[Funland] Chiến tranh thế giới thứ II với những mẫu chuyện copy, paste thú vị

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Anh hùng Phi công Boris Safonov
Phi công chiến đấu huyền thoại Boris Safonov là một phi công đầu tiên của Liên Xô đã hai lần nhận danh hiệu Anh Hùng Liên Xô. Ông được mệnh danh là Suvorov trong không chiến, ý muốn ám chỉ đến một vị chỉ huy bất khả chiến bại của quân đội Nga vào thế kỷ 18 - Alexander Suvorov. Ông luôn chỉ huấn cho các phi công trẻ của mình rằng, “Trước hết, các bạn cần phải vận dụng cái đầu của mình trong chiến đấu, kế đến mới là các loại vũ khí như súng máy và đại bác. Hãy nhớ kỹ, trong không chiến điều cần vận dụng nhất là bộ não hơn là súng đạn”.
Boris Safonov tham gia chiến đấu ở vùng trời cực bắc ngay từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, ông đã trải qua những giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến và đã bắn hạ được 30 máy bay địch. Trong đó có năm chiếc tiêm kích của Đức quốc xã đã bị ông nhấn chìm xuống đáy biển Barents trong một trận không chiến cuối cùng của ông vào ngày 30 tháng 5 năm 1942…
Boris Safonov đã lập công đầu ngay vào ngày thứ ba trong cuộc xâm lược của Đức quốc xã, đó là ngày 24 tháng 6 năm 1941. Một chiếc máy bay địch đã bị bắn hạ ngay trên bầu trời phía bắc – đó thực sự là một chiến công hiển hách mỗi khi người ta muốn đề cập đến những ngày đầu đó. Viên phi công Đức khi đó rất có tài, nhưng cuối cùng cũng bị bắn hạ. Khi bàn luận chi tiết về trận không chiến, Safonov kết luận rằng; Để giành được chiến thắng, bạn phải tấn công địch. Ngày hôm sau, tờ báo của Hạm đội BIển Bắc đã đăng tải chiến thắng đầu tiên trên không đó, và kêu gọi các phi công Xô Viết “Hãy đánh cho bọn quốc xã xâm lược như Boris Safonov đã làm”. Ba ngày sau, Boris Safonov lại bắn rơi thêm một chiếc máy bay Đức nữa.
Đó là những ngày trong những cuộc không chiến khốc liệt trên bầu trời bán đảo Kola ở miền bắc nước Nga. Bọn Đức đã sử dụng tối đa cái gọi là Mùa Đêm Trắng, khi đó mặt trời hầu như không bao giờ lặn, với thời tiết như vậy, đã mang lại cho không quân Đức một thời cơ lý tưởng, để chúng nhào xuống đánh phá các tàu chiến của Xô Viết. Liên Xô đã phải nỗ lực để bù đắp cho sự khan hiếm máy bay chiến đấu, bằng cách liên tục gia tăng số lần xuất kích các phi vụ và cuối cùng là tăng tối đa lên đến bảy phi vụ mỗi ngày. Mỗi lần xuất kích, Safonov thường phân tích các thủ đoạn của đôi phương và nghiên cứu khả năng kỹ thuật của máy bay địch tại chiến trường phía bắc. Có một sự ngạc nhiên là, phi đội bay của ông là một phi đội cừ nhất trong toàn trung đoàn, hàng ngày họ thường bắn rơi nhiều máy bay địch hơn so với các phi đội khác. Điều quan trọng nhất của Safonov là, mỗi lần xung trận, toàn bộ đội bay luôn hỗ trợ nhau trong tác chiến.
Vào tháng tám năm 1941, phi đội của Safonov đã làm cho quân địch một phen bạt vía kinh hồn, và số lượng phi cơ bị tổn thất của chúng bị tăng vọt vì số lần bắn trúng đích của hạm đội BIển Bắc. Nổi điên lên vì những thất bại nhục nhã, Adolf Hitler đã phải cử đi những phi công lão luyện và giỏi nhất của mình, để tàn phá những thành phố đang hòa bình của Ba Lan, Pháp, Hy Lạp và Na Uy. Vào một đêm đầu tháng tám, một phi đội máy bay ném bom của Đức, bay ẩn sau những đám mây, lén lút lẻn vào sân bay của Xô Viết, ngay lập tức, chúng bị phi đội bay táo bạo của Safonov tấn công dữ dội. Ông lái chiếc máy bay của mình lao thẳng vào giữa đội hình địch, và rồi Safonov đã xé toạc đội hình bay của địch ra làm hai. Ngay sau đó, chính ông lại là người điều khiển cuộc chơi cho đội hình bay của Đức. Một phi công Đức định tính bài kháng cự mãnh liệt,
nhưng rốt cục lại chính là hắn bị bắn rơi. Khi thấy đồng bọn bị hạ gục, các máy bay khác của Đức vội vàng vọt lên rồi chuồn thẳng. Kết thúc trận đánh, địch đã bị tổn thất một số máy bay. Boris Safonov và các đồng đội của ông đã giành được chiến thắng vang dội, nó đã làm cho không quân Đức mất hết tinh thần, chỉ huy trưởng đại đoàn 5 không quân của chúng, tướng Strumpf, đã phải ra lệnh cho các phi công của mình cần tránh chạm chán với máy bay tiêm kích của Xô Viết, nếu khi nào chúng không có thế áp đảo về số lượng máy bay.
Tháng 9 năm 1941, một phi đội máy bay chiến đấu từ tàu của Anh quốc đã hạ cánh xuống sân bay của Boris Safonov, nhằm tăng cường trợ lực trên không để cho các tàu hộ tống tiến vào. Người Nga đã dành cho người Anh một sự đón tiếp thật nồng hậu, và họ đã cùng nhau bay tuần tra trong suốt cả tháng trời sau đó. Safonov là người đầu tiên thuộc hạm đội Biển Bắc bay qua một cơn bão cấp 8, trong khi đó thì các đồng đội của ông đã dành 10 ngày trời, để làm quen với loại máy bay mới của Anh. Các phi công Nga – Anh cũng đã giành những thời gian rảnh rỗi để cùng nhau chơi bóng đá, môn thể thao này đã giúp họ trút bỏ được những căng thẳng, và cảm thấy sảng khoái khi lại lao vào những đợt xuất kích vào sáng hôm sau.
Tướng MacFarlane, người mà sau này đảm nhiệm cương vị chỉ huy phái đoàn quân sự của Anh tại Liên Xô, khi ông ta đã bay đến Murmansk để trao tặng huân chương Hoàng gia Anh cho bốn phi công Xô Viết. Lúc đó Boris Safonov, đã là thiếu tá không quân Liên Xô, cũng là một trong những người được nhận phẩn thưởng đó. Sau khi chúc mừng Safonov và mong ông mọi điềutốt đẹp, tướng MacFarlane đã đính lên ngực áo của Safonov chiếc huy chương không quân Hoàng gia Anh, lúc này trên ngực áo ông cũng đã bị che kín bởi các huân huy chương khác của Xô Viết.
Hai tháng sau, Boris Safonov đã bay chuyến nhiệm vụ tác chiến cuối cùng. Trong nhiệm vụ này có rất nhiều phi công huyền thoại của Xô Viết đã hy sinh, nhưng trước đó anh đã hạ gục tất cả 5 chiếc máy bay địch trong một đợt không chiến tay đôi.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Có hay không "vũ khí thần diệu" của nước Đức Quốc xã?

Máy bay phản lực “Mesersmitt - 262” được lắp ráp tại nhà máy dưới lòng đất.
Cho tới nay vẫn chưa ai biết được “vũ khí thần diệu” (tiếng Đức: Wundervaffe) là một trò đánh lừa hay sự cứu nguy của nước Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Qua bao năm nghiên cứu, các nhà sử học, các chuyên gia quân sự của Châu Âu đã hé mở được tấm màn che của một trong những bí mật chính của thế kỷ 20.

1. Bảy chục năm về trước, tháng 10.1942, Bộ trưởng Bộ Trang bị quân lực Đế chế III Anbert Spier đã ra một bản tuyên bố đầy ấn tượng: “Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa chiến thắng. Cuộc chiến tranh chống người Bônsêvích sẽ thắng lợi nhờ một loại vũ khí mạnh khủng khiếp - Wundervaffe”.

Sau đó, Bộ trưởng Tuyên truyền Gơben đã nhiều lần thông báo với người dân Đức: “Hình như “vũ khí thần diệu” của chúng ta đang trên đường đi tới để mang quả đấm hủy diệt đối phương”.

Ngày 29.4.1945, Đài Phát thanh Berlin thông báo: Vào những giờ tới đây, “vũ khí thần diệu” đang thiêu sạch quân thù của đế chế. Tự Quốc trưởng phê chuẩn sử dụng vũ khí đó”.

Nhưng sự thật thì sau đó một ngày, Hitler đã tự tử trong hầm ngầm của y. Điều đó khiến các nhà lịch sử và nghiên cứu chiến tranh có cuộc tranh cãi kịch liệt: Có thật là nước Đức phátxít chế tạo được “vũ khí mạnh kinh khủng” để thay đổi bước ngoặt của cuộc chiến, hay đó chỉ là trò bịp của bộ máy tuyên truyền của Đức Quốc xã?

2. Chế tạo “vũ khí thần diệu” hoàn toàn không phải là chuyện hoang đường - cựu nhân viên Viện Lưu trữ quốc gia Tiệp Khắc Alôis Vôđichca xác nhận.

Ngày 4.3.1944, người Đức đã bắt đầu xây dựng các công trình ngầm dưới đất tại hai thành phố Pơnzen và Brơnô của Tiệp Khắc. Công việc được tiến hành dưới sự điều khiển và quản lý của “Phòng thiết kế Ganxơ Kamler”. Ganxơ Kamler là người thân tín của Hitler trong tổ chức đặc nhiệm SS, vừa tròn 43 tuổi, được trao trách nhiệm chế tạo “vũ khí thần diệu”.

Chưa đầy một năm, một tổ hợp nghiên cứu lớn đã hoạt động dưới những tòa nhà ngầm của nhà máy “Skođa”. Tại đây, trong những hầm ngầm sâu dưới đất của nhà máy này có phòng thí nghiệm cho các nhà khoa học, có các hầm mỏ lớn để phóng “những vật thể bay” và cả những bãi thử vũ khí “Wundervaffe”.

Người Mỹ sau khi chiếm được Pơnzen 3 ngày trước khi kết thúc cuộc chiến, đã xác định được 35km đường giao thông ngầm dưới đất. Công trình này đã xây xong trong một thời gian ngắn kỷ lục.

Trong báo cáo của tình báo Mỹ gửi cho Bộ Tham mưu không quân Mỹ ngày 14.10.1945 nêu: “Chúng ta đã tìm được trong các hầm ngầm ở Tiệp Khắc, Áo và Hungary 107 nhà máy, nhiều hơn là chúng ta đã nghĩ. Khoảng một nửa số đó là nghiên cứu chế tạo những loại vũ khí mà chúng ta chưa biết.

“Phòng thiết kế chế tạo” ở thành phố Pơnzen được lực lượng đặc nhiệm SS bảo vệ tới 3 vòng. Dưới các hầm ngầm đặc biệt không nhìn thấy ánh mặt trời, các nhà bác học giỏi nhất của Châu Âu đã làm việc. Nhiều người đã bị dẫn tới đây làm việc cho Đức Quốc xã. Sau chiến tranh, số người này đã biến mất, thậm chí không tìm thấy thi thể của họ.

