[Funland] Chiến tranh thế giới thứ II với những mẫu chuyện copy, paste thú vị

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Bí mật về đội quân chó biết nói của Hitler

Mục đích của Hitler là đào tạo những chú chó đặc biệt để dần thay thế vị trí của binh sỹ quân đội trong tương lai...
Trong những năm cuối Thế chiến II, tại một số doanh trại của Đức Quốc Xã có mở những lớp học đặc biệt. Giảng viên là các huấn luyện viên thú, còn học sinh là những chú chó được lựa chọn khắp nơi trên nước Đức...

Một ý tưởng độc đáo
Mọi chuyện bắt đầu khi tiến sĩ Bondeson - một nhà khoa học nổi tiếng bấy giờ kể cho Hitler về chú chó biết nói ở vùng ngoại ô của thành phố Hamburg, Đức. Khi người ta hỏi bằng tiếng Đức "Chú mày tên gì?", lập tức con chó này sủa lên một tiếng “Tan” và quả thực, ở nhà nó có tên là Tan. Khi được hỏi "muốn ăn gì", chú chó này sủa lên hai tiếng “trứng gà”.
Bondeson đề xuất ý tưởng sẽ huấn luyện chó thành một đội quân đặc biệt nhất trên thế giới và được Hitler chấp thuận. Hitler nhận thấy, loài chó thông minh gần như con người nên ông còn muốn thành lập cả một đội quân khuyển với mục tiêu giúp Hitler giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh Thế giới II. Hoặc không thì chúng cũng có thể giúp việc cho các binh sĩ, bảo vệ trại tập trung.
Để phục vụ mục đích này, Đức Quốc Xã bắt đầu tuyển dụng chó ở khắp mọi nơi trên nước Đức và huấn luyện chúng sử dụng chân ra tín hiệu.
Adolf Hitler tin rằng, những con chó có trí thông minh như người.
Kết quả của cuộc nghiên cứu này là đã huấn luyện thành công một số con chó có khả năng nói chuyện như con người. Chúng có thể thốt ra cụm từ "Mein Fuhrer", nghĩa là “vua của tôi” khi được hỏi "Adolf Hitler là ai?". Thậm chí, một con chó Đức tên Don còn có thể nói "Đói, hãy cho tôi bánh".
Được biết, chú chó đầu tiên có khả năng hiểu và nói được tiếng người này có tên là Dachshund Kurwenal. Đây cũng là một trong những con chó xuất sắc trong chương trình nghiên cứu đặc biệt của Đức Quốc Xã.
Trường học cho chó
Trong một cuốn sách nói đến lớp học đặc biệt trên có ghi lại: "Đức Quốc Xã lên nắm quyền đã cho xây dựng một trường đào tạo chó nghiệp vụ có tên là Tier-Sprechschule ASRA. Nó được thành lập từ thập niên 1930 và tồn tại trong suốt những năm chiến tranh sau đó. Ở ngôi trường đặc biệt này, người ta dạy cho chó nghe, nói, đọc, viết. Một số người thuộc ban lãnh đạo Đức Quốc Xã cho rằng, có nhiều con chó có trí thông minh như người. Vì thế, nếu chúng có thể làm chủ ngôn ngữ của mình, biết nói chuyện và viết thì sẽ dần thay thế được quân đội tham gia vào hoạt động như: canh gác tại các trại tập trung và một số nhiệm vụ quan trọng khác”.
Để hiện thực hóa kế hoạch mở lớp "huấn luyện chó thông minh đặc biệt" đầu tiên, vào năm 1933, Adolf Hitler đã ra quy định cấm tất cả hành động ngược đãi và tàn sát động vật.
Ngay sau khi quy định này có hiệu lực, trên các băng-rôn, áp-phích ca ngợi lòng nhân từ của Adolf Hitler với động vật đều có hình ảnh trùm phát xít chạm đầu vào mũi một con ngựa tỏ vẻ rất thân thiết. Dưới hình ảnh này, họa sỹ đã thiết kế một dòng chữ rực rỡ sắc màu: “Động vật là bạn bè lý tưởng của chúng ta”.
Mặc dù là kẻ độc ác nhưng Hitler lại rất yêu chó. Khi còn sống, Hitler đã từng sở hữu hai chú chó đã được huấn luyện qua lớp học đặc biệt này. Một chú chó trong số này có tên là Blondi. Theo một số tư liệu còn ghi lại, Blondi rất thông minh, nó có thể đọc các âm tiết trong bảng chữ cái bằng những tiếng sủa.
Ngoài việc dạy chó biết nói, Đức Quốc Xã còn nghiên cứu việc dùng "thần giao cách cảm" giữa chó và người.
Để có thể đào tạo ra những con chó thông minh như Blondi, quân đội Đức đã phải đi khắp nơi để tìm “nhân tài” cho lớp học đặc biệt của mình. Adolf Hitler đã yêu cầu hiệu trưởng cùng với giảng viên của ngôi trường huấn luyện phải đào tạo ra khoảng 1.000 chú chó có khả năng đặc biệt, với mục đích dần thay thế vị trí của binh sỹ quân đội trong tương lai.
Trong chương trình học, những con chó sẽ phải học cách phân biệt giọng nói của nhiều người. Ngoài ra, việc rèn luyện trí nhớ bằng cách lặp đi lặp lại câu hỏi cũng được đưa vào chương trình giáo dục.
Từ một chú chó bình thường, nó phải trải qua nhiều cuộc tuyển chọn và chương trình huấn luyện dài hơi trong vài năm, gồm phần lý thuyết chung, luyện tập các động tác cơ bản và chuyên khoa nghiệp vụ.
Thường thì mỗi huấn luyện viên chỉ được đào tạo một chú chó. Chúng phải nhớ và thuộc nguồn hơi của thầy dạy, sau khi thuần thục sẽ tiếp xúc với tiếng nói của nhiều người, đồng thời phải học đi học lại những câu nói quen thuộc để tạo ra phản xạ có điều kiện.
Được biết, mỗi chú chó được huấn luyện với quy trình bài bản từ mức độ thấp đến cao sẽ mất khá nhiều thời gian và chi phí cho mỗi “học viên” không hề nhỏ chút nào.
Ý tưởng chết yểu
Theo một số tài liệu còn ghi lại, quá trình đào tạo ra chó nghiệp vụ tinh khôn cùng khả năng đọc, viết như con người vô cùng khó khăn.
Tại thời điểm đó, Hitler đã rất tự hào nói rằng: “Ngôi trường Tier-Sprechschule ASRA là nơi duy nhất trên thế giới huấn luyện các chú chó biết đọc, viết như con người. Chúng ta nên hy vọng vài năm nữa, những học viên tại ngôi trường đặc biệt này sẽ tốt nghiệp và trở thành những chiến sỹ dũng cảm trên tiền tuyến thay thế cho con người”.
Tuy nhiên, chỉ sau phát biểu đó không lâu, Hitler đã phải tự kết liễu cuộc đời khi Đức Quốc Xã bại trận vào năm 1945. Trước khi tự sát vào ngày 30/4/1945, Hitler đã ra lệnh cho bác sĩ thử nghiệm thuốc độc lên Blondi trước xem liệu có phải là thuốc giả không rồi mới cho phép tiêm lên người ông. Kết cục là Blondi ra đi cùng Hitler.
Trong một tài liệu vừa được giải mật gần đây cho thấy, khi quân Đồng Minh tấn công vào các thành phố của Đức đã biết đến thí nghiệm trên. Họ vô cùng lo sợ về những con chó thông minh này, nên quân Đồng Minh đã lên kế hoạch dùng xúc xích, chocolate có tẩm độc để tiêu diệt "đội quân 4 chân" kỳ lạ.
Theo Trí thức trẻ
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Trùm phát xít Hitler âm mưu bắt cóc Thủ tướng Anh




