[Funland] Chiến tranh thế giới thứ II với những mẫu chuyện copy, paste thú vị

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hitler đã “sập bẫy” Stalingrad như thế nào?

Cách đây 70 năm, Hồng quân Liên Xô đã mở chiến dịch tấn công, bao vây, tiêu diệt đại quân Đức ở Stalingrad, làm xoay chuyển cục diện trong Chiến tranh thế giới thứ 2.





Trận Stalingrad bắt đầu từ ngày 17/7/1942 đến ngày 2/2/1943, kéo dài 200 ngày đêm là trận đánh qui mô nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Trong chiến dịch này đã có gần một triệu chiến sĩ Hồng quân bị thương vong và quân đội của khối phátxít mất ở Stalingrad ¼ lực lượng triển khai trên mặt trận Xô-Đức.

Những toan tính chiến lược

Việc chiếm được thành phố Stalingrad có tầm quan trọng rất lớn đối với Hitler và cả Mussolini vì hai lý do chính.

Thứ nhất, đây là một thành phố công nghiệp lớn nằm trên sông Volga - con đường giao thông vận tải mang tầm quan trọng chiến lược nối liền Biển Caspi và miền Bắc nước Nga. Vì vậy việc để mất Stalingrad vào tay phát xít Đức sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận chuyển hàng hóa đến phía Bắc của đất nước.

Thứ hai, việc đánh chiếm Stalingrad sẽ củng cố sườn phía Đông của quân Đức vốn đang tiến nhanh về vựa dầu tại vùng Kavkaz với mục tiêu cắt đứt nguồn cung ứng dầu hỏa cho Hồng quân Liên Xô. Thêm nữa, thành phố này mang tên Stalin, việc đánh chiếm thành phố này cũng sẽ là một thắng lợi quan trọng về mặt tinh thần.

Trái với Hitler, vốn cho rằng việc đánh chiếm được Stalingrad có ý nghĩa biểu tượng và đánh gục tinh thần của Hồng quân Liên Xô, Stalin tỏ ra thực dụng hơn nhiều.

Ngày 12/9/1942, khi Hitler ra lệnh cho Tư lệnh Tập đoàn quân số 6 của tướng Friedrich Paulus đánh chiếm Stalingrad bằng mọi giá, Đại nguyên soái Stalin tiếp hai vị tướng Zhukov und Vassilevsky, Tổng tham mưu trưởng quân đội. Lúc đầu, cuộc họp này bàn về cách ngăn chặn đà tiến của quân Đức, với các cuộc phản công nhỏ không mấy thành công mà còn bị tiêu hao nhiều sinh lực. Sau đó, Stalin yêu cầu hai viên tướng đề xuất “giải pháp khác” và cho họ một ngày để suy nghĩ.

Sau khi suy nghĩ riêng rẽ, hai vị tướng đều đi đến kết luận “phải thay đổi triệt để cục diện chiến lược ở miền Nam nước Nga”, tấn công quân đội Rumani khá yếu đang bảo vệ sườn của Tập đoàn quân số 6 của Đức, bằng lực lượng xe tăng. Đồng thời, bao vây và tiêu diệt toàn bộ lực lượng Đức đã đột nhập vào khu vực Kavkaz.

Đại nguyên soái Stalin hứa sẽ cung cấp các sư đoàn cần thiết cũng như xe tăng, trọng pháo. Đồng thời, ông yêu cầu hai vị tướng “giữ bí mật tuyệt đối quyết định chiến lược” tiến hành chiến dịch “Sao Thiên vương”.

Trong khi quân Đức giành giật từng ngôi nhà góc phố với các chiến sĩ Hồng quân cảm tử ở Stalingrad, các vị tướng lĩnh hàng đầu của Đại nguyên soái Stalin đã chuẩn bị sẵn một cuộc phản công có tính chất quyết định và Hitler đã đâm đầu…vào bẫy.

Dùng cả một tập đoàn quân là mồi nhử

Chiến dịch tấn công Stalingrad của phát xít Đức tiến triển nhanh vào giai đoạn nửa sau năm 1942 dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của không quân. Những trận oanh tạc của Không quân Đức đã biến phần lớn thành phố Stalingrad thành đống đổ nát. Tuy nhiên quân đội phát xít Đức nhanh chóng bị sa lầy trong những trận đánh đẫm máu trên đường phố và trong từng căn nhà. Mặc dù đã kiểm soát 90% thành phố, nhưng quân Đức đã hoàn toàn thất bại trong việc triệt tiêu những ổ đề kháng cuối cùng của Hồng quân Liên Xô vốn bám trụ một cách vững chắc và kiên cường bên bờ Tây sông Volga, trong khi thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông nước Nga đang đến gần.

Trước sức kháng cự kiên cường của Hồng quân, quân Đức đã chịu những thiệt hại rất nặng nề khi tiến sâu vào nội đô Stalingrad. Tập đoàn quân 62 của Trung tướng V. I. Chuikov đã bám trụ trong thành phố bảo vệ từng thước đất thực sự theo đúng khẩu hiệu “không lùi một bước”. Đến ngày 12/9/1942, Tập đoàn quân số 62 chỉ còn 90 xe tăng, 700 pháo cối và 2 vạn binh sĩ.

Tư lệnh Tập đoàn quân 62 đã nhiều lần xin rút quân sang bên kia bờ sông Volga để thoát khỏi “địa ngục Stalingrad”. Nhưng Đại nguyên soái Stalin đã không chấp thuận và tướng Chuikov đã chỉ huy quân sĩ tử thủ, đôi khi chỉ cách quân Đức có 100m. Trong thế trận cài răng lược ở Stalingrad, ưu thế về máy bay trọng pháo của quân Đức đã mất tác dụng.

Trong cuốn hồi ký “Nhớ lại và suy ngẫm” của mình, Nguyên soái Zhukov
tiết lộ rằng Tập đoàn quân 62 chính là “mồi nhử” đại quân Đức kéo đến
Stalingrad. Ảnh 24warez.ru. Trong khi đó, Đại tướng Zhukov cần có thời gian ít nhất là 45 ngày để chuẩn bị cho chiến dịch “Sao Thiên vương”. Chính vì vậy mà ông đã bác bỏ yêu cầu tăng viện cho Tập đoàn quân 62 của tướng Chuikov đang tử thủ ở Stalingrad. Sau này, trong cuốn hồi ký “Nhớ lại và suy ngẫm” của mình, Nguyên soái Zhukov tiết lộ rằng Tập đoàn quân 62 chính là “mồi nhử” đại quân Đức kéo đến Stalingrad.

Âm thầm chuẩn bị phản công

Chiến dịch phản công mang tên “Uranus” (Sao Thiên vương) đã được chuẩn bị kỹ càng trong vòng hai tháng. Trong điều kiện bí mật cao độ, các đơn vị từ Tây Siberia được điều động về mặt trận Stalingrad, tạo thành lực lượng tấn công hùng mạnh.

Khi đó, ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô cũng chạy hết công suất. Chỉ riêng 6 tháng cuối năm 1942, Liên Xô đã sản xuất được 13.000 xe tăng, trong khi phía Đức chỉ sản xuất được 6.000 xe tăng.

Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn ngủi, Hồng quân Liên Xô đã tập trung được hơn 1 triệu quân, 14.000 trọng pháo, 1.000 xe tăng và 1.350 máy bay chiến đấu để tiến hành chiến dịch “Sao Thiên vương”. Đây là một đạo quân tinh nhuệ được huấn luyện kỹ càng và thậm chí các phi công còn được tập luyện thuần thục các phương án tấn công mục tiêu trong đêm.

Thành tích lớn nhất của các nhà hoạch định chiến lược Liên Xô thời đó là âm thầm vận chuyển bộ máy chiến tranh khổng lồ nói trên ra mặt trận. Các cuộc chuyển quân đều được thực hiện trong đêm và mệnh lệnh được các liên lạc viên truyền trực tiếp, chứ không qua máy vô tuyến điện. Đồng thời, Hồng quân cũng tăng cường hoạt động ở các mặt trận khác nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của Bộ chỉ huy quân đội Đức.

Chiến dịch Sao Thiên vương

Ngày 19/11/1942, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch Sao Thiên Vương, một đợt tấn công vu hồi gồm hai gọng kìm đánh vào cạnh sườn của Tập đoàn quân Đức số 6 ở Stalingrad. Đòn tấn công này đã hoàn toàn thay đổi cục diện của trận đánh: cạnh sườn yếu kém của quân Đức nhanh chóng sụp đổ tan tành và 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 bị bao vây trong nội đô Stalingrad. Đầu tháng 2 năm 1943, sức kháng cự của khối quân này hoàn toàn bị dập tắt, và Tập đoàn quân số 6 bị tiêu diệt hoàn toàn vào ngày 2/2/1943.

Trong hồi ký “Nhớ lại và suy ngẫm”, Nguyên soái G.K.Zhukov đưa ra con số tổn thất của quân Đức trong cả Mặt trận Volga (bao gồm Stalingrad và phụ cận) là gần 1,5 triệu người, khoảng 3.500 xe tăng và pháo tự hành, 12.000 khẩu đại bác và cối, gần 3.000 máy bay, một số lớn khí tài quân sự.

Về việc cả một tập đoàn quân chủ lực như Tập đoàn quân số 6 bị bắt và tiêu diệt ở Stalingrad, Hitler và Bộ chỉ huy quân đội Đức đã bị bất ngờ. Trước đó, phía Đức vẫn cho rằng Hồng quân không còn khả năng phản công. Theo phân tích của tình báo Đức, tất cả các lực lượng dự bị chiến lược của Hồng quân đã bị đánh tan tác trong các cuộc tấn công của quân Đức trong năm 1942.

Do quá chủ quan khinh địch, hồi tháng 9/1942, Hitler đã cách chức lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức của Đại tướng Franz Halder, sau khi viên tướng này ra sức cảnh báo hiểm họa ngày càng gia tăng dọc theo hai bên sườn vốn được dàn ra quá rộng của Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn xe tăng 4.

Đại thắng Stalingrad được xem là bước ngoặt quyết định về chính trị, quân sự và tâm lý của Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là lần đầu tiên quân phát xít Đức “bách chiến, bách thắng” bị đánh bại trong một trận đánh tiêu diệt lớn, với gần 1/4 quân số toàn chiến trường Xô-Đức bị tiêu diệt. Tổn thất về lực lượng và phương tiện chiến tranh đó đã làm rung chuyển tận gốc cỗ máy chiến tranh của nước Đức.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Sự thật bất ngờ về “chữ thập ngoặc” chết chóc của Hitler


Biểu tượng chữ Vạn hay “chữ thập ngoặc” - một biểu tượng hình chữ thập với bốn đầu mút gập vuông góc về cùng một hướng - được người phương Tây gọi chung là Swastika. Tại sao Hitler lại sử dụng Swastika làm biểu tượng cho Đức Quốc Xã, điều này có một căn nguyên lịch sử sâu xa.


Trên thực tế, Swastika là một trong những biểu tượng cổ xưa nhất mà loài người đã sử dụng. Nó đã được phát hiện trên những di chỉ khảo cổ có độ tuổi trên 3.000 năm tại các vùng Lưỡng Hà, Ấn Hằng… Swastika xuất hiện ở hầu khắp các lục địa Á, Âu, Mỹ, được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau.


Tên gọi phổ biến, Swastika, bắt nguồn từ chữ svastika (đọc là suastika) trong tiếng Sanscrit – ngôn ngữ cổ Ấn Độ. Trong tiếng Sanscrit, Swastika có nghĩa là một sự vật hay một sự việc tốt lành. Swastika của người Ấn Độ thường được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư.


Các công trình nghiên cứu vào cuối thế kỷ 19 của giới khảo cổ học phương Tây đã chỉ ra rằng, chủ nhân của biểu tượng Swastika là người Aryan - các cư dân cao lớn có nước da sáng màu sinh sống từ xa xưa trên vùng cao nguyên Iran ở Nam Á.


Hàng nghìn năm trước, người Aryan đã tỏa đi khắp nơi, một phần tràn vào Bắc Ấn Độ, một phần ở lại Iran, và một phần đã di cư sang Âu châu và lai tạp với cư dân bản địa cổ đại để dần dần trở thành người phương Tây ngày nay. Ngôn ngữ Aryan chính là thủy tổ của tiếng Sanscrit (tiếng Ấn Độ cổ) và ngôn ngữ của phần lớn các nước châu Âu hiện tại.


Việc khám phá ra ngôn ngữ Aryan vào những năm 1790 được coi là một trong những khám phá vĩ đại nhất của ngôn ngữ học. Người Âu châu thời đó đã sửng sốt khi biết rằng các dân tộc ở Âu châu có chung nguồn gốc ngôn ngữ với một xứ sở xa xôi là Bắc Ấn. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đặc biệt đến mối liên hệ giữa người Âu châu tiền sử với người Aryan cổ đại.


Huyền thoại về người Aryan đã làm nức lòng những người theo chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trong con mắt của họ, người Aryan đồng nghĩa với “chủng tộc Aryan”, một chủng tộc ưu tú hơn so với bất kỳ chủng tộc nào khác. Adolf Hitler chính là một kẻ cuồng nhiệt với niềm tin này.


Khi trở thành người lãnh đạo **** Quốc Xã, Hitler đã nâng lý thuyết về “chủng tộc Aryan” lên đến mức cực kỳ *********: “Chủng tộc Aryan là chủng tộc thượng đẳng có quyền thống trị thế giới”. Lý thuyết này dựa trên nền tảng của học thuyết Darwin - xã hội, một học thuyết chủ trương áp dụng nguyên lý đấu tranh sinh tồn của Darwin vào trong xã hội loài người.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Khi đã có tư tưởng rõ ràng, **** Quốc Xã chỉ còn thiếu một lá cờ với biểu tượng thích hợp. Và Swastika, hiện thân cho sự cao quý của người Aryan là một biểu tượng không thể thích hợp hơn.

Từ năm 1933, khi **** Quốc Xã thắng cử ở Đức, Hitler trở thành quốc trưởng của Đế Chế Thứ III, thì Swastika trở thành biểu tượng của cả nhà nước Quốc Xã và quân đội Quốc Xã.

Kể từ đó, Swastika bị coi là biểu tượng của quỷ dữ, gắn với những tội ác khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Sau Thế Chiến II, Swastika trở thành biểu tượng bị cấm tại rất nhiều nước Âu châu.

Ngày nay, có nhiều người thắc mắc về hình thức giống nhau giữa chữ Vạn của Phật giáo với chữ “thập ngoặc” tội lỗi của Đức Quốc Xã. Trên phương diện lịch sử, cả hai biểu tượng này đều có nguồn gốc từ Swastika của người Aryan.

