[Funland] Chiến tranh thế giới thứ II với những mẫu chuyện copy, paste thú vị

Body365

Đi bộ
Biển số
OF-63321
Ngày cấp bằng
4/5/10
Số km
2
Động cơ
438,420 Mã lực
Nhiều bài hay quá, ngồi hóng vậy
 

sonsodaco

Xe buýt
Biển số
OF-120301
Ngày cấp bằng
12/11/11
Số km
790
Động cơ
389,238 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Trong chiến tranh thế giới 2 có vài chục tàu ngầm (I-300) không bao giờ trở về, cụ Pháo có tin tức gì về việc này không?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Trong chiến tranh thế giới 2 có vài chục tàu ngầm (I-300) không bao giờ trở về, cụ Pháo có tin tức gì về việc này không?
Tàu I-300 hay là I-400 cụ ơi, em mới dạo sơ nhưng chỉ thấy có I-400 thôi ạ, để tối em thử tìm kỹ hơn xem sao.
 

sonsodaco

Xe buýt
Biển số
OF-120301
Ngày cấp bằng
12/11/11
Số km
790
Động cơ
389,238 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Tàu I-300 hay là I-400 cụ ơi, em mới dạo sơ nhưng chỉ thấy có I400 thôi ạ, để tối em thử tìm kỹ hơn xem sao.
Chuẩn thì là U-boot thì phải cụ ạ; lọại này hiếm khi nổi và tốc độ chìm tàu là rất nhanh; Thuỷ thủ đoàn chỉ dưới 30 người, rất nhỏ. Nghe tây đồn là có trận một tàu loại này của Đức bị đám khu trục của Anh nó săn dẫn đến lạc đường vào hạm đội tàu chiến đối phương, bên dưới thì xác tàu dùng để chặn tàu ngầm dẫn đến tàu Đức phải thả trôi vượt rừng tàu chiến của liên quân trở về căn cứ ăn toàn; tiện thể khử luôn một đoàn tàu vận tải của Mỹ trên Đại tây Dương.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Điều chưa biết về tàu ngầm U-505 Đức bị Mỹ “tóm sống“

(Kienthuc.net.vn) - Tưởng như tàu sẽ chìm xuống đáy đại dương, hạm trưởng tàu ngầm U-505 Đức phát xít đã tự sát, dù vậy U-505 vẫn nổi cho tới khi kết thúc chiến tranh.



U-505 là một chiếc tàu ngầm phục vụ trong hạm đội Hải quân Đức phát xít trong Thế chiến thứ 2. Nó được nhắc tới bởi những điều đặc biệt trong lịch sử tàu ngầm như chỉ huy của U-505 tự sát (?) ngay trong phòng chỉ huy hay bị hải quân Đồng minh bắt giữ một cách nguyên vẹn.
U-505 nằm trong lớp tàu Type 9 của phát xít Đức được thiết kế cho mục đích tác chiến tại vùng biển sâu, nổi tiếng với sự nhanh nhẹn và thời gian lặn lâu.
Tàu ngầm lớp Type 9 gồm 4 phiên bản chính với tổng cộng 283 chiếc được chế tạo, gồm: mẫu nguyên bản Type 9A; Type 9B cải tiến; Type 9C và Type 9C40 cải tiến mạnh và mẫu cuối cùng là Type 9D.


Thế hệ tàu ngầm Type 9 được sản xuất từ năm 1937 đến năm 1944 với tổng số 283 chiếc, nó đã tham gia các cuộc chiến từ năm 1938 đến 1945.
Thiết kế tân tiến của tàu ngầm U-505.
U-505 là phiên bản tàu ngầm diesel-điện, nghĩa là nó sử dụng động cơ diesel khi nổi trên mặt nước và sử dụng động cơ điện khi lặn. Khi nổi, 2 động cơ diesel tăng áp 6 xi-lanh MANM9V40/46 công suất 4.000 mã lực sẽ được sử dụng. Khi bơi ngầm dưới mặt nước, nó sẽ dùng tới 2 động cơ điện SSW GY345/34 1.000 mã lực.
Với những động cơ trên, U-505 có thể đạt vận tốc tối đa 18 hải lý/giờ khi nổi và 7 hải lý/giờ khi lặn với tầm hành trình lên tới 11,000 hải lý. Kíp tàu có 59 người và dự trữ trên tàu cho phép hoạt động tối đa 3 tháng trên biển.
Cũng như các tàu ngầm diesel-điện thời đó, U-505 cần phải nổi định kì để xả khí CO2 độc, lấy oxy và sạc pin – đó là điều hạn chế nhất của công nghệ tàu ngầm thời đó (và cho đến nay cũng vậy). Và đây cũng chính là thời điểm tàu ngầm dễ bị phát hiện, tấn công nhất.
U-505 là loại tàu ngầm ngầm tấn công với 4 ống phóng ngư lôi phía trước và 2 ống phía sau. Nó sử dụng ngư lôi là loại 533mm và khi cần có thể thay thế bằng thủy lôi nếu cần thiết.
Ngoài ra trên mạn tàu còn có một khẩu pháo 105mm SK C/32 lẫn các loại pháo phòng không 20mm, 30mm. U-505 chính thức nhận nhiệm vụ từ ngày 26/8/1941. Nhiệm vụ ban đầu của U-505 là huấn luyện và tuần tra trước khi tham gia vào các trận đánh đúng nghĩa.
Pháo phòng không của U-505.

Đuôi tàu ngầm U-505 tại bảo tàng Mỹ, với 2 ống ngư lôi nằm ngay trên chân vịt.
Chiến tích đầu tiên của U-505 là đánh chìm chiếc tàu của Anh mang tên Benmohr ngày 5/3/1942 và ngày hôm sau là chiếc tàu Nauy Sydhav. Trong tháng 4, U-505 đã đánh chìm 3 chiếc tàu của Mỹ - đầu tiên là chiếc West Immo bị đánh đắm và ngày hôm sau là chiếc tàu Hà Lan Alphacca. 2 chiếc tàu Mỹ bị đánh đắm tiếp theo ngày 28 và 29/6/1942. Ngày 22/7/1942 tới lượt chiếc tàu Colombia Urius bị hạ và chiến tích cuối cùng của U-505 là con tàu Anh mang tên Ocean Justice bị hạ ngày 7/11/1942.
"Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma", ngày 24/10/1943, U-505 bị tàu chiến Hải quân Anh phát hiện và tấn công dữ dội bằng bom chìm. Tưởng như hành trình của con tàu đến đây là kết thúc, viên hạm trưởng Đại úy Peter Zschech tự sát trong phòng chỉ huy của tàu U-505. Tuy nhiên, tàu ngầm U-505 đã không bị đánh chìm trong trận chiến.

Trung úy Harald Lange nhận quyền chỉ huy con tàu và trở thành sĩ quan chỉ huy cuối cùng của U-505 - sau này ông ta đã trở thành thuyền trưởng U-505 và nắm quyền tới khi bị người Mỹ bắt sống năm 1944.

