- Biển số
- OF-750500
- Ngày cấp bằng
- 19/11/20
- Số km
- 434
- Động cơ
- 58,199 Mã lực
- Tuổi
- 34
Topic chất lượng quá. Một số cụ còm chất thật. Xin cảm ơn.
Anh thì cần dịch chuyển tức thời qua 19h tối rồi quay lại trước 16h trong ngày là đủE chỉ cần cái kính nào có thể nhìn xuyên quần áo hoặc nhìn xuyên qua cái bát sứ là đc
Cụ đặt vấn đề chỗ này có ý rất hay. Thực tế là các nhà khoa học đã tìm thấy (theo nghĩa chụp ảnh được) các dải thiên hà có khoảng cách đến chúng ta hiện tại lớn hơn 28 tỷ năm ánh sáng. Thiên hà xa nhất đến giờ được biết tới là GN-z11, hiện cách chúng ta khoảng 32,2 tỷ năm ánh sáng.Lý do, giả thiết thiên hà sinh ra ngay sau Bigbang, tốc độ giãn nở xấp xỉ tốc độ ánh sáng, chạy ra xa trái đất, truyền ánh sáng về trái đất. Bỏ qua chênh lệch giữa 2 tốc độ ngược nhau. Tới khi ánh sáng từ thiên hà đó tới chúng ta thì căn cứ dịch chuyển đỏ chúng ta coi như hiện tại thiên hà đó cách chúng ta 28 tỉ năm ánh sáng.
Nếu có thiên hà bay nhanh hơn thì sao? Đơn giản chúng ta ko bao giờ nhìn thấy. Vì giãn nở nhanh hơn ánh sáng rồi.
Vậy, nếu có bằng chứng khoa học từ dịch chuyển đỏ nói rằng có thiên hà còn ở xa hơn 28 tỉ năm thì sao? Nghĩa là kiểu gì cũng có 1 ông sai. Phương pháp đo bằng dịch chuyển đỏ sai hoặc thời gian Bigbang sai (từ căn cứ bước sóng nền vũ trụ).
Lâu lắm em mới nghe được một câu chí lý. Các lý thuyết khoa học chẳng qua là để cố giải thích các hiện tượng, bằng chứng thực tế thôi.
Khi có bằng chứng mới. Vậy lý thuyết sẽ lỗi thời.
Hay có thể nói, mọi lý thuyết đều ko đúng hẳn. Và ta ko nên tin mù quáng vào bất cứ thuyết nào.
Ví dụ: khi người ta phát hiện ra nguyên tử. Người ta định nghĩa nguyên tử nghĩa là hạt không thể phân chia. Rồi sao? Sau này đẻ ra vô số thứ nhỏ hơn. Còn có cả hạt của Chúa. Thế sau này có cái hạt bố Chúa thì sao?
Vũ trụ là gì? Trong tiềm thức con người vũ trụ là không gian bên ngoài vô cùng vô tận. Vậy tại sao vài ông khoa học lại giới hạn vũ trụ ở một không gian 13 tỷ năm?
Khi phát hiện ra còn không gian khác lớn hơn nữa thì sao? Ta gọi là vũ trụ lớn? Đa vũ trụ?.. Đức tính khiêm tốn của các nhà khoa học đi đâu rồi? Hay họ cũng biết lăng xê, quảng cáo, chém gió?
Quay về chủ đề chính. Thuyết Bigbang.
Thuyết này có nhiều nội dung vô lý:
1. Vũ trụ sinh ra từ 1 điểm. Cái này ảnh hưởng từ định nghĩa điểm kỳ dị của lỗ đen. Hiện nay, bằng chứng cho thấy không có điểm kỳ dị nào cả. Lỗ đen là thiên thể chứa các hạt cơ bản. Càng nhiều hạt cơ bản thì lỗ đen càng lớn. Bằng chứng ở các vụ sáp nhập lỗ đen, sẽ đẻ ra lỗ đen lớn hơn. Chứ ko phải vẫn là 1 điểm.
Vậy, ban đầu vũ trụ là 1 điểm hay là một không gian như lỗ đen? Chưa ai biết.