Từ người Aryan, Swastika đã thâm nhập vào cộng đồng Hindu giáo ở Ấn Độ như một tượng trưng về sự vĩnh hằng của hoàn vũ. Đạo Phật đã thừa hưởng Swastika và coi đây là biểu tượng của Phật tính. Chữ Vạn mà người Việt thường dùng là một cách gọi đã được Hán hóa của biểu tượng này.

Có thể nói, dù cùng một cội nguồn lịch sử nhưng chữ Vạn của đạo Phật và chữ “thập ngoặc” của Đức Quốc Xã không có bất kỳ một liên hệ nào về ý nghĩa tinh thần.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vụ ám sát tay chân độc ác nhất của Hitler (1)



Reinhard Heydrich là tên tay chân mà Hitler chỉ dùng trong những sứ mệnh nhạy cảm và khó khăn nhất.

Dấu vết của Heydrich lưu lại trên mọi khoảnh khắc quan trọng nhất của Đế chế thứ Ba. Với những tội ác tày trời, hắn luôn nằm trong tầm ngắm của quân đồng minh. Và một kế hoạch ám sát Heydrich được lập ra, do hai lính biệt kích người Séc thực thi.
Kỳ 1: Tên đồ tể của Praha
Với vóc người cao lớn, mái tóc vàng và cặp mắt xanh cùng với tính cách lạnh lùng và tàn nhẫn, Heydrich trông giống như một bức tranh biếm họa về một tên trùm phát xít khét tiếng. Một nhà viết sử sau này gọi hắn là “tay chân độc ác nhất của Hitler”, “tên đồ tể của Praha”, còn Heinrich Himmler, tên chỉ huy lừng danh lực lượng vũ trang SS của phát xít Đức, coi hắn là “một mẫu người luôn bị cạnh tranh nhưng có lẽ không ai địch nổi”.
Heydrich.
Sinh năm 1904 ở gần thành phố Leipzig, Reinhard Tristan Eugen Heydrich là con trai của một nhà soạn nhạc kiêm ca sĩ opera hạng hai của Đức. Hồi còn trẻ, Heydrich là một nghệ sĩ violon tài năng đồng thời là một vận động viên điền kinh đã từng tham gia nhiều cuộc thi bơi lội và chạy vượt rào. Năm 1922, Heydrich gia nhập lực lượng hải quân Đức và leo được đến quân hàm thiếu úy trước khi bị đuổi khỏi quân đội do vướng vào một vụ xìcăngđan tình ái. Năm 1931, Heinrich Himmler, lúc đó là Trưởng phòng phản gián của lực lượng SS, đã quyết định chiêu nạp Heydrich. Bởi tổ chức SS đang trở nên ngày một quan trọng nên vai trò của Heydrich trong **** phátxít cũng ngày một tăng. Hắn trở thành cánh tay phải của Himmler, giúp hắn và **** này trong cuộc tranh giành quyền lực. Năm 1934, Heydrich được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng Gestapo, lực lượng cảnh sát mật đáng sợ nhất của SS.
Tính cách ngạo mạn và thích thể hiện của viên sĩ quan SS hóa ra lại là tật xấu nguy hiểm. Himmler đã không ngần ngại gán cho thuộc cấp cứng đầu của hắn cái tên “Thành Cát Tư Hãn”. Khoác lên mình vẻ bề ngoài của một người đàn ông tận tụy với gia đình, Heydrich cũng là kẻ thích quan hệ tình ái lăng nhăng và thường xuyên lôi đám thuộc cấp đến những bữa chè chén say sưa ở khu vực đèn đỏ của Béclin.
Báo chí Séc đưa tin về việc bổ nhiệm Heydrich.
Bất chấp mọi thói hư tật xấu, Heydrich sở hữu yếu tố mà sẽ giúp hắn tiến xa ở nước Đức phát xít. Hắn là kẻ được Hitler yêu quý nhất và, giống như ông chủ của hắn, biết cách sai khiến những kẻ xung quanh. “Heydrich có trí nhớ cực kỳ chính xác về những điểm yếu trong tính cách, con người, công việc và chính trị của những người khác”, người bạn thân của hắn, Walter Schellenberg, đã viết như vậy sau cái chết của hắn. “Hắn như một con sói trong một bầy sói hung ác, luôn tỏ ra là kẻ mạnh nhất và nắm quyền cai quản cả bầy”.
Quả thật, Heydrich là người mà giới lãnh đạo của nước Đức phát xít chỉ dùng trong những sứ mệnh nhạy cảm và khó khăn nhất. Dấu tay của hắn lưu lại trên mọi khoảnh khắc quan trọng nhất của Đế chế thứ Ba. Năm 1934, để chuẩn bị cho kế hoạch thanh trừng những kẻ dám đối đầu với Hitler, Heydrich - lúc đó đứng đầu lực lượng cảnh sát mật (Gestapo) - lập ra một danh sách những kẻ đối đầu với SS trong **** phátxít cần phải bắt giữ và thủ tiêu. Hắn hỗ trợ tiến hành các chiến dịch tiêu diệt người Do Thái trong cả nước diễn ra vào một đêm năm 1938. Năm 1939, hắn là công trình sư của trận tấn công vào một đài phát thanh của Đức ở gần biên giới với Ba Lan nhằm tạo cớ xâm lược Ba Lan.
Hai năm sau, ở tuổi 37, Heydrich được giao trọng trách là người bảo hộ của Bohemia và Moravia, một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của Đế chế thứ Ba. Được phong là người bảo hộ của Bohemia và Moravia - một khu vực gần bằng Cộng hòa Séc ngày nay - là một bước tiến quan trọng đối với Heydrich. Đặt dưới quyền kiểm soát của Đức kể từ năm 1939, khu vực này là nơi cung cấp nguồn than đá chủ yếu cho cuộc chiến tranh đồng thời là một trong những trung tâm sản xuất vũ khí hàng đầu ở châu Âu.
Không lâu sau, hắn trở lại Béclin để giải quyết một số công việc còn dang dở. Ngày 20/1/1942, hắn được chính thức vinh danh là tay chân thân tín nhất của Hitler tại một biệt thự sang trọng ở Wannsee, một vùng ngoại ô trù phú của thành phố Béclin. Trong một cuộc họp dài diễn ra vào buổi sáng, hắn chủ trì một nhóm quan chức cấp cao để tìm ra một giải pháp cuối cho “vấn đề người Do Thái” của Đế chế.
Kế hoạch trừ khử Heydich được phôi thai ở Luân Đôn (Anh). Một nhóm lính biệt kích người Séc được tuyển chọn và đưa đi huấn luyện tại các trại huấn luyện bí mật ở miền quê nước Anh.
Năm 1939, Edvard Benes - Tổng thống Séc và Xlôvakia trước thời nước này trở thành nước bị bảo hộ - thành lập một chính phủ lưu vong ở Luân Đôn. Trong một diễn biến kỳ lạ của luật quốc tế, Hiệp định Munich được ký bởi các nước Italia, Anh, Pháp và Đức vẫn còn có hiệu lực: Nếu Đức thua trong cuộc chiến tranh này, mọi thứ sẽ quay trở lại đường biên giới thời kỳ hậu Hiệp định Munich và nước này sẽ giữ lại gần 5 triệu người và 6.177 km2 của Séc và Xlôvakia.
Tổng thống Benes quyết tâm ngăn chặn điều này. Nhưng để phá bỏ hiệp định, ông phải chứng tỏ cho các nước đồng minh thấy rằng người dân Séc đang đóng góp cho cuộc chiến chống lại phát xít Đức. Bên cạnh việc tuyên truyền rộng rãi, Benes thường đề cập đến hàng nghìn quân nhân Séc đã chiến đấu ở Pháp trong suốt thời kỳ xâm lược và sau đó rút lui cùng với các lực lượng khác của quân đồng minh. Các phi công người Séc đã chiến đấu trong trận đánh của nước Anh, bắn rơi hàng chục máy bay Đức.
Phối hợp cùng với lực lượng tác chiến đặc biệt của Anh, Benes bắt đầu huấn luyện những quân nhân ưu tú nhất của quân đội Séc lưu vong để trở thành lính dù. Những người này sẽ được “ném” xuống lãnh thổ Séc đang bị chiếm đóng để hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy tại chỗ hoặc tiến hành các chiến dịch phá hoại.
Theo Báo Tin Tức
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vụ ám sát tay chân độc ác nhất của Hitler (2)

Vị tổng thống lưu vong Benes không thiếu những người tình nguyện thực hiện các sứ mệnh bí mật. Hai cái tên nổi bật nhất là Jan Kubis và Josef Gabcík.




Kỳ 2: Lên kế hoạch

Vị tổng thống lưu vong Benes không thiếu những người tình nguyện thực hiện các sứ mệnh bí mật. Hai cái tên nổi bật nhất trong số đó là Jan Kubis và Josef Gabcík. Cả hai đều đã từng chiến đấu ở Pháp khi họ gần 30 tuổi và tìm đường quay trở lại nước Anh khi Thế Chiến II bắt đầu. Kubis là một Trung sĩ. Anh luôn cảm thấy bị sỉ nhục bởi việc nước anh đầu hàng phát xít Đức. Anh được tặng thưởng Huân chương chiến tranh của Séc cho quãng thời gian tham chiến ở Pháp. Vị trí cuối cùng của Gabcík trước khi Đức xâm lược là ở trong một kho hóa chất quân sự. Tại các căn cứ huấn luyện bí mật ở Anh, Kubis và Gabcík luyện tập cách sử dụng thuốc nổ và nhảy dù.
Các nhà lãnh đạo Séc đưa ra quyết định trừ khử Heydrich: (từ trái qua phải) Đại tá Frantisek Moravec, Tướng Sergej Ingr, Edvard Benes và Rudolf Viest.
Khi tình hình ở khu vực bảo hộ trở nên xấu đi vào mùa thu năm 1941, Himmler và Hitler quyết định cử Heydrich đến để lập lại trật tự. Nhiệm vụ của hắn rất rõ ràng. “Chúng ta sẽ Đức hóa những con sâu bọ Séc”, hắn nói với các thuộc cấp sau khi đặt chân đến Praha. Trong thâm tâm, viên sĩ quan SS này cho rằng, đây là cơ hội để thoát khỏi cái bóng của Himmler và phát triển con đường công danh sự nghiệp của hắn.
Kinh nghiệm chỉ huy lực lượng cảnh sát mật của Heydrich giúp ích nhiều cho hắn khi đàn áp lực lượng chống đối người Séc. Hắn biến khu vực bảo hộ thành một vương quốc của lực lượng SS, bổ nhiệm các sĩ quan SS thân cận vào các vị trí quan trọng trong chính quyền. Trong thời gian Heydrich nắm quyền, Gestapo thu giữ các thiết bị liên lạc do các đội biệt kích dù mang vào cho các thành viên của lực lượng kháng chiến và xử tử hàng nghìn trí thức cũng như những người bị nghi ngờ là hội viên của các phong trào bí mật.
Lệnh tử hình Heydrich.
Người Do Thái ở Séc bị dồn vào các khu riêng, bước đi đầu tiên để đến với các buồng hơi ngạt. Không khí sợ hãi bao trùm khắp nơi. “Thật là kinh khủng khi mỗi người hoạt động chính trị lại có một điệp viên Gestapo theo sát”, một lính dù đã viết như vậy trong một bức điện gửi về Luân Đôn không lâu sau khi được “ném” xuống vùng đất này.
Những chiến thuật mà Heydrich áp dụng ở Séc rất tinh vi và hiệu quả. Không giống như người Ba Lan, người Séc bị chia rẽ trong thái độ đối với phát xít Đức kể từ trước khi chiến tranh bắt đầu. Nhiều người trong số họ ủng hộ tư tưởng phát xít.
Trong khi đàn áp tàn nhẫn lực lượng kháng chiến, người Do Thái và các nhà trí thức, Heydrich lại cho tăng khẩu phần ăn và tiền lương cho công nhân, giảm giờ làm và siết chặt quản lý thị trường chợ đen. “Tôi có cảm nhận rằng mọi công nhân Séc đều làm việc hết mình để phục vụ cho cuộc chiến tranh của nước Đức”, hắn nói với các thuộc cấp không lâu sau khi đến Praha. “Nói thẳng ra, để có được như vậy là phải cho họ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ”.
Chiến thuật của Heydrich sớm đưa tình hình ở Praha trở lại ổn định hoàn toàn, đưa hoạt động sản xuất ở Séc trở lại quỹ đạo và khiến hắn trở thành một nhân vật nổi tiếng ở Béclin. “Heydrich chơi trò mèo vờn chuột với người Séc và họ nuốt vào bụng bất kỳ thứ gì mà hắn đặt trước mặt họ”, Bộ trưởng Truyền thông của Hitler, Josef Goebbels, đã viết như vậy trong cuốn nhật ký hồi tháng 2/1942. “Kết quả là khu vực bảo hộ này hiện đang được tin tưởng nhất, trái ngược hoàn toàn với các khu vực bị chiếm đóng hoặc sáp nhập khác”.
Những thành công của Heydrich ở Praha đã thôi thúc Tổng thống Benes phải có hành động quyết liệt. Tháng 10/1941, một kế hoạch ám sát Heydrich được vạch ra mang mật danh chiến dịch Anthropoid.
Nhà lãnh đạo lưu vong này cảm nhận được áp lực rất lớn; chiều hướng của cuộc chiến tranh đang thay đổi. Tháng 12 năm đó, với việc quân Đức bị sa lầy ở Liên Xô và Mỹ bắt đầu tham chiến sau trận Trân Châu Cảng, ông bắt đầu lo sợ rằng không chỉ Hiệp định Munich sẽ tiếp tục được thực hiện mà còn có khả năng có một thỏa thuận hòa bình giữa phát xít Đức và các nước đồng minh mà ở đó họ sẽ hy sinh người Séc.
Trong khi Benes hy vọng vụ ám sát sẽ khích lệ một cuộc nổi dậy của người dân Séc và điều đó như một lời tái khẳng định với các nhà lãnh đạo của các nước đồng minh, có thể ông còn có một động cơ khác: Các cuộc trả thù chắc chắn sẽ xảy ra có thể khiến người dân Séc cảm thấy tức giận và thôi thúc họ hành động. “Trong tình hình này”, ông chỉ thị cho lực lượng kháng chiến trong nước, “một minh chứng cho sức mạnh của đất nước chúng ta - một cuộc nổi dậy, hành động công khai, tiến hành các vụ phá hoại và biểu tình - có thể là điều cần thiết… cho dù nó có phải trả giá bằng nhiều sinh mạng”.
Kubis và Gabcík nhảy dù xuống vùng đất bị chiếm đóng trong lúc tình hình đang hết sức căng thẳng. Chiếc máy bay ném bom Halifax làm nhiệm vụ chuyên chở họ bị lạc đường do tuyết rơi phủ trắng xóa mặt đất và họ nhảy dù xuống một nơi cách vị trí đã định gần 80 km. Tuy vậy, họ vẫn bắt liên lạc được với các nhóm kháng chiến địa phương và được bí mật đưa vào thủ đô. Họ nhanh chóng bắt tay vào công tác chuẩn bị cho trận đánh.
Những người Séc làm việc trong lâu đài Praha, nơi đặt trụ sở của chính quyền phát xít, cung cấp cho hai người tin tức tình báo về công tác đảm bảo an ninh và lịch trình đi lại của Heydrich. Họ nhanh chóng loại bỏ lâu đài được canh gác nghiêm ngặt là nơi diễn ra vụ ám sát. Dinh thự của Heydrich, một biệt thự lớn thu giữ của một doanh nhân Do Thái giàu có cũng là địa điểm quá khó khăn để họ ra tay.
Nhưng Heydrich phải di chuyển từ nơi ở đến trụ sở làm việc và tên trùm phát xít quá tự tin này hàng ngày đi lại trên cùng một tuyến đường ngoằn ngoèo chạy dài từ các quả đồi bên ngoài Praha để vào trung tâm thành phố mà không có lực lượng hộ tống. Kubis và Gabcík dành nhiều tuần quan sát hắn đi lại và cuối cùng lựa chọn một khúc ngoặt hình chữ chi trên một sườn đồi dốc nằm cách dinh thự của hắn vài km.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vụ ám sát tay chân độc ác nhất của Hitler (3)



Vài tuần sau đó, trong lực lượng kháng chiến ở Séc xuất hiện tin đồn về sứ mệnh bí mật mà Gabcík và Kubis đang thực hiện.