Mãi đến chuyến hải trình thứ 12 thì U-505 mới chấm dứt cuộc đời tung hoành trên đại dương của nó khi quân Đồng Minh giải mã được hệ thống cho phép họ dò tìm và xác định hoạt động của tàu ngầm Đức trên Đại Tây Dương.
Biên đội tàu Hải quân Mỹ, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Danial Gallery được phái đến khu vực Cape Verde, Nam Đại Tây Dương để quyết đấu với tàu ngầm lớp U của Đức. Tàu U-505 bị phát hiện ngày 4/6/1944 và tham gia vào trò chơi "mèo vờn chuột" với tàu chiến Mỹ, vốn sử dụng bom chìm và máy bay trinh sát phóng từ tàu USS Guadalcanal. Rốt cuộc là U-505 bị hư hại ở bánh lái khiến nó xoay vòng và mất kiểm soát. Những đòn đánh bồi thêm khiến con tàu bị hư hại và buộc phải nổi lên theo lệnh của thuyền trưởng Lange.
Người Mỹ đã không uổng công khi cố gắng bắt sống U-505.
Khi đã ở trên mặt nước, các sĩ quan (bao gồm cả Lange) tìm đường đến tháp chỉ huy để đánh giá và đã được chào đón bởi hàng loạt hỏa lực hạng nặng từ các tàu chiến Đồng minh vây quanh khiến một người thiệt mạng, đây là tổn thất sinh mạng duy nhất của U-505.
Sau đó, thuyền trưởng Lange đã ra lệnh hủy tàu và sơ tán thủy thủ, vốn sẽ bị người Mỹ bắt ngay sau đó. Một tàu Mỹ đã tiếp cận và vô hiệu hóa các khối thuốc nổ lẫn bịt các vị trí vốn được quân Đức mở ra cho nước tràn vào để hủy tàu. Khoang cuối cùng được kiểm tra là khoang ngư lôi sau để chắc chắn rằng không dính bẫy mìn của Đức.
Khi đã thoát khỏi các mối nguy hiểm, U-505 được Hải quân Mỹ điều khiển về Bermuda để họ có thể nghiên cứu con tàu. Chiếc tàu này có giá trị hàng ngàn trang tài liệu lẫn thông tin tình báo cực kì có giá trị cũng như một cỗ máy Enigma với những loại mật mã mới nhất. Các kĩ sư Hải quân Mỹ còn "mổ xẻ" được loại ngư lôi dò mục tiêu theo tín hiệu thủy âm cực kì hiện đại vào thời điểm đó. Việc lấy U-505 còn có ý nghĩa quan trọng khi thiết kế của nó ảnh hưởng đến việc phát triển các tàu ngầm Mỹ sau chiến tranh thế giới 2.

U-505 được về Mỹ với vai trò mới.
Sau khi sử dụng hết giá trị của U-505, lúc đầu người ta định dùng nó làm bia tập bắn nhưng Gallery - Phó Đô đốc hải quân đã chuyển nó về Bảo tàng Khoa học và Công nghiệp ở Chicago, bang Ilinois. U-505 vẫn còn lại cho đến ngày nay cho du khách tham quan và là một chứng nhân cho cuộc chiến tranh tàu ngầm trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

Quang Minh
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Hitler tự sát thật hay giả? Bài 1: Hitler tẩu thoát?




Adolf Hitler và vợ đã trốn thoát khỏi châu Âu? Cái chết vì tự sát của họ chỉ là giả tạo? Phải chăng cả thế giới đã bị lừa hơn nửa thế kỷ qua? Có phải cả hai đã dùng tàu ngầm, chuồn đến Argentine và sống âm thầm tại đây cho đến những năm 1980 mới qua đời? Đó là những câu hỏi đặt ra trong quyển sách “Bariloche Nazi- Đức quốc xã tại Bariloche” của nhà báo người Argentina Abel Basti. Sau đây là lược trích đoạn mở đầu cuốn sách trên.



  • Ai giải thoát Hitler?
Tàu ngầm U-boat của Đức quốc xã

Nếu chuyện này được chính thức xác minh, cuộc tẩu thoát của Hitler sẽ là một trong những đề tài nóng bỏng nhất của lịch sử hiện đại, bởi vì có rất nhiều thế lực liên can để tham gia vào âm mưu lừa bịp cả loài người này. Và để cuộc điều tra đi đến kết quả thực sự, cần phải có cả một đội quân nhà báo hùng hậu của nhiều quốc gia phối hợp. Đặc biệt phải đối đầu với những thế lực hùng mạnh mà từ năm 1945 từng biết rõ cái chết của vợ chồng Hitler chỉ là giả tạo…

Nên nhớ, khi Hitler lên cầm quyền, tại Hoa Kỳ các nhóm phân biệt chủng tộc rất hồ hởi. Trong lúc cầm quyền, Hitler thường xuyên nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các nhóm cực hữu tại Hoa Kỳ và Anh. Mối quan hệ giữa Đức quốc xã và dân Angle-Bắc Mỹ mật thiết hơn người ta nghĩ rất nhiều.

Khi Hồng quân Liên Xô tiến về Berlin như vũ bão, Đức quốc xã biết rõ mình sắp thua trận nên đã chuẩn bị cho một kế hoạch rút lui. Trong con mắt của các nhóm cực hữu đang cầm quyền tại Anh và Hoa Kỳ, sự thất bại của Đức là điều hiển nhiên và họ chuẩn bị cho cuộc chiến mới… ! Rõ ràng lúc này, khi Hồng quân của Stalin có mặt tại Đức và châu Âu, một thế giới mới đã ra đời. Nó sẽ dẫn đến căng thẳng giữa Moscow và đồng minh.

Cứu Hitler có nghĩa là tìm được một vũ khí lợi hại để ngăn chặn làn sóng đỏ. Giữ hắn còn sống để sử dụng cho tương lai. Trước mắt họ là một trận Thế chiến 3 sẽ còn tàn khốc hơn nhiều. Người Nga phải bị đánh bại và truy đuổi ra khỏi Đông Âu bằng mọi giá. Cuộc chiến tranh có thể phát động chỉ sau vài tháng chấm dứt Thế chiến 2. Để chuẩn bị cho cuộc chiến này, đồng minh đã có sẵn kế hoạch. Ai có thể chỉ huy trận chiến chống Liên Xô này tại Âu châu? Ai chỉ cần nói một tiếng, đủ để huy động toàn bộ quân đội Đức? Ai có thể lãnh đạo vô số người nổi lên chống lại Moscow? Dĩ nhiên, người lý tưởng cho cuộc “thập tự chinh” này chính là… Hitler!


  • Hitler được giải thoát bằng tàu ngầm?
Bariloche, hang ổ cuối cùng của Hitler

Lý do phải giải cứu Hitler trước đây là điều không thể hiểu nổi đối với công chúng nhưng trong hậu trường của các lãnh tụ, đó là chuyện phải làm! Nếu không có các lý do đó, gã đồ tể vô tiền khoáng hậu trong lịch sử này chẳng thể nào thoát thân được. Bây giờ người ta đã biết rõ nguyên nhân của những thảm họa lớn trên thế giới đều bắt nguồn từ những quyền lợi kinh tế khổng lồ. Chính nó đã tiêu diệt hoặc thành hình nhiều quốc gia, gây ra những cuộc chiến giết chết hàng triệu người vô tội.

Tin Hitler tự sát là do người Anh đưa ra, nhằm xoa dịu nỗi đau của hàng triệu nạn nhân và cả thế giới. Không chỉ có nhà báo Abel Basti nói về cuộc đào tẩu của Hitler đến Bariloche, một thị trấn nằm dưới chân dãy núi Andes của xứ Argentine.

Nhân chứng Angel Alcazar de Velasco, một điệp viên Tây Ban Nha gốc Do Thái từng đột nhập vào hàng ngũ những kẻ thân tín của Đệ tam đế chế vào giai đoạn cuối cùng, đã nhìn thấy một Hitler giả khi được … Hitler thật tiếp kiến tại hầm ngầm ở Berlin vào tháng 4-1945. Ông quả quyết trong quyển Hồi ký một điệp viên: “Hitler không chết tại Berlin và đã chạy đến Na Uy, nơi có một chiếc tàu ngầm đưa y sang Nam Mỹ”. Theo nhật báo Pravda cùng thời, có ít nhất 5 chiếc tàu ngầm đến Argentine, với nhiều quan chức Nazi trên đó. Điều này đã được lịch sử xác nhận.