2. Tại sao ban đầu vũ trụ lại nổ? Các miêu tả cho thấy tại thời điểm ban đầu của Bigbang toàn là các hạt cơ bản. Có thể coi vũ trụ lúc đó như một lỗ đen siêu to khổng lồ. Vấn đề là hiện nay người ta chỉ biết lỗ đen hút nhau. Chưa có bất kỳ một kiến thức nào về vấn đề các lỗ đen có thể nổ tung cả. Vậy, cơ chế nổ của Bigbang là như thế nào?
3. Liệu vũ trụ sinh ra chỉ từ 1 điểm? Tại sao không từ nhiều điểm, nhiều vụ nổ? Theo thuyết Bigbang, tuổi vũ trụ hơn 13 tỉ năm. Vậy giới hạn vũ trụ có thể quan sát được là một không gian có bán kính gần 28 tỷ năm ánh sáng tính từ trái đất.
Lý do, giả thiết thiên hà sinh ra ngay sau Bigbang, tốc độ giãn nở xấp xỉ tốc độ ánh sáng, chạy ra xa trái đất, truyền ánh sáng về trái đất. Bỏ qua chênh lệch giữa 2 tốc độ ngược nhau. Tới khi ánh sáng từ thiên hà đó tới chúng ta thì căn cứ dịch chuyển đỏ chúng ta coi như hiện tại thiên hà đó cách chúng ta 28 tỉ năm ánh sáng.
Nếu có thiên hà bay nhanh hơn thì sao? Đơn giản chúng ta ko bao giờ nhìn thấy. Vì giãn nở nhanh hơn ánh sáng rồi.
Vậy, nếu có bằng chứng khoa học từ dịch chuyển đỏ nói rằng có thiên hà còn ở xa hơn 28 tỉ năm thì sao? Nghĩa là kiểu gì cũng có 1 ông sai. Phương pháp đo bằng dịch chuyển đỏ sai hoặc thời gian Bigbang sai (từ căn cứ bước sóng nền vũ trụ).
Em thì tin cái bước sóng nền đó sai. Nó chỉ là bước sóng của cái không gian Bigbang quanh trái đất thôi. Kiểu như vụ nổ của 1 lỗ đen. Trong vũ trụ còn vô số Bigbang nữa.
Ta chờ xem kính viễn vọng mới có phát hiện gì hay ho không?
sai nhé bácVới tốc độ ánh sáng, người ngồi trên tàu không trải qua 2000 năm cụ nhé, với họ chỉ như cái chớp mắt.
Việc chui kén ngủ đông chỉ dành cho các tàu có tốc độ rất thấp so với tđ ánh sáng.
Thế nên mình nghĩ rằng nếu bàn luận về vũ trụ thì hãy đọc ít nhất 1 cuốn sách về vũ trụ đã, như cuốn sách này của Carl Sagan rất đáng đọc vì khá dễ hiểu, tuy nhiên để hiểu thì rất khó, chứ đừng vì vài bài báo, vài thuyết âm mưu rồi lại lạc lối không biết đâu mà lần. Một số sách khác cũng rất hay như Lược sử thời gian, Einstein và vũ trụ giãn nở,…Trong topic này nhiều cụ nhắc đến thuyết tương đối và nhiều cụ thấy nó xa lạ, khó hiểu, mâu thuẫn với trực giác của mình. Ví dụ:
- Sao tự nhiên vận tốc ánh sáng lại là giới hạn? Thật là vô lý.
- Sao vận tốc ánh sáng lại cố định kể cả khi nguồn phát sáng cũng chuyển động?
- Sao lại có chuyện đi đến ngôi sao này đến ngôi sao kia mà với người này thì là trong chớp mắt, với người kia lại là 1000 năm.
Em xin trích dẫn 1 trang trong cuốn Vũ trụ của Carl Sagan. Đoạn nói về những suy nghĩ đầu tiên của Einstein làm tiền đề phát minh ra thuyết tương đối. Qua đó mới thấy suy nghĩ của ông ấy hóa ra khá đơn giản. Và vận tốc ánh sáng đúng phải là giới hạn và bất biến mới là hợp lý, mới là trực quan. Nếu mình sinh ra trước Einstein thì mình đã nghĩ ra rồi
View attachment 6985874
Có lẽ rất nhiều người đã quen với một khái niệm cũ, và ko muốn thay đổi.1) Chưa có giải thưởng nào danh giá đc trao cho lý thuyết BB cả. Có nghĩa là gì? Là chưa đủ chứng cứ trực tiếp thuyết phục đủ để coi BB đã vượt qua kiểm định.
