng minh
Thuyết tương đối cũng chia ra thuyết hẹp và thuyết rộng.
Thuyết hẹp thì Ok. Nó mở rộng hơn thuyết Niu tơn tí.
Thuyết rộng chưa chứng minh được nhé cụ. Có rất nhiều bằng chứng mâu thuẫn.
Nói về không gian và thời gian. Ở phạm vi hạt cơ bản không hề có khái niệm không gian và thời gian. Hạt cơ bản có thể đồng thời xuất hiện tại vài điểm trong cùng thời điểm. Hiện nay nó được coi là một Tiên đề, tạm chấp nhận vì quan sát thấy thế nhưng không giải thích nổi.
Hoặc hiện tượng vướng víu lượng tử. Hạt và phản hạt dù xa nhau bao nhiêu vẫn luôn có phản ứng tức thì.
Vậy không gian ở đâu, thời gian là gì?
Vũ trụ đã có hiện tượng được con người quan sát như vậy, dù chỉ là vi mô. Nhưng đã có nhỏ thì sẽ có lớn. Ai dám khẳng định toàn vũ trụ không có?
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,344
Động cơ
320,625 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Lâu lắm em mới nghe được một câu chí lý. Các lý thuyết khoa học chẳng qua là để cố giải thích các hiện tượng, bằng chứng thực tế thôi.
Khi có bằng chứng mới. Vậy lý thuyết sẽ lỗi thời.
Hay có thể nói, mọi lý thuyết đều ko đúng hẳn. Và ta ko nên tin mù quáng vào bất cứ thuyết nào.
Nhiều cụ cũng như cụ, cho rằng lý thuyết khoa học chỉ đơn thuần là sinh ra để cố gắng giải thích các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên nếu chỉ như thế thì lý thuyết khoa học sẽ chả khác gì các thuyết tôn giáo (Chúa sáng tạo thế giới, Nữ Oa vá trời v.v...). Sở dĩ nó được gọi là lý thuyết khoa học, khác với các lý thuyết thần thoại, tôn giáo vì:
- Các lý thuyết khoa học có tính định lượng, có hệ thống công thức toán học đi kèm. Ông Newton không chỉ nói một cách định tính là mọi vật hút nhau, mà ông ấy còn đưa ra công thức tính toán cụ thể xem các vật đấy hút nhau với một lực chính xác là bao nhiêu.
- Chính vì ý trên nên có một tính chất rất đặc biệt của lý thuyết khoa học là "có thể bác bỏ" (falsifiable). Karl Popper, nhà triết học về khoa học của thế kỷ 20 đưa tính bác bỏ được lên thành một tiêu chuẩn phân biệt khoa học với giả khoa học (pseudoscience). Tức là cứ quan sát, đo kiểm được 1 sự vật, hiện tượng nào mà lắp vào công thức của 1 lý thuyết khoa học thấy sai thì lý thuyết đó bị bác bỏ, cho dù trước đó công thức đó đúng trong tất cả các trường hợp.
Một lý thuyết khoa học bị bác bỏ không có nghĩa là lý thuyết đó vứt đi. Trong nhiều trường hợp nó chỉ ra là sai số của lý thuyết đó rất nhỏ nên các đo đạc trước đây chưa đủ tinh tế để phát hiện ra. Vì thế trong trường hợp sai số đó không đáng kể thì lý thuyết khoa học đó và các công thức của nó vẫn còn áp dụng được. Cơ học Newton là một ví dụ.

Các cụ không nên dùng từ chứng minh một lý thuyết khoa học mà nên dùng từ kiểm chứng, tức là thực hiện các đo đạc, quan sát để xem công thức của lý thuyết đó đúng hay sai. Nhưng dù đo đạc 1000 lần thấy công thức đúng, cũng không thể nói là chứng minh được lý thuyết đó (hiểu theo nghĩa là lý thuyết đó sẽ đúng mãi mãi) mà rất có thể lần đo thứ 1001 với điều kiện khác sẽ thấy công thức không đúng.
- Chính vì các ý trên nên ta có thể thấy tất cả các lý thuyết khoa học rồi sẽ sai. Các lý thuyết cho đến hiện nay tạm coi là đúng vì nó vẫn đang phù hợp với tất cả các quan sát đo đạc đến thời điểm hiện tại: Thuyết tương đối, Thuyết big bang v.v...
- Một điều đặc biệt khác của lý thuyết khoa học là nó có tính tiên đoán. Cái này thì lý thuyết phi khoa học chịu chết. Ví dụ tính toán trước được chính xác thời điểm quay lại của sao chổi Halley, độ lệch giữa 2 cái đồng hồ, 1 cái bay vào không gian rồi quay lại, 1 cái ở Trái Đất v.v...