Ngày 3.4.1945, Hitler trong một lệnh đặc biệt đã giao quyền điều khiển tất cả các thiết kế mật của nước Đức cho Kamler. Trong ngày đó, Bộ trưởng Tuyên truyền Gơben viết trong nhật ký: “Ganxơ đã tới rất gần một khám phá quan trọng. Sử dụng nó sẽ gây chấn động bất kỳ một tưởng tượng nào”.

Nhà sử học Ba Lan Igor Vitcôpxki - người 15 năm nghiên cứu bí mật của “Wundervaffe” - tuyên bố với báo giới: Một tuần trước khi kết thúc cuộc chiến, Kamler là nhân vật chính thứ hai của Đế chế III, chỉ sau Hitler. Mùa xuân 1945, không một lý do nào, bỗng dưng hắn được phong danh hiệu người thân tín cao nhất tổ chức đặc nhiệm SS của Quốc trưởng.

Giải thích về sự bỗng dưng Kamler được những ân sủng này chỉ có một: Kamler đã đạt được thành quả trong chế tạo vũ khí có khả năng cứu được Đế chế III. Tất cả các chiến hữu gần gũi của Hitler đều ghi trong hồi ký của mình: Quốc trưởng hoàn toàn tin rằng trong thời gian sắp tới “Wundervaffe” sẽ đi vào hoạt động và kẻ thù sẽ “biến thành khói bụi”. Có giả thiết cho rằng, Kamler không đủ thời gian, dù chỉ một tháng (!) để hoàn thành “vũ khí thần diệu” đó.

Ganxơ Kamler (năm 1945).
3. Nhà thiết kế “Wundervaffe” biệt tích nơi đâu, hay đã tự tử? Đó là câu hỏi các nhà quân sự và báo giới thời đó quan tâm.

Ngày 4.5.1945, Ganxơ Kamler bất ngờ tới Praha - thủ đô Tiệp Khắc - để giao công việc cuối cùng theo lịch cho các bộ phận dưới lòng đất. Hắn tỏ ra bình thường, coi như không có chuyện gì xảy ra. Hắn không giải thích gì cho các nhân viên của “nhà máy Skođa” nhưng người ta còn có nghĩa gì nữa để nghiên cứu “vũ khí thần diệu” nếu như Berlin bị Hồng quân Xôviết chiếm?

Tất cả lưu trữ các tài liệu mật (bản vẽ, kế hoạch sản xuất, các nghiên cứu...) lập tức chuyển tới Pơnzen, còn bản thân Kamler thì... mất tích. Người ta không tìm thấy gì về người thân thiết nhất của Quốc trưởng, còn sống hay đã chết.

Có ba giả thuyết được đưa ra về sự biến mất của Kamler. Một là, hình như hắn đã tự tử ở khu rừng của Pơnzen ngày 9.5.1945. Tuy nhiên, vào ngày đó tên Vecne phon Braur đã nhìn thấy hắn ở khách sạn của thành phố Ôberamergan. Người này còn công khai khi bị hỏi cung rằng Kamler muốn đốt hủy bộ quần áo cấp tướng rồi trốn vào dưới tầng hầm của một tu viện.

Theo một giả thuyết khác: Tên cầm đầu bản thiết kế đặc biệt này đã bị tử thương trong một hầm ngầm mà các du kích tấn công.

Giả thuyết thứ ba cho rằng, theo lời khai của một nhóm các nhân vật, họ đã nhìn thấy Kamler đã được chôn cất. Nhưng thực ra, người ta đã không cố tìm kiếm về việc này.

Cả Mỹ và Liên Xô cũng không nhắc tới tại tòa án quốc tế xét xử bọn tội phạm Thế chiến 2, dù cho Kamler là người chịu trách nhiệm với bản thiết kế quan trọng nhất của Đức Quốc xã và là người trực tiếp phục tùng Hitler. Thủ tướng nước Đức Hitler là Bóocman và tên cầm đầu tổ chức Gestapho Miuler (hai tên này cũng đã biến mất cuối chiến tranh) cần phải truy lùng theo thông báo, nhưng lại quên mất người chủ trì khởi thảo “vũ khí thần diệu” Kamler, như là hắn không tồn tại trên đời. Ngày 7.9.1948, tòa án Berlin chính thức thông báo rằng hắn đã chết.

“Tôi không có gì nghi ngờ là tên cầm đầu thiết kế “vũ khí thần diệu” đã biến mất - Igor Vitcôpxki khẳng định – Tôi chính mắt nhìn thấy tấm bản đồ trong cặp da của Ganxơ Kamler. Trong đó hắn đã đánh dấu bằng bút chì: Nơi nào tốt nhất để vượt qua phòng tuyến chiến trường. Những bí mật mà hắn đã có là rất có giá trị cho cả người Mỹ lẫn người Nga khi tìm cách mau chóng chiếm lĩnh các nhà máy “Skođa” và cả chính Kamler”.

