[Funland] Chiến tranh thế giới thứ II với những mẫu chuyện copy, paste thú vị

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Điệp viên hai mang vĩ đại nhất Thế Chiến II - Kỳ 1: Mạng lưới điệp viên ảo


Các cuộc đổ bộ lên bờ biển Normandy ngày 6/6/1944 đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc giải phóng khu vực Tây Âu khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức. Cơ quan tình báo Anh đã có đóng góp vô cùng quan trọng cho sự thành công của cuộc đổ bộ này thông qua điệp viên hai mang Juan Pujol, biệt danh Garbo, người được đánh giá là điệp viên hai mang vĩ đại nhất Thế chiến II.


Kỳ 1: Mạng lưới điệp viên ảo


Năm 1941, phát xít Đức chiếm đóng Tây Ban Nha, Đại sứ quán Anh ở thủ đô Mađrít bị phong tỏa, nước Pháp đã suy sụp. Tuy vậy, khi đó, người Đức không hề biết rằng, Juan Pujol - người thanh niên Tây Ban Nha nhỏ nhắn tình nguyện đến Luân Đôn (Anh) để hoạt động gián điệp cho họ - là một điệp viên của Anh, người đã cho Đức “ăn” một cú lừa ngoạn mục liên quan đến cuộc đổ bộ của quân đồng minh lên bãi biển Normandy. Người Đức cũng không biết rằng mạng lưới điệp viên mà họ chỉ thị cho anh gây dựng ở Anh gồm 27 thành viên chỉ tồn tại trong tưởng tượng.

Juan Pujol sinh năm 1912 ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và có quan điểm chính trị tự do. Anh tham gia cuộc nội chiến Tây Ban Nha, nhưng theo như anh tuyên bố thì chưa bao giờ anh bắn một viên đạn vào bất cứ phe nào. Từ trải nghiệm đó, anh cảm thấy căm ghét chế độ độc tài chuyên chế nói chung và đặc biệt là chủ nghĩa phát xít. Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai bùng nổ đã thôi thúc anh làm điều gì đó để cống hiến cho nhân loại.

Juan Pujol quyết định liên lạc với Anh với lời đề nghị anh sẽ làm gián điệp cho họ chống lại phát xít Đức. Những tưởng đề nghị này sẽ được chấp thuận nhưng hóa ra lại bị từ chối thẳng thừng. Mặc dù vậy, Juan Pujol vẫn không nản lòng. Năm 1941, Pujol đã 3 lần bắt liên lạc với cơ quan đại diện ngoại giao của Anh ở Mađrít và ở thủ đô Lixbon của Bồ Đào Nha. Cả 3 lần cơ quan ngoại giao Anh đều từ chối gặp mặt anh. Sau những thất bại liên tiếp như vậy, anh vẫn không nản chí. Pujol quyết định tự xoay xở bằng cách xin làm gián điệp cho phát xít Đức và anh đề nghị được làm việc ở Anh.

Trái với những lần trước, Pujol không gặp trở ngại nào trong việc tiếp xúc với bộ phận tình báo của Đức ở Mađrít. Anh khai với Đức rằng anh là một quan chức của chính phủ Tây Ban Nha có tư tưởng ủng hộ phát xít, đang trên đường đến Luân Đôn trong một chuyến công cán cho chính phủ và muốn làm việc cho phát xít Đức ở đó. Sau đôi chút lưỡng lự ban đầu, người Đức chấp thuận đề nghị của anh. Sau đó, Pujol được tham gia một khóa học cấp tốc về nghiệp vụ phản gián, bao gồm cả nghiệp vụ mã hóa tài liệu. Khi đã gây dựng được chỗ đứng ở Anh, nhiệm vụ tiếp theo của anh là thiết lập một mạng lưới gián điệp nhằm thu thập các tin tức về quân đội Anh theo yêu cầu của phát xít Đức

Thay vì đi đến nước Anh như kế hoạch đã sắp xếp, Pujol đến thẳng Lixbon, vẫn với mục đích cố gắng liên hệ với phía Anh và bắt đầu gây dựng một mạng lưới điệp viên ảo, chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của anh. Pujol có trong tay một bản sao tài liệu hướng dẫn những điều cần biết khi đến Anh, vài cuốn sách tham khảo (bao gồm cả một cuốn viết về Hải quân hoàng gia Anh) và vài cuốn tạp chí mà trước đó anh đã tìm thấy trong thư viện. Từ những tài liệu trên, anh đã dựng lên các báo cáo với những thông tin đắt giá như thể chúng được gửi tới từ Luân Đôn.

Bởi chưa từng đến nước Anh nên Pujol đã mắc phải một số lỗi khá cơ bản trong hoạt động tình báo. Một trong số này là nhận xét của anh sau một chuyến đi đến Glasgow, Xcốtlen. Theo đó, Pujol báo cáo với người Đức rằng anh đã tìm thấy những người Glasgow “sẵn lòng làm bất kỳ điều gì chỉ để đổi lấy một lít rượu vang”. Thực sự thì người Glasgow không lấy gì làm thích thú với rượu vang- thứ mà người Pháp vốn rất mê đắm. May mắn cho anh, người Đức dường như cũng không hiểu biết gì về thói quen uống rượu của người Glasgow nên họ không nhận ra sai sót này.

Tháng 4/1942, Pujol bắt liên lạc với Cơ quan tình báo hải ngoại của Anh (MI6) và lần này, đề nghị hợp tác của anh được MI6 để mắt tới. Pujol lập tức được đưa đến Luân Đôn. Tại đây, mọi hoạt động của anh được đặt dưới sự chỉ đạo của Cơ quan tình báo Anh, mà cụ thể là một sĩ quan biết nói tiếng Tây Ban Nha là Tomas (Tommy) Harris trực tiếp quản lý anh. Ngành tình báo Anh gọi đây là một trong những mối quan hệ đối tác hiếm có giữa hai thiên tài xuất chúng trong Thế chiến II.

Tính đến năm 1944, Pujol và Harris đã phối hợp với nhau để tạo ra 27 điệp viên ảo, với những bộ lý lịch hoàn hảo. Trong số này có những nhân vật như: Một người Vênêxuêla sống ở Glasgow, một trung sĩ quân đội Mỹ và một người xứ Wales, Vương quốc Anh, theo đường lối dân tộc chủ nghĩa chỉ huy một nhóm người ủng hộ chủ nghĩa phát xít có tên gọi là “Những người anh em vì một trật tự thế giới của người Arian” ở thành phố Swansea, xứ Wales. Việc liên lạc giữa Pujol với đại diện của Đức ở Mađrít được thực hiện thông qua các lá thư viết tay. Những lá thư này trông vẻ ngoài không có gì đặc biệt nhưng chúng lại chứa đựng những nội dung mật đã được mã hóa. Điểm đến của chúng là một địa chỉ ở Lixbon do phía Đức chỉ định.


Theo Khánh Chi (Báo Tin Tức)​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Điệp viên hai mang vĩ đại nhất Thế Chiến II- Kỳ 2: Chiến thuật tạo lòng tin


Trong suốt thời gian Pujol hợp tác với Harris, hai người đã viết tổng cộng 315 lá thư. Trung bình mỗi lá thư dài 2.000 từ. Pujol quyết định trước nội dung bức thư mặc dù anh vẫn ở Bồ Đào Nha. Anh tỏ ra là một người thích dài dòng, một tên phát xít cuồng tín, sẵn sàng hy sinh vì “trật tự thế giới mới” của phát xít Đức.

Nguồn thông tin phong phú mà mạng lưới của Pujol cung cấp cho phát xít Đức được duy trì trong một thời gian dài dưới sự điều hành của Cơ quan tình báo Anh. Mục đích là tạo niềm tin của đối phương đối với mạng lưới tình báo của Pujol. Theo đánh giá của tình báo Anh, trong giai đoạn Thế chiến hai, các cơ quan tình báo của phát xít Đức, chí ít là ở Tây Ban Nha, được các điệp viên trong mạng lưới tình báo của Pujol ở Anh cung cấp lượng thông tin nhiều đến mức họ không cần tiến hành thêm hoạt động tình báo nào khác ở Anh.

Ngay từ đầu, Cơ quan tình báo Anh đã đặt ra mục tiêu xây dựng lòng tin của Đức vào các điệp viên ảo của Pujol để đến thời điểm nào đó, quân đồng minh sẽ ra một đòn quyết định đối với phát xít Đức.

Đầu tiên, nhóm điệp viên tham gia hỗ trợ các kế hoạch đổ bộ của chiến dịch “Ngọn đuốc” diễn ra ở khu vực Bắc Phi vào tháng 12/1942. Theo báo cáo do một “điệp viên” của Juan Pujol gửi về từ Clyde (Xcốtlen) cho quân Đức, một đoàn tàu chiến và tàu chở quân của Anh đã rời khỏi cảng. Chúng được ngụy trang theo kiểu riêng của vùng Địa Trung Hải. Lá thư gửi theo đường hàng không này được đóng dấu bưu điện ngay trước khi diễn ra cuộc đổ bộ và vì thế Bộ Chỉ huy tối cao quân đội Đức không có đủ thời gian trở tay. Nội dung thông tin này hoàn toàn chính xác, nhưng xét về mặt tác chiến thì nó lại hầu như không có giá trị gì vì bức thư được gửi đi quá trễ. Tuy vậy, giới tình báo Đức vẫn cảm thấy rất vui mừng vì dẫu sao, đó cũng là một thông tin chính xác mà họ đã nhận được từ Juan Pujol. Sau khi gửi bức thư này đi, Pujol nhận được thư phúc đáp của người Đức, trong đó có đoạn: “Chúng tôi lấy làm tiếc bởi lá thư đến quá muộn, nhưng báo cáo của anh thật có ý nghĩa”.


Năm 1943, các chỉ huy người Đức của Pujol rất muốn thiết lập được một đường dây liên lạc vô tuyến. Biết được mong muốn này, Pujol báo cáo với cấp trên là anh đã tìm được một kỹ sư vô tuyến, người sẵn lòng giúp anh làm việc đó vì nghĩa. Tất nhiên, người kỹ sư này chỉ tồn tại trong trí tượng tưởng của Pujol mà thôi. Từ tháng 8/1943, hầu như mọi báo cáo của Juan Pujol đều được truyền qua đường dây liên lạc của người kỹ sư ảo này.

Với Pujol, công việc điều hành mạng lưới gián điệp ảo không hề đơn giản chút nào, nếu không muốn nói là vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, đổi lại, những nỗ lực của Pujol đã được Cơ quan tình báo Anh đánh giá rất cao. Đến năm 1944, Cơ quan tình báo Anh đã đưa mạng lưới điệp viên này vào diện đặc biệt với sứ mệnh vô cùng quan trọng: Thực hiện chiến dịch đánh lừa phát xít Đức trong chiến dịch đổ bộ của quân đồng minh lên bãi biển Normandy.
Tháng 1/1944, phát xít Đức nhận định rằng quân đồng minh đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lược châu Âu trên quy mô lớn và họ muốn Juan Pujol cung cấp thông tin về kế hoạch này. Thời cơ đã đến, chỉ thị này mở đường cho chiến công vĩ đại nhất của Pujol.

Nhận định của Bộ Chỉ huy tối cao Đức về ý định của quân đồng minh là hoàn toàn đúng. Dưới biệt danh Overlord, các kế hoạch tấn công của quân Anh và Mỹ vào các vùng bị Đức chiếm đóng ở châu Âu thực tế đang được tiến hành. Tuy nhiên, điều mà phía Đức không thể nào biết là một phần của kế hoạch này liên quan đến một kế hoạch nghi binh trên quy mô lớn - Chiến dịch Fortitude, mà trong đó Juan Pujol đóng vai trò chủ đạo.

Giai đoạn giữa tháng 1/1944 đến ngày đổ bộ, có hơn 500 bức điện (mỗi ngày 4 bức điện) được trao đi đổi lại giữa Pujol và bộ phận tiếp nhận thông tin của Đức ở Mađrít, nơi có trách nhiệm truyền lại những bức điện đó đến Béclin. Các báo cáo được gửi từ mọi bộ phận trong mạng lưới gián điệp của Juan Pujol không hề nhắc một từ nào đến công tác chuẩn bị của kế hoạch Overlord. Nhờ đó mà kế hoạch này được giữ bí mật đến phút chót. Rõ ràng, để các cuộc đổ bộ thành công thì Bộ Chỉ huy tối cao của quân Đức không được biết chính xác địa điểm của các cuộc đổ bộ. Khi địa điểm đổ quân đã được quyết định là bãi biển Normady thì nhiệm vụ tiếp theo của Juan Pujol là làm cho quân Đức tin rằng đổ bộ vào đây chỉ nhằm nghi binh, còn quân đồng minh sẽ đổ bộ tại một vị trí ở khu vực Pas de Calais.

Các nhà hoạch định kế hoạch của quân đồng minh còn tin rằng, thông tin giả này có thể vẫn có giá trị ngay cả khi các cuộc đổ bộ lên bãi biển Normandy đã thành công. Trong khi đó, những điệp viên của Garbo sẽ tiếp tục báo cáo rằng các cuộc đổ bộ lên bãi biển Normandy chỉ là hành động nghi binh; do đó hướng tấn công chính của phát xít Đức vẫn nhằm vào Pas de Calais.




Theo Khánh Chi (Báo Tin Tức)​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Điệp viên hai mang vĩ đại nhất Thế Chiến II - Kỳ cuối: Đức đã bị lừa như thế nào?


