[Funland] Chín (09) kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc của GiaoThong

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Lúc nào rỗi qua em. 200 khúc cua, xuống có chứng nhận.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,999
Động cơ
203,409 Mã lực
Tuổi
44
Vâng
Nhưng mà có lẽ nội dung như này thì gọi nó là "lý thuyết" khi đi đường đèo dốc đúng hơn hoặc gần hơn là "kinh nghiệm"
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,457
Động cơ
326,857 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Chỗ nào có đèo thôi em ở nhà ạ. Em sợ nhắm...
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,741
Động cơ
842,963 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Vâng
Nhưng mà có lẽ nội dung như này thì gọi nó là "lý thuyết" khi đi đường đèo dốc đúng hơn hoặc gần hơn là "kinh nghiệm"
Không có kinh nghiệm làm sao chuyển nó thành lý thuyết để bác đọc.

Bác có góp ý hay bổ sung gì không?
 

tidusend

Xe đạp
Biển số
OF-400174
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
24
Động cơ
231,177 Mã lực
Tuổi
38
Cơ bản là đúng. Mình hay đi cung tây bắc đường đèo chủ yếu nên phải cẩn thận.
 

Vdung1972

Xe container
Biển số
OF-95659
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
6,744
Động cơ
476,856 Mã lực
Nơi ở
Nơi tôi sinh-Hà Nội.Ngày tôi sinh-Một ngày bỏng ch
Website
www.nhtm.gov.vn
Em đi tỉnh tương đối nhiều vì công việc em nó vậy nhưng em ít đi xa bằng xe của mình mà có xe cơ quan, xe em toàn đi trong phố, thi thoảng ngày nghỉ đưa gấu lớn gấu nhỏ đi chơi xa tý, trước khi đi xa, chạy cao tốc, bao giờ em cũng ra hàng lốp, nâng xe lên, cho kiểm tra toàn bộ các lốp, từ tình trạng cho đến ốc nhái, chủ quan tý là teo luôn các cụ ạ. Đúng theo mục 2 của sếp GiaoThong
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,741
Động cơ
842,963 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,999
Động cơ
203,409 Mã lực
Tuổi
44
Không có kinh nghiệm làm sao chuyển nó thành lý thuyết để bác đọc.

Bác có góp ý hay bổ sung gì không?
Dạ
Ví dụ nếu nói về kinh nghiệm khi làm quen với xe thì ta phổ biến xem kiểu như nên thử là đánh lái xem xe này nó " ăn lái" giống cái xe mình đã quen không; đạp phanh xem mức độ ăn của xe này thế nào; đạp ga xem mức độ bố của xe thế nào.... khi thử thường nên để ý đến cái gì, cần cảm nhận cái gì vân ván... Đại khái thế.
Còn trong bài viết của bác đang nặng về giải thích vì sao phải làm quen với xe, làm quen xe để làm gì....
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,741
Động cơ
842,963 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Dạ
Ví dụ nếu nói về kinh nghiệm khi làm quen với xe thì ta phổ biến xem kiểu như nên thử là đánh lái xem xe này nó " ăn lái" giống cái xe mình đã quen không; đạp phanh xem mức độ ăn của xe này thế nào; đạp ga xem mức độ bố của xe thế nào.... khi thử thường nên để ý đến cái gì, cần cảm nhận cái gì vân ván... Đại khái thế.
Còn trong bài viết của bác đang nặng về giải thích vì sao phải làm quen với xe, làm quen xe để làm gì....
Triển khai riếp đi bác, thế mới thành diễn đàn chứ
 

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,346
Động cơ
550,603 Mã lực
Em thấy học mà không có hành thì cũng hỏng.
Trăm hay không bằng quen tay. Các cụ dạy cấm có sai.
 

fadco

Xe container
Biển số
OF-48457
Ngày cấp bằng
11/10/09
Số km
5,653
Động cơ
541,172 Mã lực
Ko vượt khi lên dốc là bài học càn thiết mà nhiều cụ ko thuộc:)
 