Ngày 6.5.1945, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Châu Âu Aixenhao đã lệnh cho quân đội mình không di chuyển tới Pơnzen theo như “thỏa thuận với Liên Xô”. Tuy nhiên, không tuân lệnh này, sư đoàn xe tăng 16 của tướng Pattôn đã hành quân tới chiếm Pơnzen thuộc vùng chiếm đóng của quân đội Liên Xô. Bộ tình báo Mỹ tiến hành nghiên cứu các đường ngầm của “Skođa”. Chỉ tới ngày 12.5.1945 do sự phản đối của Liên Xô, Hồng quân Xôviết đã tiến vào Pơnzen. Rõ ràng, Mỹ và Liên Xô đều muốn tìm kiếm các lưu trữ của Ganxơ Kamler. Một bí mật lớn của thế kỷ qua vẫn chưa thực sự được sáng tỏ đầy đủ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Chả có cái thớt nào hợp nội dung bài này, thôi thì em úp tạm nó vào đây vậy.
Cách người Do Thái khắc chế MiG Liên Xô
(Vũ khí) - Từ khi thành lập (1948), Israel trải qua nhiều cuộc chiến quy mô khác nhau với nhiều nước thuộc thế giới Arập và luôn giành phần thắng. Tại sao lại như vậy?
Bắt đầu từ những máy bay chiến đấu Liên Xô
Trong mấy chục năm tồn tại của Liên Xô, việc các phi công quân sự trốn ra nước ngoài bằng máy bay là chuyện không quá hiếm và luôn là vấn đề đau đầu với giới lãnh đạo và Cơ quan tình báo Xô Viết.
Trong những năm sau chiến tranh (vệ quốc), đã có 9 trường hợp máy bay chiến đấu Xô Viết bị chính các phi công của mình sử dụng làm phương tiện để trốn ra nước ngoài.
Cho đến khi Liên Xô tan rã, cũng đã có hàng chục vụ cướp máy bay chiến đấu Liên Xô do phi công các nước đồng minh của Liên Xô hoặc được Liên Xô hậu thuẫn thực hiện. Danh sách cụ thể - đó là phi công các nước Ba Lan, Cuba, Bắc Triều Tiên và các nước Arập.
Một vài dẫn chứng:
Năm 1949, trung úy phi công Quân đội Ba Lan Korobchinski đã lái chiếc máy bay cường kích Il-2M3 bay sang đảo Hotland của Thụy Điển. Năm 1953, cũng lại một phi công Ba Lan khác là Iaretski đã cướp chiếc máy bay tiêm kích MiG-15 hiện đại nhất lúc đó và hạ cánh xuống một sân bay của Hà Lan.
Ngày 20/3/1991, thiếu tá phi công Quân đội Cuba L.Peres đã lái chiếc MiG-23 bay sang Mỹ. Sau khi hạ cánh, viên phi công này đã thuê một chiếc máy bay “Cessna-210” bay trở lại Cuba. Tại một địa điểm đã hẹn trước, L.Peres đón vợ cùng 2 con về Mỹ.
Nhưng đáng chú nhất là các vụ cướp máy bay chiến đấu của Liên Xô do các phi công các nước Arập thực hiện. Đáng chú ý bởi: 1/ xảy ra nhiều nhất; 2/ đều được đưa về Ixrael và 3/ đứng đàng sau các vụ này là Cơ quan tình báo đối ngoại Ixrael “MOSSAD”.
Vì sao là “ MOSSAD”?
Trên thực tế, Liên Xô hầu như viện trợ không hoàn lại vũ khí và trang bị kỹ thuật cho các nước Arập đánh nhau với Ixrael. Chỉ riêng Syria, số vũ khí mà Syria tiếp nhận từ Liên Xô có trị giá 26 tỷ đô la.
Trong số các loại vũ khí đó có tới 1.200 máy bay chiến đấu và 5.000 xe tăng. Các trường cao đẳng quân sư và học viện quân sự Xô Viết đã đào tạo hàng nghìn phi công và các chuyên gia quân sự các chuyên ngành khác nhau cho quân đội các nước Arập.
Tình báo Israel (MOSSAD) đã tiến hành nhiều chiến dịch cướp máy bay Xô Viết (và không chỉ máy bay- ngày 22/01/1969, lính Israel đã đổ bộ xuống đảo Shaduan lấy đi một trạm radar mới nhất mà Liên Xô mới cung cáp cho Ai cập) để nghiên cứu tìm phương án đối phó.
Đến hôm nay, qua các tài liệu đã được giải mật, đã có các thông tin chính thức về các chiến dịch cướp (hoặc đào tẩu) máy bay chiến đấu Liên Xô do các phi công một số nước Arập thực hiện.
Ngày 19/01/1964, phi công Ai Cập M.A.Khilmi đã đào tẩu sang sân bay Khatsior tại Israel từ sân bay El- Arish (Ai Cập) cùng chiếc máy bay Yak-11.
Các chuyên gia Israel đang nghiên cứu chiếc máy bay Yak-11 của Ai cập tại sân bay Khatsior Năm 1965, một phi công Syria lái một chiếc MiG-17F từ căn cứ sang Israel.
Ngày 16/8/1966, phi công Iraq Munnir Radfa cướp một chiếc MiG-21F-13 và bay từ Iraq sang Israel.
Trong thời gian cuộc chiến 6 ngày 1967, 3 chiếc MiG-21F-13 và 6 chiếc MiG-17F của Algeria đã hạ cánh xuống căn cứ không quân El- Arish trên bán đảo Xinai. Trường hợp này chưa xác định rõ nguyên nhân, nhưng nhiều khả năng là do các phi công Algeria đã không được thông báo kịp thời về tình hình chiến sự, - khi các máy bay này hạ cánh thì căn cứ không quân El- Arish của Ai cập đã bị xe tăng của Israel chiếm giữ.
Năm 1968, lại 2 chiếc máy bay MiG-21 của Syria hạ cánh xuống Israel.
Tháng 4 năm 1989, một phi công Syria đào tẩu trên một chiếc MiG- 23 ML và đích đến vẫn là Israel.
Tháng 10/1989, một phi công Syria khác là Abdel Bassem lại lái một chiếc MiG- 23ML nữa đến Israel.
Nhưng đáng chú ý nhất trong các vụ đào tẩu cùng máy bay nói trên là vụ viên phi công Không quân Iraq M. Radfa lái chiếc MiG-21 từ Iraq sang Israel năm 1966 vì nó được Tình báo Israel chuẩn bị rất công phu và tỏ ra rất hiệu quả (được thể hiện sau này). Sau đây là diễn biến toàn bộ chiến dịch trên của “MOSSAD”:
Chuẩn bị công phu
Máy bay tiêm kích MiG-21 của Liên Xô được đưa vào trang bị cho quân đội các nước Arập vào năm 1961 (mãi đến cuối năm 1965, đầu năm 1966 - Liên Xô mới cung cấp MiG-21 cho Việt Nam).
Theo các thỏa thuận liên chính phu đã được ký kết, Liên Xô chịu trách nhiệm cung cấp máy bay và các phương tiện kỹ thuật đi kèm, bảo dưỡng kỹ thuật và huấn luyện phi công. Cũng từ thời điểm này (1961), học viên các nước Arập nói trên bắt đầu được đào tạo tại các trường đào tạo phi công tại Liên Xô.
Đối với Israel, đây là một thông tin không mấy vui vẻ: đối phương (các nước Arập) đã tiếp nhận các máy bay tiêm kích Xô Viết, trong khi Phương Tây chưa hề có thông tin gì về các loại máy bay này.
Chiến tranh với người Arập đã cận kề, và để chiến thắng cần phải có các dữ liệu chi tiết về các máy bay mới này để huấn luyện phi công Israel cách đối phó trong các trận không chiến sắp tới.
Bộ tư lệnh Không quân Israel yêu cầu “MOSSAD” bằng mọi cách phải thu thập bằng được các thông tin cực kỳ quan trọng này.
Lãnh đạo “MOSSAD” lúc đó là tướng Meir Amit (Slutski) đã tiếp cận vấn đề một cách hết sức sáng tạo – ông đưa ra một kế hoạch có mục tiêu cao hơn - không chỉ gói gọn trong việc tìm kiếm các thông tin về tính năng kỹ- chiến thuật của máy bay tiêm kích Xô Viết mới, mà còn phải mang về Israel một chiếc máy bay còn nguyên vẹn, chưa bị hỏng (để có thể bay thử nghiệm) để nghiên cứu một cách chi tiết loại máy bay này.
Mấy dòng về Amit: vào thời điểm đó, Amit mới nhậm chức giám đốc “MOSSAD”. Trước đó ông đã thăng tiến rất nhanh trên con đường binh nghiệp, lên tướng từ năm 34 tuổi, là Cục trưởng Cục tác chiến (cơ quan quan trọng bậc nhất) của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Israel.
Nhưng một tai nạn trong một lần huấn luyện nhảy dù đã buộc ông phải rẽ ngang. Sau 18 tháng điều trị tại quân y viện, tướng Amit chuyển sang phụ trách tình báo quân sự và 2 năm sau đó lãnh đạo Cơ quan tình báo đối ngoại “MOSSAD”.
Amit nói được tiếng Nga – cha mẹ ông gốc Kharkov (đông Ukraine), còn em họ ông - Boris Slutski là một nhà thơ Xô Viết rất nổi tiếng.
Sau khi phân tích mọi phương án có thể để có lấy một chiếc MiG-21 còn nguyên vẹn, tướng Amit đưa ra kết luận: phương án tối ưu là tuyển mộ một phi công Arập có thể sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cực kỳ mạo hiểm - cướp một chiếc MiG-21 của nước đó rồi bay về Israel.
Để có thể giải bài toán này, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là tìm ra các ứng cử viên tiềm năng. Tình báo Israel đã có gần như đầy đủ hồ sơ của các sỹ quan quân đội các nước Arập, việc cần làm là phân tích tất cả các thông tin và dữ liệu có được, kể cả từ các cuộc trao đổi của các phi công với các đơn vị phục vụ dưới mặt đất.
Tướng Meir Amit (Slutski) Sau khi phân tích, các chuyên gia “Mossad’ cho rằng, con người cần thiết và thích hợp để thực hiện phi vụ này tốt nhất là một phi công thuộc một nhóm thiểu số tôn giáo hoặc sắc tộc bị phân biệt đối xử trong thế giới Hồi giáo Arập, và tốt hơn cả là người theo đạo Thiên chúa.
Người theo đạo Thiên chúa trong những nước Arập Hồi giáo là những người có vị thế thấp nhất và bị phân biệt đối xử.
Theo tiêu chí trên, danh sách ứng cử viên cướp MiG- 21 chỉ còn có một – trong quân đội các nước Arập hầu như không có phi công nào là người Thiên chúa giáo – chỉ duy nhất có một người như vậy phục vụ trong Không quân Iraq.
Đấy là đại úy Munir Radfa, người được coi là một trong những phi công xuất sắc nhất của Không lực Iraq. M.Radfa được huấn luyên bay ở Trường huấn luyện phi công Liên Xô và lúc này đang là biên đội phó một biên đội MiG-21.
Gần như ngay sau đó, Tình báo Israel đã có trong tay đầy dủ thông tin về M.Radfa – viên phi công này trong các buổi nói chuyện riêng với người thân đã tỏ ra bất mãn với việc truy bức những người theo đạo Thiên chúa và cũng hiểu rằng - một số phận không mấy sáng sủa của những người theo đạo Thiên chúa trong một thế giới Hồi giáo có thể đổ ập xuống đầu mình và những người thân bất cứ lúc nào.
Việc tuyển mộ Radfa được “MOSSAD” tiến hành trong kỳ nghỉ của viên đại úy này cùng gia đình trên một chuyến tàu du lịch trên biển dọc bờ Địa Trung Hải.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Dù đã tính toán từ trước nhưng các nhân viên “MOSSAD” vẫn hơi ngạc nhiên – Radfa chấp nhận gần như ngay lập tức lời đề nghị của tình báo Israel, nhưng đưa ra 2 điều kiện – 1/ 1 triệu đôla và 2/ Israel phải cung cấp nơi tỵ nạn cho tất cả các thành viên trong gia đình anh ta tại Israel.
Để Radfa tin hoàn toàn vào các cam kết của phía Israel, “MOSSAD” đề nghị anh này bí mật bay đến Israel trong thời gian 2 ngày.
Ngay khi đến Israel, Radfa đã được đích thân Tư lệnh Không quân - Tướng Mordekhai Khod tiếp. Tư lệnh Không quân Israel và Radfa đã cùng lên kế hoạch chi tiết và vạch các tuyến bay có thể trên bản đồ từ Iraq đến Israel – cần phải bay qua không phận Iraq và Jordan với cự ly gần 900 km.
Sau khi nhận được các bảo đảm của Israel, Radfa quay trở về Iraq, còn Tình báo Israel bí mật đưa gia đình Radfa từ Iraq qua Iran, đến London và từ đó đưa về Israel. Đến lúc này, Radfa đã không còn đường lùi (dù có muốn).
Hưởng thành quả
Ngày quyết định đã đến, đó là ngày 16/8/1966. Đúng 7h30, máy bay của Radfa cất cánh và bay về hướng đông. Nhưng chỉ mấy phút sau, chiếc máy bay tiêm kích này đột ngột chuyển hướng tây và từ đó không trả lời bất cứ mệnh lệnh nào của Sở chỉ huy của Không quân Iraq – Radfa bay theo đúng tuyến bay đã thỏa thuận từ trước với tướng Mordekhai Khod ở độ cao cực thấp.
Cũng vào thời điểm đó, tại căn cứ không quân Khtserim, một phi đội tiêm kích “Mirage” do thiếu tá chỉ huy phó đại đội không quân tiêm kích sô 101 Không quân Israel Ran Ronen chỉ huy đã trực chiến trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất 3 ngày đêm.
Viên thiếu ta này được coi là một trong những phi công giỏi nhất của Không quân Israel. Xin nói thêm - 6 tháng sau sự kiện này, trong cuộc chiến tranh 6 ngày, chính viên thiếu ta này đã bắn hạ 7 chiếc MiG -21 của đối phương.
Được lệnh cất cánh. Ngay sau khi lấy độ cao, thiếu tá Ronen nhận lệnh từ Sở chỉ huy: hướng 90 độ, đánh chặn máy bay của đối phương bay từ phía Jordan và tiêu diệt.
Ronen ra lệnh cho số 2 chuẩn bị pháo 30mm và tên lửa.
Nhưng ngay sau đó, Ronen nhận được lệnh của đích thân Tư lệnh Không quân Mordekhai Khod: “ Ran (Ronnen) , sau mấy phút nữa cậu sẽ thấy vật thể gì đấy và không được phép bắn hạ. Bay theo nó và ép nó hạ cánh xuống căn cứ ”.
Chiếc MiG-21của phi công Iraq M.Radfa được trưng bày tại Bảo tàng Không quân Israel. Ảnh năm 2006 của Cơ quan báo chí Bảo tàng Không quân Israel
Và chiếc MiG-21 số hiệu 4324 (do nhiều phi công Việt Nam lái) bắn hạ tổng cộng 14 máy bay Mỹ tại Bảo tang lịch sử quân sự Việt Nam. Chỉ ít phút sau, Ran Ronen đã phát hiệu ra chiếc MiG-21 Iraq đang bay ngược lại. Tình huống khó dự đoán trước: nếu chiếc máy bay là một “thần phong” (máy bay cảm tử) thì không biết điều gì sẽ xảy ra.
Vì thế, thiếu tá Ronen lệnh cho số 2 bám đuôi chiếc MiG- 21 và ở cự ly 250 m luôn giữ mục tiêu trong tầm ngắn để trong trường hợp cần thiết có thể tiêu diệt nó ngay lập tức.
Còn chính Ronen tiếp cận MiG-21 từ trên cao, đến cự ly 10 m.
Từ cự ly này, Ronen nhìn rất rõ phi công trong buồng lái. Viên phi công kia cũng nghiêng cánh chào. Ronen dùng tay ra hiệu “Bay theo tôi”- phi công MiG- 21 lập tức chấp hành lệnh. Thiếu tá Ronen dẫn chiếc máy bay lạ này bay theo mình nhưng sẵn sàng tiêu diệt nếu nó đổi hướng.
MiG- 21 do 2 chiếc tiêm kích của Israel kèm đã hạ cánh xuống căn cứ quân sự Khatsor. Viên phi công lái chiếc máy bay này chính là Munir Radfa.
Bay thử nghiệm MiG- 21
Như vậy là Israel đã có được một chiếc MiG-21 nguyên vẹn như dự kiến, việc tiếp theo là bay thử nghiệm.
Công việc khó khăn này được giao cho phi công xuất sắc nhất, phi công thử nghiệm của Không quân Israel - đại tá Dan Shapira. Đại tá D.Shapira đã bay thử nghiệm hàng chục loại máy bay có trong trang bị của Không quân Israel. Tướng Mordekhai Khod khi giao nhiệm vụ đã nói với D.Shapira “Cậu là phi công Phương Tây đầu tiên lái MiG-21”.
Việc đầu tiên mà Shapira làm – thay toàn bộ các chữ tiếng Nga trong buồng lái MiG- 21 bằng tiếng Do thái. Chỉ vài ngày sau khi máy bay được đưa về, Shapira đã cho cất cánh. Tổng cộng trong quá trình thử nghiệm, Shapira đã có 120 chuyến bay trên chiếc tiêm kích Xô Viết và tiến hành các trận không chiến (giả định) với các máy bay tiêm kích Israel.
Mục tiêu của các chuyến bay và “không chiến” với máy bay tiêm kích Israel là tìm ra điểm yếu của tiêm kích Xô Viết để đưa ra chiến thuật không chiến hiệu quả nhất chống MiG-21.
Quan điểm của đại tá D.Shapir về MiG- 21 như sau: “Đây là một con ngựa thồ rất đáng tin cậy” và là một “Volkswagen” (một loại xe hơi nổi tiếng của Đức) có cánh”; và như người ta thường nói “cứ đổ xăng vào và bay”. Nhưng điều quan trọng nhất trong kết luận của Shapir: “khả năng quan sát của phi công MiG-21 ở bán cầu sau rất kém.
Nếu tiếp cận MiG- 21 từ phía sau chếch dưới ở cự ly 150 m thì phi công MiG- 21 không thể nhìn thấy máy bay đang công kích mình. Đấy là vị trí thuận lợi nhất để tấn công và đảm bảo chắc chắn tiêu diệt MiG-21”.
Các phi công tiêm kích Israel ngay sau đó được lệnh tiến hành các buổi tập theo các chỉ dẫn của Shapira. Kết quả cũng không phải chờ đợi lâu. Ngày 7/4/1967, trong trận không chiến trên bầu trời cao nguyên Golan, các máy bay tiêm kích Israel đã bắn hạ 6 chiếc MiG- 21 của Syria.
Trong cuộc chiến tranh này, các phi công Israel đã bắn rơi 686 máy bay đối phương, trong đó phần lớn là MiG. Nổi tiếng nhất là phi công tiêm kích đại tá Giora Even- Epshtein – ông này đã bắn hạ 17 chiếc MiG và Su, và được công nhận là phi công tiêm kích hiệu quả nhất của Phương Tây.
Hai sự kiện ngoài lề
1. Cùng thời gian đó (những năm 1967, 1968), MiG-21 cũng đã tham chiến trên bầu trời Việt Nam. Người viết không có số liệu chính thức nhưng theo V.Ilyin, nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh Nga thì trong giai đoạn một của cuộc chiến tranh phá hoại đường không tại miền Bắc Việt Nam (từ tháng 4/1965 đến tháng 11/1968) trên bầu trời Việt Nam đã diễn ra 268 trận không chiến, có 244 máy bay Mỹ và 85 máy bay Việt Nam bị bắn rơi (trong đó có MiG-21). (để so sánh – năm 1969, trong các cuộc không chiến Ai cập- Israel, phía Ai cập mất 48 máy bay- Israel -5, số liệu từ “Bách khoa toàn thư nghệ thuật quân sự - các cuộc chiến tranh nửa sau thế kỷ XX – Minsk, Literatura -1998).

