[Funland] Chín (09) kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc của GiaoThong

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,991
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Nhân thể, em khảo sát tí, các cụ đi đường đèo nhiều cua gấp khúc, có bám đúng làn hay cắt cua như hình?
IMG_20230627_002059.jpg
Cái này hay gọi là "chém cua" nếu hướng đối diện không có xe thì chạy vậy cho nó đỡ phải rà thắng vì ôm cua, đỡ tốn xăng vì giữ đều tốc độ, hơn nữa người ngồi sau cũng đỡ say xe và nôn ói.
 

Tit_mu_tap

Xe tăng
Biển số
OF-100032
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
1,884
Động cơ
413,567 Mã lực
E góp tí kinh nghiệm thực tế cho các cụ xe triton at 1 cầu e lái để tham khảo ạ.
1. Đổ đèo dốc cao 8-10% đường đẹp như quốc lộ 6 ở đèo thung khe, chiềng đông hay tương tự thì tốc lớn 60km/h mà trời mưa là trượt mất lái nhé, tất nhiên là số 3 hoặc gắt lắm số 2 vẫn trượt nhé.
2. Đường vào cua càng gắt thì nên mở rộng sang làn bên kia rồi cắt về làn mình trong trường hợp khuất tầm nhìn, nếu thoáng cắt sang ít làn bên kia cũng được, ví dụ trên đèo quản bạ, đồng văn, mèo vạc.
3. Eps nó tự phanh nếu mình vào cua gắt để chống lật nên khi lên dốc cứ vít thoải mái, đạp căng ga ko sợ gì cả.
4. E nghĩ là những xe awd hay 2 cầu 4H có visai trung tâm chạy bám đường tốt hơn nên đi được nhanh hơn ko sợ lật, xe một cầu đi trời mưa nên đổ đèo tầm 40-50km là cùng, nhanh hơn ko an toàn lắm.
 

nhtho

Xe buýt
Biển số
OF-729528
Ngày cấp bằng
18/5/20
Số km
685
Động cơ
85,821 Mã lực
Tuổi
41
Cái này hay gọi là "chém cua" nếu hướng đối diện không có xe thì chạy vậy cho nó đỡ phải rà thắng vì ôm cua, đỡ tốn xăng vì giữ đều tốc độ, hơn nữa người ngồi sau cũng đỡ say xe và nôn ói.
Đi thế gặp xe ngược chiều dễ "toi", may thì tránh nhau được 2 3 lần, nhưng vận may khó đến liên tục cả chục lần
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,991
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Đi thế gặp xe ngược chiều dễ "toi", may thì tránh nhau được 2 3 lần, nhưng vận may khó đến liên tục cả chục lần
Cụ hiểu máy móc quá, người ta đã viết là không có xe hướng đối diện và quan sát được khảong cách xa thì mới chạy kiểu "chém cua", đoạn nào có bảng cấm vượt thì không được vượt, gặp điểm mù mà chạy vậy thì chết chẳng ai thương.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
18,438
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
E góp tí kinh nghiệm thực tế cho các cụ xe triton at 1 cầu e lái để tham khảo ạ.
4. E nghĩ là những xe awd hay 2 cầu 4H có visai trung tâm chạy bám đường tốt hơn nên đi được nhanh hơn ko sợ lật, xe một cầu đi trời mưa nên đổ đèo tầm 40-50km là cùng, nhanh hơn ko an toàn lắm.
Điểm này em không đồng ý.
Đường tốt thì FWD vẫn bám đường tốt nhất.
AWD thấy không hiệu quả ở VN còn 4WD thì chỉ hay ở đường xấu.
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,207
Động cơ
843,753 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Cụ Bia sgb345 có bài rất hay trên group OF, em đăng lại ở đây để mọi người tham khảo:

[Lại chuyện Vượt xe]

Hỏi:

1- Tại sao trên đoạn đường cua lại thấy có "Đuôi Chuột" và "Đuôi Rắn" thế này?
2- "Đuôi Chuột" và "Đuôi Rắn" khác nhau thế nào?

Trả lời:

1- "Đuôi Chuột" và "Đuôi Rắn" là thuật ngữ cá nhân mình dùng, để nhận xét ngắn gọn về đoạn cua trước mặt.


