[Funland] Có cụ nào theo dõi kỳ quan công nghệ của con người tính đến nay: Kính viễn vọng James Webb

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,021
Động cơ
62,392 Mã lực
Tuổi
19
1) Chưa có giải thưởng nào danh giá đc trao cho lý thuyết BB cả. Có nghĩa là gì? Là chưa đủ chứng cứ trực tiếp thuyết phục đủ để coi BB đã vượt qua kiểm định.
Nó còn nhiều vấn đề và chưa tương thích với phần còn lại của VL.
2) Trước đây 70 năm vũ trụ là speculative theory , là niềm tin không kiểm chứng được, quá ít quan sát, quá ít dữ liệu, chưa phải là khoa học. Khoảng 40 năm trở lại đây nó đã từng bước dần trở thành khoa học thực sự. Không lâu nữa (100-300 năm) thậm chí có thể làm thí nghiệm với những điều ko tưởng, như tạo vũ trụ mới. Lúc đó BB ko còn là một lý thuyết mà rất thực.
Lỗ đen ban đầu cũng là tưởng tượng. Nó tồn tại trong tưởng tượng từ Tk18. Sau khi có thuyết tương đối rộng nó tồn tại từ 1918 nhưng không ai tin, kể cả Einstein. Đến 197x nó mới bắt đầu có chỗ đứng thật. Tận 2020 mới có giải Nobel.
3) Chẳng có hạt nào của Chúa cả. Tên gọi truyền thông cho higgs boson cho hấp dẫn người thường thôi.
4) "Lỗ đen là thiên thể chứa các hạt cơ bản. Càng nhiều hạt cơ bản thì lỗ đen càng lớn. Bằng chứng ở các vụ sáp nhập lỗ đen, sẽ đẻ ra lỗ đen lớn hơn. Chứ ko phải vẫn là 1 điểm. Vậy, ban đầu vũ trụ là 1 điểm hay là một không gian như lỗ đen? "

Cái gì có trong lỗ đen tất cả đều là các câu chuyện giả định. Đừng tin các câu chuyện rẻ tiền trên truyền thông. Đây là vùng không có thời gian, không có "không gian" (không có điểm khoảng cách), cũng không có định luật, hay quy luật nào đã biết. Mọi hiểu biết dừng lại ở horizon khi ánh sáng cũng như mọi sóng điện từ không chạy thoát khỏi hố đen. Nếu vật chất rơi vào hố đen, ở biên (horizon) nó đã đạt vận tốc c, và thời gian dừng, diễn biến tiếp sau không ai rõ. Bên trong giả thuyết là các bong bóng không thời gian lượng tử. Lý thuyết đang phát triển, thực nghiệm sẽ có thể kiểm định vài tính chất sau vài trăm năm.

"Hạt cơ bản" đang được biết như quarks, leptons (electron, các loại neutrinos, vv), W,Z, Higgs boson, không có lý thuyết nào đủ khả năng mô tả chúng biến dạng ra sao trong lỗ đen được.

Khả năng cao là "tất cả hạt cơ bản trên" bị phá hủy bởi trường hấp dẫn với năng lượng thang Planck. Chỉ khả dĩ còn lại có thể là photons năng lượng siêu cao ở bước sóng Planck, hoặc gravitons - những hạt có khối lượng nghỉ =0 và chuyển động với vận tốc c.

Thực nghiệm có lẽ cần hàng trăm năm nữa mới tiến gần đến thang năng lượng Planck nên
tốt nhất không chém bậy, gây nhiễu thông tin.

5) "Có thể coi vũ trụ lúc đó như một lỗ đen siêu to khổng lồ. Vấn đề là hiện nay người ta chỉ biết lỗ đen hút nhau. Chưa có bất kỳ một kiến thức nào về vấn đề các lỗ đen có thể nổ tung cả. Vậy, cơ chế nổ của Bigbang là như thế nào?"