Trên đường đi, chúng đã đánh chìm một chiến hạm Hoa Kỳ và chiếc tàu tuần dương Bahia của Brazil, với hơn 400 người chết, trong đó có cả công dân Hoa Kỳ. Nhưng Chính phủ Anh và Mỹ đều giấu nhẹm .

SGGP
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Hitler tự sát thật hay giả? Bài 2: Sự thật về cái chết của Hitler?




Khi các sĩ quan Liên Xô tiến vào căn hầm trú ẩn của Hitler, Stalin đã yêu cầu báo cáo tức khắc về tình hình tên trùm Đức quốc xã. Tin tức đầu tiên mà ông nhận được từ tướng tư lệnh Mặt trận Zhoukov là: “Hitler và một số lãnh tụ Quốc xã đã trốn thoát, dường như đi về hướng Tây Ban Nha hay Argentine”.



Choáng váng hơn nữa khi người Liên Xô nắm được tin: có thể Hitler đã thoát đi bằng tàu ngầm! Trong Hội nghị Postdam, Stalin đã nói với Truman và Churchill rằng: “Hitler đã thoát thân không để lại dấu vết”!

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Jimmy Byrnes trong quyển sách tựa đề Nói thẳng (xuất bản vào tháng 4-1948) kể lại: “Tại Hội nghị tứ cường Postdam, Stalin rời khỏi ghế, đứng lên cầm ly rượu tiến đến gần tôi, thái độ hết sức thân thiện. Tôi lợi dụng cơ hội liền hỏi ông: “Thưa thống chế, Ngài nghĩ thế nào về cái chết của Hitler?”. Stalin trả lời: “Hắn không chết. Hắn trốn sang Tây Ban Nha hoặc Argentine”.

Theo tài liệu, nơi trú ẩn của Hitler là nông trại Incalco (tiếng địa phương có nghĩa là gần nước) nằm tại làng Angostura, trên bờ hồ Nahuel Huapi, cách Bariloche 80km về phía Bắc, tài sản của nhà doanh nghiệp Argentine Jorge Antonio, một trong những người thân cận nhất của vị tổng thống 3 lần tái đắc cử Juan Domingo Peron (1946-1955 và 1973-1974).

  • Hành trình vượt biển Nam


Richard Koshimizu, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quan hệ quốc tế Nhật Bản tiết lộ trên website của mình: Overseas South – Vượt biển Nam là tên của chiến dịch do cánh diều trong Chính phủ Anh và Hoa Kỳ chủ trương để giải thoát Hitler và các quan chức Nazi cao cấp thoát khỏi tay Hồng quân Liên Xô.

Thế chiến 2 kết thúc ngày 7-5-1945 và chiếc tàu ngầm đầu tiên đến Argentine vào ngày 10-7. Chiếc thứ nhì ngày 17-8. Đó là quả quyết của De Napoli, nhà điều tra người Argentine.

Ông còn nói chính xác tên của chúng: “Đó là hai chiếc U-530 và U-977. Hitler có thể có mặt trên chiếc U-977 khi nó được kéo vào cảng. Hải quân Argentine đã lập một vùng tự do để tàu ngầm Đức đáp vào, theo một chỉ thị từ Anh. Chúng tôi nghĩ rằng Hitler, Eva Braun, Grettel Braun và Martin Bornmann thoát nạn nhờ chiến dịch này”. Richard Koshimizu viết tiếp: “Thật ra chuyện này chẳng có gì quái đản khi biết rằng Churchill được sự bảo trợ của nhà tài phiệt ngân hàng Rothschild, trong lúc Hitler cũng được chính vị Mạnh Thường Quân này đỡ đầu! Hitler chính là… cháu nội của ông ta!”.

Theo Velasco, ngày 7-5-1946, Martin Bormann cùng đi với ông trên chiếc tàu ngầm U-313 từ Villa Garcia, một ngôi làng đánh cá ở Tây Bắc Tây Ban Nha, để sang Argentine sau 18 ngày hành trình. Trên đường đi, Bormann tiết lộ với Velasco: “Hitler đã được chuyển đến một pháo đài ở Bavaria. Eva Brown, vợ Hitler, chết ở đây vì dùng sai thuốc lúc ở hầm ngầm. Sau đó Martin Bormann đến Na Uy bằng tàu đánh cá, trú ẩn trong một ngôi làng hẻo lánh cho đến khi kế hoạch rút lui sắp xếp xong. Anh ta biết rõ Hitler đang ở đâu và tỏ ra rất hãnh diện vì đã làm cho cả thế giới tin rằng Hitler tự sát”.

Velasco còn tiết lộ mình đã sắp xếp để gửi Adolf Eichmann từ phi trường Madrid đi Buenos Aires vào ngày 6-6-1946.


  • Những ngày cuối đời của Hitler
Trong quyển sách Đức quốc xã tại Barichole của nhà báo Abel Basti, có nhiều bản cam kết của các nhân chứng, hình ảnh và sơ đồ dẫn đến nơi trú ẩn của Hitler, Martin Bornmann, Joseph Mengele và Adolf Eichman.

Đó là nông trại Incalco (tiếng địa phương có nghĩa là gần nước) nằm tại làng Angostura, trên bờ hồ Nahuel Huapi, cách Bariloche 80km về phía Bắc. Chỗ này, nằm giữa một cánh rừng thông mà người ta chỉ có thể đến được bằng thuyền hay thủy phi cơ. Đó là tài sản của nhà doanh nghiệp Argentine Jorge Antonio, một trong những người thân cận nhất của vị tổng thống 3 lần tái đắc cử Juan Domingo Peron (1946-1955 và 1973-1974).

Basti còn lưu ý: Rudolph Fraude, con trai của Ludwig Fraude, nhà triệu phú người Đức – vốn là thư ký riêng của Tổng thống Peron – là nhân vật then chốt trong việc tìm nơi trú ẩn cho quan chức Nazi tại Argentine, trong đó có Eichman. Gã này vào năm 1960 đã bị biệt kích Israel bắt cóc ở ngoại ô Buenos Aires. Sau đó 2 năm, hắn bị hành quyết tại Tel-Aviv. Hitler còn cư trú tại Hacienda San Ramon, cách Bariloche 10 km về phía Đông. Lúc đó, nó là lãnh địa của Hoàng thân Schaumberg-Lippe.

Dựa vào một hồ sơ quá hạn của tình báo Nhật Bản, học giả Richard Koshimizu tiết lộ trên Internet về cái chết của trùm Quốc xã như sau: Hitler chết vào tháng 12-1985, tại Mendoza, thuộc vùng Tây Bắc xứ Argentine, dưới sự che chở của những kẻ đã từng thuộc lực lượng SS. Xác ông ta được chôn tại nghĩa địa Palmero, cách Mendoza 30 dặm về hướng Đông Nam.

TuanTinTuc
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
9,197
Động cơ
424,227 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Em đánh dấu để đọc.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Nghề "nghe" tiếng máy bay: Trước khi radar phát triển, quân đội nhiều nước sử dụng các thiết bị được gọi là "gương âm thanh" để lắng nghe tiếng động cơ của các máy bay địch sắp tiếp cận.