Nó còn nhiều vấn đề và chưa tương thích với phần còn lại của VL.
2) Trước đây 70 năm vũ trụ là speculative theory , là niềm tin không kiểm chứng được, quá ít quan sát, quá ít dữ liệu, chưa phải là khoa học. Khoảng 40 năm trở lại đây nó đã từng bước dần trở thành khoa học thực sự. Không lâu nữa (100-300 năm) thậm chí có thể làm thí nghiệm với những điều ko tưởng, như tạo vũ trụ mới. Lúc đó BB ko còn là một lý thuyết mà rất thực.
Lỗ đen ban đầu cũng là tưởng tượng. Nó tồn tại trong tưởng tượng từ Tk18. Sau khi có thuyết tương đối rộng nó tồn tại từ 1918 nhưng không ai tin, kể cả Einstein. Đến 197x nó mới bắt đầu có chỗ đứng thật. Tận 2020 mới có giải Nobel.
3) Chẳng có hạt nào của Chúa cả. Tên gọi truyền thông cho higgs boson cho hấp dẫn người thường thôi.
4) "Lỗ đen là thiên thể chứa các hạt cơ bản. Càng nhiều hạt cơ bản thì lỗ đen càng lớn. Bằng chứng ở các vụ sáp nhập lỗ đen, sẽ đẻ ra lỗ đen lớn hơn. Chứ ko phải vẫn là 1 điểm. Vậy, ban đầu vũ trụ là 1 điểm hay là một không gian như lỗ đen? "
Cái gì có trong lỗ đen tất cả đều là các câu chuyện giả định. Đừng tin các câu chuyện rẻ tiền trên truyền thông. Đây là vùng không có thời gian, không có "không gian" (không có điểm khoảng cách), cũng không có định luật, hay quy luật nào đã biết. Mọi hiểu biết dừng lại ở horizon khi ánh sáng cũng như mọi sóng điện từ không chạy thoát khỏi hố đen. Nếu vật chất rơi vào hố đen, ở biên (horizon) nó đã đạt vận tốc c, và thời gian dừng, diễn biến tiếp sau không ai rõ. Bên trong giả thuyết là các bong bóng không thời gian lượng tử. Lý thuyết đang phát triển, thực nghiệm sẽ có thể kiểm định vài tính chất sau vài trăm năm.
"Hạt cơ bản" đang được biết như quarks, leptons (electron, các loại neutrinos, vv), W,Z, Higgs boson, không có lý thuyết nào đủ khả năng mô tả chúng biến dạng ra sao trong lỗ đen được.
Khả năng cao là "tất cả hạt cơ bản trên" bị phá hủy bởi trường hấp dẫn với năng lượng thang Planck. Chỉ khả dĩ còn lại có thể là photons năng lượng siêu cao ở bước sóng Planck, hoặc gravitons - những hạt có khối lượng nghỉ =0 và chuyển động với vận tốc c.
Thực nghiệm có lẽ cần hàng trăm năm nữa mới tiến gần đến thang năng lượng Planck nên
tốt nhất không chém bậy, gây nhiễu thông tin.
5) "Có thể coi vũ trụ lúc đó như một lỗ đen siêu to khổng lồ. Vấn đề là hiện nay người ta chỉ biết lỗ đen hút nhau. Chưa có bất kỳ một kiến thức nào về vấn đề các lỗ đen có thể nổ tung cả. Vậy, cơ chế nổ của Bigbang là như thế nào?"
Lỗ đen có thể bốc hơi thông qua bức xạ Hawking và lô đen sẽ chết dù rất lâu chỉ bởi riêng bức xạ Hawking này. Lỗ đen cũng có thể xả năng lượng. Lỗ đen có thể quay ngược thời gian trở về sao (theo quantum string theory). Lỗ đen không thể nổ theo lý thuyết cổ điển, nhưng có thể nổ tung theo các phiên bản khác nhau lượng tử hấp dẫn.