Lỗ đen có thể bốc hơi thông qua bức xạ Hawking và lô đen sẽ chết dù rất lâu chỉ bởi riêng bức xạ Hawking này. Lỗ đen cũng có thể xả năng lượng. Lỗ đen có thể quay ngược thời gian trở về sao (theo quantum string theory). Lỗ đen không thể nổ theo lý thuyết cổ điển, nhưng có thể nổ tung theo các phiên bản khác nhau lượng tử hấp dẫn.
Tuy nhiên tôi sẽ không nói nữa, mọi thứ có thể, tùy vào khả năng tưởng tượng và năng lực toán học xuất sắc. Đúng hay sai, chờ 100-300 năm có thực nghiệm trên thang Planck kiểm chứng.
Bác có thể dịch ra tiếng Việt được không?
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Lạc bình thường. Cụ và con tàu của cụ sẽ bị kéo dài ra thành 1 chuỗi các phân tử nối tiếp nhau ấy (hiệu ứng mì ống). Nếu con tàu di chuyển quá 50% tốc độ ánh sáng bạn sẽ không kịp lái tàu.
Thế bao nhiêu thì kịp cụ :D 49%? :D
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,840
Động cơ
1,263,544 Mã lực
Tuổi
49
Cụ đọc kỹ lại đi cụ ơi. Cụ ý không hề thiếu kiến thức cơ bản như cụ tưởng đâu. Cụ ý hiểu khá sâu là khác, nhưng cách đặt vấn đề của cụ ý hơi khó nghe vì nó ngược với cách hiểu thông thường.
Nói sai thì tất nhiên là ngược với cách hiểu đúng thông thường rồi.

Kiến thức sâu mà bảo là "photon phân rã thành hạt cơ bản", sâu thế này em sợ là chìm luôn không ngoi lên được cụ ơi.
 

Homo Deus

Xe tăng
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,270
Động cơ
5,572,838 Mã lực
Nói sai thì tất nhiên là ngược với cách hiểu đúng thông thường rồi.

Kiến thức sâu mà bảo là "photon phân rã thành hạt cơ bản", sâu thế này em sợ là chìm luôn không ngoi lên được cụ ơi.
Chuẩn photon mà còn thành hạt cơ bản gì nữa ko biết 🤣
 

quangkhunglong

Xe tăng
Biển số
OF-585934
Ngày cấp bằng
20/8/18
Số km
1,862
Động cơ
159,275 Mã lực
Nói sai thì tất nhiên là ngược với cách hiểu đúng thông thường rồi.

Kiến thức sâu mà bảo là "photon phân rã thành hạt cơ bản", sâu thế này em sợ là chìm luôn không ngoi lên được cụ ơi.
Mệt quá. Thôi em nói nốt còm này rồi em ra. Em cũng khoái nghiên cứu món vũ trụ này từ hồi trẻ, lại có người nhà giảng dạy về món này nên em càng ham học về món này (đọc chơi thôi). Với tư cách là người ngoại đạo thích nghiên cứu, em thấy các ý kiến "ngược" như của cụ ý nó thú vị hơn rất nhiều việc nhắc lại các thông tin "thông thường" mà ai cũng tìm được trên Google. Chính cụ ý cũng viết (trong còm khác) về photon với tư cách là quang tử; rồi cũng chính cụ ý liệt kê "hạt cơ bản" bao gồm quarks, boson higgs... Nên khi cụ ý viết "photon phân rã thành hạt cơ bản" thì em đoán cụ ý muốn đưa ra một ý kiến cá nhân mới (mặc dù nghe rất khó) chứ không phải cụ ý ngây ngô đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Cụ ý chắc nghĩ đến fluctuation: photon năng lượng cao -> electron + positron, hoặc ra quark + antiquark, hoặc chung matter + anti-matter.

Cụ ý có biết ở trình độ cử nhân.
Kiến thức sâu mà bảo là "photon phân rã thành hạt cơ bản", sâu thế này em sợ là chìm luôn không ngoi lên được cụ ơi.
Chuẩn photon mà còn thành hạt cơ bản gì nữa ko biết 🤣
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Đây là 1 câu chuyện về lịch sử phát triển của khoa học vũ trụ, nên diễn giải theo cách tích cực, không xuyên tạc, không quy chụp, không tổng quát hóa phương Tây hay phương Đông gì ở đây. Khoa học cần cả giả thuyết và thực nghiệm/quan sát kiểm định.
Thực chứng được đề cao nhất. Khi chưa đủ chứng cứ tn/qs kiểm định, ý tưởng dù đẹp đến mấy, tiếp tục là giả thuyết.