Cụ nào muốn phản bác một lý thuyết khoa học thì phải chỉ ra được nó mâu thuẫn với sự vật hiện tượng nào đã xảy ra, đo đạc nào đã thực hiện, chứ không phải chỉ đơn thuần phát biểu 1 lý thuyết khác với lý thuyết khoa học đó.

Nhà cháu ko muốn tranh luận về vấn đề này vì nó có thể ảnh hưởng tới niềm tin của các Cụ.
Phần lớn các cụ đều đi từ cái cơ sở: Vữ trụ sinh ra từ vụ nổ (Bigbang).
Nên Vũ trụ (theo Bigbang) nó sẽ phải có 2 đặc tính căn bản:
1. Vũ trụ đang dãn nở ( như là nổ quả bom thì các mảnh vỡ đang bay ra xa).
2. Vũ trụ có giới hạn_ Điều này là bắt buộc phải như vậy_ Mặc dù Bigbang chưa chứng minh đc.( Bởi vì các mảnh vỡ sẽ đi tới giới hạn khi năng lượng của nó hết...), Từ giới hạn này suy tương đương ra tuổi Vũ trụ.
* Nên nhà cháu đưa ra cái Lý thuyết co lại ví dụ Vũ trụ đang co lại để bác bỏ nó vậy?
* Nhà cháu thì chống lại cái lý thuyết Bigang.
Do vậy nhà cháu hỏi là để xin các Bằng chứng khoa học chứ ko phải là các Lý thuyết.
Cụ có thể đưa ra thuyết vũ trụ co lại, tuy nhiên cụ cũng phải đưa ra các công thức và các sự vật hiện tượng, đo đạc để kiểm chứng nó.

Ví dụ việc vũ trụ giản nở người ta còn đưa ra công thức tính toán sự dịch chuyển đỏ và tiên đoán về bức xạ nền vũ trụ. Sau đó vô tình mà 2 nhà vật lý trẻ mới phát hiện ra bức xạ nền và kết quả đo đạc phù hợp với lý thuyết.
Ở trên cụ có đưa ra một số ý như lỗ đen hút vật chất v.v... để minh họa, nhưng như có cụ đã nói: Nó có tính chất địa phương. Cụ cũng phản biện rất hay là biết đâu việc vũ trụ giãn nở cũng là địa phương. Tuy nhiên hiện nay với các quan sát càng xa thì người ta lại càng thấy các thiên hà, chòm thiên hà di chuyển ra xa nhau mà chưa thấy điều gì ngược lại. Kiểu như có cụ bảo đất nước đang phát triển giàu hơn, cụ lại bảo thôn em và vài thôn bên cạnh thấy vẫn nghèo đi. Trong khi quan sát cho thấy chỉ ở cấp thôn thì có thôn nghèo đi, nhưng ở cấp độ huyện, tỉnh thì thấy đúng là toàn giàu lên. Chứng tỏ có thể tạm thời kết luận đúng là nước mình đang giàu lên thật. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

29S2929

Xe tăng
Biển số
OF-3407
Ngày cấp bằng
18/2/07
Số km
1,605
Động cơ
569,634 Mã lực
Tuổi
43
Hố đen nó chỉ hút các vật thể khi vật thể đó có trọng lượng phù hợp và kích thước đủ gần, nếu không vật thể nó vẫn bay vè vè quanh hố đen như trái đất quay quanh mặt trời.
Cái vụ vũ trụ đang giãn nở là do quan sát tất cả các cụm thiên hà thấy nó đều rời xa nhau ra. Còn như thiên hà Antromeda đang tiến về thiên hà Milky way của chúng ta chỉ là mang tính cục bộ ý cụ ạ.
Nếu chúng ta tìm dc trái đất mới và chuyển được đến .Thì khi hai ngân hà va nhau vẫn tiêu tan hết cụ nhỉ , thật buồn cho trái đất du khi đó chung ta tèo lâu rồi.
 

