[Funland] Chiến tranh thế giới thứ II với những mẫu chuyện copy, paste thú vị

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cơ quan an ninh Anh từng ngăn cản việc ám sát Hitler




Mới đây, tờ Times của Anh đã cho công bố tư liệu lưu trữ tiết lộ việc Cơ quan tình báo nội địa Anh đã từng can ngăn một điệp viên của mình ám sát trùm phát xít Đức Adolf Hitler trong Thế chiến thứ 2.

Eddie Chapman, 27 tuổi, đã từng là tội phạm nhưng sau đó trở thành một trong những điệp viên giỏi nhất nước Anh, mang biệt danh Agent Zigzag.

Độc tài phát xít Adolf Hitler.
Năm 1940, Eddie Chapman đến đảo Jersey – nơi ông đã từng bị vào tù vì tội ăn cắp. Khi quân đội Đức xâm chiếm hòn đảo này, Cơ quan an ninh MI5 của Anh đã tuyển Eddie Chapman. Năm sau, ông được gửi trở về Anh và ngay lập tức rời bỏ MI5 để làm việc cho Cơ quan tình báo nội địa Anh.

Eddie Chapman đã lên kế hoạch đánh bom ám sát Hitler tại một hội nghị của Cơ quan tình báo nội địa Anh. Điệp viên mang biệt danh “Dr Graumann” hứa sẽ cùng ông tham gia phi vụ này với điều kiện người này phải được Chính phủ Anh trao cho một vị trí quan trọng.

Điệp viên Zigzag đã tin tưởng kể cho nhân viên liên lạc Ronnie Reed của Cơ quan tình báo Anh về kế hoạch của mình. Tuy nhiên, Ronnie Reed đã nói với Chapman rằng dù có thành công hay không thì cuối cùng ông cũng sẽ vẫn bị loại bỏ. “Nhưng đó là sự lựa chọn của tôi,” Eddie Chapman đáp lại.

Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Winston Churchill rất quan tâm và đã yêu cầu Chapman giải thích cụ thể kế hoạch ám sát. Sau khi nghe xong bản tường trình, Thủ tướng tỏ ra ủng hộ Chapman.

Tuy nhiên sứ mạng cao cả của Eddie Chapman đã không được thực hiện. Tài liệu lưu trữ đã đề cập đến lý do. Theo phán đoán thì sự phản đối của chính phủ đối với các kế hoạch ám sát lãnh đạo nước ngoài và sự bất tín với Zigzag do quá khứ của ông có thể là 2 nguyên nhân chính khiến Chính phủ Anh ngăn cản kế hoạch của Zigzag.

“Dr Graumann”, tên thật là Stephan von Gröning, chính là người đã ngấm ngầm phản đối kế hoạch này, cũng như nhiều sĩ quan của Cơ quan tình báo nội vụ Anh. Nhưng theo cuốn hồ sơ lưu trữ dày 1.800 trang thì Cơ quan an ninh MI5 đã từng muốn Eddie Chapman mưu sát Hitler.

Sau khi kế hoạch bị thất bại, điệp viên Zigzag quay trở lại Đức. Đến năm 1944, ông trở lại Anh và tiến hành một số chiến dịch quy mô. Năm 1997 ông qua đời.
Observateur
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Chuẩn thì là U-boot thì phải cụ ạ; lọại này hiếm khi nổi và tốc độ chìm tàu là rất nhanh; Thuỷ thủ đoàn chỉ dưới 30 người, rất nhỏ. Nghe tây đồn là có trận một tàu loại này của Đức bị đám khu trục của Anh nó săn dẫn đến lạc đường vào hạm đội tàu chiến đối phương, bên dưới thì xác tàu dùng để chặn tàu ngầm dẫn đến tàu Đức phải thả trôi vượt rừng tàu chiến của liên quân trở về căn cứ ăn toàn; tiện thể khử luôn một đoàn tàu vận tải của Mỹ trên Đại tây Dương.
Không biết có phải ý cụ nói đến số tàu ngầm này không ạ ?
Phát hiện “nghĩa địa” bí ẩn 41 tàu ngầm U-boat phát xít Đức


ANTĐ - Tạp chí “der Spiegel” của Đức số ra tuần qua đã đăng tải thông tin, nhà khảo cổ đại dương người Anh Mark Dunkley và 3 thợ lặn đã phát hiện các “nghĩa địa” dưới đáy biển, tìm thấy xác 41 tàu ngầm U-boat của phát xít Đức.





Địa điểm Mark Dunkley và các cộng sự tiến hành thám hiểm nằm ở ngoài khơi bờ biển phía nam và phía đông nước Anh. Cụ thể là họ đã tìm thấy 41 xác tàu ngầm của Đức và 3 tàu ngầm của Anh. Hiện các nghiên cứu viên và thợ lặn đang tiến hành nghiên cứu, giải mã bí mật khu “nghĩa địa tàu ngầm khổng lồ” này trong thời gian ngắn nhất.
Theo báo cáo, sau khi kết thúc thế chiến thứ nhất năm 1918, hải quân Đức đã có bản thống kê chi tiết các tàu ngầm bị mất trong chiến tranh, nhưng vẫn không tìm thấy xác một số lượng tàu ngầm lớn. Từ đó đến nay, chưa ai giải mã được nguyên nhân làm số tàu này bị mất tích.
Người Anh tin rằng, việc phát hiện số tàu đắm này chắc chắn sẽ là một di sản lịch sử tuyệt vời, minh chứng cho một thời kỳ lịch sử đẫm máu, nhưng huy hoàng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Do số tàu ngầm này không thuộc nhóm cổ vật, cũng không phải nhóm hiện vật được bảo vệ đặc biệt, đồng thời nó cũng bị xâm thực khá mạnh bởi các dòng hải lưu, nên hiện nay các nhà khoa học đang nỗ lực chạy đua với thời gian để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu.
Tàu ngầm U-boat của Đức đang tuần tra trên biển



Theo các nhà khoa học, việc nghiên cứu những chiếc tàu ngầm của Anh và của Đức có thể giúp các nhà quân sự khám phá thành công chiến lược sử dụng tàu ngầm trong tác chiến và chi tiết về chiến tranh trong thế chiến thứ nhất.
U-boat là tên được dùng để chỉ một loại tàu ngầm được phát xít Đức sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2. Tên tiếng Đức của nó là “Untersee-boot”, đồng nghĩa với từ tàu ngầm trong tiếng Anh.
Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số tàu ngầm các nước đã ném vào chiến tranh là hơn 640 chiếc, trong đó của Đức là hơn 300 chiếc. Các tàu ngầm U-boat của họ có tính năng cơ động rất cao và khả năng chiến đấu áp đảo tàu ngầm của đối thủ, nên đã lập rất nhiều chiến tích huy hoàng.
Kể từ khi thế chiến thứ nhất bùng phát ngày 29/07/1914 cho đến khi kết thúc ngày 11/11/1918, số lượng tàu chiến đấu bị U-boat bắn chìm lên tới 395 chiếc, trong đó có 3 thiết giáp hạm, 17 hàng không mẫu hạm, 32 tuần dương hạm, 122 khu trục hạm và hơn 30 tàu ngầm. Ngoài ra nó còn đánh đắm hơn 5000 tàu vận tải, nhấn chìm hơn 20 triệu tấn hàng hóa xuống đáy biển.
Nguyễn Ngọc
Theo “der Spiegel”/Đức
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Uboat- những thợ săn thầm lặng
Tàu ngầm và cuộc chiến marathon trên Đại Tây Dương


Đây là trận đánh kéo dài từ ngày khởi đầu đến ngày kết thúc Đệ nhị thế chiến. Hơn 1.100 tàu ngầm Đức tấn công hải lực Hoàng gia Anh mạnh gấp 10 lần mình, đánh đắm hơn 2.900 chiến thuyền và hơn 14 triệu tấn hàng tiếp vận cho dù chiến thắng chung cuộc không thuộc về họ.
Tàu ngầm Đức U-47 trở về sau khi đánh đắm chiến đấu hạm Royal Oak (Anh) cùng 833 thủy thủ đoàn

- Ảnh: Wikipedia
Cha đẻ của “bầy sói” là Karl Donitz - nhà chiến thuật hàng đầu của hải quân Đức, nguyên hạm trưởng tàu ngầm thời Đệ nhất thế chiến. Năm 1935, sau khi xé bỏ Hiệp ước Versaille quy định hạn chế hải quân Đức, Hitler bổ nhiệm Karl Donitz làm tư lệnh, tập trung phát triển lực lượng tàu ngầm.
Không như các tư lệnh khác ở Bộ chỉ huy hành quân, chỉ có mỗi mình Donitz nhận định rằng: Đức chỉ có thể cậy vào tàu ngầm mới mong thủ thắng được trận Đại Tây Dương, từ đó giúp Đức sớm kết thúc thế chiến. Các tư lệnh khác phản bác quan điểm này. Theo họ, chỉ có các chiến hạm không thể bị đánh chìm, được trang bị đại bác lớn mới là yếu tố chính kiểm soát vùng biển.