Thời kỳ đầu khi MiG-21 và F-4 tham chiến, MiG-21 Việt Nam đã bắn hạ nhiều F-4 của Mỹ
2. Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô (Quốc hộ) N.Podgornyi khi bác bỏ cáo buộc của phía Ai Cập cho rằng vũ khí Liên Xô chất lượng kém đã cáu tiết nói thẳng: “Vấn đề không phải ở chỗ là các xe tăng và máy bay của chúng tôi xấu mà là ở chỗ người Arập không biết cách sử dụng chúng”.
Còn Đại sứ Liên Xô Asimov cũng đã nhắc lại vấn đề này trong một cuộc trao đổi với Tổng thống Syria Haphez Asad: “Chúng tôi cung cấp cho các ngài một khối lượng khổng lồ những loại vũ khí mà các đồng chí Việt Nam của chúng tôi có nằm mơ cũng không thấy.
Tuy nhiên, quân đội Việt Nam, dù được trang bị kém hơn các ngài rất nhiều nhưng đang chiến đấu và chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới”. (nguồn “Bách khoa toàn thư nghệ thuật quân sự- các cuộc chiến tranh nửa sau thế kỷ XX- Minsk – literature-1998 ).
Lê Hùng (tổng hợp)
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Sức mê hoặc huyền bí của Adolf Hitler - Kỳ 1: Giải pháp sáng tạo

Một trong những lý giải đáng chú ý nhất gần đây của giới học giả về chế độ phát xít Đức là sự thừa nhận “tính cách” lôi cuốn của Adolf Hitler. Đó dường như là một cá tính có sức thu hút, thay vì thứ tâm lý trống rỗng, ác tâm và thần kinh bất ổn.

Các bác sĩ Đức Quốc xã đã nắm lấy mọi cơ hội trong chiến tranh để thực hiện các thí nghiệm y học man rợ trên trẻ em.

Cuốn sách “Sự mê hoặc huyền bí của Adolf Hitler” của sử gia người Anh, Laurence Rees, do BBC ấn hành gần đây, đã đặt câu hỏi vì sao một cá nhân có thần kinh bất bình thường lại có thể trở thành một nhân vật từng được hàng triệu người Đức sùng bái. Tác giả Rees đã luận giải rằng bước thăng tiến quyền lực mau lẹ của Hitler là nhờ vào (hoặc chí ít là một phần), sự kết hợp tội lỗi giữa bản chất cá nhân bất bình thường và khát vọng khẩn thiết của người Đức giữa thời điểm hai cuộc Thế chiến về một vị cứu tinh để cứu rỗi họ khỏi sự bất ổn.

Kỳ 1: Giải pháp sáng tạo


Thomas "Toivi" Blatt - người Mỹ gốc Ba Lan sinh năm 1927 - vẫn sống sót sau cuộc tàn sát tại Trại tập trung Sobibor (Ba Lan) sau khi trốn thoát thành công trong cuộc đào tẩu quy mô lớn vào tháng 10/1943. Những vụ tàn sát, giết chóc mà Blatt phải chứng kiến thực sự đã trở thành biểu tượng cho ách thống trị của Adolf Hitler. Tuy nhiên, quá trình quyết sách dẫn tới việc xây dựng các lò khí ngạt ở Trại Sobibor và các trại hành quyết khác lại không hề đơn giản hay thuận lợi chút nào. Không có chuyện đưa ra quyết sách tuyệt đối trong khoảnh khắc, mà là do xảy ra dồn dập các sự kiệ. Đó là thời điểm Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô; cuộc lưu đày người Do Thái mùa Thu năm 1941; nhiều hội nghị giữa các lãnh đạo chủ chốt của Đức Quốc xã sau trận Trân Châu Cảng vào tháng 12/1942; động thái mở rộng quy mô tàn sát người Do Thái trên toàn bộ lãnh thổ bị Quốc Xã chiếm đóng trong năm 1942.



Tàn sát người Do Thái là cách để Đức Quốc xã triển khai tái trật tự ở châu Âu.

Đức Quốc xã dường như đã từng bước, từng bước nhận ra cách thức đối xử cực đoan như thế nào với người Do Thái. Trong lịch sử, chưa từng có một chế độ nào thực thi cách đối xử cực đoan như vậy. Chưa từng có kẻ nào thử đào tung châu Âu lên để tận diệt cả một dân tộc. Theo Giáo sư David Gesarani, điều khiến kế hoạch “Giải pháp cuối cùng đối với người Do thái” trở nên khác thường là vì chế độ này nhận thấy không thể đơn giản chỉ là trục xuất, tống khứ người Do Thái, rồi bỏ mặc mọi chuyện xảy ra với họ. Quyết sách này được hoạch định nhằm tống họ tới những nơi mà chắc chắn họ sẽ bị giết. Tuy nhiên, có những thời điểm, nhiều người Do Thái còn được tận dụng để lao động khổ sai, song cuối cùng thì tất cả cũng đều bị tàn sát. Người Do Thái không thể bỏ mạng trên một hòn đảo ngoài khơi nào đó ở châu Phi, Siberia, ở một vùng biệt lập nào đó, hay vì đói, vì sốt phát ban... mà họ sẽ phải bị giết sạch. Đó là sự cực đoan chưa từng xảy ra trong lịch sử”.

Hitler chịu trách nhiệm cho tất cả, không chỉ vì hắn mong muốn điều đó xảy ra. Hắn phải chịu trách nhiệm vì quyền lãnh đạo đầy sức mê hoặc của hắn đóng vai trò sống còn trong việc hợp pháp hóa toàn bộ âm mưu thảm sát này trước các thuộc cấp của hắn. Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc xã, Paul Joseph Goebbels đã viết trong nhật ký tháng 3/1942 về quy mô của hình phạt man rợ được áp dụng đối với người Do Thái: “Quốc trưởng là người tiên phong, không biết mệt mỏi và là phát ngôn viên cho giải pháp cực đoan này".



Trong chiến đấu, người Đức có ưu thế với học thuyết Auftragstaktik (Nhiệm vụ chiến thuật), theo đó các sĩ quan được quyền chủ động sử dụng óc sáng tạo của mình nhằm đạt được ý định của cấp chỉ huy, và được quyền kiểm soát những vũ khí hỗ trợ cần thiết. Ví dụ: một trung đoàn bộ binh Đức được trang bị 12 khẩu pháo bộ binh hạng nặng 150 mm. Trong khi đó, các đội hình của Anh dựa trên cơ cấu mệnh lệnh tập trung, và các sĩ quan phải gọi về tổng hành dinh pháo binh của sư đoàn để xin hỗ trợ hỏa lực. Cách kiểm soát tập trung này giúp người Anh có lợi thế trong các hoạt động dàn quân chính thức, nhưng lại gây bất lợi trong những tình huống chiến thuật thay đổi nhanh chóng đòi hỏi tính ứng biến.
Khi thuộc cấp của Hitler tin tưởng và đi theo sự ảo tưởng của hắn, đồng thời được trấn an rằng Quốc trưởng sẽ ủng hộ và hậu thuẫn trong cuộc truy sát người Do Thái, thì đó là lúc bắt đầu nảy sinh hàng loạt sáng kiến, ý tưởng từ bọn thuộc cấp này. Những gì xảy ra ở đây còn hơn cả việc áp dụng "Giải pháp cuối cùng" trong khái niệm của học thuyết Auftragstaktik - Nhiệm vụ chiến thuật của quân đội Đức. Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã chỉ cho phép áp dụng Auftragstaktik trong một nhóm chỉ huy nhỏ, do trong bối cảnh tàn sát người Do Thái đã xuất hiện sự cạnh tranh giữa hàng loạt cơ quan khác nhau trong nhà nước Đức Quốc Xã để giải quyết “vấn đề Do Thái”.
Sự phát triển của “Giải pháp cuối cùng” thực chất là quá trình hai chiều, trong đó các sáng kiến độc lập của cấp dưới sau này sẽ được cấp lãnh đạo chóp bu ra quyết sách phê chuẩn hay bác bỏ. Đó là trường hợp áp dụng học thuyết Auftragstaktik, một cơ chế thậm chí còn cho phép cả cấp thấp như thiếu tá Rolf - Heinz Höppner của lực lượng SS, vào tháng 7/1941, đề xuất với thượng cấp Adolf Eichmann ‘giải pháp nhân đạo nhất’ cho tình trạng thiếu lương thực sắp tới tại khu Lodzghetto có thể sẽ là “kết liễu những người Do Thái không đủ khả năng làm việc bằng dụng cụ mang lại hiệu quả tức thì”.


Adolf Eichmann là một ví dụ. Trung tá này từng nói với các đồng sự vào năm 1945 rằng việc nhận thức được mình đã góp một phần vào cái chết của hàng triệu người Do Thái “mang đến cho hắn sự thỏa mãn khác thường đến nỗi hắn vẫn có thể cười lớn ngay cả khi xuống mồ”. Hơn 60 năm sau, ngay cả những thuộc cấp thấp hơn nhiều như Hans Friedrich, một binh sĩ thuộc tiểu đoàn bộ binh số 1 của SS từng tận tay sát hại nhiều người Do Thái vào mùa thu 1941, nói rằng hắn “không” có cảm xúc gì với những người Do Thái mà mình đã ra tay sát hại. Nguyên nhân là vì “lòng căm thù” của hắn “đối với người Do Thái là quá lớn”.