Kỳ 3: Ra tay
Hai người bọn họ rõ ràng đang chuẩn bị cho một kế hoạch lớn nào đó nhưng họ từ chối tiết lộ cho các chỉ huy lực lượng kháng chiến.
Dây cháy chậm do Anh sản xuất dùng trong vụ ám sát.
Cuối cùng, một bức điện hỏi thẳng vấn đề này được chuyển đến Benes ở Luân Đôn. “Căn cứ vào những gì mà Ota và Zdenek (bí danh của Kubis và Gabcík) đang chuẩn bị, bất chấp sự im lặng của họ, chúng tôi đoán rằng họ đang chuẩn bị ám sát H”, giới lãnh đạo kháng chiến gửi điện để lục vấn. “Vụ ám sát này sẽ không giúp gì cho quân đồng minh và sẽ mang lại những hậu quả thảm khốc cho đất nước chúng ta”.
Benes không đếm xỉa gì đến lời cảnh báo, và Gestapo đã bắt được bức điện đó vào hôm 12/5. Heydrich được khuyến cáo áp dụng thêm các biện pháp an ninh, chẳng hạn như bố trí một đội hộ tống đi cùng và lắp đặt thêm vỏ thép cho chiếc ô tô của hắn. Tuy nhiên, Heydrich không để tâm đến các lời khuyên này, khiến cho đám thuộc cấp cảm thấy tức giận. “Heydrich cho phép áp dụng các biện pháp an ninh chung nhưng từ chối có đội hộ tống riêng, với lý do rằng điều đó sẽ làm tổn hại đến uy tín của nước Đức”, viên chỉ huy Gestapo chịu trách nhiệm điều tra vụ ám sát sau này viết. “Thái độ kiêu ngạo và dáng vẻ cao lớn bề ngoài có lẽ đã khiến hắn có thái độ như vậy. Hắn chắc chắn cho rằng người Séc sẽ không dám động đến một sợi lông chân của hắn”.
Quả lựu đạn còn thừa trong vụ phục kích Heydrich.
Sáng thứ ba ngày 26/5/1942, Heydrich ở trong tâm trạng hết sức thoải mái. Hắn sắp bay về diện kiến Hitler vào cuối ngày hôm đó, hy vọng vận động để được thăng cấp. Đêm trước hôm đó, hắn chơi lại một vài bản nhạc do cha hắn sáng tác, thậm chí tự viết một vài nốt nhạc. Hắn dành buổi sáng nhàn rỗi đó để ăn sáng và dạo chơi trong các khu vườn của tòa lâu đài cùng với ba đứa con và người vợ lúc này đang mang thai đứa con thứ tư. Sau cùng, hắn nhét vào cặp một số tài liệu cần thiết cho cuộc gặp mặt với Hitler và leo lên chiếc xe Mercedes mui trần màu xanh đậm.
Cách đó vài km, đội ám sát đã ém sẵn vào vị trí đã chọn. Họ đi xe đạp đến một điểm dừng tàu điện trên sườn đồi. Vũ khí của họ được giấu trong những chiếc cặp kẹp ở ghi đông. Để ngụy trang khẩu súng Sten, Gabcík mặc một chiếc áo mưa, cho dù thời tiết hôm đó khá ấm áp và bầu trời không có một bóng mây. Nhân vật thứ ba, một trong hàng chục lính dù đang hoạt động ở Praha, được tuyển mộ làm người canh chừng và đánh tín hiệu khi thấy Heydrich xuất hiện.
Lúc 10 giờ 32, họ nhận được tín hiệu và chiếc xe của Heydrich lên đến đỉnh đồi ngay lúc một chiếc xe điện chở đầy hành khách đang chạy đến phía sau. Kubis và Gabcík lên đạn trong sự hồi hộp lên đến cực điểm. Khi chiếc xe hơi giảm tốc độ để vào khúc cua gấp, Gabcík nhảy xuống đường và chĩa khẩu súng vào Heydrich. Nhưng khi anh bóp cò, khẩu Sten bị hóc đạn. Do quá tức giận, Heydrich đã phạm phải một sai lầm chết người. Thay vì ra lệnh cho tài xế nhấn ga và tăng tốc thoát khỏi khu vực bị phục kích, viên chỉ huy lực lượng SS dừng xe, đứng bật dậy và rút khẩu súng đeo bên sườn để chiến đấu với sát thủ mà hắn nghĩ chỉ đi một mình.
Lúc đó, Kubis chạy ra khỏi chỗ nấp ở bên kia đường và ném một trong những quả lựu đạn được chế tạo đặc biệt vào chiếc ô tô. Điều không may lại xảy đến với họ: Thay vì rơi vào trong chiếc xe mui trần, quả lựu đạn chạm phải sườn bên của chiếc Mercedes, ngay trước bánh sau. Một tiếng nổ vang lên khiến chiếc xe bị hư hỏng nặng và một mảnh lựu đạn văng vào mặt Kubis. Heydrich và tài xế của hắn sững sờ, nhảy ra khỏi xe, chia nhau ra đuổi theo những người lính biệt kích đang tìm đường chạy trốn.
Kubis lao vào đám đông đang đứng ở điểm dừng tàu điện, chĩa khẩu côn tự động 38 mm rồi bóp cò để giải tán đám người đứng quanh đó. Viên tài xế của Heydrich, một tên sĩ quan SS to lớn nhưng vụng về tên là Johannes Klein, đuổi theo nhưng khẩu súng của hắn bị hóc đạn. Mặt bị nhòe nhoẹt máu, Kubis cố gắng leo lên chiếc xe đạp và lao xuống dưới chân đồi, khiến Klein không thể đuổi kịp.
Gabcík không được may mắn như thế. Khi đám khói bụi đã tan, anh trông thấy trước mặt bóng dáng đáng sợ của tên sỹ quan bảo vệ Heydrich. Hắn đang lao về phía anh, khẩu súng tự động cỡ nòng 7,65 mm chĩa thẳng vào anh. Gabcík buông khẩu súng tiểu liên bị hỏng xuống đất, rút khẩu súng ngắn của anh và nấp sau một cái cột. Heydrich nấp sau chiếc xe điện lúc này đã dừng hẳn và bắt đầu bắn về phía Gabcík, nhưng đột nhiên hắn gập người đau đớn do hứng trọn quả lựu đạn của Kubis. Một mảnh kim loại văng ra từ vụ nổ đã xuyên qua ghế sau của chiếc xe hơi không được bọc thép và găm trúng vào lưng Heydrich. Cố nén đau, hắn loạng choạng quay trở lại chiếc xe Mercedes và đổ gục xuống, tạo cơ hội cho Gabcík trốn thoát.
Khi chạy lại, Klein thấy Heydrich đang nằm xoài người trên nắp capô của chiếc ô tô, máu túa ra, thấm qua bộ quân phục. “Tóm cổ những con chó hoang đó lại”, Heydrich ra lệnh cho viên sĩ quan SS. Klein - súng của hắn lúc này vẫn còn bị hóc đạn - tìm cách dồn Gabcík vào một cửa hàng bán thịt. Nhưng người lính biệt kích người Séc bắn trúng vào chân của hắn ta và biến mất qua một lối mòn ven đường.
Trong khi đó, những người dân ở điểm dừng xe điện vẫy một chiếc xe tải chạy ngang qua đang chở đầy chất đánh bóng mặt sàn và khiêng tên sĩ quan SS lên thùng sau. Chiếc xe tải lao đến bệnh viện gần nhất, nơi một cuộc kiểm tra X-quang cho thấy toàn bộ tình trạng vết thương của Heydrich. Mảnh lựu đạn đã xé nát xương sườn số 11 của Heydrich, đâm thủng dạ dày và kéo theo một số sợi dây thép và lông ngựa từ nệm ghế xe vào lá lách của hắn.
Chưa đầy hai tiếng sau, tin xấu này được thông báo đến Hitler. Phản ứng đầu tiên của hắn là ra lệnh tiến hành các cuộc trả thù dã man. Hàng nghìn dân thường Séc bị bắt giữ và bất kỳ tù nhân chính trị nào đang bị giam giữ - kể cả những nhân vật chính trị nổi tiếng như thủ tướng - đều bị đem ra bắn. Để giúp tìm ra thủ phạm của vụ ám sát, một phần thưởng trị giá một triệu mác Đức được đưa ra, kèm theo tuyên bố sẽ xử tử bất kỳ kẻ nào cùng toàn bộ gia đình họ nếu bị phát hiện giúp đỡ những kẻ ám sát.
Phản ứng thái quá của tên quốc trưởng một phần là do giận dữ, một phần là do thần kinh bị kích động. Trận phục kích Heydrich là vụ ám sát đầu tiên nhằm vào một quan chức cao cấp của chính quyền phát xít Đức. Là những kẻ đi xâm chiếm châu Âu, người Đức là mục tiêu tấn công hàng đầu. Như Goebbels nhận xét vài ngày sau một một cuộc họp với Hitler, “Quốc trưởng tiên liệu về khả năng các vụ ám sát sẽ gia tăng nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp mạnh và tàn nhẫn”.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vụ ám sát tay chân độc ác nhất của Hitler (4)

Cái chết của Heydrich được coi như một thảm kịch quốc gia. Thi thể của hắn được quàn tại lâu đài Praha trong hai ngày.



Người dân Séc đã phải trả một cái giá đắt cho vụ ám sát Heydrich. Hành động này đã dẫn đến một cuộc trả thù hèn hạ của phát xít Đức, với hậu quả là hàng nghìn dân thường vô tội bị giết hại. Các nhà lịch sử hiện vẫn còn tranh cãi, vụ ám sát này có đáng hay không khi có tới hàng nghìn người dân bị tàn sát sau cái chết của tên đồ tể của Praha?

Khúc cua nơi diễn ra vụ ám sát Heydrich.
Những tên chỉ huy người Đức ở Praha lo sợ tại đây sẽ nổ ra một cuộc nổi dậy rộng khắp. Các bằng chứng thu được tại hiện trường vụ ám sát - bao gồm khẩu súng Sten, thuốc nổ, dây cháy chậm và vỏ đạn đều có nguồn gốc từ Anh - cho thấy một điều rõ ràng rằng, thủ phạm của vụ ám sát là những người lính biệt kích dù, được huấn luyện ở nước ngoài, chứ không phải lực lượng của phong trào kháng chiến trong nước. Bay đến sở chỉ huy của Hitler ở Đông Phổ, cấp phó của Heydrich, Karl Hermann Frank, đề xuất một biện pháp được tính toán kỹ lưỡng hơn, đó là tuyên truyền phản đối chính phủ Séc lưu vong và tiến hành các cuộc lục soát bất ngờ ở Praha.
Trong lúc đó, Heydrich đang nằm trong bệnh viện, bao quanh là lính gác và cả bác sĩ riêng của Himmler cũng được cử đến. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy mảnh kim loại trong bụng hắn và cắt lá lách của hắn. Vài ngày sau, vết thương của Heydrich bị nhiễm trùng nặng. Ngày 2/6/1942, hắn bị bất tỉnh và sau đó hai ngày thì bỏ mạng.
Chiếc Mercedes mui trần của Heydrich bị hư hỏng nặng sau vụ tấn công.
Trong thâm tâm, Hitler rất tức giận Heydrich. “Những biểu hiện anh hùng như lái xe mui trần không được bọc thép hay đi dạo trên phố mà không có người bảo vệ rốt cục chỉ là sự ngu ngốc, chẳng xứng đáng là công dân của đất nước này” - Hitler cáu kỉnh quát lên. Cái chết của Heydrich được coi như một thảm kịch quốc gia. Thi thể của hắn được quàn tại lâu đài Praha trong hai ngày, xung quanh là một đội lính danh dự trước khi nó được đưa về Béclin để tổ chức quốc tang. Himmler đứng ra đọc điếu văn nêu bật công trạng của hắn, còn Hitler truy tặng cho Heydrich Huân chương vì nước Đức.
Khi Gestapo bắt đầu tiến hành truy lùng thủ phạm gây ra vụ ám sát Heydrich thì cũng chính là lúc đòn trả thù chính thức được giáng xuống người dân nơi đây. Như thường lệ, những người Do Thái là mục tiêu đầu tiên. Ngày 9/6, có tới 3.000 người Do Thái sinh sống ở khu Terezín bị đưa đến các trại tập trung ở Ba Lan trên những chuyến tàu đặc biệt với tội danh “ám sát Heydrich”.
Cáo thị về việc thưởng cho ai có công cung cấp thông tin về vụ ám sát Heydrich.
Chưa dừng lại ở đó, Hitler quyết định mạnh tay hơn nữa. Lidice, một ngôi làng nhỏ ở Bohemia, được lựa chọn để làm “vật tế thần”. Vào cái ngày đám tang của Heydrich được cử hành, ngôi làng này bị bao vây và toàn bộ đàn ông từ 15 tuổi trở lên bị gom lại và bắn theo từng loạt 10 người một. Công việc xử tử này kéo dài cả đêm và gần như cả ngày hôm sau. Những tên đao phủ được đưa đến từ thành phố quê hương của Heydrich ở Đức. Những người phụ nữ làng Lidice bị đẩy đến trại tập trung Ravensbrück, nơi mà đến khi chiến tranh kết thúc có 53 người đã bị chết. Một vài trong số 104 đứa trẻ của làng Lidice được trao cho các gia đình của những tên sĩ quan SS để được “nuôi dưỡng hợp lý”; 82 em bị nhiễm khí độc. Bọn lính SS sau đó phóng hỏa thành phố, phá hủy các ngôi nhà, trường học, nhà thờ, khai quật nghĩa trang thành phố và thậm chí nắn lại dòng của những con suối nhỏ chạy qua thành phố. Đến đầu tháng 7, những nơi làm “vật tế thần” xác xơ như không có sự sống.
Trong khi đó, những người lính tiến hành vụ ám sát Heydrich được một linh mục địa phương che giấu trong tầng hầm của nhà thờ theo giáo phái chính thống của Séc nằm cách dòng sông chỉ vài trăm mét. Ngoài ba người tham gia trực tiếp vào trận phục kích, bốn lính dù khác giúp họ lên kế hoạch trận đánh cũng lẩn trốn ở khu hầm mộ; một người tên là Karel Curda tìm cách thoát ra khỏi thành phố và ẩn nấp trong chuồng ngựa của gia đình anh ở vùng quê.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vụ ám sát tay chân độc ác nhất của Hitler (5)

Vài tuần trôi qua, những người lính biệt kích trốn trong nhà thờ rơi vào tình trạng tuyệt vọng, gần như bị hoảng loạn tinh thần.