Thực tế đã nghiêng về nhận định của Donitz. Những thiết giáp hạm khổng lồ “không thể bị đánh chìm” của Đức như Bismarck và Graf Spee hạ đốc không bao lâu đã trở thành tít lớn trên báo chí do “bị hải quân Anh săn lùng và tiêu diệt”. Trong khi tại Đại Tây Dương, lực lượng tàu ngầm Đức liên tục khiến quân đồng minh khốn đốn bởi “bầy sói”.
Để cô lập và loại Anh quốc ra khỏi cuộc chiến, Donitz tính toán lượng hàng hóa của nước này cần phải bị đánh chìm hằng ngày trên Đại Tây Dương. Như vậy, nền kinh tế Anh sẽ lụn bại và đường tiếp vận của quân đồng minh cũng bị phong tỏa. Từ tính toán trên, Donitz phác thảo cơ số tàu ngầm Đức cần có để thực hiện chiến dịch. Nắm rất vững những thông số cần thiết, lên chiến thuật và với tiềm năng của nước Đức lúc bấy giờ, Donitz khẳng định Đức có thể mở một cuộc chiến năm ăn năm thua với hải quân Hoàng gia Anh dù đối phương có thực lực mạnh hơn cả chục lần. Donitz tin rằng hải quân hoàng gia với những chiến đấu hạm được trang bị đại bác lớn sẽ hoàn toàn “đề-mốt” trước chiến thuật hiện đại của tàu ngầm - được chế tạo nhỏ nhưng cơ động trên mặt nước và lặn nhanh xuống biển.

Để có thể phong tỏa Anh quốc như theo tính toán, Donitz cần ít nhất khoảng 300 tàu ngầm để tung vào trận. Tuy nhiên, ông chỉ có trong tay 57 chiếc trong thời gian khởi đầu cuộc chiến.
Do chỉ có 1/5 cơ số tàu ngầm so với tính toán, Donitz đã vận dụng “bầy sói” đánh vào các hải đoàn tiếp vận của quân đồng minh cùng đoàn chiến hạm hộ tống theo nó. Chiến thuật này yêu cầu các tàu ngầm Đức hoạt động độc lập, khi phát hiện mục tiêu lập tức báo cáo về bộ chỉ huy để điều thêm tiếp viện - như một bầy sói vây quanh con mồi, nhằm đảm bảo có cơ số luôn lớn hơn đối phương, sau đó lợi dụng trời tối để nổi lên mặt nước tấn công bất ngờ
Anh quốc khủng hoảng


“Điều duy nhất khiến tôi lo sợ trong suốt cuộc chiến là hiểm họa tàu ngầm”. Winston Churchill thú nhận sau Đệ nhị thế chiến

Dù với cơ số nhỏ, nhưng tàu ngầm Đức nhanh chóng thành công ngay trong tháng đầu xung trận. Ngày 17.9.1939, tàu U-29 phát hiện hàng không mẫu hạm HMS Courageous với sự hộ tống của 2 khu trục hạm đang tuần tra cách Ireland 320 km về hướng tây nam. Trung úy hạm trưởng Otto Schuhart ra lệnh cho U-29 luồn qua 2 chiếc khu trục hạm, phóng 3 quả ngư lôi từ cự ly 3.000 mét. Hai quả trúng mục tiêu, chiếc hàng không mẫu hạm đầy kiêu hãnh bị nhấn chìm chỉ trong 17 phút kéo theo 518 sinh mạng. HMS Courageous trở thành tổn thất đầu tiên của hải quân hoàng gia trong cuộc chiến. Dính đòn đau, hải quân Anh quyết định rút toàn bộ hàng không mẫu hạm ra khỏi những vị trí có khả năng bị tấn công từ phương tây. Bốn năm liền sau đó, người ta không thấy bất kỳ hàng không mẫu hạm nào xuất hiện trên vùng biển này

Không lâu sau, tàu ngầm Đức lại ghi được một chiến công lớn hơn ở cảng Scapa Flow bằng lối đánh táo bạo. Đây là nơi các chiến hạm hùng mạnh nhất của Anh thả neo và được bảo vệ khá kỹ. Máy bay Đức chụp được một serie ảnh về hệ thống phòng thủ của Scapa Flow. Cửa vào cảng rất hẹp và bị bịt kín bởi hàng rào tàu chiến bị chìm có tác dụng chặn luôn tàu ngầm địch. Để vào được cảng không còn cách nào là phải di chuyển trên mặt nước. Nhưng Donitz phát hiện có một lối vào hẹp, mực nước cạn và chảy xiết. Ông chọn hạm trưởng tàu U-47 Gunther Prien thực thi nhiệm vụ. Ngày 8.10, U-47 xuất phát đi Scapa Flow. Khuya 13.10, lợi dụng đêm không trăng, U-47 vượt qua hàng rào bảo vệ tiến vào cảng. Hai loạt bắn tổng cộng 6 ngư lôi tạo nên 3 tiếng nổ lớn. Chiến đấu hạm lẫy lừng Royal Oak bị chìm trong vòng 10 phút, kéo theo 833 sinh mạng. U-47 lẻn nhanh ra không bị phát hiện và trở về được chào đón như người hùng. Sau trận này, Hitler tấn phong Donitz lên chuẩn đô đốc.

Ngày 10.5.1940, Đức xua quân tiến chiếm Pháp. Ngày 22.6.1940, Pháp đầu hàng. Donitz tiếp quản nhiều hải cảng quan trọng và thu ngắn được hải trình đến Đại Tây Dương. Và với “bầy sói”, từ tháng 7 đến tháng 10.1940, tàu ngầm Đức đánh chìm thêm 220 tàu thuyền của quân đồng minh.
Đợt tấn công đầu tiên của bầy sói được ghi nhận vào ngày 21.9.1940, bốn tàu ngầm Đức tấn công Hải đoàn HX72 hộ tống 42 thương thuyền. Kết quả: 11 thuyền của quân đồng minh bị đánh đắm, 2 thuyền bị thương; trong đó riêng chiếc U-100 đánh chìm một lúc 7 chiếc thuyền.

Ngày 5.10.1940, đoàn SC7 gồm 34 thuyền được hộ tống rời Ontario đi Liverpool bị 7 tàu ngầm Đức vây đánh tại Rockall Bank, gần Scotland. 22 thuyền bị đánh chìm và các tàu còn lại lúng túng không biết làm gì ngoài việc tìm vớt các nạn nhân. Chỉ 12 chiếc lết về
được đến cảng. Ba ngày sau, thêm một đoàn thuyền 49 chiếc khác được hộ tống bị 5 tàu ngầm Đức đánh chìm mất 12 chiếc
Với chiến thuật “bầy sói”, chỉ trong 3 tháng - từ 2.9 đến 2.12.1940, 157 tàu thuyền các loại của quân Đồng minh đã bị đánh chìm với tổng lượng hàng tiếp vận là 847 ngàn tấn trong khi Đức chỉ tổn thất 3 tàu ngầm. Tỷ lệ đánh đổi là 1:52. Những tổn thất liên tiếp khiến lượng dầu mỏ nhập cảng vào Anh giảm hẳn một nửa và chỉ đáp ứng được 2/3 nhu cầu. Kinh tế Anh bắt đầu rơi vào khủng hoảng đến nỗi Thủ tướng Winston Churchill phải thú nhận ông sợ nước Anh sẽ thua ở trận hải chiến Đại Tây Dương và như vậy, Anh sẽ mất luôn sức chiến đấu trong Đệ nhị thế chiến.


Chiếc U-100 cùng thủy thủ đoàn chụp hồi tháng 9.1940 - Ảnh: Longislandcobra.Com
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tìm cách chống trả, Anh cầu cứu Mỹ

Trước sức tấn công kinh hoàng của tàu ngầm Đức, hải quân Anh phải lên chiến lược chống trả, đồng thời đích thân Thủ tướng Winston Churchill bay sang Washington cầu cứu viện trợ Mỹ.
Để giành lại thế chủ động trên Đại Tây Dương, hải quân Anh đã liên tục nhóm họp và đề ra hàng loạt chiến lược đối phó với “bầy sói” của Karl Donitz đang được phát triển với cơ số tăng rõ rệt. Việc đầu tiên Anh quốc phải làm là gia tăng lượng tàu hộ tống. Họ quyết định rút một số đông khu trục hạm đang giám sát khả năng xâm lược của người Đức sang hộ tống các đoàn tàu hàng. Chưa an tâm, Anh quốc bổ sung thêm các tàu hộ tống nhỏ cùng chiến đấu hạm tải trọng dưới 1.000 tấn gia nhập đội quân “bảo kê” này. Cùng lúc, Anh quốc đã đàm phán và mượn được 50 khu trục hạm của Mỹ. Tuy đây là số tàu thế hệ cũ song cũng giúp được Anh phát triển lượng tàu hộ tống trên biển.
Việc phải làm thứ hai, hải quân Anh bắt đầu thành lập những hải đội hộ tống chuyên nghiệp. Điều này khác hẳn quan niệm cũ: cứ hễ là tàu chiến thì đương nhiên đủ sức hộ tống tàu hàng. Giờ đây, các hải đội hộ tống cùng thủy thủ đoàn được huấn luyện đặc biệt, đảm bảo có thể tác chiến đồng đội, biết cách săn lùng và nắm vững được cách thức tiêu diệt tàu ngầm mới được tung đi làm nhiệm vụ.