Phương Hiền
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Sức mê hoặc huyền bí của Adolf Hitler - Kỳ 2: Bóng ma và người thật


Sức lôi cuốn của Hitler là gì? Làm thế nào hắn có thể thuyết phục hàng triệu người Đức bình thường đi theo mình? Tại sao họ vẫn tiếp tục ủng hộ Hitler ngay cả khi bị hắn dẫn tới địa ngục với những vụ tàn sát man rợ? Điểm đặc biệt của con người này là gì?


Bức ảnh Hitler diễn thuyết trong cuốn “Cuộc chiến đấu của tôi”.

Đó là những câu hỏi khiến các sử gia và nhà bình luận trăn trở suốt 80 năm qua. Rất nhiều người tìm cách giải thích điều này theo sức thu hút, lôi cuốn quần chúng mãnh liệt của Hitler, khả năng thôi miên những người thân và luôn khiến số lượng lớn thính giả lắng nghe diễn thuyết của hắn phải phát cuồng.

Đây là quan điểm mà nhà sản xuất phim tài liệu và sử gia nổi tiếng Laurence Rees đã chọn để trực tiếp thảo luận trong cuốn sách mới nhất của ông. Người viết tiểu sử về Hitler, ông Ian Kershaw bình luận: “Như thường lệ, Laurence Rees lại đưa những câu hỏi xác đáng, và trả lời một cách xuất sắc”.


Điều khiến vấn đề này đặc biệt hấp dẫn, kích thích trí tò mò là trên thực tế, Hitler không gây được thiện cảm, khó ưa và không gây được uy tín lãnh đạo. Xuất ngũ năm 1918 với lon hạ sĩ và nỗi hận nước Đức thua trận, khi đó Hitler là một kẻ lập dị bị đuổi ra khỏi nhà trọ, một kẻ bất hạnh, một kẻ gây rối và là một thanh niên héo hon vì lòng hận thù, hành động theo bản năng và không có lý trí. August Kubizek, người ở trọ cùng Hitler tại Viên vài năm trước đó, đã viết: “Hắn bất mãn với cả thế giới. Hướng mắt tới đâu, hắn cũng nhìn thấy sự bất công, lòng căm ghét và sự thù hằn. Không gì là hắn không chỉ trích, hắn chẳng thích cũng như chẳng thiên vị cái gì... Lòng căm thù ngập tràn khiến hắn phải trút giận lên mọi thứ, chủ yếu là đối với những người không hiểu hắn, những người không coi trọng hắn và những người ngược đãi, quấy rầy, làm khổ hắn”.




Chân dung Hitler sau khi xuất ngũ với lon hạ sĩ năm 1918.
Khi đứng dưới chiến hào trong Thế Chiến I năm 1913, Hitler đã tìm thấy hướng đi khi phục vụ trong quân ngũ, và nổi bật lên như một người lính dũng cảm. Nhưng khi đó hắn cũng chẳng có gì đặc biệt, thậm chí không vượt qua được lon hạ sĩ. Các chiến hữu của hắn thì cảm thấy “Hitler có cái gì đó lập dị, khác thường”. Sử gia Rees nhấn mạnh rằng trong số bạn chiến đấu cũ của Hitler, không ai nhớ hắn có dáng dấp của “một nhà lãnh đạo phi phàm”.
Có thể thấy, tài năng lãnh đạo hay sức lôi cuốn quần chúng không phải là do bẩm sinh mà có được. Nó là một khái niệm xã hội hay chính là sản phẩm do xã hội tạo ra. Tác giả Rees khá chắc chắn về điều này và viện dẫn hàng loạt ví dụ từ các giai đoạn thành công trong sự nghiệp của Hitler và trong các bối cảnh khác nhau. Ngoài ra, Rees còn so sánh, đối chiếu với các cá nhân bị Hitler mê hoặc, cho dù họ khinh bỉ hắn.


Các đối thủ chính trị của Hitler đã không phát hiện thấy bất cứ tài năng lãnh đạo hay sức lôi cuốn nào của hắn. Ngay từ những năm đầu thành lập, thành viên **** Đức Quốc xã đã hiểu rõ vai trò của mình là phát ngôn viên cho những người lính tham chiến với học thuyết “quyền lực nằm trong tay những người đã đổ máu dưới những chiến hào”. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trong cuộc bầu cử liên bang năm 1919, hơn 70% số binh sĩ vẫn phục vụ quân đội ở Munich đã bỏ phiếu cho **** Dân chủ Xã hội.


Rees đã phát hiện ra sự thiếu sức lôi cuốn quần chúng của những thành phần chính trị trong **** Quốc xã. Ông nêu ra một ví dụ: Hebert Richter, một cựu quân nhân Thế Chiến I, thấy ác cảm với Hitler hơn nhiều khi gặp hắn ở quán cà phê tại Munich năm 1921. Richter 'ngay lập tức ghét hắn' vì ‘chất giọng sin sít’ và xu hướng ‘gào thét’ các ý tưởng chính trị. Richter cũng thấy ngoại hình của Hitler có phần nào ‘tức cười, với ria mép nhỏ nhắn khôi hài của hắn’, và đi đến kết luận rằng con người này ‘quái dị’ và ‘không bình thường cho lắm’ ”.


Đây không chỉ là cảm nhận của những đối thủ chính trị. Một thời gian sau, khi **** Quốc xã lên nắm quyền và trong những năm tháng chiến tranh, rất nhiều người tiếp xúc với Hitler cũng có ấn tượng không tốt. Doanh nhân và nhà ngoại giao người Thụy Điển Birger Dahlerus, khi gặp Hitler trong sự kiện lịch sử tháng 8/1939, đã kết luận rằng “trạng thái cân bằng tinh thần” của Quốc trưởng “rõ ràng là không ổn định” và Hitler “giống với một bóng ma bước ra từ truyện hơn là người thật”, sau khi chứng kiến một trong những bài diễn thuyết quân phiệt đinh tai nhức óc của lãnh đạo nước Đức này.


Một kết luận rõ ràng được đưa ra: Sức lôi cuốn quần chúng là một mối quan hệ xã hội. Nó chỉ tồn tại chừng nào còn có những khán thính giả ủng hộ - cụ thể là một nhóm người muốn tin và đến để chứng kiến một người thủ lĩnh, biểu tượng cho nỗi sợ và hy vọng của họ.


Tác giả Rees đã trích dẫn lời nhà lý luận xã hội Đức Max Weber (1864 - 1920) làm minh chứng. Weber đã viết về “tài lãnh đạo có sức lôi cuốn” hồi đầu thế kỷ 20. Rees giải thích: “Theo Weber, nhà lãnh đạo ‘có sức lôi cuốn’ phải sở hữu yếu tố ‘truyền giáo’ mạnh mẽ và gần như là một hình tượng tôn giáo. Những người ủng hộ nhà lãnh đạo như vậy đều mong muốn nhiều thứ hơn là thuế thấp hay hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt. Họ mưu cầu cao xa, đến cả những mục đích tâm linh như sám hối và cứu rỗi linh hồn. Nhà lãnh đạo có sức thu hút, lôi cuốn không thể tồn tại dễ dàng trong cấu trúc quan liêu thông thường, mà người này được thúc đẩy bằng ý thức về vận mệnh của bản thân”. Về mặt này, Hitler chính là ‘nhà lãnh đạo có sức hút’ điển hình”.


Phương Hiền
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Sức mê hoặc huyền bí của Adolf Hitler - Kỳ cuối: Cơn say không tưởng

Vào thời của Max Weber thì lập luận của ông về “tài lãnh đạo có sức lôi cuốn” là chấp nhập được. Tuy nhiên, xã hội học chính trị thời đó còn chưa phát triển và nếu căn cứ theo quan điểm của Weber, chúng ta bỏ qua bối cảnh xã hội trong đó cần xét đến mọi hình thức lãnh đạo. Rees làm việc này tốt hơn, dù nhiều lúc ông đã vượt xa khỏi phạm trù miêu tả đơn thuần của Weber.


Trẻ em bị đẩy ra mặt trận trong những ngày tàn của chế độ phát xít Đức.

Tác giả Rees bàn về chiều sâu của cuộc khủng hoảng xã hội ở Đức thời Cộng hòa Weimar, sự suy đồi của tầng lớp trung lưu, hàng triệu người thất nghiệp, sự khát khao đến tuyệt vọng một tầm nhìn xa và cấp tiến. Ông viết: "Trên tất cả, cái mà Hitler mang đến cho những người ủng hộ hắn là sự cứu rỗi. Trong các bài diễn thuyết, hắn ít đề cập đến chính sách mà nói nhiều hơn về vận mệnh.

Hắn cho rằng sống vào một thời điểm quyết định của lịch sử như vậy là một đặc ân. **** Quốc Xã đang ở giữa một 'cuộc viễn chinh huy hoàng... sẽ trở thành một trong những sự kiện phi thường và nổi bật nhất trong lịch sử thế giới'. Hitler ngụ ý rằng con đường phía trước sẽ rất khó khăn nhưng hành trình sắp tới sẽ đem đến cho mỗi người dân Đức cơ hội tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời họ. Vì thế, Hitler cho rằng người Đức đặc biệt không chỉ vì họ là chủng tộc thượng đẳng, mà còn do họ được sinh vào thời điểm đặc biệt và có những nhiệm vụ vĩ đại ở phía trước".


Nước Đức trong tình trạng siêu lạm phát thời Cộng hòa Weimar.

Thành công đã nuôi dưỡng cho huyền thoại về chính trị gia-vị cứu tinh này. Cuộc xâm lược thôn tính nước Áo, tái vũ trang khu vực Rhineland, phong tỏa Sudetenland, chiếm đóng Tiệp Khắc, chinh phục Ba lan, chiến tranh chớp nhoáng tại phía tây lục địa. Và một loạt thắng lợi ngoạn mục về ngoại giao và quân sự đã đập tan mọi sự chống đối của giới tướng lĩnh cựu trào cùng những thành phần khác trong bộ máy chóp bu truyền thống của Đức. Hitler dường như không thể bị đánh bại. Huyền thoại sống về cỗ máy tuyên truyền của Gobbels (Bộ trưởng Thông tin và Tuyên truyền của Đức Quốc xã) dường như đã được chứng thực.

Tác giả Rees biện luận rằng uy lực của Hitler - dựa trên mối quan hệ "có tài năng lãnh đạo phi phàm" với hàng triệu **** viên, binh sĩ và dân thường Đức - đã đạt đến những tầm cao khiến con người này trở nên bất khả chiến bại trên chính trường, ngay cả khi cuộc chiến đổi chiều và tất cả những người có lý trí đều nhận định nước Đức sẽ thất bại. Trong bối cảnh cuối năm 1942 trở đi, khi thất bại của cuộc chiến đang cận kề, cái mà tác giả Rees gọi là "sự kết hợp giữa cơn say không tưởng và tinh thông kỹ trị" lên tới đỉnh điểm, do giới chức Quốc xã, giới hoạch định kế hoạch và bọn giết người hàng loạt bắt đầu lập nên một trật tự mới cấp tiến nhằm chiếm đóng toàn châu Âu. Lúc này, tham vọng to lớn và ghê tởm của Hitler đã bật đèn xanh cho cuộc thử nghiệm trên một quy mô khổng lổ nhằm “tạo dựng lịch sử”.