Những tài liệu mới được công bố lần đầu cho thấy, vào năm 1943, suýt chút nữa Thủ tướng Anh đã bị quân Đức bắt sống hoặc ám sát. Kế hoạch hoàn hảo đến phút chót đã đổ bể bởi lòng trắc ẩn của chính những tay súng phát xít.
Kế hoạch táo tợn của Hitler
Năm 1943, Thế chiến thứ hai có những bước ngoặt lớn khi phe trục phát xít Đức - Ý - Nhật bắt đầu nếm trải những đòn tấn công nặng nề của khối Đồng minh trên khắp các mặt trận. Đổ bộ thành công lên đảo Sicilia (Italia), liên quân Anh - Pháp - Mỹ kết hợp với quân kháng chiến địa phương tấn công thẳng về thành Rome. Ngày 3/9/1943, Ý tuyên bố đầu hàng, ký với Đồng minh bản Hiệp định đình chiến.
Trùm phát xít Ý Mussolini bị chính quyền mới bắt giam. Không chịu ngồi nhìn phe trục tan vỡ, Hitler đã tiến hành một phi vụ vô tiền khoáng hậu: Giải cứu Mussolini. Đội biệt kích siêu hạng của Đức đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này ngay trước mũi quân Đồng minh.
ADVERTISEMENT
Chiến tích vẻ vang này đã kích thích Hitler đi đến một quyết định táo tợn: Bắt cóc Thủ tướng nước Anh Churchill. Cả khối Đồng minh khi đó đang được dẫn dắt bởi ba nhà lãnh đạo thiên tài: Chủ tịch Liên Xô J.Stalin, Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt và Thủ tướng Anh Wilson Churchill. Trong ba người này, cơ hội tiếp cận Churchill của quân Đức là lớn hơn cả.
Nếu có thể bắt sống được ông, Hitler sẽ có trong tay một con tin vô cùng giá trị để mặc cả với Đồng minh. Còn nếu buộc phải giết chết nhà lãnh đạo này, thì dù hiệu quả không bằng bắt sống nhưng cũng là một thắng lợi lớn của phe phát xít. Khối Đồng minh sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng nếu mất đi một trong ba vị chỉ huy tối cao của mình.
Kế hoạch tối mật này được giao cho Đô đốc hải quân Canaris thực hiện. Đây chính là người đã chỉ đạo tiến hành thành công phi vụ giải cứu Mussolini trước đó, nên Hitler đặc biệt tin tưởng vào thắng lợi lần này. Nhưng Canaris lại không nghĩ như vậy. Vụ Mussolini được tiến hành khi quân kháng chiến Italia chưa kịp làm chủ đất nước, hàng ngũ phát xít Ý còn khá mạnh, thời thế lúc đó rất rối ren, rất thuận tiện cho một cuộc đột nhập. Còn luồn sâu vào lãnh thổ Anh, bắt cóc Thủ tướng nước này đem về Đức?
Quả là một nhiệm vụ bất khả thi. Mà mệnh lệnh của Quốc trưởng thì cũng không thể thoái thác. Một đội biệt kích Đức tinh nhuệ đã được Canaris tuyển chọn từ lực lượng lính dù thiện chiến để thực hiện nhiệm vụ mới này, nhưng bản kế hoạch hành động thì vẫn là một trang giấy trắng.
Giữa lúc đô đốc Canaris cùng thuộc hạ thân tín của mình là trung tá hải quân Otto Rader đang lâm vào thế bí thì bất ngờ nhận được điện báo của một điệp viên nằm vùng tại Anh. Đó là Joranna Gra, nữ điệp viên người Anh nhưng lại đang làm việc cho tình báo Đức.
Cô ta báo một tin khiến thầy trò Canaris như trút được gánh nặng: Ngày 6/11/1943, Thủ tướng Churchill sẽ đến thị sát căn cứ không quân Hoàng gia Anh gần ngôi làng, nơi điệp viên này đang ở. Tối hôm đó, ông sẽ nghỉ lại tại trang trại của Herry Waytowpe, một vị Tư lệnh Hải quân Anh đã về hưu. Trang trại này chỉ cách làng Sdelecon khoảng 8km.
Bộ ba này nếu thiếu mất một người, không biết Thế chiến thứ hai sẽ kết thúc ra sao?
Sau khi nghiên cứu mọi tình tiết liên quan, Canaris và Otto Rader quyết định cho một toán lính Đức đóng giả thành một đơn vị lính dù Ba Lan trực thuộc đơn vị đặc nhiệm không quân Hoàng gia Anh, đổ bộ xuống làng Sdelecon để thực hiện sứ mệnh bắt cóc Thủ tướng Anh Churchill.



Đội biệt kích này sẽ nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của đích thân trung tá Hans Schtaninne. Đây là một sĩ quan Đức dày dạn kinh nghiệm chiến trường, đã từng gây nhiều thiệt hại cho quân Đồng minh. Quan trọng hơn, trước khi Thế chiến nổ ra, Hans Schtaninne đã từng có một thời gian theo học tại Anh nên rất thông thạo tiếng Anh cũng như phong tục, tập quán nước này.
Kế hoạch của thầy trò Canaris - Otto Rader nhanh chóng được Hitler thông qua sau khi đã nhận được lời khen ngợi hết lời của trùm mật vụ Himmler. Hitler chỉ yêu cầu một việc: Do Công ước Geneva về chiến tranh nghiêm cấm việc giả dạng làm quân đối phương, nên đội biệt kích Đức sẽ phải mặc quân phục Đức bên trong quân phục Ba Lan.

 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( Tiếp)

Sau khi xâm nhập thành công, toán lính này phải cởi bỏ quân phục Ba Lan, hành động khi đang mặc quân phục Đức. Canaris và Otto Rader lập tức chấp hành mà không biết rằng, thảm họa bắt nguồn chính vì chi tiết này.
Toán lính Đức chịu kết cục bi thảm
Đêm ngày 5/11/1943, nhóm biệt kích Đức do Schtaninne cầm đầu nhảy dù thành công xuống cánh đồng làng Sdelecon. Dưới sự trợ giúp tận lực của điệp viên Joranna Gra, phi đội bắt cóc này nhanh chóng tìm được một địa điểm phù hợp để cắm trại, và thay sang quân phục Anh do Joranna Gra chuẩn bị sẵn từ trước.
Sáng hôm sau, dưới vỏ bọc là lính dù Anh, toán lính Đức công khai luyện tập, bắn súng gần một nhà máy xay xát của làng Sdelecon. Như thường lệ, dân làng này đổ ra xem, họ chen nhau đứng chật cứng cả cây cầu nhỏ bằng gỗ bắc qua con sông gần đó.
Một tình huống bất ngờ xảy ra: Một bé trai bị ngã xuống sông. Dòng nước nhanh chóng cuốn em bé này xuôi xuống phía nhà máy xay, nơi có những guồng nước lớn để làm quay trục máy xay. Nếu không bị chết đuối, em bé này cũng sẽ bị những gầu nước khổng lồ này cuốn nát.
Trên bờ, toán lính biệt kích Đức mặc quân phục Anh nhận ra mối nguy hiểm chết người này. Cả nhóm vội dừng tập bắn, lao ra bờ sông. Hai tên để nguyên cả quân phục lao xuống sông, bơi về phía em nhỏ. Trung sĩ Sdim tóm được cậu bé người Anh đang chới với trong dòng nước siết, liền lúc đó, thượng sĩ Brandt cũng bơi tới nơi, vươn tay đón lấy nạn nhân. Với sự giúp sức của một số dân làng khác, cậu bé được đưa vào bờ an toàn. Lúc này, mọi người mới nhận ra Sdim đã bị nước cuốn vào guồng nước tự lúc nào.
Tay lính Đức được vớt lên bờ, máu ướt đẫm người do bị các cánh guồng nghiến phải. Theo một phản xạ tự nhiên, Brandt giật phăng áo ngoài của đồng đội ra, tìm cách cấp cứu. Một tiếng thét vang lên từ phía những người dân làng: Ai đó trong số họ đã nhận ra bộ quân phục Đức trên người vị anh hùng vừa xả thân cứu người này.
Trong khi tất cả còn đang sững sờ trước tình huống quá bất ngờ này, Hans Schtaninne lập tức cho thấy bản lĩnh của một sĩ quan dày dạn kinh nghiệm. Y ra lệnh cho toán lính Đức dùng vũ lực khống chế tất cả những người có mặt vào một nhà thờ gần đó để sự việc không bị bại lộ ra ngoài. Đội biệt kích Đức im lặng chờ đợi Thủ tướng Churchill tới trong sự căng thẳng tột độ. Khi một tên đề nghị chỉ huy giết hết những người dân làng này để có thể dốc toàn lực thực thi nhiệm vụ, Hans Schtaninne đã kiên quyết bác bỏ. Và toan tính của Hitler đã vĩnh viễn không bao giờ có thể thực hiện được vì quyết định đó của chỉ huy đám biệt kích.
Trong nhà thờ có một hệ thống điện đàm bí mật, và do toán lính Đức không thể kiểm soát được hoạt động của tất cả mọi người, vị linh mục đã bí mật báo tin cho một đơn vị lính Mỹ đang đóng quân gần đó qua hệ thống thông tin này.
Nhận được nguồn tin khẩn cấp, thượng tá Satoff - chỉ huy đơn vị lính Mỹ - lập tức cho người phóng xe đi ngăn đoàn của Thủ tướng Anh đang trên đường đến Sdelecon. Đích thân ông dẫn theo hơn 40 lính đặc nhiệm Mỹ tiến đến bao vây chặt nhà thờ trên. Không lâu sau, thêm một đội lính Anh đến chi viện, còn Thủ tướng Churchill đã được đưa đi tạm lánh ở một nơi an toàn khác.
Toán lính Đức đã hoàn toàn nằm trong tay liên quân Anh-Mỹ, nhưng vì còn nhiều dân làng đang bị chúng giam giữ nên Satoff không dám tùy tiện tấn công. Ông đề nghị đàm phán: Nếu quân Đức thả hết con tin và ra đầu hàng, tính mạng sẽ được đảm bảo. Hans Schtaninne đồng ý thả hết thường dân Anh trong tay, nhưng thề tử chiến chứ nhất định không đầu hàng. Khi người dân làng Sdelecon cuối cùng rời khỏi nhà thờ một cách an toàn, quân Mỹ và Anh đồng loạt tấn công. Với sự chênh lệch quá lớn về lực lượng, chỉ chưa đầy một giờ đồng hồ, toàn bộ đám biệt kích Đức đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Dù kết thúc nhiệm vụ bằng cái chết, nhưng những hành động của toán lính Đức cũng khiến đối phương phải cảm kích. Xả thân cứu người, thả hết con tin, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, dù ở bên nào của chiến tuyến, đó cũng là những hành động cao đẹp. Thủ tướng Churchill sau đó đã ra lệnh phải chôn cất tử tế những người lính Đức này.
Cho đến nay, tại ven ngôi làng Sdelecon ở vùng Norfolk phía Bắc nước Anh, vẫn còn một nghĩa trang nhỏ gồm 14 ngôi mộ. Ở đó, có một tấm bia đá với dòng chữ khắc bằng tiếng Đức như sau: "Nơi đây, trung tá Đức Hans Schtaninne và 13 lính dù Đức yên nghỉ. Thời gian tử vong: Ngày 6/11/1943. Đây chính là nghĩa cử cao đẹp của người Anh, đáp lại những gì toán lính Đức đã làm trên đất Anh.


Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
 

sonsodaco

Xe buýt
Biển số
OF-120301
Ngày cấp bằng
12/11/11
Số km
790
Động cơ
389,238 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Thớt này sẽ nóng đây, vì WW2 có quá nhiều chuyện để hóng
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
6,527
Động cơ
406,001 Mã lực
Theo các cụ người ngoài hành tinh đã gặp và liên lạc với chúng ta chưa?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Theo các cụ người ngoài hành tinh đã gặp và liên lạc với chúng ta chưa?
Củng chả biết giải thích thế nào vì thế giới đang còn có quá nhiều bí ẩn cơ. Vụ giải mật gần nhất là khu vực 51 của nhà mèo nơi đã rèn ra con U2 nhưng trước đó toàn đồn là UFO
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
10 trận chiến nổi tiếng nhất trong chiến tranh thế giới thứ II



Những mặt trận nổi tiếng nhất trong thế chiến thứ hai của nhân loại.


Chiến tranh thế giới thứ hai được đánh dấu là cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại. Các chiến sự trong Thế chiến II được bùng lên hầu như ở khắp các lục địa, kéo theo đó là những con số thương vong, thiệt hại vô cùng lớn. Quân Đồng Minh cuối cùng đã giành thắng lợi, nhưng bên cạnh đó là cả một sự hi sinh mất mát cho cả hai bên cả về phương diện tiền bạc và con người. Chúng ta cũng không thể không kể đến những chiến lược đúng đắn mang tính chất bước ngoặt của trận đánh. Trong bài viết này, Genk sẽ giới thiệu đến các bạn 10 trận đánh mang tính chất quyết định đến cục diện của thế chiến II. Việc xếp hạng được dựa trên tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng của nó đến toàn bộ cuộc chiến tranh này.


10. Trận chiến nước Pháp




Trận chiến nước Pháp hay còn có các tên gọi “Nước Pháp thất thủ” hay “Chiến dịch phía Tây” theo cách gọi của người Đức là một chiến dịch tấn công chiến lược của quân đội Đức Quốc Xã bằng Không quân, máy bay vận chuyển và quân Thiết giáp vào Pháp, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg trong Thế Chiến thứ II. Sau khi người Đức chinh phạt Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, Hitler bắt đầu dòm ngó sang các quốc gia Tây Âu. Mục tiêu cuối cùng là xâm lược Liên Xô, nhưng Hitler biết rằng thất bại của các quốc gia này là điều tối cần thiết để tránh khỏi một cuộc chiến tranh giữa hai mặt trận. Bước đầu tiên là để xâm nhập vào các Vùng đất thấp ( Hà Lan, Luxembourg và Bỉ) và Pháp. Theo đó, Đức sẽ có thể tiếp tục chinh phục nước Anh, triển khai tiếp về phía Đông để rồi có thể tiến hành trận chiến quyết định với người Nga.


Với sự chuẩn bị kĩ càng, quân đội Đức đã thực sự áp đảo toàn bộ phe Đồng Minh. Những con số về tương quan lực lượng không còn quá quan trọng bởi kế hoạch được người Đức vạch ra là quá hoàn hảo và hiệu quả. Một khi quân đội Đức chiếm được Vùng đất thấp, Pháp và lực lượng viễn chinh Anh (BEF) sẽ phải di chuyển lên phía Bắc đển đối đầu với họ. Điều này đã tạo thế bất ngờ cho mũi tấn công chính của người Đức băng qua khu rừng Ardennes và tiến thẳng đến Eo biển Anh( Manche). Một cuộc tấn công mới được tiến hành ngay lập tức đến Paris, người Pháp thất thủ, lực lươjng viễn chinh Anh phải rút khỏi Dunkirk. Đất nước bị chia cắt thành các khu vực chiếm đóng của Đức và của chính phủ Vichy Pháp. Đức sau đó đã trao tự do cho các vùng này để tập trung lực lượng loại bỏ quân đội Anh ra khỏi cuộc chiến.


9. Chiến dịch Overlord



Mặt trận thứ hai tại châu Âu mà Liên Xô đã từng thúc ép cuối cùng cũng được mở vào mùa hè năm 1944 khi phe Đồng Minh tấn công bờ thành phòng thủ kiên cố của Đức mà được biết đến với cái tên Bờ thành Đại Tây Dương. Vào thời điểm hiện tại Hồng quân Liên Xô hoàn toàn có thể một mình đánh bại phát xít Đức ( vì thế trận đánh này được xếp thứ 9 ), nhưng Stalin đã gây áp lực lên phía Tây để có thể chia cắt nguồn lực lượng của quân đội Đức và có thể kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Không quân Mỹ và Không quan Hoàng gia Anh ( RAF) đã bắt đầu tiến hành chiến dịch ném bom phá hủy các ụ súng của Đức từ năm 1942. Quân Đồng Minh kiểm soát chiến trường Địa Trung Hải và xâm chiếm Ý năm 1943. Tuy nhiên, đó là chiến lược cần thiết để khởi động một cuộc xâm lược có quy mô rộng rãi của Pháp để tiêu diệt các lực lượng chính của quân đội Đức ở Bắc Âu.


Chiến dịch Overlord được bắt đầu với cuộc đổ bộ vào Normandy vào ngày 6 tháng 6 năm 1944. Đến tháng 8, đã có hơn ba triệu quân Đồng Minh tại Pháp. Paris được hoàn toàn giải phóng vào 25 tháng 8, và quân đội Đức đã bị đẩy lùi, sau đó phải rút lui qua sông Seine vào ngày 30 tháng 8. Đức bắt buộc phải tăng cường Mặt trận phía Tây với các nguồn lực từ Mặt trận phía Đông và Ý. Quân Đồng Minh đã hoàn toàn giành thắng lợi. Bởi trước tháng 9, lực lượng Đồng Minh phía Tây đã tiến gần với biên giới của Đức. Hơn một năm sau đó, Đức Quốc Xã đã phải đầu hàng. Và quan trọng hơn cả, Cộng Sản Nga không thể kiểm soát được toàn bộ Tây Âu. Điều này mang một ý nghĩa chính trị quan trọng giữa các nước sau chiến tranh.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
8. Trận Guadalcanal




Tháng 8 năm 1942 là thời điểm quân Đồng Minh vào thế phòng ngự ở chiến trường Thái Bình Dương. Khả năng tổ chức các đợt tấn công của Nhật Bản đã giảm sút sau các trận đánh hải quân ở biển Coral và Midway. Tuy nhiên, người Nhật vẫn tấn công và dự định chiếm Fiji, New Caledonia và Samoa. Trước tháng 8 năm 1942, Hải quân Đế quốc Nhật đang trong quá trình xây dựng một loạt các căn cứ tại quần đảo Solomon để vừa có thể làm bàn đạp cho những cuộc xâm lược cũng như bảo vệ các khu căn cứ chính của họ tại Rabaul. Quân Đồng Minh đã thấy trước, đây là một mối nguy hại lớn đối với lục địa Australia. Vì vậy, họ đã lên kế hoạch để xâm chiếm quần đảo Solomon nhằm mục đích hạn chế sức mạnh của quân đội Nhật. Việc này cũng sẽ là bước khởi đầu cho chiến dịch lấy lại Philippines và cuối cùng xâm nhập vào đất liền Nhật Bản.


Ngày mùng 7 tháng 8, hơn 11.000 lính thủy dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Alexander Vandergrift đã đổ bộ lên các đảo Guadalcanal. Ngày mùng 8 tháng 8, quân Đồng Minh hoàn toàn chiếm đóng được sân bay của Nhật ( hay còn được gọi mà Henderson). Bị bất ngờ bởi đòn tấn công của quân Đồng Minh, phía Nhật Bản từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1942 đã nhiều lần tìm cách chiếm lại sân bay Henderson. Ba trận chiến lớn trên bộ, năm trận hải chiến lớn, và các cuộc không chiến diễn ra liên tục hầu như hàng ngày, mà đỉnh điểm là trận Hải chiến Guadalcanal mang tính quyết định vào đầu tháng 11 năm 1942, trong đó nỗ lực cuối cùng nhằm tăng tiện đủ số lượng binh lính để chiếm lại sân bay Henderson bị đánh bại. Sang tháng 12 năm 1942, phía Nhật từ bỏ mọi hy vọng tái chiếm Guadalcanal và triệt thoái các lực lượng còn lại vào ngày 7 tháng 2 năm 1943( Theo Wikipedia).


Chiến thắng tại Guadalcanal là chiến thắng quân sự quan trọng và hơn hết nó mang lại tâm lý thoải mái, không lo sợ khi đối đầu với Đế quốc Nhật cho quân Đồng Minh.