- Gặp "Đuôi Chuột" - Không vượt.
- Gặp "Đuôi Rắn" - Vượt ngon.

2- "Đuôi chuột" và "Đuôi Rắn" khác nhau chỗ nào?

- "Đuôi Chuột" thì cụt ngủn, cong, chót đuôi nhọn, hai lề trái & phải ăn chéo và cắt nhau tại 1 điểm, là nơi mặt đường bị che khuất, không nhìn thấy đường nữa.

Khúc cua ngoặt càng gắt thì "Đuôi Chuột" càng bị cong, càng bị ngắn (xem Hình #1, Hình #2)

1687935825635.png


- "Đuôi rắn" thì dài, rộng, chót đuôi không nhọn (do 2 mép đường bên trái và bên phải chạy song song nhau). Đuôi rắn càng dài, càng rộng, thì tầm nhìn vượt xe càng xa, vượt càng dễ (xem Hình #3).

1687935838822.png
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,991
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cụ Bia sgb345 có bài rất hay trên group OF, em đăng lại ở đây để mọi người tham khảo:

[Lại chuyện Vượt xe]

Hỏi:

1- Tại sao trên đoạn đường cua lại thấy có "Đuôi Chuột" và "Đuôi Rắn" thế này?
2- "Đuôi Chuột" và "Đuôi Rắn" khác nhau thế nào?

Trả lời:

1- "Đuôi Chuột" và "Đuôi Rắn" là thuật ngữ cá nhân mình dùng, để nhận xét ngắn gọn về đoạn cua trước mặt.


- Gặp "Đuôi Chuột" - Không vượt.
- Gặp "Đuôi Rắn" - Vượt ngon.

2- "Đuôi chuột" và "Đuôi Rắn" khác nhau chỗ nào?

- "Đuôi Chuột" thì cụt ngủn, cong, chót đuôi nhọn, hai lề trái & phải ăn chéo và cắt nhau tại 1 điểm, là nơi mặt đường bị che khuất, không nhìn thấy đường nữa.

Khúc cua ngoặt càng gắt thì "Đuôi Chuột" càng bị cong, càng bị ngắn (xem Hình #1, Hình #2)

View attachment 7930189

- "Đuôi rắn" thì dài, rộng, chót đuôi không nhọn (do 2 mép đường bên trái và bên phải chạy song song nhau). Đuôi rắn càng dài, càng rộng, thì tầm nhìn vượt xe càng xa, vượt càng dễ (xem Hình #3).

View attachment 7930190
Cái đuôi rắn này thì vượt 2-3 vô tư miễn lái cứng, xe ngon và xe làn đối diện còn ở khoảng cách 100-200m

Em có cái clip trên cam hành trình định up lên cho các cụ xem "nghệ thuật" xào chẻ , vượt 2 vượt 3 kể cả đuôi rắn lẫn đuôi chuột của mấy anh Thành Bưởi, Phương Trang, các thể loại quan tài bay Limousine , 50 chỗ hai tầng của các anh chạy trên đèo Bảo Lộc , tìm lại thì không thấy, chắc nó bị ghi đè, cụ nào có thì up lên cho anh em tham khảo và luận bàn , bỏ qua chuyện ẩu thì phải cứng cựa, thuộc lòng từng ổ voi trên đường mới dám chạy vậy, đầu xe, đít xe xào qua chém lại, chuẩn phết, không dư cũng không thừa. Sài Gòn - Đà Lạt chạy 4,5 tiếng thì cũng không kém cỏi chút nào, quốc lộ 20 thì giới hạn tốc độ nhièu đoạn chỉ có 50 với xe tải , xe khách, cao lắm chỉ được 70, chỉ có ăn nhau đoạn trên đèo Bảo Lộc và khúc Di Linh , Đức Trọng, đó là cách các anh ấy đua kinh khiếp để còn kịp về xoay tua
 
Chỉnh sửa cuối:

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,207
Động cơ
843,753 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Cái đuôi rắn này thì vượt 2-3 vô tư miễn lái cứng, xe ngon và xe làn đối diện còn ở khoảng cách 100-200m