Tuy nhiên tôi sẽ không nói nữa, mọi thứ có thể, tùy vào khả năng tưởng tượng và năng lực toán học xuất sắc. Đúng hay sai, chờ 100-300 năm có thực nghiệm trên thang Planck kiểm chứng.
Đấy là các vệ tinh như trong hệ mặt trời , nhưng giữa các hệ sao hệ mặt trời thì cũng lực hấp dẫn à cụ.Vì hệ mặt trời cách các đơn vị khác rất là xaLực hấp dẫn
Xa thì lực yếu đi thôi chứ không mất đi. Tâm thiên hà là 1 hố đen khổng lồ. Thiên hà Millky-way cơ bản là ổn định. Cá hệ sao với nhau, các hành tinh và các mặt trăng trong hệ sao cân bằng được với nhau nhờ lực hấp dẫn và lực ly tâm.Đấy là các vệ tinh như trong hệ mặt trời , nhưng giữa các hệ sao hệ mặt trời thì cũng lực hấp dẫn à cụ.Vì hệ mặt trời cách các đơn vị khác rất là xa
Chỗ bôi đỏ có vấn đề. Các "hạt cơ bản cơ bản", chui vào lỗ đen, thì mọi tính chất của chúng biến mất, chúng không còn là những hạt cơ bản nữa. Bên ngoài chỉ còn thấy mass, spin và (nếu có) điện tích của lỗ đen. Nói dễ hiểu, là lỗ đen làm từ loại hạt gì quarks, phản quarks, electron, muon, boson W, như nhau hết, không phân biệt được.Từ một sao kiểu mặt trời, do lực hấp dẫn tự thân mà thiên thể biến thành sao nơ tron, sau đó lực hấp dẫn lại biến sao nơtron thành lỗ đen.
Còn về cấu tạo lỗ đen. Ta có biến chuyển từ các nguyên tử ở sao như mặt trời, tới các sao toàn nơ tron, rồi các thiên thể toàn các hạt cơ bản, đó là lỗ đen. Tiếp nữa là gì, chưa ai biết, vì giới hạn nhận thức của con người mới tới đó.
Mệnh đề trên của cụ mạnh mẽ nhưng tiếp tục sai, có vấn đề. Tự phát biểu chính xác 1 mệnh đề không copy của người khác, cỡ giải thưởng Nobel 2020 (Penrose) và Nobel cỡ 2050 (QG), thì cần luyện tập tương đối lâu, thông thường là trên 6-7 năm nghiên cứu sau bậc cử nhân, ở các trung tâm xuất sắc thế giới. Tự học cũng tốt nhưng không có ai sửa sai, thì những nhận định sai ám ảnh suốt đời.Thế nào là điểm kỳ dị? Đó là một miêu tả thuần túy toán học. Ở thời đại người ta chưa trực tiếp nhìn thấy lỗ đen. Hiện nay, hóa ra điểm kỳ dị là kết quả của phương trình vô nghiệm của mấy ông khoa học. Các ông ấy không miêu tả nổi lỗ đen bằng toán học, vì kiến thức lượng tử không đủ. Cóc giải được mới phang câu Điểm kỳ dị.
Nói đến kích thước, người thường liên hệ đến đường kính, dài-rộng-cao. Vật thế cứng thì có kích thước dễ hiểu, nói đến kích thước được. Còn các vật thể ở dạng khí thì "kích thước" là rất mù mờ, không chính xác. Nói đến kích thước lỗ đen, cũng gây khó hiểu, vì đây không phải vật rắn, cũng không phải lỏng, cũng không phải khí, ...Rồi còn chân trời sự kiện. Cái tên rất kêu, rất hot. Bản chất nó có khác gì kích thước thiên thể đâu. Lỗ đen to thì chân trời sự kiện to, khác gì nói sao to vì... đường kính sao to?