Để mọi người dễ hiểu, tôi chia 2 nhánh, nhánh A) các mốc phát triển quan trọng về vật chất tối, nhánh B) các mốc quan trọng về lỗ đen. Hai nhánh đã phát triển khá độc lập nhau.

A1) "Vật chất tối" xuất hiện trong lịch sử khoa học từ thế kỷ 18, thời các nhà toán học cơ học lừng danh Lagrange, Laplace ở Pháp. Ở Anh thì cuối thế kỹ 19 thời Kelvin (ai cũng biết nhiệt độ Kelvin nhỉ).
Vật chất tối trong các thiên hà đã xuất hiện trong paper từ 1933:
Zwicky, F. 1933, Helvetia Phys Acta, 6, 110

A2) Cuối những năm 197x bắt đầu đo được vận tốc xoáy ở rìa các thiên hà, và bước đầu ước lượng được khối lượng vật chất tối khoảng 80% (kết quả thời đó).
1647973935842.png

A3) Đến giai đoạn 2000-2030 mới từng bước làm được map phân bố vật chất tối. Nhờ đủ thứ, ảnh chụp của Hubble, James Webb, các loại phần mềm, kỹ thuật học máy, học sâu trong trí tuệ nhân tạo cũng được đem dùng hết.

==========================
Ở nhánh thứ hai
B1) Lỗ đen, sau lời giải của Schwarzschild 1916, đã xuất hiện chính thức. Tuy nhiên không ai tin. Tất cả coi kỳ dị (singularity) là mathematical fiction. Mãi sau 1965 sau công trình của Penrose (1/2 Nobel năm 2020) thì mọi người hiểu là không tránh khỏi, nó phải tồn tại.
Penrose, R. 1965, Phys. Rev. Lett. 14, 57

B2) Năm 1966, hai nhà VL nổi tiếng Nga là Igor Novikov và (do thái Nga) Yakov Zeldovich, đưa ra ý tưởng tồn tại các lỗ đen khối lượng nhẹ khác nhau (từ siêu nhẹ 10^(-8) kg đến trung bình 10^(30) kg cỡ mặt trời), hình thành rất sớm, ngay sau BB. Khoảng 1967-1974, Hawking nghiên cứu kỹ các loại lỗ đen nhỏ này và phát hiện ra bức xạ Hawking năm 1974. Nhờ phát hiện này Hawking tìm ra khối lượng chặn trên cho loại lỗ đen nhỏ này. Zeldovich đã chết từ 198x thời Gorbachov còn Novikov vẫn sống, di cư sang Đan Mạch từ 1994.
Igor Novikov năm 2020 đã đồng nhận giải Wheeler danh giá cùng với những nhân vật nổi danh khác Penrose (Nobel 2020) và Kip Thorne (Caltech, Nobel 2017) vì những đóng góp của mình cho vũ trụ học và lý thuyết tương đối rộng.


Novikov I D, Zeldovich Ya B, Nuovo Cimento Suppl., 4 1966, 810

B3) Giai đoạn 2010-2020 bắt đầu xu hợp hai nhánh.

Những lỗ đen nhẹ (PBH) là các thành phần của vật chất tối.
Còn các thành phần khác không, chưa rõ. Cần dựa trên A3) ở trên để phân tích tiếp.

Paul H. Frampton et al JCAP04(2010) 023

Câu hỏi đặt ra: Có thể hợp nhánh sớm hơn được không?

Chính Hawking từ 197x đã cổ súy rất mạnh quan điểm lỗ đen nhỏ hình thành sau BB là thành phần của vật chất tối.
Khó khăn lớn nhất, tốn thời gian tiền bạc nhất, là chứng minh thực nghiệm tồn tại lỗ đen khối lượng nhỏ, và chúng phải cực nhiều, để đóng góp đến 85% khối lượng vũ trụ. Hiện tại mới làm được vế đầu, tồn tại các lỗ đen khối lượng trung bình. Chứng minh chúng đủ kích cỡ và cực nhiều chưa làm được.
Do đó, người ta tiếp tục tìm kiếm các ứng viên khác cho vật chất tối.

Dự án James Webb cũng có một mục đích (trong số các mục đích) quan sát hồng ngoại để nhìn vào thời kỳ sau BB, cách đây hơn 13 tỷ năm trước, để đánh giá xem có nhiều hay ít các lỗ đen nhỏ, tạo bản đồ lỗ đen, để hiểu vật chất tối, sự hình thành lỗ đen lớn sao nhanh thế, và vv.
Text dễ đọc ở đây.