Để đạt được mục tiêu này, các nhân viên của Cơ quan tình báo Anh và chỉ huy chiến dịch của họ phải hết sức cẩn trọng trước khi quyết định truyền đi bất kỳ bức điện nào cho Pujol, để anh cung cấp cho người Đức. Thông thường, nội dung các bức điện tuy là đúng sự thật nhưng lại chỉ là những mẩu tin vụn vặt. Giống như trò chơi ghép hình, mỗi một bức điện chỉ là một miếng ghép của một bức tranh, chỉ có thể hiểu được ý nghĩa đầy đủ của nó khi nó đã được ghép với những bức điện khác trong một tổng thể.



Tâm điểm của kế hoạch nghi binh là một đội quân “ma” với nhóm lính Mỹ đầu tiên (FUSAG). Lực lượng ảo này bao gồm 11 sư đoàn (150.000 quân), cùng với những chiếc xe tăng giả, đặt dưới sự chỉ huy của Đại tướng George S. Patton, một trong những chỉ huy xuất sắc nhất của quân đồng minh. FUSAG thực hiện mọi bước chuẩn bị để đổ bộ lên Kent và Essex ở Pas de Calais – một nơi rất xa so với vị trí đổ bộ thực tế về phía tây. Các nhân viên của Cơ quan tình báo Anh được sử dụng để phụ họa cho kế hoạch nghi binh này. Kế hoạch của họ thành công đến mức mà cơ quan tình báo phát xít Đức và thậm chí là cả Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức cũng hoàn toàn tin vào câu chuyện giả tạo này.

Để lừa cho quân Đức tin rằng cuộc đổ bộ lên Normandy chỉ là một chiến thuật nghi binh và hướng đổ bộ chính vẫn là khu vực Pas de Calais, quân đồng minh sắp xếp rằng vào ngày 5/6, Pujol sẽ thông báo cho phát xít Đức là anh sẽ chuyển một bức điện khẩn vào lúc 3 giờ ngày 6/6 (ngày diễn ra cuộc đổ bộ). Báo cáo này nêu rõ: Anh đã phát hiện số lượng lớn binh lính tại một địa điểm tập trung ở Southampton đang chuẩn bị di chuyển. Những người lính được phát vật dụng khi lên tàu, bao gồm cả túi dùng khi nôn mửa do say sóng, và tất cả mọi dấu hiệu cho thấy lực lượng đổ bộ đang sắp sửa tiến đến Pas de Calais. Vì thế, càng ngày Pujol càng chiếm được lòng tin của phát xít Đức.

Ngày 9/6, (ba ngày sau cuộc đổ bộ), Pujol gửi một bức điện cho người Đức. Bức điện rất dài và thông báo về cuộc họp giữa anh và các thành viên trong mạng lưới diễn ra vào ngày hôm đó. Qua bức điện này, Pujol muốn nhắc lại rằng mục đích chính của cuộc đổ bộ “nghi binh” lên Normandy là nhằm đảm bảo sự thành công cho cuộc đổ bộ thực sự của quân đồng minh sắp diễn ra ở Pas de Calais.

Phía Đức đồng ý với nhận định này. Do đó, chiến dịch Fortitude của quân đồng minh thành công hơn cả mong đợi. Kế hoạch nghi binh hoàn hảo đến mức trong cả tháng 7 và tháng 8, quân Đức bố trí hai sư đoàn thiết giáp và 19 sư đoàn bộ binh ở Pas de Calais để sẵn sàng đối phó với cuộc đổ bộ của quân đồng minh.

Tổng chỉ huy quân đội Đức, Nguyên soái Gerd von Rundstedt, tin vào những bức điện của Pujol đến mức ông ta đã gạt đi một đề xuất của Đại tướng Erwin Rommel là cho di chuyển các sư đoàn từ Pas de Calais đến Normandy. Cơ quan tình báo Anh trong Thế chiến II đánh giá: “Nếu có sự can thiệp của các sư đoàn này vào chiến trường Normandy, thì cán cân lực lượng có thể thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho quân đồng minh”. Nhưng rất may là đề xuất này của ông ta không được hưởng ứng.

Nực cười thay, với người Đức, tiếng tăm của Pujol lại được nâng lên thông qua sự kiện này. Ngày 29/7/1944, người ta thông báo với anh rằng, anh được chính Hitler trao tặng huân chương Chữ thập sắt, vì “những đóng góp phi thường” cho nước Đức. Thông qua bức điện đáp từ, Pujol và Harris bày tỏ “những lời cảm ơn khiêm nhường” của Pujol trước một vinh dự mà anh thực sự “không xứng đáng”.

Tháng 9/1944, cơ quan tình báo Anh quyết định rút Pujol về tuyến sau, trong khi mạng lưới của anh vẫn tiếp tục hoạt động nhằm cung cấp các thông tin đánh lạc hướng quân Đức.

Cơ quan tình báo Anh quyết định giấu kín những chiến thuật mà họ đã sử dụng trong chiến dịch đánh lừa tình báo phát xít Đức, nhất là cách thức sử dụng điệp viên hai mang. Họ tìm cách bảo vệ Pujol trước bất kỳ nguy cơ báo thù nào của tình báo Đức; đồng thời, người Anh cũng hy vọng rằng, vị thế thuận lợi của Pujol sẽ cho phép anh tiếp tục thâm nhập vào đội ngũ phát xít Đức thời kỳ hậu chiến.
Tháng 12/1944, Pujol được trao tặng Huân chương MBA - huân chương cao quý nhất của Anh - để ghi nhận những cống hiến to lớn của anh đối với nước Anh. Pujol sau này chuyển đến sống ở Vênêxuêla và qua đời ở thủ đô Caracát vào năm 1988.




Theo Khánh Chi (Báo Tin Tức)​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Điệp viên siêu đẳng A-201


Ông là điệp viên duy nhất của tình báo Liên Xô trong Gestapo và là người duy nhất báo tin chính xác ngày giờ Đức xâm lược Liên Xô.




Điệp viên Wilhem Lehmann 12 năm dài đơn độc đối mặt với phản gián Đức.

Tháng 6/2009, Cục Tình báo đối ngoại Liên bang Nga SVR giải mật hồ sơ, lần đầu tiên công bố tên tuổi điệp viên A-201/Breitenbach - Willi Lehmann, một trong những nguồn tin quý giá nhất của Liên Xô thời Thế chiến II ở Đức.

Trong suốt 12 năm, Lehmann đã mạo hiểm tính mạng báo cáo về Moskva những tin tức đặc biệt giá trị về sự phát triển và củng cố chế độ phát xít, quy mô chuẩn bị chiến tranh nhằm nô dịch thế giới, tăng cường tiềm lực quân sự và các công trình nghiên cứu kỹ thuật tối tân của nước Đức phát xít.

Nhờ có Lehmann, tình báo Liên Xô đã nắm được những thông tin quan trọng về cơ cấu tổ chức, nhân sự, phương thức hoạt động của các cơ quan đặc vụ Đức.

Tình nguyện hợp tác

Siêu điệp viên A-201, mật danh Breitenbach của tình báo Liên Xô tên thật là Wilhelm (Willy) Lehmann. Ông sinh năm 1884 trong gia đình nhà giáo nghèo ở ngoại ô Leipzig.

Năm 17 tuổi, ông tình nguyện gia nhập và phục vụ trong Hải quân Đức 12 năm. Năm 1913, Willy giải ngũ, quay về Berlin và với sự giúp đỡ của người bạn cũ Ernst Kour làm việc trong cảnh sát chính trị mật, ông vào làm việc cho cảnh sát Berlin. Năm 1914, ông chuyển sang phòng phản gián cho đến khi cách mạng nổ ra ở Đức năm 1918.

Tháng 4/1920, Đức tái lập cảnh sát chính trị mật, Lehmann được đề bạt làm phó phòng, thực chất là người lãnh đạo phòng phản gián của sở cảnh sát Berlin.

Năm 1927, Lehmann sang làm ở bộ phận hồ sơ, nơi tập trung toàn bộ tin tức về các nhân viên sứ quán nước ngoài lọt vào tầm mắt của sở cảnh sát Berlin.

Năm 1929, Lehmann tình nguyện hợp tác với tình báo Liên Xô vì động cơ vật chất (ông cần tiền chu cấp cho vợ Margaret, cô bồ Florentina trẻ hơn vài chục tuổi và mê đánh cá ngựa, bản thân Lehmann bị bệnh *** đường nặng), vì ông có thiện cảm với người Nga và sau này là vì động cơ chính trị. Ông bắt đầu hoạt động với bí số А-201 và mật danh Breitenbach

Những tin tức vô giá

Từ năm 1930, một trong các nhiệm vụ của Breitenbach tại phòng phản gián Berlin là điều tra các nhân viên của cơ quan đại diện Liên Xô và chống tình báo kinh tế Liên Xô tại Đức. Tin tức do Breitenbach cung cấp đã cho phép tình báo Liên Xô nắm được các kế hoạch của phản gián Đức và áp dụng các biện pháp phòng ngừa bảo vệ các tình báo viên Liên Xô và các nguồn tin của họ.

Khi tình hình ngày càng phức tạp, bọn quốc xã chuẩn bị lên nắm quyền ở Đức, Breitenbach đã bắt quen với những tên đầu sỏ của **** quốc xã, trong đó có Ernst Julius Röhm, chỉ huy các đơn vị xung kích quốc xã SA.

Sau khi Hitler lên nắm quyền vào tháng 2/1933, Breitenbach theo giới thiệu nhân vật số 2 của chế độ quốc xã trùm phát xít Hermann Goering, khi đó là thủ tướng Phổ, được chuyển sang Gestapo làm việc ngay từ khi cơ quan này được thành lập vào tháng 4/1933.

Tháng 5/1934, ông tình nguyện gia nhập SS và trở thành **** viên quốc xã năm 1937. Ngày 30/6/1934, ông giúp Goering tổ chức thực hiện chiến dịch đẫm máu “Đêm của những con dao dài” thủ tiêu Ernst Röhm, các thủ lĩnh khác của SA vì thế ông được bọn quốc xã đầu sỏ rất tín nhiệm.

Thậm chí, nhân dịp năm mới 1937, ông cùng với 3 nhân viên Gestapo khác được tặng thưởng bức chân dung Adolf Hitler đóng khung bằng bạc có chữ ký của trùm phát xít.

Breitenbach đã trở thành lá chắn bảo vệ an toàn cho tình báo Liên Xô ở Đức. Ông đã kịp thời báo trước về tất cả các hành động của Gestapo, các vụ bắt giữ và khiêu khích có thể thực hiện đối với các đại diện, các tình báo viên vỏ bọc công khai và bất hợp pháp Liên Xô nên tình báo Liên Xô trong suốt thời gian này không hề biết đến đổ vỡ là gì.

Ông thường xuyên báo cho tình báo viên Liên Xô trực tiếp chỉ đạo ông là Vasily Zarubin về tất cả những thay đổi tình hình an ninh nội địa Đức, các hành động chính trị dự kiến, cuộc đấu tranh ngầm trong nhóm đầu sỏ phát xít.

Qua quan hệ với các nhân vật hàng đầu Gestapo, Breitenbach đã thu thập và báo cáo hồ sơ cá nhân chi tiết của các nhân vật phát xít đầu sỏ như Heinrich Muller, Walter Schellenberg, Heinrich Himmler, Reinhard Heydrich và các chỉ huy tình báo Đức khác.

A-201 đã cung cấp những tin tức đặc biệt giá trị về cơ cấu tổ chức, nhân sự của Gestapo (Cục IV, Tổng cục An ninh đế chế RSHA), hoạt động của Gestapo và tình báo quân sự Abwehr, hoạt động xây dựng quân đội Đức, các kế hoạch và ý đồ của Hitler đối với các nước láng giềng, khóa mã các mật điện liên lạc trong nội địa và hải ngoại của Gestapo. Nhờ vậy, tình báo Liên Xô có thể đọc được nội dung liên lạc nội bộ của Gestapo.

Hoạt động tình báo của Lehmann chuyển sang giai đoạn mới khi ông được chuyển sang phòng phản gián Gestapo phụ trách phản gián cho công nghiệp quốc phòng và xây dựng quân đội Đức.

Thời gian này, Đức đã chế tạo và bắt đầu thử nghiệm các loại tên lửa của nhà khoa học lừng danh Werner von Braun vào năm 1934 ở gần Berlin. Nhờ có Lehmann, Liên Xô đã nắm được thông tin về các tên lửa Max và Moritz, sau này dựa vào đó Đức chế tạo các tên lửa lừng danh FAW-1 và FAW-2.

Cuối năm 1935, Breitenbach đích thân tham dự thử nghiệm tên lửa đầu tiên của Đức sử dụng nhiên liệu lỏng FAW-1 tại trường thử ở Penemunde.

Năm 1940, các tên lửa này đã oanh tạc nước Anh. Breitenbach đã báo cáo chi tiết về các vụ thử tên lửa và thông tin mật về tên lửa này. Trên cơ sở đó, tình báo Liên Xô ngày 17/12/1935 đã soạn và gửi Stalin và ủy viên dân ủy quốc phòng Voroshilov báo cáo phân tích tình trạng ngành chế tạo tên lửa của Đức.

Trong giai đoạn này, Breitenbach còn cung cấp thông tin về các chương trình đóng tàu ngầm, chế tạo xe ô tô bọc thép, sản xuất các mặt nạ phòng độc mới, các nghiên cứu về xăng tổng hợp, cao su nhân tạo.

Hè năm 1936, Breitenbach được giao phụ trách phản gián cho nhiều hướng công nghiệp quốc phòng mới. Điệp viên bắt đầu cung cấp những tin tức quan trọng về sự phát triển công nghiệp quốc phòng Đức như việc bắt đầu đóng cùng lúc hơn 70 tàu ngầm và xây dựng nhà máy bí mật sản xuất chất độc quân sự thế hệ mới.

Điệp viên đã giao cho Zarubin bản sao chỉ thị mật liệt kê 14 loại vũ khí tối tân đang sản xuất hoặc thiết kế. Ông cũng lấy được bản sao báo cáo mật “Về tổ chức quốc phòng Đức năm 1937”. Tất cả các tài liệu này đã cho phép lãnh đạo Liên Xô đánh giá khách quan sức mạnh tấn công của quân đội Đức.