7. Trận Leyte Gulf




Trận chiến vịnh Leyte, hay còn gọi là “ Trận biển Philippine lần thứ hai”, được xem là trận hải chiến lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như là một trong những trận hải chiến lớn nhất lịch sử. Vào tháng 6 năm 1944, quân đội Mỹ đã xâm nhập vào hàng phòng thủ bên trong của Nhật Bản và xây dựng những khu căn cứ có thể sử dụng bom B-29 để phá hủy các hòn đảo của Nhật Bản. Sau đó cắt các nguồn cung cấp của Nhật Bản bằng cách xâm chiếm Philippines hoặc Formosa ( Đài Loan ). Động thái từ Nhật là có thể tấn công các lực lượng của Mỹ để chiếm lại vịnh Leyte. Lực lượng phía Bắc của Nhật sẽ thu hút quân đội Mỹ khỏi Leyte và sau đó lực lượng phía Nam và lực lượng chính sẽ tấn công các khu vực chính của Mỹ.


Nhật Bản đã thành công trong việc chuyển hướng Hạm đội 3 của Mỹ. Tuy nhiên, lực lượng phía Nam của Nhật đã bị chặn lại và bị tiêu diệt toàn bộ. Toàn bộ bốn tàu sân bay, ba tùa chiến, tám tàu tuần dương và 12 tàu khu trục đã bị mất hoàn toàn. Hải quân Nhật không thể đạt được mục đích đề ra, bị thiệt hại nặng, và từ đó không thể tham chiến với một lực lượng tương đương.


Trận chiến vịnh Leyte là trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử. Về căn bản nó đã dẫn đến sự sụp đổ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Trong suốt những năm còn lại của chiến tranh, Nhật Bản chỉ dựa trên các cuộc tấn công trên bộ và các cuộc tấn công tự sát kiểu Kamikaze (Thần Phong). Các nguồn cung cấp từ khu vực Đông Nam Á đã hoàn toàn bị cắt bỏ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
6. Trận Moscow




Mục tiêu của Hitler khi xâm lược vào Liên Xô (Chiến dịch Barbarossa) luôn luôn là Moscow. Thành phố này được coi là khu căn cứ chính trị ,quân sự quan trọng bậc nhất của Liên Xô. Kế hoạch ban đầu là tiến hành chiếm đóng Moscow trong vòng bốn tháng kể từ khi bắt đầu chiến dịch. Kế hoạch sẽ được dự định tiến hành trước mùa đông. Nhưng sau đó,mưa mùa thu đã làm chậm kế hoạch của quân đội Đức, vậy mà trước tháng 12 họ đã chỉ còn cách Moscow gần 19 dặm. Sự kiệt quệ của Hồng quân Liên Xô đã được cứu vớt bởi chính sự khắc nghiệt của mùa đông ở đất nước họ, và được hỗ trợ một lực lượng tinh nhuệ từ Siberia, được đào tạo để chống lại cái lạnh của khí hậu. Nhiệt độ thường xuyên giảm xuống tới tận âm 50 độ C. Còn quân lính Đức thì không được trang bị quần áo mùa đông, các cỗ xe thiết giáp lại không được thiết kế để hoạt động ở nhiệt độ thấp như vậy. Kết quả là, ngày mùng 5 tháng 12 năm 1941, quân đội Liên Xô phản công và đẩy lùi hoàn toàn Đức.


Lần đầu tiên, người Đức phải rút lui khi đang tổ chức một cuộc tiến công quy mô lớn. Chiến dịch Barbarossa thất bại. Hitler phải chịu những tổn thất không hề nhỏ. Quan trọng hơn, Hitler phải chịu trách nhiệm cá nhân về quân sự và mất lòng tin trong những cán bộ cấp cao của mình, mất đi lợi thế của một nhà lãnh đạo quân đội bậc nhất.

5. Trận Kursk

Trận vòng cung Kursk hay là Chiến dịch phòng ngự - phản công Kursk là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô- Đức trong Thế Chiến II. Chiến dịch này diễn ra ngay sau trận Stalingrad và là trận cuối cùng người Đức tấn công từ mạn phía đông, kéo dài từ 5 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 1943. Và chia làm hai giai đoạn chính, giai đoạn Đức tấn công từ 4 tháng 7 đến 19 tháng 7 và giao đoạn Liên Xô phản công từ 20 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 1943.


Quân phát xít định tấn công bất ngờ bên cánh và bao vây lực lượng Liên Xô nhưng mặt khác thì phía Liên Xô cũng biết được ý định này và đã xây dựng một phòng tuyến vùng chắc. Cả hai cánh quân xe tăng của quân đội Đức Quốc xã đã bị chặn lại, bị tiêu hao nhiều sinh lực và phương tiện trên tuyến phòng ngự vững chắc của quân đội Liên Xô. Đến ngày 20 tháng 7, quân đội Đức Quốc xã buộc phải rút lui. Quân đội Liên Xô chuyển sang phản công và cuối cùng đã giành thắng lợi. Sau trận tấn công cuối cùng của Hitler trên Mặt trận phía Đông này, quân đội Đức Quốc xã đã mất hẳn quyền chủ động tấn công chiến lược và rơi vào thế phòng thủ bị động.


Tại Kursk, Đức mất 720 xe tăng, 680 máy bay và thương vong về người là khoảng 170.000. Quân Liên Xô sau thắng lợi quyết định này đã tuyệt đối nắm thế chủ động. Từ vị trí chủ động tấn công, quân đội Đức Quốc xã buộc phải chuyển sang phòng ngự và gần như chỉ phòng ngự chiến lược kèm theo một số trận phản công không mạnh và cũng không thành công từ cuối năm 1943 cho đến khi kết thúc chiến tranh.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
4. Trận Midway


Sau Trân Châu Cảng và trận chiến biển San Hô, Nhật Bản tiếp tục nuôi hy vọng loại bỏ được Hoa Kỳ như một chiến lược để chiếm lấy vùng biển Thái Bình Dương. Và phía Nhật đã chọn đảo san hô Midway làm chiến trường tiếp theo, trận chiến diễn ra từ ngày 4 đến 6-7 tháng 6 năm 1942.
Họ chia nhỏ các lực lượng của mình theo quy mô rộng khiến người Mỹ không phát hiện được trước trận đánh.


Đô đốc Yamamoto đã dàn các lực lượng tàu chiến, tuần dương hạm và tàu sân bay tấn công trải dài hàng trăm dặm nhằm đối đầu với các lực lượng của hạm đội Mỹ có ý định tới cứu trợ cho Midway. Không may cho người Nhật, vì nhấn mạnh tới yếu tố bí mật và việc phân chia lực lượng của họ đồng nghĩa với việc không một lực lượng nào trong hạm đội của họ có thể giúp đỡ được nhau, dẫn tới thất bại cuối cùng. Cũng rất may mắn cho phía Mỹ là họ đã giải mã thành công tín hiệu từ phía Nhật và đón đầu được tình hình.


Các cuộc tấn công của Nhật trong những ngày đầu đã không đạt được bất cứ kết quả gì. Sau cùng thì bốn tàu sân bay và một Tàu tuần dương hạng nặng Nhật Bản bị đánh chìm để đổi lấy một trong những tàu sân bay và một tàu khu trục của Mỹ. Các thiệt hại nặng của các tàu sân bay và các đội bay kỳ cựu thường xuyên đã làm suy yếu Hải quân Nhật Bản. Midway đã mở đường cho cuộc đổ bộ tại Guadalcanal và tạo bản lề cho sự chiến thắng của lực lượng Đồng minh tại khu vực Thái Bình Dương.


3. Chiến dịch Barbarossa


Barbarossa là mật danh của chiến dịch xâm lược Liên bang Xô Viết do Quân đội Đức Quốc xã tiến hành trong chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến dịch được bắt đầu vào ngày 22 tháng 6 năm 1941 và kết thúc bằng trận Moscow ( đề cập ở phần thứ 5). Con số tham chiến lực lượng của cả hai bên lên đến 8,9 triệu binh lính, hơn 18,000 xe tăng, 45,000 máy bay và khoảng 50,000 khấu pháo. Khi Đức xâm lược, Hồng Quân đã hoàn toàn mất cảnh giác. Trước đó, hai nước này đã kí kết một hiệp ước về lãnh thổ chủ quyền của nhau khi Đức và Liên Xô xâm lược Ba Lan. Cả hai quốc gia này đều chiếm đóng Ba Lan, nhưng Hitler luôn coi Nga như một nguồn cung cấp lao động, nông nghiệp, dầu quan trọng của mình.


Ngay cả khi Đức Quốc xã chinh phục các nước vùng Balkans, họ đã có tới tận 4,5 triệu quân phe Trục gần biên giới Liên Xô. Kế hoạch nhanh chóng được đặt ra, ba nhóm quân đội được thành lập, mỗi nhóm sẽ có nhiệm vụ chiếm đóng những thành phố và vùng cụ thể. Nhóm quân phía Bắc sẽ tấn công thông qua vùng Baltic và chiếm Leningrad. Nhóm quân chính sẽ có nhiệm vụ chiếm đóng Moscow và đoàn quân phía Nam sẽ tấn công các khu trung tâm nông nghiệp của Ukraine và chiếm những mỏ dầu tại Caucasus. Hồng quân, mặc dù lực lượng vượt trội hơn so với người Đức, nhưng chưa có sự chuẩn bị kĩ càng đã bị đánh bại nhanh chóng.