 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Từ câu chuyện của "quái vật tàu ngầm" Sen Toku


(PetroTimes) - Câu chuyện về con tàu ngầm lớp Sen Toku đã một lần nữa cho thấy, năng lực kỹ thuật quân sự Nhật kinh khủng như thế nào! Cách đây 70 năm, họ đã chế tạo được loại tàu ngầm không chỉ to và hiện đại nhất thế giới mà nó còn có thể mang cả oanh tạc cơ với kế hoạch tấn công bất thần vào bên trong lãnh thổ Mỹ!

Siêu tàu ngầm Sen Toku
Bị quân đội Mỹ đánh chìm năm 1946, xác con tàu ngầm huyền thoại I-400 lớp Sen Toku vừa được tìm thấy vào tháng 8/2013 và được công bố ngày 2/11/2013. Mệnh danh “quái vật tàu ngầm” với chiều dài 122m (gần gấp đôi so với tàu ngầm bình thường của Đức Quốc xã), trọng lượng nước rẽ 6.560 tấn, vận tốc 19 knot khi nổi và 6,5 knot khi lặn, mang theo đến 144-220 người… I-400 có thể đi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới rồi trở về Nhật mà không cần tiếp liệu! Quan trọng hơn, nó có thể chở được 3 oanh tạc cơ M6A1 Seiran.
“Vào thời điểm bị đánh chìm, nó là chiếc tàu ngầm hiện đại nhất thế giới” - theo James P. Delgado, Giám đốc chương trình Di sản hàng hải thuộc Cơ quan Khí quyển - Đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) và là một trong hai nhà khảo cổ đại dương có mặt trong chiếc tàu lặn Pisces V tìm thấy I-400 ở độ sâu hơn 700m tại Hawaii ngày 1/8/2013.

Chương trình tàu ngầm lớp Sen Toku được đô đốc Isoroku Yamamoto khai sinh đầu thập niên 40 của thế kỷ trước. Không lâu sau khi gây kinh động thế giới với chiến dịch thần sầu quỷ khốc Trân Châu cảng vào tháng 12/1941, Yamamoto chưa chịu yên. Ông thậm chí bắt đầu lên kế hoạch tấn công duyên hải Mỹ bằng oanh tạc cơ cất cánh từ tàu ngầm.
Ngày 13/1/1942, tại Bộ Tư lệnh Hải quân, Yamamoto yêu cầu bằng mọi giá phải chế tạo một thế hệ tàu ngầm chưa từng có trước đó, với khả năng thực hiện ba chuyến vòng quanh duyên hải Tây nước Mỹ hoặc một chuyến vòng quanh thế giới mà không cần tiếp liệu; và đặc biệt phải mang theo ít nhất 2 oanh tạc cơ trang bị thủy lôi hoặc bom 800kg...
Quân lệnh như sơn! Chỉ hơn hai tháng sau, ngày 17/3, bản thiết kế đã hoàn thành và việc đóng I-400 lập tức được thực hiện tại cảng Kure ngày 18/1/1943. Dự kiến có thêm 4 chiếc nữa: I-401 (tháng 4/1943); I-402 (tháng 10/1943) tại cảng Sasebo; I-403 (tháng 9/1943) tại Kobe và I-404 (tháng 2/1944) tại Kure... Tất cả được sản xuất nhanh và dễ cứ như chế tạo đồ chơi! Tuy nhiên, sau khi Yamamoto chết do máy bay bị bắn trúng trong chuyến thị sát quần đảo Solomon vào tháng 4/1943, dự án tàu ngầm mang oanh tạc cơ được rút từ 18 chiếc xuống còn 9, rồi 5 và cuối cùng là 3. Chỉ I-400 và I-401 là được đưa vào hoạt động; I-402 hoàn thành ngày 24/7/1945, chỉ 5 tuần trước khi chiến tranh hạ màn…

Đô đốc Isoroku Yamamoto, người khai sinh Dự án Sen Toku.
Tàu ngầm lớp Sen Toku có bốn động cơ 1.680kW, mang theo lượng nhiên liệu đủ để đi một vòng rưỡi trái đất. Sen Toku được trang bị hệ thống radar Mark 3 Model 1 với hai ăngten dò máy bay ở tầm 80km. Khoang chứa máy bay được thiết kế hình ống, dài 31m; đường kính 3,5m; có “nắp cửa” được mở bằng hệ thống thủy lực từ bên trong hoặc bằng tay từ bên ngoài. Miếng đệm cao su dày 51mm giúp cửa không thấm nước. Thoạt đầu khoang được thiết kế mang 2 máy bay, nhưng vì tướng Yasuo Fujimori yêu cầu mở rộng, nên cuối cùng, nó chở được 3 máy bay M6A1 Seiran do Hãng Aichi Kokuki KK chế tạo. Để nằm lọt vào khoang chứa trên tàu, M6A1 Seiran có cánh xếp gập. Khi bay, M6A1 Seiran (dài 11,6 m) sẽ bung cánh ra, với sải rộng 12m.
Một nhóm kỹ thuật viên bốn người có thể chuẩn bị việc phóng cả ba chiếc M6A1 Seiran trong 45 phút hoặc chỉ 15 phút nếu máy bay không lắp hai bồn nổi. Do được thiết kế bay đêm nên các bộ phận M6A1 Seiran đều sơn phản quang giúp dễ lắp ráp. M6A1 Seiran được phóng từ bệ đẩy khí nén. Trong suốt giai đoạn chiến tranh, tình báo phương Tây hoàn toàn không biết gì về sự tồn tại của oanh tạc cơ tác chiến từ tàu ngầm Seiran!
Tấn công Mỹ
Kế hoạch của Đô đốc Isoroku Yamamoto với chiến dịch bất thần oanh tạc New York, Washington DC và một số thành phố Mỹ khác đã phải hủy sau khi ông chết. Bốn tháng sau, Tư lệnh Yasuo Fujimori thay bằng chiến dịch tấn công các căn cứ Mỹ tại kênh đào Panama nhằm cắt nguồn viện trợ hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Dù thế nào, việc đánh thẳng vào đất Mỹ cũng quá mạo hiểm. Tháng 1/1944, đích thân Fujimori thẩm cung một tù binh Mỹ để hiểu rõ cơ chế bảo vệ của các căn cứ Mỹ tại kênh đào Panama.
Một kỹ sư Nhật làm việc tại kênh đào còn cung cấp hàng trăm tài liệu liên quan cấu trúc xây dựng. Để tăng mức độ thiệt hại đối phương, Fujimori yêu cầu hai hải đội tàu ngầm đang được đóng ở Kobe (I-13 và I-14) phải được điều chỉnh sao cho mỗi chiếc mang theo 2 M6A1 Seiran, nâng tổng số máy bay cho chiến dịch lên 10 chiếc…
Chiến dịch kênh đào Panama được lên kịch bản như sau. B4 tàu ngầm chở oanh tạc cơ (I-400, I-401, I-13 và I-14) sẽ khởi hành từ phía đông băng xuyên Thái Bình Dương và đến vịnh Panama sau hai tháng. Ở vị trí cách bờ biển Ecuador 185km, các máy bay M6A1 Seiran sẽ được phóng lên lúc 3 giờ sáng. Bay ở độ cao 4.000m ngang duyên hải Bắc Colombia đến Colón, quay về phía tây, “ngoặt tay lái” đánh vòng sang góc Tây Nam, rồi cuối cùng tất cả sẽ đến mục tiêu vào rạng sáng. Sau khi thả bom, chúng sẽ bay đến nơi hẹn trước để được tàu ngầm đón về nhà...