Heydrich đã chết nhưng cá nhân họ cảm thấy có trách nhiệm trước những vụ trả thù ngày càng dã man nhằm vào những người dân thường vô tội. Bị biệt lập với thế giới bên ngoài, họ thậm chí đã tính đến khả năng tự vẫn trong một công viên sau khi đã treo các tấm biển dưới cổ nhận trách nhiệm gây ra vụ ám sát Heydrich.
Một đội cứu hỏa được gọi đến để làm ngập khu hầm mộ.
Nhưng rốt cục, số phận của họ lại được định đoạt bởi sự phản bội. Sau khi không phát hiện thấy manh mối nào của vụ án, ngày 13/6/1942, phát xít Đức tuyên bố lệnh ân xá cho bất kỳ người nào đứng ra cung cấp thông tin về danh tính của những kẻ tiến hành vụ ám sát, kèm theo một khoản tiền thưởng trị giá 1 triệu mác. Vài ngày sau, dưới áp lực của gia đình, Curda bắt tàu lên Praha và ra đầu thú. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, anh ta đã kể ra danh tính của những người lính dù và địa chỉ của một số cơ sở bí mật ở Praha.
Gestapo hành động ngay lập tức. Tại một trong các cơ sở bí mật, gia đình Moravec bị bắt giữ lúc 5 giờ sáng ngày 17/6. Maria Moravcova cố gắng nuốt một viên thuốc độc xyanua; con trai bà, Vlastimil, cùng chồng của bà bị bắt và tra tấn dã man. Vlastimil cắn răng chịu đựng gần hết một ngày. Cuối cùng, những kẻ tra khảo anh bắt anh uống rượu say và sau đó mang thủ cấp của mẹ anh lúc này đang nổi lềnh bềnh trong một bể cá cảnh ra trước mặt anh. Vlastimil bị mềm lòng và buột miệng nói ra tên của nhà thờ, nơi mà anh đã được dặn đến ẩn nấp nếu gặp rắc rối.
Gian giữa của giáo đường, nơi diễn ra cuộc giao tranh giữa những tên lính SS và lực lượng biệt kích.
Đó là thời khắc mà phát xít Đức chờ đợi từ lâu. Trong vòng vài giờ, 700 tên lính SS tinh nhuệ bao vây nhà thờ trung tâm. Lúc hơn 4 giờ 10 sáng, một người trông coi nhà thờ mở cửa cho chúng vào gian giữa của giáo đường, nơi chúng được “chào đón” bởi một quả lựu đạn do một trong ba người lính biệt kích lúc này đang ẩn nấp ở vị trí của đội hợp xướng nhà thờ quăng ra. Với quyết tâm bắt sống thủ phạm, lực lượng SS mất hai tiếng giao tranh với những người tử thủ bên trong. Cuối cùng khi hết đạn, ba người - trong đó có Kubis - nuốt các viên xyanua và tự sát bằng súng.
Gabcík và những người lính dù khác lúc này đang lẩn trốn trong một hầm mộ nhà thờ. Chỉ huy Gestapo đưa Curda vào để khuyên họ đầu hàng. Gọi với qua tấm lưới che cửa hầm mộ, hắn được chào đón bằng một loạt đạn.
Tiếp theo, một đội cứu hỏa được gọi đến để làm ngập khu hầm mộ. Những người bị bao vây bên trong cắt đứt và đẩy vòi nước ra phía ngoài. Họ cũng ném trả lựu đạn cay. Thậm chí, khi một tiểu đội lính SS được điều đến khu hầm mộ để khống chế những người lính dù, bọn chúng bị phục kích trong bóng tối, trong khu hầm mộ ngập nước và buộc phải tháo lui.
Cuối cùng, sau hơn 6 giờ giao tranh, lực lượng SS sử dụng thuốc nổ để phá toang cửa chính dẫn vào khu hầm mộ. Trước khi bọn chúng ập vào, bốn tiếng nổ vang lên. Giống như Kubis, Gabcík và các đồng đội đã lựa chọn cách tự vẫn để không bị rơi vào tay quân địch.
Trận giao tranh kết thúc nhưng các cuộc trả thù vẫn tiếp diễn. Hàng trăm nhà hoạt động bí mật cùng gia đình họ - bao gồm cả gia đình của những người lính biệt kích dù đã cố thủ trong khu hầm mộ - bị bắt giữ và xử tử, cùng với những vị linh mục đã che chở cho họ.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, nhiều người Séc từng hợp tác với phát xít Đức - trong đó có Curda - bị chính phủ Séc kết tội phản quốc và xử tử. Trong phiên xét xử, khi được hỏi tại sao phản bội đồng đội, Curda nhún vai mà nói rằng: “Tôi nghĩ ông cũng sẽ hành xử như thế với một triệu mác”.
Năm 1989, Gabcík và Kubis được truy tặng danh hiệu anh hùng dân tộc. Khu hầm mộ của nhà thờ ở trung tâm thủ đô Praha, nơi họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, giờ được xây dựng thành một bảo tàng, đồng thời là nơi tưởng niệm.
Vụ ám sát này không thể là động cơ dẫn đến một cuộc tổng nổi dậy như người Séc mong đợi nhưng đã tạo ra một tiếng vang lớn. Chính quyền phát xít Đức không còn cảm thấy yên ổn. Và ở vào thời điểm đó, sự hy sinh của Kubis và Gabcík cùng với hàng nghìn người khác đã cho các nước đồng minh thấy rằng, sự thống trị của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu không phải là không thể bị lật đổ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Chuyện dùng xác chết cứu tù nhân ở trại tù Đức Quốc xã Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tội ác kinh hoàng của Đức Quốc xã đã có những hành động tàn sát và diệt chủng tàn khốc. Người Do Thái là dân tộc bị Đức Quốc xã tàn sát nặng nề trong cuộc chiến này. Chiến tranh kết thúc, nhặt nhạnh lại những tàn tích và đứng dậy từ đau thương, thế giới bắt đầu tôn vinh một số ít người có chiến công nổi bật trong việc ngăn chặn và cứu giúp những người Do Thái, một trong số đó là Charles Joshep Coward.
E715, trại dành cho tù binh chiến tranh người Anh
Coward gia nhập quân đội Anh vào tháng 6/1937. Ông bị bắt tháng 5/ 1940 gần Calais trong khi phục vụ cho Trung đoàn pháo binh Hoàng gia Anh. Ông đã cố gắng tạo nên 2 vụ trốn trại trước khi trở thành tù nhân trong trại chiến tranh và sau đó còn tổ chức 7 vụ trốn trại khác. Trong một lần trà trộn vào đám quân sỹ bị thương trong một Bệnh viện dã chiến của Đức, ông được trao tặng chữ thập sắt danh dự. Khi bị giam cầm, ở nơi nào ông cũng gây rắc rối, tổ chức nhiều hành vi phá hoại. Tháng 12/1943, ông được chuyển đến E715 cùng các tù binh Anh khác tại Auschwitz III (Monowitz).

Coward (thứ tư từ trái) cùng các cựu tù binh người Anh làm chứng trong một phiên tòa tố cáo tội ác của Đức Quốc xã
E715 là trại dành cho tù binh chiến tranh người Anh nằm trong khu vực nhà máy I.G.Auschwitz. Nơi này được đặt trong Interessengebiet Auschwitz dưới sự kiểm soát của cơ quan mật vụ Đức Quốc Xã SS nhưng lại được Wehrmacht quản lý và bảo vệ như một trại phụ cho trại chính (Staglag) VIII-B ở Lamsdoft, nơi giam giữ lượng tù nhân chiến tranh lớn nhất thế giới của Đức Quốc xã. Tù nhân Anh (gọi tắt là POWs) bị nhốt trong các trại tập trung Auschwitz gần nơi xây dựng Nhà máy Cao su tổng hợp Buna, cách trại tập trung Monowitz chỉ vài trăm mét. Qua những hàng rào thưa, họ có thể xem những người bị dẫn vào trại, nghe thấy những tiếng súng trầm đục lạnh lẽo ban đêm và những người đàn ông chết trên giá treo cổ buổi sáng. Tại khu vực xây dựng, những tù binh Anh và các tù nhân trong trại tập trung này thi thoảng cũng có cơ hội gặp mặt nhau.
Tù binh Anh POWs ngụ tại E715 đến từ hầu hết các quốc gia trong khối thịnh vượng chung Anh (The Commonwealth tổ chức các quốc gia độc lập từng là thuộc địa cũ của Đế quốc Anh). Một số rơi vào tay Đức trước năm 1940 tuy nhiên hầu hết bị bắt ở Bắc Phi bởi quân đội Italia. Sau khi phát xít Ý đầu hàng Đồng Minh năm 1943, quân đội Đức đã tiếp nhận chỗ tù binh này dẫn điều tới trại chiến tranh ở Silesia và cuối cùng là Auschwitz. 200 tù binh Anh đầu tiên đến Auschwitz tháng 12/1943, khoảng 1400 tù binh tiếp theo được cho vào E715 mùa đông năm 1943 - 1944. Đến tháng 3/1944, khoảng 800 người bị chuyển tới Blechhammer và Heydebreck, số còn lại duy trì ở mức 600.
Thông qua kênh radio mật, một số tù binh Anh POWs được biết về diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai. Họ cố gắng truyền tin cho tất cả các tù nhân khác trong trại những sự kiện quan trọng như vụ đổ bộ của quân Đồng minh vào Normandy (Pháp) ngày 6/6/1944. Một số bao gồm cả Charles Joshep Coward đã gửi đi những tin tức mật báo trong các bức thư gửi tới Văn phòng chiến tranh Anh hoặc những người đại diện của Hội chữ thập đỏ từng gặp 2 lần khi ông này thăm E715 mùa hè năm 1944.
Đổi xác chết lấy người sống, cứu mạng 400 người Do Thái
Nhờ thông thạo tiếng Đức, Coward được bổ nhiệm làm sỹ quan liên lạc Hội chữ thập đỏ cho 1200 - 1400 tù nhân Anh. Trong vai trò đáng tin cậy này, ông được phép di chuyển khá tự do khắp trại và thường xuyên đến các thị trấn xung quanh. Ông đã chứng kiến những người Do Thái bị đưa vào trại Hủy diệt, hoặc phải làm nô lệ hoặc bị đưa vào các phòng hơn ngạt. Coward và các tù nhân Anh khác đã chuyển thực phẩm và các mặt hàng khác cho tù nhân Do Thái. Ông cũng trao đổi những tin nhắn mã hóa với chính quyền Anh thông qua bức thư gửi cho ông William Orange, một người đàn ông tưởng tượng, về các thông tin quân sự có ghi lại tình trạng của tù nhân và tù binh trong trại, ngày tháng và số lần ông chứng kiến những người Do Thái bị tống vào trại hủy diệt.
Coward nhớ lại: “Vào thời điểm tôi tới Auschwitz, khoảng 1200 tù binh Anh đang làm việc tại IG. Farben. Đầu năm 1944, nhiều người bị điều chuyển tới Heydebreck và Blochhammer và chỉ còn 600 người còn ở lại. Những lao động người Anh được xem là có năng suất lao động thấp hơn đáng kể so với mức trung bình trong khi vẫn đòi hỏi những đặc quyền tương tự đối với lao động người Đức. Họ cố tình làm việc chậm hơn, đôi khi thẳng thắn tuyên bố rằng họ không có ý định và sẽ không khai thác than nữa, vì thứ này sẽ được chế biến thành nhiên liệu và sử dụng để chống lại Tổ Quốc họ.
Một lần, Coward nhận được một mảnh giấy từ bác sỹ người Anh gốc Do Thái đang bị giam ở Monwitz. Coward quyết định liên lạc với người đàn ông này trực tiếp, trao đổi quần áo với anh ta và những chi tiết cần thiết của công việc để trải qua một đêm kinh hoàng trong trại hủy diệt. Ông đã tận mắt chứng kiến những gì tù nhân phải chịu đựng trong khu vực bí mật này.
Điều này đã làm Coward trỗi dậy mong muốn mạnh mẽ phải làm một cái gì đó. Ông đã sử dụng những nguồn cung cấp từ Hội chữ thập đỏ, đặc biệt là Sô-cô-la để mua xác chết những tù nhân đã qua đời bao gồm cả những lao động người Bỉ và Pháp. Coward sau đó chỉ đạo những người Do Thái khỏe mạnh tham gia vào những cuộc du hành hàng đêm dành cho những người được xem là không còn phù hợp cho công việc từ Monowitz tới trại hơi ngạt Birkenau. Trong những chuyến đi này, họ sẽ được chỉ đạo bỏ trốn bằng việc chui vào các con mương, trong khi Coward rải các xác chết đã mua được trên đường để tạo hiện trường giả về những cái chết của người Do Thái ốm yếu. Những tư trang và quần áo của người chết được đổi cho tù binh mặc vào để dễ dàng tẩu thoát qua biên giới. Họ cũng được cấp giấy tờ tùy thân mới để có thể trốn đi thành công. Kế hoạch được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần mà không hề bị phát hiện ra. Và Coward được cho là đã sống cứu được ít nhất 400 người lao động nô lệ Do Thái.

