[Funland] Có cụ nào theo dõi kỳ quan công nghệ của con người tính đến nay: Kính viễn vọng James Webb

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,331
Động cơ
382,636 Mã lực
Khoa học chưa kết luận chắc chắn là vũ trụ bắt nguồn từ vụ nổ Big Bang, vì ở đó có chút yếu tố ngoại suy. Dù phần lớn giới khoa học chấp nhận lý thuyết vụ nổ BB này là ứng viên sáng. Còn vấn đề đang giãn nở nhanh là FACT, đã đo được, không tranh luận nữa, phí thời gian.

Nó giãn nở đến đâu, đến vô cực hay giãn đến một mức độ rồi co lại, thì cũng không chắc chắn được. Tuy nhiên ở nhận thức cao nhất nhân loại hiện nay, không nhìn thấy mechanism nào khả dĩ đủ lớn để làm nó co lại được. Dù về mặt lý thuyết co lại là có thể.

Trong mô hình nguyên bản/sửa đổi của tương đối rộng cũng có hằng số vũ trụ, nó quyết định vấn đề co lại trên. Đo đạc hiện tại "cái hằng số vũ trụ" nếu có, đều nghiêng về khả năng giãn vô hạn.

Bản chất những gì diễn ra ở thời gian đầu "ít phút" của vũ trụ nhỏ, cũng chưa hiểu. Đang phát triển lý thuyết thống nhất, 50 năm nữa sẽ rõ ràng hơn.

Vậy đừng nhập nhèm giữa giữa sự chạy ra xa nhau của các galaxies với đả phá cá nhân lý thuyết BB.

BB có hạn chế ví dụ là phải chấp nhận quá trình giãn nở lạm phát, mà cơ chế VL chưa hiểu được từ các nhánh khác của VL như hạt cơ bản, các dạng tương tác đã biết.


Cụ nói các Lý thuyết khác, các nhà KH khác là nhăng cuội. Thực tế thì cụ rất nhăng cuôi.
_ Cụ đưa ra : Vũ trụ sinh ra từ vụ nổ:
Có nghĩa là nó phải đang giãn nở theo 1 Vận tốc biến thiên. Ko thể là 1 vận tốc ko đổi 67m/s ( Đưa trẻ học vật lý cũng kết luận đc)
Vậy nếu là 67m/s ko đổi thì các vật sẽ ko thể bắt đầu từ 1 vụ nổ đc...từ Vận tốc =0.
_ Nếu nó là vận tốc ko đổi: 67m/s thì nó sẽ phải đi tới vô cùng ( Như vậy là Vũ trụ sẽ lớn vô cùng_ ko có giới hạn). Điều này nó lại vả vào cái Vụ nổ ban đầu...vì như vậy dù đang giãn nở nhưng Vũ trụ sẽ tới giới hạn. ( Các cụ có thể sợt phương trình tính Vũ trụ từ Bigbang)
Chính Cụ đang mâu thuẫn và lộn lung tung phèng!
 

Albinus

Xe hơi
Biển số
OF-800036
Ngày cấp bằng
11/12/21
Số km
106
Động cơ
16,536 Mã lực
Tuổi
54

Cụ nói các Lý thuyết khác, các nhà KH khác là nhăng cuội. Thực tế thì cụ rất nhăng cuôi.
_ Cụ đưa ra : Vũ trụ sinh ra từ vụ nổ:
Có nghĩa là nó phải đang giãn nở theo 1 Vận tốc biến thiên. Ko thể là 1 vận tốc ko đổi 67m/s ( Đưa trẻ học vật lý cũng kết luận đc)
Vậy nếu là 67m/s ko đổi thì các vật sẽ ko thể bắt đầu từ 1 vụ nổ đc...từ Vận tốc =0.
_ Nếu nó là vận tốc ko đổi: 67m/s thì nó sẽ phải đi tới vô cùng ( Như vậy là Vũ trụ sẽ lớn vô cùng_ ko có giới hạn). Điều này nó lại vả vào cái Vụ nổ ban đầu...vì như vậy dù đang giãn nở nhưng Vũ trụ sẽ tới giới hạn. ( Các cụ có thể sợt phương trình tính Vũ trụ từ Bigbang)
Chính Cụ đang mâu thuẫn và lộn lung tung phèng!
Cụ không tin thuyết BB cũng chả sao cả. Nhiều người cũng không tin giống cụ. Ngay cả Einstein lúc đầu cũng không tin cơ mà. Nhưng không tin thì trước tiên phải hiểu rõ về nó đã, và nên đưa ra bằng chứng khoa học nào đó chứng minh BB là sai, chứ không có bằng chứng gì thì cũng chả có mấy ý nghĩa.