Việc tăng cường trang thiết bị, vũ khí cho các hải đội hộ tống cũng là mấu chốt cơ bản của chiến lược chống trả. Tàu hộ tống được trang bị thêm radar và vô tuyến số cự li ngắn. Radar thời này tuy chưa đủ nhạy để dò ra tàu ngầm mỗi khi trồi lên mặt nước nhưng cùng với vô tuyến số, các hạm trưởng có thể định vị được vị trí của tàu hàng, các tàu hộ tống khác, liên lạc được với nhau và với các chiến đấu cơ, đặc biệt là khi phối hợp tấn công tàu ngầm.
Cuối cùng, sau tròn một năm tham chiến, người Anh nhận ra rằng mật mã cũ Naval Cypher No.3 đã lộ nên quyết định thay bằng Naval Code Number 1. Việc thay thế này khiến sức tấn công của tàu ngầm Đức giảm hẳn. Bộ phận giải mã B-Dienst của Đức “điếc đặc”, không thể tiếp tục cung cấp thông tin tình báo về đường đi nước bước của đối phương. Phía Đức hy vọng bẻ được mã khóa mới trong 6 tuần lễ. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.

Bên cạnh đó, Winston Churchill bắt đầu tìm kiếm sự ủng hộ của nước Mỹ. Vị Thủ tướng Anh lúc bấy giờ tin rằng sự trợ giúp của Mỹ sẽ đóng vai trò quyết định trong việc đánh bại người Đức. Washington đã nắm đầy đủ thông tin về những tổn thất kinh hoàng của Anh quốc trên Đại Tây Dương và nhận định rằng: việc người Anh thua trận chỉ còn là vấn đề thời gian. Ngoài ra, Washington bắt đầu cảm thấy Mỹ La-tinh cũng đang chịu sự đe dọa của trục ba Berlin – Roma – Tokyo, nhất là khi Hiệp ước ba bên Đức, Ý, Nhật được ký vào ngày 27.9.1940 tại Berlin. Một liên minh tối mật giữa Anh và Mỹ đã được lên kế hoạch và trong chuyến thăm London tháng 1.1941, trợ lý của Nhà Trắng – Harry L.Hopkins - nói với Churchill: “Ngài tổng thống (Mỹ) đã quyết tâm rằng chúng ta sẽ cùng nhau thắng trong cuộc chiến này”.

Trước công chúng, Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt vẫn một mực khẳng định nước này sẽ không tham chiến. Tuy nhiên, “destroyer deal” – bản hợp đồng cho Anh quốc mượn 50 chiếc khu trục hạm đã chứng minh Mỹ chính thức giúp Anh một tay

Đến tháng 3.1941, những chiến lược hoạch định đã cho hiệu ứng bước đầu. Chỉ trong tháng này, Đức đã mất đến 3 tàu ngầm cự phách nhất trong lực lượng của mình. Niềm tự hào Scapa Flow – hạm trưởng Gunther Prien cùng 45 thủy thủ đoàn mất tích trên chiếc U-47 (*) ngày 7.3 tại bờ Rockall, Scotland. Nguyên nhân mất tích do bị khu trục hạm Anh HMS Wolverine tiêu diệt hay bị tai nạn ngư lôi đến giờ vẫn chưa rõ. Mười ngày sau, ách chủ bài thứ nhì của Donitz - chiếc U-100 - bị radar của khu trục hạm Anh HMS Vanoc phát hiện phía đông nam Iceland (**).

Chiếc Vanoc được khu trục hạm Walker hỗ trợ đã bủa vây và truy sát khiến 38 thủy thủ trên U-100 thiệt mạng, bao gồm hạm trưởng Joachim Schepke. Trong Đệ nhị thế chiến, chiếc U-100 đã đánh đắm tổng cộng 25 tàu các loại của quân Đồng minh và làm hỏng 5 tàu khác. Cũng trong trận chiến này, chiếc U-99 của hạm trưởng Otto Kretschmer cũng bị HMS Walker gây áp lực phải lặn đến độ sâu không chịu nổi, rốt cuộc phải trồi lên chịu hàng. 40/43 thủy thủ đoàn sống sót trên tàu bị bắt làm tù binh.

Giai đoạn “happy time” đã kết thúc đối với tàu ngầm Đức

Hitler thị sát Bismarck - thiết giáp hạm từng được cho là “không thể chìm”, đã bị 4 chiến đấu hạm Anh đánh đắm ngày 27.5.1941 - Ảnh: Maritimequest.com
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Anh quốc phản công

Từ tháng 4 đến tháng 12.1941, Đức tiếp tục gia tăng cơ số tàu ngầm trên Đại Tây Dương. Đối lại, quân đồng minh chống trả bằng những tiến bộ trong kỹ thuật ứng chiến tàu ngầm.
Ba yếu tố đem lại thế quân bình cho người Anh

Đầu tiên phải kể đến công lao phát triển hệ thống thiết bị định vị cao tần (HD/DF) và trang bị chúng cho các khu trục hạm. Chỉ cần bắt được tín hiệu chuyển phát trong 20 giây, thiết bị này có thể xác định được vị trí tàu ngầm đang hoạt động và họ lập tức triển khai các khu trục hạm đánh chặn. Tàu ngầm Đức bắt đầu rơi vào thế khó khăn do mất lợi thế “xuất kích từ bóng đêm”. Họ không tiếp cận được mục tiêu và cũng không triển khai chiến thuật bầy sói. Nhiều tàu phải chấp nhận thà bỏ mồi còn hơn bị khu trục hạm tiêu diệt.

Tiến bộ thứ hai của quân Đồng minh là phát minh ra radar ASV giúp không quân phát hiện mục tiêu trên mặt biển. Từ năm 1941, các chiếc U của Donitz bắt đầu cảm thấy bị bất ngờ vì cứ mỗi lần trồi lên mặt nước để tấn công thì lại bị chiến đấu cơ oanh tạc. Mối đe dọa từ trên không buộc tàu ngầm Đức phải ngụp lặn thường xuyên hơn, giảm sức tấn công và không còn tự do lộ diện trên Đại Tây Dương như trước.

Cuối cùng, quân đồng minh thu được ưu thế quan trọng khi bắt sống được tàu ngầm U-110. Sau nhiều màn rượt đuổi, ba chiếc khu trục hạm HMS Aubretia, Bulldog và Broadway đánh rách vỏ chiếc U-110 và hỏng hệ thống pin bên trong. Nước biển rò rỉ vào, hòa trộn với khí độc chlorine buộc hạm trưởng phải cho tàu trồi lên mặt nước đầu hàng. Hai ngày sau, U-110 chìm trong lúc bị kéo về cảng. Tuy nhiên, quân đồng minh đã thu được máy mã hóa và giải mã ENIGMA cùng nhiều loại tài liệu tối mật bên trong. Những tài liệu này đã giúp quân đồng minh giải mã được các thông tin tình báo của đối phương, định vị chính xác địa điểm tàu ngầm hoạt động và thay đổi hải trình của các đoàn tàu hàng. Lượng hàng tiếp vận thiệt hại bắt đầu giảm đáng kể.

Trước các ưu thế thu được, quân đồng minh bắt đầu tìm lại thế cân bằng trong cuộc chiến. Một trong những chiến công Anh quốc thu được xuất phát từ mệnh lệnh của Winston Churchill: tìm diệt cho được thiết giáp hạm Bismarck! Phía bên kia, Donitz tổng hợp thông tin tình báo cho thấy người Anh đang có âm mưu truy tầm Bismarck. Ông nhanh chóng triển khai toàn bộ số tàu ngầm có thể để hỗ trợ Bismarck đồng thời gài bẫy ở những điểm có khả năng xảy ra chạm trán. Tuy nhiên, nhiều tàu ngầm lúc này đang ở quá xa trong khi các tàu ngầm khác ở gần Bismarck thì lại hết ngư lôi. Chiếc U-556 của Wohlfarth là một ví dụ. Ngày 26.5.1941, hai chiến hạm HMS Ark Royal và HMS Renown của Anh lọt vào tầm bắn của U-556 ở Vịnh Biscay mà không hề có khu trục hạm hộ tống. Lẽ ra U-556 có thể đánh đắm cả hai song không thực hiện được vì “hết đạn”. Nhiều tàu ngầm khác nhận lệnh cũng quy tụ về đây, song chỉ có thể từ xa nhìn những cột khói, những tia chớp và những tiếng nổ mà không thể trợ giúp gì cho Bismarck. Đến 10 giờ 40 sáng 27.5, các chiến hạm King George V, Rodney cùng hai tàu tuần duyên hạng nặng Dorsetshire và Norfolk “quần” Bismarck một trận tơi tả. Sau 2 giờ chống cự, niềm kiêu hãnh của người Đức chìm sâu dưới đáy biển kéo theo thủy thủ đoàn gần 2.300 người.