Oanh tạc cơ M6A1 Seiran được thiết kế đặc biệt để cất cánh từ tàu ngầm.
Khoảng tháng 4/1945, Đại úy Ariizumi, người được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch, quyết định rằng phải tấn công kamikaze chứ không thả bom. Ngày 5/6/1945, cả 4 tàu ngầm Sen Toku nói trên bắt đầu đến Nanao Wan, nơi có mô hình cổng kênh đào được dựng bằng gỗ với kích thước như thật. Đêm sau, việc tập dượt bắt đầu. Đến ngày 20/6, mọi công tác chuẩn bị kế hoạch tập kích kết thúc. Chiến dịch chuẩn bị bắt đầu…
Tuy nhiên, ngay thời điểm đó, Okinawa thất thủ. Thế là thay vì tấn công kênh đào Panama, chiến dịch được đổi sang tiêu diệt khu vực đảo san hô Ulithi ở Tây Thái Bình Dương, nơi 15 hàng không mẫu hạm Mỹ đang đậu và chuẩn bị đưa máy bay vào tấn công nội địa Nhật. Chiến dịch được phác dựng với hai giai đoạn. Một, mang mật danh “Hikari”, gồm việc đưa bốn máy bay do thám tốc độ cao C6N Saiun, đưa vào khoang 2 tàu ngầm I-13 và I-14, chở đến đảo Truk, nơi chúng được lắp lại để tiến hành do thám Ulithi. Sau đó, I-13 và I-14 đến Hongkong để “đón” 4 chiếc M6A1 Seiran, quay về Singapore để cùng I-400 và I-401 phối hợp tác chiến. Giai đoạn hai, mật danh “Arashi”, gồm việc điều I-400 và I-401 đến điểm hẹn bí mật, vào đêm 14 rạng 15/8/1945.
Ngày 17/8, I-400 và I-401 sẽ cho hải quân Mỹ “nếm mùi” khi phóng 6 chiếc M6A1 Seiran trước bình minh và bất thần tấn công kamikaze. Mỗi chiếc M6A1 Seiran mang theo quả bom 800kg sẽ bay cao không quá 50m trên mặt biển nhằm tránh radar cũng như chiến đấu cơ Mỹ tuần hành ở độ cao 4.000m phát hiện. Trước khi rời căn cứ hải quân Maizuru, phi đội máy bay cảm tử Seiran còn được sơn huy hiệu Mỹ. Sau khi tấn công Ulithi, I-400 và I-401 sẽ đến Hongkong, chở 6 chiếc Seiran nữa, rồi cập vào Singapore, nhập với toán I-13 và I-14 để mở tiếp đợt tấn công thứ hai...
Ngày 22/6, I-13 và I-14 bắt đầu đến cảng Maizuru để tiếp liệu; sau đó đến Ominato ngày 4-7 để đón máy bay do thám Saiun. Nhưng ngày 11/7, khi trên đường đến đảo Truk, I-13 thì bị hải quân Mỹ phát hiện và đánh chìm...
Tuy nhiên, một lần nữa, quái vật tàu ngầm Sen Toku và oanh tạc cơ Seiran lại không có cơ hội thi thố khả năng. Ngày 6 và 9/8/1945, Hiroshima và Nagasaki bị san thành bình địa. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng. Bộ Tư lệnh Tokyo yêu cầu hủy chiến dịch Ulithi…
Không lâu sau đó, I-400 và I-401 được hải quân Mỹ đưa đến Haiwaii. Chỉ đến lúc đó, Mỹ mới thật sự choáng váng khi tận mắt thấy hai “quái vật” Sen Toku - chúng không chỉ khổng lồ mà còn rất hiện đại so với kỹ thuật quân sự thời đó. Cho đến lúc đó và nhiều năm sau, chưa hải quân nước nào có thể chế tạo được loại tàu ngầm mang theo oanh tạc cơ. Ngay cả việc nghĩ đến điều đó đã có thể bị cho là điên rồ! Cho nên, Liên Xô lập tức tỏ ra quan tâm và đòi Mỹ cho tiếp cận. Mỹ đã lường trước. Tháng 6/1946, I-400 và I-401 bị hải quân Mỹ phá hỏng và đánh chìm. Xác I-401 được tìm thấy vào tháng 3/2005 ở độ sâu 820m và người anh em của nó, I-400, được phát hiện vào tháng 8/2013.
Cục diện Thế chiến thứ II nói chung và Thái Bình Dương nói riêng sẽ như thế nào nếu các con “quái vật” Sen Toku “kịp” tấn công hơn chục chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ ở Ulithi? Thật khó đoán chuyện gì xảy ra tiếp theo. Có ít nhất một điều có thể thấy rõ: rằng chỉ khi bị xử cực nặng thì những cái đầu nóng mới biết thế nào là “vị mặn” của chiến tranh. Chẳng ai có thể có cảm giác thấm thía về “mùi vị” ô nhục của sự thất trận nó như thế nào bằng chính những người khởi động binh đao. Nhật thời Thế chiến thứ hai giỏi như thế mà còn đại bại huống hồ là mấy anh lính mới tò te hiện nay đã tưởng mình là “cha” thiên hạ!
Mạnh Kim
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
I-400: Bí mật lớn nhất trong Thế Chiến II - Kỳ I: Con đẻ của tham vọng
Quân đội Mỹ đã không lưu lại bất cứ thông tin nào về địa điểm những tàu ngầm này bị nhấn xuống. Theo những tài liệu công bố sau đó, tất cả các cơ quan tình báo phe Đồng minh hầu như không hề biết đến sự tồn tại của những chiếc tàu ngầm lớn nhất thế giới lớp I-400 cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Kỳ I: Con đẻ của tham vọng

Các tàu ngầm lớp Sen Toku I-400 do hải quân Nhật Bản đóng là loại tàu ngầm lớn nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ II cho đến khi các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân được phát triển vào những năm 1960. I-400 còn là tàu ngầm chở máy bay có thể mang 3 chiếc thủy phi cơ Aichi M6A Seiran. Chúng có thể nổi lên mặt nước, phóng máy bay và nhanh chóng lặn xuống trước khi bị phát hiện. Tàu ngầm này cũng được trang bị ngư lôi để thực hiện tác chiến tầm ngắn.


. Quân đội Mỹ đã không lưu lại bất cứ thông tin nào về địa điểm những tàu ngầm này bị nhấn xuống. Theo những tài liệu công bố sau đó, tất cả các cơ quan tình báo phe Đồng minh hầu như không hề biết đến sự tồn tại của những chiếc tàu ngầm lớn nhất thế giới lớp I-400 cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Các chỉ huy tàu ngầm I-400 chụp ảnh chung.
Tàu ngầm lớp I-400 được thiết kế để có thể hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới và quay trở về. Nhật Bản bắt tay vào chế tạo loại tàu ngầm này từ tháng Giêng năm 1941 tại xưởng hải quân Kure ở Hiroshima và dự kiến cho ra một đội tàu 18 chiếc vào năm 1942. Tuy nhiên trong vòng một năm, kế hoạch đã được rút lại còn năm chiếc, và cuối cùng chỉ có ba chiếc được đóng.

Tàu ngầm lớp I-400 là sản phẩm trí óc của Đô đốc Isoroku Yamamoto, Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Ngay sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng tháng 12/1941, ông Yamamoto đã nảy ra ý tưởng đưa chiến tranh đến Mỹ bằng việc tiến hành các cuộc không kích nhằm vào những thành phố duyên hải ở bờ phía Đông và phía Tây của Mỹ với việc sử dụng máy bay hải quân được phóng từ tàu ngầm. Ông đã ủy thác cho Đại tá hải quân Kameto Kuroshima nghiên cứu khả thi chủ trương này.