ms0910

Xe tăng
Biển số
OF-112960
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
1,618
Động cơ
401,920 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Sa - Trường Sa
Cái kính này còn đc gọi là kính thời gian, có thể bắt được ánh sáng từ thuở so khai của vũ trụ @@ giới khoa học đang hi vọng nó sẽ làm sáng tỏ nhiều thứ.
Thu sóng hồng ngoại à? Hơi lạ nhỉ?
Hiểu nôm na là để nhìn xa xăm vào vụ trụ thì sóng ánh sáng không còn phản ánh chính xác, thậm chí với các thiên thể nguội lạnh xa xôi còn không thể quan sát được ở dải ánh sáng thông thường và do nhiều yếu tố ảnh hưởng, cản trở khác. Thay vào đó dựa trên nguyên lý phát xạ sóng hồng ngoại của các vật chất, phân tử cộng với bước sóng hồng ngoại dài hơn ánh sáng nhìn thấy mà các nhà khoa học quan sát vật thể bằng cách thu sóng hồng ngoại và khôi phục màu sẽ cho ra các bức ảnh thiên văn chính xác hơn.
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,594
Động cơ
201,634 Mã lực
Nếu chúng ta tìm dc trái đất mới và chuyển được đến .Thì khi hai ngân hà va nhau vẫn tiêu tan hết cụ nhỉ , thật buồn cho trái đất du khi đó chung ta tèo lâu rồi.
Khoảng cách giữa các hành tinh là rất lớn (so với kích thước các hành tinh) nên thực tế các ngân hà đi qua nhau va chạm rất ít nhé.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,344
Động cơ
320,625 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Nếu chúng ta tìm dc trái đất mới và chuyển được đến .Thì khi hai ngân hà va nhau vẫn tiêu tan hết cụ nhỉ , thật buồn cho trái đất du khi đó chung ta tèo lâu rồi.
2 ngân hà va nhau thì xác suất tèo vẫn thấp cụ ạ. Vì mật độ vật chất của các thiên hà rất loãng. Trong hệ mặt trời, nếu coi mặt trời to bằng hòn bi đường kính 1cm, thì hệ mặt trời trời là hình cầu bán kính 30m. Trong hình cầu đó có hơn chục hạt bụi bán kính 0.1mm là các hành tinh. Thiên hà còn loãng hơn như thế rất nhiều. Vì thế 2 thiên hà có va chạm thì xác suất Trái Đất va chạm với 1 hành tinh khác rất thấp.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,539
Động cơ
232,915 Mã lực
Tuổi
48
Nếu chúng ta tìm dc trái đất mới và chuyển được đến .Thì khi hai ngân hà va nhau vẫn tiêu tan hết cụ nhỉ , thật buồn cho trái đất du khi đó chung ta tèo lâu rồi.
Theo em được biết, nếu quy kích cỡ 1 vì sao ( tương đương mặt trời ) về kích thước của 1 hạt cát, thì khoảng cách giữa 2 hạt cát ( 2 mặt trời ) trung bình sẽ dài khoảng 9.6 kilomet .. tức là rất nhiều chỗ trống
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,344
Động cơ
320,625 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Trong topic này nhiều cụ nhắc đến thuyết tương đối và nhiều cụ thấy nó xa lạ, khó hiểu, mâu thuẫn với trực giác của mình. Ví dụ:
- Sao tự nhiên vận tốc ánh sáng lại là giới hạn? Thật là vô lý.
- Sao vận tốc ánh sáng lại cố định kể cả khi nguồn phát sáng cũng chuyển động?
- Sao lại có chuyện đi đến ngôi sao này đến ngôi sao kia mà với người này thì là trong chớp mắt, với người kia lại là 1000 năm.
Em xin trích dẫn 1 trang trong cuốn Vũ trụ của Carl Sagan. Đoạn nói về những suy nghĩ đầu tiên của Einstein làm tiền đề phát minh ra thuyết tương đối. Qua đó mới thấy suy nghĩ của ông ấy hóa ra khá đơn giản. Và vận tốc ánh sáng đúng phải là giới hạn và bất biến mới là hợp lý, mới là trực quan. Nếu mình sinh ra trước Einstein thì mình đã nghĩ ra rồi 😁
20220321_224959.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

29S2929

Xe tăng
Biển số
OF-3407
Ngày cấp bằng
18/2/07
Số km
1,605
Động cơ
569,634 Mã lực
Tuổi
43
Khoảng cách giữa các hành tinh là rất lớn (so với kích thước các hành tinh) nên thực tế các ngân hà đi qua nhau va chạm rất ít nhé.
Các ngân hà giữ các vị trí ngôi sao hay các hệ như hệ mặt trời trong ngân hà bằng gì cụ nhỉ.Vì sao nó có thể dịch chuyển tịnh tién cùng ngân hà mà không tan ra.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top