Lâu lắm em mới nghe được một câu chí lý. Các lý thuyết khoa học chẳng qua là để cố giải thích các hiện tượng, bằng chứng thực tế thôi.Lý thuyết nào cũng đi từ các bằng chứng. Các nhà khoa học quan sát thấy các bằng chứng, sau đó họ nghĩ ra lý thuyết để giải thích sự tồn tại của các bằng chứng đó, tất nhiên giải thích không phải bằng mồm, mà bằng mô hình toán học.
Cụ thích đưa ra thuyết vũ trụ co lại thì cụ phải đưa ra được bằng chứng về sự co lại trên tổng thể vụ trụ. Còn việc lỗ đen hút các vật thể ở gần nó là hiện tượng cục bộ, không phải là tổng thể. Như cụ gì trên đã nói, trong một đất nước giàu lên thì vẫn có các hộ gia đình nghèo đi.
Còn bằng chứng vũ trụ giãn nở thì thiếu gì, kinh điển nhất là chứng minh của Hubble về tốc độ rời xa nhau của các thiên hà, tính toán dựa trên quan sát về dịch chuyển đỏ của các thiên hà ở xa.
Định luật Hubble – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
Khi có bằng chứng mới. Vậy lý thuyết sẽ lỗi thời.
Hay có thể nói, mọi lý thuyết đều ko đúng hẳn. Và ta ko nên tin mù quáng vào bất cứ thuyết nào.
Ví dụ: khi người ta phát hiện ra nguyên tử. Người ta định nghĩa nguyên tử nghĩa là hạt không thể phân chia. Rồi sao? Sau này đẻ ra vô số thứ nhỏ hơn. Còn có cả hạt của Chúa. Thế sau này có cái hạt bố Chúa thì sao?
Vũ trụ là gì? Trong tiềm thức con người vũ trụ là không gian bên ngoài vô cùng vô tận. Vậy tại sao vài ông khoa học lại giới hạn vũ trụ ở một không gian 13 tỷ năm?
Khi phát hiện ra còn không gian khác lớn hơn nữa thì sao? Ta gọi là vũ trụ lớn? Đa vũ trụ?.. Đức tính khiêm tốn của các nhà khoa học đi đâu rồi? Hay họ cũng biết lăng xê, quảng cáo, chém gió?
Quay về chủ đề chính. Thuyết Bigbang.
Thuyết này có nhiều nội dung vô lý:
1. Vũ trụ sinh ra từ 1 điểm. Cái này ảnh hưởng từ định nghĩa điểm kỳ dị của lỗ đen. Hiện nay, bằng chứng cho thấy không có điểm kỳ dị nào cả. Lỗ đen là thiên thể chứa các hạt cơ bản. Càng nhiều hạt cơ bản thì lỗ đen càng lớn. Bằng chứng ở các vụ sáp nhập lỗ đen, sẽ đẻ ra lỗ đen lớn hơn. Chứ ko phải vẫn là 1 điểm.
Vậy, ban đầu vũ trụ là 1 điểm hay là một không gian như lỗ đen? Chưa ai biết.
2. Tại sao ban đầu vũ trụ lại nổ? Các miêu tả cho thấy tại thời điểm ban đầu của Bigbang toàn là các hạt cơ bản. Có thể coi vũ trụ lúc đó như một lỗ đen siêu to khổng lồ. Vấn đề là hiện nay người ta chỉ biết lỗ đen hút nhau. Chưa có bất kỳ một kiến thức nào về vấn đề các lỗ đen có thể nổ tung cả. Vậy, cơ chế nổ của Bigbang là như thế nào?
3. Liệu vũ trụ sinh ra chỉ từ 1 điểm? Tại sao không từ nhiều điểm, nhiều vụ nổ? Theo thuyết Bigbang, tuổi vũ trụ hơn 13 tỉ năm. Vậy giới hạn vũ trụ có thể quan sát được là một không gian có bán kính gần 28 tỷ năm ánh sáng tính từ trái đất.
Lý do, giả thiết thiên hà sinh ra ngay sau Bigbang, tốc độ giãn nở xấp xỉ tốc độ ánh sáng, chạy ra xa trái đất, truyền ánh sáng về trái đất. Bỏ qua chênh lệch giữa 2 tốc độ ngược nhau. Tới khi ánh sáng từ thiên hà đó tới chúng ta thì căn cứ dịch chuyển đỏ chúng ta coi như hiện tại thiên hà đó cách chúng ta 28 tỉ năm ánh sáng.
Nếu có thiên hà bay nhanh hơn thì sao? Đơn giản chúng ta ko bao giờ nhìn thấy. Vì giãn nở nhanh hơn ánh sáng rồi.
Vậy, nếu có bằng chứng khoa học từ dịch chuyển đỏ nói rằng có thiên hà còn ở xa hơn 28 tỉ năm thì sao? Nghĩa là kiểu gì cũng có 1 ông sai. Phương pháp đo bằng dịch chuyển đỏ sai hoặc thời gian Bigbang sai (từ căn cứ bước sóng nền vũ trụ).
Em thì tin cái bước sóng nền đó sai. Nó chỉ là bước sóng của cái không gian Bigbang quanh trái đất thôi. Kiểu như vụ nổ của 1 lỗ đen. Trong vũ trụ còn vô số Bigbang nữa.
Ta chờ xem kính viễn vọng mới có phát hiện gì hay ho không?