Kết luận: Hai nhánh A) và B) phát triển tương đối độc lập nhau. Không có thuyết âm mưu nào. Tên gọi được dùng để tôn trọng những người tiền bối đặt ra, có từ trước đã lâu. Nội hàm có sửa đổi theo dữ liệu thu được.
Thông thường rất lâu mới hợp nhánh được. Từ ý tưởng, đến tính toán, nghĩ thiết kế dự án, được phê duyệt cấp kính phí thời tiếp cận trạm đo và chế tạo thiết bị cần thiết, đến tìm kiếm và quan sát, phân tích dữ liệu thu được, kiểm tra và công bố, ... tất cả kéo dài rất lâu. Lâu nhất là phải chứng minh thực nghiệm, bằng thu thập và phân tích dữ liệu rất lớn.

Chẳng hạn những dự án như Ligo, Virgo đo sóng hấp dẫn đều là các dự án rất lớn với hàng chục nghìn nhân lực có chuyên môn cao tham gia, và kéo dài hàng chục năm.
============================================
============================================
Khụ. Nói về vật chất tối. Đó là một định nghĩa thuần túy tưởng tượng. Bản chất vấn đề khi người ta chạy các phương trình mô phỏng vũ trụ trên máy tính. Người ta thấy vật chất theo quan sát thiên văn là không đủ để ra kết quả chuyển động như thực tế quan sát.
Thế là người ta thêm đại một lượng vật chất vào để chạy cho ra kết quả. Vật chất thêm vào như ta thêm muối trong món xào gọi là vật chất tối.
Vật chất tối chỉ cần lực hấp dẫn. Đó là đặc trưng tối thiểu của vật chất. Các biểu hiện khác không có, vì nếu có thì người ta đã quan sát được.
Nhưng tại sao lại gọi là vật chất tối. Đó là văn hóa phương Tây. Đặt tên như vậy gây sự tò mò, thần bí, và có vẻ cao siêu.
Có điều buồn cười là các mô tả về vật chất tối trong vũ trụ lại trùng khớp hoàn toàn với lỗ đen. Vốn có rất nhiều trong vũ trụ.
Và không quan sát được tại thời điểm đó.
Nhưng người ta nhất quyết không nói gì tới giả thuyết lỗ đen là vật chất tối. Lý do rất thiên thần: chưa có bằng chứng khẳng định.
Thế là người ta thà tin vào một định nghĩa mơ hồ còn hơn là tin vào một thứ ít ra còn có lý.
Đó gọi là khoa học kiểu phương Tây. Nhất quyết không thừa nhận sự thật cho tới khi không cãi được nữa.
Tới bây giờ, khi người ta đo được sóng hấp dẫn. Rồi căn cứ vào đó tìm ra vô số lỗ đen. Hóa ra lỗ đen trong vũ trụ nhiều vô kể, một việc dĩ nhiên theo suy nghĩ thông thường, không cần phải có kiến thức cao siêu. Đếm đi đếm lại thì lỗ đen lấp gần đủ cái vật chất tối ấy rồi.
Bi giờ mới thẽ thọt. Ờ, lỗ đen cũng là một dạng vật chất tối. Nhưng không hề đính chính công khai nhé các cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
19,622
Động cơ
1,894,080 Mã lực
Có lẽ rất nhiều người đã quen với một khái niệm cũ, và ko muốn thay đổi.
Tại sao nói lỗ đen là một thiên thể? Bởi vì nó biến đổi từ một thiên thể khác. Từ một sao kiểu mặt trời, do lực hấp dẫn tự thân mà thiên thể biến thành sao nơ tron, sau đó lực hấp dẫn lại biến sao nơtron thành lỗ đen. Lỗ đen ăn lỗ đen sinh ra lỗ đen lớn hơn. Lỗ đen ăn cả thiên hà....
Đó là về độ lớn của lỗ đen.
Còn về cấu tạo lỗ đen. Ta có biến chuyển từ các nguyên tử ở sao như mặt trời, tới các sao toàn nơ tron, rồi các thiên thể toàn các hạt cơ bản, đó là lỗ đen. Tiếp nữa là gì, chưa ai biết, vì giới hạn nhận thức của con người mới tới đó.
Thế nào là điểm kỳ dị? Đó là một miêu tả thuần túy toán học. Ở thời đại người ta chưa trực tiếp nhìn thấy lỗ đen. Hiện nay, hóa ra điểm kỳ dị là kết quả của phương trình vô nghiệm của mấy ông khoa học. Các ông ấy không miêu tả nổi lỗ đen bằng toán học, vì kiến thức lượng tử không đủ. Cóc giải được mới phang câu Điểm kỳ dị.
Rồi còn chân trời sự kiện. Cái tên rất kêu, rất hot. Bản chất nó có khác gì kích thước thiên thể đâu. Lỗ đen to thì chân trời sự kiện to, khác gì nói sao to vì... đường kính sao to?
Tại sao photon không thoát khỏi lỗ đen? Bởi vì pho ton bị phân rã thành hạt cơ bản. Làm gì còn pho ton nữa mà thoát ra hay thoát vào. Lỗ đen vẫn bức xạ đấy thôi, nhưng nó không bức xạ pho ton, mà bức xạ hạt cơ bản. Dù cơ chế bức xạ đang còn tranh luận.
Thế bức xạ hạt cơ bản không phải là bức xạ? Hay cứ phải là pho ton (ánh sáng) mới là bức xạ.
Khi 2 lỗ đen sáp nhập, một phần trọng lượng biến thành sóng hấp dẫn. Thế sóng hấp dẫn có phải là một dạng bức xạ hay không? Sau này tìm ra hạt hấp dẫn thì vui.
Trên còm của cụ. Cụ phản bác ý kiến của tôi toàn bằng các giả thiết. Chính cụ còm các miêu tả về lỗ đen, về hạt cơ bản đều chưa được kiểm chứng. Vậy nhưng tại sao cụ lại tin vào các khái niệm bắt nguồn từ các thông tin chưa kiểm chứng như thế? Như điểm kỳ dị, chân trời sự kiện. Sao cụ không tin vào những thứ đơn giản hơn. Như nói rằng lỗ đen cũng là một thiên thể, thiên thể rất lớn trong vũ trụ. Lỗ đen là trung tâm của thiên hà đấy.
Cụ viết dài, nói nhiều thứ, giải thích nhiều thứ bằng ngôn ngữ. Nhưng em nói thật chả cái nào đúng về mặt khoa học. Nhưng đọc giải trí thì rất thú vị :)
 