Mất Bismarck, quân Đức gỡ lại bằng cuộc chạm trán khác vào ngày 13.11.1941. U-81 là một trong 6 chiếc tàu ngầm được lệnh cắt đường tiếp vận của quân Đồng minh đến Tobruk, Libya. Qua kính tiềm vọng, hạm trưởng Guggenberger phát hiện 2 chiếc HMS Ark Royal và HMS Malaya và ra lệnh cho U-81 bắn tổng cộng 4 quả ngư lôi vào 2 mục tiêu. Hai quả bắn hụt chiếc Malaya nhưng một quả trúng giữa mạn chiếc Ark Royal. Một tiếng nổ lớn vang lên kéo theo vô số ngọn lửa không thể kiểm soát được. 16 giờ sau, chiếc Ark Royal lật úp và chìm hẳn. Một số thủy thủ đoàn được cứu sống, song 27 chiến đấu cơ trên boong đã nằm hẳn dưới đáy Đại Tây Dương.

Các cuộc chạm trán trên Đại Tây Dương vẫn tiếp diễn, và dù có tăng cường thêm các đợt tấn công trên Địa Trung Hải song Donitz vẫn thất vọng với kết quả thu được. Ngoại trừ việc đánh đắm chiếc Ark Royal, Donitz cố gắng tìm cách giúp lượng tàu ngầm của mình thoát khỏi viễn cảnh u ám đang bao phủ. Nhưng ông ta không phải đợi lâu khi cả một cuộc săn lùng quy mô lớn bắt đầu xuất hiện, không phải dành cho người Đức.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Ngày tàn của U-boat

Tàu ngầm Elektroboat của hải quân Đức trong Đệ nhị thế chiến - Ảnh: tư liệu

Với năng lực tấn công bị hạn chế so với đà leo thang của chiến tranh , thế hệ tàu ngầm U-boat của Đức trở nên lạc hậu trước đà phát triển về phương tiện, vũ khí và phương tiện truyền thông của quân Đồng minh chuyên trách săn tàu ngầm. 725 chiếc U-boat bị đánh chìm cùng với gần 29.000 thủy thủ trong 6 năm tham chiến. Tuy nhiên, thất bại của người Đức đã mở ra một trang mới cho tàu ngầm hiện đại ngày nay.
Năm 1942, công suất đóng tàu của các nước Đồng minh đạt đến đỉnh điểm. Anh, Canada và Mỹ có đủ lượng tàu hộ tống an toàn các đoàn tàu hàng từ đầu đến cuối. Sự “dư dả” của phe Đồng minh giúp khu trục hạm không còn đơn thuần giữ nhiệm vụ bảo vệ. Trái lại, cùng với sự phát triển của vũ khí và radar, khu trục hạm bắt đầu phối hợp với không quân (phi cơ trang bị rocket) triển khai săn lùng ngay sau khi phát hiện sự có mặt của tàu ngầm.
Đến tháng 1.1943, các cuộc chạm trán giữa “bầy sói” và các đoàn tàu hàng không còn đem lại kết quả vui vẻ cho người Đức. Một hải đội gồm 5 tàu ngầm vây đánh đoàn tàu HX224 bao gồm 57 chiếc nhưng chỉ đánh đắm được 3 trong khi bị tổn thất mất 2. Tháng 2.1943, 16 tàu ngầm Đức vây đánh đoàn tàu SC118 gồm 63 chiếc trong trận chiến Donitz – lúc này đã được tấn phong Đại đô đốc, gọi là “trận đánh khó khăn nhất trong suốt cuộc chiến”, với kết quả Đức đánh chìm 12 tàu Đồng minh song cũng thiệt hại mất 3 tàu ngầm và 2 tàu khác bị hư hỏng nặng. Đây không phải là tỷ lệ đánh đổi có lợi cho hải quân Đức

Tháng 5.1943 có thể xem là điểm xoay của cuộc chiến. Ngày 4.5, đoàn tàu ONS5 đi thẳng vào khu vực “bầy sói” kiểm soát. Cuộc đọ súng kéo dài 3 đêm liền, 41 tàu ngầm Đức vây đánh đắm 12 tàu của quân Đồng minh, song đổi lại, họ cũng trả giá bằng 7 tàu ngầm bị đánh chìm và 3 chiếc khác bị hỏng. Ngày 11.5, hải quân Đồng minh chủ động mở đợt tấn công, lần này đoàn tàu HX237 đánh chìm 3 tàu ngầm Đức mà không hề có tổn thất. Trong tháng này, thêm 4 đoàn tàu bị “bầy sói” tấn công, song phía Đồng minh chỉ mất 3 tàu trong khi họ tiêu diệt được 5 tàu ngầm đối phương.

Chung cuộc, chỉ trong tháng 5.1943, Đức mất đến 41 tàu ngầm và hơn 1.000 thủy thủ đoàn - một tỷ lệ đáng báo động. Nhiều người trong số họ là những sĩ quan kỳ cựu đầy kinh nghiệm, không thể thay thế trong một sáng một chiều. Bản thân con trai vị đô đốc cũng mất mạng chung với chiếc U-954 trong trận đánh đoàn tàu SC130 ngày 19.5. Ngày 24.5, Donitz thú nhận: “Chiến thuật dùng “bầy sói” tấn công các đoàn tàu trên Đại Tây Dương giờ đây không còn hiệu quả”. Ông quyết định rút lượng tàu ngầm còn lại về vùng biển an toàn và chỉ giữ lại một cơ số ít để nghi binh xem như vẫn còn sự hiện diện của “bầy sói” trên Đại Tây Dương. Lúc này, Donitz vẫn chưa tin thắng bại đã phân và cho rằng tàu ngầm Đức cần phải cải tiến thêm kỹ thuật mới cạnh tranh nổi với sự vượt trội của quân Đồng minh. Ông giành được sự ủng hộ để phát triển một thế hệ tàu ngầm mới có tên gọi là Elektroboat, có khả năng hoạt động nhiều tuần liền dưới mặt nước, được trang bị những vũ khí và phương tiện truyền thông ưu việt hơn và đặc biệt là có khả năng tấn công khai hỏa ngay trong lòng biển. Elektroboat được xem là phiên bản đầu tiên của các thế hệ tàu ngầm hiện đại ngày nay

Tuy nhiên, nước Đức không còn thời gian để triển khai phát minh mới của mình. Tháng 6.1944, quân Đồng minh tiến chiếm Pháp, buộc tàu ngầm Đức ở các hải cảng phải tháo chạy về căn cứ ở Đức hoặc Na Uy. Nhiều tàu Elektroboat bị đánh đắm ngay tại cảng. Một số chạy thoát được, song cơ số quá ít, không đủ để tạo khác biệt để xoay chuyển cuộc chiến. Chiến công cuối cùng được ghi nhận của “bầy sói” là trận đánh từ tháng 6 đến tháng 8.1944 tại biển Normandy. 5 chiến đấu hạm, 12 tàu hàng và 12 tàu đổ bộ của quân Đồng minh bị đánh chìm trong kế hoạch tiến chiếm bờ biển này trong khi phía Đức cũng thiệt hại mất 20 tàu ngầm.

Từ đây, khả năng thủ thắng của “bầy sói” trên Đại Tây Dương được xem là vô vọng. Họ không thể cứu vãn nước Đức. Hồng quân Liên Xô và quân Anh, Mỹ như hai gọng kìm tiến về Berlin từ hai hướng đông, tây. 15 giờ 14 phút ngày 4.5.1945, Donitz lên đài phát thanh kêu gọi đầu hàng. Tất cả tàu ngầm Đức được lệnh treo cờ đen, cập cảng gần nhất của quân Đồng minh để đầu hàng. Tuy nhiên, có đến 7 tàu ngầm cập cảng trung lập và 221 tàu ngầm bỏ trốn.
Nhìn toàn cuộc, 1.155 tàu ngầm Đức được tung vào cuộc chiến, trong đó có 725 chiếc bị đánh chìm. Trong 6 năm, hơn 35.000 thủy thủ Đức lao vào cuộc chiến sống còn trên biển và 28.744 người không bao giờ trở về - tỷ lệ thiệt mạng 82% được xem là cao nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại


Karl Donitz, Đô đốc hải quân Đức
 

sonsodaco

Xe buýt
Biển số
OF-120301
Ngày cấp bằng
12/11/11
Số km
672
Động cơ
389,273 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Không biết có phải ý cụ nói đến số tàu ngầm này không ạ ?
Phát hiện “nghĩa địa” bí ẩn 41 tàu ngầm U-boat phát xít Đức

Theo “der Spiegel”/Đức
Không phải cụ ơi, 41 chiếc này trong WW1; Còn trong WW2 thì có vài chục chiếc mất tích có thể vì lạc đường, hết vũ khí, hết nhiên liệu, trục trặc kỹ thuật. Khi WW2 kết thúc thì có một số nổi lên trở về căn cứ của Đức, Nhật để đầu hàng, một số thì trở về các nước trung lập còn số lớn thì mất tích. Nếu cộng cả lượng mất tích trong chiến tranh và khi kết thúc thì số lượng tàu ngầm mất tích bởi chiến tranh thế giới 2 là hàng trăm. WW2 vẫn còn quá nhiều bí ẩn, ngay cả cái chết của Hitle cũng vẫn là bí ẩn
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Không phải cụ ơi, 41 chiếc này trong WW1; Còn trong WW2 thì có vài chục chiếc mất tích có thể vì lạc đường, hết vũ khí, hết nhiên liệu, trục trặc kỹ thuật. Khi WW2 kết thúc thì có một số nổi lên trở về căn cứ của Đức, Nhật để đầu hàng, một số thì trở về các nước trung lập còn số lớn thì mất tích. Nếu cộng cả lượng mất tích trong chiến tranh và khi kết thúc thì số lượng tàu ngầm mất tích bởi chiến tranh thế giới 2 là hàng trăm. WW2 vẫn còn quá nhiều bí ẩn, ngay cả cái chết của Hitle cũng vẫn là bí ẩn
Người ta nói rằng cái mãnh xương sọ của Hitler nằm ở Nga là xương của 1 người phụ nữ cụ ạ. ở trang trước em có pót lên 1 đọan nói Hitler vẫn sống tới lúc già mới chết.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Không chiến trong Chiến tranh Thế giới II qua ảnh

Trong Chiến tranh thế giới II (WW II) đã có hơn 100 nhiếp ảnh gia tác nghiệp ở 13 chiến trường. Các bức ảnh dưới đây của họ cho chúng ta một cái nhìn cụ thể về sự ác liệt của các cuộc không chiến.