Điểm kỳ dị và chân trời sự kiện đều nhấn mạnh tới tính tuyệt đối. Mật độ vật chất vô hạn và độ cong không-thời gian là vô cùng.Chỗ bôi đỏ có vấn đề. Các "hạt cơ bản cơ bản", chui vào lỗ đen, thì mọi tính chất của chúng biến mất, chúng không còn là những hạt cơ bản nữa. Bên ngoài chỉ còn thấy mass, spin và (nếu có) điện tích của lỗ đen. Nói dễ hiểu, là lỗ đen làm từ loại hạt gì quarks, phản quarks, electron, muon, boson W, như nhau hết, không phân biệt được.
Cấu trúc dừng ở neutron star, việc ngoại suy rất-rất xa đến cấu trúc lỗ đen, không dùng được. Mệnh đề "thiên thể toàn các hạt cơ bản là lỗ đen" khó được chấp nhận.
Mệnh đề trên của cụ mạnh mẽ nhưng tiếp tục sai, có vấn đề. Tự phát biểu chính xác 1 mệnh đề không copy của người khác, cỡ giải thưởng Nobel 2020 (Penrose) và Nobel cỡ 2050 (QG), thì cần luyện tập tương đối lâu, thông thường là trên 6-7 năm nghiên cứu sau bậc cử nhân, ở các trung tâm xuất sắc thế giới. Tự học cũng tốt nhưng không có ai sửa sai, thì những nhận định sai ám ảnh suốt đời.
Nói đến kích thước, người thường liên hệ đến đường kính, dài-rộng-cao. Vật thế cứng thì có kích thước dễ hiểu, nói đến kích thước được. Còn các vật thể ở dạng khí thì "kích thước" là rất mù mờ, không chính xác. Nói đến kích thước lỗ đen, cũng gây khó hiểu, vì đây không phải vật rắn, cũng không phải lỏng, cũng không phải khí, ...
Gọi là biên cũng được, nhưng vẫn phải định nghĩa biên này là gì, không khác gì event horizon. Tên gọi chỉ mang tính lịch sử từ thời 195x-1961, do cụ do thái Rindler chạy trốn Hitler từ Áo sang Anh, học ở đó rồi sau TS qua Mỹ, đưa ra. Nghiên cứu bắt đầu từ tưởng tượng hình học, về ánh sáng, về thời gian riêng, giấy-bút; từ 198x mô phỏng máy tính. Còn chụp ảnh vật chất phát sáng gần biên, mọi thứ trực quan, đó là 1/4 giải Nobel tận 2019 mới có được. Tri ân Rindle mới chết năm 2019, thọ 95 tuổi.
Cụ này thiếu các kiến thức cơ bản nên nói lung tung chỗ nào cũng sai loạn hết cả lên.Có lẽ rất nhiều người đã quen với một khái niệm cũ, và ko muốn thay đổi.
Tại sao nói lỗ đen là một thiên thể? Bởi vì nó biến đổi từ một thiên thể khác. Từ một sao kiểu mặt trời, do lực hấp dẫn tự thân mà thiên thể biến thành sao nơ tron, sau đó lực hấp dẫn lại biến sao nơtron thành lỗ đen. Lỗ đen ăn lỗ đen sinh ra lỗ đen lớn hơn. Lỗ đen ăn cả thiên hà....
Đó là về độ lớn của lỗ đen.
Còn về cấu tạo lỗ đen. Ta có biến chuyển từ các nguyên tử ở sao như mặt trời, tới các sao toàn nơ tron, rồi các thiên thể toàn các hạt cơ bản, đó là lỗ đen. Tiếp nữa là gì, chưa ai biết, vì giới hạn nhận thức của con người mới tới đó.
Thế nào là điểm kỳ dị? Đó là một miêu tả thuần túy toán học. Ở thời đại người ta chưa trực tiếp nhìn thấy lỗ đen. Hiện nay, hóa ra điểm kỳ dị là kết quả của phương trình vô nghiệm của mấy ông khoa học. Các ông ấy không miêu tả nổi lỗ đen bằng toán học, vì kiến thức lượng tử không đủ. Cóc giải được mới phang câu Điểm kỳ dị.
Rồi còn chân trời sự kiện. Cái tên rất kêu, rất hot. Bản chất nó có khác gì kích thước thiên thể đâu. Lỗ đen to thì chân trời sự kiện to, khác gì nói sao to vì... đường kính sao to?