Ông cũng cung cấp tin về hoạt động của bọn quốc xã ở Áo, dự thảo hiệp ước hợp tác quân sự Đức-Nhật; mùa xuân 1941, ông báo tin Đức sắp xâm chiếm Nam Tư.

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

"Chiến tranh bắt đầu lúc 3 giờ sáng"

Cuối những năm 1930, tình hình ngày một căng thẳng khi Hitler đang chuẩn bị thôn tính các nước châu Âu và chuẩn bị chiến tranh thế giới mới. Thời gian này, ông hợp tác với Liên Xô chủ yếu vì động cơ lý tưởng, chứ ít quan tâm đến khía cạnh vật chất, dù với tính cách Đức, ông không từ chối các khoản thù lao.

Trong giai đoạn lịch sử khẩn thiết như vậy, ông hầu như mất liên lạc với tình báo Liên Xô. Năm 1937, Zarubin, sĩ quan tình báo đến Đức từ tháng 12/1933 để chỉ đạo ông, phải ngừng liên lạc với Breitenbach vì bị triệu hồi về nước.

Chiến dịch thanh trừng đối với tình báo Liên Xô đã bắt đầu. Tổ tình báo Berlin lúc đó chỉ còn lại duy nhất một cán bộ là Aleksandr Agayants.

Cuối tháng 11/1938, Agayants liên lạc lần cuối cùng với Breitenbach. Đầu tháng 12, Agayants phải nằm viện và không lâu sau thì qua đời. Ông mất liên lạc cho đến tháng 9/1940 khi ông gặp được Aleksandr Korotkov mới đến Berlin làm phó chỉ huy tình báo NKVD.




Ngày 9/9/1940, tổ tình báo nhận được chỉ thị từ đích thân Ủy viên dân ủy Beria, trong đó nhấn mạnh: “Không được giao bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cho Breitenbach. Tạm thời phải lấy hết những gì nằm trong khả năng trực tiếp của anh ta và ngoài ra là tất cả những gì anh ta viết về hoạt động chống Liên Xô của các cơ quan tình báo, ở dạng tài liệu và báo cáo riêng của nguồn tin”.

Người chỉ đạo trực tiếp A-201 là Boris Nikolayevich Zhuravlev, một cán bộ tình báo trẻ vừa mới đến Berlin sau khi tốt nghiệp trường tình báo.

Breitenbach bắt đầu cung cấp một số lượng lớn tài liệu cho thấy Đức đang chuẩn bị cho cuộc chiến chống Liên Xô. Tháng 3/1941, ông báo cáo rằng, “Tổng đội III - Berlin”, đơn vị phụ trách hoạt động tình báo chống Liên Xô của tình báo quân sự Đức Abwehr đã được mở rộng khẩn cấp.

Trong phiên liên lạc ngày 28/5, A-201 báo cáo với Zhuravlev rằng, ông được lệnh khẩn cấp lên lịch trực suốt ngày đêm cho đơn vị mình.

Ngày 19/6, Lehmann gọi gặp khẩn cấp Zhuravlev và báo cáo: “Chiến tranh rồi. Tất cả đã được quyết định, không thể thay đổi được nữa. Chủ nhật, ngày 22. Ngay từ sáng sớm, lúc 3 giờ sáng. Trên toàn tuyến biên giới, từ nam lên bắc. Tuyên chiến sẽ chỉ là hình thức, cùng với quả bom đầu tiên”, sau đó xiết chặt tay Zhuravlev nói: “Vĩnh biệt đồng chí” rồi bước đi.

Ông Zhuravlev kể lại phiên liên lạc cuối cùng với Lehmann: “Tôi đã gặp Lehmann ở Berlin ngày 19/6/1941. Lần này, anh ấy rất lo lắng và ngay sau khi chào hỏi đã nói ngay là Gestapo đã nhận được mệnh lệnh nói rằng, ngày 22/6, lúc 3 giờ sáng, Đức sẽ khai chiến chống Liên Xô. Tôi cũng rất lo lắng khi tiếp nhận tin này, hai chân tôi thậm chí khuỵu xuống. Sau đó, chúng tôi chia tay, tôi lao về sứ quán, sau khi xử lý, tin này được gửi về Moskva”.

Đáng tiếc là khi nhận được bức điện này, Stalin đã viết bằng mực xanh lên báo cáo tình báo của Lehmann mấy chữ “thông tin giả”.

Sáng 22/6/1941, tòa nhà đại sứ quán Liên Xô trên phố Unter den Linden ở trung tâm Berlin đã bị nhân viên Gestapo vây kín. Tình báo Liên Xô mãi mãi mất liên lạc với Wilhelm Lehmann.

Cái chết bi tráng

Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ huy tổ tình báo NKVD ở Đức Aleksandr Korotkov được giao nhiệm vụ tìm hiểu số phận của các điệp viên giá trị của NKVD bị mất liên lạc trong thời gian chiến tranh ác liệt, trong số đó có Breitenbach và các thành viên của “Dàn hợp xướng đỏ”.

Giữa tháng 6/1945, khi Berlin hoang tàn vẫn còn nghi ngút khói lửa, Korotkov tìm đến căn hộ của Margaret Lehmann và được bà cho biết, Willy Lehmann chồng bà đã mất tháng 12/1942, chỉ còn lại bình tro cốt và vật dụng cá nhân của ông. Bà không biết chi tiết gì về cái chết của chồng.

Tình báo Liên Xô, khi sục tìm các tài liệu trong trụ sở đổ nát của Gestapo tại số 8, phố Prinz Albrechtstrasse, đã phát hiện một phiếu hồ sơ cháy xém đề tên Wilhelm Lehmann, trên có ghi chú ông đã bị Gestapo bắt vào tháng 12/1942, nhưng không nêu nguyên nhân bắt giữ.

Dựa vào phiếu hồ sơ này cùng với các tài liệu thu được khác, Trung ương tình báo ở Moskva nhanh chóng xác định được nhân viên Gestapo bị xử tử chính là điệp viên Breitenbach.

Qua điều tra, tình báo đối ngoại Liên Xô đã biết được hoàn cảnh cái chết của A-201. Tháng 5/1942, điệp viên Beck (**** viên cộng sản Đức Robert Bart, tự đầu hàng Hồng quân) của tình báo Liên Xô được tung vào Berlin để nối lại liên lạc và tiếp tục làm việc với Breitenbach. Nhưng Gestapo nhanh chóng lần ra tung tích và bắt giữ Beck. Không chịu nổi đòn tra, Beck đã khai ra quy ước liên lạc và những thông tin nhận diện điệp viên Breitenbach.

Gestapo lập tức báo cáo việc phát hiện điệp viên Liên Xô cho Heinrich Muller. Nhưng cả Himmler và Muller đã không dám báo cáo với Hitler việc một thanh tra hình sự kỳ cựu, đại úy SS chui sâu hoạt động cho Liên Xô hàng chục năm trời ngay trong lòng Gestapo.

Ngay trước lễ Giáng sinh năm 1942, Breitenbach bị triệu khẩn cấp tới cơ quan và mãi mãi không trở về. Ông đã bị Gestapo bí mật bắt giữ và thủ tiêu để tránh gây ra scandal ầm ĩ.

Trong bản tin nội bộ của Gestapo ngày 29/1/1943 có đăng thông báo “thanh tra hình sự Wilhelm Lehmann đã cống hiến đời mình cho quốc trưởng và đế chế vào tháng 12/1942”.

Một trong những điệp viên xuất sắc nhất của tình báo Liên Xô đã hy sinh bi thảm như thế. Wilhelm Lehmann không phải là người cộng sản, nhưng ông có cảm tình với nước Nga và nhân dân Nga. Cuộc đời, công lao đóng góp của ông vào chiến thắng chung trước chủ nghĩa phát xít xứng đáng sự thừa nhận và tưởng nhớ biết ơn.

Năm 1969, bà Margaret Lehmann, vợ của điệp viên A-201 đã được trao tặng tại Moskva chiếc đồng hồ vàng với dòng chữ “Kỷ niệm từ những người bạn Xô-viết”.

Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Chiến thắng Vĩ đại, ở Nga đã xuất bản cuốn sách “Điệp viên siêu đẳng” của sử gia tình báo Teodor Gladkov viết về điệp viên A-201/Breitenbach.

Và năm nay, đúng ngày Chiến thắng 9/5/2011, truyền hình Nga đã phát bộ phim truyền hình “Điệp viên A-201 - người của chúng ta trong Gestapo”.


Theo Văn Phong (Đất Việt Online)​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Những "phù thủy bóng đêm" khiến phát xít Đức khiếp sợ


Phát xít Đức khiếp sợ và gọi họ là “phù thủy bóng đêm”. Họ là ai?

Phát xít Đức gọi họ là “phù thủy bóng đêm” bởi cách họ tắt động cơ máy bay rồi lặng lẽ sà xuống trước khi thả bom cũng như bởi tiếng rú từ chiếc phi cơ mà họ điều khiển khiến chúng tưởng tượng đến tiếng chổi bay của phù thủy. Những phi công này đã rải 23.000 tấn bom, góp phần đuổi quân phát xít Đức quay trở lại Berlin.
Những “phù thủy bóng đêm” đó là các nữ phi công của trung đoàn đánh bom đêm số 588 thuộc Hồng quân Liên Xô. Đối với kẻ địch, họ là những “phù thủy” đáng sợ nhất, bất kỳ kẻ nào có thể hạ được “một phù thủy” sẽ được phát xít Đức trao thưởng lớn.
Máy bay Polikarpov của các nữ phi công.

Đó là vào năm 1941, khi phát xít Đức bắt đầu nhắm đến Liên Xô, Moskva đã kêu gọi nữ giới tham gia lực lượng không quân. Rất nhiều cô gái trong độ tuổi 19, 20 đã tình nguyện xin được đứng trong hàng ngũ nữ phi công. Cũng trong năm đó, nhà lãnh đạo Josef Stalin đã ký sắc lệnh thành lập ba trung đoàn không quân gồm toàn nữ giới.
Các nữ phi công trẻ này điều khiển những chiếc máy bay gỗ và vải bạt mỏng manh Polikarpov PO - 2 để đối chọi lại với quân địch được trang bị đầy đủ trong chiến trận được coi là khốc liệt nhất Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bị trúng đạn, chiếc máy bay của họ sẽ bốc cháy như tờ giấy.
Nhận mệnh lệnh trước khi ra trận.

Trong những nữ phi công đầu tiên đó có cô gái Nadezhda Popova 19 tuổi, người sau này trở thành một trong những anh hùng lực lượng Xô viết được ca ngợi nhiều nhất. “Phù thủy bóng đêm” Popova sau này tuy tóc đã bạc, mắt đã mờ nhưng vẫn không hề đánh mất ý chí sắt thép khi kể lại quãng thời gian chiến đấu oai hùng: “Đó là cuộc chiến nguy hiểm nhưng chúng tôi không có thời gian để sợ hãi”.
Nhiệm vụ của các “phù thủy bóng đêm” luôn đầy rẫy hiểm nguy và nhiều áp lực. Tổng thể 40 chiếc máy bay, mỗi chiếc có 2 nữ phi công, sẽ bay 8 lần hoặc nhiều hơn trong một đêm. Bà Popova thậm chí có thời điểm đã xuất kích đến 18 lần một đêm (vào thời điểm đó mỗi chiếc máy bay chỉ có thể thả 2 quả bom trong một lần xuất kích).
Giây phút thư giãn của các nữ “phù thủy”.
Điều phi thường và đáng ngưỡng mộ ở những nữ “phù thủy” này là họ chỉ lái máy bay trong đêm và họ không hề đem theo dù. Máy bay của các “phù thủy” cũng không có radar, súng, radio mà chỉ có la bàn và bản đồ. Nếu bị trúng đạn, những chiếc “chổi bay” của nữ “phù thủy” sẽ bốc cháy như tờ giấy.
Với vô số khó khăn và nguy hiểm, các nữ “phù thủy” chưa bao giờ chùn bước. Trung úy Galina Brok - Beltsova, nay đã 85 tuổi, một trong những “phù thủy” năm nào, nhớ lại: “Chúng tôi có một nhiệm vụ lớn trước mặt, đó là tiêu diệt quân thù”. “Chúng tôi có thể ngủ ở bất cứ địa điểm nào tìm thấy, kể cả là những cái hố trên mặt đất, trong lều và hang. Chúng tôi ra quân vào ban đêm, sau khi quân Đức bắt đầu ngủ và đánh bom chúng”, bà Beltsova hồi tưởng.
Sự gan dạ không phải là yếu tố duy nhất khiến các nữ “phù thủy” thành công mà yếu tố quan trọng nhất là họ có chiến thuật chiến đấu vô cùng thông minh. Các nữ “phù thủy” thường bay trong đội hình 3 máy bay với 2 máy bay luôn hoạt động như chim mồi thu hút sự chú ý của phát xít Đức. Sau một thời điểm nhất định, 2 máy bay sẽ đột nhiên tách ra những hướng khác nhau và nhanh chóng di chuyển khi chiếc còn lại thả bom.
Amy Goopaster Strebe, nhà sử học và là tác giả cuốn sách Flying for Her Country (tạm dịch: Bay vì đất nước của cô ấy), nhận định: “Có lẽ những nữ phi công này đều mang trong người niềm khao khát được khám phá và tự do. Chính điều này đã dẫn họ đến với lực lượng không quân”.
Quãng thời gian chiến đấu của các nữ “phù thủy” luôn đầy ắp kỷ niệm. Họ mặc đồng phục “kế thừa” từ những nam phi công. Máy bay của họ có buồng lái “lộ thiên”, vì vậy khuôn mặt của các nữ phi công thường “đóng băng” trong đêm giá lạnh. Popova nhớ lại: “Vào mùa đông, đôi bàn chân của chúng tôi như đông cứng trong ủng nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục”.
Một lần, sau chuyến bay tiêu diệt địch thành công, nữ “phù thủy” Popova đã đếm được 42 lỗ đạn trên thân chiếc máy bay bé nhỏ của mình. Tấm bản đồ trên máy bay cũng bị trúng đạn và thậm chí đạn còn sượt qua mũ phi công của bà.
Liên Xô là nước đầu tiên cho phép phi công nữ lái máy bay và thả bom nên các nữ “phù thủy” đôi khi cũng gặp khó khăn trong vấn đề phân biệt giới tính. Bà Brok - Beltsova hồi tưởng lại: “Các đồng nghiệp nam nghĩ chúng tôi quá trẻ, ngây thơ và không có khả năng chiến đấu với quân thù nhưng khi đã cùng ở trên một chiến hào, chúng tôi đã chứng tỏ được bản thân mình”.
Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều nữ “phù thủy” năm nào vẫn gắn bó với bầu trời, trở thành phi công lái máy bay thử nghiệm. Những người khác làm việc tại các trang trại hoặc nhà máy. Nhưng có một điểm chung là họ đều coi quãng thời gian chiến đấu là phần đời đặc biệt nhất của mình.
Bà Popova từng bộc bạch: “Đôi khi tôi nhìn vào bóng tối và nhắm mắt lại, tôi vẫn có thể tưởng tượng lại mình là cô gái trẻ bên trong buồng lái máy bay và tôi đã tự hỏi bản thân rằng: Popova, sao cô có thể làm được việc đó?”.
Theo Báo Tin tức
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nữ phi công Nga hạ 2 máy bay Đức không tốn một viên đạn