Em có cái clip trên cam hành trình định up lên cho các cụ xem "nghệ thuật" xào chẻ , vượt 2 vượt 3 kể cả đuôi rắn lẫn đuôi chuột của mấy anh Thành Bưởi, Phương Trang, các thể loại quan tài bay Limousine , 50 chỗ hai tầng của các anh chạy trên đèo Bảo Lộc , tìm lại thì không thấy, chắc nó bị ghi đè, cụ nào có thì up lên cho anh em tham khảo và luận bàn , bỏ qua chuyện ẩu thì phải cứng cựa, thuộc lòng từng ổ voi trên đường mới dám chạy vậy, đầu xe, đít xe xào qua chém lại, chuẩn phết, không dư cũng không thừa. Sài Gòn - Đà Lạt chạy 4,5 tiếng thì cũng không kém cỏi chút nào, quốc lộ 20 thì giới hạn tốc độ nhièu đoạn chỉ có 50 với xe tải , xe khách, cao lắm chỉ được 70, chỉ có ăn nhau đoạn trên đèo Bảo Lộc và khúc Di Linh , Đức Trọng, đó là cách các anh ấy đua kinh khiếp để còn kịp về xoay tua
Đội chạy xe đò SG - Đà Lạt thì em cũng đi vài lần. Lần đầu tiên là 1991 đi từ SG lên Đà Lạt bằng xe Hiace 16 chỗ. Đến đoạn xa lộ Hà Nội thì phải, tài xế 2 xe 16 chỗ đi ngược chiều còn mắm môi mắm lợi lao thằng vào đầu nhau, đến khi anh em hét toáng lên thì họ mới tách đôi ra. Sợ vãi mật.

Tết năm 2019 thì thuê một con Limo 9 chỗ chạy từ Đà Lạt về SG. Xe đón ở Đà Lạt lúc 11h đêm, lái xe dừng lại mua 2 cái bánh bao để đi đường xong động viên mọi người trên xe ngủ cho đỡ mệt. Đến 4h sáng thì đã thấy đến SB TSN để cho ông anh bay đi Myanmar. Ông anh là thầy dạy lái ở Đà Lạt mà thấy chạy thế còn kinh.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,991
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Đội chạy xe đò SG - Đà Lạt thì em cũng đi vài lần. Lần đầu tiên là 1991 đi từ SG lên Đà Lạt bằng xe Hiace 16 chỗ. Đến đoạn xa lộ Hà Nội thì phải, tài xế 2 xe 16 chỗ đi ngược chiều còn mắm môi mắm lợi lao thằng vào đầu nhau, đến khi anh em hét toáng lên thì họ mới tách đôi ra. Sợ vãi mật.

Tết năm 2019 thì thuê một con Limo 9 chỗ chạy từ Đà Lạt về SG. Xe đón ở Đà Lạt lúc 11h đêm, lái xe dừng lại mua 2 cái bánh bao để đi đường xong động viên mọi người trên xe ngủ cho đỡ mệt. Đến 4h sáng thì đã thấy đến SB TSN để cho ông anh bay đi Myanmar. Ông anh là thầy dạy lái ở Đà Lạt mà thấy chạy thế còn kinh.
Em hồi cách đây 10 năm cũng thường chạy SG - DL bấm giờ xem ai uống cafe ỏ ĐL trước, chạy toàn tầm 11h đêm, ăn đêm ở xa lộ HN xong là xuát phát cỡ 12h đêm, lên đèo cũng tầm 2g sáng, em chạy cũng cứng và quen đường, nhưng toàn 4,5 giờ hoặc gần 5 tiếng mới đến, không ăn lại hội kia, chúng chạy cũng chỉ hơn 4 tiếng. Khiếp thật.
Đi xe đò mà lên mấy con 16 chỗ quan tài bay , ngồi hàng ghế trước còn kinh hồn hơn, trên đèo hai xe gần đối đầu cỡ 5 m rồi chẻ ra 2 hướng, toàn đi đêm mới kinh, trượt lái một tích tắc là xuống vực hoặc vào núi luôn
 