Thanhz

Xe tăng
Biển số
OF-36827
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,252
Động cơ
464,473 Mã lực
Nhân hôm nay làm chương trình với Đài PT&TH Hà Nội về lái xe đường đèo dốc, em tóm tắt một số kinh nghiệm cá nhân để anh em cùng bàn luận:
  1. Tìm hiểu xe, làm quen với xe:
  2. Kiểm tra các yếu tố an toàn trước khi đi xa, lái đường đèo dốc
  3. Sử dụng các tính năng an toàn được trang bị trên xe (khởi hành ngang dốc, hỗ trợ xuống dốc)
  4. Sử dụng số phù hợp
  5. Đánh lái
  6. Phanh
  7. Đi đúng làn đường, quan sát
  8. Đi trong thời tiết bất lợi: sương mù, mưa, đường trơn trượt, tối
  9. Nếu phải đỗ xe trên dốc
View attachment 7926397
  • Tìm hiểu xe, làm quen với xe:
Việc hiểu về xe rất quan trọng. Nhiều khi xe đi mượn hoặc xe cơ quan thỉnh thoảng mới lấy ra đi mà không tìm hiểu về xe có thể gây các bất lợi khi đi đường xa, đặc biệt khi đi đường đèo dốc.

Cũng không hiếm chủ xe không quen hoặc không biết sử dụng chuyển số thủ công khi đi xuống dốc, vì ở thành phố cùng lắm là lên xuống hầm chung cư, vừa đi vừa rà phanh chả chết ai.
  • Kiểm tra các yếu tố an toàn trước khi đi xa, lái đường đèo dốc
Trước khi đi xa, nhất là khi biết có đường đèo, dốc cao và dài thì việc kiểm tra xe quan trọng. Không tự kiểm tra được thì mang ra gara để thợ người ta kiểm tra cho: Má phanh, dầu phanh, lốp, nước làm mát, dầu máy, phanh tay, đèn xe, đèn sương mù, gạt mưa, điều hòa...

Má phanh mòn quá, phanh tay không ăn hay dầu phanh thiếu đều có thể gây ra các rủi ro khi chúng ta xuống dốc hoặc dừng khẩn cấp trên dốc.
  • Sử dụng các tính năng an toàn được trang bị trên xe (khởi hành ngang dốc, hỗ trợ xuống dốc)
Rất nhiều xe đời mới đã được trang bị các tính năng an toàn hỗ trợ tài xế khi lái đường đèo dốc, ví dụ như khởi hành ngang dốc, hay hỗ trợ xuống dốc (HDC), hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS)

Khởi hành ngang dốc cho phép chuyển từ chân phanh sang chân ga trong 1 thời gian nhất định mà xe không bị trôi ngược xuống dốc.

Hệ thống hỗ trợ xuống dốc sẽ phân bổ lực phanh tự động giữa các bánh xe để duy trì tốc độ xuống dốc mà không cần đến tài xế phải đạp phanh. Ví dụ như trên xe Ford Ranger đời mới, khi kích hoạt HDC thì tài xế thậm chí có thể bỏ chân ra khỏi phanh và xe từ từ bò xuống dốc, lúc nào thấy tốc độ chậm quá có thể mớm thêm chút ga. Khi bấm phím này sẽ xuất hiện biểu tượng trên màn hình.

Hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ giúp ổn định xe khi bị trơn trượt, mất độ bám. Đang vào cua khi xuống đèo mà xe bị trượt thì hệ thống có thể được kích hoạt, có biểu tượng xuất hiện trên màn hình.

View attachment 7926426
  • Sử dụng số phù hợp
Ngày xưa khi số sàn còn phổ biến thì các tài xế thường truyền nhau kinh nghiệm "lên số nào xuống số đó". Có nghĩa là nếu chúng ta phải dùng số 2 để lên dốc thì khi xuống dốc cũng sẽ cần đi số 2. Điều này thì phụ thuộc vào độ dốc của đường.

Theo kinh nghiệm cá nhân của em thì nếu đi đường đèo dốc có nhiều cua thì xuống dốc ở tốc độ 40-50km sẽ đảm bảo an toàn, tốc độ cao hơn phù hợp với đường xuống dốc nhưng thẳng, ít cua. Nếu xuống dốc có nhiều khúc cua mà tốc độ cao thì khi đánh lái rất dễ mất kiểm soát, xe có thể lao ra khỏi đường, gây tai nạn.