Sau đó, ông Yamamoto đệ trình đề xuất của mình lên Trụ sở Hạm đội vào ngày 13/1/1942, trong đó, ông kiến nghị đóng một đội tàu gồm 18 chiếc tàu ngầm cỡ lớn có khả năng thực hiện ba chuyến đi và về đến bờ biển phía Tây nước Mỹ mà không phải tiếp liệu hoặc một chuyến đi và về đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Những tàu ngầm này cũng phải có khả năng mang và phóng ít nhất hai máy bay chiến đấu được trang bị một ngư lôi hoặc bom có trọng lượng 800 kg. Đến ngày 17/3, kế hoạch thiết kế tổng thể đội tàu này đã được hoàn tất. Công việc đóng tàu I-400 được tiến hành tại xưởng đóng tàu Kure vào ngày 18/1/1943, tiếp đến là bốn chiếc tàu ngầm khác: I-401 (tháng 4/1943) và I-402 (tháng 10/1943) tại Sasebo; I-403 (tháng 9/1943) tại Kobe và I-404 (tháng 2/1944) tại Kure. Trong số này chỉ có ba chiếc được đóng hoàn tất là I-400, I-401 và I-402.

Sau cái chết của Đô đốc Yamamoto trong một chuyến thị sát đến quần đảo Solomon tháng 4/1943, số tàu ngầm trong kế hoạch được giảm từ 18 xuống 9, sau đó là 5 và cuối cùng là 3. Trên thực tế chỉ có hai chiếc I-400 và I-401 được đưa vào hoạt động. Chiếc I-402 được hoàn thành vào ngày 24/7/1945, ba tuần trước khi chiến tranh kết thúc nhưng chưa bao giờ được hạ thủy.

Hầm chứa máy bay của tàu ngầm I-400.
Mỗi chiếc tàu ngầm được trang bị bốn động cơ điêzen công suất 1.680kW (2.250 mã lực) và mang đủ nhiên liệu để đi một vòng rưỡi quanh Trái Đất, nhiều hơn cần thiết để có thể đến được nước Mỹ dù ở bờ Đông hay bờ Tây. Tàu dài tổng cộng 120 mét, trọng lượng rẽ nước 5.900 tấn, gấp hơn hai lần so với các tàu ngầm thông thường của Mỹ lúc bấy giờ. Thân tàu cứng có một bộ phận độc nhất hình số 8 có thể tạo sự ổn định và độ bền cần thiết để chịu sức nặng của một khoang chứa máy bay khổng lồ trên tàu. Để xếp máy bay nằm dọc đường tâm của tàu, buồng chỉ huy được chuyển tới cửa tàu.

Khoang chứa máy bay chống thấm nước hình trụ nằm khoảng giữa tàu thuộc boong trước, cao 31 mét và có đường kính 3,5 mét. Cửa vào có thể được mở từ bên trong bằng hệ thống thủy lực hay mở từ bên ngoài bằng cách xoay một tay quay lớn được kết nối với một hệ thống thanh răng và bánh răng trụ tròn. Cánh cửa này được thiết kế để chống thấm nước với một lớp đệm cao su dày 51mm.

Trên nóc khoang chứa máy bay được trang bị ba khẩu trung liên phòng không ba nòng 25 li Kiểu 96 chống nước, trong đó hai khẩu ở phía sau bánh lái và một khẩu ở phía trước. Một khẩu 25 li nòng đơn được đặt trên bệ cao nằm ngay sau đài chỉ huy. Ngoài ra, một khẩu 140 li Kiểu 11 cũng được đặt ở phía sau khoang máy bay, có tầm bắn 15.000 m. Tám ống phóng ngư lôi được gắn vào vòm, bốn ống phía trên và bốn ống phía dưới.

Nằm trong một khoang mở thuộc phần mạn trái phía trước tàu, ngay dưới bong trước, là một chiếc cần cẩu gập dùng để cẩu thủy phi cơ Seiran lên tàu. Cần cẩu này có cần trục vận hành bằng hệ thống điện tử và có thể nâng khoảng 4,5 tấn lên độ cao 8 mét nhờ một động cơ trong tàu và có thể vươn xa 11,8 mét. Các tàu ngầm I-400 được lắp đặt một hệ thống cân bằng đặc biệt cho phép chúng lặn và đứng yên trong khi đợi máy bay trở về. Tuy nhiên, hệ thống này hoạt động ồn và bị hoài nghi về tính hiệu quả. Hai mạn tàu được lắp hai hệ thống dây cáp khử từ song song, chạy dọc từ phần đuôi tàu đến mũi tàu nhằm khử tĩnh điện, thường tích tụ khi thân tàu trượt xuống nước và làm hỏng dần lớp thép trên vỏ tàu.

Các thiết bị điện tử trên các tàu I-400 gồm một rađa phòng không Mark 3 Model 1 trang bị hai ăngten riêng biệt. Thiết bị này có thể phát hiện máy bay ở phạm vi 80 km, mặc dù các nhà vận hành Nhật Bản sau đó thừa nhận những máy bay bay trong tầm của rađa cũng có thể không bị phát hiện. Tàu cũng được trang bị các bộ rađa đối không/đối đất Mark 2 Model 2 với những chiếc ăngten hình sừng đặc biệt và thiết bị phát hiện sóng rađa kết nối với một ăngten đẳng hướng và một ăngten phi định hướng cố định. Ngoài ra, các tàu cũng trang bị hai kính tiềm vọng do Đức sản xuất, dài khoảng 12,2 mét. Một dùng cho buổi đêm và một dùng vào ban ngày.

Tháng 5/1945, tàu I-401 được được lắp đặt hệ thống thông hơi do Đức cung cấp. Đây là thiết bị hút không khí bằng thủy lực cho phép tàu vận hành các động cơ điêzen và sạc lại pin trong khi vẫn ở độ sâu quan sát bằng kính tiềm vọng. Quá trình này diễn ra tại Kure khi tàu I-401 được sửa chữa sau khi bị hư hỏng vì dính thủy lôi của Mỹ.

Chiếc tàu I-402 được hoàn thành ngay trước khi chiến tranh kết thúc, nhưng trong quá trình đóng đã được chuyển đổi thành tàu chở dầu và không bao giờ được trang bị máy bay.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
I-400: Bí mật lớn nhất trong Thế Chiến II - Kỳ II : Kế hoạch tấn công kênh đào Panama

