"...Chuyện từ một chuyến khảo sát
Một lần trước Covid-19, tôi có dịp tham gia đoàn khảo sát của công ty Samsung đi thăm một loạt doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn đóng tại Hà Nội.
Lúc bấy giờ, Samsung đã trở thành nhà đầu tư FDI số một và doanh số của họ đã chiếm gần 1/5 – 1/4 giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, họ mới chỉ dùng được một vài loại sản phẩm nội địa, chủ yếu là bao bì của một vài doanh nghiệp Việt Nam; còn tuyệt đại đa số phụ tùng, linh kiện đều được nhập khẩu về để lắp ráp điện thoại.
Trước thực trạng đó, không ít người đã phàn nàn, Samsung đã không sử dụng linh kiện made in Vietnam.
Mục đích của đoàn khảo sát hôm đó là xem năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào với mong muốn đưa các sản phẩm của họ vào chuỗi sản xuất của công ty.
Tôi còn nhớ, lãnh đạo công ty Samsung xem xét từng chi tiết các dây chuyền sản xuất, hỏi han tỷ mỷ về sản phẩm và cách thức quản trị. Các doanh nghiệp Việt Nam hôm đó được Samsung xem xét để công nhận là nhà cung cấp cấp 2 hay 3 mà thôi chứ không phải là cấp 1 vốn đòi hòi những tiêu chuẩn còn khắt khe hơn nữa.
Tôi không biết có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát hôm đó trở thành nhà cung cấp của Samsung sau này, nhưng đến nay mới chỉ có 40 doanh nghiệp Việt Nam được Samsung chọn, theo Bộ Công thương. Có lẽ, đó là con số ít ỏi vì tuyệt đại đa số linh kiện vẫn được nhập khẩu về lắp ráp..."
(Trích bài viết của tác giả Tư Giang-Vietnamnet).
Thiếu doanh nghiệp dân tộc mạnh mẽ và phát triển, làm sao chúng ta hoàn thành các mốc thịnh vượng khi chỉ dựa vào doanh nghiệp FDI?
vietnamnet.vn
...
Không có doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực trong nước thì các công ty sản xuất phụ tùng nội địa quên đi khả năng phát triển. Công nghiệp hoá đất nước quên đi khả năng thành công.