Người Đức nhanh chóng chiếm được hầu hết các vùng kinh tế quan trọng của Liên Xô tại Châu Âu. Những trận chiến khốc liệt, mang tính quyết định diễn ra tại Smolensk, Uman và Kiev. Đội xe tăng thiết giáp đã bao vây và bắt giữ hơn 3 triệu binh lính Liên Xô khi họ đến Moscow. Đến tháng mười hai, họ đã bao vây phía Bắc Leningrad, trung tâm ngoại ô Moscow. Người Đức đã chiếm được 500,000 dặm vuông lãnh thổ Liên Xô với hơn 75 triệu người. Liên Xô đã phải chịu những tổn thất lớn : 800,000 lính bị giết, 3 triệu người bị thương và hơn 3 triệu bị bắt giữ. Đức quốc xã chịu tổn thất 250,000 thương vong, 500,000 người bị thương, 2000 máy bay, 2700 chiếc xe tăng bị tiêu diệt. Về mặt lịch sử, chiến dịch Barbarossa được ghi nhận là có quy mô lớn nhất về quân số tham chiến và cũng là chiến dịch đãm máu nhất với con số thương vong khổng lồ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
2. Trận Stalingrad


Trận Stalingrad là một trận đánh lớn diễn ra trong chiến tranh Xô- Đức giữa một phe là quân đội phát xít Đức và phe kia là Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad ( nay là Voldograd) ở miền Tây Nam nước Nga. Có thể nói đây là trận Midwway của Mặt trận phía Đông. Cuộc chiến này là một thảm họa đối với Đức quốc xã, và việc giành chiến thắng tại miền Đông gần như là không thể. Sau khi Hồng quân chiếm được ưu thế tại Moscow , Mặt trận phía Đông đã dần dần ổn định lại ở các phòng tuyến từ Leningrad tới Rostov gần Biển đen.


Hitler rất tin tưởng ông có thể đánh bại Hồng quân khi thời tiết không còn gây ra những trở ngại. Việc chiếm Stalingrad rất quan trọng bởi đây là tuyến giao thông quan trọng giữa biển Caspian và phía Bắc nước Nga, và là cửa ngõ để tiến vào khu vực dầu mỏ quan trọng Caucasus. Trận chiến bắt đầu với những đợt oanh tạc của Không quân Đức Luftwaffe vào những chiến sự của Hồng quân bên bờ sông Volga. Đến cuối tháng Tám, người Đức đã đến được thành phố Stalingrad. Với những trận công kích mãnh liệt của lực lượng không quân, cả thành phố dường như chìm trong những đóng gạch vụn.


Tuy nhiên, quân đội phát xist Đức nhanh chóng bị sa lầy trong những trận đánh đãm máu trên đường phố, và mặc dù đã kiếm soát tới 90% thành phố nhưng người Đức đã hoàn toàn thất bại. Như một hệ quả tất yếu, vào tháng 11, Hồng quân Liên Xô tổ chức một cuộc phản công và bao vây toàn bộ 300,000 lính Trục. Đức bị thiệt hại 841,000 binh lính, và chỉ có thể tổ chức một đợt phản công cuối cùng tại Kursk, trận đánh mà họ đã phải nhận một thất bại thảm hại.


1. Không chiến tại Anh Quốc


Đây là tên thường gọi của cuộc không chiến khốc liệt và dai dẳng giữa Đức Quốc Xã và nước Anh vào mùa hè-thu năm 1940. Việc loại bỏ Anh ra khỏi cuộc chiến sẽ giúp cho Hiler có thể tập trung hết tất cả sức mạnh quân sự để đối đầu với Liên Xô. Người Mỹ và Nga sẽ phải đơn thương độc mã chiến đấu với phe Trục và không thể sử dụng quần đẩo Anh làm điểm trung gian cho chiến dịch Overlord. Vì những lí do này, trận không chiến này là một trận chiến quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai. Lực lượng viễn chinh Anh hầu hết đã sơ tán tại Dunkirk sau trận nước Pháp ( như đề cập bên trên ). Tuy nhiên hầu như toàn bộ vũ khí quân sự của họ vẫn đặt lại nước Pháp. Nếu như người Đức có thể chiếm lĩnh toàn bộ bầu trời tại Anh, họ đã có thể khởi động chiến dịch Sư Tử Biển ( cuộc xâm lược các quần đảo Anh ). Hải quân Hoàng gia sẽ khó có thể ngăn chặn cuộc tấn công này nếu thiếu đi những hỗ trợ từ phía không quân.


Chiến lược ban đầu của Không quân Đức là tiêu diệt các khu căn cứ của đội Không quân Hoàng gia (RAF). Không đạt được mục tiêu, cuối cùng, Không quân Luftwaffe của Đức đã phải quay sang các khu vực có ý nghĩa chính trị để tiến hành chiến thuật ném bom khủng bố, mở cuộc oanh tạc rầm rộ vào thủ đô và các thành phố lớn của đối phương. Tuy nhiên điều này đã cho Không quân Hoàng gia cơ hội để chuẩn bị thêm lực lượng. Những chiếc radar rất quan trọng. Không có nó, RAF sẽ phải có những máy bay túc trực liên tục trên không.


Vì vậy, nhờ có radar họ có thể chờ đợi và tổ chức các cuộc phản công khi máy bay Đức oanh tạc. Vào tháng 10 năm 1940, Đức đã bị giảm đáng kể lực lượng. Kế hoạch chiếm lĩnh bầu trời Anh đã phá sản, Hitler phải hoãn chiến dịch Sư Tử Biển ngay tức khắc. Chiến thắng này đã khiến cho Đức quốc xã hoàn toàn mất đi lợi thế, bởi sau đó, người Anh tiếp tục tham chiến trong Trận chiến Đại Tây Dương và chiếm giữ một vai trò quan tọng trong Trận Normandie năm 1944.


Tham khảo: Listverse
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Có một tinh hoàn mà tay Hít-Le nó hung hãn như thế, không biết nếu nó có đủ hai tinh hoàn thì sẽ ntn nữa, chả dám nghĩ!:-ss
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Tại sao Anh, Mỹ làm ngơ trước việc phát xít Đức diệt chủng người Do Thái