Nếu đi xuống dốc dài mà rà phanh liên tục cũng có thể gây nóng má phanh và dẫn tới hiện tượng cháy phanh, hỏng hệ thống phanh.

Để tránh các rủi ro nói trên, khi đi xuống dốc cần về số thấp để dùng động cơ ghìm tốc độ của xe xuống.

Với xe số sàn thì dễ, chúng ta chuyển số thủ công.

Với xe số tự động AT thì khi lên dốc dùng D là ổn, nhưng khi xuống dốc thì chuyển sang chế độ số thủ công, thường được ký hiện là D (+/-) hay S (+/-) hoặc S/L. Có 1 số xe có lẫy chuyển số trên vô lăng, có xe có thêm nút O/D để giảm về 1 số. Cũng có xe để các nút bấm hoặc xoay, vặn thay vì gạt theo kiểu truyền thống.

Ví dụ với các dốc cao, khi về số 2 thì tốc độ của xe sẽ ở tầm 50Km/h, khi đó nếu xe bị trôi nhanh trên 60km/h thì chúng ta đệm phanh cho xe đi chậm lại.

Một số xe có trang bị lẫy chuyển số trên vô lăng. Tuy nhiên các bác cũng nên lưu ý là khi chúng ta đánh lái thì hai cái lẫy chuyển số đó cũng quay theo vô lăng nên chúng ta không biết được bên nào là tăng bên nào là giảm. Nên việc chuyển trên cần số vẫn rất quan trọng.
  • Đánh lái
Khi đi đèo dốc thì việc cầm vô lăng quan trọng. Theo kinh nghiệm của em thì vào bất kỳ thời điểm nào khi đi đèo, dốc cũng phải có ít nhất 1 bàn tay cầm đủ chặt vô lăng.

Có nhưng tay lái lãng tử đi đèo xoa tay trên vô lăng rất điêu luyện. Điều này trông có vẻ chuyên nghiệp nhưng chẳng may lốp xe vướng phải hòn đá hay khúc gốc, lúc đó thì tay của chúng ta bị văng ra khỏi vô lăng và mất kiểm soát.

Cũng theo kinh nghiệm của anh em offroad và tài xế xe tải thì không nên để ngón cái nắm vào vô lăng mà để nó nằm trên vô lăng còn việc nắm chặt vô lăng là do 4 ngón tay còn lại.

Đã có những trường hợp khi đánh lái sau đó xe tự động trả lái rất mạnh làm vô lăng đánh gãy ngón tay cái đang cầm vô lăng.

Đối với tài xế đi xe số sàn thì thỉnh thoảng vẫn phải dùng tay phải để chuyển số, còn với xe số tự động thì nên lái bằng cả 2 tay.

Có những dốc cua tay áo như ở Hà Giang, chúng ta vừa phải ga mạnh để lên dốc vừa phải đánh lái rất nhau ở những đoạn cua tay áo bị gấp khúc. Thậm chí khi vừa đánh lái rất nhanh đó cườm tay còn phải ấn còi để báo hiệu cho xe đi ngược chiều vì ở nhiều vùng núi bà con đi xe máy rất nhanh.
  • Phanh
Như đã nói ở trên, phanh là tối quan trọng khi đi đèo dốc, chính vì vậy để đảm bảo phanh còn hiệu quả sau khi đi cả 1 con đường đèo dài thì cần phải sử dụng phanh đúng cách.

Nên chuyển số thủ công khi cần thay đổi tốc độ, hạn chế việc rà phanh cả một quãng đường dài để tránh cháy phanh.

Trước khi vào cua thì phanh để giảm tốc độ. Chỉ có các tay đua chuyên nghiệp mới phanh khi vào cua chứ chúng ta mà vào cua rồi mới phanh thì... thôi.