(Soha.vn) - Yekaterina Vasylievna Budanova là một trong những phi công nữ xuất sắc nhất của Không quân Liên bang Xô Viết, với thành tích tiêu diệt đến 5 chiếc tiêm kích tấn công Messerschmitt Bf 109 và 6 chiếc oanh tạc cơ Junker Ju-88 của Không quân Phát xít Đức (Luffwaffe) và các trận không chiến lớn nhỏ trên khắp mặt trận phía Tây Liên bang Xô Viết.


Budanova cùng phi công huyền thoại Lydia Litvyak trở thành bộ đôi sát thủ ăn ý nhất trên bầu trời Stalingrad cuối những năm 1942, đầu những năm 1943. Với những kỹ năng bay lượn tuyệt với trên không, bà cùng người bạn thân của mình đã làm nên những huyền thoại vang danh cho đến ngày nay.

Budanova sinh ngày 6-12-1916 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Konoplanka nằm ở phía Tây nước Nga, ngày nay là bang Smolensk Oblast, Liên bang Nga. Sau khi tốt nghiệp tiểu học với loại giỏi và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong học tập, bà được cấp học bổng tiếp tục học tại Moskva. Tuy nhiên, sau đó, cha của bà mắc bệnh suy thận và đã qua đời do gia đình không có tiền chữa chạy. Bà đành ở nhà để giúp mẹ kiếm tiến.
Năm 11 tuổi, Budanova bắt đầu công việc giữ trẻ tại một trường mẫu giáo nhỏ trong làng nhưng với số lương quá ít ỏi nên bà đã phải làm vô số nghề khác, từ thợ săn cho đến các việc trong nông trại, thậm chí phải mày mò cả động cơ và máy móc. Năm 13 tuổi, gia đình Budanova chuyển đến Moskva ở cùng với chị gái của bà.
Budanova được đã anh rể mình là sĩ quan của Không quân Xô Viết giới thiệu một công việc trong nhà máy sản xuất và gia công máy bay của Tập đoàn hàng không Tupolev. Bà rất được lòng người sáng lập của Tupolev là Tổng công trình sư Andrei Tupolev và được ông giảng dạy rất nhiều về động cơ máy bay, các thiết bị bay, chính điều này đã khơi lên khao khát được bay lượn trên bầu trời của Budanova.
Sau đó, bà được Andrei giới thiệu vào một câu lạc bộ nhảy dù tại căn cứ không quân Kubinka, bà học rất nhanh và trở thành huấn luyện viên nhảy dù tại đây. Sau một thời gian, Budanova bắt đầu học lái máy bay huấn luyện và các máy bay trình triễn Yakovlev. Năm 1934, bà được cấp giấy phép bay và trở thành một trong những thành viên của phi đội bay trình diễn của Căn cứ quân sự Kubinka.

Lydia là bạn thân và cũng là đội trưởng của phi đội bay của Budanova tại Stalingrad
Năm 1941, khi quân Đức tấn công Liên bang Xô Viết, Budanova đã đăng ký tuyển phi công để lên đường ra mặt trận. Bà được phân công vào Phi đội bay 586 gồm 100% là các phi công nữ. Cũng tại đây, bà đã làm bạn với Lydia và cả 2 trở nên rất thân thiết với nhau.
Tháng 5-1942, tình hình chiến sự tại Stalingrad bắt đầu xấu đi khi quân Đức liên tục sử dụng những chiếc Messerschmitt Bf 109 và Junker J-88 oanh tạc và tấn công thành phố, Budanova được điều đến Phi đội đánh chặn 144, bảo vệ bầu trời Starov (một thị trấn nhỏ nằm bên bờ Đông sông Volga).
Nhờ kỹ năng bay rất tốt của bà và các thành viên khác, phi đội của Budanova đã được điều động tới tham chiến tại Stalingrad.
Ngày 10-9-1942, Budanov được điều đến phi đội bay 437 cùng với Lydia Litvyak, Maria Kuzetsova và Raisa Beliaeva. Bốn cô gái đã làm nên những thành tích lẫy lừng trên bầu trời Stalingrad khi liên tục bắn hạ những chiếc Bf 109 bay trên bầu trời nước Nga.
Sau một khoảng thời gian dài tham gia các cuộc không chiến, Budanova và Lydia được khắp nơi nước Nga tung hô là vị cứu tinh bầu trời Stalingrad. Ngày 14-9-1942, bà đã hạ được chiếc Messerschmitt Bf 109 đầu tiên khi bay đội hình phối hợp cùng với Lydia. Hai ngày sau, bà và Lydia đã có một màn biểu diễn tuyệt trời trên bầu trời Stalingrad.
Sáng ngày 16-9-1942, cả 2 nhận được lệnh tấn công một đoàn oanh tạc cơ Junker Ju-88 với khoảng 23 chiếc Bf 109 đi theo hộ tống. Cả 2 đã áp sát địch từ phía Tây thành phố và bắt đầu tấn công đoàn máy bay Ju-88. 4 chiếc Bf 109 tách đội hình bay và lao theo cả 2 chiếc máy bay của Budanov và Lydia. Budanov bay trên một chiếc LaGG-3 còn Lydia bay trên một chiếc Yak-3. 5 chiếc máy bay quần nhau trong hơn 10 phút đầu nhưng vẫn không tài nào hạ được Budanov và Lydia.
Nhờ đó, họ đã tạo điều kiện thuận lợi để các chiếc LaGG-3 và Ilyushin tấn công đoàn Ju-88. 15 phút sau, cả hai bị 2 chiếc Bf 109 đuổi sát sau đuôi và liên tục nã súng, Budanov và Lydia đã thực hiện một cú bay tuyệt với trên không, hạ gục 2 tên Đức mà không cần sử dụng đến một viên đạn. Họ đã sử dụng cách bay Striker chỉ sử dụng cho các buổi bay biểu diễn, cả 2 lao thẳng máy bay vào nhau, khi khoảng cách còn khoảng 200m, Lydia đã quặt chiếc máy bay sang bên trái còn Budanov đã quặt sang phải để đánh lừa 2 tên Đức, chúng đã lao vào nhau và phát nổ ngay sau đó. Màn bay tuyệt vời này đã được ca ngợi rất nhiều và còn được xuất hiện rất nhiều trên phim ảnh.
Từ tháng 10-1942 cho đến tháng 3-1943, Budanov bà Lydia được điều đến phục vụ trong Phi đội bay số 9 là phi đội bay xuất sắc nhất của Không quân Liên bang Xô Viết.

Budanova vào ngăm 1939 tại Moskva
Tính đến ngày 21-6-1943, Budanova đã hạ gục được 11 chiếc máy bay của Luffwaffe với 4 chiếc Bf 109 và 7 chiếc Ju-88. Ngày 19-7-1943, cũng là ngày cuối cùng của bà trên chiếc LaGG-3. 9 giờ sáng, Budanova được lệnh bay cùng phi đội cùng với một phi công cấp trên là Inna Pasportnikova tham gia bảo vệ bầu trời thành phố Novokrasnovka, Ukraine. Khi bà đang bay gần khu vực Antracit bang Luhansk Oblast thì bị hạ bởi 1 chiếc Bf 109 bay từ phía sau.
Sau khi trở về căn cứ, Inna kể lại rằng bà đã ra lệnh cho Budanov phải nhảy dù ra ngay lập tức, như Budanova lo sợ rằng chiếc máy bay có thể lao vào nhà dân nên bà đã quyết tâm ở lại và hạ cánh nó xuống mặt đất:
Budanov đã trông thấy 3 chiếc Messerschmitt và lao vào tấn công chúng, một chiếc ngay lập tức bị bắn hạ và nổ ngay trên bầu trời. Trong lúc cô ấy không để ý một chiếc Messerschmitt khác đã tiếp cận từ phía sau và bắn cô ấy rất rát. Chiếc LaGG-3 của Budanov nhanh chóng bốc khói và bắt lửa vào buồng động cơ. Nhưng Budanov không chịu nhảy dù ra ngoài vì sợ rằng chiếc máy bay có thể lao vào nhà dân trong khu vực đó, cô ấy đã điều khiển chiếc máy bay ra xa khu vực dân cư, nhưng không kịp nó lao thẳng xuống đất và phát nổ” - Inna kể lại.
Budanov đã được phong tặng rất nhiều huân chương vì thành tích của mình. Bà được phong quân hàm Đại úy và được phong tặng rất nhiều huân chương của Liên bang Xô Viết và Khối đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ 2.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Bông hồng Xô Viết' khiến phi công Đức kinh hãi


(Soha.vn) - Trong giới phi công, những anh hùng có thành tích hạ gục được trên 5 đối thủ trên không sẽ được vinh danh bằng danh hiệu “Ace”. Lydia Vladimirovna Litvyak là nữ phi công đầu tiên trên thế giới dành được danh hiệu này, với thành tích hạ gục được 12 chiếc máy bay chiến đấu của Luftwaffe (tên gọi của lực lượng không quân Đức dưới chế độ Đức Quốc xã).

Nữ phi công trẻ tuổi nhất thế giới

Lydia Vladimirovna Litvyak trở thành nữ phi công trẻ tuổi nhất thế giới


Lydia sinh ngày 18-8-1921 tại Moscow, cha bà là phi công lão luyện của Hồng quân Xô Viết. Lydia sớm bộc lộ sở thích bay lượn của mình. Ngay từ bé, bà được cha cho lên chiếc máy bay huấn luyện Yakovlev Yak-1S, ngồi trong buồng lái và bay lượn trên bầu trời Moscow. Năm 14 tuổi, bà được cha đưa đến Câu lạc bộ hàng không Moscow, bà học hỏi rất nhanh những kỹ năng bay với chiếc máy bay dân dụng cỡ nhỏ và đến năm 15 tuổi, Lydia trở thành nữ phi công trẻ tuổi nhất thế giới.
Sau đó, Lydia giữ vai trò là người huấn luyện bay cho các phi công mới cho CLB hàng không Moscow. Cho tới khi hiệp định không xâm phạm Đức-Xô Viết bị phá vỡ, bà bắt đầu khao khát được bay trên những chiếc tiêm kích Ilyu Il-2 và hạ gục những chiếc máy bay Đức tấn công Liên bang Xô Viết.

Lydia (ngoài cùng bên trái) và các thành viên trong phi đội của mình.

Bà đã nhiều lần nộp đơn tham gia vào Không quân Xô Viết nhưng bị trả lại hồ sơ vì còn quá ít tuổi. Khi nộp đơn lần đầu tiên, bà mới chỉ 17 tuổi và chưa có kinh nghiệm không chiến trên không. Sau đó, bà phải khai man tuổi của mình và cả số giờ bay trên không để được nhận vào Không quân Xô Viết.
Sau khi trúng tuyển, bà gia nhập Tiểu đoàn tiêm kích số 586, trực thuộc Lực lượng phòng không Liên bang Xô Viết. Tiểu đoàn này gồm các phi công nữ tham gia không quân. Tại đây, Lydia được huấn luyện các kỹ năng không chiến. Nhờ tiếp thu rất nhanh và khả năng điều khiển máy bay tốt, Lydia đã nhanh chóng được điều động ra mặt trận với vai trò là phi công máy bay tiêm kích bảo vệ bầu trời Liên bang Xô Viết.
Sau vài tháng, bà được điều động đến mặt trận Stalingrad, gia nhập tiểu đoàn không quân số 437 IAP. Lydia là phi công nữ duy nhất trong tiểu đoàn này suốt một thời gian dài, sau đó bà làm việc cùng 3 nữ phi công khác. Họ nhanh chóng trở thành phi đội nữ xuất sắc nhất nước Nga.