Cụ đang viết không chính xác về tốc độ giãn nở của vũ trụ. Tốc độ của nó là khoảng 67km/s/megaparsec cụ nhé, không phải 67m/s. Lúc đầu tưởng cụ viết vội nên nhầm, nhưng sau thấy cụ viết đi viết lại trong 2 post khác nhau thì có vẻ không phải cụ viết nhầm.
 

Ni No Kuni 2

Xe điện
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
4,878
Động cơ
211,193 Mã lực
Ko trông chờ vào tốc độ được, chỉ có làm cú dịch chuyển tức thời qua wormhole hoặc dịch chuyển và tái tạo vật chất thôi :D. Nhưng nhỡ tái tạo xong xy lại thành xx thì bome :P
Vâng phải có công nghệ gì đột biến,chứ cứ đẩy đít như hiện tại chả đi đến đâu
Giờ lên đến sao hỏa là chật vật lắm rồi.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,543
Động cơ
232,822 Mã lực
Tuổi
48
Vâng phải có công nghệ gì đột biến,chứ cứ đẩy đít như hiện tại chả đi đến đâu
Giờ lên đến sao hỏa là chật vật lắm rồi.
Giả sử có công nghệ đẩy được gần sát c , cho em hỏi tại sao vận tốc tàu càng gần c thì thời gian của mình trên tàu lại càng về gần 0,
ví dụ như cái Lorentz factor em xem giải thích phương trình trên mạng nhưng cũng không hiểu được :D
 

Ni No Kuni 2

Xe điện
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
4,878
Động cơ
211,193 Mã lực
Giả sử có công nghệ đẩy được gần sát c , cho em hỏi tại sao vận tốc tàu càng gần c thì thời gian của mình trên tàu lại càng về gần 0,
ví dụ như cái Lorentz factor em xem giải thích phương trình trên mạng nhưng cũng không hiểu được :D
Em chịu cụ ạ. thớt này có đến 2/3 số còm là tranh luận liên quan mấy cái này.
Em nghĩ phải chơi kiểu bẻ cong không-thời gian mới đi xa đc ạ, chứ đi thường thì ko khả thi. Kiểu như 1 tờ giấy đi từ điểm A ở đầu tờ giấy đến điểm B ở cuối tờ giấy mà đi thẳng thì lâu. Nhưng gập đôi tờ giấy lại thì đi xuyên 1 phát từ A sang B luôn ạ :D
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,850
Động cơ
298,115 Mã lực
Giả sử có công nghệ đẩy được gần sát c , cho em hỏi tại sao vận tốc tàu càng gần c thì thời gian của mình trên tàu lại càng về gần 0,
Để bảo toàn vận tốc ánh sáng k đổi đó cụ.
Ngồi trên tàu đó rồi bật cái đèn pin hướng ra phía trc chả hoá ra là tốc độ as tăng gần gấp đôi à, chuyện đó k có nên thời gian phải chậm lại
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,795
Động cơ
1,392,186 Mã lực
Để bảo toàn vận tốc ánh sáng k đổi đó cụ.
Ngồi trên tàu đó rồi bật cái đèn pin hướng ra phía trc chả hoá ra là tốc độ as tăng gần gấp đôi à, chuyện đó k có nên thời gian phải chậm lại
Hì. Cụ lại nhầm chút. Vận tốc as là không đổi với mọi hệ qui chiếu. Do đó với người ngồi trên cái tàu kia thì tốc độ as vẫn là 300.000km/s cụ ạ.
Đối với người quan sát tại vị trí bất kỳ bên ngòi con tàu thì vận tốc as cũng vẫn là 300.000km/s
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,850
Động cơ
298,115 Mã lực
Hì. Cụ lại nhầm chút. Vận tốc as là không đổi với mọi hệ qui chiếu. Do đó với người ngồi trên cái tàu kia thì tốc độ as vẫn là 300.000km/s cụ ạ.
Đối với người quan sát tại vị trí bất kỳ bên ngòi con tàu thì vận tốc as cũng vẫn là 300.000km/s
Vâng để đảm bảo điều cụ nói thì thời gian trên cái tầu đó phải chậm lại.
 

tt0812us

Xe điện
Biển số
OF-158294
Ngày cấp bằng
26/9/12
Số km
3,567
Động cơ
348,381 Mã lực
Giả sử có công nghệ đẩy được gần sát c , cho em hỏi tại sao vận tốc tàu càng gần c thì thời gian của mình trên tàu lại càng về gần 0,
ví dụ như cái Lorentz factor em xem giải thích phương trình trên mạng nhưng cũng không hiểu được :D
Các công thức, phương trình thuyết tương đối luôn cần gắn với 1 hệ quy chiếu.
Công thức đầy đủ của thuyết tương đối là như thế này:
E1817B5A-10B4-41FD-B83A-36DBD2E285C2.jpeg


