[Funland] Chín (09) kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc của GiaoThong

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,581
Động cơ
318,021 Mã lực
Cũng không cần phải gay gắt quá đâu.
Em biết thời bao cấp thì việc tháo cầu trước xe 4x4 hoặc 6x6 ra là rất phổ biến để xe chạy nhanh và êm hơn, dễ lái hơn.
Thời này cũng nhiều người tháo, cất đi cho mới.
Hiện tại giờ cũng vậy, toàn mấy ông già đi mua Subaru rồi về tháo cầu sau để nó đỡ ...hao xăng, cái này em biết rõ vì 3 trong số 10 người của hội Sub - SG em giao lưu đều đã làm vậy. Không hiểu được các bác ấy nghĩ gì, dòng Subaru nổi tiếng nhất ở hệ dẫn động đối xứng toàn thời gian (Symmetrical - AWD), mua xe về rồi tháo ra để chạy cho đỡ hao xăng (?!!!)
Chỉ có mấy ông Việt Nam mới làm vậy
Xưa hệ truyền động hoàn toàn cơ khí nên khi chạy 2 cầu thường khó lái hơn. Các xe đời mới ngày nay đều có hệ điều khiển điện tử nên không trở ngại vấn đề đánh lái nữa. Ngay nay tháo cầu chủ yếu để tiết kiệm xăng thôi :D
Trước em đi prado đời ơ kìa thì dùng cần số phụ để chọn chế độ cài cầu trước khi nào cần đi đường xấu. Còn bình thường chỉ chạy chế độ cầu sau thôi.
 

t_rex

Xe buýt
Biển số
OF-49938
Ngày cấp bằng
2/11/09
Số km
628
Động cơ
348,489 Mã lực
Nên mô tả cách căn ôm cua nữa cụ chủ ạ. Nhất là cua trái. Kinh nghiệm của em là cua trái thì căn lề phải, bao giờ thấy đáy cua chạm mũi phải xe thì bẻ lái (lưu ý chạm ở đây là tính từ mắt nhìn ngưòi lái ra, tức là chạm theo phép chiếu hay nói cachs khác là thực tế vẫn còn cách khoảng 3m.) bọn em hay nói là nuốt hết lề phải.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,561
Động cơ
351,976 Mã lực
Nếu tầm quan sát rộng và đường vắng em vẫn chạy cắt cua kiểu này. Còn tầm quan sát hạn chế thì thôi, em bám làn cho lành \m/
Em cũng đi đường đèo dốc khá nhiều, cá nhân em rất thích chạy đêm. Vì dễ nhận biết được có xe ngược chiều hay không từ rất xa nhờ ánh đèn.
Đi đêm thì em cứ căn theo vạch đường mà chạy cho yên tâm.
Có một kỷ niêm em nhớ mãi mà sau này luôn phải lấy đó làm bài học. Đó là lần em đi công tác trên đường HCM.
Lần đấy đi đêm từ HN vào Hà Tĩnh. Đang bon tốc độ 90km/h thì thấy vạch đường mất hút....nghĩ bụng thôi toi rồi, đường ngập nước.
Lúc đấy đang tít nên không dám phanh, kệ cứ giữ thẳng tay lái cho xe nó phi qua, nhanh tay gạt luôn gạt mưa chạy hết công suất :D
Ào phát nước trùm kín xe luôn, không nhìn thấy gì nữa. Em cứ kệ cũng ko đạp phanh.
Mất vài giây gì ấy thì lại thấy vạch kẻ đường....hú hồn luôn :|
Từ đấy về sau cứ dự kiến đi đâu em cũng phải ngó qua thời tiết các vùng sẽ đi qua để cảnh giác cao độ \m/
Bác đi thế này là hơi liều, bản chất là bác đang chạy nhanh hơn tầm quan sát lúc đó của mình. Nếu thay chỗ vũng nước là đống đất hay xe tải dừng đỗ không đèn là bác tông vào nó rồi.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,601
Động cơ
904,618 Mã lực
Đây là câu chuện về sở thích và khả năng tài chính của mỗi người, tuy nhiên việc thay đổi kết cấu , tính năng của nhà SX nó gây ra nhiều hệ luỵ về an toàn và hiệu xuất động cơ, tháo cầu sau ra thì cũng chẳng tiết kiệm xăng hơn là bao nhiêu, đôi lúc nó còn tốn xăng hơn trong nhiều tình huống, nhưng hậu quả sẽ hãng bị từ chối bảo hành ngay lập tức.
Do đường không đồng nhất (phẳng), không thẳng (hoặc có lúc đánh lái không chạy thẳng) làm cho các bánh xe khó chuyển động đồng bộ nên người ta mới phải làm ra cái ly sai và xe 1 cầu sẽ đỡ tốn nhiên liệu hơn xe 2 cầu.
Ai ngồi xe 2 cầu sẽ thấy là khả năng dùng sức ỳ của máy làm phanh xe 2 cầu tốt hơn, đường bằng khi nhả ga ra xe 2 cầu giảm tốc độ nhanh hơn và cũng làm nó tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn!
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Xưa hệ truyền động hoàn toàn cơ khí nên khi chạy 2 cầu thường khó lái hơn. Các xe đời mới ngày nay đều có hệ điều khiển điện tử nên không trở ngại vấn đề đánh lái nữa. Ngay nay tháo cầu chủ yếu để tiết kiệm xăng thôi :D
Trước em đi prado đời ơ kìa thì dùng cần số phụ để chọn chế độ cài cầu trước khi nào cần đi đường xấu. Còn bình thường chỉ chạy chế độ cầu sau thôi.
Dù chỉ chạy cầu sau nhưng trục láp vẫn quay nên tốn nhiên liệu.
Đối với các bác chạy Subaru chắc là không hài lòng với AWD nên tháo chứ không phải vì tốn xăng.
 