Ban đầu, các tàu ngầm I-400 được thiết kế để chứa hai máy bay. Tuy nhiên, vào năm 1943, tư lệnh Yasuo Fujimori thuộc Bộ tổng tham mưu Hải quân đã yêu cầu mở rộng kích cỡ các tàu này. Điều đó được cho là khả thi và theo mẫu thiết kế lại, các tàu I-400 có thể chở ba máy bay Aichi M6A Seiran. Tất cả những điều chỉnh này là để phục vụ cho một kế hoạch lớn của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Các máy bay Seiran được đưa vào trong các khoang chứa trên tàu ngầm I-400. Các máy bay Seiran được thiết kế riêng cho mục đích sử dụng trên tàu và có có thể mang 800 kg bom đạn, bay xa 1.000 km với tốc độ 475 km/giờ. Các cánh máy bay có thể xoay 90 độ và gập lại về phía sau, đuôi ngang và dọc của máy bay cũng có thể gập xuống để thu nhỏ đường kính máy bay cho vừa với khoang chứa. Khi chuẩn bị tác chiến, máy bay có sải cánh 12 m và chiều dài 11,6 m. Một đội bốn người có thể chuẩn bị và phóng cả ba chiếc máy bay trong vòng 45 phút (hoặc 15 phút nếu không phải lắp phao nổi cho máy bay). Vì thường được phóng trong đêm nên vỏ ngoài của máy bay Seiran được phủ một lớp sơn phát quang để dễ lắp ráp trong bóng tối. Máy bay sẽ cất cánh trên bệ phóng khí nén dài 26 m ở boong trước. Hai bộ phao nổi của máy bay Seiran được cất trong các ngăn chống thấm nước đặc biệt nằm ngay dưới sàn tàu chính ở hai bên bệ phóng. Bộ thứ ba và các phụ tùng thay thế được cất bên trong khoang chứa. Điều bất ngờ là sự tồn tại của các máy bay Seiran không được tình báo Đồng minh biết đến trong chiến tranh. Khi chiến tranh chuyển sang thế bất lợi cho Nhật Bản và các hạm đội của họ không thể tự do di chuyển như trước trên Thái Bình Dương, Tư lệnh Hạm đội Liên Hợp Nhật Bản, đô đốc Isoroku Yamamoto đã quyết định vạch ra một kế hoạch táo bạo tấn công thủ đô Oasinhtơn, thành phố New York, và các thành phố lớn khác của Mỹ. Sau chuyến thị sát Rabaul vào tháng 8/1943, đại tá hải quân Chikao Yamamoto và tư lệnh Yasuo Fujimori đã chủ trương sử dụng chiến thuật “sen toku” (tấn công bí mật bằng tàu ngầm) để phá hủy hệ thống cửa cống của Kênh đào Panama nhằm cắt đứt các tuyến tiếp tế đi đến Thái Bình Dương và ngăn chặn sự di chuyển của tàu Mỹ. Công tác thu thập tình báo cho chiến dịch này được bắt đầu vào cuối năm đó. Khi lên kế hoạch này, người Nhật biết rằng Mỹ đã bố phòng cẩn mật ở cả hai phía của Kênh đào Panama. Tuy nhiên, khi chiến tranh tiếp diễn và sức mạnh của Nhật Bản suy yếu, an ninh xung quanh kênh đào này ngày càng lỏng lẻo. Tháng 1/ 1944, tư lệnh Fujimori đích thân thẩm vấn một tù binh chiến tranh Mỹ từng canh gác ở Kênh đào Panama. Người này nói rằng hoạt động tuần tra phòng không hầu như đã ngừng lại vì các cường quốc phe Trục được cho là khó có thể tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào các cửa cống. Điều này càng khiến Fujimori tin rằng kế hoạch của ông là khả thi. Sau khi nghiên cứu hàng trăm tài liệu liên quan đến Kênh đào Panama, trong đó có các bản thiết kế về cấu trúc kênh đào và phương án xây dựng, các kỹ sư hàng hải Nhật Bản đi đến kết luận rằng mặc dù các cửa cống ở Miraflores bên phía Thái Bình Dương dễ bị oanh tạc nhất, song việc tấn công các cửa cống Gatun bên phía Đại Tây Dương sẽ gây ra thiệt hại nặng nền hơn vì sẽ khó khống chế các dòng nước chảy ra hơn. Họ tính toán rằng nếu tấn công thành công, Kênh đào Panama sẽ bị tê liệt trong ít nhất 6 tháng. Khoang chứa máy bay trên tàu I-400 được đóng kín trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Kế hoạch tấn công Kênh đào Panama đỏi hỏi bốn tàu ngầm chở máy bay gồm I-400, I-401, I-13 và I-14 (hai tàu bổ sung cho hạm đội và vẫn đang được đóng tại Kobe) di chuyển theo hướng đông xuyên qua Thái Bình Dương đến Vịnh Panama. Hành trình này dự kiến kéo dài hai tháng. Tại vị trí cách bờ biển Êcuađo 185 km, các tàu ngầm sẽ phóng máy bay Seiran vào 3 giờ sáng trong đêm sáng trăng. Các máy bay Seiran sẽ bay ở độ cao 4.000 m theo bờ biển phía bắc của Côlômbia đến khu vực Colón. Khi đã ở bên phía Caribê của kênh đào, các máy bay sẽ quay đầu bay về phía tây sau đó hướng theo phía tây nam và cuối cùng tiếp cận kênh đào Panama vào lúc bình minh. Sau khi hoàn thành các đợt rải bom, các máy bay Seiran sẽ trở về một vị trị đã định và hạ cánh xuống bên cạnh các tàu ngầm đợi sẵn, nơi chúng sẽ được cẩu lên. Ngày 5/6/1945, tất cả 4 chiếc tàu ngầm chở máy bay đã đến Vịnh Nanao, nơi chứa một mô hình đầy đủ làm bằng gỗ mô phỏng các cửa cống Gatun được xưởng Hải quân Maizuru dựng lên. Trong đêm tiếp theo, cuộc diễn tập chính thức bắt đầu với việc các tổ lái máy bay Seiran thực hành gấp rút lắp ráp, phóng và thu hồi máy bay của họ. Từ ngày 15/6, các phi công tập dượt các cuộc oanh tạc ban ngày nhằm vào mô hình cổng gỗ của kênh đào. Đến ngày 20/6, toàn bộ quá trình diễn tập kết thúc và chiến dịch chuẩn bị được triển khai. Nhưng chiến dịch này mãi mãi chỉ là phác thảo trên giấy. Cục diện chiến tranh thay đổi đã khiến các tàu ngầm I-400 không bao giờ đến được bờ biển nước Mỹ.
Huy Lê (tổng hợp)
 
Chỉnh sửa cuối:

Lukas

Xe tăng
Biển số
OF-31455
Ngày cấp bằng
16/3/09
Số km
1,846
Động cơ
496,666 Mã lực
Cụ thớt reg nick mới được mấy tháng mà chuẩn bị lái xe cont rồi, em bái phục :))
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
I-400: Bí mật lớn nhất trong Thế Chiến II - Kỳ cuối: Kế hoạch tấn công cuối cùng

Kỳ cuối: Kế hoạch tấn công cuối cùng

Trước khi cuộc tấn công bắt đầu từ căn cứ hải quân Nhật Bản tại Maizuru, thông tin về việc Okinawa thất thủ, cũng như việc quân đồng minh đang chuẩn bị tấn công các vùng lãnh thổ của Nhật Bản đã được lan truyền. Những sự kiện này buộc Bộ tổng tham mưu Hải quân Nhật Bản phải rà soát lại kế hoạch tấn công kênh đào Panama và họ kết luận rằng cuộc tấn công này không còn cần thiết bởi nó không xoay chuyển được cục diện chiến tranh. Điều quan trọng lúc đó là phải có những hành động tức thì để ngăn chặn bước tiến của Mỹ trong bối cảnh Oasinhtơn đang tập trung một lực lượng lớn quân ở đảo san hô Ulithi, chuẩn bị tiến hành một loạt các cuộc đột kích nhằm vào Nhật Bản. Do đó, Nhật Bản đã thay đổi nhiệm vụ sang tấn công căn cứ Ulithi.


Hải quân Mỹ sững sờ trước kích thước của tàu ngầm I-400.