Lydia Vladimirovna Litvyak trong một chuyến bay tại Stalingrad

Tại mặt trận Stalingrad, bà cùng những xạ thủ cừ khôi như Koulikov, Voloydia, Vasily Zaytsev đã trở thành những anh hùng khiến nước Nga có thêm hy vọng trong cuộc chiến gian khổ với phát xít Đức.
Màn rượt đuổi kinh hoàng trên không
Ngày 13-9-1942, chỉ huy trưởng phi đội của bà là Thiếu tá Sergei Danilov cùng 4 thành viên khác trên những chiếc Yakovlev Yak-1 đã bị 5 chiếc Messerschmitt Bf 109 của Không quân Đức bắn hạ. Lydia quyết tâm phải bắn hạ bằng được máy bay quân sự Đức trong một nhiệm vụ tấn công đàn oanh tạc cơ Junker Ju-88. Xuất phát từ căn cứ Verkhnaia, dưới sự chỉ huy của Lydia, phi đội của bà nhanh chóng tiến thắng về phía của quân Đức. Thế nhưng, họ bị choáng ngợp bởi số lượng máy bay Đức lên đến hàng trăm chiếc , chúng còn được các chiếc Bf 109 đi theo bảo vệ.

Lydia (bên trái) cùng Chỉ huy trưởng Sergei Danilov (giữa) bên cạnh chiếc Yak-1B của Lydia trong một chuyến bay năm 1942.


Bà ra lệnh cho một thành viên bay phía trên phi đội của đối phương và đánh lạc hướng những chiếc Bf 109, khiến chúng để lộ ra các khoảng trống và như vậy, không còn chiếc máy bay nào bảo vệ những chiếc oanh tạc cơ Ju-88 nữa. Chớp lấy cơ hội này, Lydia đã chỉ huy phi đội của mình bay phía trên và nhanh chóng bắn hạ chiếc Ju-88.

Chiếc Ju-88 bị Lydia bắn hạ tại Staligrad.

Bà Katya Budanov (một thành viên trong phi đội của Lydia) kể lại rằng:
Khi ấy tình thế rất hỗn loạn, các phi công của phi đội 46 và phi đội 2 đã nhanh chóng bắn hạ được những chiếc Ju-88 dẫn đầu. Tôi nhận được điện đàm từ chỉ huy Lydia rất rõ ràng: “Bám theo mình, đội hình Alpha tấn công hạ gục ngay 3 chiếc Ju-88 dẫn đầu, quyết không được để chúng cắt bom trước khi vào được thành phố”. Tôi nhanh chóng bay theo đội hình Alpha theo lời Lydia, tôi và Raisa Beliaeva đã hạ gục được 1 chiếc Ju-88 và không thể bám sát được chiếc Ju-88 đi đầu thứ 2”.
Lydia với kỹ năng bay lượn của mình đã nhanh chóng vượt qua làn đạn của những chiếc Bf 109 và súng máy từ Ju-88. Nhanh như chớp, bà bay cắt mặt và bắn hạ được 2 chiếc Ju-88. Ngay sau đó, bà bị theo sát bởi một chiếc Bf 109. Tên phi công đeo bám rất rát và bắn xối xả vào máy bay của Lybia, tuy nhiên, rất may là chỉ có một viên đạn trúng vào đuôi máy bay của Lydia.

Chiếc Messertschmitt Bf 109 bị Lydia bắn hạ

Trước tình hình này, Lydia đã thực hiện kỹ thuật bay 360 Angel, thoát được chiếc Bf 109. Lydia bay ra ngay phía sau chiếc máy bay địch và bắt đầu nã súng. Chiếc Bf 109 bốc khói, tuy nhiên, tay phi công đã nhanh chóng nhảy dù ra ngoài. Đây là tên phi công đã hạ được đến 11 đồng đội của Lydia ở mặt trận Stalingrad và được phong đến 3 chiếc huân chương chữ thập hạng nhất.
Sau đó, bà trở thành một cái tên nổi như cồn trong giới phi công toàn thế giới. Các phi công của Không quân Hoàng gia Anh đã viết một lá thư gửi đến tiểu đoàn 437 của bà với những lời khen ngợi:
Chúng tôi rất hãnh diện khi có một phi công nữ như cô. Chúng tôi, những phi công RAF vô cùng sung sướng khi có một phi công nữ lại hạ được một tay phi công người Đức với 3 huân chương chữ thập. Chào thân ái và chúc cô sẽ có nhiều thành tích hơn nữa để làm rạng danh những chiến binh trên không như chúng ta
Tay phi công người Đức điều khiển chiếc máy bay bị Lydia bắn hạ sau đó đã bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ. Đối diện với người đã hạ gục mình, hắn đã há hốc mồm ngạc nhiên khi người hạ mình là một phi công nữ.
Sau đó, Lydia đã lập được rất nhiều chiến công khi một mình hạ được một khẩu đội pháo của quân Đức. Ngoài ra, bà còn bắn hạ được rất nhiều oanh tạc cơ Ju-88 và 11 chiếc Bf 109 khác.
Tuy nhiên, huyền thoại phi công nữ người Nga đã bị 2 tay phi công sừng sỏ của Đức là Thiếu úy Feldwebel Hans-Jörg Merkle và Đại úy Erich Hartmann hạ gục. Erich là một trong những tay phi công nổi tiếng nhất thế giới với thành tích hạ được đến hơn 352 máy bay của quân Đồng minh. Lydia đã anh dũng hy sinh tại mặt trận Kursk vào ngày 1-8-1943. Sau đó hơn một ngày, xác máy bay của bà đã được tìm thấy ở Nam-Ukraine. Bà đã được truy phong là Trung úy đầu năm 1943 và nhận được rất nhiều huân huy chương trong đó có Huân chương Lenin, Huân chương anh hùng Xô Viết và nhiều huân huy chương cao quý khác.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Một phi công huyền thoại của Liên Xô(HNM) - "Phi công xuất sắc số một trong Chiến tranh Thế giới thứ II" - Đó là câu nói mà những nhà lịch sử quân sự thường dùng để gọi Nguyên soái không quân, 3 lần được phong Anh hùng của Liên Xô, Ivan Kozhedub, người vừa kỷ niệm tròn sinh nhật thứ 90 tại Nga.

Ivan Kozhedub sinh ngày 8-6-1920 trong một gia đình có 5 người con tại làng Obrazheyevka, Liên Xô, nay thuộc Ukraina. Sớm say mê bầu trời, cậu thiếu niên Vanhia (tên thân mật của ông) đã tham gia Câu lạc bộ Hàng không ngay từ nhỏ. Sau khi gia nhập không quân Xôviết năm 1941, Ivan Kozhedub tốt nghiệp xuất sắc tại Trường Không quân Chuguyev và được giữ lại trường làm huấn luyện viên cho những phi công trẻ. Tuy nhiên, năm 1943, ông xin được ra tiền tuyến để tham gia chiến đấu. Từ tháng 3-1943, Kozhedub bắt đầu trở thành phi công lái máy bay tiêm kích La-5.
Phi công huyền thoại của Liên Xô Ivan Kozhedub. Trong trận không chiến đầu tiên, máy bay của Kozhedub bị trúng một loạt đạn pháo từ máy bay địch, nhưng lưng ghế bọc thép trên máy bay đã cứu sống ông. Trên đường trở về sân bay, chiếc tiêm kích của Kozhedub còn bị trúng hai phát đạn pháo cao xạ. Nhưng với nỗ lực phi thường, phi công xuất sắc Kozhedub đã hạ cánh thành công chiếc máy bay thủng lỗ chỗ xuống đất. Từ đó trở đi, Kozhedub trở thành "nỗi kinh hoàng" đối với những phi công chiến đấu đối phương.

Ngày 6-7-1943, Kozhedub hạ chiếc máy bay Đức đầu tiên tại khu vực phòng tuyến Kursk. Ngay hôm sau, Kozhedub bắn cháy chiếc Junker thứ hai. Chỉ trong vòng 10 ngày đầu tham chiến, thành tích của Kozhedub đã lên tới 8 máy bay đối phương. Trong Chiến dịch vượt sông Dnepr của Hồng quân Liên Xô, chỉ trong vòng 10 ngày Kozhedub đã hạ 11 máy bay của không quân Đức. Tháng 4-1944, trong một phi vụ chiến đấu, ông đã bắn rơi 3 máy bay đối phương. Từ tháng 7-1944, Ivan Kozhedub chuyển sang lái một chiếc La-7 mà với nó ông đã hạ thêm 17 máy bay đối phương.

Được mệnh danh là phi công "Át chủ bài trong số các át chủ bài" của không quân Liên Xô và phe đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Kozhedub không e ngại những trận không chiến trước đối phương có lực lượng áp đảo hơn. Một lần phi đội 4 máy bay tiêm kích của Kozhedub đã đánh tan cuộc tập kích của nhóm 36 máy bay ném bom Đức dưới sự yểm trợ của 6 chiếc máy bay Messer. Có trận một mình Ivan Kozhedub giáp chiến với 18 chiếc máy bay Junker. Ông lao vào đội hình địch, làm chúng rối loạn bằng những đường lái đột ngột, bất ngờ. Mặc dù xăng còn ít, nhưng Kozhedub thực hiện được một cú tấn công từ dưới lên vào một máy bay đối phương. Choáng váng trước hình ảnh chiếc Junker bốc cháy và rơi, những máy bay ném bom còn lại vội vã tháo chạy.

Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Ivan Kozhedub đã có 326 phi vụ bay chiến đấu và bắn rơi 62 máy bay các loại của đối phương. Đó là một kỷ lục về số máy bay bắn rơi của một phi công phe đồng minh chống Hitle. Theo các nhà sử học, số máy bay bị phi công Xôviết huyền thoại này bắn rơi trên thực tế có thể còn nhiều hơn.

Với những cống hiến xuất sắc cho Tổ quốc, Kozhedub là một trong 4 người Liên Xô được 3 lần phong danh hiệu cao quý "Anh hùng Liên bang Xôviết" trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Sau khi kết thúc Chiến tranh Vệ quốc, năm 1951 ông làm Tư lệnh Sư đoàn bay số 324 của không quân Liên Xô tham chiến tại Chiến tranh Triều Tiên. Ivan Kozhedub đã được phong Nguyên soái. Ngày nay, tên ông được đặt cho Trung tâm Trình diễn thiết bị bay Đội cận vệ 237 Proskurovsky Cờ đỏ của Nga, trong thành phần đơn vị bay nổi tiếng này có những nhóm thuật lái cao cấp như Các tráng sĩ Nga và Cánh én.

Vũ Anh Tuấn
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Bí mật trận đánh lính Đức sát cánh cùng lính Mỹ



Trong những ngày cuối cùng của cuộc Thế chiến thứ II, một sự kiện khó tin đã xảy ra. Những người lính Mỹ và Đức vốn là kẻ thù không đội trời chung, bất ngờ cùng kề vai sát cánh bên nhau chống lại kẻ thù chung trong một trận đánh ác liệt. Sau hơn nửa thế kỷ, những bí mật về điều kỳ diệu này mới được công bố, khiến không ít người phải sửng sốt.