Trong Chiến tranh thế giới II, các cuộc không chiến xảy ra trên hầu hết các chiến trường, bao gồm cả ở Myanmar, phía nam Thái Bình Dương. Tại đây, không quân Mỹ đã tấn công vào các tuyến đường tiếp tế của Nhật Bản. Năm 1944, phi công Dicsk Lindsell (người Argentina gốc Anh) lái chiếc MkIIC dẫn đầu tấn công một cây cầu ở Myanmar.


Sau khi khẩu súng trên máy bay bị hóc đạn, phi công Parker Dupouy đã lái máy bay của mình lao thẳng vào đối phương là một chiếc máy bay chiến đấu của Nhật Bản trong cuộc không chiến diễn ra vào ngày 24/12/1941.


Một chiếc Thunderbolt P47 bay qua biển Utah làm nhiệm vụ hộ tống năm 1944. Đây là một trong những loại máy bay chiến đấu phổ biến nhất trong Chiến tranh thế giới II, phục vụ trong các lực lượng không quân của Mỹ, Pháp, Anh , Liên Xô và Mexico.


ME- 163 'Komet' của Đức là một trong những chiếc máy bay có tốc độ bay nhanh nhất lúc bấy giờ... Bức ảnh trên cho thấy nó đang thực hiện động tác bay vọt lên trên chiếc máy bay ném bom thuộc lực lượng không quân số 8 của quân đồng minh để chuẩn bị thực hiện vụ tấn công chết người.


Máy bay Avro Lancaster của Anh có thể mang theo một quả bom lớn nặng hơn 5 tấn được gọi là một “quả bom tấn”. Trong ảnh: máy bay Avro đang dội bom tấn công thiết giáp hạm Tirpizt của Đức.


Máy bay chiến đấu Fairey Swordfish cánh kép của Anh tấn công tàu chiến Đức trong chiến dịch Cerberus năm 1942.


Machi Veltro là máy bay chiến đấu tốt nhất của Italy lúc bấy giờ. Tốc độ tối đa của nó khoảng 640km/giờ và được trang bị một khẩu pháo 20 mm và 2 súng máy 12,7 mm. Năm 1943, một chiếc máy bay Veltro MC205 đã bắn hạ chiếc máy bay B-17G trên bầu trời Italy (Ảnh: B17G bị trúng đạn).


Bức ảnh miêu tả về cuộc chiến của Đại úy John Shaw với chiếc VMF-112 Wolfpack thuộc Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ gần kênh Guadal. Ngày 21/5/1943, Shaw đã bắn hạ 5 máy bay đối phương trong một ngày.


Trận Midway là một trong những trận quyết định nhất của cuộc chiến. Mặc dù Nhật Bản đông hơn người Mỹ với tỷ lệ 4 chọi 1,nhưng Mỹ đã đánh bại hải quân quân Nhật. Trận chiến Midway diễn ra vào ngày 4/6/1942 tại mặt trận Thái Bình Dương. Trong vòng 4 phút, máy bay ném bom bổ nhào Douglas Dauntless của Mỹ đã phá hủy các tàu sân bay Kaga, Akagi và Soryu của Nhật Bản.


Tàu ngầm lớp U là một trong những “huyền thoại của Đức" khiến một số nhà phân tích cho rằng Phát xít Đức có thể giành chiến thắng chung cuộc. Năm 1942, tàu ngầm U-552 Red Devil (Quỷ đỏ) của Đức trở lại căn cứ của mình tại St Nazaire sau trận chiến ở Đại Tây Dương. Nó được hộ tống bởi máy bay chiến đấu Fww200 Condor và 3 chiếc Ju88Ds.


Tháng 4/1945, phi công Beiga đã điều khiển máy bay ném bom B-25 tấn công tàu của Nhật ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.


Thiếu tá Greg Boyington cùng chiếc VMF-214 Black Sheep (Cừu đen) chiến đấu chống lại các máy bay chiến đấu Zero và Rabaul của Nhật Bản.


Đây là hình ảnh về chiếc máy bay trinh sát của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II, rất khác so với những chiếc máy bay tàng hình hiện nay. Trong ảnh: Chiếc máy bay trinh sát V-138 của Đức tấn công các tàu buôn của các nước quân đồng minh tại biển Norwegian năm 1942.


Những chiếc máy bay chiến đấu P-40 của quân đồng minh dội bom xe tăng Đức ở chiến trường Tunisia năm 1943.


Tháng 8/1944, chiếc Hawker Typhoon bay ở tầm thấp tấn công tiêu diệt xe tăng Panzer của Đức ở Normandy. Trong một ngày, các cuộc không kích đã phá hủy 175 xe tăng.


"Chiến dịch Bodenplatte " của Đức vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, là một nỗ lực tuyệt vọng nhằm gây tổn thất cho quân đồng minh. Mặc dù đã đạt được một số mục tiêu đề ra nhưng chiến dịch này cũng là “hồi chuông báo tử” đối với không quân Đức.

Theo Tin tức
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Phát hiện kho báu khổng lồ của Hitler





(An ninh quốc tế) - Theo Mail Online, phát xít Đức đã cất giấu một kho báu khổng lồ và vẽ chúng lại thành bản đồ, được mã hóa dưới dạng một bản nhạc.
Theo một số nguồn tin, Đức Quốc xã đã chôn một kho báu khổng lồ bao gồm một số lượng lớn vàng, kim cương ở thị trấn Mittenwald, bang Bavaria nước Đức trong Chiến tranh thế giới II.
Ông Giesen được chính quyền địa phuơng cho phép khoan một số vị trí để tìm ra đường ray xe lửa tại khu vực mà trại lính của Đức Quốc xã từng đóng quân ở Mittenwald.

Theo thông tin của Mail Online, kho báu của phát xít Đức bao gồm ít nhất 100 thỏi vàng nén và bộ sưu tập kim cương của Adolf Hitler mang tên “Nước mắt chó sói”. Trong những ngày chuẩn bị kết thúc Chiến tranh thế giới II, thư ký riêng của trùm phát xít Hitler là Martin Bormann đã cất giấu tấm bản đồ dẫn đến kho báu trên trong phần chú thích được mã hóa trong bản nhạc “Ngẫu hứng tháng ba”. Tuy nhiên, Bormann đã bị giết chết trong cuộc tấn công của Hồng quân Liên Xô khi họ hành quân tiêu diệt phát xít Đức ở Berlin năm 1945.
Vào khoảng năm 1995, nhà báo Hà Lan Karl Hammer Kaatee đã dựa trên bản nhạc đó để truy tìm kho báu của Đức quốc xã nhưng không tìm thấy thỏi vàng nào.
Đến năm 2012, ông Kaatee quyết định công bố bản nhạc để nhiều chuyên gia, cá nhân muốn truy tìm kho báu cùng tham gia. Bản nhạc “Nước mắt chó sói” do nhạc sĩ Gottfried Federlein sáng tác. Ông qua đời năm 1952. Bản nhạc của ông cũng như những tác phẩm khác không có điểm gì đặc biệt. Tuy nhiên, nó thu hút sự chú ý của dư luận với những lời chú giải ly kỳ.
Theo Fox News, nhà làm phim tài liệu kiêm nhạc sĩ người Hà Lan Leon Giesen cho rằng ông đã giải mã được tấm bản đồ mã hóa dưới bản nhạc của Gottfried Federlein. Ông Giesen nhận định, những vị trí nằm gần một số nốt nhạc được cho là ẩn chứa nhiều từ ngữ, số liệu và lời bài hát chỉ dẫn đến vị trí chính xác của kho báu.
Trước đó, ông Giesen cũng nghiên cứu và phát hiện một chữ cái “M” khác thường trong bản nhạc trong suốt thời gian dài. Đối với ông, ký tự đó dường như khá quen thuộc. Nó làm ông nhớ lại chữ cái tương tự đã nhìn thấy trước đây khi xem bức ảnh về một nhà ga xe lửa ở Berlin. Khi đó, ông suy đoán chữ cái “M” là viết tắt của Mittenwald. Đây là nơi Đức Quốc xã xây dựng những doanh trại.
Theo nhận định của Giesen, bản nhạc “Nước mắt chó sói”còn ẩn chứa sơ đồ đường ray xe lửa chạy qua Mittenwald trong những năm 1940. Trong đó, cụm từ “Enden der tanz” tạm dịch là “Kết thúc điệu nhảy” xuất hiện ở cuối bản nhạc ám chỉ vị trí của kho báu nằm ở cuối tuyến đường xe lửa. Còn cụm từ “Wo Mattias Die Salten Streichelt” có nghĩa là “Nơi Matthew gảy đàn” dùng để nhắc đến thợ làm đàn violin nổi tiếng Mathias Klotz ở Mittenwald.
Theo nhận định của ABC News, chính quyền Hitler đã lên kế hoạch dùng kho báu quý giá trên để bí mật thành lập đội biệt kích “người sói”. Chỉ huy trưởng lực lượng SS của Đức quốc xã Heinrich Himmler đã phác thảo dự định xây dựng một pháo đài tại khu vực đồi núi ở Bavaria. Các sĩ quan Đức được cho là đã di chuyển kho báu tới khu vực đó cất giấu.
Hiện những người tham gia truy tìm kho báu của Đức quốc xã có thể được hưởng tới 1/2 giá trị của cải nếu nó vô chủ. Họ sẽ nhận được từ 3 – 5% giá trị kho báu trong trường hợp cá nhân hay tổ chức nào chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp đối với nó.
Bản nhạc “Ngẫu hứng tháng ba” được cho là tấm bản đồ dẫn đến kho báu khổng lồ của Đức quốc xã.