Phanh sớm hay phanh muộn thì tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của từng người. Tuy nhiên cần lưu ý chúng ta đi đẻo dốc, cần quan tâm đầu tiên tới yếu tố an toàn chứ không phải đang đi đua để tính thời gian ngắn nhất nên có thể phanh sớm 1 chút, giảm tốc độ thêm 1 chút khi vào cua thì sẽ tốt hơn.

Nếu có thể được thì kích hoạt các tính năng an toàn được trang bị cho xe khi cần lên hay xuống dốc, nhất là các dốc cao.

Có những đèo dài miên man, mặc dù có những đoạn không dốc lắm nhưng lên dốc liên tục, như đèo Lò Xo chẳng hạn. Rất nhiều xe đi đường đèo này bị sôi nước, cháy côn mùi khét lẹt. Tốt nhất đến đoạn nào an toàn thì dừng lại cho xe nghỉ, người nghỉ, nguội phanh, nguội máy rồi mới đi tiếp.

Có những con dốc có độ dốc cao, xuống dốc bằng số 1 mà vòng tua máy lên đến 4-5000 vòng nên lúc này phải phanh hỗ trợ, có những lúc phải phanh gần như dừng hẳn lại rồi mới cho xe trôi tiếp.
  • Đi đúng làn đường, quan sát
Đường đèo thì sẽ có nhiều góc cua, khó quan sát xe chạy ngược chiều. Việc chạy đúng là đường là hết sức quan trọng. Nếu đường đèo có các gương cầu thì nên liếc nhanh gương cầu để xem có xe đi ngược chiều không.

Tuyệt đối không vượt khi mất tầm nhìn, nhất là ở những đoạn cua mà tài xế không nhìn được trước xe đang vượt có xe cùng chiều và ngược chiều hay không.


Chỉ mở rộng cua và lấn làn ngược chiều khi đường không có xe cả cùng chiều lẫn trái chiều, việc lấn làn này cũng chỉ thực hiện ở những nơi vạch rời, không phải vạch liền.
  • Đi trong thời tiết bất lợi: sương mù, mưa, đường trơn trượt, tối
Có một số đoạn đường đèo dốc liên tục có sương mù, ví dụ như trên Đường 6 có đoạn Thung Khe nhiều hôm trời mù tầm nhìn chỉ được chục mét.

Khi đó thì cần đèn phá sương (đèn vàng), hệ thống điều hòa hoạt động tốt (để tránh đọng hơi nước kính lái), gạt nước làm việc. Nếu cần thiết thì bật đèn cảnh báo hazard để cảnh báo xe khác và cũng giúp các xe đằng sau có thể báo theo để đi cho an toàn. Năm 2007 em đã từng gặp sương mù trên đường Quản Bạ về Yên Minh không nhìn thấy gì vì trót độ đèn xenon, bật đèn nhìn phía trước như một bức tường trắng. May về sau có cái taxi có đèn vàng nên chạy bám theo mới qua được đoạn sương mù đó.
  • Nếu phải đỗ xe trên dốc
Trong trường hợp phải đỗ xe trên dốc thì cần lưu ý kiểm tra xe phanh tay có ăn không, nếu là phanh kéo tay thì đã kéo hết lên chưa, nếu phanh đạp thì đã đạp sâu chưa. Có những trường hợp đỗ trên dốc xong kéo phanh tay không hết, xe bị trôi và lật xuống vực. Cũng có trường hợp phanh tay lâu ngày không còn ăn, khi đỗ ở dốc làm xe bị trôi.

Nếu đường dốc có taluy dương thì khi đỗ xe chúng ta có thể đánh lái hướng bánh xe về phía taluy dương. Điều này sẽ giúp xe nếu giả sử có bị trôi do phanh không ăn thì cũng lao vào taluy dương rồi dừng lại.

Khi đỗ xong thì có thể tìm gạch, đá để chèn bánh để đè phòng trường hợp phanh không ăn.

Tuyệt đối không đỗ xe vào chỗ đường tránh nạn, không đỗ xe trên những con dốc dài và hẹp để tránh trường hợp xe khác lao vào đằng sau xe của chúng ta khi đang đỗ.