Một số tù nhân trong trại tù của Đức Quốc xã
Bí mật sau tấm huân chương
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Coward đã ra làm chứng tại các phiên tòa xét xử về tội ác chiến tranh Nuremberg về những gì mắt thấy tai nghe bên trong trại Monowitz, việc điều trị cho các tù binh quân Đồng Minh và tù nhân Do Thái cũng như vị trí đặt các phòng hơi ngạt. Năm 1953, Coward lại có mặt làm chứng trong Wollheim Suit trong vụ cựu nô lệ - tù binh Norbert Wollheim kiện I.G. Farben đòi lương và tiền bồi thường cho những tổn thất mà anh ta phải chịu. Những cống hiến của ông đối với người Do Thái trong chiến tranh được thế giới công nhận và tôn vinh.
Ông được nhắc đến trong nhiều sách báo, tạp chí chiến tranh. Điển hình là cuốn sách của John Castle tên là The Password is Courage được xuất bản năm 1954 đã mô tả lại những hoạt động thời chiến của Coward. Có tới 10 phiên bản khác nhau của cuốn sách này và cho đến nay vẫn còn lưu lại bản in. Trong đó, Coward được coi là The Man who Broke into Auschwitz - Người đàn ông đột nhập vào Auschwitz. Câu chuyện cũng được chuyển thể thành phim cùng tên năm 1962 với sự tham gia của diễn viên Dirk Bogarde. Bộ phim chỉ lướt qua thời gian Coward ở tại Auschwitz, thay vào đó tập trung khai thác những dẫn dắt tù binh bỏ trốn của ông, thêm thắt khá nhiều yếu tố hư cấu lãng mạn để xây dựng một hình tượng Coward ở một phương diện khác với cuốn sách khai sinh ra nó.
Nghiệt ngã với con số 3% từ trại tù E715
E715 có trạm y tế riêng của nó, những bác sỹ người Anh làm việc ở đây được lệnh duy trì tỷ lệ tù binh khỏe mạnh trong trại không quá 3%. Để giám sát điều này, các bác sỹ của nhà máy I.G. Farben là Ulrich Peschel và Bonk đã đến E715 và lệnh cho các thương binh được cho là phù hợp với công việc để đưa vào nhà máy lao động cưỡng bức.
Minh Nguyệt
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vụ ám sát thất bại nổi tiếng thế giới

(Kienthuc.net.vn) - Adolf Hitler, Theodore Roosevelt... từng là mục tiêu trong các vụ ám sát,http://kienthuc.net.vn/giai-ma/tong-thong-kennedy-va-vo-len-dinh-truoc-khi-bi-am-sat-282952.html nhưng lưỡi hái tử thần đã không thể lấy đi mạng sống của những nhân vật "cao số" này.


Adolf Hitler: Kẻ độc tài khét tiếng lịch sử nhân loại này từng thống trị nước Đức từ năm 1933 - 1945. Mặc dù bị ám sát nhiều lần nhưng Hitler vẫn thoát chết một cách đầy kỳ lạ. Vụ ám sát nổi tiếng nhất là vụ nằm trong một kế hoạch của Operation Valkyrie.


Vào ngày 20/7/1944, Col. Claus von Stauffenberg lập kế hoạch ném bom vào văn phòng của Hitler tại trụ sở Rastenburg, nơi được biết đến như Wolfsschanze (hang sói).


Hitler thoát chết trong gang tấc khi một người mang cặp tài liệu bên trong có một quả bom. Vì vậy, Stauffenberg ngay lập tức bị xử tử cùng với những người liên quan trong kế hoạch này.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Những thí nghiệm kinh hoàng trên cơ thể con người

Trong Thế chiến thứ 2, quân Đức đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm vô nhân tính nhất trên cơ thể con người trong các trại tập trung. Đối tượng của các thí nghiệm này phần lớn là người Do Thái.

Các tù nhân trong tại tập trung bị ép buộc phải tham gia vào những thí nghiệm ghê rợn thường gây ra cái chết, biến dạng cơ thể hoặc tàn tật suốt đời. Trong phiên tòa Nuremberg xét xử những tội nhân chiến tranh Đức quốc xã, người ta đã ghi lại được những tội ác ghê rợn quân Đức đã từng thực hiện trên cơ thể tù nhân.
Dưới đây là 12 thí nghiệm kinh hoàng trên cơ thể con người dưới thời Đức quốc xã:
Thí nghiệm trên các cặp sinh đôi
Các thí nghiệm trên các cặp sinh đôi chủ yếu được thực hiện bởi Joseph Mengele, bác sĩ tử thần của trại tập trung Auschwitz, với mong muốn tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong gen của các cặp song sinh.
Khâu dính các cặp song sinh.
Từ năm 1943 đến năm 1944, có khoảng 1.500 cặp song sinh đã bị đưa đến để phục vụ cho các thí nghiệm và chỉ có khoảng 200 cặp sống sót. Các cặp song sinh này được phân loại theo giới tính và bị nhốt trong các doanh trại suốt quá trình tiến hành thí nghiệm. Các bác sĩ đã tiêm thuốc nhuộm vào mắt các cặp song sinh để theo dõi sự đổi màu của mắt có diễn ra không, truyền máu giữa 2 anh em của một cặp song sinh để kiểm tra tương thích máu và ghê rợn hơn, khâu người các cặp song sinh lại với nhau để tạo ra các cặp song sinh dính liền.
Các thí nghiệm về cơ, xương, hệ thần kinh và các thí nghiệm cấy ghép
Chân tay bị cắt rời để làm thí nghiệm.
Từ khoảng tháng 9/1942 đến tháng 12/1943, các thí nghiệm về sự tái tạo xương, cơ và các dây thần kinh bằng cách lấy các phần xương, cơ và dây thần kinh ra khỏi cơ thể trong khi không sử dụng thuốc mê đã được các bác sĩ thực hiện tại trại tập trung Ravensbruck để phục vụ cho lợi ích của quân đội Đức. Những nạn nhân của các thí nghiệm này thường phải chịu đau đớn dữ dội, các phần cơ thể bị cắt xén và tàn tật suốt đời.
Các thí nghiệm về những chấn thương vùng đầu
Một trong những thí nghiệm vùng đầu của Đức quốc xã.
Vào khoảng giữa năm 1942 tại Baranowicze (Ba Lan), quân Đức đã tiến hành một thí nghiệm kinh hoàng tại nhà riêng của một sĩ quan SS. Chúng trói chặt cậu bé khoảng 11-12 tuổi vào một chiếc ghế khiến cậu bé không thể cử động được. Phía trên cậu bé là một chiếc búa được điều khiển tự động sao cho cứ sau vài giây, chiếc búa lại đập thẳng vào đỉnh đầu cậu bé. Sau màn tra tấn ấy, cậu bé đã phát điên.
Các thí nghiệm về sự đông cứng
Năm 1941, không quân Đức tiến hành thí nghiệm với mục đích tìm ra các phương thức chống lại chứng hạ thân nhiệt ở con người. Một trong số những nghiên cứu đó buộc đối tượng phải chịu đựng cái lạnh trong một bể nước đá suốt 5 giờ liền. Trong một nghiên cứu khác, chúng bắt tù nhân ở trần ngoài trời trong vài giờ với nhiệt độ thấp -6 ° C. Bên cạnh các thí nghiệm về khả năng chịu lạnh, các bác sĩ còn nghiên cứu khả năng hồi phục của các nạn nhân sau khi cơ thể được làm ấm trở lại.
Dìm tù nhân trong bể nước lạnh
Các thí nghiệm đóng băng/hạ thân nhiệt được tiến hành để mô phỏng các điều kiện quân đội Đức phải đối mặt trên mặt trận phía Đông. Nhiều thí nghiệm đã được tiến hành trên những binh sĩ Nga bị bắt vì Đức quốc xã cho rằng người Nga có gen chịu lạnh tốt hơn. Trong báo cáo có tựa đề "Các vấn đề y tế phát sinh từ biển và mùa đông" năm 1942, các sĩ quan Đức tổng kết đã có khoảng 100 người chết trong các thí nghiệm này với thời gian tử vong sau quá trình chịu lạnh khoảng 55-60 phút.
Thí nghiệm về bệnh sốt rét
Tại trại Dachau từ 2/1942 đến 4/1945, Đức quốc xã đã tiến hành các thí nghiệm để kiểm tra hệ miễn dịch của tù nhân với bệnh sốt rét. Các tù nhân khỏe mạnh bị nhiễm bệnh bằng cách cho muỗi đốt, cấy virus vào trong cơ thể hoặc tiêm chất nhày mang virus của muỗi cái. Sau khi đã nhiễm bệnh, các tù nhân được điều trị bởi các loại thuốc khác nhau để theo dõi hiệu quả. Có khoảng 1.000 người đã phải tham gia vào các thí nghiệm này, và một nửa trong số họ đã thiệt mạng.
Thí nghiệm sử dụng khí Mustard
Từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1945, các thí nghiệm về khí mustard - một loại khí độc gây bỏng nặng thường được dùng làm vũ khí hóa học trong chiến tranh thế giới thứ nhất - được tiến hành để tìm ra cách điều trị vết bỏng hiệu quả nhất. Các nạn nhân của thí nghiệm bị phun khí mustard cũng như các loại chất gây bỏng khác lên cơ thể gây bỏng hóa học rất nghiêm trọng. Sau đó, họ được đưa đi chữa trị để tìm ra cách hiệu quả nhất.
Thí nghiệm sulfonamide
Trong năm 1942 và 1943, các thí nghiệm để xem xét hiệu quả của sulfonamide, một tác nhân kháng khuẩn tổng hợp, được thực hiện tại trại Ravensbruck. Các bác sĩ gây ra các vết thương bị nhiễm các loại vi khuẩn như Streptococcus, Clostridium perfringens (tác nhân gây bệnh hoại tử) và Clostridium tetani (tác nhân gây bệnh uốn ván) trên người tù nhân. Quá trình lưu thông máu bị gián đoạn bằng cách thắt mạch máu ở hai đầu vết thương để tạo ra một điều kiện tương tự như một vết thương chiến trường. Sự nhiễm trùng còn tệ hơn khi các bác sĩ buộc dăm gỗ và thủy tinh vào vết thương. Các vết nhiễm trùng đã được điều trị bằng sulfonamide và các loại thuốc khác để xác định hiệu quả của chúng.
Các thí nghiệm về nước biển
Tại trại Dachau, Đức quốc xã thí nghiệm trên 90 tù binh Roma để nghiên cứu về các phương thức biến nước biển thành nước uống. Các nạn nhân bị bỏ đói và chỉ cho uống duy nhất nước biển. Họ đã bị tổn thương và mất nước nghiêm trọng đến nỗi phải liếm nước lau nhà trên sàn để có được nguồn nước uống.
Thí nghiệm triệt sản
Vào ngày 14/7/1933, Luật Phòng chống gen khiếm khuyết Progeny đã được thông qua nhằm tránh các nguồn gen xấu bị di truyền lại qua các thế hệ sau bao gồm các gen gây yếu thần kinh, tâm thần phân liệt, nghiện rượu, mù, điếc và các dị tật khác. Có khoảng 1% dân số trong độ tuổi 17 đến 24 đã bị triệt sản trong vòng 2 năm.
Những người đàn ông được chọn để triệt sản.
Trong vòng 4 năm sau, có 300.000 tù nhân bị triệt sản trong các trại tập trung tại Auschwitz và Ravensbruck dưới sự chỉ huy của bác sĩ Carl Clauberg. Người ta hy vọng sẽ tìm ra cách triệt sản hàng triệu người trong 1 khoảng thời gian ngắn nhất và hiệu quả nhất.
Các phương thức triệt sản bao gồm phẫu thuật X-quang, sử dụng thuốc hoặc tiêm i-ốt và nitrat bạc vào cơ thể nhưng chúng để lại các tác dụng phụ nghiêm trọng như chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội hay ung thư cổ tử cung. Do đó, Đức quốc xã ưu tiên sử dụng các phương thức triệt sản phóng xạ. Các tù nhân được đưa vào phòng và phải điền một mẫu đơn đăng ký với mục đích đánh lừa họ. Các bác sĩ đã làm cho căn phòng này bị nhiễm phóng xạ làm họ bị triệt sản hoàn toàn. Một số tù nhân bị bỏng phóng xạ rất nặng.
Thí nghiệm độc dược
Tại trại Buchenwald từ cuối năm 1943 đến cuối năm 1944, Đức quốc xã đã thử nghiệm hiệu quả của các chất độc khác nhau trên các tù nhân. Chúng bỏ thuốc độc vào thức ăn của tù nhân, làm họ tử vong ngay lập tức và sau đó tiến hành giải phẫu cơ thể họ. Vào tháng 9/1944, các tù nhân bị bắn bằng đạn tẩm độc, bị tra tấn dã man và rất nhiều người trong số họ đã chết bởi các thí nghiệm vô nhân này.
Thí nghiệm bom lửa
Cũng tại Buchenwald, các tù nhân bị gây bỏng do phốt-pho chiết ra từ các loại bom lửa để thử nghiệm các phương pháp điều trị hiệu quả do bỏng phốt-pho.
Thí nghiệm về độ cao
Vào đầu năm 1942, các tù nhân ở trại Dachau bị bác sĩ Sgmund Rascher đem ra làm thí nghiệm để phục vụ cho các thử nghiệm bay của không quân Đức. Hắn nhốt các tù nhân vào một buồng áp suất thấp để tái hiện áp suất của các phi công khi bay ở trên độ cao 20.000m. Rascher đã mổ sống não của các tù nhân để kiểm tra tác động lên thần kinh của họ. Trong số 200 người tham gia thí nghiệm, 80 người đã chết ngay lập tức và số người còn lại bị hành quyết sau đó.
Những thí nghiệm trên đây đã để lại những hậu quả vô cùng khủng khiếp cho các tù nhân sống trong các trại tập trung dưới thời Đức quốc xã. Họ không những phải chịu những đau đớn về thể chất mà tâm lý theo đó cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Ngày nay, thí nghiệm trên cơ thể con người đã bị cấm tại tất cả các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, những tội ác Đức quốc xã đã gây ra qua các thí nghiệm này vẫn còn mãi như một phần ký ức đau thương của nhân loại.