Chỉnh sửa cuối:

29S2929

Xe tăng
Biển số
OF-3407
Ngày cấp bằng
18/2/07
Số km
1,605
Động cơ
569,634 Mã lực
Tuổi
43
Cụ đặt vấn đề chỗ này có ý rất hay. Thực tế là các nhà khoa học đã tìm thấy (theo nghĩa chụp ảnh được) các dải thiên hà có khoảng cách đến chúng ta hiện tại lớn hơn 28 tỷ năm ánh sáng. Thiên hà xa nhất đến giờ được biết tới là GN-z11, hiện cách chúng ta khoảng 32,2 tỷ năm ánh sáng.

Vậy làm thế nào mà tuổi của vũ trụ có 13,8 tỷ năm, mà ta lại nhìn thấy những thiên hà cách chúng ta 32 tỷ năm? Là bởi vì ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy hiện nay đã phát ra từ thiên hà đó từ cách đây 13,4 tỷ năm, tức là sau Big Bang khoảng 400 triệu năm. Tại thời điểm đó thiên hà GN-z11 cách vị trí chúng ta ngày nay khoảng 2.7 tỷ năm ánh sáng (vị trí chúng ta ngày nay thôi, chứ thời điểm đó hệ mặt trời của chúng ta chưa ra đời).

Vậy làm sao mà khoảng cách có 2,7 tỷ năm ánh sáng, mà ánh sáng lại đi hết những 13,4 tỷ năm mới đến nơi? Chính là vì vũ trụ giãn nở. Cứ tưởng tượng vũ trụ giống như bề mặt của quả bóng bay được bơm căng dần lên, vị trí của 2 thiên hà là 2 điểm được vẽ trên bề mặt quả bóng, còn ánh sáng đi từ thiên hà này đến thiên hà kia giống như con kiến bò trên quả bóng từ điểm nọ đến điểm kia. Khi con kiến bắt đầu bò với tốc độ 1cm/s thì khoảng cách giữa 2 điểm là 2,7cm. Nếu quả bóng không giãn thì nó chỉ bò 2,7s là đến nơi, nhưng do quả bóng giãn ra, nó phải bò hết 13,4s mới đến nơi, và đến lúc này thì 2 điểm đã cách nhau 32,2cm.