Tit_mu_tap

Xe tăng
Biển số
OF-100032
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
1,884
Động cơ
413,567 Mã lực
Điểm này em không đồng ý.
Đường tốt thì FWD vẫn bám đường tốt nhất.
AWD thấy không hiệu quả ở VN còn 4WD thì chỉ hay ở đường xấu.
Thế tại sao xe đắt tiền nó lại awd với 2 cầu cụ nhỉ. Cụ giải thích cụ thể trường hợp và cung đường ntn chứ.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
18,438
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Thế tại sao xe đắt tiền nó lại awd với 2 cầu cụ nhỉ. Cụ giải thích cụ thể trường hợp và cung đường ntn chứ.
Tất nhiên khi trang bị thêm thì nó đắt, ngoài việc thêm hệ động lực cho cầu sau (AWD) thì nội thất nâng cấp kha khá.
Vì vậy khi quyết định ma xe nào phải dựa trên quãng đường phổ biến mình hay đi chứ không nên mua loại đắt nhất mà tính năng đó mình rất ít khi dùng đến.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
29,876
Động cơ
900,086 Mã lực
Điểm này em không đồng ý.
Đường tốt thì FWD vẫn bám đường tốt nhất.
AWD thấy không hiệu quả ở VN còn 4WD thì chỉ hay ở đường xấu.
AWD rất hiệu quả chạy đường xấu, trơn, trợt hay cua gấp đấy bác!
Nhất là cái hệ AWD cầu dẻo tự động điều chỉnh lực kéo xuống bánh khi đường xấu.
Nếu phần điều chỉnh tốt thì ESP rất ít phải hoạt động, dù chạy khá nhanh trên đường trơn. Hiệu quả sử dụng cả việc điều chỉnh sức kéo của máy xe xuống từng bánh để ổn định xe ở đường trơn tốt hơn rất nhiều việc ổn định để cân bằng xe chỉ bằng phanh.
Xe AWD khi tăng tốc cũng ít bị trượt bánh trên mặt đường hơn xe 1 cầu (cả FWD hay RWD), dù bình thường xe AWD cầu deo mà đường tốt sẽ chỉ giành độ 10% lực kéo cho cầu sau, nhưng khi gí ga mạnh, bánh trước có nguy cơ trượt thì nó sẽ tăng dần lực cho cả cầu sau!
 
Chỉnh sửa cuối:

Tit_mu_tap

Xe tăng
Biển số
OF-100032
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
1,884
Động cơ
413,567 Mã lực
Tất nhiên khi trang bị thêm thì nó đắt, ngoài việc thêm hệ động lực cho cầu sau (AWD) thì nội thất nâng cấp kha khá.
Vì vậy khi quyết định ma xe nào phải dựa trên quãng đường phổ biến mình hay đi chứ không nên mua loại đắt nhất mà tính năng đó mình rất ít khi dùng đến.
Cụ nói luyên thuyên, ko có lý thuyết và thực tiễn. Suy nghĩ cá nhân của e vậy, ko có ý chê bai gì.
 