Theo An ninh Thủ đô
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nước Mỹ từng bị tấn công trong Thế chiến II



Phi công Fujita và chiếc thuỷ phi cơ Glen Với ưu thế tuyệt đối về vị trí địa lý cộng với sức mạnh ưu việt về không quân và hải quân, hầu hết mọi người dân của họ đều cho rằng, đất nước của họ là hoàn toàn bất khả xâm phạm trước bất kỳ cuộc tấn công nào từ bên ngoài.
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tuy nhiên, trên thực tế, điều này không phẳinh vậy. Nước Mỹ đã từng bị tấn công từ trên không thậm chí không phải một lần mà là hai lần. Vụ tấn công đầu tiên vào nước Mỹ diễn ra vào ngày 9/9/1942 được thực hiện bởi một máy bay phóng đi từ tàu ngầm của hải quân Nhật (IJN). Tuy nhiên, sự kiện này đã bị chính quyền Mỹ che đậy cho đến ngày nay.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Glen - chiếc máy bay "khủng bố"[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Việc sử dụng máy bay cất giấu trên tàu ngầm để tấn công đối phương là sự kiện chưa từng có trong lịch sử. Nhật Bản là nước đầu tiên sử dụng biện pháp này để tấn công nước Mỹ. Ngay từ năm 1925, Hải quân Nhật (IJN) đã tiến hành thử nghiệm các tàu ngầm nguyên tử có mang theo các thuỷ phi cơ để tấn công đối phương. Sau một thời gian dài thiết kế và thử nghiệm, Hải quân Nhật đã hoàn tất chương trình này và bắt đầu cho triển khai trên thực tế.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Trên tàu ngầm B1 (loại I-25, dài 109m, chở được 2,584 tấn hàng, 17 quả ngư lôi và 1 thuỷ phi cơ...), chiếc thủy phi cơ được neo giữ theo chiều thẳng mà nước không thể lọt qua được. Bộ khung để giữ máy bay được lắp đặt hướng lên trên thành hình tháp nón. Các phần cánh, bộ giữ thăng bằng và phao được tháo bỏ hết. Bộ phận nằm ngang của đuôi máy bay được gập thẳng lên trên để có thể nhét vào bên trong. Hai đường ray để phóng máy bay trải dài ra phía trước từ giá đỡ máy bay cho tới tận mũi tàu. Từ vị trí này, máy bay được phóng đi bằng khí nén. Để đưa máy bay trở về vị trí ban đầu sau khi đã tấn công trở về, máy bay phải hạ cánh xuống mặt biển và tiến gần lại mạn bên phải của tàu ngầm, sau đó, một cần trục sẽ đưa nó về vị trí ban đầu trên boong tàu. Thời gian để phóng hoặc được một thuỷ phi cơ về vị trí ban đầu chỉ mất khoảng từ 20 đến 30 phút tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết trên biển.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thông thường, chiếc thủy phi cơ dùng cho mục đích tán công là chiếc Uokosuka hay gọi là “Glen”. Nó được thiết kế bởi loại động cơ tròn 340-hp Hâitchi 12 có 9 xilanh có thể đạt tới tốc độ tối đa là 46 km/h. Được lắp ráp bằng khung gỗ và sắt, phần đuôi và cánh máy bay được bọc vải, chiếc Glen nặng 1.590 kg bao gồm cả hai phao nổi. Với sải cánh rộng 11m, Glen có thể bay liên tục trong khoảng thời gian 5 tiếng đồng hồ với bán kính 320 km. Bình thường, máy bay có thể chở được từ 1 đến 2 người và tải được số bom nặng 154 kg. Ngoài ra, nó còn được trang bị thêm khẩu súng máy tự động 7.7mm.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cha đẻ của ý tưởng tấn công nước Mỹ[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ý tưởng dùng thủy phi cơ của tàu ngầm để tấn công nước Mỹ do Chuẩn uý Nobuo Fujita để xuất vào tháng 12/1941. Fujita sinh năm 1911 và gia nhập Hải quân Nhật vào năm 1932. Năm 1933, Fujita trở thành phi công lái máy bay của quân đội rồi sau đó chuyển sang làm cho đội tàu ngầm I-25 của IJN. Sáng kiến này của Fujita đã thu hút được sự quan tâm của Đại uý Tasuo Tsukudo, một sĩ quan chỉ huy của Fujita và sau đó, kế hoạch tấn công nước Mỹ đã chính thức được thông qua vào tháng 12/1941.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
[/FONT]
[FONT=times new roman,times,serif]Tàu ngầm I-25 và chiếc thuỷ phi cơ Glen[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Mùa hè năm 1942, chỉ huy tối cao quân đội Nhật Bản đã hoàn tất kế hoạch tấn công vào các cánh rừng tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của nước Mỹ. Người Nhật hy vọng rằng, một vụ cháy rừng cực lớn sẽ khiến nước Mỹ chú ý hơn tới việc phòng thủ ở vùng biển phía Tây khiến Hải quân Mỹ sẽ phải lùi Hạm đội Thái Bình Dương về phía đất liền. I-25 được giao nhiệm vụ thực hiện trọng trách này bằng 6 quả bom gây cháy. Chuẩn uý Fujita được chỉ thị tới Tổng chỉ huy quân đội Nhật hoàng ngay lập tức. Tại đây, Fujita đã gặp Thái tử Takamatsu để nhận mệnh lệnh thực hiện sứ mệnh này.[/FONT] [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ngày 15/8/1942, chiếc I-25 rời khỏi Yokosuka và tới cảng Orford Heads thuộc bờ biển Oregon vào đầu tháng 9. Nhưng do thời tiết xấu nên kế hoạch không thể triển khai ngay được. Mãi thới ngày 9/9, khi thời tiết tốt hơn, tàu ngầm I-25 mới nổi lên trên mặt nước và chiếc Glen đã sẵn sàng để thực hiện nhiệm vụ của mình. Fujita và viên sĩ quan Shoji Okuda mặc quần áo phi hành đoàn rồi cho máy bay cất cánh khi mặt trời bắt đầu lặn. Fujita bay theo hướng đông bắc tiến về phía cây đèn biển Cape Blanco.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Sau khi đã bay được khoảng 80 km, Fujita liền cho thả quả bom cháy nhiệt nhôm thứ nhất xuống Mount Emily. Một vệt sáng chói loé lên phía bên dưới mặt đất. Khoảng 8 km tiếp theo, Fujita cho thả tiếp quả bom thứ hai. Mỗi quả bom này chứa trong nó 520 chất gây cháy và khi phát nổ, nó sẽ lan ra một vùng có đường kính rộng hừng 92 m và sẽ nhanh chóng lan ra theo một chiều dài 2.500 m. Sau khi thả hai quả bom, Fujita cho hạ thấp máy bay, lượn trên các ngọn cây để khỏi bị phát hiện để trở về vị trí tàu ngầm I-25.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Trước đó, tại đài quan sát ở Mount Emily, một dân phòng của khu vực Oregon nghe thấy một âm thanh lạ trên bầu trời và xác định đó là một chiếc máy bay. Thông tin đã được chuyển về trạm chỉ huy ở Brookings cách đó khoảng 56 km. Sau khi đã điều tra kỹ hiện trường đám cháy, quân đội Mỹ và Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã tiến hành chiến dịch lùng sục chiếc máy bay kia. Tuy nhiên, tất cả mọi nỗ lực đều không có kết quả vì lúc đó chiếc Glen đang ẩn sâu trong lòng đại dương. Dù đã thả hai quả bom có sức công phá lớn, những đám cháy không lan rộng mấy và không gây thiệt hại gì nhiều bởi trước đó đã có nhiều trận mưa lớn. Nước Mỹ cũng được cảnh báo về một âm mưu tấn công có thể xảy ra nên đã không truyền đi các thông tin về dự báo thời tiết đề phòng I-25 biết được.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đêm ngày 29/9, chiếc I-25 lại xuất đầu lộ diện với quyết tâm ném bằng được 4 quả bom còn lại. Lúc này, cả khu bờ biển Oregon hầu như đã chìm trong bóng đêm chỉ trừ có cây đèn biển Cape Blanco. Chiếc thuỷ phi cơ của Fujita lại lao lên bầu trời, nhằm hướng đất liền bay tới. Khi đã bay được khoảng chừng nửa giờ đồng hồ, Fujita cho nổ hai quả bom liền một lúc. Một vệt đỏ kéo dài ở cánh rừng phía dưới. Để tránh bị phát hiện, Fujta liền tắt độg cơ và hạ thấp độ cao để cho chiếc Glen bay ra phía bờ biển mà không có tiếng động. Sau một lúc khó khăn, Fujita đã nhận ra chiếc I-25 nhờ vết dầu loang đánh dấu ở phía dưới.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Sau vụ tấn công thứ hai xảy ra, quân đội Mỹ đã huy động lực lượng để truy tìm những kẻ âm mưu ném bom. Tuy nhiên, cũng giống như lần trước, họ đều thất bại. Do thời tiết xấu và do biển động mà chiếc Glen đã không thực hiện phi vụ thứ ba để ném nốt 2 quả bom còn lại. Thuyền trưởng Tagami đã quyết định dùng nó để tấn công các tàu của Mỹ chạy trên biển trên đường trở về Yokosuka, Nhật Bản theo mệnh lệnh được gửi tới.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Quả thực, các vụ tấn công mà I-25 thực hiện đã không gây ra những thiệt hại lớn cho nước Mỹ và đại bộ phận dân chúng ở khu bờ biển phía Tây không đến đỗi quá hoảng sợ vì Chính phủ Mỹ đã bịt miệng báo chí về những sự kiện này. Các vụ tấn công kiểu này cũng không được quân đội Nhật Bản sử dụng lại bởi sự ra đời của hàng loạt các loại vũ khí hiện đại hơn sau đó. Chiếc I-25 sau đó cũng đã bị tàu USS Patteron(DD-392) của Mỹ đánh chìm ngoài khơi đảo New Hebrides vào ngày 3/9/1943.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Sau khi trở về Nhật Bản, Fujita tiếp tục công việc của mình bằng những chuyến bay do thám và tới năm 1944, ông chuyển sang làm huấn luyện viên cho các phi công thuộc phi đội Thần phong Nhật Bản. Sau chiến tranh, Fujita mở một cửa hàng kinh doanh rất thành đạt tại Nhật. 20 năm sau kể từ khi các vụ tấn công này diễn ra, Fujita được mời tới thăm một số thành phố tại vùng biển Oregon. Fujita đã trực tiếp trao tặng cho thành phố Brookings thanh kiếm samurai 350 năm tuổi và coi đó là cử chỉ của tình hữu nghị. Fujita qua đời năm 1997 và một phần tro của thi hài Fujita được rải xuống Mount Emily.[/FONT]
(Theo An ninh thủ đô)
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Phát Xít Đức dã man quá!~X(
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Từ câu chuyện của “quái vật tàu ngầm” Sen Toku



(PetroTimes) - Câu chuyện về con tàu ngầm lớp Sen Toku đã một lần nữa cho thấy, năng lực kỹ thuật quân sự Nhật kinh khủng như thế nào! Cách đây 70 năm, họ đã chế tạo được loại tàu ngầm không chỉ to và hiện đại nhất thế giới mà nó còn có thể mang cả oanh tạc cơ với kế hoạch tấn công bất thần vào bên trong lãnh thổ Mỹ!

Siêu tàu ngầm Sen Toku
Bị quân đội Mỹ đánh chìm năm 1946, xác con tàu ngầm huyền thoại I-400 lớp Sen Toku vừa được tìm thấy vào tháng 8/2013 và được công bố ngày 2/11/2013. Mệnh danh “quái vật tàu ngầm” với chiều dài 122m (gần gấp đôi so với tàu ngầm bình thường của Đức Quốc xã), trọng lượng nước rẽ 6.560 tấn, vận tốc 19 knot khi nổi và 6,5 knot khi lặn, mang theo đến 144-220 người… I-400 có thể đi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới rồi trở về Nhật mà không cần tiếp liệu! Quan trọng hơn, nó có thể chở được 3 oanh tạc cơ M6A1 Seiran.
“Vào thời điểm bị đánh chìm, nó là chiếc tàu ngầm hiện đại nhất thế giới” - theo James P. Delgado, Giám đốc chương trình Di sản hàng hải thuộc Cơ quan Khí quyển - Đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) và là một trong hai nhà khảo cổ đại dương có mặt trong chiếc tàu lặn Pisces V tìm thấy I-400 ở độ sâu hơn 700m tại Hawaii ngày 1/8/2013.

Chương trình tàu ngầm lớp Sen Toku được đô đốc Isoroku Yamamoto khai sinh đầu thập niên 40 của thế kỷ trước. Không lâu sau khi gây kinh động thế giới với chiến dịch thần sầu quỷ khốc Trân Châu cảng vào tháng 12/1941, Yamamoto chưa chịu yên. Ông thậm chí bắt đầu lên kế hoạch tấn công duyên hải Mỹ bằng oanh tạc cơ cất cánh từ tàu ngầm.
Ngày 13/1/1942, tại Bộ Tư lệnh Hải quân, Yamamoto yêu cầu bằng mọi giá phải chế tạo một thế hệ tàu ngầm chưa từng có trước đó, với khả năng thực hiện ba chuyến vòng quanh duyên hải Tây nước Mỹ hoặc một chuyến vòng quanh thế giới mà không cần tiếp liệu; và đặc biệt phải mang theo ít nhất 2 oanh tạc cơ trang bị thủy lôi hoặc bom 800kg...
Quân lệnh như sơn! Chỉ hơn hai tháng sau, ngày 17/3, bản thiết kế đã hoàn thành và việc đóng I-400 lập tức được thực hiện tại cảng Kure ngày 18/1/1943. Dự kiến có thêm 4 chiếc nữa: I-401 (tháng 4/1943); I-402 (tháng 10/1943) tại cảng Sasebo; I-403 (tháng 9/1943) tại Kobe và I-404 (tháng 2/1944) tại Kure... Tất cả được sản xuất nhanh và dễ cứ như chế tạo đồ chơi! Tuy nhiên, sau khi Yamamoto chết do máy bay bị bắn trúng trong chuyến thị sát quần đảo Solomon vào tháng 4/1943, dự án tàu ngầm mang oanh tạc cơ được rút từ 18 chiếc xuống còn 9, rồi 5 và cuối cùng là 3. Chỉ I-400 và I-401 là được đưa vào hoạt động; I-402 hoàn thành ngày 24/7/1945, chỉ 5 tuần trước khi chiến tranh hạ màn…