Chống lại đồng đội, lính Đức sát cánh cùng lính Mỹ
Mới đây, sau 20 năm tìm tòi tư liệu, nhà nghiên cứu sử học Stephen Harding (Hoa Kỳ) đã cho ra mắt độc giả cuốn sách lịch sử: "Trận chiến cuối cùng" (The Last Battle) với nội dung hết sức bất ngờ. Trong một trận đánh cuối Thế chiến thứ II, những người lính Đức và Mỹ đã từng đứng chung một chiến tuyến.
Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy những người chỉ ngày hôm qua thôi còn là kẻ thù của nhau trở thành những người "đồng đội" theo đúng nghĩa của nó. Họ đã kề vai sát cánh, che chở cho nhau trong trận đánh ác liệt mà đối phương lại chính là một đội lính Đức khác - những tay biệt kích SS khét tiếng tinh nhuệ và khát máu của Đức quốc xã.
Tác giả - nhà nghiên cứu sử học Stephen Harding.
Ngày 30/4/1945, Adolf Hitler tự sát và phát xít Đức tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh. Nhưng các trận đánh lẻ tẻ giữa hai bên vẫn tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi trong những ngày sau đó, vì sự ngoan cố của nhiều binh lính, sĩ quan Đức không chấp nhận là kẻ thua cuộc. Ngày 4/5/1945, Đại úy Lục quân Hoa Kỳ Jack Lee chỉ huy 14 binh sỹ tiến về lâu đài Itter trên đất Áo để giải phóng các tù nhân đang bị quân Đức giam giữ ở đây. Đó là những người tù đặc biệt, các chính khách cấp cao của Pháp trong chiến tranh.
Năm 1940, khi xâm lược Pháp, Hitler đã bắt sống gần như toàn bộ nội các nước này. Những người bị đưa về Áo, giam giữ trong lâu đài Itter đều là các nhân vật quan trọng, trong đó có Tổng thống Pháp Albert Lebrun, hai cựu thủ tướng Édouard Daladier và Paul Reynaud, hai viên tướng quân đội Maxime Weygand và Maurice Gamelin. Ngôi sao quần vợt nổi tiếng Jean Borotra và một số người khác cũng bị giam cùng các nhân vật VIP này.
Lâu đài Itter đang được canh giữ bởi khoảng 20 lính Đức. Khi toán lính Mỹ tiến đến gần, những người này lập tức rời khỏi vị trí chiến đấu phòng ngự và tìm đường rút đi. Đội giải cứu của đại úy Jack Lee tiếp quản lâu đài, giải phóng các tù nhân mà không phải bắn một viên đạn nào. Do quân số khá ít ỏi nên họ cũng không truy kích nhóm lính Đức vừa rút đi. Nhưng mọi chuyện không êm thấm như vậy. Ngay sau khi làm chủ lâu đài, qua quan sát, người Mỹ phát hiện một đơn vị lính biệt kích SS của Đức cũng đang tiến về phía mình.
Lệnh chuẩn bị chiến đấu được Jack Lee ban bố khẩn cấp. Viên đại úy chỉ huy mới 27 tuổi này không khỏi lo lắng bởi lực lượng phía Mỹ quá yếu. Họ chỉ có 15 người (kể cả Lee), hai xe tăng hạng nhẹ cùng một cơ số đạn dược ít ỏi. Chưa kể hơn chục tù nhân cần được bảo vệ. Trong khi đó, đơn vị lính SS tỏ ra vượt trội hơn hẳn cả về quân số lẫn trang bị. Jack Lee ước tính chúng có khoảng 50 tên, với nhiều vũ khí hạng nặng như súng phóng lựu, súng chống tăng...
Giữa lúc đang lo lắng, toán lính Mỹ bất ngờ nhận được tín hiệu liên lạc của những người lính Đức vừa rút đi. Họ chưa đi xa, vẫn ở trong khuôn viên lâu đài rộng lớn này và cũng đã phát hiện ra đơn vị SS đang tiến đến. Nhưng thật bất ngờ, thay vì phối hợp với đơn vị biệt kích tinh nhuệ này để đánh bật người Mỹ, chiếm lại lâu đài cùng tù nhân thì viên chỉ huy lại đưa ra một quyết định ngược lại là đứng về phía lính Mỹ để cùng chống lại các đồng đội SS của mình.
Nếu giao chiến với đơn vị SS đang tiến đến, phía đại úy Jack Lee chắc chắn sẽ thảm bại. Chưa kể đến việc toán lính Đức vừa bày tỏ thiện chí kia, nếu vì bị khước từ mà nhập hội với đội lính SS, cái chết sẽ đến với họ nhanh hơn. Sau khi hội ý chớp nhoáng với binh sĩ và các tù nhân - chính khách Pháp, Jack Lee quyết định mạo hiểm chấp nhận lời đề nghị chưa từng có trong lịch sử này.
Toán lính Đức quay trở lại lâu đài, cùng 15 lính Mỹ chia nhau các vị trí phòng thủ, chờ "kẻ thù chung" tới. Một vài tù nhân khỏe mạnh như con trai thủ tướng Pháp Michel Clemenceau, tay vợt Jean Borotra, cựu thủ tướng Paul Reynaud... cũng cầm súng. Liên quân kỳ lạ Mỹ - Pháp - Đức đã được hình thành như thế. Đại úy Jack Lee cũng không quên đánh điện báo cáo tình hình và xin chi viện tới một đơn vị Mỹ khác đang đóng trên đất Áo. Nhưng đơn vị Mỹ gần nhất cũng cách khá xa Itter, nên trước mắt, những người trong lâu đài phải tự cứu lấy mình.
Hai giờ sau, đám SS tiến đến nơi và bắt đầu tấn công bằng súng chống tăng ngay trong những loạt đạn đầu tiên. Hai bên giao chiến ác liệt, những người lính Đức cũng xông pha không kém. Vài người trong số họ đã ngã xuống trước làn đạn của "quân mình".
Một góc lâu đài sụp đổ do sự tấn công dữ dội của hỏa lực từ phía Đức, nhưng Jack Lee vẫn giữ được thế trận, không để những tên biệt kích SS khét tiếng khát máu tràn vào bên trong. Cầm cự được hai ngày, đúng lúc đạn đã cạn, lực lượng liên quân phải lắp lưỡi lê vào súng, sẵn sàng cho việc phải đánh giáp lá cà với đối phương thì may mắn thay, quân chi viện từ Sư đoàn Bộ binh số 103 của Mỹ kéo tới nơi sau cuộc hành quân thần tốc. Mũi quân này nhanh chóng tiêu diệt toán lính SS Đức, giải cứu cho những người bên trong lâu đài Itter.
Lâu đài Itter, nơi lính Mỹ - Đức cùng chung chiến tuyến.
Dư vị ngọt ngào của trận đánh "không tưởng"
Trận đánh kết thúc, toàn bộ những người còn sống trong lâu đài được đưa về doanh trại Sư đoàn Bộ binh 103. Những người thiệt mạng được chôn cất ngay trong khuôn viên lâu đài. Sau khi làm báo cáo tường trình chi tiết, Đại úy Jack Lee được lệnh cùng các binh sĩ của mình trở về Mỹ. Nhiều người tỏ ra không đồng tình với việc anh đã "bắt tay" với quân Đức, nhưng đó chỉ là ý kiến thiểu số.
Quan điểm chủ đạo của giới lãnh đạo nước này đều cho rằng, trong tình thế bắt buộc, đó là một sự mạo hiểm cần thiết. Nhiều tướng lĩnh Mỹ cũng ủng hộ việc làm của Jack và sự việc nhanh chóng được kết lại rằng, Jack Lee cùng đồng đội là những người anh hùng. Vài tháng sau, chàng sĩ quan trẻ này được nhận huân chương Thập tự chinh - một trong những phần thưởng cao quý nhất dành cho một quân nhân Mỹ.
Toán lính Đức - "đồng đội" của Jack Lee với nước Mỹ dù sao cũng vẫn bị liệt vào dạng kẻ thù. Ngay sau khi trận đánh kết thúc, họ bị bắt làm tù binh chiến tranh. Nhưng đó chỉ là hình thức. Nghĩa cử cao đẹp "bỏ chỗ tối tìm chỗ sáng" của những người lính này được nước Mỹ tri ân qua các hành động kín đáo.
Họ được đối đãi cực kỳ tử tế, được viết thư cho gia đình, ở phòng giam rộng rãi sạch sẽ với đầy đủ các vật dụng sinh hoạt. Sau khoảng một tháng tiến hành điều tra theo đúng thủ tục, toàn bộ những người này đã được trả tự do. Phía Mỹ thậm chí còn cung cấp lộ phí cho họ trở về Đức đoàn tụ cùng gia đình.
Có một điều mà trong cuốn sách của mình, nhà sử học Stephen Harding vẫn chưa thể giải đáp được là sự kiện này lại được phía Hoa Kỳ giấu kín suốt nhiều năm qua. Tất cả các tài liệu liên quan đều được xếp vào dạng "tối mật", với thời hạn giải mật lên đến 50 năm. Tất cả các nhân chứng của sự kiện này đều tuyệt đối im lặng cho đến tận lúc chết, không một ai nhắc đến chiến tích vô tiền khoáng hậu này nữa.
Tác giả cũng đưa ra lời giải đáp của riêng mình rằng, có lẽ quân đội Hoa Kỳ không muốn tình huống "thót tim" này lặp lại một lần nữa nên dù công nhận công lao của Jack Lee, họ hoàn toàn không có ý định biến anh thành "tấm gương sáng" cho các thế hệ sĩ quan chỉ huy hậu sinh noi theo. Stephen Harding cũng không quên nhấn mạnh rằng, đây chỉ là phỏng đoán mang tính cá nhân của ông, chứ trong hàng nghìn trang tài liệu mà ông được tiếp cận, không hề có một dòng nào nói về vấn đề này.
Hấp dẫn cả điện ảnh Hollywood
Sự thật không tưởng này hiện đang được chính các đạo diễn Hollywood tranh giành quyền chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh. Sự thật năm xưa vốn đã rất ly kỳ, dưới sự thêm thắt của môn nghệ thuật thứ bảy này, chắc chắn đây sẽ là một bộ phim "bom tấn" cực kỳ hấp dẫn, nhất là khi nó được giới thiệu "dựa trên một câu chuyện có thật". Sau khi "Trận chiến cuối cùng" được xuất bản ít lâu, dòng du khách đổ về tham quan tòa lâu đài Itter đã tăng lên chóng mặt. Ai cũng muốn ghé thăm nơi mà những người từng chĩa súng vào nhau, lại cùng đứng chung một chiến tuyến trong cuộc Thế chiến đẫm máu này.
An Mai (Theo Dailymail)
 
Chỉnh sửa cuối:

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Cụ không biết người anh hùng nước Đức thời đó hả?Em có biết câu chuyện 1 xe tăng Tiger Đức bán 12 quả đạn phá hủy 12 xe tăng của quân đồng minh
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Trường đào tạo cô dâu của Đức quốc xã dạy gì?

(Kienthuc.net.vn) - Để trở thành vợ của sĩ quan SS Đức quốc xã, các cô gái sẽ được dạy biết vâng lời, may vá, dạy dỗ con cái trung thành với Quốc trưởng...



Căn biệt thự màu trắng nằm tại số 28 Inselstrasse là nơi Đức quốc xã xây trường dạy dỗ các cô dâu về sự phục tùng chồng, dọn dẹp nhà cửa, nuôi con và quan trọng nhất là trung thành với Quốc trưởng.
Trường đào tạo cô dâu của Đức Quốc xã được gọi là Reichsbräuteschulen. Tại đây, những phụ nữ phải tuân thủ thói quen nghiêm ngặt và lập lời thề. Ngôi trường là đứa con tinh thần của Chỉ huy trưởng lực lượng SS của Đức quốc xã Heinrich Himmler. Himmler cho rằng, phụ nữ kết hôn với binh sĩ SS phải có điều kiện hoàn toàn phù hợp với nhau. Vì vậy, năm 1935, Himmler đã thành lập nhiều trường đào tạo các cô gái để trở thành người vợ hoàn hảo.
Hôn lễ của sĩ quan Standartenfuehrer Richard Fiedler với Ursula Flamm năm 1936.
Không phải cô gái nào cũng có đủ điều kiện theo học ở trường đào tạo cô dâu. Himmler muốn lực lượng tinh nhuệ của mình phải "thuần chủng”. Do đó, nếu người phụ nữ nào muốn đính hôn, kết hôn với một sĩ quan SS thì điều kiện đầu tiên là phải vượt qua vòng đánh giá phả hệ của Race SS khi cơ quan này chắc chắn cô gái đó không mang trong mình dòng máu Do Thái hay dòng máu lai.
Người ta có thể xác định nguồn gốc của các cô gái có phải là người Aryan hay không thông qua giấy khai sinh và giấy hôn thú từ những năm 1800 trở lại đây. Thậm chí, một số trường hợp giới chức trách Đức quốc xã còn đến những nhà thờ mà tổ tiên họ từng làm lễ kết hôn để tìm kiếm bằng chứng. Nếu như chính quyền Đức Quốc xã phát hiện bà cố của cô gái muốn kết hôn với sĩ quan SS mang trong mình dòng máu của người Do Thái thì đám cưới đó sẽ không được chấp nhận. Khi đó, sĩ quan SS sẽ phải lựa chọn giữa sự nghiệp và vị hôn thê của mình.
Các cô gái được dạy cách tắm rửa, chăm sóc trẻ con tại trường đào tạo cô dâu Reichsbräuteschulen.
Ngay cả các cô dâu cũng phải trải qua sự kiểm tra kỹ lưỡng phần ngoại hình. Mũi và môi của các cô gái sẽ được kiểm tra xem có những đặc điểm phù hợp với người Aryan hay không, cũng như gia đình các cô gái phải không có tiền sử mắc các căn bệnh nào, chẳng hạn như bệnh lao.
Chỉ khi nào nhận được giấy chứng nhận cho phép kết hôn với binh sĩ SS thì các cô gái mới được phép vào trường đào tạo cô dâu và lên kế hoạch cho ngày trọng đại nhất đời. Các khóa học bắt đầu trước khi đám cưới diễn ra hai tháng và mỗi người phải đóng chi phí lên đến 135 Reichmarks (tương đương gần 18 triệu VND ngày nay). Các cô gái sẽ được dạy dỗ sửa đổi thói quen hàng ngày bằng việc bắt đầu dậy sớm và tập thể dục dụng cụ ngoài trời trước khi ăn sáng. Tiếp theo đó, lịch trình của họ là một ngày dài với các hoạt động như ăn uống lành mạnh, may vá, chăm sóc trẻ con và trang trí nội thất (với trọng tâm là sử dụng các trang thiết bị của Đức quốc xã). Bên cạnh đó, các cô gái cũng được dạy cách quản lý chi tiêu trong gia đình, cũng như làm thế nào để ủi quân phục, đánh giày sáng bóng cho sĩ quan SS….
Mỗi cô dâu đã được dạy “10 điều răn đối với phụ nữ Đức”, trong đó bao gồm “Giữ cơ thể thuần khiết" và "Sinh càng nhiều con càng tốt”.
Bắt đầu mỗi ngày, bài học đầu tiên của các cô gái là luyện tập thể dục để có cơ thể hoàn hảo.
Trùm phát xít Hitler nhận thấy thấy rằng, những bà mẹ là "người lưu truyền văn hóa” cho thế hệ sau. Do đó, ông tin rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của một người phụ nữ là rèn rũa con em mình theo hệ tư tưởng của Đức Quốc xã.
Ví dụ như, các cô dâu đã được dạy kể cho con cái những câu chuyện cổ tích mang đậm màu sắc phân biệt chủng tộc. Theo đó, hoàng tử trong câu chuyện cổ tích Cô bé Lọ Lem từ chối những người chị em của Lọ lem không phải vì họ có diện mạo xấu xí, mà là họ mang trong mình dòng máu của chủng tộc Xla-vơ. Các cô dâu cũng được dạy một lời cầu nguyện trước khi đi ngủ để dạy lại cho con em mình về việc tuyệt đối trung thành với Quốc trưởng Hitler. Họ cầu nguyện rằng: "Mein Führer, Ich kenn dich wohl und habe dich lieb wie Vater und Mutter” (có nghĩa là “Lãnh đạo của tôi, tôi biết ngài là người đáng mến. Tôi yêu mến người giống như cha mẹ mình”.

Tâm Anh (theo DM)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Hơn 700 thư tình của trùm mật vụ Đức Quốc xã Himmler được tiết lộ

Hôm 26/1, báo Welt am Sonntag (Đức) lần đầu tiên công bố một số bức ảnh và hơn 700 bức thư tình mùi mẫn của Heinrich Himmler - tên trùm mật vụ Gestapo và cầm đầu lực lượng SS khét tiếng của Đức Quốc xã, sau hàng chục năm nằm im trong một bộ sưu tập tư nhân ở Israel.