Ảnh chụp GN-z11 bằng kính Hubble:
Distant_galaxy_GN-z11_in_GOODS-N_image_by_HST.jpg


Dịch chuyển đỏ là hiện tượng khoa học, nên không có đúng sai. Thuyết Big Bang thì có thể đúng có thể sai, nhưng đến giờ chưa ai chứng minh được nó sai, mà người ta thấy rằng dùng nó thì giải thích được nhiều hiện tượng khoa học.
Tức là khi ta nhìn thấy nó ở đó thì nó ko còn ở đó vì cái ta nhìn được chậm hơn sự dịch chuyển của nó.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,840
Động cơ
1,263,544 Mã lực
Tuổi
49
Cụ ý chắc nghĩ đến fluctuation: photon năng lượng cao -> electron + positron, hoặc ra quark + antiquark, hoặc chung matter + anti-matter.

Cụ ý có biết ở trình độ cử nhân.
Em nghĩ là không ạ, cụ kia dùng cụm từ "các hạt cơ bản" lặp đi lặp lại trong comment đó một cách chung chung và bừa bãi nên em e rằng cụ ấy không phân biệt được khái niệm này một cách chính xác, không ý thức được rằng photon chính nó đã là "hạt cơ bản" rồi. Từ "phân rã" cũng sai, nếu hiểu biết thì không bao giờ dùng từ này mà phải nói là biến đổi, dao động hoặc thăng giáng...

Ngoài ra cụ ấy không hiểu gì về chân trời sự kiện và cho rằng (một cách ngây thơ) lỗ đen cũng giống như vật chất thông thường, cho rằng lỗ đen là một "cục" vật chất có hình thù, có kích thước... :))
 

Albinus

Xe hơi
Biển số
OF-800036
Ngày cấp bằng
11/12/21
Số km
102
Động cơ
16,536 Mã lực
Tuổi
55
Nhưng tại sao lại gọi là vật chất tối. Đó là văn hóa phương Tây. Đặt tên như vậy gây sự tò mò, thần bí, và có vẻ cao siêu.
Cụ bảo đặt tên thế gây tò mò thì cũng có thể, mà nếu đúng thì cũng là tốt, vì khoa học PR hơi kém, ít được công chúng quan tâm đến. Nhưng vật chất tối (nếu có thực) không có tương tác gì với ánh sáng cả, nó không phản xạ, không hấp thụ, không gì hết, nên người ta gọi là "tối" cũng là có cơ sở.

Có điều buồn cười là các mô tả về vật chất tối trong vũ trụ lại trùng khớp hoàn toàn với lỗ đen. Vốn có rất nhiều trong vũ trụ. Và không quan sát được tại thời điểm đó.
Nhưng người ta nhất quyết không nói gì tới giả thuyết lỗ đen là vật chất tối. Lý do rất thiên thần: chưa có bằng chứng khẳng định.
Thế là người ta thà tin vào một định nghĩa mơ hồ còn hơn là tin vào một thứ ít ra còn có lý.
Đó gọi là khoa học kiểu phương Tây. Nhất quyết không thừa nhận sự thật cho tới khi không cãi được nữa.
Tới bây giờ, khi người ta đo được sóng hấp dẫn. Rồi căn cứ vào đó tìm ra vô số lỗ đen. Hóa ra lỗ đen trong vũ trụ nhiều vô kể, một việc dĩ nhiên theo suy nghĩ thông thường, không cần phải có kiến thức cao siêu. Đếm đi đếm lại thì lỗ đen lấp gần đủ cái vật chất tối ấy rồi.
Bi giờ mới thẽ thọt. Ờ, lỗ đen cũng là một dạng vật chất tối. Nhưng không hề đính chính công khai nhé các cụ.
Cái chỗ lỗ đen là vật chất tối này cũng chưa đúng lắm. Đúng là có thuyết cho rằng phần vật chất thiếu đó là do chưa tính đếm đủ hết lỗ đen. Nhưng thuyết này yếu, vì tính riêng trong dải Ngân Hà của chúng ta (nơi dễ quan sát nhất), người ta cũng tính ra được rằng nếu toàn bộ phần vật chất bị thiếu đó là lỗ đen thì số lượng lỗ đen sẽ rất rất nhiều, đến mức chúng ta sẽ quan sát thấy hiện tượng thấu kính hấp dẫn phổ biến hơn nhiều so với thực tế. Hiện tượng thấu kính hấp dẫn là hiện tượng khi lỗ đen đi qua 1 vùng ánh sáng nền thì ánh sáng nền sẽ bị bẻ cong đi, giống như trong video sau:

Đến giờ vẫn chưa ai có bằng chứng chắc chắn vật chất tối có tồn tại không, và nếu có thì nó là gì.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Cụ ý thực sự là đang xuyên tạc lịch sử khoa học đó. Mời các cụ đọc Post #328 ở trên.

Vật chất tối (theo nghĩa không quan sát bằng optical instruments) nhưng tạo ra trường hấp dẫn đã cơ bản được công nhận sau nhiều ước lượng, kéo dài từ 197x đến nay.
Điều chưa rõ là thành phần của nó là gì và hình thành ntn.

Hawking từ 197x đã hiểu khá rõ: nếu lỗ đen là vật chất tối, thì nó phải là các lỗ đen khối lượng nhỏ, đa dạng và phân tán. Lỗ đen khối lượng lớn bẻ cong không-thời gian quá lớn, dẫn đến mâu thuẫn các quan sát. Đó chính là gravitational lensing trong video.
Chính vì lý do đó, Hawking nghiên cứu các lỗ đen nhỏ (PBH), từ ý tưởng của Novikov-Zeldovich.

Tôi nói thêm, cộng đồng VL hạt cơ bản không thích lỗ đen, họ dứt khoát muốn có các hạt cơ bản (ví dụ neutrino, hoặc các giả hạt mới axions, vv.) tham gia tạo nên vật chất tối. Đây là bệnh nghề nghiệp.
Câu chuyện bao nhiêu % vật chất tối là các lỗ đen nhỏ, bao nhiêu là các hạt vật chất có trong vật lý hạt (mô hình chuẩn mở rộng), chưa ngã ngũ. Nhưng sẽ sớm có kết quả ước lượng, trong đó có công của dự án James Webb.

Cụ bảo đặt tên thế gây tò mò thì cũng có thể, mà nếu đúng thì cũng là tốt, vì khoa học PR hơi kém, ít được công chúng quan tâm đến. Nhưng vật chất tối (nếu có thực) không có tương tác gì với ánh sáng cả, nó không phản xạ, không hấp thụ, không gì hết, nên người ta gọi là "tối" cũng là có cơ sở.


Cái chỗ lỗ đen là vật chất tối này cũng chưa đúng lắm. Đúng là có thuyết cho rằng phần vật chất thiếu đó là do chưa tính đếm đủ hết lỗ đen. Nhưng thuyết này yếu, vì tính riêng trong dải Ngân Hà của chúng ta (nơi dễ quan sát nhất), người ta cũng tính ra được rằng nếu toàn bộ phần vật chất bị thiếu đó là lỗ đen thì số lượng lỗ đen sẽ rất rất nhiều, đến mức chúng ta sẽ quan sát thấy hiện tượng thấu kính hấp dẫn phổ biến hơn nhiều so với thực tế. Hiện tượng thấu kính hấp dẫn là hiện tượng khi lỗ đen đi qua 1 vùng ánh sáng nền thì ánh sáng nền sẽ bị bẻ cong đi, giống như trong video sau:

Đến giờ vẫn chưa ai có bằng chứng chắc chắn vật chất tối có tồn tại không, và nếu có thì nó là gì.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Em nghĩ là không ạ, cụ kia dùng cụm từ "các hạt cơ bản" lặp đi lặp lại trong comment đó một cách chung chung và bừa bãi nên em e rằng cụ ấy không phân biệt được khái niệm này một cách chính xác, không ý thức được rằng photon chính nó đã là "hạt cơ bản" rồi. Từ "phân rã" cũng sai, nếu hiểu biết thì không bao giờ dùng từ này mà phải nói là biến đổi, dao động hoặc thăng giáng...