Đô đốc Isoroku Yamamoto, người khai sinh Dự án Sen Toku.
Tàu ngầm lớp Sen Toku có bốn động cơ 1.680kW, mang theo lượng nhiên liệu đủ để đi một vòng rưỡi trái đất. Sen Toku được trang bị hệ thống radar Mark 3 Model 1 với hai ăngten dò máy bay ở tầm 80km. Khoang chứa máy bay được thiết kế hình ống, dài 31m; đường kính 3,5m; có “nắp cửa” được mở bằng hệ thống thủy lực từ bên trong hoặc bằng tay từ bên ngoài. Miếng đệm cao su dày 51mm giúp cửa không thấm nước. Thoạt đầu khoang được thiết kế mang 2 máy bay, nhưng vì tướng Yasuo Fujimori yêu cầu mở rộng, nên cuối cùng, nó chở được 3 máy bay M6A1 Seiran do Hãng Aichi Kokuki KK chế tạo. Để nằm lọt vào khoang chứa trên tàu, M6A1 Seiran có cánh xếp gập. Khi bay, M6A1 Seiran (dài 11,6 m) sẽ bung cánh ra, với sải rộng 12m.
Một nhóm kỹ thuật viên bốn người có thể chuẩn bị việc phóng cả ba chiếc M6A1 Seiran trong 45 phút hoặc chỉ 15 phút nếu máy bay không lắp hai bồn nổi. Do được thiết kế bay đêm nên các bộ phận M6A1 Seiran đều sơn phản quang giúp dễ lắp ráp. M6A1 Seiran được phóng từ bệ đẩy khí nén. Trong suốt giai đoạn chiến tranh, tình báo phương Tây hoàn toàn không biết gì về sự tồn tại của oanh tạc cơ tác chiến từ tàu ngầm Seiran!
Tấn công Mỹ
Kế hoạch của Đô đốc Isoroku Yamamoto với chiến dịch bất thần oanh tạc New York, Washington DC và một số thành phố Mỹ khác đã phải hủy sau khi ông chết. Bốn tháng sau, Tư lệnh Yasuo Fujimori thay bằng chiến dịch tấn công các căn cứ Mỹ tại kênh đào Panama nhằm cắt nguồn viện trợ hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Dù thế nào, việc đánh thẳng vào đất Mỹ cũng quá mạo hiểm. Tháng 1/1944, đích thân Fujimori thẩm cung một tù binh Mỹ để hiểu rõ cơ chế bảo vệ của các căn cứ Mỹ tại kênh đào Panama.
Một kỹ sư Nhật làm việc tại kênh đào còn cung cấp hàng trăm tài liệu liên quan cấu trúc xây dựng. Để tăng mức độ thiệt hại đối phương, Fujimori yêu cầu hai hải đội tàu ngầm đang được đóng ở Kobe (I-13 và I-14) phải được điều chỉnh sao cho mỗi chiếc mang theo 2 M6A1 Seiran, nâng tổng số máy bay cho chiến dịch lên 10 chiếc…
Chiến dịch kênh đào Panama được lên kịch bản như sau. B4 tàu ngầm chở oanh tạc cơ (I-400, I-401, I-13 và I-14) sẽ khởi hành từ phía đông băng xuyên Thái Bình Dương và đến vịnh Panama sau hai tháng. Ở vị trí cách bờ biển Ecuador 185km, các máy bay M6A1 Seiran sẽ được phóng lên lúc 3 giờ sáng. Bay ở độ cao 4.000m ngang duyên hải Bắc Colombia đến Colón, quay về phía tây, “ngoặt tay lái” đánh vòng sang góc Tây Nam, rồi cuối cùng tất cả sẽ đến mục tiêu vào rạng sáng. Sau khi thả bom, chúng sẽ bay đến nơi hẹn trước để được tàu ngầm đón về nhà...

Oanh tạc cơ M6A1 Seiran được thiết kế đặc biệt để cất cánh từ tàu ngầm.
Khoảng tháng 4/1945, Đại úy Ariizumi, người được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch, quyết định rằng phải tấn công kamikaze chứ không thả bom. Ngày 5/6/1945, cả 4 tàu ngầm Sen Toku nói trên bắt đầu đến Nanao Wan, nơi có mô hình cổng kênh đào được dựng bằng gỗ với kích thước như thật. Đêm sau, việc tập dượt bắt đầu. Đến ngày 20/6, mọi công tác chuẩn bị kế hoạch tập kích kết thúc. Chiến dịch chuẩn bị bắt đầu…
Tuy nhiên, ngay thời điểm đó, Okinawa thất thủ. Thế là thay vì tấn công kênh đào Panama, chiến dịch được đổi sang tiêu diệt khu vực đảo san hô Ulithi ở Tây Thái Bình Dương, nơi 15 hàng không mẫu hạm Mỹ đang đậu và chuẩn bị đưa máy bay vào tấn công nội địa Nhật. Chiến dịch được phác dựng với hai giai đoạn. Một, mang mật danh “Hikari”, gồm việc đưa bốn máy bay do thám tốc độ cao C6N Saiun, đưa vào khoang 2 tàu ngầm I-13 và I-14, chở đến đảo Truk, nơi chúng được lắp lại để tiến hành do thám Ulithi. Sau đó, I-13 và I-14 đến Hongkong để “đón” 4 chiếc M6A1 Seiran, quay về Singapore để cùng I-400 và I-401 phối hợp tác chiến. Giai đoạn hai, mật danh “Arashi”, gồm việc điều I-400 và I-401 đến điểm hẹn bí mật, vào đêm 14 rạng 15/8/1945.
Ngày 17/8, I-400 và I-401 sẽ cho hải quân Mỹ “nếm mùi” khi phóng 6 chiếc M6A1 Seiran trước bình minh và bất thần tấn công kamikaze. Mỗi chiếc M6A1 Seiran mang theo quả bom 800kg sẽ bay cao không quá 50m trên mặt biển nhằm tránh radar cũng như chiến đấu cơ Mỹ tuần hành ở độ cao 4.000m phát hiện. Trước khi rời căn cứ hải quân Maizuru, phi đội máy bay cảm tử Seiran còn được sơn huy hiệu Mỹ. Sau khi tấn công Ulithi, I-400 và I-401 sẽ đến Hongkong, chở 6 chiếc Seiran nữa, rồi cập vào Singapore, nhập với toán I-13 và I-14 để mở tiếp đợt tấn công thứ hai...
Ngày 22/6, I-13 và I-14 bắt đầu đến cảng Maizuru để tiếp liệu; sau đó đến Ominato ngày 4-7 để đón máy bay do thám Saiun. Nhưng ngày 11/7, khi trên đường đến đảo Truk, I-13 thì bị hải quân Mỹ phát hiện và đánh chìm...
Tuy nhiên, một lần nữa, quái vật tàu ngầm Sen Toku và oanh tạc cơ Seiran lại không có cơ hội thi thố khả năng. Ngày 6 và 9/8/1945, Hiroshima và Nagasaki bị san thành bình địa. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng. Bộ Tư lệnh Tokyo yêu cầu hủy chiến dịch Ulithi…
Không lâu sau đó, I-400 và I-401 được hải quân Mỹ đưa đến Haiwaii. Chỉ đến lúc đó, Mỹ mới thật sự choáng váng khi tận mắt thấy hai “quái vật” Sen Toku - chúng không chỉ khổng lồ mà còn rất hiện đại so với kỹ thuật quân sự thời đó. Cho đến lúc đó và nhiều năm sau, chưa hải quân nước nào có thể chế tạo được loại tàu ngầm mang theo oanh tạc cơ. Ngay cả việc nghĩ đến điều đó đã có thể bị cho là điên rồ! Cho nên, Liên Xô lập tức tỏ ra quan tâm và đòi Mỹ cho tiếp cận. Mỹ đã lường trước. Tháng 6/1946, I-400 và I-401 bị hải quân Mỹ phá hỏng và đánh chìm. Xác I-401 được tìm thấy vào tháng 3/2005 ở độ sâu 820m và người anh em của nó, I-400, được phát hiện vào tháng 8/2013.
Cục diện Thế chiến thứ II nói chung và Thái Bình Dương nói riêng sẽ như thế nào nếu các con “quái vật” Sen Toku “kịp” tấn công hơn chục chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ ở Ulithi? Thật khó đoán chuyện gì xảy ra tiếp theo. Có ít nhất một điều có thể thấy rõ: rằng chỉ khi bị xử cực nặng thì những cái đầu nóng mới biết thế nào là “vị mặn” của chiến tranh. Chẳng ai có thể có cảm giác thấm thía về “mùi vị” ô nhục của sự thất trận nó như thế nào bằng chính những người khởi động binh đao. Nhật thời Thế chiến thứ hai giỏi như thế mà còn đại bại huống hồ là mấy anh lính mới tò te hiện nay đã tưởng mình là “cha” thiên hạ!
Mạnh Kim
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Giấc mơ khủng bố nước Mỹ bất thành của trùm phát xít Hitler



Giấc mơ khủng bố nước Mỹ bất thành của trùm phát xít Hitler. Trùm phát xít Đức Adolf Hitler từng chuẩn bị kế hoạch phá hủy thành phố New York và khủng bố nước Mỹ, nhưng không thành công.



Trùm phát xít Đức Adolf Hitler từng chuẩn bị kế hoạch phá hủy thành phố New York và khủng bố nước Mỹ, nhưng không thành công.

Trong con mắt của kẻ độc tài, trùm phát xít Đức Hitler luôn hình dung cảnh tượng những tòa nhà chọc trời bốc cháy như những ngọn đuốc khổng lồ, các tòa nhà sụp đổ, người người hoảng sợ bỏ chạy, niềm tin đã bị lung lay và nước Mỹ không thể bảo vệ được người dân.
Cảnh tượng này đã xảy ra khi Osama bin Laden thực hiện âm mưu tấn công khủng bố vào Tòa tháp đôi ở Manhattan, thành phố New York (Mỹ) vào ngày 11/9/2001. Tuy nhiên, hơn một nửa thế kỷ trước đó, kẻ đã nghĩ tới việc phá hủy thành phố New York chính là Adolf Hitler.
Adolf Hitler

Mặc dù mục tiêu tấn công cách Berlin khoảng 6.437 km, nhưng Hitler đã yêu các các nhà khoa học và kỹ sư tìm cách dùng bom đế đánh phá. Theo kế hoạch, những chiếc máy bay liều chết sẽ lao vào trung tâm Manhattan vào ngày 11/9, gây ra sự tàn phá và chết chóc khủng khiếp. Mặc dù ý định này không thành công, nhưng những gì mà Hitler theo đuổi cũng khiến nhiều người cảm thấy rùng mình, sởn gai ốc.
Sau khi Đức hoàn thành mục tiêu đầu tiên đó là chinh phục Tây Âu và tấn công Liên Xô, trong con mắt của Hitler, thế giới chỉ còn lại hai siêu cường là Đức và Mỹ. Vì vậy, một cuộc chiến để giành vị trí thống trị thế giới là không thể tránh khỏi và Hitler đã chuẩn bị cho cuộc chiến đó.
Đầu năm 1937, Hitler vô cùng phấn khích khi Willy Messerschmitt, một nhà thiết kế máy bay, công bố chiếc máy bay ném bom tầm xa được sản xuất tại nhà máy ở Augsburg. Chiếc máy bay khổng lồ bốn động cơ mang tên Me 264 có khả năng bay tới bờ biển nước Mỹ. Tuy nhiên, Hilter yêu cầu cần phát triển chiếc máy bay này để nó có thể bay nhanh hơn và có kích thước lớn hơn. Nhưng chiếc Me 264 ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề. Để khắc phục, Hitler đã ra lệnh cho hải quân chiếm Iceland, vùng đất nằm giữa châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, vào giữa những năm 1941, mặc dù ở thế trung lập và không tham gia chiến tranh, Mỹ nhận thấy nguy cơ đang rình rập và họ đã lên tiếng bảo vệ Iceland nhằm tránh để cho Iceland bị biến thành căn cứ của Đức.
Chiếc máy bay khổng lồ bốn động cơ mang tên Me 264 có khả năng bay tới nước Mỹ.

Trước đó, Hitler từng phái tàu thủy chở 8 biệt kích bao gồm Ernst Burger (36 tuổi), Herbert Haupt(22 tuổi), George John Dasch (39 tuổi), Edward John Kerling (33 tuổi), Richard Quirin (34 tuổi), Heinrich Harm Heinck (35 tuổi), Hermann Otto Neubauer (32 tuổi) , Werner Thiel (35tuổi) mang theo súng, thuốc nổ bí mật đổ bộ vào bờ biển Long Island và Florida, với nhiệm vụ gây ra các vụ phá hoại ở Mỹ.
Ngày 13/6/1942, nhóm biệt động đầu tiên gồm 4 tên người Đức cải trang thành dân thường. Họ mang theo súng, chất nổ và các vật dụng cần thiết và tiến vào bờ gần Manhattan. Bốn ngày sau đó (17/6), bốn tên còn lại cũng rời tàu và tiến vào bờ biển ở Florida.
Bọn chúng đã dự định tấn công vào các cơ sở kinh tế chủ chốt của Mỹ như nhà máy điện tại vùng Niagara Falls, các nhà máy nhôm ở bang Illinois và Tennessee.
Kế hoạch tấn công của 8 tên này bị đổ bể sau khi hai 2 tên trong số đó tự nộp mình cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
Ngay sau đó, 6 tên còn lại cũng đã bị bắt giữ. Hai tên đầu thú đã được chính quyền Mỹ trả về Đức vào năm 1948 trong khi số còn lại bị tử hình bằng ghế điện.
Song Tú (Theo Dailymail)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
hát xít Đức từng dự định thâu tóm Mỹ



Đầu tháng 11, chuyên trang lịch sử Historynet đăng bài viết của sử gia Gerhard L.Weinberg nghiên cứu quá trình dẫn đến chiến tranh giữa Mỹ và Đức hồi Thế chiến 2. Theo đó, Quốc trưởng Đức Adolf Hitler từng dự định vượt đại dương thâu tóm nước Mỹ.