Hố chôn tập thể cho người Do Thái tại trại tập trung Auschwitz Tháng 1/2005, trong các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày quân đội Liên Xô giải phóng trại tập trung Auschwitz, báo chí nhiều nước đã nhắc lại một sự thật khó hiểu trong Đại chiến thế giới II là chính phủ các nước Đồng minh phương Tây đã làm ngơ trước việc phát xít Đức giết hại hàng triệu người Do Thái trong các trại tập trung ở Đông và Nam Âu.
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thái độ khó hiểu đó là một trong những cái gọi là “bí ẩn của Đại chiến II” hiện đã được đưa ra ánh sáng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Trước đây, chính quyền các nước phương Tây và một số nhà sử học cho rằng, phương Tây không biết gì về kế hoạch của phát xít Đức và do đó không ngăn chặn được. Ngược lại, một số nhà sử học cho rằng, các nước phương Tây đã biết ý định của phát xít Đức nhưng vì những lý do nào đó, họ đã làm như không biết gì cả. Cuốn sách “Tập bản đồ xung đột Arập – Israel” của Martin Gilbert in năm 1974 cho biết: “Sau khi Hitler lên cầm quyền ở Đức (năm 1933), hàng trăm nghìn người Do Thái đã di cư về xứ Palestine hồi ấy do Anh ủy trị, nơi đã có nhiều người Arập và Do Thái cùng chung sống từ mấy nghìn năm nay. Họ mua đất của người Arập với giá cao để định cư. Dòng người Do Thái đổ về Palestine ngày một tăng làm người Arập tức giận, tấn công khủng bố người Do Thái. Chính quyền Anh đã hạn chế lượng người Do Thái di cư về đây. Năm 1939, Chính phủ Đức cho phép 250.000 người Do Thái sống ở Đức được di cư ra nước ngoài nhưng chính quyền Mỹ đã hạn chế số người Do Thái nhập cư vào Mỹ. Năm 1940, Quốc hội Mỹ bác bỏ dự luật mở cửa bang Alaska cho người Do Thái lánh nạn. Năm 1941, Mỹ thắt chặt hạn ngạch nhập cư người Do Thái; năm 1943, Mỹ lại từ chối lời đề nghị của Thuỵ Điển tiếp nhận 20.000 trẻ em Do Thái ở Đức di cư sang Mỹ. Người Do Thái sống ở Ba Lan có 3 triệu người thì bị phát xít Đức giết hại 2,6 triệu; Liên Xô (vùng Đức chiếm) có 2,5 triệu thì bị giết 750.000 người; Rumani có 1 triệu thì bị giết 750.000; Hunggari có 710.000 người thì bị giết 402.000 người…[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ngày 26/6/2000, Viện Hồ sơ quốc gia Mỹ công khai 400.000 trang hồ sơ tuyệt mật của Cơ quan Tình báo Mỹ. Dư luận vô cùng kinh ngạc khi biết các nước Anh, Mỹ không những nắm được các thông tin về kế hoạch diệt chủng người Do Thái của phát xít Đức mà còn biết rất rõ mọi chi tiết của kế hoạch này.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Mùa hè năm 1943, quân đội Anh liên tục bắt và giải mã được một số bức điện của Sở chỉ huy quân đội Đức tại Roma, Italia gửi về Bộ chỉ huy tối cao ở Berlin. Nội dung các bức điện tuyệt mật này cho thấy, trong thời kỳ đầu chiến tranh, do trùm phát xít Italia là Mussolini không tuân theo chủ trương của Hitler về vấn đề người Do Thái nên người Do Thái ở Italia không bị xua đuổi, giết hại. Tháng 7/1943, Mussolini bị lật đổ, quân Đức chiếm miền Bắc Italia, Hitler ra lệnh cho lực lượng SS của Đức phải bắt giam toàn bộ người Do Thái ở Italia đưa về các trại tập trung ở Đông và Nam Âu rồi “tiêu diệt về thể xác”. Các bức điện này có nội dụng như sau: “Từ ngày 6/10 tiến hành đăng ký danh sách tất cả 8.000 người Do Thái ở Roma, trong 10 ngày phải xong”. Ngày 11/10, Berlin trắng trợn ra lệnh phải lập tức tiêu diệt sạch người Do Thái sống trên đất Italia vì nếu làm chậm thì sẽ có nhiều người Do Thái ẩn náu vào các gia đình người Italia. Ngày 16/10, một bức điện từ Roma báo cáo: đã hoàn thành việc bắt giữ người Do Thái ở Italia, đưa về trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Sau này, người ta mới biết là sau khi chiến tranh chấm dứt, toàn bộ thành phố Roma chỉ còn lại vài trăm người Do Thái thoát chết, trong số 120.000 người Do Thái ở Italia có 90.000 người đã bị phát xít Đức giết hại. Rõ ràng, Hitler đã tiến hành một cuộc diệt chủng người Do Thái có kế hoạch mà không vấp phải sự phản đối công khai từ chính phủ Đồng minh nào.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Các bức điện được tình báo Anh giải mã đều lập tức chuyển đến lãnh đạo cao cấp của hai nước Anh và Mỹ. Thế nhưng, cho tới nay, các nhà sử học vẫn chưa khẳng định Thủ tướng Anh Churchill và tổng thống Mỹ Roosevelt đã đích thân đọc bức điện đó hay chưa; song chắc chắn là các nhà lãnh đạo cao cấp khác của hai nước này không thể không biết các bức điện đó. Đồng thời, nước Anh còn có thông tin quan trọng nữa lấy từ các điệp viên Anh cài trong các cơ quan của Đức. Một điệp viên Anh là cán bộ ngoại giao Đức đã lợi dụng các chuyến đi công tác tại Thuỵ Sĩ (nước trung lập) để gặp kín Dulles, trùm tình báo Mỹ thông báo các tin quan trọng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Các hồ sơ tuyệt mật gần đây được chính quyền Mỹ công khai trước dư luận cho thấy Dulles đã được điệp viên kể trên thông báo về kế hoạch của phát xít Đức dự định trong năm 1943 sẽ tiêu diệt hết người Do Thái ở Italia. Trên thực tế, ngay từ đầu năm 1943, chính phủ Anh, Mỹ đã biết sự thật trong trại tập trung Auschwitz nhưng không hiểu sao họ vẫn im lặng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Sau khi Đại chiến II chấm dứt, các nhà sử học do hâm mộ và kính trọng sâu sắc Churchill và Roosevelt nên không tin (hoặc không muốn tin) rằng hai lãnh tụ này đã biết kế hoạch diệt chủng của Hitler. Chẳng hạn trong cuốn “Auschwitz và các nước đồng minh” xuất bản năm 1981, nhà sử học người Anh Martin Gilbert viết: “Đến mùa hề năm 1944, Churchill và Roosevelt mới biết nhiều về việc phát xít Đức tàn sát hàng loạt người Do Thái”.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Các hồ sơ tuyệt mật mới công bố gần đây đã đập tan luận điệu trên. Nhiều nhà sử học và chính khách đều bày tỏ sự tức giận và kinh ngạc đối với Chính phủ Anh, Mỹ bao năm nay che giấu một sự thật lịch sử quan trọng đó. Và đó cũng là căn nguyên cho sự dung túng, bao che cho bọn tội phạm chiến tranh Quốc xã?[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Dư luận thắc mắc về việc Toà án Nuremberg không xử tử tướng SS Đức Karx Wolf - kẻ đã dồn hàng chục nghìn người Do Thái ở Italia vào các trại tập trung để dùng hơi ngạt giết chết, thế mà năm 1949, hắn lại được trả tự do, sống an nhàn ở Muchen cho tới năm 1962 mới vào tù vì bị tố cáo có liên quan đến cái chết của 300.000 người Do Thái trong trại tập trung Treblinka ở Ba Lan; sau đó hắn bị một toà án ở Tây Đức xử 15 năm tù. Các hồ sơ mới công bố gần đây cho thấy, sở dĩ Wolf không bị trừng trị thích đáng là do hắn có “quan hệ đặc biệt” với Dulles, trùm tình báo Mỹ và do hắn là kẻ đ㠓có công” thu xếp cho quân Đức đóng ở Italia đầu hàng Đồng minh.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Trước sự thật nói trên, các nhà sử học cho rằng, nên viết lại lịch sử đoạn nói về “các nhà lãnh đạo Đồng minh không biết gì về vụ diệt chủng lớn trong Đại chiến II”. Một số nhà sử học cấp tiến cho rằng, Churchill và Roosevelt phải chịu trách nhiệm về đạo đức đối với người Do Thái bị phát xít Đức tàn sát. Một chuyên gia của Viện Hồ sơ quốc gia Mỹ nói: “Nếu ngày ấy, chỉ cần Churchill hoặc Roosevelt ra một tuyên bố công khai thì có thể cứu sống hàng chục nghìn người Do Thái ở Italia hoặc ít nhất cũng nhắc nhở người Do Thái ở đây hãy cảnh giác, trốn khỏi tay bọn phát xít Đức. Thế nhưng, hai vị lãnh đạo nổi tiếng này đã chọn cách im lặng. Họ làm thế để không gây phương hại đến hoạt động giải mã của tình báo Anh, Mỹ (tránh để Đức biết Đồng minh đã nắm được mật mã của Đức).[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Hồ sơ mật mới công khai còn cho biết, Thủ tướng Anh Churchill thoạt đầu có ý định tốt. Ông từng trao đổi với Ngoại trưởng Anh Anthony Eden xem có nên ra một tuyên bố lên án hành động diệt chủng của phát xít Đức hay không, nhưng Eden kịch liệt phản đối với lý do có ra tuyên bố thì cũng chẳng ngăn chặn được Hitler và cũng không có lợi cho việc chiến thắng phát xít Đức. Churchill nghe theo Eden. Đây là một sai lầm của Thủ tướng Anh.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Việc Chính phủ Anh và Mỹ chậm công bố các hồ sơ mật của Thế chiến II đã bị các nhà sử học phê phán. Mọi người đều biết, với lý do “an ninh quốc gia”, hai nước này đã trì hoãn mãi việc công bố các tài liệu tình báo bí mật nói trên. Dư luận ngờ rằng, họ làm thế là để bảo vệ hình ảnh các nhà lãnh đạo hai nước này và để trốn tránh trách nhiệm đối với tội ác diệt chủng của phát xít Đức.[/FONT]
(Theo An ninh thế giới)
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
6,527
Động cơ
406,001 Mã lực
Hàng triệu lính chiếm được 90% thành phố mà vẫn để thua?Sao lạ thế nhỉ?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Có một tinh hoàn mà tay Hít-Le nó hung hãn như thế, không biết nếu nó có đủ hai tinh hoàn thì sẽ ntn nữa, chả dám nghĩ!:-ss
Chuyện về phòng the của tay này quái đản lắm nhưng em ngại nên chưa dám pót, cụ có muốn đọc không ?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Hitler và bí ẩn về đời sống tình dục bệnh hoạn

Chuyện đời tư của Hitler luôn là bí ẩn mà cả thế giới đều tò mò. Đặc biệt là những nghi ngờ về sự cuồng dâm cùng những mối tình bệnh hoạn của ông.


Đa phần mọi người chỉ biết rằng Hitler có khiếm khuyết về bản năng tình dục, một số người thì nghĩ ông ta nghiện thủ dâm, số khác lại đoán ông ta đồng tính luyến ái. Đó là chuyện kẻ độc tài chỉ cảm thấy thỏa mãn tình dục khi bị “đối tác” nữ tiểu tiện hoặc đại tiện lên người.
Người ta giải thích nguyên nhân của khoái cảm lệch lạc này có thể đến từ sự dồn ép tâm lý quá đáng. Sự sạch sẽ thái quá của mẹ, cộng với sự tò mò về việc trẻ con được sinh ra như thế nào đã thúc đẩy lệch lạc tâm lý của tên trùm phát xít.
Hitler tin rằng trẻ em ra đời qua lối hậu môn nên ông ta rất thích nhìn "cửa sau" của phụ nữ. Cùng vì thế, Hitler có thiên hướng chăm sóc đặc biệt đến ba bộ phận mang biểu tượng kích thích tình dục là mắt, miệng và hậu môn.
Theo nghiên cứu của các bác sĩ, Hitler không thường xuyên thực hiện kiểu loạn dâm kỳ lạ này. Ông ta chỉ dám thực hiện với người cháu gái Geli Raubal và con gái một người bạn tên là Henny Hoffmann. Đây cũng chính là hai người đàn bà được Adoft Hitler "sủng ái" hơn cả.