Tại sao photon không thoát khỏi lỗ đen? Bởi vì pho ton bị phân rã thành hạt cơ bản. Làm gì còn pho ton nữa mà thoát ra hay thoát vào. Lỗ đen vẫn bức xạ đấy thôi, nhưng nó không bức xạ pho ton, mà bức xạ hạt cơ bản. Dù cơ chế bức xạ đang còn tranh luận.
Thế bức xạ hạt cơ bản không phải là bức xạ? Hay cứ phải là pho ton (ánh sáng) mới là bức xạ.
Khi 2 lỗ đen sáp nhập, một phần trọng lượng biến thành sóng hấp dẫn. Thế sóng hấp dẫn có phải là một dạng bức xạ hay không? Sau này tìm ra hạt hấp dẫn thì vui.
Trên còm của cụ. Cụ phản bác ý kiến của tôi toàn bằng các giả thiết. Chính cụ còm các miêu tả về lỗ đen, về hạt cơ bản đều chưa được kiểm chứng. Vậy nhưng tại sao cụ lại tin vào các khái niệm bắt nguồn từ các thông tin chưa kiểm chứng như thế? Như điểm kỳ dị, chân trời sự kiện. Sao cụ không tin vào những thứ đơn giản hơn. Như nói rằng lỗ đen cũng là một thiên thể, thiên thể rất lớn trong vũ trụ. Lỗ đen là trung tâm của thiên hà đấy.
Thật là kinh khủngTại sao photon không thoát khỏi lỗ đen? Bởi vì pho ton bị phân rã thành hạt cơ bản
mỗi lần cụ comment được tính là 1km, lúc nào cụ đủ 100 lượt comment là được cụ.Cụ này chak người hành tinh dưới . Mà hỏi các cụ là làm thế nào có 100km để có thể trả lời ở khu Chợ giời nhỉ
Cụ đọc kỹ lại đi cụ ơi. Cụ ý không hề thiếu kiến thức cơ bản như cụ tưởng đâu. Cụ ý hiểu khá sâu là khác, nhưng cách đặt vấn đề của cụ ý hơi khó nghe vì nó ngược với cách hiểu thông thường.Cụ này thiếu các kiến thức cơ bản nên nói lung tung chỗ nào cũng sai loạn hết cả lên.
Kiểu như thế này:
Thật là kinh khủng
Em kết nhất câu cuối của cụ. Một số cụ đọc đâu đó (thậm chí Goolge) được tí thông tin phán còm của người khác "có vấn đề" rồi "mệnh đề sai" như đúng rồi.Điểm kỳ dị và chân trời sự kiện đều nhấn mạnh tới tính tuyệt đối. Mật độ vật chất vô hạn và độ cong không-thời gian là vô cùng.
Vô hạn hay vô cùng có nghĩa không thể vượt qua.
Nhưng thực tế vẫn có vật chất vượt ra ngoài lỗ đen. Là các hạt cơ bản trong cái gọi là bức xạ lỗ đen.
Cơ chế bức xạ đang còn tranh luận. Có thể là cơ chế bức xạ theo cặp hạt-phản hạt như bức xạ Hawkin. Hoặc coi hạt cơ bản sinh ra từ một dạng sóng nào đó (thực sự giống như vật chất sinh ra từ hư vô vậy).
Dù là gì, người ta đều khẳng định có bức xạ lỗ đen.
Vậy cái vô cùng vô tận của điểm kỳ dị là sai.
Cái sai này không phải sai về khoa học. Giới hạn ở mức độ vật chất bình thường, quả thực nó vô hạn. Nhưng áp dụng với hạt cơ bản thì nó vô dụng.
Nói cách khác, khái niệm bị sai vì không hiểu rõ cơ chế. Kiểu ếch ngồi đáy giếng.
Lạc bình thường. Cụ và con tàu của cụ sẽ bị kéo dài ra thành 1 chuỗi các phân tử nối tiếp nhau ấy (hiệu ứng mì ống). Nếu con tàu di chuyển quá 50% tốc độ ánh sáng bạn sẽ không kịp lái tàu.Giả sử chúng ta du hành không gian mà vô tình có thể lạc vào vùng hố đen không các cụ? Làm sao để tránh nó nếu đi với tốc độ tương đương ánh sáng?