Vì nói cho cùng mà chốt luôn, việc các tôn giáo này (đang vĩ đại so với loài người) vẫn chỉ là 1 sự nhỏ nhoi so với việc tạo ra ....... 1 con người. Các lí thuyết này như phần sơ khai của 1 việc (không biết nên gọi là việc hay là sự vụ hay gì nữa) tạo ra 1 con người, nó quá cao siêu.
Cụ thể cái cao siêu đó là cái gì hả bác.
Diễn giải thì có bị kiểu mỗi Thầy một ý như đạo Phật ....không ạ
Trong một pháp thoại thì đệ tứ Pháp chủ có ví von như thế này:
Bộ óc chúng ta có như cái bóng đèn có khả năng tiếp nhận điện 220V, còn Kinh điển Phật giáo đặc biệt là Kinh điển đại thừa nó như nguồn điện 500kV. Nếu đấu trực tiếp, cháy bóng luôn.
Việc hạ thế được thực hiện dần từ các tổ sư người Ấn độ, rồi đến các tổ sư Trung quốc, rồi đến các đại Sư truyền bá đạo Phật sang VN, rồi đến các đại Lão Hòa thượng ở Việt nam, xuống đến các Sư trụ trì các chùa......rồi tỏa dần đến các sư, ni....
Không phải là các thầy diễn giải khác nhau mà với mỗi đối tượng, thì sẽ nói mức độ nông sâu khác nhau,ngoài ra, tùy từng thời kỳ xã hội chính trị mà diễn giải sao cho phù hợp để đảm bảo đạo Pháp hưng thịnh, phục vụ mục đích cứu độ chúng sinh. Nhưng trên nền tảng như sau:
Mặc dù Phật diệt trên cõi thế gian
Bồ tát đăng tràng thay ngài giáo hóa
Độ khắp tất cả dưới mọi dạng hình
Nhưng yếu nghĩa Kinh thì không sai khác.
Sở dĩ đạo Phật linh hoạt thích ứng đa dạng được như thế là vì...... đó là một điều rất hay... Trong Kinh Kim Cang đức Phật lý giải, Pháp cũng không phải là Pháp. Khi các đại Lão Hòa thượng hoặc Sư trụ trì đạt được mức độ tu chứng nhất định,
tức là Nội minh của họ rất tốt, có thể tự điều phục bản thân và quán xét được nhân duyên của chúng sinh, thì khi đó họ nói cái gì cũng sẽ là Pháp. Họ không bị bó buộc và một khuôn đóng cứng.
Đó là lý do khi đi mở mang truyền bá chính pháp đến các vùng đất mới, các tổ sư Ấn độ hay Trung Hoa không kéo theo một đạo quân hùng hậu để làm các cuộc thánh chiến. Hoặc ví dụ đơn giản như nhà Nguyễn, mở mang khai hóa vùng đất mới bao giờ cũng lấy việc xây chùa làm trung tâm của làng xóm và có sự hiện diện của một vị Sư trụ trì, điều đó sẽ gắn kết các dân tộc hay quan điểm tín ngưỡng một cách dễ dàng.
Đó là một điều hết sức đặc biệt khác nhau giữa 2 tôn giáo.