Z90

Xe tăng
Biển số
OF-817712
Ngày cấp bằng
18/8/22
Số km
1,173
Động cơ
17,628 Mã lực
Em thấy thiếu tiên quyết là đã có bằng lái xe nghiêm túc chưa.
Học bằng kể cả nghiêm túc nhưng non kinh nghiệm thì đi đường vẫn tèo nếu xảy ra tình huống xấu!
Quan trọng nhất ở đây là kinh nghiệm thực tế lái đi đèo, và cụ chủ đang chia sẻ kinh nghiệm cho anh em! Cái tiên quyết của cụ tưởng quan trọng nhưng k là gì trong trường hợp này
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,284
Động cơ
846,473 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Có một nội dung nữa liên quan tới việc đánh lái khi vào cua có thể xảy ra trường hợp understeer hoặc oversteer (mà anh em hay dịch là thiếu lái hoặc thừa lái) gây ra do xe dẫn động cầu trước hoặc cầu sau, bản chất vấn đề liên quan tới lực kéo. Cái này thì tài xế cần phải biết xe của mình lái là loại gì, nó có thể gây ra tình trạng nào để chúng ta biết cách xử lý phù hợp.

Understeer:

Đánh lái quá gắt khi vào cua làm cho vượt quá lực kéo của lốp trước, làm mất độ bám, làm mũi xe trượt rộng trên mặt đường ở phần dưới lái và làm cho xe trượt ra ngoài mặt đường, không theo hướng chúng ta mong muốn.

Khi đó bánh trước có thể rít lên, vô lăng rung lắc mạnh.

Cách xử lý là phải lấy lại độ bám cho bánh trước bằng cách nhả ga cho xe đi chậm hơn, đừng đánh lái quá gắt và phanh đột ngột vì có thể làm tình trạng trầm trọng hơn.

Khi độ bám được hồi phục thì có thể đệm phanh để xe đi chậm lại.

Oversteer:

Thừa lái là khi góc quay của mũi xe nhiều hơn so với khúc cua làm cho xe có xu hướng cua gắt hơn so với mặt đường và cũng làm cho xe lao ra ngoài, xoay ngang hoặc bị quay đầu ngược lại.