Hitler và Geli Raubal.
Tình yêu loạn luân - làm tình “bẩn”
Geli Raubal là cháu họ của Hitler, con gái cô chị họ Angela Hammitsch của Hitler. Geli sở hữu vẻ đẹp sắc sảo với suối tóc nâu bồng bềnh, nụ cười đầy gợi cảm và đôi mắt trong veo màu hạt dẻ. Cô rất dễ gần, thanh lịch đậm chất Viên. Xung quanh cô không ít kẻ theo đuổi.
Khi mới chỉ 15 tuổi, Geli được Hitler nhận làm con đỡ đầu và chuyển tới khu biệt thự Berghof trên đỉnh Obersalzberg, tại vùng đông Nam Bayern, giáp biên giới với Áo.
Trong con mắt của Geli, ông chú chỉ đơn giản là một chàng trai "nhỏ nhắn" và "đáng yêu". “Đáng yêu” tới mức hai người sớm đắm chìm vào mối tình loạn luân.
Trong thời gian yêu đương, Hitler đã có những rối loạn sinh lý và hành động rất bệnh hoạn với Geli. Ông ta thường mặc nguyên quần áo, nằm xuống sàn rồi bắt cô cháu gái, sau khi đã cởi hết quần áo, ngồi đè lên y để… tiểu tiện và đại tiện. Sáng hôm sau, người phục vụ có rất nhiều việc phải làm.
Geli cũng đã có lần phải thốt lên với một người bạn gái: “Ông ta là một con quái vật. Cậu sẽ không thể nào tin được những điều mà ông ta muốn mình làm như thế nào đâu...”. Cô cũng nhấn mạnh rằng kẻ độc tài thích ngắm cô ngồi trong những tư thế kỳ quái.
Cuộc tình loạn luân giữa Hitler và cô cháu gái Geli cuối cùng cũng đi đến hồi kết đầy bi kịch. Ngày 18/9/1931, sau một trận cãi vã với ông chú bệnh hoạn, cô đã tự sát bằng một khẩu súng côn, ở chính căn hộ ngay tại Munich. Sau khi cô cháu gái Geli qua đời, Hitler thật sự sốc và cho rằng tình yêu của họ gặp trở ngại lớn về huyết thống dẫn đến cái kết đầy bế tắc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tin lời trùm phát xít. Người ta nghi ngờ, cái chết của cô cháu gái còn ẩn giấu nhiều bí mật kinh hoàng.Một trong những nghi vấn đó nảy sinh từ việc Geli có tình cảm với Emil Maurice, cận vệ rất thân tín của Hitler. Khi biết chuyện mình bị xỏ mũi, Hitler ghen lồng lộn, sa thải chàng trai và cấm Geli không được kết hôn với Emil. Nguyên nhân thứ hai mà thiên hạ đồn thổi chính là chuyện người tình bé nhỏ bị trầm cảm do ông chú “tra tấn” cô bằng các sở thích tình dục bệnh hoạn. Tới khi không chịu nổi, Geli đã tự tử. Nhưng nhiều người cũng cho rằng chính Hitler đã ra lệnh cho người sát hại Geli vì không muốn cô gây ra scandal làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự nghiệp của ông ta.
Hitler có rất nhiều hành động tình dục bệnh hoạn trong thời gian quan hệ với Geli
Thác loạn tình dục mới
Kết thúc mối tình với Geli, Hitler đã tìm lại được khoái cảm tình dục với một người đàn bà mới. Đó là Henny Hoffmann. Theo nhiều báo cáo, Henny sống thác loạn không khác gì một gái làng chơi. Bố cô là nhiếp ảnh gia, mẹ cô là một người mến mộ Hitler cuồng nhiệt. Sau khi mẹ mất, nhà Henny trở thành “thiên đường sex” cho những người đồng tính.
Trong ngôi nhà hoan lạc này, ai cũng được phép uống rượu và tình dục tự do. Chính từ đây, Hitler dính như sam với Henny. Mọi việc trở nên rắc rối khi trong một cơn say, cô gái lắm lời vô tình để lộ mối tình bệnh hoạn này với cha. Cha cô nổi giận và cắt đứt quan hệ với Hitler. Khi còn bên nhau, Hitler được cho là đã có nhiều hành động tình dục quái đản với Henny. Và ông ta phải mua sự im lặng bằng cách cấp cho cha cô rất nhiều quyền lợi.
Sau đó, Henny sớm kết hôn với Baldur Von Schirach, lãnh đạo của Phong trào Thanh niên Đức Quốc xã. Ông này nổi tiếng là một người đồng tính.
Như vậy, một kẻ có kết cục bi thảm, một kẻ trở lại với đời sống bình thường, nhưng câu chuyện tình yêu nhuốm màu bệnh hoạn của Hitler và hai người đàn bà này đều sớm đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên, giai thoại về sự hoang dâm của Hitler vẫn chưa bao giờ có hồi kết.
Phương Linh
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=5&sqi=2&ved=0CD8QFjAE&url=http://www.nguoiduatin.vn/hitler-va-bi-an-ve-doi-song-tinh-duc-benh-hoan-a88314.html&ei=PdIjU5H9IcXCkgXQ94GQBw&usg=AFQjCNG8PpJfNfMQ0dPwmBwko9u10MhRQQ&bvm=bv.62922401,d.dGI&cad=rja
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Giải mật cuộc săn tìm “vũ khí thần kỳ” của Hitler

(Kienthuc.net.vn) - Dù vũ khí tối tân thời Thế chiến II không cứu Đức khỏi thất bại, nhưng khiến Mỹ, Liên Xô, Anh ở vào thế tương tranh để đoạt bí mật công nghệ.



Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler

Vào thập niên 1940, nước Đức có một nền khoa học có thể nói là đã đi trước toàn nhân loại. Chỉ riêng trong các ngành chế tạo vũ khí, họ đã đi trước các cường quốc khác rất xa. Trong khi quân đội các nước vẫn còn tác chiến với các loại vũ khí thông thường thì cuối Thế chiến II, quân đội Đức đã đưa vào sử dụng tên lửa xuyên lục địa, tên lửa phòng không điều khiển, bom bay…
Mặc dù các loại vũ khí này không cứu Đức khỏi thất bại song nó đã khiến các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Anh ở vào thế tương tranh để đoạt được những bí mật công nghệ. Theo James Mc Govern trong cuốn Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler, sau các vụ quân Đức phóng tên lửa sang London, Mỹ, Liên Xô, Anh đã bắt đầu quan tâm đến việc tìm hiểu những vũ khí thần kỳ của Đức. Cho đến khi chiến cuộc gần kết thúc thì chẳng những các nước này đã biết đích xác nơi sản xuất của các loại vũ khí tối tân đó mà còn có danh sách chi tiết từng nhà khoa học, kỹ thuật viên tham gia. Vấn đề bây giờ là nước nào sẽ chiếm được kho tàng đó của Hitler.
Tên lửa V-2 trong một lần phóng. Ảnh: Internet.
Trong lãnh thổ Đức, các kỹ thuật gia hàng đầu về hỏa tiễn đều tập trung ở vùng bán đảo Peenemunde. Chính đây là nơi đã thử nghiệm rồi sản xuất ra tên lửa xuyên lục địa V-2 cùng các loại tên lửa hiện đại khác. Giữa tháng 2/1945, không muốn các vũ khí này lọt vào tay Hồng quân, quân phát xít đã cho di chuyển toàn bộ nhân viên cùng trang thiết bị từ Peenemunde về Nordhausen. 18 ngày sau, Hồng quân vào được trung tâm Peenemunde trong tình trạng “vườn không nhà trống”.
Nhưng "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa", không lâu sau, Nordhausen bị quân Mỹ tràn ngập. Người Mỹ không mất nhiều thì giờ để khám phá ra 2 đường hầm song song nhau dài gần 2 km ăn sâu vào trong lòng núi đá. Ở đây, các bộ phận của tên lửa V-1, V-2 được chất thành những lớp lang đều đặn . Ngay lập tức, chúng được thu xếp đưa về Mỹ.
Trong cuộc đua tìm kiếm các vũ khí “bảo bối” của Hitler, rõ ràng Mỹ đã thắng Anh và Nga một hiệp. Nhưng người Nga may mắn hơn người Anh vì theo thỏa thuận từ hội nghị Yalta, vùng Nordhausen mà Mỹ chiếm được lại thuộc phạm vi chiếm đóng của Hồng quân. Bởi thế, người Mỹ phải sớm bàn giao lại cho Liên Xô. Mặc dù Mỹ đã tháo dỡ hầu hết kho tàng của Đức trước khi bàn giao nhưng ở đây vẫn còn hàng ngàn kỹ thuật viên có thể giúp Liên Xô tìm hiểu về công nghệ hỏa tiễn điều khiển.
Liên Xô đi sau đến trước
Ngày 9/5/1945, nước Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh chấm dứt trên đất Đức. Các nước Đồng Minh theo thỏa thuận chia nhau chiếm đóng các khu vực trên đất nước này. Nước Mỹ đã giành được thắng lợi bước đầu trong cuộc săn tìm vũ khí của Hitler, giờ đây lại tỏ ra nhanh chân hơn Liên Xô và Anh. Họ bắt tay ngay vào một chiến dịch nhằm khai thác nhân lực. Ngày 25/7/1945, đại tá Toftoy – chỉ huy trưởng phân bộ hỏa tiễn của Nha Quân cụ Mỹ được chỉ thị sang châu Âu để tuyển chọn một số khoa học gia Đức trong khuôn khổ một kế hoạch mang tên Overcast.
Bằng nhiều biện pháp, ông này đã ký được hợp đồng với 115 nhà khoa học hàng đầu về hỏa tiễn của Đức. Đến đầu năm 1946 đã có hơn 100 nhà khoa học Đức tới Mỹ. Tiếp sau đó, Chính phủ Mỹ mở rộng kế hoạch, cho phép cả gia đình các chuyên viên cũng được di cư sang Mỹ đồng thời các hợp đồng được kéo dài không giới hạn. Nhờ các chiến lợi phẩm lấy ở Nordhausen và số kỹ thuật gia đưa được về Mỹ, ngay trong năm 1946, Mỹ đã ráp nối lại được các quả tên lửa V-2 để phóng thử nghiệm.
Vệ tinh Spoutnik II. Ảnh: Internet.
Mặc dù những người có khả năng nhất của trung tâm nghiên cứu hỏa tiễn Peenemunde đã được đưa sang Mỹ nhưng ở lại nước Đức vẫn còn một số kỹ thuật viên tài ba. Họ sống trong vùng do Hồng quân kiểm soát và bằng nhiều biện pháp như người Mỹ, Liên Xô cũng đã thuyết phục được họ cộng tác để khôi phục lại việc nghiên cứu hỏa tiễn. Một trong số họ là kỹ sư Helmet Grottrup.
Nhưng nếu người Mỹ phải qua rất nhiều tranh cãi giữa nhiều ngành nhiều giới mới đi đến kế hoạch overcast thì Liên Xô thực hiện kế hoạch của họ rất đơn giản. Ngày 22/10/1946, Helmet Grottrep và các phụ tá phải họp suốt 1 ngày với tướng Gaidoukov. Trong khi đó, lính Liên Xô đến nhà từng người, mang theo những bao tải và thùng gỗ để dọn sạch sẽ nhà họ và đưa hết ra ga.
Thì ra trong gần 1 năm, mật vụ Liên Xô đã âm thầm lập danh sách những người Đức ở khu vực chiếm đóng của họ. Chỉ trong 1 đêm, họ đã tập trung gần 5.000 chuyên viên Đức đang ở rải rác khắp miền đông Đức lại một chỗ. Cộng thêm gia đình của họ, số người lên tới 20.000 có lẻ. Tất cả được dồn lên những toa xe lửa dài đưa thẳng về Liên Xô rất gọn gàng, nhanh chóng.
Các chuyên viên của Đức được bố trí làm việc ở nhiều nơi khác nhau để khởi động lại các chương trình tên lửa đang tiến hành dở dang dưới thời Đức quốc xã. Liên Xô không bắt giữ họ mà chỉ muốn học hỏi kỹ nghệ của họ. Năm 1950, gia đình Grottrup đã được trở về quê hương. Các kỹ sư, chuyên viên khác cũng lần lượt được trở về trong năm sau.
Chú chó Laika trong vệ tinh Spoutnik II. Ảnh: Internet.
Công nghệ hỏa tiễn của Đức chẳng những giúp cho các nước có được nó phát triển được vũ khí tầm xa mà quan trọng hơn còn là tiền đề quan trọng để con người chinh phục không gian. Với máy bay, con người vẫn chưa thể thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất nên chỉ mới chinh phục được bầu trời. Với tên lửa, khả năng bay vào không gian để chinh phục vũ trụ đã mở ra.
Thật vậy, cuối thập niên 1950, lần đầu tiên con người đã đưa được một vệ tinh lên quỹ đạo. Đó là sự kiện vệ tinh Spoutnik I được Liên Xô phóng lên quỹ đạo ở độ cao 900 km ngày 4/10/1957. Ngày 3/11, Liên Xô phóng tiếp vệ tinh Spoutnik II mang theo chú chó Laika bay vòng quanh trái đất. Trong khi đó, các chương trình nghiên cứu tên lửa của Mỹ vẫn còn dở dang và thường xuyên bị đình hoãn vì những lý do quan liêu. Họ đã bị Liên Xô vượt mặt trong cuộc đua vào không gian.
Nhiều người Mỹ cho là họ đã không tập hợp được đông đủ những nhà khoa học Đức cần thiết. Nhưng Khrushchev đọc diễn văn ở Minsk nói rằng: các nhà khoa học Đức không có liên hệ gì với Spoutnik cả. Tổng bí thư Liên Xô đã nói thật và sự thật là Liên Xô cho các nhà khoa học Đức làm việc với các nhà khoa học của mình. Đến khi đã “tận dụng” được hết thì các nhà khoa học Đức dần dần bị gạt ra, chỉ còn các nhà khoa học Liên Xô tiếp tục nghiên cứu phát triển. Đó là lý do vì sao Liên Xô đi sau nhưng tiến vào không gian trước Mỹ.
Vũ Tiến Đức
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Thư tuyệt mệnh của vợ Hitler hé lộ điều gì?



Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào ngoại ô Berlin vào tháng 4/1945, tâm trạng người vợ mới cưới mới của Hitler là Eva Braun chuyển từ hy vọng mong manh sang tuyệt vọng hoàn toàn.

  • Những lá thư mà Eva viết tại hầm trú ẩn, nơi cô cùng chồng và những người thân cận của ông cùng ẩn náu, cho mọi người thấy tâm trạng ngày càng tuyệt vọng của mình.
  • Trong một lá thư cô viết ngày 19/4/1945 có nội dung: "Dù tiếng pháo nổ và bom rơi vẫn vọng trong hầm ngầm trú ẩn nhưng mình cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên cạnh chồng và mình tin rằng mọi thứ rồi sẽ ổn cả thôi". Trong ảnh là hầm ngầm nơi Hitler sống những ngày cuối cùng bên người vợ mới cưới chưa được hai ngày.

  • Nhưng 3 ngày sau đó, khi Hồng quân Liên Xô tràn vào Thủ đô Berlin, bẻ gẫy hàng rào phòng ngự của quân Đức, tâm trạng của Eva hoàn toàn thay đổi. Cô viết: "Chúng ta sẽ chiến đấu đến người cuối cùng nhưng quả thật, mình sợ rằng cái kết thúc kinh hoàng đó đã đến rất gần rồi".

  • Nội dung hai lá thư thể hiện sự thay đổi tâm trạng của Eva từ hy vọng mong manh sang tuyệt vọng hoàn toàn.

  • Eva cũng viết những lá thư khác có nội dung rằng cô đã chuẩn bị cho cái chết và cảm thấy hoang mang không hiểu tại sao Chúa lại có thể để những chuyện như thế này xảy ra.

  • Đức xuất bản cuốn sách trong đó có nội dung những lá thư cuối cùng mà vợ Hitler – Eva viết trước khi tự sát.

  • Hitler quyết định để sự tồn tại của Eva Braun trong vòng bí mật và người dân Đức không hề biết tới sự tồn tại của cô. Chỉ duy có những người thân cận của Hitler mới biết chuyện này.

  • Nhà nghiên cứu lịch sử Anna Maria Sigmund cho biết: "Eva Braun phản ánh sự thay đổi của tâm trạng trong hầm ngầm bí mật trong 4 ngày từ hy vọng mơ hồ vào ngày 19/4 và dần chuyển sang tuyệt vọng vào ngày 22/4".

  • Hai vợ chồng Hitler chụp ảnh cùng những chú cún cưng.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
  • Phóng viên chiến tranh kiểm tra chiếc ghế sofa dính máu trong khi một người khác đang cầm cây nến soi trên nền nhà để ghi lại những bằng chứng cho thấy Adolf Hitler tự sát trong hầm trú ẩn.

  • William Vandivert là người chụp bức ảnh này cũng là nhiếp ảnh gia đầu tiên bước vào căn hầm trú ẩn của Hitler sau khi Berlin thất thủ.

  • Eva Braun 33 tuổi cũng tự sát bên xác chồng, chỉ vài tiếng sau khi ông ta tự kết liễu cuộc đời bằng chất xyanua và bắn một phát đạn vào đầu.

  • Những lá thư của Eva đã được tổng hợp và xuất bản trong một cuốn sách bằng tiếng Đức mang tên “Người phụ nữ của Đức Quốc xã”. Tác giả của cuốn sách là Anna Maria Sigmund, một nhà nghiên cứu lịch sử, chuyên tìm hiểu về Đệ tam Quốc xã.

  • Bà Sigmund cho biết, những lá thư tuyệt mệnh của Eva Braun viết khi ở trong hầm ngầm trú ẩn được gửi tới người bạn có tên Herta Schneider.

  • Những lá thư này được đánh máy. Sau đó, các lỗi sai chính tả được chính Eva sửa lại bằng chữ viết tay.

  • Theo bà Sigmund, các con của Herta Schneider đã đưa cho bà những lá thư này để bà có thể lưu giữ lại bản copy của chúng trước khi họ đem bán chúng cho nhà sưu tầm hiện vật lịch sử.

  • Một trong những lá thư cuối cùng mà vợ Hitler viết có nội dung cô đã cảm nhận được cái chết đang đến rất gần mình: “Gửi lời chào tới tất cả các bạn của tôi, tôi sẽ chết theo cách mà tôi đã sống. Điều đó chẳng có gì khó khăn. Các bạn đều hiểu điều đó”.

  • Bà Sigmund hoàn toàn tin vào tình yêu bình thường tồn tại giữa Hitler và Eva. Tình yêu ấy giống như mối tình của những cặp tình nhân khác. “Cho dù Hitler là một con người đáng sợ như thế nào, tôi tin rằng ông ta cũng có mối tình như bao người khác với Eva Braun”, bà nhận định.

  • Hitler hơn Eva 20 tuổi và hai người gặp nhau khi cô mới 17 tuổi. Họ quyết định gắn bó với nhau một vài năm trước khi chính thức kết hôn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top