Cuộc tấn công Áo được cho là để cứu rỗi tinh thần người Đức.

Tuy nhiên, lúc này uy tín, sức lôi cuốn quần chúng đã giảm sút. Sau những thất bại, quyền lực của Hitler ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào một nỗi sợ kép: khủng bố trong nước và kẻ thù nước ngoài. Vì thế, nhà nước chuyên chế đã tiêu diệt mọi hình thức đối lập chính trị, triệt để đến mức không còn tồn tại một lực lượng có tổ chức nào đủ khả năng thách thức chính quyền. Kết quả là chế độ Đức Quốc Xã đã sống sót tới cùng và Đế chế Đệ tam đã không đầu hàng. Thay vào đó, cả hai chế độ đã sụp đổ trên đỉnh điểm của bạo lực và man rợ đúng như ước muốn của Hitler. Và đây có lẽ là luận điểm rõ ràng nhất..

Trong hai năm rưỡi cuối cùng của cuộc chiến, gần như mọi chuyện đều đi lệch hướng: Mũi tấn công của Hồng quân Liên Xô áp sát phía đông hơn bao giờ hết, và hàng triệu lính Đức đã phải bỏ mạng trong những nỗ lực bất thành nhằm ngăn chặn người Nga. Quân Anh và Mỹ vượt qua Bắc Phi, Italia, Pháp để tiến đến biên giới Đức, tất cả các thành phố lớn của nước Đức đều bị tàn phá và hàng triệu dân thường thương vong sau các cuộc oanh kích. Lúc này, “uy tín, sức lôi cuốn quần chúng” không thể sống sót, tồn tại.


Sức hút của Hitler - một mối quan hệ xã hội, một khái niệm truyền thông, một trò ảo thuật chính trị, một sản phẩm của cuộc khủng hoảng sâu rộng trong xã hội Đức những năm 1930 - cần được đặt trong một ngữ cảnh rộng hơn nếu muốn hiểu đầy đủ, tường tận. Điều đáng chú ý ở đây là các hiệp hội, các **** xã hội và toàn bộ cơ sở hạ tầng của công đoàn Đức bị hủy diệt và tan rã. Điều này lần lượt tạo ra sự đổ vỡ của nền dân chủ, sự phân tán của xã hội dân sự, và sự tuyệt chủng của mọi hình thức đời sống chính trị trừ **** Quốc Xã. Chỉ theo cách đó, một kẻ phân biệt chủng tộc, sinh ra trong quán trọ, hay la thét mới có thể khiến thế giới lâm vào cảnh hỗn chiến, tang thương.


Cuốn sách của Laurence Rees thực sự tuyệt vời, song nó chỉ là góc nhỏ trong một bức tranh khổng lồ.


Phương Hiền
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Trùm phát xít Hitler: "Uy lực thần kỳ của lời nói"

Tài hùng biện là một vũ khí rất lợi hại của Hitler. Nhờ tài hùng biện cộng với tính lừa dối, Hitler đã chinh phục được người dân Đức, giới quân đội, ngay cả giới truyền thông và các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Adolf Hitler. Ảnh: WPP
Trong những ngày sống lang thang ở Wien, Hitler đã đề cao tầm quan trọng của tài hùng biện trong chính trị. Ông ta từng viết:
“Uy lực trong lịch sử tạo ra những cơn lốc về tôn giáo và chính trị từ ngàn xưa đều là uy lực thần kỳ của lời nói, và chỉ do lời nói mà thôi.... Chỉ có thể khích động quần chúng bằng uy lực của lời nói. Mọi phong trào vĩ đại đều là phong trào quần chúng, là sự bùng nổ của nỗi mê đắm và xúc cảm của con người...”
Dù chưa tham gia vào hoạt động chính trị của Áo, ngay từ khi còn trẻ Hitler đã bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những người quen ở khu nhà trọ, bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng sợ hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp phần lớn vào thành công đáng kinh ngạc của Hitler.
Hitler trở lại München vào mùa xuân 1919, rồi được điều vào Ban Báo chí và Thông tin của Phòng Chiến tranh Chính trị đóng tại quân khu địa phương. Vào cuối năm 1919, Hitler trở thành Ủy viên Trung ương thứ bảy của **** Lao động Đức.
Đầu năm 1920, Hitler nắm nhiệm vụ tuyên truyền cho **** Lao động Đức, tổ chức một đại hội lớn lao nhất mà **** tí hon này chưa từng mơ đến. Đại hội được dự trù vào ngày 24 tháng 2 năm 1920 trong một nhà hàng bia nổi tiếng ở München có sức chứa 2.000 người. Tài hùng biện của Hitler cũng giúp **** thu thêm được đóng góp tài chính.
Càng về sau, Hitler càng tạo ấn tượng mạnh trong lòng người dân Đức bằng tài hùng biện trí thông minh và cả sự xảo quyệt của mình, đưa tên tuổi ông lên trang nhất nhiều tờ báo trên thế giới. Tài hùng biện cùng nghệ thuật tuyên truyền ở đẳng cấp cao dường như có một sức mạnh huyền bí lôi kéo quần chúng hành động theo một đường hướng mới, và họ bắt đầu tụ hội dưới lá cờ của Quốc xã.
Hoài Thư (Tổng hợp)
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cú hạ cánh khẩn cấp ngoạn mục nhất

Cõng nhau trên không

Avro Anson là loại máy bay huấn luyện hai động cơ của Anh trong Thế chiến II. Một sự kiện hy hữu đã xảy ra khi hai máy bay Anson bay chồng lên nhau trên bầu trời bao la không một gợn mây thuộc bang New South Wales, Ôxtrâylia hôm 29/9/1940. Vụ việc diễn ra khi hai máy bay đang bay cùng một hướng, ở trên cùng một độ cao. Hình ảnh này khiến người ta liên tưởng đó là một máy bay hai tầng cánh lớn, có bốn động cơ mà sau này thường được gọi là “máy bay cõng nhau”.



Hai chiếc Avro Anson “cõng nhau” hạ cánh.
Binh nhất Leonard Fuller thuộc Không quân hoàng gia Ôxtrâylia chầm chậm hạ thấp độ cao chiếc Anson Mk. I của anh khi phát hiện thấy nó bị mắc vào một chiếc Anson Mk. I khác của Binh nhất Jack Hewson đang bay ngay phía dưới. Hewson vội vàng tăng hết tốc độ, đặt máy bay ở chế độ bay là là, bò ra khỏi khoang lái theo đường cửa bên và nhảy dù. Trong khi đó, Fuller nhận thấy anh vẫn có thể điều khiển chiếc máy bay của mình, bởi tất cả hệ thống điều khiển bay đều vẫn chưa sử dụng đến và vẫn còn hoạt động tốt. Vả lại, động cơ máy bay của Hewson đã được tăng hết tốc lực cộng với động cơ phải máy bay của Fuller vẫn còn hoạt động là đủ để giữ cho hai máy bay trên không.

Fuller tắt hết cả hai động cơ máy bay của mình nhằm hướng cánh đồng hạ cánh và chờ đợi một cú va chạm mạnh. Nhưng điều kinh khủng đó đã không diễn ra, máy bay của anh đã đáp xuống một cách nhẹ nhàng. Sau khi được sửa chữa lại, máy bay của Fuller tiếp tục phục vụ trong Không quân hoàng gia Ôxtrâylia thêm bảy năm nữa.


Hạ cánh khi phi công bị thương nặng

Trung úy William Reid thuộc Không quân hoàng gia Ôxtrâylia điều khiển chiếc Avro Lancaster mang theo bom đi đánh phá thủ phủ Dusseldorf của bang Bắc Rhine-Westphalia của phát xít Đức vào đêm 3/11/1943. Khi mới bay được nửa chặng đường và vừa vượt qua bờ biển Hà Lan, máy bay của Reid bị trúng đạn từ một máy bay chiến đấu Messerschmitt M-110G của phát xít Đức.


Bức tranh mô tả William Reid điều khiển chiếc Avro Lancaster mang theo bom đi đánh phá thủ phủ Dusseldorf.
Kính chắn gió của máy bay bị vỡ tan tành, bản thân Reid bị thương nặng ở đầu và vai. Lát sau, một chiến đấu cơ Focke Wulf Fw-190 của Đức phát hiện ra họ và tiếp tục tấn công, bắn chết viên hoa tiêu, làm bị thương nặng nhân viên điện đài và phá hỏng hệ thống cung cấp ôxy trên máy bay. Reid lại bị trúng thêm đạn. Lúc đó, máy bay chỉ còn Reid và một kỹ sư phụ trách kỹ thuật. Sau khi thả bom trúng mục tiêu, Reid dựa vào sao Bắc Đẩu và mặt trăng để lái máy bay trở về trong tình trạng lịm đi vì mất máu quá nhiều. Bình ôxy cạn sạch, và kính chắn gió bị vỡ khiến những luồng gió thổi với tốc độ 344 km/giờ liên tục quất vào người anh. Người kỹ sư giúp anh giữ cho chiếc Lancaster bán điều khiển bay đúng lộ trình vạch ra.

Khi trông thấy căn cứ của không quân Mỹ ở Shipdham phía trước, Reid được đánh thức để thực hiện cú hạ cánh đêm xuống giữa hai hàng đèn trên đường băng lúc này chỉ còn thấy chập chờn qua làn sương dưới mặt đất.


Khánh Chi (tổng hợp)
 

solyan84

Xe hơi
Biển số
OF-161411
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
109
Động cơ
349,680 Mã lực
Bí ẩn kho báu của Hitler và kế hoạch phục hưng Đức Quốc xã

Khi Đế chế thứ 3 đứng trước nguy cơ sụp đổ, tầng lớp lãnh đạo cao cấp của Đức Quốc xã đã chuẩn bị một kế hoạch chu đáo cho ngày trở lại của đế chế. Theo kế hoạch này, Hitler đã ra lệnh chuyển toàn bộ số vàng bạc và những tài sản giá trị mà chúng cướp được trong chiến tranh sang cất giữ ở nhiều nơi khác nhau nhằm phục vụ cho kế hoạch sau này.
Cùng thời điểm đó, phe Đồng minh cũng nỗ lực nhằm lấy lại những tài sản này. Tuy nhiên, không ai có thể tưởng tượng được sự phức tạp cũng như quy mô khổng lồ của nhiệm vụ này cho tới tháng 4 năm 1945…

Vào đầu năm 1945, khi quân đội Mỹ tràn qua Tây Âu và áp sát Berlin, Hitler quyết không để những vàng bạc và tài sản giá trị mà y đã “lao tâm khổ tứ” để có được rơi vào tay phe Đồng minh.

Ngày 19/3/1945, Hitler ra lệnh phá hủy tất cả các cơ sở quân sự, công nghiệp, giao thông và viễn thông cùng toàn bộ các cửa hàng trên đất Đức để tránh rơi vào tay Đồng minh. Kế hoạch “tử hủy hoại” của Hitler đã thất bại do sự phản đối của chính những binh lính dưới quyền.

Tuy nhiên, ít người biết rằng, cùng với mệnh lệnh “tự hủy”, Hitler cũng đã ra một “mật lệnh” cất giấu toàn bộ số vàng bạc, tiền giấy, tiền xu và ngoại tệ trong Ngân hàng Quốc gia Đức vào một mỏ muối xa xôi ở bang Thuringia có tên là Merkers.