Ngoài ra cụ ấy không hiểu gì về chân trời sự kiện và cho rằng (một cách ngây thơ) lỗ đen cũng giống như vật chất thông thường, cho rằng lỗ đen là một "cục" vật chất có hình thù, có kích thước... :))
Hì hì, cụ ý là một trong số rất nhiều cây bút chiến, trên mặt trận tư tưởng bài trừ phương Tây. Giờ đây, trình độ cử nhân khoa học viết linh tinh cũng là chuyện rất bình thường.
 

Trăm hoa đua nở

Xe điện
Biển số
OF-534449
Ngày cấp bằng
28/9/17
Số km
2,744
Động cơ
187,877 Mã lực
Thế bao nhiêu thì kịp cụ :D 49%? :D
Về lý thuyết là phải nhỏ hơn 50%, nếu tàu phát tín hiệu (với vận tốc ánh sáng) để phát hiện vật thể trước mặt thì cần thời gian để tín hiệu quay trở lại bộ điều khiển nghĩa là gấp đôi quãng đường. Nếu tàu đi = 50% vận tốc ánh sáng thì không còn thời gian để cụ bẻ lái, cua, lạng lách tránh vật thể cụ ạ :D
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
19,622
Động cơ
1,894,080 Mã lực
Về lý thuyết là phải nhỏ hơn 50%, nếu tàu phát tín hiệu (với vận tốc ánh sáng) để phát hiện vật thể trước mặt thì cần thời gian để tín hiệu quay trở lại bộ điều khiển nghĩa là gấp đôi quãng đường. Nếu tàu đi = 50% vận tốc ánh sáng thì không còn thời gian để cụ bẻ lái, cua, lạng lách tránh vật thể cụ ạ :D
Tính như cụ cũng chưa đúng :D
Khi cụ cách vật thể kia khoảng cách là S, cụ phát tín hiệu, tín hiệu đó mất thời gian để đến vật thể kia, sau đó phản xạ lại. Khi đó cụ cách vật thể là S/2. Khi tín hiệu gặp lại tàu của cụ thì khi đó cụ đã đi thêm được một quãng nữa là S’ và S’ = 1/3 của S/2 = S/6. Khoảng cách của cụ khi đó còn cách vật thể là S/2-S/6 = S/3. Dư sức để cụ tránh. Và bằng cách tính đó thì nếu cụ di chuyển với vận tốc 55%, 60% hoặc thậm chí cao hơn nữa vẫn thừa sức tránh :))
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,840
Động cơ
1,263,544 Mã lực
Tuổi
49
Việc du hành đến các thiên hà xa xôi bằng vận tốc gần vận tốc ánh sáng theo em là vô nghĩa, kể cả khi có thể giải quyết được vấn đề kỹ thuật.

Lý do là vì mất quá nhiều thời gian di chuyển. Mất hàng ngàn năm để chờ đợi một phi hành đoàn bay đi rồi bay về, mà khoảng cách khám phá được vẫn chỉ có vài trăm năm ánh sáng, một góc nhỏ đến mức không đáng kể trong kích thước của thiên hà chứ đừng nói đến kích thước vũ trụ.

Ngày bé em nhớ là có đọc một truyện khoa học viễn tưởng về chủ đề này rồi. Một con tàu vũ trụ du hành mười ngàn năm lang thang khắp các chòm sao với vận tốc cận C, sau khi trở về nhà thì phát hiện ra trong mười ngàn năm đó nền văn minh trái đất đã tiến bộ kinh khủng, đến mức họ và những kiến thức của họ mang về đã bị lạc hậu hàng ngàn năm, sự hy sinh cống hiến khám phá của họ trở thành hoàn toàn vô nghĩa. Thậm chí nhân loại khi đó cũng đã tiến hóa thành giống loài khác hẳn nên họ cũng mất luôn cả đồng loại, chủng tộc, trở thành những kẻ lạc lõng đáng thương.

Giải pháp khả thi có lẽ là các lối tắt qua các chiều cao hơn của không gian, hoặc nếu việc di chuyển sinh vật qua bước nhảy không gian là bất khả thi, thì tìm cách "tạo ra" một bản sao của chúng ta ngay tại nơi cần đến thay vì thực sự "đi đến" đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top