Trường hợp này gây ra do bánh sau bị trượt làm mất khả năng bám đường và làm xe trệch ra khỏi quỹ đạo mong muốn.

Thừa lái thường gây ra trên xe dẫn động cầu sau nên cách xử lý khó hơn. Dân pro hay drift sẽ đánh lái về hướng ngược lại và ga nhẹ để tăng thêm độ bám cho bánh sau.

Đối với người không chuyên thì không nên để xảy ra trường hợp thừa lái mà nên đề phòng trước khi nó xảy ra bằng cách giảm tốc độ sớm hơn, không vừa phanh vừa đánh lái một cách đột ngột để giảm bớt áp lực lên bánh xe.

1688097505748.png


Dưới đây là hình mô tả áp lực lên bánh xe
  • Tăng tốc ==> Phanh và đánh lái cùng 1 lúc
  • Giảm ga, Phanh ==> Đánh lái
Khi chuẩn bị vào cua, nếu chúng ta nhả ga, phanh sớm một chút rồi sau đó mới đánh lái thì khi đánh lái chúng ta có thể không cần phải phanh và khi gần hết cua khi thấy xe chạy đúng quỹ đạo thì có thể bắt đầu ga nhẹ để tăng tốc khi hết cua.

Phần này đòi hỏi tập luyện trước khi thực hành. Đừng vào cua rồi mới nghĩ tới chuyện lôi lý thuyết ra để thực hành vì cái giả phải trả có thể lớn.

1688099525533.png
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,601
Động cơ
904,618 Mã lực
Ông thầy dậy lái của em gốc là lính lái xe Trường Sơn.
Có 2 đứa với ông ấy, tuần đầu tiên ông ấy cho cái Uoát ra gốc cây xà cừ ven hồ A Le (nhà ông ấy ngay đầu Quang Trung) kích lên cho 2 đứa thay nhau học vuốt vô lăng và vào số nguội. Không chỉ dậy để thi, mà ông ấy còn dậy cho cả những cách đi đường lầy, đường trơn, đánh võng cho xe vượt khỏi hỗ lầy.
Nhưng sang kia chạy bằng dịch, gần 4 năm sau họ cấm thì không đổi được bằng nữa mà phải thi. Học cho đủ số giờ tối thiểu thôi (10 tiếng), nhưng ông thầy Đức hướng dẫn: "Trước khi đến cua phanh nhẹ để giảm xuống tốc độ cần thiết, sau đó là ga nhẹ cho đến hết cua mới ga mạnh lên cho đủ tốc độ. Đầu tiên em thấy vô lý, vào cua là chân phải để ở pedal phanh sẵn để phanh, nhưng nghĩ kỹ thì thấy rất có lý, sau đi nhiều, nhất là hồi bên ấy những hôm mùa đông, chập tối mưa, đêm gió lạnh về âm sâu, nước trên mặt đường đóng băn mà mình phải đi sớm, giao thông công chính của họ chưa rải đá răm chống trượt thì ngay cả đi thẳng cũng cố giữ để bánh động lực luôn có sức kéo từ máy xuống để giữ cho bánh xe không trượt. Đó cũng là nguyên lý của Quattro, 4Matic, Xdrive hay 4Motion trên xe 2 cầu!
 
Chỉnh sửa cuối:

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,841
Động cơ
379,375 Mã lực
Em có biết lái xe và cũng có ít trải nghiệm nhưng chắc chắn còn thua nhiều các cao nhân trong này. Tuy nhiên, em cũng chia sẻ 2 điều tâm đắc nhất của em là
- Luôn giữ cái đầu lạnh trong mọi tình huống để có phản ứng nhanh nhất đúng đắn nhất
- Luôn duy trì sự tập trung cao để loại bỏ nhiều nhất những rủi ro ngoài dự kiến.
Tất cả những lỗi em từng mắc phải tính đến nay đều do lỗi sao nhãng, thiếu tập trung mà ra. Vẫn may mắn chúng đều là nhẹ
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,581
Động cơ
318,021 Mã lực
Dù chỉ chạy cầu sau nhưng trục láp vẫn quay nên tốn nhiên liệu.
Đối với các bác chạy Subaru chắc là không hài lòng với AWD nên tháo chứ không phải vì tốn xăng.
Subaru em chưa đi nhiều. Nhưng trước có đi 1 lần em thấy lái ngon mà. Vụ đấy em chạy hộ bác chủ xe nên em cũng ko biết đã tháo cầu hay chưa?! :D
 

pajero2011

Xe tải
Biển số
OF-785722
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
381
Động cơ
53,151 Mã lực
Em chạy pajero, đang quen lái chế độ 4H, thi thoảngi quay lại chế độ 2H thấy lái chán hơn hẳn.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,764
Động cơ
291,320 Mã lực
Em là lái mới , Kn chưa mấy nên vào học đc các cụ khối thứ.
Tiện cho em hỏi. Em đi xe AT, cầu sau . Trên xe có nút bấm hỗ trợ đổ đèo ( nút có hình vẽ cái oto xuống dốc ) và nút chống chơn trượt.
Xin hỏi các cụ giải thích giúp là khi nào ta bấm 1 hoặc cả 2 nút này. Sở dĩ em hỏi các cụ là vì có anh giải thích cho em là : chẳng phải làm gì với 2 nút đó. Vì xe sẽ tự động kích hoạt chế độ phù hợp khi ở tình huống xuống dốc hoặc đường chơn... không đôi co nhưng em nghĩ anh ấy nói liệu có sai ?. Nếu như nó tự động kích hoạt và sẽ tự động tắt chức năng nó kích hoạt kia thì nhà sx họ làm cái nút bấm làm gì ?..
Em cũng thử ấn vào 1 trong 2 nút này thì không rõ khi nào nó đóng, khi nào nó mở vì độ nún của nút không thay đổi sau mỗi lần bấm vào..
Cc thông não cho em cái . Cám ơn cc.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,601
Động cơ
904,618 Mã lực
Em là lái mới , Kn chưa mấy nên vào học đc các cụ khối thứ.
Tiện cho em hỏi. Em đi xe AT, cầu sau . Trên xe có nút bấm hỗ trợ đổ đèo ( nút có hình vẽ cái oto xuống dốc ) và nút chống chơn trượt.
Xin hỏi các cụ giải thích giúp là khi nào ta bấm 1 hoặc cả 2 nút này. Sở dĩ em hỏi các cụ là vì có anh giải thích cho em là : chẳng phải làm gì với 2 nút đó. Vì xe sẽ tự động kích hoạt chế độ phù hợp khi ở tình huống xuống dốc hoặc đường chơn... không đôi co nhưng em nghĩ anh ấy nói liệu có sai ?. Nếu như nó tự động kích hoạt và sẽ tự động tắt chức năng nó kích hoạt kia thì nhà sx họ làm cái nút bấm làm gì ?..
Em cũng thử ấn vào 1 trong 2 nút này thì không rõ khi nào nó đóng, khi nào nó mở vì độ nún của nút không thay đổi sau mỗi lần bấm vào..
Cc thông não cho em cái . Cám ơn cc.
Ông ấy nói chưa đủ, nhất là cái nút chống trơn trượt, hay là bác cũng chưa cho đủ thông tin vì chưa viết rõ xe bác là cái nào, đời năm bao nhiêu.
Thường các tính năng cân bằng điện tử, chống trơn trượt,... luôn bật để chờ và chúng tự kích hoạt khi xe bị rơi vào trường hợp mất cân bằng hay bánh bắt đầu trượt. Cái nút để người lái tự tắt đi vì cần chạy cho 1 ý thích nào đó mà chúng kích hoạt thì không làm được (như drip).
Còn tính năng tự đổ đèo thì tùy xe, nhiều xe cũng bật sẵn chờ tự kích hoạt khi đầu xe hơi bắt đầu chúc xuống ( tức là bắt đầu xuống dốc) và chạy bình thường khi cái xe nằm ngang, nhưng cũng có nhiều cái xe bắt người lái phải thò tay bật cái nút này khi thấy xe xuống dốc!
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,764
Động cơ
291,320 Mã lực
Ông ấy nói chưa đủ, nhất là cái nút chống trơn trượt, hay là bác cũng chưa cho đủ thông tin vì chưa viết rõ xe bác là cái nào, đời năm bao nhiêu.
Thường các tính năng cân bằng điện tử, chống trơn trượt,... luôn bật để chờ và chúng tự kích hoạt khi xe bị rơi vào trường hợp mất cân bằng hay bánh bắt đầu trượt. Cái nút để người lái tự tắt đi vì cần chạy cho 1 ý thích nào đó mà chúng kích hoạt thì không làm được (như drip).
Còn tính năng tự đổ đèo thì tùy xe, nhiều xe cũng bật sẵn chờ tự kích hoạt khi đầu xe hơi bắt đầu chúc xuống ( tức là bắt đầu xuống dốc) và chạy bình thường khi cái xe nằm ngang, nhưng cũng có nhiều cái xe bắt người lái phải thò tay bật cái nút này khi thấy xe xuống dốc!
Chào bác. Cám ơn bác đã giải thích. Anh ấy biết xe em mà. ( isuzu mux 1.9 at. Sx 2019)
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,284
Động cơ
846,473 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Chắc để em giải thích thêm về tính năng HDC để câc bác tham khảo. Tùy từng hãng, từng xe mà tính năng này có thể gọi khác nhau và cách sử dụng khác nhau. Các bác nên đọc HDSD của xe mình.