Một mẫu máy bay ném bom Me 264 - Ảnh: Century-of-flight
Chuẩn bị vũ khí khủng

Theo sử gia Weinberg, ngay từ thập niên 1930, nhà độc tài Hitler đã bắt đầu nuôi tham vọng vượt Đại Tây Dương để tấn công thâu tóm Mỹ. Quốc trưởng Đức khi đó dự định sau khi chiếm trọn Anh, sẽ dùng nước này làm bàn đạp để đổ bộ vào khu vực Bắc Mỹ.
Đặc biệt, với tinh thần phân biệt chủng tộc, Hitler cho rằng một quốc gia như Mỹ với dân chúng từ khắp nơi trên thế giới đổ về thì khó đủ sức trở thành lực lượng quân sự có tính gắn kết cao.
Tuy nhiên, Mỹ lại sở hữu một lực lượng hải quân hùng hậu và cách khá xa châu Âu nên đây chính là trở ngại lớn nhất. Đến cuối thập niên 1930, Berlin ra sức đẩy mạnh các chương trình vũ khí chiến lược để có thể tấn công Washington. Trong đó, hai dự án then chốt là máy bay ném bom hạng nặng Messerschmitt Me 264 Amerika và tàu sân bay lớp Graf Zeppelin.
Phát triển từ dòng phi cơ do thám tầm xa Messerschmitt, máy bay ném bom hạng nặng Me 264 được trang bị 4 động cơ công suất cực lớn cho phép đạt tốc độ tối đa đến 560 km/giờ. Đây là tốc độ rất ấn tượng đối với một oanh tạc cơ hạng nặng vào thời bấy giờ.
Quan trọng hơn, Me 264 trang bị 4 súng máy, 2 pháo 20 mm và chở theo nhiều tấn bom, có tầm bay đến 15.000 km đủ để vượt qua Đại Tây Dương tấn công nước Mỹ.
Tháng 12.1942, Đức giới thiệu loại chiến đấu cơ này và thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Tuy nhiên, hai năm sau thì Berlin đình chỉ dự án này để tập trung vào chương trình phát triển oanh tạc cơ Ju 390. Loại Ju 390 được trang bị 6 động cơ và tầm bay đạt xấp xỉ 10.000 km. Thế nhưng, loại chiến đấu cơ này lại chưa ghi dấu ấn chính thức nào trong lịch sử Thế chiến 2.
Đến thập niên 1950, một số thông tin giải mật tiết lộ một chiếc Ju 390 từng vượt Đại Tây Dương thành công và chỉ còn cách bờ đông nước Mỹ khoảng 20 km thì quay về Pháp. Ngoài ra, Nhật Bản cũng từng mua bản quyền để dự định tự sản xuất Ju 390 nhưng kế hoạch cuối cùng đổ vỡ.

Mô hình tàu sân bay Graf Zeppelin - Ảnh: Wikipedia

Tàu sân bay Graf Zeppelin đang đóng tại cảng Kiel, Đức năm 1940 - Ảnh: wrecksite.eu
Trong khi đó, vào giữa thập niên 1930, Berlin lên kế hoạch chế tạo tàu sân bay lớp Graf Zeppelin. Khi đó, Đức quốc xã tin rằng với tầm hoạt động hơn 14.000 km thì hàng không mẫu hạm này sẽ là phương tiện hữu hiệu dùng để triển khai chiến đấu cơ tấn công Mỹ.
Ngày 28.12.1936, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của lớp này được hạ thủy. Với độ choán nước khoảng 33.000 tấn, tàu sân bay Graf Zeppelin đạt tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ (xấp xỉ 65 km/giờ) và được trang bị một số vũ khí phòng thủ. Đồng thời, hàng không mẫu hạm này có thể mang theo 43 chiến đấu cơ gồm các loại như chiến đấu cơ Bf 109, máy bay ném bom Ju 87 và máy bay thả ngư lôi Fi 167.
Thế nhưng, việc hoàn thiện gặp một số khó khăn nên chương trình nhiều lần bị trì hoãn. Đến tháng 4.1943, chiếc tàu được hoàn thiện và thực hiện chuyến chạy thử đầu tiên sau đó 4 tháng.
Đức quốc xã từng lên kế hoạch chế tạo 4 chiếc Graf Zeppelin nhưng chỉ 2 tàu được hoàn thiện. Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân khác nhau khiến hàng không mẫu hạm loại này chưa bao giờ tham chiến.
Vì thế, tham vọng của nhà độc tài Hitler đối với việc sử dụng hàng không mẫu hạm tấn công Mỹ chưa bao giờ thành hiện thực.
Kịch bản tấn công

Tham vọng quá rõ của Quốc trưởng Đức Hitler khiến dư luận nước Mỹ không khỏi lo ngại. Ngoài ra, tháng 12.1941, cả nước Mỹ choáng váng vì căn cứ Trân Châu cảng bất ngờ bị Nhật Bản tấn công. Đặc biệt, đến năm 1942, hải quân Đức đả bại các hạm đội Anh trên khắp Đại Tây Dương khiến Mỹ bị uy hiếp cả hai phía đông và tây.

Kịch bản tấn công Mỹ mà Đức và Nhật có thể thực hiện - Ảnh: Daily Mail
Trong khi đó, theo sử gia Weinberg, Berlin cũng nhận ra rằng việc liên kết cùng Tokyo để tấn công Washington là giải pháp khả thi nhất. Bối cảnh ấy có thể khiến nước Mỹ phải lưỡng đầu thọ cường địch, nên giới chuyên gia quân sự, tướng lĩnh bắt tay vào phân tích các kịch bản tấn công mà Đức và Nhật phối hợp tiến hành.
Ngày 2.3.1942, tạp chí LIFE dẫn phân tích của giới chuyên gia đăng tải hình ảnh lược đồ về thế trận tấn công Mỹ mà liên minh Đức - Nhật có thể thực hiện. Theo đó, dựa vào bàn đạp ở châu Âu lục địa, Đức sẽ tấn công thâu tóm Iceland rồi chiếm Greenland.
Mặc dù thuộc châu Âu nhưng Greenland lại có vị trí địa lý sát nách Bắc Mỹ, cận kề Canada. Từ đó, Đức sẽ chọc thẳng vào bờ đông nước Mỹ, nơi tập trung khá nhiều thành phố quan trọng của quốc gia này.
Cũng theo kịch bản trên, tại Thái Bình Dương, Nhật Bản sẽ cấp tập tấn công để thâu tóm Trân Châu cảng. Xa hơn, Nhật Bản sẽ tấn công vào các khu vực Trung Mỹ vốn được phòng thủ khá lơi lỏng, rồi tiến đánh bờ tây nước Mỹ.
Khi đó, các thành phố trọng yếu tại đây như Los Angeles, San Francisco và Seattle có thể trở thành mục tiêu tấn công của Tokyo. Như thế, Nhật và Đức sẽ hình thành nên hai mũi giáp công nhằm thâu tóm nước Mỹ. Nếu kịch bản này xảy ra, các đồng minh của Washington tại châu Âu sẽ khó lòng hỗ trợ nước Mỹ.
Tuy nhiên, vào thời điểm trên, Washington cũng lập kế hoạch cầu vồng vốn phục vụ cho chương trình tấn công toàn cầu để Mỹ thâu tóm cả thế giới. Theo đó, ngay cả khi bị tấn công từ 2 phía đông và tây thì Washington vẫn có kế hoạch ứng phó.
Thế nhưng, thực tế thì khu vực Bắc Mỹ gần như hoàn toàn không hứng chịu bom đạn trong suốt Thế chiến 2. Nhà độc tài Hitler cũng chưa bao giờ có thể đe dọa trực tiếp Washington trên lục địa châu Mỹ.
Ngô Minh Trí
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hitler từng âm mưu hỏa thiêu New York: Những vũ khí thần kỳ




Kế hoạch tấn công Mỹ của Hitler bao gồm nhiều loại vũ khí thần kỳ đi trước thời đại như “máy bay oanh tạc Mỹ” Me 264 khổng lồ, bom bay V-1, V-2 đến tên lửa đạn đạo liên lục địa A-10/A-9.

Tháng 4-1942, các nhà chiến lược Đức hoàn tất kế hoạch tấn công Mỹ. Danh sách mục tiêu bao gồm 21 nhà máy chế tạo các thiết bị quân sự quan trọng ở miền Đông duyên hải nước Mỹ, như Nhà máy Sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney ở Đông Harford, bang Connecticut, hay Nhà máy Sperry Gyroscopes chế tạo thiết bị phi hành ở Brooklyn, New York.
Để thực hiện kế hoạch nói trên, Đức cần những vũ khí hiện đại. Đặc biệt, Đức cần máy bay ném bom đường dài có thể bay tới Mỹ từ Pháp rồi bay về mà không cần tiếp tế nhiên liệu. Chiếc máy bay ném bom kiểu này đầu tiên mang tên Messerschmitt Me 264 có thể bay xa trên 18.000 km và chở 5 tấn bom được trình làng năm 1937.

Máy bay ném bom Ju 390 - Ảnh: tư liệu
Từ Me 264 đến Ju 360
Mãi đến năm 1941, hãng Messerschmitt mới nhận được hợp đồng chế tạo thử 6 chiếc Me 264. Nếu thành công, Chính phủ Đức sẽ đặt thêm 24 chiếc để đánh Mỹ. Ngoài Messerschmitt, còn có 4 hãng máy bay khác là Junkers, Heinkeil, Focke-Wulf và Horten tham gia cuộc chạy đua sản xuất “Máy bay oanh tạc Mỹ” (Amerika Bomber) theo cách gọi của Hitler.
Trong số này, đáng chú ý nhất là Công ty Junkers thuộc quyền quản lý của không quân Đức đã chế tạo được máy bay ném bom hạng trung loại Ju 290. Để đáp ứng yêu cầu đánh Mỹ, chiếc Ju 290 được nâng cấp lên Ju 360 có 6 động cơ (công suất mỗi động cơ là 1.700 sức ngựa). Với sải cánh dài 61,54 m và chiều dài 37,4 m, chiếc Ju 390 được xem là máy bay ném bom lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.
Năm 1943, Đức đã sản xuất thử được 3 chiếc Me 264, hai chiếc Ju 360 và 8 chiếc He 277 (của hãng Heinkel), hai mẫu Ta 400 (của hãng Focke-Wulf) và Ho 18 (của Horten) nhưng không đạt yêu cầu. Có tin đồn một chiếc Ju 390 từng bay qua Mỹ, chỉ cách New York 19 km và chụp ảnh đảo Long Island ở kế bên. May thay, lúc đó Đức cần dành ưu tiên để sản xuất máy bay chiến đấu khác, nên kế hoạch sản xuất “Máy bay oanh tạc Mỹ” không có thời gian triển khai.
Bom bay V-1, V-2
Tháng 6-1944, Đức triển khai một loại “vũ khí thần kỳ” mới: tên lửa hành trình V-1 đầu tiên trên thế giới. Đây là một kiểu máy bay phản lực không người lái nhỏ phóng từ một bệ phóng dài. Chiếc V-1 có thể mang đầu đạn chứa 900 kg thuốc nổ và tấn công mục tiêu ở khoảng cách 151,6 km. Do đó, cũng được gọi là bom bay.
Bom bay V-1 đã được dùng để oanh tạc London từ nước Pháp mà người Anh không có cách gì ngăn chặn. Nó bay quá nhanh (gần 4 lần tốc độ âm thanh) nên không có loại vũ khí phòng không nào bắn kịp và cũng không có chiến đấu cơ nào đuổi kịp. Ngay cả khi bị bắn trúng, nó cũng không rớt. Trong thế chiến thứ hai, đã có 23.000 người bị V-1 giết chết, trong đó có 2.745 cư dân London. Mối đe dọa khủng khiếp này chỉ được ngăn chặn khi quân đội đồng minh đánh chiếm được các bệ phóng V-1 của Đức.
V-1 bắn tới London nhưng không bắn tới nước Mỹ. Vì vậy, các nhà khoa học tiếp tục phát triển V-2, là tên lửa đạn đạo đầu tiên được dùng trong một cuộc chiến hiện đại. Người có ý tưởng dùng V-2 là tiến sĩ Bodo Lafferentz, một trong những kỹ sư giỏi nhất của Đức quốc xã.
Từ mùa thu 1943, Đức bắt đầu triển khai kế hoach mang tên “Prufstand XII” tấn công các thành phố Mỹ bằng V-2. Theo kế hoạch này, tàu ngầm Đức sẽ kéo 3 thùng container hàn kín, mỗi thùng chứa một V-2 đến cách bờ biển Mỹ khoảng 160 km. Đến nơi, phần đuôi container sẽ được bơm nước để làm nổi phần đầu theo chiều thẳng đứng. Thùng container trở thành một bệ phóng V-2 nổi. Sau 30 phút chuẩn bị, chiếc V-2 có thể xuất kích. Trong khi 3 chiếc V-2 tiến về New Yorkvà các thành phố khác, các thùng container rỗng sẽ bị nhấn chìm xuống đáy biển.
Tháng 4-1945, Đức bắt đầu chế tạo 3 thùng container đặc biệt nhưng trong lúc thi công, công xưởng sản xuất container này bị Hồng quân Liên Xô đánh chiếm.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa
Ngoài phương án V-2 nói trên, Đức còn một phương án khác, theo đó bom bay V-2 được gắn thêm cánh (gọi là A-4) và một tầng tên lửa đẩy phụ có tên A-10. Tầng phụ này sẽ đẩy A-4 lên độ cao 56 km rồi tách ra, rơi xuống đất. Chiếc A-4 tiếp tục hành trình đến mục tiêu.
Sau đó, các kỹ sư tiếp tục cải tiến A-4 thành A-9. Theo kỹ sư Walter Dornberger, tổ hợp A-9/A-10 có thể đánh trúng mục tiêu ở cách xa 4.000 km trong vòng 35 phút. Trên đường bay, nó sẽ được nhiều phao tiêu nổi trên biển hướng dẫn bay đến mục tiêu bằng tín hiệu radio.
Rất may, trước khi các phương án nói trên được đưa vào hoạt động, chiến tranh kết thúc với phần thắng thuộc về phe Đồng minh.

Tổ hợp tên lửa A-10/A-9 - Ảnh: Unmuseum
Từ năm 1944, máy bay Anh-Mỹ chụp ảnh được 7 kiến trúc kiên cố kiểu boong-ke trên lãnh thổ Pháp nhưng không biết để làm gì. Sau này, mới biết nó dùng để phóng V-1 và V-2. Đa số boong-ke hướng về London hoặc Bristol. Đặc biệt có một boong-ke ở Wizernes hướng về thành phố New York làm người Mỹ thất kinh. Hầm boong-ke này có nhiều cửa thép chống bom to gấp đôi tên lửa A4.
Liệu các kế hoạch nói trên có khả thi? Theo một nghiên cứu khoa học sau này của hải quân Mỹ, nó khả thi nếu có thời gian. Bằng chứng là nhiều nhà khoa học Đức quốc xã liên quan đến những kế hoạch đó đều được Liên Xô và Mỹ rước về phát triển chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể mang đầu đạn hạt nhân của mình.
Theo Người Lao Động
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Hitle có khi là người hành tinh khác ấy chứ, ông ta quá ác độc, hành động khó lường
 

macquoccong

Xe máy
Biển số
OF-299104
Ngày cấp bằng
19/11/13
Số km
54
Động cơ
309,440 Mã lực
Nơi ở
hà nội
rất hay và ý nghĩa
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top