Những tác phẩm nghệ thuật và những khó báu văn hóa khác mà Đức Quốc xã cướp được từ các nước bị Đức chiếm đóng trong Thế chiến thứ 2 cũng được bí mật cất giữ tại đây.

Hai đoàn tàu được sử dụng để vận chuyển vàng bạc và các tài sản giá trị từ Berlin tới Thuringia. Hitler đã dự định sẽ cho nổ tung các lối vào mỏ Merkers ngay sau khi việc cất giấu hoàn tất do lo sợ kho báu kếch xù này có thể lọt vào tay quân Đồng minh.

Theo kế hoạch này, sau khi tình hình ổn thỏa hơn, vàng bạc và các tài sản giá trị sẽ được các quan chức của Đức Quốc xã lấy lại một cách an toàn.

Tuy nhiên, trước khi kế hoạch của Hitler hoàn tất, quân đội Mỹ đã tiến quân tới mỏ Merkers.



Tối ngày 22/3/1945, tập đoàn quân số 3 của Tướng George Patton đã vượt sông Rhine.

Cho tới trưa ngày 4/4, đoàn quân này đã chiếm được làng Merkers. Ngay trong buổi chiều hôm đó, một đội đặc phái thuộc lực lượng phản gián của Đồng minh đã thẩm vấn một số người dân ở khu vực lân cận.

Theo lời khai của người dân thì họ thấy những “hoạt động” bất thường quanh mỏ muối của Công ty khoáng sản Wintershal AG’s Kaiseroda.

Ngay lập tức, Bộ Tư lệnh của quân Đồng minh ra lệnh giới nghiêm đối với khu vực này.

Chiều tối ngày 4/4, lính tuần tra của quân đội Mỹ phát hiện hai người phụ nữ đi lại trên phố vi phạm lệnh giới nghiêm. Ngay lập tức họ bị bắt và thẩm vấn.

Ngay khi nhận được những thông tin này, Trung tá Russell, một sỹ quan chỉ huy của quân đội Mỹ đã ngay lập tức đến Merkers. Sau khi thẩm vấn những người dân, Russell khẳng định rằng, những thông tin nhận được không phải chỉ là những lời đồn đại.

Hai người phụ nữ khai rằng, họ là những người dân Pháp tị nạn, một trong hai người phụ nữ đang mang thai và sắp đẻ vì vậy họ buộc phải đi sang làng bên cạnh để tìm bà đỡ.

Lính Mỹ đã đưa hai người phụ nữ này lên xe và đưa sang thôn bên cạnh để tìm bà đỡ cho họ. Sáng sớm ngày hôm sau, khi đang trên đường đưa hai người phụ nữ trở về, chiếc xe đi qua cửa vào của giếng mỏ Kaiseroda, một binh sỹ đã hỏi giếng mỏ này khai thác khoáng sản gì. Không ngờ, một người phụ nữ nói: “Đó là giếng mỏ cất giấu vàng”.

Ngoài ra, Russell cũng biết thêm rằng, Giám đốc Viện Bảo tàng Quốc gia Đức Paul Ortwin Rave hiện đang có mặt tại đó để giám sát việc cất giữ các bức tranh nổi tiếng vào trong mỏ. Tiếp đó, Russell thẩm vấn những người quản lý mỏ cũng như Werner Veick, Giám đốc Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Đức hiện đang có mặt tại mỏ.

Veick khai rằng, từ 26/8/1942, Ngân hàng Quốc gia Đức đã đem toàn bộ số vàng dự trữ cũng như những tài sản quý giá cướp được (bao gồm vàng, ngoại tệ và các tác phẩm nghệ thuật) đứng tên **** SS tại ngân hàng này chuyển tới mỏ Merkers.

Hoạt động cất giấu này kéo dài cho tới 27/1/1945, tổng cộng vận chuyển 76 chuyến. Ngoài ra các ngày 16, 20, 21 tháng 3 năm 1945, 14 viện bảo tàng và phòng tranh ở miền đông nước Đức cũng vận chuyển những tài sản quý mà họ đang cất giữ tới mỏ Merkers.

Để tăng cường việc bảo vệ mỏ vàng của Đức Quốc xã vừa bị phát hiện, Russell đã hạ lệnh lập một hàng rào lưới điện bao xung quanh khu mỏ. Ban đầu, Russell hạ lệnh cho Tiểu đoàn tăng 712 tới Merkers để bảo vệ lối vào mỏ.

Tuy nhiên, đến buổi tối hôm đó, lính Mỹ lại phát hiện thêm 5 lối vào mỏ khác vì vậy, một tiểu đoàn tăng không đủ để làm nhiệm vụ bảo vệ. Vì vậy, Thiếu tướng Herbert L. Earnest sau đó đã phải lệnh cho Tiểu đoàn chống tăng 773 và Trung đoàn bộ binh 357 tiến tới Merkers để tăng viện cho Tiểu đoàn 712.

Đến sáng ngày 7/4 toàn bộ số lối vào mỏ đều được tìm thấy và được binh lính Mỹ bảo vệ. 10 giờ sáng, Russell và hai sĩ quan khác, cùng với Rave và các quan chức quản lý mỏ, tiến vào lối cửa chính. Ở độ sâu 670m dưới mặt đất, họ phát hiện hơn 550 bao tải đặt dọc hai bên tường, bên trong toàn bộ là các đồng mác Đức. Tiếp tục tiến sâu hơn nữa, họ bắt gặp một bức tường gạch dày hơn 1 mét, ở giữa bức tường là một cửa hầm bằng sắt đồ sộ và chắc chắn.

Vào thời điểm lúc bấy giờ, quân của tướng Patton đang gấp rút tiến quân vào nước Đức, vì vậy, khi nghe báo cáo bên trong mỏ Merkers chỉ phát hiện một số lượng lớn tiền mác Đức vị tướng quân này đã ra lệnh cho Trung đoàn bộ binh 357 rời khỏi khu mỏ ngoại trừ tiểu đoàn số 1. Patton cũng ra lệnh phá mở cửa hầm.

Sáng sớm ngày 8/4, Russell cùng một sỹ quan, nhân viên chụp ảnh, phóng viên và một số lính của Tiểu đoàn công binh số 282 trở lại mỏ. Cửa hầm bằng sắt được làm rất kiên cố, tuy nhiên, bức tường gạch xung quanh lại rất dễ dàng bị phá tung.

Và những người Mỹ tiến vào kho báu mà có lẽ người ta chỉ có thể thấy trong câu chuyện nghìn lẻ một đêm. Trước mặt họ là một căn phòng rộng 23 mét dài tới 45 mét. Bên trong phòng là trên 7.000 chiếc bao tải được đánh số và xếp thành 20 hàng trải từ đầu phòng tới cuối phòng. Khoảng cách giữa mỗi hàng khoảng 1 mét.

Ở cuối căn hầm, người ta phát hiện một nhiều hòm, và vali xếp thành đống, được niêm phong bằng chữ “Melmer”. Dấu niêm phong cho thấy, những chiếc hòm này thuộc về tài khoản của **** SS đăng ký tại Ngân hàng Quốc gia Đức. Đó là vàng bạc và những tài sản giá trị mà SS đã cướp được khi đánh chiếm châu Âu. Đây cũng là manh mối đầu tiên về sự phức tạp cũng như quy mô của hành động cướp bóc của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ 2.

Russell và những người vào bên trong hầm vàng đã mở những chiếc bao tải và kiểm kê chi tiết số tài sản chứa trong hầm. Theo danh sách kiểm kê này thì trong hầm chứa tới 8198 miếng vàng, 55 va li chứa các thỏi vàng nén (mỗi va li chứa 2 thỏi, mỗi thỏi nặng 10 kg), hàng trăm bao tải chứa các đồ vật làm bằng vàng, hơn 1300 bao tải chứa tiền vàng của Đức, Pháp và Anh, 711 bao tải chứa các đồng vàng Mỹ loại 20 đô la và hàng trăm bao tải khác chứa các loại tiền vàng của hơn 15 quốc gia khác.

Ngoài ra, còn hàng trăm bao tải chứa các loại ngoại tệ, 9 bao tải chứa các loại tiền vàng cổ đại, 2380 bao tải và 1300 va li chứa các đồng mác Đức, tổng số lên tới 2,7 tỷ mác, 20 thỏi bạc mỗi thỏi nặng 200 kilogam, 40 bao chứa bạc miếng, 63 dương và 55 bao tải đựng các mâm bạc, một bao đựng 6 thỏi bạch kim, cuối cùng là 110 bao đựng các đồ châu báu, kim cương mà Đức Quốc xã cướp được từ các nước chúng đã từng xâm chiếm.

Tại các nhánh đường hầm khác, người ta còn phát hiện một lượng lớn những tác phẩm nghệ thuật giá trị mà Đức Quốc xã cướp từ các bảo tàng châu Âu, từ các bức tranh cho tới tượng điêu khắc, đồng hồ cổ... Kho báu khổng lồ này đã chứng minh cho sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Đức. Trong số những bảo tải chứa vàng, người ta phát hiện rất nhiều vàng được lấy từ răng của các nạn nhân trong các trại tập trung.

Tướng Patton chú ý tới những tác phẩm nghệ thuật cũng các loại ngoại tệ được cất giữ bên trong căn hầm và nhanh chóng ý thức được âm mưu chính trị ẩn đằng sau số tài sản khổng lồ này. Patton ngay lập yêu cầu giao toàn bộ kho báu của Đức Quốc xã cho quân viễn chinh Đồng minh tiếp quản.

Ngay sau đó, Tư lệnh tối cao của quân đội Mỹ khi đó, Tướng Dwight D. Eisenhower đã phong cho Thượng tá Bernstein trở thành Giám đốc chủ quản tài chính khu vực G5/SHAEF (khu vực quản lý số 5 trực thuộc Bộ Tư lệnh tối cao của quân Đồng minh, tức miền Trung và Nam nước Đức hiện nay) chịu trách nhiệm quản lý số tài sản được tìm thấy ở mỏ Merkers.

Theo thỏa thuận của phe Đồng minh, khi chiến tranh kết thúc, Thuringia sẽ trở thành một vùng nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Liên Xô. Ý thức về điều này, quân đội Mỹ quyết định di chuyển hết kho báu này khỏi mỏ muối. Một đoàn xe tải quân sự được sử dụng để đưa toàn bộ kho báu tới cất giữ ở Frankfurt, nơi thuộc sự quản lý của Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc.

Ngày 15/4, dưới sự bảo vệ của máy bay chiến đấu, những tài sản mà Đức Quốc xã cất giấu trong mỏ Merkers được chất lên hàng trăm chiếc xe tải và vận chuyển đến Ngân hàng Quốc gia Đức đặt tại Frankfurt. Trung tuần tháng 8, quân Đồng minh mới bắt đầu tiến hành cân và định giá số tài sản thu được. Theo đó, số vàng trong kho báu của Đức Quốc xã có giá trị lên tới 262.213.000 đô la Mỹ, bạc được định giá là 270.469 đô la Mỹ. Ngoài ra, một bao bạch kim và 8 bao chứa các đồng tiền vàng hiếm chưa thể định giá được.