1. HDC sử dụng tính năng ABS, TCS và phanh bằng động cơ để giúp xe xuống dốc cao mà không cần dùng tới ga và phanh, ở một tốc độ tối đa nhất định do nhà sản xuất đặt sẵn, khi đó người lái có thể tập trung vào việc lái. Thường thì dùng trong các tình huống offroad.

2. Chỉ nên sử dụng HDC khi xuống dốc cao và ngắn, không nên sử dụng khi đường trường

3. Thường kích hoạt bằng một nút bấm có hình xe xuống dốc.

4. Khi đi dốc dài nên chủ động giảm tốc độ của xe bằng việc dùng số phù hợp và dùng động cơ để giảm tốc độ xe thay vì phanh liên tục.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,601
Động cơ
904,618 Mã lực
Chắc để em giải thích thêm về tính năng HDC để câc bác tham khảo. Tùy từng hãng, từng xe mà tính năng này có thể gọi khác nhau và cách sử dụng khác nhau. Các bác nên đọc HDSD của xe mình.
...
Đúng là tùy hãng và từng cái xe cụ thể. Như cái xe em đang đi thì khi đầu chúc xuống là nó được kích hoạt (nó cũng chẳng báo cái gì cả).
Người lái tùy tốc độ muốn đổ dốc mà dùng ga để tăng thêm hay phanh để giảm đi, sau đó không phải quan tâm đến ga nữa mà cái xe sẽ tự động xuống dốc với tốc độ đã đặt. Có thể thay đổi khi nó đang xuống dốc cũng bằng ga hay phanh. Khi hết dốc, xe nằm ngang là nó nó hết tác dụng, người lái xe mà không ga lên thì tốc độ sẽ chậm lại. Dốc dài hay dốc ngắn đều như nhau. Em không chắc chắn là nó chỉ dùng máy, vẫn có thể nó có tự động dùng thêm phanh, nhưng đèn phanh không bao giờ bị nháy.
Nhưng tính năng này không tác dụng nhiều với dốc rất đứng, lúc đó người lái phải chuyển sang số tay hay thậm chí cả phanh để tốc độ không bị tăng quá nhanh!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top