margic

Xe tải
Biển số
OF-51947
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
247
Động cơ
448,677 Mã lực
Cảm ơn chủ thớt, bài viết bổ ích! em cũng vừa chạy HN-SL- ĐB-A Pa Chải- Mường Lay- MCC- HN xong, được cái xe Rush đi núi rất thích. Để an toàn các bác cứ phanh sớm, xuống dốc số thấp (2-3), vào cua 40-50km/h là ổn mà, đi nhanh hơn cũng được nhưng người đằng sau dễ say lắm; mà xử lý gắt, nguy hiểm.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
18,438
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cụ nói luyên thuyên, ko có lý thuyết và thực tiễn. Suy nghĩ cá nhân của e vậy, ko có ý chê bai gì.
Cũng không cần phải gay gắt quá đâu.
Em biết thời bao cấp thì việc tháo cầu trước xe 4x4 hoặc 6x6 ra là rất phổ biến để xe chạy nhanh và êm hơn, dễ lái hơn.
Thời này cũng nhiều người tháo, cất đi cho mới.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,991
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cũng không cần phải gay gắt quá đâu.
Em biết thời bao cấp thì việc tháo cầu trước xe 4x4 hoặc 6x6 ra là rất phổ biến để xe chạy nhanh và êm hơn, dễ lái hơn.
Thời này cũng nhiều người tháo, cất đi cho mới.
Hiện tại giờ cũng vậy, toàn mấy ông già đi mua Subaru rồi về tháo cầu sau để nó đỡ ...hao xăng, cái này em biết rõ vì 3 trong số 10 người của hội Sub - SG em giao lưu đều đã làm vậy. Không hiểu được các bác ấy nghĩ gì, dòng Subaru nổi tiếng nhất ở hệ dẫn động đối xứng toàn thời gian (Symmetrical - AWD), mua xe về rồi tháo ra để chạy cho đỡ hao xăng (?!!!)
Chỉ có mấy ông Việt Nam mới làm vậy
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
18,438
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Hiện tại giờ cũng vậy, toàn mấy ông già đi mua Subaru rồi về tháo cầu sau để nó đỡ ...hao xăng, cái này em biết rõ vì 3 trong số 10 người của hội Sub - SG em giao lưu đều đã làm vậy. Không hiểu được các bác ấy nghĩ gì, dòng Subaru nổi tiếng nhất ở hệ dẫn động đối xứng toàn thời gian (Symmetrical - AWD), mua xe về rồi tháo ra để chạy cho đỡ hao xăng (?!!!)
Chỉ có mấy ông Việt Nam mới làm vậy
Subaru phù hợp với đường không láng nhựa ở Úc hoặc vùng có tuyết chứ ở VN thì nó hơi lãng phí.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
29,876
Động cơ
900,086 Mã lực
Cũng không cần phải gay gắt quá đâu.
Em biết thời bao cấp thì việc tháo cầu trước xe 4x4 hoặc 6x6 ra là rất phổ biến để xe chạy nhanh và êm hơn, dễ lái hơn.
Thời này cũng nhiều người tháo, cất đi cho mới.
Thời bao cấp "Quý xăng như máu" các cụ cứ qua cái đầu của dốc là tắt máy, thả trôi xe cho đến gần cuối dốc mới cài lại số, nhả côn để máy nổ lại.
Xe 2 cầu bao giờ cũng tốn nhiên liệu hơn 1 cầu cùng loại, kể cả mấy cái AWD cầu dẻo cứ trời mưa, đường ướt là nhiên liệu lại tốn hơn vì nó không còn dành phần lớn sức máy cho cầu trước nữa mà phân nhiều lại cho cả cầu sau. Việc ngày đó họ tháo cầu sau đi rất bình thường, nhưng chắc hội linh Trường Sơn không bao giờ làm như vậy!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
29,876
Động cơ
900,086 Mã lực
Đi thế gặp xe ngược chiều dễ "toi", may thì tránh nhau được 2 3 lần, nhưng vận may khó đến liên tục cả chục lần
Miền núi phía Nam em chỉ ngồi, chưa lái bao giờ, nhưng lên miền núi phía Bắc bác phải luôn sẵn sàng đối đầu với xe đối diện để đừng bao giờ giật mình.
Ngày xưa ô tô đi trên núi hiền hơn bây giờ, họ luôn sẵn sàng nhường xe chạy nhanh hơn đến từ phía sau dù có thể chẳng cần nháy đèn xin vượt.
Đối đầu hay gặp nhất là hội 2B, cậy đi quen cắt cua cho nhanh, nhưng họ tránh cũng khá tốt, miền là mình đừng giật mình chuyển hướng quá nhanh để cái thói quen ấy của họ không còn đúng nữa.
Nhìn mấy ông xe khách đi ngược chiều sát sàn sạt nhau mới kinh, nhưng với xe khác họ không dám làm như vậy!
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,991
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Subaru phù hợp với đường không láng nhựa ở Úc hoặc vùng có tuyết chứ ở VN thì nó hơi lãng phí.
Đây là câu chuện về sở thích và khả năng tài chính của mỗi người, tuy nhiên việc thay đổi kết cấu , tính năng của nhà SX nó gây ra nhiều hệ luỵ về an toàn và hiệu xuất động cơ, tháo cầu sau ra thì cũng chẳng tiết kiệm xăng hơn là bao nhiêu, đôi lúc nó còn tốn xăng hơn trong nhiều tình huống, nhưng hậu quả sẽ hãng bị từ chối bảo hành ngay lập tức.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top