Ông Giesen đánh giá những bức ảnh lịch sử được chụp từ trên không của lực lượng Đồng minh và quyết tìm cho được đường ray xe lửa tại khu vực từng có trại lính của Đức Quốc xã ở Mittenwald. Trước những lập luận sắc bén của mình, ông được chính quyền địa phương ủng hộ và phê chuẩn cho phép khoan 3 hố sâu trên đường tại thị trấn này để tìm ra dấu vết của kho báu.
Đến cuối tháng 9/2013, ông Giesen đã mở nhiều cuộc khai quật quy mô lớn ở Mittenwald vì tin rằng kho báu của Đức quốc xã được cất giấu ở đó. Tuy nhiên, cho đến nay kho báu bí ẩn đó vẫn chưa được tìm thấy. Ông đã bán được hơn 700 bản sao “bản đồ kho báu” trên với giá 65 USD/chiếc và dùng số tiền đó để chi trả chi phí khai quật giai đoạn đầu.
Trong giai đoạn đầu của cuộc khai quật, ông Giesen và đội của mình đã tìm thấy những mảnh kim loại khác thường. Nhà khảo cổ địa phương Jurgen Proske cho biết: “Đó có thể là chiếc rương dùng để đựng kho báu hoặc chỉ là một cái nắp cống bình thường”.
Mặc dù hành trình truy tìm kho báu vẫn chưa ngã ngũ nhưng ông Giesen không bỏ cuộc. Ông tiếp tục gây thêm quỹ và lên kế hoạch khai quật một số nơi khác.
Trước đó, vào hồi tháng 2/2013, một cuộc truy tìm kho báu của Đức quốc xã tương đối lớn đã diễn ra. Khi đó, nhà nghiên cứu người Israel Yaron Svoray tin rằng, kho vàng của Đức Quốc xã trị giá khoảng 1,5 tỉ USD. Ông cũng mở cuộc truy tìm kho báu và cho rằng nó được chôn giấu dưới đáy hồ Stolpsee. Khu vực hồ rộng khoảng 395 ha, nằm gần Thủ đô Berlin. Theo một số lời đồn thổi, lực lượng SS đã cất giấu 18 thùng vàng và bạch kim ở dưới hồ này trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh thế giới II.
Nhân chứng Eckhard Litz cho hay: “Tôi nhớ rất rõ cái đêm có những chiếc xe tải chiếu đèn pha sáng chói, chạy đến và đậu bên bờ hồ. Khi đó, tôi nhìn thấy khoảng 30 tù nhân của trại tập trung bốc dỡ nhiều thùng rất nặng ra khỏi những chiếc xe tải. Sau đó, người ta chất chúng lên 2 chiếc thuyền và chở làm 6 chuyến ra giữa hồ rồi ném xuống nước.
hi chiếc thùng cuối cùng bị ném xuống dưới nước, những tù nhân trên được chở vào bờ rồi xếp thành hàng để các binh sĩ SS nổ súng thủ tiêu nhằm không thể tiết lộ bí mật việc vừa làm”.
Trước đó, năm 2011, một nhóm doanh nhân người Anh cũng cố gắng tìm kho báu của Đức quốc xã khi tiến hành khai quật, thám hiểm đáy hồ Stolpsee. Tuy nhiên, họ cũng không đạt được kết quả khả quan nào.
Đầu năm 1945, khi thành trì Đức quốc xã lung lay, sắp bị công phá, Hitler đã ra lệnh cho tướng sĩ cất giấu vàng, tiền giấy, tiền xu và ngoại tệ của Ngân hàng Quốc gia Đức trong mỏ muối Merkers ở bang Thuringia. Đến tháng 4/1945, khi quân đội Mỹ tiến vào mỏ muối trên, họ phát hiện kho báu khổng lồ của Đức Quốc xã cất giấu tại đó. Họ tìm thấy 8.198 thỏi vàng nén, hơn 1.300 bao tải đựng các đồng tiền vàng của Đức, Anh và Pháp, 771 bao tải chứa các đồng tiền vàng của Mỹ, hàng trăm bao tải tiền xu vàng và bạc cùng với hàng trăm bao tải khác chứa ngoại tệ…
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy một lượng lớn tác phẩm nghệ thuật giá trị mà Đức Quốc xã cướp đã “cuỗm” khi xâm chiếm các nước. Nhiều tác phẩm giá trị của các Viện bảo tàng ở Berlin cũng được cất giấu tại mỏ muối Merkers.
(Kiến Thức)
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Trước Trận Midway lúc đó hải quân Nhật rất mạnh thậm chí hơn cả hải quân Mỹ ,nhưng do sai lầm trong công tác chỉ huy và tình báo lên Nhật mất thế thượng phong của mình trên Thái Bình Dương
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Từ ‘bầy sói’ ngầm, đấu tàu sân bay đến chiến tranh không – hải
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=43&ved=0CDIQFjACOCg&url=http://gomtin.com/quansu/tintuc/2013/05/tu-bay-soi-ngam-dau-tau-san-bay-den-chien-tranh-khong-hai/&ei=utwqU-SODsejkgWvtICQCg&usg=AFQjCNFV_P4kyOl403epPcW47svjnwycxw&cad=rja

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, trên các vùng nước của các cường quốc tham gia chiến tranh, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt với các chiến dịch săn tìm các đoàn tầu vận tải của đối phương, tấn công bằng tầu ngầm, các hạm đội hải chiến chủ yếu bằng tầu sân bay và không quân hải quân tấn công căn cứ hải quân của đối phương bằng lực lượng đổ bộ hải quân với sự yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ của hải quân.
Trận hải chiến mũi Matapan.​
Một trong những trận đánh làm thay đổi tư duy chiến dịch của hải chiến, bắt đầu thời kỳ của khoa học công nghệ hiện đại là trận đánh ở mũi Matapan ngày 27 – 29/5/1941 giữa Hải quân Hoàng gia Anh và hải quân Ý, sau một thời gian dài tiến hành chiến dịch săn tìm, cuối cùng hạm đội Anh đã phát hiện một hải đoàn của hải quân Ý với kỳ hạm Vittorio Veneto, 6 tầu thiết giáp hạm hạng nặng, 2 tầu tuần dương hạng nhẹ và 13 tầu khu trục.
Không quân hải quân tầu sân bay Formideybl của Anh đã đánh thiệt hại nặng kỳ hạm và thiết giáp hạm của Ý. Cuộc chiến đấu tiếp tục diễn ra vào ban đêm, chiến hạm của Anh sử dụng radar đã nhanh chóng phát hiện ra tầu chiến của Ý và nhấn chìm 3 tầu tuần dương hạng nặng, 2 tầu khu trục. Hải đoàn của người Anh không có tổn thất đáng kể.
Tầu ngầm U-boat Đức từng là nỗi khiếp đảm tung hoành trên biển.​
Là nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, Đức đã phát triển một tư duy chiến dịch mới, đi kèm với sự phát triển của công nghệ đóng tầu ngầm U-Boat tải trọng 200 tấn, chiến thuật bầy sói, người Đức đã tung hoành trên Đại Tây dương, tấn công các tuyến đường vận tải, các hạm tầu của các nước đồng minh, vũ khí tấn công chủ yếu là ngư lôi, thứ yếu là pháo hạm hạng nhẹ, chiến thuật bầy sói đã gây rất nhiều tổn thất cho các đoàn congvoa quân sự và đoàn tầu thương mại trên biển.
Sự phát triển mạnh mẽ của tầu ngầm, ngư lôi, thủy lôi và máy bay ném bom chìm, phóng ngư lôi đã xuất hiện một thế hệ các tầu chiến mới, thay thế cho các tuần dương hạm hạng nặng và thiết giáp hạm, đó là những tầu yểm trợ và đánh chặn bảo vệ tiền duyên của các đoàn tầu thương mại và vận tải, tầu khu trục phóng lôi và săn ngầm. Hàng trăm chiếc tầu khu trục của Anh, Mỹ với các thiết bị hiện đại được triển khai trên Đại Tây Dương và Địa Trung Hải với mục tiêu săn ngầm, đánh tiêu diệt các tầu ngầm Đức, với chiến dịch truy quét tầu ngầm, tập trung lực lượng từ nhiều hướng bao vây và tiêu diệt, quân đội Đồng Minh đã đánh chìm kỳ hạm Bismarck và bắt đầu sự thảm bại của hải quân Đức.
Hoạt động của các lực lượng Hải quân trên biển Đại Tây dương 1942.​
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp)

Sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị radar, sonar, ngư lôi và không quân hải quân đã tạo ưu thế trên mặt nước Địa Trung hải, Hải quân Đức đã tổn thất nặng nề trong chiến dịch sử dụng tầu ngầm thống trị mặt biển, người Đức cố gắng kéo lại ưu thế bằng giải pháp thiết kế tầu ngầm mới loại Elektroboat với khả năng lặn lâu hơn, tấn công ngư lôi từ dưới mặt nước, nhưng thời gian không cho phép, khi quân Đồng minh đổ bộ lên Normandy từ 6 đến tháng 8/1944 đó cũng là trận hải chiến cuối cùng của tầu ngầm Đức.
Vị trí của các tầu ngâm U boat bị đánh chìm.​
Nhìn toàn cuộc, 1.155 tàu ngầm Đức được tung vào cuộc chiến, trong đó có 725 chiếc bị đánh chìm. Trong 6 năm, hơn 35.000 thủy thủ Đức lao vào cuộc chiến sống còn trên biển và 28.744 người không bao giờ trở về – tỷ lệ thiệt mạng 82% được xem là cao nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.
Hoạt động tác chiến của Hải quân Đại Tây dươngcác nước năm 1944 – 1945.​
Đặc điểm của các chiến dịch do các lực lượng hải quân tiến hành được thể hiện rõ nét nhất trên Chiến trường Đông Nam Á, và nổi bật là cuộc chiến tranh trên biển Philippines 1941-1945 giữa lực lượng hải quân Nhật Bản và lực lượng Đồng Minh. Hải quân Nhật dưới quyền chỉ huy của đô đốc hải quân Isoroku Yamamoto đã nhận định, thời kỳ của những chiếc thiết giáp hạm và pháo hạm đã kết thúc, phương án để đánh bại một hạm đội thiết giáp hạm cần một hạm đội thiết giáp hạm lớn hơn, có vỏ thép dầy hơn và pháo nặng hơn đã không còn thực tế nữa.
Đô đốc Yamamoto chọn phương án sử dụng máy bay chiến đấu với các loại ngư lôi tấn công dưới ngấn nước, không quân Hải quân và tầu sân bay là lực lượng tác chiến chủ lực của hải quân Nhật Bản, do đó, lực lượng không quân hải quân và tầu sân bay của Nhật được phát triển mạnh mẽ, khả năng hải hành viễn dương rất cao và có khả năng hợp đồng tác chiến quân binh chủng chặt chẽ.
Lực lượng viễn chinh chủ yếu của Nhật dưa trên sức mạnh của những hạm đội trong đó, lực lượng tầu sân bay cảm tử kamikaze đóng vai trò chủ lực, người Nhật luôn đánh giá cao lý luận thống trị trên đại dương bằng một trận hải chiến vĩ đại, tiêu diệt phần lớn lực lượng hải quân đối phương bằng những đòn tấn công liên tiếp, quyết liệt của không quân, sau đó mở rộng không gian tác chiến bằng những đòn đánh của lực lượng thiết giáp hạm, tuần dương hạm và tầu ngầm với vũ khí chủ đạo là ngư lôi – pháo hạm với sự yểm trợ của máy bay ném bom, kết thúc chiến dịch bằng các cuộc đổ bộ từ biển đánh sâu vào đất liền, chiếm đóng và tiêu diệt, để khẳng định cho lý luận quân sự này, Nhật Bản đã đưa lực lượng Hải quân viễn dương hùng mạnh vào đại chiến thế giới lần thứ II. Mở màn bằng trận tấn công Trân Châu Cảng, Hải quân Nhật đã đánh thiệt hại nặng Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ do đô đốc Husband Kimmel, tư lệnh hạm đội (từ tháng 2-1941).
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
(tiếp)

Sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, các chiến dịch hải chiến trong khu vực Đông Nam Á đã mở rộng, Hải quân Nhật bản với biên chế đầy đủ tầu sân bay, thiết giáp hạm, tuần dương ham, các tầu khu trục, tầu ngầm và không quân hải quân đã vượt qua Thái Bình Dương và tiến sâu vào Ấn Độ Dương, tiêu diệt hai hạm tầu mạnh nhất của nước Anh Prince of Wales và Repulse đuổi hạm đội của Hoàng gia Anh tháo lui khỏi biển Ấn Độ. Quân đội Nhật đã đánh chiếm toàn bộ Đông Nam Á.
Cuộc xâm lược của đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhưng cũng từ đó, lực lượng hải quân Nhật bản đã bộc lộ những điểm yếu dẫn đến sự thảm bại sau này.​
Điểm thứ nhất: Quân đội Nhật đã quá tin tưởng vào sức mạnh hải quân, do đó, sự gắn kết chiến dịch với các lực lượng lục quân Nhật Bản không chặt chẽ.Đặc biệt là với lực lượng lục quân.
Điểm thứ hai. Quân đội Nhật được trang bị vũ khí hiện đại, nhưng hệ thống thông tin trinh sát và quản lý chiến trường rất yếu. Đó là khả năng thông tin liên lạc của các hải đoàn rất kém, người Nhật không được trang bị radar, một thiết bị quân sự hiện đại, song hành cùng với điều đó, nền công nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là cụm công nghiệp tầu biển và máy bay chiến đấu, đã không đáp ứng được yêu cầu trên chiến trường.
Những hạn chế trên đã trở thành nguyên nhân chính gây ra thất bại của Hải quân, sau chiến dịch tấn công Midway thất bại, lực lượng Hải quân Nhật đã rơi vào tình thế chiến đấu mà không có sự hộ trợ mạnh mẽ của nền công nghiệp quốc phòng, những tổn thất nặng nề trong chiến tranh đã không được bù đắp, và và loạt chiến dịch liên tiếp trên chiến trường Philippines thất bại, Hải quân Nhật bị tổn thất nặng nề bởi các đòn tấn công của máy bay cường kích, tầu ngầm, trận chiến vịnh Leyte đã chấm dứt mọi hoạt động của hạm đội Nhật Bản với tư cách là lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Thái Bình Dương. Nhật Bản bị đánh tiêu diệt trên mặt trận Mãn Châu, bị hủy diệt bởi 2 quả bom nguyên tử, và chiến dịch Okinawa đã buộc quân đội Nhật phải đầu hàng.
Trận hải chiến Midway.​
Sau những thất bại đầu chiến tranh, lực lượng đồng Minh đã học tập kinh nghiệm tác chiến chiến dịch của Nhật với phương pháp sử dụng không quân hải quân và tầu ngầm tác chiến độc lập. Mỹ tập trung phát triển máy bay tác chiến trên tầu sân bay, và Anh tăng cường sức chịu đựng của thiết giáp hạm trước sức tấn công của không quân hải quân, trong các chiến dịch hải chiến, với sức mạnh vượt gấp nhiều lần của nền công nghiệp quốc phòng, với khả năng có thể trang bị cho Hải quân những vũ khí và thiết bị quân sự tối tân nhất, lực lượng Đồng minh đã có ưu thế cả trên không và trên biển. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia tác chiến, lấy không quân Hải quân, với các pháo đài bay B-17 làm chủ đạo, các máy bay cường kích mang ngư lôi và bom đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tầu ngầm, lực lượng bộ binh cơ giới.
Vượt trội hơn Nhật về công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát và hệ thống radar, Mỹ đã tăng cường sức mạnh tối đa của không quân hải quân. Quân đội Đồng minh đã tiến hành các chiến dịch truy quét lực lượng hải quân Nhật Bản, tập trung máy bay tấn công với số lượng lớn nhằm tiêu diệt các tầu sân bay của lực lượng hải quân Nhật Bản, đầu năm 1945, hầu hết các hạm đội của Nhật bản đều nằm sâu dưới đáy biển, đồng thời dùng lực lượng bộ binh, không quân đánh quỵ tiềm năng chiến tranh của Nhật. Từ đó triển khai những chiến dịch tấn công đổ bộ lên đảo Okinawa, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
Trên mặt trận Liên Xô – Đức, các trận hải chiến diễn ra ban đầu với ưu thế là hải quân và không quân Đức với nhiệm vụ tấn công các căn cứ hải quân của Liên bang Xô Viết, lực lượng Hải quân của Liên Xô phối hợp với không quân và lực lượng phòng không, lục quân tiến hành các chiến dịch bảo vệ các căn cứ và yểm trợ bộ binh bằng hỏa lực pháo binh. Sự phát triển mạnh mẽ trên chiến trường của lục quân và không quân đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hải quân Xô viết, lực lượng hải quân Xô Viết triển khai các chiến dịch đánh tiêu diệt các tuyến đường vận tải của Đức bằng tầu ngầm, các hạm đội tham gia tích cực trong các chiến dịch phòng thủ, phản công và đổ bộ đường biển, lực lượng hải quân 2 bên chiến đấu chủ yếu bằng các hoạt động tác chiến của không quân hải quân, pháo hạm và tầu ngầm với các hoạt động tấn công tầu nổi và săn ngầm.
Trận chiến vịnh Leyte đánh quỵ tiềm năng cuối cùng của Hải quân Nhật bản.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Chiến dịch giải phóng Mãn Châu, đánh tiêu diệt gần 1 triệu quân Quan Đông Nhật Bản là sự phối hợp hoàn hảo giữa lực lượng lục quân, không quân và hải quân, trong đó lực lượng lục quân đóng vai trò quyết định chiến trường, các lực lượng không quân và hạm đội Thái Bình Dương giữ nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực từ trên không, trên biển.
Trong chiến dịch giải phóng Mãn Châu, với sự tham gia của Hạm đội sông Amur, Hạm đội Thái Bình Dương, đã tiến hành các cuộc đổ bộ bằng lực lượng hải quân đánh bộ, đánh bao vây và tiêu diệt lực lượng phòng thủ bờ biển của đối phương, giải phóng quần đảo Kuril. Trong các chiến dịch có sử dụng hải quân, bao vây tiêu diệt lực lượng đối phương đã trở thành phương thức tác chiến cơ bản của quân đội Xô Viết, đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của các phương án tổ chức lực lượng tác chiến chiều sâu và sức cơ động nhanh, đảm bảo của lực lượng công binh và hậu cần kỹ thuật, ngụy trang đánh lừa định bằng nhiều biện pháp tổng hợp, và hoạt động tác chiến sau lưng địch.
Những phương án tác chiến phối hợp đa chiều, đa dạng đã được tổng hợp thành sức mạnh đột phá ở hướng chính của chiến trường. Các lực lượng tham gia tác chiến, trong đó có lực lượng hải quân đã chủ động tác chiến độc lập, triển khai những chiến dịch lớn với sự tham gia của các đơn vị binh chủng hợp thành như không quân, không quân hải quân, đổ bộ đường không, đổ bộ đường biển, hỏa lực yểm trợ tầm xa và tầm gần của các chiến hạm.
Các lực lượng tác chiến đã thực hiện những đòn tấn công bí mật, bất ngờ, liên kết chặt chẽ, lực lượng đột phá được tăng cường đến mức tối đa, các hoạt động tác chiến diễn ra liên tục với tốc độ tấn công rất cao, các thê đội 2 cũng đã triển khai nhanh chóng, hình thành thế bao vây, tiêu diệt, truy quét các lực lượng của đối phương. Trong các trận đánh của lực lượng hải quân, nổi bật lên là khả năng đánh phá các căn cứ quân sự ven biển, đổ bộ đường thủy, tấn công và bảo vệ sườn của chiến trường, tạo sức ép cho lực lượng bộ binh dành chiến thắng ở hướng chính diện. Trong đó, việc sử dụng lực lượng không quân hải quân và đổ bộ đường biển đã chở thành phương thức tác chiến chủ yếu của hải quân trong giai đoạn mới.
Cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử loài người kết thúc, đối với lực lượng hải quân, trong một thời gian gian ngắn, đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ vinh quang của thiết giáp hạm và pháo hạm, lực lượng không quân và tầu sân bay đóng vai trò đòn đánh chủ lực trong nhiệm vụ đánh tiêu diệt hạm đội đối phương. Phương thức tác chiến chiến dịch cũng đã thay đổi căn bản, đó là phương thức tác chiến làm chủ không gian (Không – Hải) và đáy hải dương, các chiến dịch tiến công được triển khai liên tiếp, dồn dập. Không gian chiến trường mở rộng đến tận căn cứ của đối phương, các đòn tiến công được sử dụng từ trên không, trên biển và dưới biến. Lực lượng đổ bộ là lực lượng chủ đạo quyết định chiến trường.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Bên thắng cuộc ở Đại Tây Dương

