Miền đối tượng của Phật giáo và các tôn giáo khác có trùng nhau hay không?
Trong khi 99% tôn giáo lấy đối tượng là con người làm chủ thể trong mục đích hoạt động của mình thì Phật giáo lấy chúng sinh làm đối tượng chủ thể.
Trong quan điểm của Phật giáo thì có tới 9 loại chúng sinh cụ thể thì các bác xem thêm ở đây:
cửu loại chúng sanh
vuonhoaphatgiao.com
Phật độ chúng sinh tức là Phật cứu độ các loại chúng sinh ở trên trong đó bao gồm con người. Tức là con người chỉ là một phần rất nhỏ bé trong đó.
Các tôn giáo khác khi lấy con người làm chủ thể giáo hóa trong tín ngưỡng của mình, cho nên việc phát triển một tôn giáo nào đó nó liên quan cực kỳ mật thiết tới thể chế chính quyền hiện tại. Vì có cùng một đối tượng quan tâm và ảnh hưởng, nên từ đó hay nảy sinh các xung đột. Nếu trong phạm vi bình đẳng bác ái, thì chỉ quan tâm đến con người. Còn Từ bi thì trải đều khắp các loài chúng sinh
Điểm căn bản khác giữa Phật giáo và các tôn giáo khác chính là mức độ Từ bi rộng lớn hơn rất nhiều. Phật giáo coi các loài chúng sinh hữu tình đều bình đẳng như nhau và nguyện cứu độ hết thẩy. Phật giáo sẵn sàng thích nghi trong mọi hoàn cảnh mọi điều kiện bởi phạm vi rộng lớn của đối tượng quan tâm. Đó là lý do cho đến tận bây giờ nó chưa từng phát động một cuộc chiến tranh nào.
Ví dụ như nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát:
Thường hành bình đẳng:
Lòng từ bi thương xót chúng sinh
Hỷ xả tất cả lỗi lầm.
Không còn phân biệt sơ thân mọi loài.
Hoặc: Dứt ba đường dữ (3 trong sáu đường luân hồi lục đạo)
Chốn ngục hình, ngạ quỷ, súc sinh
Cọp beo thú dữ vây quanh
Quán Âm thị hiện chúng sinh thoát nàn
Cũng từ đó, phương tiện, công cụ của Phật giáo để độ chúng sinh nó phong phú đa dạng và vùng nằm ngoài sự quản lý của thế chế khá nhiều.
Người ta không thể quản lý được hư không.
Đó cũng chính là lý do 99% tôn giáo sẽ tham gia chính trị trong khi Phật giáo hoàn toàn không tham gia vào chính trị hoặc gây ảnh hưởng lên thể chế, đó là một điểm rất khác biệt. Việc hiểu lầm đánh đồng Phật giáo và các tôn giáo khác sẽ gây nhiều hiểu lầm tai hại tỷ như: chế độ thần quyền.... đó là một thứ xa lạ hoàn toàn không có trong toàn bộ Kinh điển của Phật giáo.