Nếu đỗ xe trên dốc mà chúng ta phải xuống xe, trên xe còn có trẻ em, người thân thì phải hết sức cẩn thận và nếu đươc tốt nhất cho mọi người xuống xe. Không hiếm trường hợp tài xế xuống xe và xe bị trôi khi trên xe còn đang có người.

Trên đây là một số kinh nghiệm để chia sẻ với các bác, nhất là những người ít đi đèo dốc.

Clip của Đài Hà Nội vừa sản xuất và lên sóng tối nay:

Cảm ơn cụ.
- lên xuống dốc: lý thuyết chia sẻ đã nhiều, em xin note lại một chút là dùng phanh hợp lý (CẤM rà phanh) và đặt số đồng tốc
- đỗ xe nơi đường dốc: xoay bánh để nếu trôi thì về phía có vật cản, taluy dương - cái này nghe có vẻ sai sai sao không kiêma chỗ bằng phẳng mà đỗ - thực tế có những chỗ đường dốc buộc phải dừng, đỗ hoặc có những thành phố được xây trên những con dốc
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Nhân cụ thớt nhắc đến đèo Lò Xo, em có cái ảnh minh họa ;)

 

crYztaL

Xe buýt
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
856
Động cơ
314,713 Mã lực
Đi đường đèo có điều em thấy nên chú ý là tránh hưng phần quá khi lái xe, kiểu như vào cua ngọt, đường đẹp, ... đến khi gặp chướng ngại vật thì xử lý ko kịp. Đợt gần đây khi đi A Pa Chải em bị dính 1 quả, đang chạy vào cua ngon lành không để ý trên đường có 1 cái hố to ở cuối cua, xe tụt hố xong có cảm giác bay lên không và mất lái khoảng mấy giây. Em giữ thẳng lái + đạp chết phanh nên xe chỉ bay sang sát mép rãnh nước của làn đường ngược chiều, cũng may trên đường không có ai nên ko có sự cố nào.
 

Ta^.pLa'i

Xe buýt
Biển số
OF-2165
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
635
Động cơ
562,720 Mã lực
Em hỏi ngu phát, các cụ đừng mắng.
Cái ESP (Electrical Stability Program) của bọn Merc có tác dụng đổ đèo ko? Vì em thấy ko chủ động ga lên thì xe vẫn giữ nguyên tốc độ, đấy là với dốc của phải và tải cũng vừa phải.
Còn số vô cấp thì có khóa được ở số thấp ko?
 

jafwm

Xe điện
Biển số
OF-106752
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
2,620
Động cơ
420,431 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Hà nội
Nhà cháu chưa chạy xe AT đi đèo dốc bao giờ vào hóng kinh No!
Trải nghiệm “phê” nhứt là chạy i10 ba máy, chở full 4 người nhớn (cả lái là 5) chạy HN - Sơn La, tầm 215 thì QL6 đường chưa ngon mấy!
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,230
Động cơ
553,474 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Nhà Cháu cũng từng gặp mù khi qua đèo Thung Khe, tầm nhìn không nổi 10m.
Kinh nghiệm là bật đèn cos, đèn Hazard và bám vào vạch trắng phân chiều đường đi. Nếu không bám thì rất dễ xuống rãnh.
Đi đèo thì nhà Cháu thấy cứ từ tốn mà đi, không được phép vội. Chỉ khi tầm nhìn tốt, đảm bảo an toàn thì mới cắt, mở cua để người trong xe đỡ say.
 

hongbinh

Xe buýt
Biển số
OF-502195
Ngày cấp bằng
1/4/17
Số km
617
Động cơ
307,280 Mã lực
nói thật là e cũng lx xe lên núi 5-7 lần rùi, đọc kn lx đèo đôc của cụ thấy nó chung chung, ko thực tế lắm
 

alongcamepolly

Xe lăn
Biển số
OF-24452
Ngày cấp bằng
19/11/08
Số km
11,602
Động cơ
20,583 Mã lực
Nơi ở
mọi nơi có thể
Công nhận đi đèo dốc lái xe cẩn thận và căng thẳng hơn đường khác nhiều ạ :P
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top