Công thức E=mc2 nổi tiếng là một trường hợp đặc biệt khi v=0 hay γ=1, lúc đó gọi là năng lượng nghỉ. Vì nó gần gũi hơn nên người ta hay nhắc nhiều đến nó.
Khi v=c thì tính ra được E= +∞. Tức là không thể tăng tốc một vật có khối lượng >0 lên tốc độ ánh sáng vì lúc này năng lượng cần cho vật đó đạt tới vô cực. Nên một vật chỉ có thể đạt v=c khi nó có khối lượng bằng 0. C là giới hạn của vũ trụ này.

Về việc giãn nở thời gian thì người ta sau khi tính toán, biến đổi từ phương trình của Einstein đã dẫn ra công thức như sau:
90FEC471-2A39-459C-A59D-DBEB6C2C81F4.jpeg


từ đó dẫn tới kết luận, vật càng đạt tới gần vận tốc ánh sáng thì thời gian của vật đó càng chậm lại. Và thời gian của 1 vật sẽ dừng lại khi nó đạt tới C.
Nguồn: Voz.

Mình cũng chỉ là người tìm hiểu thôi nên mình nghĩ cụ sau khi đọc bài này sẽ hiểu rõ hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,795
Động cơ
1,392,186 Mã lực
Vâng để đảm bảo điều cụ nói thì thời gian trên cái tầu đó phải chậm lại.
Thời gian trên tàu chậm lại so với người quan sát bên ngoài con tàu. Còn thời gian trên con tàu vẫn là bình thường với người trên con tàu đó cụ nhé.
Ngược lại. Người trên con tàu sẽ thấy thời gian đối với quan sát bên ngoài con tàu sẽ chậm lại :)
 

Albinus

Xe hơi
Biển số
OF-800036
Ngày cấp bằng
11/12/21
Số km
106
Động cơ
16,536 Mã lực
Tuổi
54
Với nếu theo dõi kính viễn vọng ko gian và kính trên trái đất chủ yếu là để nhìn rõ hơn do trái đất ko đủ dk nhìn chứ ko phải để nhìn xa hơn phải ko , nếu ở trái đất cùng điều kiện ánh sáng và khúc xạ ở vị trí kính trên vũ trụ.
Cụ phihanhgia đã trả lời cụ rồi, nhưng tôi muốn nói thêm chút về cái hay của kính James Webb (chẳng phải tự nhiên mà họ bỏ ra hơn 10 tỷ đô làm 1 cái kính thiên văn trong ròng rã hai chục năm).

Kính Hubble đã hoạt động được hơn 30 năm rồi, và đã giúp trả lời rất nhiều câu hỏi quan trọng trong thiên văn. Tuy nhiên kính Hubble có điểm yếu là nó chỉ bay trên quỹ đạo gần trái đất, nên mặc dù có kính chụp ánh sáng hồng ngoại, chất lượng ảnh chụp không thật sự thỏa mãn yêu cầu của các nhà khoa học.

Kính Webb ngược lại, chỉ được trang bị các thiết bị chụp các hình ảnh ở bước sóng hồng ngoại. Vì sao? Vì các nhà khoa học muốn chụp được các hình ảnh từ thời điểm sớm nhất của vũ trụ, khi các dải thiên hà mới được hình thành. Nó sẽ giúp trả lời phần nào các câu hỏi liên quan đến sự phát triển của vũ trụ thời kỳ đầu. Những ánh sáng này đến từ rất xa và rất lâu trong quá khứ, nên chúng rất yếu ớt, và bị dịch chuyển đỏ, chủ yếu nằm ở bước sóng hồng ngoại. Kính Webb được thiết kế đặc biệt để bắt được các ánh sáng này, nên nó phải có 1 tấm gương cực lớn đường kính tới hơn 6m, và hoạt động ở nhiệt độ cực lạnh, gần 0 độ tuyệt đối.

Vì gương quá lớn, nên phải được gấp lại để cho vừa vào tên lửa đẩy. Vì phải hoạt động ở nhiệt độ cực lạnh, nên nó phải được neo thật xa trái đất, tại điểm L2 cách trái đất gấp 4 lần mặt trăng, phải có tấm chắn nhiệt rộng bằng sân tennis để ngăn ánh sáng từ mặt trời và trái đất, đồng thời phải có thiết bị làm lạnh để giảm nhiệt phát ra từ các thiết bị. Kính được thiết kế để luôn hướng các thiết bị chụp ngược hướng với mặt trời.