Heinrich Himmler, trùm mật vụ Gestapo và lực lượng SS khét tiếng của Đức Quốc xã. (Ảnh: AFP)

Bộ sưu tập này có hàng trăm bức thư và ảnh đen trắng chụp gia đình của trùm mật vụ Himmler, đặc biệt là những bức thư tình mùi mẫn y gửi đều đặn cho người vợ Marga (hơn 700 bức).

Himmler, kẻ chịu trách nhiệm về các trại tập trung trên toàn châu Âu, kẻ đẩy hàng triệu người dân châu Âu, chủ yếu là Do Thái vào lò thiêu, lại là con người bình dị trong gia đình và rất chiều chuộng vợ con.

Trong chiến dịch Barbarossa tấn công Liên Xô vào tháng 6/1941, một trong những bức thư y gửi cho vợ có ghi: “Chiến tranh lại đến, anh biết, anh ngủ không được”.

Vợ y hồi âm: “Có hộp trứng cá caviar trong tủ lạnh, hãy mang theo cùng anh”.


Himmler cùng vợ Marga tại một buổi chiêu đãi của **** Quốc xã năm 1939. (Ảnh: Getty)

Cần biết là 27 triệu người Liên Xô cùng hàng triệu lính Đức đã chết trong cuộc xâm lược của Đức Quốc xã.

Ngày 7/7/1941, tại mặt trận Liên Xô, Himmler còn gửi thư cho vợ bày tỏ sự tiếc nuối vì không làm lễ kỷ niệm ngày cưới được “Anh xin lỗi vì lần đầu tiên đã bỏ qua kỷ niệm ngày cưới. Những ngày này có quá nhiều việc phải làm. Cuộc chiến thật sự khó khăn cho lực lượng S.S”.

Rồi khi đến khu trại tập trung tàn bạo Auschwitz, y cũng viết thư cho vợ: “Anh đang đến Auschwitz. Hôn em. Heini của em”.

Himmler (sinh năm 1900) gặp người vợ tương lai Margarethe Siegroth (lớn hơn y 7 tuổi, có 1 đời chồng) trên một chuyến xe lửa vào tháng 9/1927 từ Berchtesgaden đi Munich. Và đến Giáng sinh năm đó họ là tình nhân của nhau. Năm 1929, họ có đứa con gái đầu lòng là Gudrun.


Himmler cùng con gái Gudrun. (Ảnh: Die Welt)
Vơ y có lần viết cho y như sau: “Em rất hạnh phúc khi có một người xấu tốt bụng yêu cô vợ quỷ sứ của anh ấy”. Được biết Himmler thường ví mình như con thú và “kẻ man dại” trong thư gửi vợ.

Năm 1929, y viết thư cho vợ nói về lòng trung thành với Hitler như sau: “Tin anh đi, nếu Hitler nói anh bắn mẹ mình, anh sẽ làm điều đó” !

Tháng 5/1945, khi Berlin thất thủ, Himmler bị quân Anh bắt làm tù binh. Ngày 23/5/1945, Himmler tự sát.

Số tài liệu gồm thư từ và ảnh của Himmler nói trên được cho là do hai lính Mỹ thu thập được tại nhà riêng của y ở Gmund am Tegernsee.


Thư từ và ảnh của Himmler lần đầu tiên được công bố. (Ảnh: Báo Die Welt)
Sau đó cơ quan mật vụ Mỹ lấy các tài liệu này làm bằng chứng cho phiên toà xét xử tội phạm chiến tranh tại Nuremberg. Tuy nhiên nhiều thư từ khác của Himmler lại rơi vào tay tư nhân.

Báo Yedioth Aharonoth (Israel) cho biết nhà sưu tầm Chaim Rosenthal, ngưòi Israel đã mua được số tài liệu này vào những năm 1970 tại chợ trời Bỉ. Đầu những năm 1980, ông tính công bố các tài liệu cá nhân của Himmler, tuy nhiên công chúng hờ hững vì lúc đó đang bị sốc do vụ báo Stern (Đức) và Sunday Times (Anh) bị hố khi công bố nhật ký Hitler giả vào năm 1983.


Himmler cùng vợ Marga và con gái Gudrun. (Ảnh: Cơ quan lưu trữ Đức)
Sau đó tài liệu riêng của Himmler được bán lại cho cha của nữ đạo diễn người Israel là cô Vanessa Lapa năm 2007. Cô đã sử dụng chúng phục vụ bộ phim tài liệu về Himmler mang tên Kẻ đoan chính (The Decent One, với sự tài trợ của báo Đức Die Welt) sẽ trình chiếu tại Liên hoan phim Berlin vào tháng 2/2014.

Theo Tin nóng
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Hình như vụ này dựng thành phim Hổ trắng đúng không cụ .
Tank Tiger I của Đức lỗi khiếp sợ của bộ binh quân đồng minh.Tiger I được cho là có tỷ lệ tiêu diệt 5.74 trên mỗi thiệt hại, với 9,850 xe tăng địch bị tiêu diệt với 1,715 Tiger mất.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Ảnh lính Đức Quốc xã giải trí ở trại tập trung



Những bức ảnh mới được công bố cho thấy, các sĩ quan SS tạm rời xa công việc tàn sát người Do Thái ở trại tập trung khét tiếng nhất trong Thế chiến II là Auschwitz, Ba Lan, để vui chơi như những người bình thường.
Cuốn album gồm 16 trang ảnh chụp trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12/1944 của viên sĩ quan SS có tên Karl Hoecker được một quân nhân Mỹ tìm thấy tại Frankfurt, từ năm 1946. Sau nhiều năm giữ kín ông mới tặng lại cho Bảo tàng tưởng niệm nạn tàn sát người Do thái ở Mỹ. Đây là trang bìa của cuốn album, bên trái là chỉ huy trại tập trung Auschwitz Richard Baer và bên phải là Karl Hoecker. Ảnh: AP.
Một trong số những người đàn ông trong bức ảnh này là Karl Hoecker đang cùng các nữ sĩ quan SS vừa ca hát vừa qua cầu và gặp một cơn mưa bất chợt. Ảnh chụp tại Solahuette nằm ngay bên ngoài Auschwitz, nơi nghỉ dưỡng dành cho lính SS. Ảnh: BBC.
Rất nhiều trong số 116 bức ảnh trong cuốn album được chụp tại Solahuette, vốn dành cho các sĩ quan SS và lính bảo vệ trại Auschwitz đến nghỉ ngơi và giải trí như một phần thường vì đã “làm tốt công việc”. SS viết tắt từ Schutzstaffel (đội bảo vệ) là một tổ chức quân sự của Đức Quốc xã, hoạt động độc lập với quân đội. SS phụ trách nhiều đơn vị khét tiếng gồm Gestapo (mật vụ). Ảnh: AP.
Trong bức ảnh chụp tại Solahuette này có “bác sĩ tử thần” của trại Auschwitz là Josef Mengele (thứ hai từ bên trái), kẻ chuyên thực hiện các vụ thí nghiệm trên tù nhân. Bên cạnh ông ta là các sĩ quan phụ trách trại tập trung, trong đó kẻ đang chỉ tay là ‘trại trưởng” Richard Baer và đứng bên phải là Karl Hoecker, tác giả tạo ra cuốn album. Ảnh: AP.
Karl Hoecker đang đứng ăn mứt quất cùng các nữ sĩ quan SS tại khu nghỉ dưỡng Solahuette. Bức ảnh được chụp cùng ngày trại Auschwitz nhập thêm 150 tù nhân mới. Lính SS đã chọn 33 người khoẻ mạnh trong số này để lao động khổ sai, tất cả những người còn lại đều bị chúng đưa vào hầm đầu độc bằng khí gas. Ảnh: BBC.
Karl Hoecker, kẻ luôn một mực khai rằng không hề biết gì về những vụ tàn sát người Do Thái tại trại tập trung Auschwitz, đang trang trí cây thông Giáng sinh năm 1944 bên trong trại, chỉ vài tuần trước khi Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng. Ảnh: BBC.
Các sĩ quan cao cấp của SS đứng hàng đầu đang cùng lính thuộc cấp ca hát ở khu nghỉ Solahuette, sau khi “xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ” ở trại Auschwitz cạnh đó. Các nhà sử học cho rằng, những bức ảnh về sĩ quan SS đang vui vẻ vào thời gian nghỉ sau khi làm việc ở “lò sát sinh” Auschwitz là không có gì đáng ngạc nhiên và cung cấp thêm một tư liệu quý. Tuy nhiên, gương mặt vui vẻ của chúng sau khi vừa làm công việc đầu độc và sát hại hàng trăm người Do Thái mỗi ngày vẫn gợi cảm giác ớn lạnh. Ảnh: AP.
Karl Hoecker cùng các nữ sĩ quan SS thư giãn trên những chiếc ghế bên mái hiên đầy ánh nắng ở Solahutte. Ảnh: Reuters.
Các sĩ quan SS, trong đó có một số bác sĩ của lực lượng này, đang ngồi uống bia giải trí tại một chiếc bàn ngay bên trong trại tập trung Auschwitz, Ba Lan. Ảnh: AP.
Các nữ sĩ quan SS đang tắm nắng cùng những em bé ở Solahutte. Ảnh: AP.
Karl Hoecker đang chơi với con chó của mình gần trại Auschwitz. Những người sống sót của nạn diệt chủng Do Thái năm xưa bày tỏ hy vọng cuốn album vừa được công bố sẽ nhắc nhở người xem rằng, những kẻ gây ra nạn tàn sát cũng chỉ là những con người bình thường như bao người khác. Họ phản đối bộ ảnh này nhưng tin tưởng nó sẽ là lời cảnh báo đối với thế hệ tương lai không để xảy ra thảm hoạ tương tự. Ảnh: BBC.
Đình Chính
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tiết lộ "sốc" của hậu duệ trùm phát xít Rudolf


Brigitte Höss là con gái của chỉ huy Trại tập trung Auschwitz Rudolf Höss. Rudolf là người phải chịu trách nhiệm về hàng triệu vụ giết hại tù nhân trong các trại tập trung của chính quyền Đức Quốc xã. Trước khi qua đời ở tuổi 80 vì căn bệnh ung thư, Brigitte lần đầu tiên tiết lộ những bí mật "động trời" liên quan đến gia đình mình.


Bà Brigitte cảm thấy rất xấu hổ vì những tội ác mà cha mình đã gây ra với người Do Thái ở trại tập trung Auschwitz. Trong một lần say rượu, bà đã thú nhận danh tính và gốc gác xuất thân của mình với bà chủ người Do Thái của cửa hàng mà mình đang làm việc. Thật may, bà chủ này là người vô cùng hiểu biết khi cho rằng Brigitte không phải chịu trách nhiệm đối với tội ác mà cha mình đã gây ra.


Năm 1938, Brigitte (bé gái nở nụ cười tươi đứng ở bên trái ảnh) đã đào thoát khỏi nước Đức để đến chân trời mới. Sau khi bôn ba qua nhiều nước, bà đã định cư ở Mỹ. Bà làm việc trong một cửa hàng thời trang - nơi phục vụ nhu cầu của phu nhân các đại biểu quốc hội và thượng nghị sĩ.


Cha của Brigitte được cho là người phải chịu trách nhiệm cho cái chết của 1,1 triệu người Do Thái và hàng chục ngàn người Gypsy và tù nhân chính trị. Vì vậy, khi đào thoát khỏi Đức, bà đã giấu tên tuổi, xuất thân thực sự của mình vì lo sợ sẽ bị trả thù. Ngay cả khi nhận trả lời phỏng vấn của Washington Post, bà Brigitte cũng yêu cầu báo chí không sử dụng danh tính của vợ chồng bà hay bất cứ chi tiết nào có thể khiến độc giả đoán được bà là ai. Trong ảnh là Rudolf - chỉ huy trại tập trung Auschwitz bị bắt năm 1946.


"Có rất nhiều người điên khùng ở ngoài kia. Họ có thể đốt nhà của tôi hay bắn ai đó trong gia đình tôi", bà Brigitte chia sẻ. Năm 1947, Rudolf Höss đã bị treo cổ sau khi kết thúc chiến tranh. Khi đó, bà Brigitte cùng với mẹ mình là Hedwig, hai anh trai và hai chị em gái phải sống trong cảnh nghèo đói.


Trong ảnh là Rudolf bị hành hình treo cổ vì tội ác kinh hoàng đã gây ra
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Brigitt Höss sinh ngày 18/5/1933. Trong những năm đầu đời, bà sống từ trại tập trung này sang trại tập trung khác khi người cha Rudolf được thăng chức liên tục. Trong ảnh là Rainer Höss - cháu Rudolf tiết lộ bức ảnh của gia đình.

Trong quãng thời gian từ 7-11 tuổi, Brigitt sống trong một biệt thự bên cạnh trại tập trung Auschwitz. Từ cửa sổ nhà mình, bà có thể nhìn thấy những khối nhà tù nhân và phòng hoả táng cũ trong trại tập trung. Thỉnh thoảng, Brigitte ghé thăm những con ngựa và chó chăn cừu trong trại Auschwitz.

Đến tháng 4/1945, khi cuộc chiến đã sắp kết thúc, gia đình bà nhận thấy phát xít Đức sắp thua cuộc, nên đã chạy trốn về phía Bắc. Họ chờ thời cơ thích hợp để đào thoát đến Nam Mỹ. Tuy nhiên, đến tháng 3/1946, người chú của bà là Hanns Alexander đã đứng ra làm chứng tại phiên tòa Nuremberg và chỉ chỗ ẩn náu của nhà đình Rudolf. Chính vì vậy, chỉ huy trại tập trung đã bị phán tội tử hình và bị treo cổ bên cạnh lò hỏa táng ở Auschwitz .