Kế hoạch này sẽ diễn ra theo hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, mang tên Hikari (ánh sáng), liên quan đến việc chuyển 4 máy bay trinh thám tốc độ cao C6N Saiun đến đảo Truk. Chúng sẽ được đưa lên khoang chứa của các tàu ngầm I-13 và I-14. Trên đường đến Truk, các máy bay Saiun sẽ bay trên bầu trời Ulithi để xác nhận sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ neo đậu ở đó. Sau khi chuyển máy bay Saiun đến đảo Truk, các tàu I-13 và I-14 sẽ đến Hồng Công để tiếp nhận 4 chiếc máy bay chiến đấu Seiran. Tiếp đó, hai tàu này sẽ đến Xinhgapo và gia nhập cùng hai tàu I-400 và I-401 để thực hiện các chiến dịch tiếp theo.

Giai đoạn thứ hai mang tên Arashi (bão táp). Hai tàu ngầm I-400 và I-401 sẽ gặp nhau tại một vị trí định trước vào đêm 14 hoặc 15/8. Vào ngày 17/8, hai tàu này sẽ phóng 6 máy bay Seiran trước lúc rạng đông để thực hiện sứ mệnh cảm tử lao thẳng vào các tàu sân bay Mỹ. Các máy bay Seiran, mỗi máy bay mang 800 kg bom, sẽ bay ở độ cao dưới 50 m trên mặt biển để tránh bị rađa phát hiện.

Ngoài ra, ngay trước khi rời căn cứ Hải quân Maizuru, các máy bay Seiran được sơn lại màu bạc hoàn toàn, trên đó các ngôi sao và phù hiệu vạch sọc của Mỹ che lấp hình mặt trời đỏ. Biện pháp này nhằm làm kẻ địch thêm phần lúng túng nếu máy bay bị phát hiện sớm nhưng không phải là quyết định được tổ lái hoan nghênh. Một số phi công cảm thấy việc này không những không cần thiết mà còn là một sự nhục nhã khi lái máy bay mang các ký hiệu của Hải quân Mỹ và đáng hổ thẹn đối với Hải quân Đế quốc.


Tàu khu trục của Mỹ áp sát mạn tàu ngầm I-400.

Sau khi tấn công Ulithi, hai tàu ngầm I-400 và I-401 sẽ đến Hồng Công và nhận 6 máy bay Seiran mới. Từ đây, hai tàu này sẽ đến Xinhgapo, nơi có sẵn nguồn nhiên liệu tiếp tế, và gia nhập cùng hai tàu I-13 và I-14 để tiến hành các cuộc tấn công tiếp theo với lực lượng kết hợp gồm 10 máy bay Seiran.

Ngày 22/6, các tàu I-13 và I-14 đến cảng Maizuru để nạp nhiên liệu. Chúng đến Ominato vào ngày 4/7 để đón các máy bay do thám Saiun. Ngày 11/7, chiếc I-13 rời cảng để đến Truk nhưng không bao giờ đến đích. Tàu này đã bị các máy bay chiến đấu TBM Avenger phát hiện và tấn công ngày 16/7 khi nổi lên mặt nước. Một tàu khu trục hộ tống của Mỹ sau đó đã đến và đánh đắm chiếc I-13 bằng bom phá tàu ngầm.

Hơn nữa, Nhật Bản đã đầu hàng quân đồng minh trước khi kế hoạch tấn công trên được triển khai. Ngày 22/8/1945, thủy thủ đoàn của các tàu ngầm được lệnh phá hủy tất cả vũ khí của họ. Các ngư lôi được bắn đi mà không có đích đến, các máy bay được phóng đi nhưng không mở cánh và đuôi. Khi chiếc I-401 đầu hàng một tàu khu trục của Mỹ, thủy thủ đoàn của Mỹ đã bị sốc trước kích thước của tàu ngầm. Hải quân Mỹ đã thu được 24 tàu ngầm, kể cả ba tàu I-400, và đưa chúng đến Vịnh Sasebo để nghiên cứu (trước đó Mỹ chưa bao giờ biết đến sự tồn tại của các tàu ngầm lớp I-400 cho đến khi các tàu này đầu hàng).

Cùng lúc đó, họ nhận được tin Liên Xô đã cử một đoàn thanh sát viên đến để nghiên cứu loại tàu ngầm này. Tuy nhiên, trước khi người Nga có cơ hội đó, Hải quân Mỹ đã mở Chiến dịch Cuối con đường (Operation Road's End): Đưa hầu hết các tàu ngầm đến Point Deep Six, vị trí nằm ngoài khơi quần đảo Gotō cách Nagasaki 60 km về phía tây, và đánh chìm chúng bằng thuốc nổ C-2. Hiện xác các tàu này đang nằm ở độ sâu 200 m dưới đáy biển. Bốn tàu I-400, I-401, I-201 và I-203 được đưa tới Hawaii để nghiên cứu thêm. Khi người Nga một lần nữa đòi thanh sát các tàu này, chúng đã bị đánh đắm ở ngoài khơi Kalaeloa gần Oahu, Hawaii vào ngày 31/5/1946. Mãi đến tháng 3/2005, xác chiếc tàu I-401 mới được các tàu ngầm Pisces của Phòng thí nghiệm nghiên cứu đáy biển Hawaii phát hiện ở độ sâu 820 m.

Huy Lê (Tổng hợp)
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Giải mã bí mật của Đức Quốc xã




Cách thức truyền tin bí mật của điệp viên Đức Quốc xã đã bị lực lượng phản gián Anh giải mã thành công hồi Thế chiến 2. Theo một cuốn sách được cơ quan an ninh Anh công bố lần đầu tiên vào hôm 18/11/2006 , điệp viên Đức đã khéo léo lồng các đoạn mã Morse vào tranh vẽ những người đẹp trình diễn thời trang nhằm qua mặt chuyên gia phản gián Đồng minh.

Một bức mật mã của tình báo Đức Quốc xã (ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, lực lượng an ninh xứ sương mù đã phát hiện được và đã xây dựng một bản hướng dẫn cách thức giải mã. Một bức tranh được giới thiệu trong cuốn sách được giải mã là: “Quân địch có thể được tăng cường mạnh mẽ hằng giờ”. Đoạn mật mã này được ngụy trang trong các họa tiết ở áo và mũ của người đẹp. Ngoài “thủ thuật hội họa”, Đức Quốc xã còn dùng mực không màu, ghim giấy, cách viết thụt vào ở đầu mỗi đoạn văn, ký hiệu trong bản nhạc để truyền tin. Theo một cựu quan chức phản gián Anh, vụ bắt giữ 2 điệp viên Đức vào năm 1942 đã giúp giải mã những bí mật này.

Loạt tài liệu được công bố hôm 4.9 cũng đã tiết lộ sự thật của một “lời nói dối bom tấn” liên quan đến âm mưu ám sát tướng Wladyslaw Sikorski, người đứng đầu chính phủ lưu vong Ba Lan thời Thế chiến 2. Trong vụ này, viên phi công Bohdan Kleczynski cho biết đã phát hiện một quả bom trên chiếc máy bay B-24 chở ông Sikorski từ Scotland đi Canada vào ngày 21.3.1942. Từ thông tin đó, dư luận nghi ngờ đây là một âm mưu của Đức Quốc xã hoặc Liên Xô. Tuy nhiên, sau đó cơ quan điều tra đã phát hiện rằng quả bom kia do chính Kleczynski mang lên máy bay. Anh này luôn mang bom bên mình để cho nổ tung máy bay trong hoàn cảnh máy bay bị bắn cháy. Lời nói dối này sau đó đã bị phát hiện. Trong thư gửi Sikorski vào năm 1942, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đề nghị giữ kín câu chuyện và điều bí mật chỉ được tiết lộ sau khi Thế chiến 2 kết thúc được hơn… 60 năm. (Reuters)

Theo Thanh Niên
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top