Điểm L2 này cũng đặc biệt, nó là điểm cân bằng động, giống như trên đỉnh của 1 con dốc vậy. Kính Webb sẽ được phóng gần tới đỉnh dốc rồi dừng lại, sau đó nó sẽ trượt dần xuống chân dốc. Khi đó kính Webb khởi động động cơ đẩy cỡ nhỏ, đẩy kính "leo" lại lên gần đỉnh dốc, để rồi kính lại trượt dần xuống chân dốc, cứ thế chu trình lặp đi lặp lại. Khi nào động cơ đẩy hết nhiên liệu thì kính chấm dứt hoạt động.

Điểm L2 quá xa trái đất, nên bất kỳ sự cố nào xảy ra với kính Webb đều sẽ không thể sửa chữa hay can thiệp gì được. Vì vậy, việc chế tạo, phóng và hiệu chỉnh thành công kính Webb là 1 thành tựu vô cùng xuất sắc của NASA và các đối tác. Trong quá trình chế tạo kính này, rất nhiều thứ đã phải được phát minh và chế tạo lần đầu.

 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,850
Động cơ
298,115 Mã lực
Thời gian trên tàu chậm lại so với người quan sát bên ngoài con tàu. Còn thời gian trên con tàu vẫn là bình thường với người trên con tàu đó cụ nhé.
Ngược lại. Người trên con tàu sẽ thấy thời gian đối với quan sát bên ngoài con tàu sẽ chậm lại :)
Vâng, quan điểm của em với cụ k có gì khác cả, sao cần trần tranh luận ạ?
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,543
Động cơ
232,822 Mã lực
Tuổi
48
Em chịu cụ ạ. thớt này có đến 2/3 số còm là tranh luận liên quan mấy cái này.
Em nghĩ phải chơi kiểu bẻ cong không-thời gian mới đi xa đc ạ, chứ đi thường thì ko khả thi. Kiểu như 1 tờ giấy đi từ điểm A ở đầu tờ giấy đến điểm B ở cuối tờ giấy mà đi thẳng thì lâu. Nhưng gập đôi tờ giấy lại thì đi xuyên 1 phát từ A sang B luôn ạ :D
Em có xem 1 clip trên youtube giả định về du hành liên sao, 1 chuyến du hành cả đi cả về gồm 2 pha, pha tăng tốc, và pha giảm tốc để khi đến nơi có thể dừng tàu, và để đảm bảo cho sự sống trên tàu thì gia tốc là 1g ..
Với giả định đó, tàu đi tới Alpha Centauri cả đi cả về hết 7 năm của người trên tàu và 12 năm trên trái đất... nếu đi tới thiên hà Andromeda thời gian cả đi cả về hết 56 năm của người trên tàu và 5 triệu năm trên trái đất... nếu đi tới rìa nhóm Laniakea cả đi cả về hết 76 năm trên tàu và 1 tỷ năm ở trái đất..
Nên nếu phi được lên sát vận tốc ánh sáng thì không cần wormhole vẫn đi được đến rìa vũ trụ tốt :D
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,795
Động cơ
1,392,186 Mã lực
Vâng, quan điểm của em với cụ k có gì khác cả, sao cần trần tranh luận ạ?
Em hiểu là với comment dưới của cụ thì cụ cho rằng thời gian chậm lại đối với người ngồi trên tàu.
Nếu em hiểu sai mà ý đúng của cụ là thời gian trên tàu chậm lại đối với người ngoài con tàu thì đúng là mình cùng quan điểm :):)
Để bảo toàn vận tốc ánh sáng k đổi đó cụ.
Ngồi trên tàu đó rồi bật cái đèn pin hướng ra phía trc chả hoá ra là tốc độ as tăng gần gấp đôi à, chuyện đó k có nên thời gian phải chậm lại
 

cokimi

Xe điện
Biển số
OF-211179
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
2,229
Động cơ
2,188,212 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tức là không thể tăng tốc một vật có khối lượng >0 lên tốc độ ánh sáng vì lúc này năng lượng cần cho vật đó đạt tới vô cực. Nên một vật chỉ có thể đạt v=c khi nó có khối lượng bằng 0. C là giới hạn của vũ trụ này.
Và ánh sáng là các hạt photon, ko có khối lượng, nên có thể đạt được vận tốc c.
 