Trong những năm 1950, bà Brigitt (phải) đã rời Đức rồi đến Tây Ban Nha sinh sống, làm lại cuộc đời. Tại đây, bà đã làm người mẫu trong suốt 3 năm. Năm 1961, bà kết hôn với kỹ sư người Mỹ Ailen làm việc ở Madrid. Khi đó, bà đã thú nhận về gốc gác và xuất thân của mình với chồng và được ông thông cảm và tin rằng bà cũng là nạn nhân giống như nhiều người khác thời đó. Tuy nhiên, vợ chồng bà thống nhất sẽ không tiết lộ với mọi người về sự thực này.

Sau đó, hai vợ chồng Brigitt rời đến Liberia, Hy Lạp, Iran, Việt Nam. Tới năm 1972, họ đến Washington và định cư tại đây. Chồng bà được đảm nhiệm vị trí quan trọng trong một công ty vận tải. Do không thể nói thành thạo tiếng Anh, Brigitte tiết lộ với tờ Washington Post rằng chỉ có thể tìm được công việc bán thời gian trong một cửa hàng thời trang nhỏ của người Do Thái. Năm 1983, Brigitte và chồng ký đơn ly dị, đường ai nấy đi. Sau đó, con gái bà cũng qua đời. Kể từ đó, bà sống cùng con trai mình.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Tank Tiger I của Đức lỗi khiếp sợ của bộ binh quân đồng minh.Tiger I được cho là có tỷ lệ tiêu diệt 5.74 trên mỗi thiệt hại, với 9,850 xe tăng địch bị tiêu diệt với 1,715 Tiger mất.
Phải biết là nó bắn xe gì giáp ra sao súng thế nào
Lấy heavy tank bắn light tank thì 1 bắn 100 dễ ợt. Thím tả như thế ng khg biết sẽ cảm thấy sợ còn ng hiểu lại khing thím vì thím so dốt
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Kẻ dị đoan cuồng tín
Henrich Himmlet.
Trong số các tội phạm hàng đầu của chế độ phát xít Đức, trùm lực lượng áo đen cảnh sát mật khát máu Heinrich Himmler không chỉ là một trong những kẻ đã nhẫn tâm chủ trì nạn diệt chủng Do Thái (Holocaust), dẫn đến cái chết thê thảm của hàng triệu người vô tội mà còn khét tiếng dị đoan. Bức ảnh chụp y ngay sau khi tự sát sẽ được bán đấu giá tại Bristol (Anh quốc) với giá khởi điểm là 3.500 euro vào ngày 29/4 tới.

Độc ác và mê muội
Himmler (sinh năm 1900) từng là một trong những kẻ có quyền lực lớn nhất trong chế độ Quốc xã ở Đức. Công bằng mà nói, Himmler không phải là trường hợp dị biệt trong đội ngũ những kẻ lãnh đạo chế độ Quốc xã. Rất nhiều đồng chí của y cũng mê tín.
Thí dụ, "phó tướng" của Hitler là Rudolf Hess rất tin vào biểu tử vi. Bản thân trùm phát xít Hitler cũng hay tham vấn các thầy bói và những kẻ giả danh nhà tiên tri… Himmler chỉ nổi bật ở sự dị đoan thái quá, hướng về những câu chuyện huyền bí ở phương Đông. Chính y là người đã tổ chức những chuyến đi thám hiểm Tây Tạng.
Y cũng là người khởi xướng ra việc chinh phục đỉnh Everest. Himmler luôn luôn ký chỉ bằng bút chì xanh, chỉ đeo trên người hình chữ thập ác bằng vàng và cái nhẫn với viên kim cương to sù. Y đã nuôi tham vọng liên hệ được với trung tâm tinh thần của trái đất ở Tây Tạng để xác lập sự thống trị thế giới của "đế chế thứ ba".

Himmler và Hitler. Himmler cũng đã cố biến lực lượng SS thành một dạng hội kín với trụ sở đặt tại lâu đài Wewelsburg với thiết kế nội thất được sao chép từ lâu đài của nhà vua, thủ lĩnh huyền thoại của người Anh Arthur: Tại đây có cả cái bàn tròn và 12 hiệp sĩ…
Thời trẻ, Himmler đã định trở thành một sĩ quan chuyên nghiệp nhưng sau khi tốt nghiệp Trường Quân sự, y lại không được cầm súng chiến đấu vì khi ấy, chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc. Và Himmler đã gia nhập một trong những đơn vị của lực lượng tình nguyện. Rồi y vào học ở Trường Nông nghiệp tại Munich và kết thân với những cựu chiến binh theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa thái quá của thế chiến thứ nhất.
Năm 1923, khi xảy ra "cuộc đảo chính nhà hàng bia" ngày 6/11, Himmler là người cầm lá cờ của lực lượng Quốc xã. Trong một thời gian, y là thư ký của Gregor Strasser, thủ lĩnh của khuynh hướng xã hội trong **** Quốc xã. Tháng 8/1925, Himmler gia nhập **** Quốc xã (NSDAP) do Hitler tái lập. Rồi năm 1928, y lập gia đình với người vợ hơn mình 7 tuổi, là con gái của một chủ đồn điền Phổ.
Ngày 6/1/1929, Hitler đã đặt Himmler vào vị trí chỉ huy trưởng lực lượng SS, lúc này mới chỉ có khoảng 200 người. Trong một thời gian ngắn, Himmler đã phát triển SS thành một đạo quân đông đảo rợn người của thần chết với những lề thói quái đản từ thời Trung cổ: nhẫn bạc có khắc hình đầu lâu hay những thanh gươm hiệp sĩ…
Chính Himmler đã "sáng tác" ra nghi lễ gia nhập và phong cấp hàm trong lực lượng SS đầy huyền hoặc. Thậm chí, y còn yêu cầu các nhân viên SS phải cưới "những bà vợ chuẩn mực". Theo quy định lưu hành trong nội bộ lực lượng SS, vợ các nhân viên SS phải có nét mặt thuần chủng Bắc Âu (Nordic), phải thuộc làu kinh sử, biết nhiều ngoại ngữ, biết cưỡi ngựa, bơi, lái xe hơi, biết bắn súng ngắn… Ngoài ra, họ còn cần phải nội trợ tề gia một cách mẫu mực.
Sau một cuộc khảo thí thích hợp, ứng cử viên trở thành vợ một nhân viên SS sẽ được nhận bằng chứng nhận. Himmler cho rằng, những lãnh đạo và sĩ quan nòng cốt của **** Quốc xã và lực lượng SS cần được phép li dị những bà vợ lỗi thời để lấy những người vợ hợp với các yêu cầu mới đã nêu ở trên.
Cũng như Hitler, Himmler cho rằng, sau chiến tranh nước Đức Quốc xã cần phải hợp pháp hóa tình trạng một ông hai bà để góp phần làm gia tăng dân số. Himmle từng nhắc đi nhắc lại: "Nếu dòng máu tốt của nhân dân ta không được nhân lên thích ứng, thì chúng ta sẽ không thể thống trị thế giới.
Một dân tộc phải có trung bình bốn người con trai trong gia đình thì mới có thể khai chiến được, vì rằng, nếu hai con trai hy sinh ngoài chiến trường thì vẫn còn hai con trai khác tiếp tục nòi giống. Những nhà lãnh đạo chỉ có một hoặc hai con trai sẽ dễ bị dao động khi cần đưa ra những quyết định quan trọng. Chúng ta không thể để cho tình trạng này xảy ra" (?!).
Từ năm 1931, Himmler đã triển khai xây dựng lực lượng an ninh mật SD của riêng mình và giao cho Reinhard Heydrich chỉ huy. Nhiệm vụ chính của SD trong giai đoạn đầu là thu thập những tài liệu bêu xấu những người có vị trí nổi bật trong xã hội cũng như tiến hành các chiến dịch bôi nhọ các đối thủ chính trị và kẻ thù… Năm 1938, một luật mới giao nhiệm vụ cho SD bao trùm cả Đế chế và thế là cơ quan này trở nên có uy lực tuyệt đối đe dọa cả "người đằng mình" trong lực lượng phát xít vì những thông tin chết người mà chúng nắm được…
Năm 1933, Himmler được đưa vào vị trí chỉ huy cảnh sát Munich. Cũng theo lệnh của Hitler, y đã lập ra trại tập trung đầu tiên ở Dachau, gần Munich.
Ngày 1/4/1934, Hermann Goering, nhân vật vào hàng thứ hai trong chế độ Quốc xã, với tư cách là Thống đốc bang Phổ, đã đưa Himmler trở thành Tư lệnh lực lượng Gestapo của bang Phổ. Goering cũng chính là người đã thành lập nên tổ chức mật vụ này.
Ngày 17/6/1936, Hitler ký sắc lệnh cho Himmler làm thủ lĩnh của tất cả các cơ quan trong lực lượng cảnh sát Đức, kể cả quân sự lẫn dân sự. Chính Himmler đã cho thành lập các đơn vị quân sự của lực lượng SS. Phương châm làm việc của cảnh sát Đức dưới quyền lãnh đạo của Himmler là: Thực hiện ý muốn của thượng cấp tức là thực thi pháp luật!
Năm 1943, Himmler đã thay Wihelm Frick làm Bộ trưởng Nội vụ rồi Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Hành chính. Sau thất bại của âm mưu tháng 7/1944, Himmle nắm luôn quyền Tư lệnh Lực lượng dân phòng của "đế chế thứ ba".
Khi biết chế độ phát xít không thể cứu vãn được nữa, ngay từ năm 1943, Himmler đã tìm cách liên hệ với Đồng minh để vớt vát cơ hội đàm phán nhưng đã bị khước từ.
Ngày 20/4/1945, Himmler đã dự lễ sinh nhật lần thứ 56 của Hitler trong căn hầm mà y đang ẩn náu. Nhìn nhận rõ hơn ai hết tương lai của chế độ phát xít, y lại tìm cách tiếp xúc với bá tước người Thụy Điển Folke Bernadotte để dàn xếp việc quân đội Đức đầu hàng với phương Tây.
Y nói với bá tước rằng chỉ vài ba ngày tới Hitler sẽ chết. Và y thúc giục Bernadotte lập tức thông báo với tướng Mỹ Dwight Eisenhower là Đức sẵn sàng đầu hàng các nước phương Tây trong lực lượng Đồng minh….
Thế rồi, tin tức về cuộc tiếp xúc này đã bị lọt tới Berlin qua được bản tin thuật lại nguồn từ Hãng Reuters trên đài BBC ở London. Trùm phát xít khi biết được sự việc ăn ở hai lòng này của Himmler đã nổi giận lôi đình và trong tuyên ngôn chính trị cuối cùng của mình, đã tuyên bố: "Trước khi tôi chết, tôi trục xuất cựu lãnh tụ SS và Bộ trưởng Nội vụ Heinrich Himmler ra khỏi **** và ra khỏi tất cả các chức vụ nhà nước". Đường cùng, Himmler đã tìm đường lẩn trốn về sinh quán Bayern, nhưng giữa đường đã bị cơ quan tình báo Anh bắt giữ.
Và ngày 23/5/1945, y đã cắn ống thuốc độc giấu trong miệng tự sát để khỏi phải ra tòa chịu trách nhiệm về những tội ác trời không dung đất không tha của chế độ Quốc xã. Phải mất 15 phút quằn quại cực kỳ đau đớn, Himmler mới trút hơi thở cuối cùng.
Một sĩ quan tình báo Anh tên là Guy Adderley đã chụp mặt Himmler ngay sau khi y tự sát. Và bức ảnh này lại xuất hiện ngay trước kỷ niệm 66 năm ngày kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai như để nhắc nhở tới những nỗi thương đau to lớn mà nhân loại đã phải chịu vì những tên quỷ mặt người như Himmler và đồng bọn của y.
Chết không hết tội
Himmler vốn là một con quỷ có ngoại hình dễ chịu vào hàng bậc nhất trong "đế chế thứ ba". Thậm chí, có người đã nhận xét rằng, trông y có vẻ trí thức như một giáo viên tiểu học. Dưới cái trán ngắn là đôi mắt màu xanh xám nhìn qua cặp kính thanh lịch. Chòm râu nhỏ luôn được xén tỉa kỹ lưỡng. Đôi môi mỏng…
Thế nhưng, trên bức ảnh sẽ được bán đấu giá ngày 29/4/2011 ở Anh hiện rõ bộ mặt gầy rộc và tái ngắt của Himmler. Ở trên mũi y vẫn còn hằn vết kính mà lúc sống y luôn luôn đeo khi ra chỗ đông người. Chòm râu nhỏ quen thuộc đã bị y cạo sạch để định lẩn trốn khỏi bị bắt nên trên ảnh không còn nữa.
Trong ký ức nhân loại, Himmler vĩnh viễn là một tội đồ. Chính y là người ngày 7/12/1941 đã ra một sắc lệnh ghê rợn "Đêm đen và Sương mù", để nhắm vào những dân thường không may trên những vùng miền Tây bị chiếm đóng. Theo lệnh này, những người bị nghi là có thể nguy hại đối với an ninh của Đức sẽ bị bắt nhưng không bị hành quyết ngay, mà sẽ phải mất tung tích trong đêm đen và sương mù ở một vùng hẻo lánh nào đó trên đất Đức…
Cũng theo lệnh của Himmler năm 1942, lao động nô lệ có quan hệ tình dục với phụ nữ sẽ bị xử tử hình… Himmler cũng ra lệnh rằng, nếu ai đó bị kết tội chống đối Quốc xã thì không những cá nhân họ bị cái chết thảm khốc, mà thân nhân của họ cũng bị bắt giam, bị đưa vào trại tập trung…
Himmler cũng là thủ phạm chính trong các tội ác man rợ chống lại loài người mà tay chân của y đã gây nên trong các trại tập trung
Khương Hùng
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top