Đến đầu năm 1946, toàn bộ số vàng và tiền vàng thu được từ mỏ Merkers được giao cho Ủy ban bồi thường chiến tranh của quân Đồng minh, rồi cuối cùng được giao lại cho Ủy ban ba bên về hoàn trả tiền vàng bao gồm Anh, Pháp và Mỹ. Ủy ban này có nhiệm vụ mang số vàng được giao trả về cho các Ngân hàng Trung ương của các nước. Tuy nhiên, do Chiến tranh lạnh, một số vàng mãi cho tới năm 1996 mới được trả hết.

Người ta gần như không nghi ngờ gì về giá trị kho báu Đức Quốc xã cất giấu tại mỏ muối Merkers. Tuy vậy, nguồn gốc của số tài sản khổng lồ này cũng như việc xử lý số châu báu thu được ở Merkers đã gây ra không ít tranh cãi. Không có tài liệu nào về lượng vàng thu được từ việc nấu chảy những chiếc răng vàng.

Theo Norbert Moczarksi, một chuyên viên lưu trữ văn thư bang Thuringia, sau khi được chuyển tới Frankfurt, người ta mất dấu kho báu này trong những năm hậu chiến. Số phận của một phần số vàng và các đồ vật quý giá tại Merkers vẫn còn là điều gì đó bí ẩn cho tới ngày nay.

Ngoài ra, một câu hỏi mà cho tới nay người ta vẫn chưa thể trả lời được một cách chắn chắn rằng kho báu ở mỏ muối Merkers có phải là toàn bộ kho báu mà Đức Quốc xã cất giấu nhằm chuẩn bị cho kế hoạch trở lại của Đế chế thứ 3 hay không? Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, tất cả những kho báu của Đức Quốc xã được tìm thấy tại nhiều nơi ở châu Âu đều không thể so sánh với kho báu tại Merkers.

Một trong những kho báu được cho là có quy mô tương đương với kho báu Merkers là kho báu do chính quyền phong trào cách mạng của người Croatia – The Utasa cướp được. Song, cho đến nay số vàng trong kho báu này vẫn chưa được tìm thấy. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, chúng đã được Vatican và Cục tình báo Trung ương Mỹ CIA bí mật vận chuyển ra khỏi châu Âu.



Tuy nhiên, bao nhiêu vàng đã được lưu lại Vatican thì cho đến nay vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp. Tại khu vực núi Alps thuộc lãnh thổ nước Áo, người ta cũng phát hiện nhiều kho tàng cất giữ vàng bạc của Đức Quốc xã với quy mô nhỏ hơn. Tại đây, Đức Quốc xã từng xây dựng một “lô cốt nhân dân” cực kỳ kiên cố hòng biến nơi đây trở thành điểm cố thủ cuối cùng.

Đức Quốc xã đã tính toán các kế hoạch trở lại khi Đế chế thứ 3 đứng trước nguy cơ sụp đổ. Tất cả các kho báu được cất giấu ở khắp nơi trên thế giới của Đức Quốc xã đều nhằm phục vụ cho kế hoạch phục hưng Đế chế thứ 3. Vấn đề then chốt của những kế hoạch này là khả năng che giấu những kho báu trước tai mắt của quân Đồng minh.

Vì vậy, ngoài những kho báu nằm trên lãnh thổ nước Đức và các lãnh thổ quân Đức chiếm đóng, một phần của kho báu được cất giữ an toàn trong các tài khoản bí mật tại ngân hàng Thụy Sĩ. Những phần khác được chuyển tới Nam Mỹ, chủ yếu là tới Argentina.

Theo báo cáo của các ngân hàng Thụy Sĩ gửi lên Bộ Tài chính của nước này thì tổng số vốn lưu trữ trong ngân hàng đã tăng từ 332 triệu đô la Mỹ vào năm 1941 lên 846 triệu vào năm 1945. Trong đó có ít nhất 500 triệu đô la Mỹ có nguồn gốc từ Đức Quốc xã. Những con số này hoàn toàn khớp với bản báo cáo của Quốc hội Mỹ trong thời gian Bill Clinton còn đương nhiệm.

Theo báo cáo này, Thụy Sĩ đã nhận 440 triệu đô la Mỹ dưới dạng vàng của Đức Quốc xã. Trong đó 316 triệu đô la là do Đức Quốc xã cướp được từ các nước bị chiếm đóng. Ngoài ra, còn có một số vàng trị giá khoảng 1 triệu đô la Mỹ được chuyển vào hai ngân hàng thương mại của Đức là Dresdner và Deutsch. Số vàng này sau đó dã được bán tới Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy ngoại tệ.

Báo cáo của Quốc hội Mỹ cũng cho hay, một số vàng trị giá 300 triệu đô la Mỹ đã được đưa vào các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua các ngân hàng của Thụy Sĩ.

Các số liệu thống kê cho thấy, trữ lượng vàng của các quốc gia này đều có sự đột biến trong khoảng thời gian từ 1939 tới 1943. Chẳng hạn trữ lượng vàng của Tây Ban Nha tăng từ 42 tấn lên 104 tấn, Thụy Điển tăng từ 160 tấn lên 456 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ tăng từ 88 tấn lên 221 tấn, Thụy Sĩ tăng từ 503 tấn lên 1040 tấn…

Đương nhiên, việc tăng trưởng trữ lượng vàng ở các quốc gia trung lập này không chỉ liên quan tới một mình Đức Quốc xã. Bởi lẽ rất nhiều nước Đồng minh cũng tiến hành buôn bán với các nước này. Tuy nhiên, các quốc gia trên đóng một vai trò quan trọng đối với Đức Quốc xã trong việc tiến hành chiến tranh.

Thụy Điển cung cấp quặng sắt chất lượng cao. Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp crom. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cung cấp vonfram. Tất cả những kim loại này cần để sản xuất đạn dược và xe bọc thép hạng nặng. Nói cách khác, để có thể tiến hành chiến tranh, Đức Quốc xã phải dựa gần như hoàn toàn vào các nước trên.

Ngoài ra, nếu như Argentina là nơi ẩn náu chính của tàn dư Đức Quốc xã sau Chiến tranh thế giới thứ 2 thì sự gia tăng trữ lượng vàng của quốc gia Nam Mỹ này chính là một minh chứng rất rõ.

Dự trữ vàng của Argentina tăng từ 314 tấn năm 1940 lên 1.064 tấn năm 1945, tăng 635 triệu đô la Mỹ. Ngoài Argetina, dự trữ vàng của Brazil cũng tăng từ 45 tấn năm 1940 lên 314 tấn năm 1945, hay tăng 288 triệu đô la Mỹ.

Người ta không bao giờ biết bao nhiêu phần trăm trong sự gia tăng dự trữ vàng của các quốc gia Nam Mỹ tới từ Đức Quốc xã vào giai đoạn cuối cuộc chiến để chuẩn bị cho các kế hoạch trở lại.

Thông tin duy nhất mà người ta biết được có lẽ là chiến dịch chuyển vàng tới Argentina mang tên Feuerland mà người cầm đầu chính là Martin Borman, tên thư ký thân cận của trùm Hitler trong thời gian gần đây.

Có lẽ không một tên **** viên quốc xã nào được nói tới nhiều như Martin Bormann. Tuy nhiên, mãi tới gần đây, người ta mới biết về số phận của hắn.

Song những vật giá trị mà hắn chuyển tới Argentina trong chiến dịch hành động Feuerland cũng như việc hắn phân tán các tài sản của Đức Quốc xã vẫn còn là một bí ẩn chưa thể giải đáp.

Tuy nhiên, vàng chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch trở lại của Đức Quốc xã. Những thứ giá trị hơn đối với kế hoạch đó là lượng cổ phiếu, trái phiếu và chừng 750 công ty được Bornmann thành lập trên toàn thế giới.

Những công ty này hoạt động trong nhiều lĩnh vực như hóa chất, điện, sắt thép, nắm giữ các bằng sáng chế giá trị và sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định để tài trợ cho hoạt động ngầm của Đức Quốc xã, phục vụ cho kế hoạch phục hưng của Đế chế thứ 3.

Cho tới nay, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, song người ta vẫn chưa thể có câu trả lời thực sự rõ ràng về kho báu của Hitler và kế hoạch phục hưng Đế chế thứ 3 của Đức Quốc xã. Kế hoạch đó cụ thể ra sao và sẽ được tiến hành vào thời điểm nào?

Và liệu rằng kho báu gây nhiều tranh cãi mà người ta tìm thấy ở Merkers có phải là kho báu lớn nhất mà Đức Quốc xã chuẩn bị cho kế hoạch này hay không, hay vẫn còn những kho báu khác vẫn đang nằm im trong lòng đất?

Tất cả vẫn còn là một bí ẩn.
 
Chỉnh sửa cuối:

solyan84

Xe hơi
Biển số
OF-161411
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
109
Động cơ
349,680 Mã lực
Hitler cho binh lính xài búp bê tình dục

Trùm phát xít Adolf Hitler từng cung cấp búp bê tình dục cho binh lính của mình để tránh lây căn bệnh giang mai – nỗi kinh hoàng trong thế chiến II.
Những "dũng sĩ chống bệnh xã hội” này được làm từ silicon và được thiết kế với kích thước nhỏ hơn người bình thường. Mục đích của chúng là giúp các binh lính ham những “chuyến phiêu lưu chóng vánh” tránh được bệnh giang mai từ gái điếm Pháp.



Ban đầu, cô đào nổi tiếng người Hungary Kathe von Nagy nhận được đề nghị lấy hình mẫu của cô làm những "em" búp bê nhưng đã từ chối.

Búp bê Aryan với mái tóc vàng ngắn và mắt xanh thịnh hành lúc bấy giờ đã trở nên quá nhàm chán nên các binh sĩ được khuyến khích bày tỏ ý tưởng của mình.

Những phát hiện nêu trên vừa được tiết lộ khi nhà văn Graeme Donald tìm thấy “Dự án Borghild” bí mật lúc ông nghiên cứu lịch sử búp bê Barbie – loại được chế tạo dựa trên hình mẫu của một búp bê tình dục Đức thời hậu chiến.

Dự án bắt đầu năm 1940. Chỉ huy trưởng của lực lượng SS Heinrich Himmler từng viết: “Mối nguy hiểm lớn nhất ở Paris là sự có mặt ngày càng đông đảo và không thể kiểm soát được của gái điếm. Họ đón khách ở mọi nơi, quán bar, vũ trường… Nhiệm vụ của chúng ta là phải bảo đảm sức khỏe cho binh lính, giảm thời gian tiêu khiển của họ”



Loại búp bê “giải khuây” có tên Lilli đã được thử nghiệm tại trại Jersey, thuộc thành phố St Hellier do Đức Quốc xã chiếm giữ.

Sau khi hoàn thiện, Chỉ huy trưởng Himmler đã đặc biệt ấn tượng về sản phẩm này và đặt mua 50 "em" ngay lập tức.

Bản thân Hitler cũng rất tán thành dự án bởi những búp bê tình dục này có kích thước vừa nhỏ để nhét vào ba lô và quan trọng là chúng sẽ hạn chế binh sĩ của ông ra ngoài giải khuây rồi xao lãng nhiệm vụ.

Tuy nhiên, đến năm 1942, dự án thất bại. Các binh lính Đức Quốc xã không đồng ý mang theo thứ “đồ chơi” này bởi nếu bị quân đội Anh bắt giữ, họ không biết giấu mặt vào đâu!
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Chuyện giường chiếu của lính Đức có nhiều chuyện hay lắm mà em không dám phọt vì nó hơi nhạy cảm :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top