Ni No Kuni 2

Xe điện
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
4,878
Động cơ
211,193 Mã lực
Em có xem 1 clip trên youtube giả định về du hành liên sao, 1 chuyến du hành cả đi cả về gồm 2 pha, pha tăng tốc, và pha giảm tốc để khi đến nơi có thể dừng tàu, và để đảm bảo cho sự sống trên tàu thì gia tốc là 1g ..
Với giả định đó, tàu đi tới Alpha Centauri cả đi cả về hết 7 năm của người trên tàu và 12 năm trên trái đất... nếu đi tới thiên hà Andromeda thời gian cả đi cả về hết 56 năm của người trên tàu và 5 triệu năm trên trái đất... nếu đi tới rìa nhóm Laniakea cả đi cả về hết 76 năm trên tàu và 1 tỷ năm ở trái đất..
Nên nếu phi được lên sát vận tốc ánh sáng thì không cần wormhole vẫn đi được đến rìa vũ trụ tốt :D
Vâng, nhưng nếu thế quay về có khi chả còn trái đất cụ nhể =)) hình như 1 2 tỉ năm gì nữa là mặt trời hết năng lượng phình to ra trái đất đi luôn.
Mà với kiểu loài người dư lày thì sớm muộn cũng tuyệt chủng, ko biết có tồn tại nổi vài nghìn năm nữa không.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,979
Động cơ
253,148 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Vâng phải có công nghệ gì đột biến,chứ cứ đẩy đít như hiện tại chả đi đến đâu
Giờ lên đến sao hỏa là chật vật lắm rồi.
Ngay cả có tăng tốc tàu lên đến tiệm cận vận tốc ánh sáng được đi nữa thì việc du hành trong vũ trụ cũng rất khó khả thi đó vũ trụ quá rộng lớn. Nên nếu không đẩy con tàu đến đích được thì ta mang đích lại với con tàu ( việc này bí mật vì đang nghiên cứu).
 

Albinus

Xe hơi
Biển số
OF-800036
Ngày cấp bằng
11/12/21
Số km
106
Động cơ
16,536 Mã lực
Tuổi
54
Vâng, nhưng nếu thế quay về có khi chả còn trái đất cụ nhể =)) hình như 1 2 tỉ năm gì nữa là mặt trời hết năng lượng phình to ra trái đất đi luôn.
Mà với kiểu loài người dư lày thì sớm muộn cũng tuyệt chủng, ko biết có tồn tại nổi vài nghìn năm nữa không.
Mặt trời mới ở tuổi trung niên thôi, phải 4-5 tỉ năm nữa mới bắt đầu phình to.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,543
Động cơ
232,822 Mã lực
Tuổi
48
Vâng, nhưng nếu thế quay về có khi chả còn trái đất cụ nhể =)) hình như 1 2 tỉ năm gì nữa là mặt trời hết năng lượng phình to ra trái đất đi luôn.
Mà với kiểu loài người dư lày thì sớm muộn cũng tuyệt chủng, ko biết có tồn tại nổi vài nghìn năm nữa không.
Em thấy bảo 1 tỷ năm nữa mặt trời phình to ra độ 10% , nhưng như thế cũng đủ cho sự sống trên trái đất bốc hơi hết :D, chỉ còn mấy loài vi sinh vật có khả năng tồn tại..

Lịch sử loài người so với khủng long thì còn ngắn chán, bọn kia còn mấy trăm triệu năm thì loài người chỉ cần thêm 100 ngàn năm nữa là đủ công nghệ đi tìm nơi ở mới được rồi, mới có 10 ngàn năm con người từ chỗ cầm đá ném nhau giờ đã online trên smartphone ném nhau tanh tách :D
 

Ni No Kuni 2

Xe điện
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
4,878
Động cơ
211,193 Mã lực
Em thấy bảo 1 tỷ năm nữa mặt trời phình to ra độ 10% , nhưng như thế cũng đủ cho sự sống trên trái đất bốc hơi hết :D, chỉ còn mấy loài vi sinh vật có khả năng tồn tại..

Lịch sử loài người so với khủng long thì còn ngắn chán, bọn kia còn mấy trăm triệu năm thì loài người chỉ cần thêm 100 ngàn năm nữa là đủ công nghệ đi tìm nơi ở mới được rồi, mới có 10 ngàn năm con người từ chỗ cầm đá ném nhau giờ đã online trên smartphone ném nhau tanh tách :D
Em sợ tự diệt trc khi phát minh ra cái gì hay ho cụ ạ. 60 năm là từ phát minh ra máy bay lên mặt trăng rồi. Nhưng khả năng trăm năm nữa lại tự bòm nhau die hết =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top