Năm 1943 là một năm then chốt trong đại chiến lược của Anh. Tuy nhiên, cuộc chiến trên Đại Tây Dương gần như đã thất bại trong khi kế hoạch mở mặt trận thứ hai lại bị trì hoãn. Ấy vậy mà Anh vẫn dồn một phần ba nguồn lực chiến tranh của mình vào việc sản xuất oanh tạc cơ. Tổng biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự Neil Faulkner vừa có loạt bài ngắn về đại chiến lược của Anh năm 1943, trong đó phân tích cuộc tranh giành ngôi bá chủ trên Đại Tây Dương giữa phát xít Đức và quân Đồng minh.

Kỳ I: Chiến thuật “bầy sói”

Tháng 3/1943, quân Đồng minh sử dụng các đội tàu hộ tống để bảo vệ các tuyến vận tải thiết yếu trên Đại Tây Dương. Một đoàn tàu hộ tống chậm SC-122 đang tiến đến “Vùng Tối” ở giữa Đại Tây Dương nơi nằm ngoài tầm với của không quân, và một đội tàu hộ tống nhanh HX-229 đang di chuyển phía sau.


Đô đốc Karl Donitz.

Đô đốc Karl Donitz đã ra lệnh cho các “bầy sói” (đội tàu ngầm) tiến hành đánh chặn, và các tàu ngầm U-boat thuộc các đội Raubgraf, Sturmer và Dranger bắt đầu chuyển hướng nhắm đến con mồi của mình. Đây đã là giữa tháng 3/1943, và cuộc chiến dai dẳng, dò dẫm nhằm giành quyền kiểm soát các tuyến đường biển dẫn đến Anh, một cuộc chiến đã diễn ra hơn 5 năm qua trên hàng triệu dặm vuông biển, đang lên đến đỉnh điểm.


Hai đội tàu hộ tống trên đang trong hành trình từ Halifax (Nova Scotia, Canada) đến Anh. Đội tàu chậm gồm 52 tàu và đội tàu nhanh gồm 25 chiếc. “Bầy sói” Raubgraf với 12 tàu ngầm đã chạm trán với đội tàu chậm và 8 tàu thuộc đội tàu nhanh. Và trong 3 ngày đêm tiếp theo, “bầy sói” thỏa sức tấn công con mồi mà không hề bị giáng trả. Sau đó đội tàu nhanh bắt kịp đội tàu chậm và cả hai nhập lại thành một đoàn lớn gồm các tàu buôn và tàu hộ tống. Cùng lúc đó, có thêm nhiều tàu ngầm U-boat đến tham chiến, tạo thành một bầy sói lớn với 38 “con”, nhấn chìm các tàu hộ tống và dẫn đến màn hủy diệt hãi hùng.


Trận chiến của các đội tàu hộ tống SC-122 và HX-229 kéo dài vài ngày và chỉ kết thúc khi các con tàu bị bủa vây di chuyển vào khu vực nằm dưới sự bảo vệ của không quân phía đông. Quân Đồng minh mất 21 tàu với tổng tải trọng 141.000 tấn trong khi chỉ một chiếc U-boat bị đắm.


Có vẻ như người Đức đang thắng thế trong cuộc chiến Đại Tây Dương. Bộ Hải quân Anh sau đó ghi nhận “người Đức chưa bao giờ tiến gần đến vậy tới việc phá vỡ tuyến liên lạc giữa Thế giới mới (Bán cầu Tây) và Thế giới cũ (Bán cầu Đông) như trong 20 ngày đầu của tháng 3/1943”. Số phận của cuộc chiến vẫn chưa được định đoạt và đối với Thủ tướng Anh Winston Churchill, người chịu trách nhiệm tổng thể về chiến tranh, điều này sẽ gây ra những tác động khủng khiếp kèm những bước thụt lùi. Ông nhấn mạnh: “Cuộc chiến Đại Tây Dương là nhân tố chi phối trong cả cuộc chiến tranh. Chúng ta sẽ không bao giờ quên rằng mọi thứ ở những nơi khác đều phụ thuộc vào kết quả của cuộc chiến này”.



Một sĩ quan hải quân làm nhiệm vụ hộ tống ở Đại Tây Dương năm 1943 (bên cạnh súng phòng không AA).

Đó là cuộc xung đột khiến Churchill lo lắng nhiều nhất, hơn tất cả các cuộc xung đột khác, bởi “điều duy nhất thực sự khiến tôi lo sợ trong cuộc chiến tranh này là mối hiểm họa đến từ tàu ngầm U-boat… Nó không phải kiểu chiến trận bom đạn bập bùng và những chiến tích lẫy lừng, mà nó hiển hiện ra qua các con số thống kê, trên các biểu đồ và những đường cong mà người ta không biết đến và không thể lý giải”.


Giữa tháng 3/1943, các con số thống kê cho thấy tình hình đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Sức mạnh của tàu ngầm U-boat đã lên đến đỉnh điểm và những thiệt hại trong hoạt động vận chuyển đường biển của Đồng minh đã tăng lên đến mức không thể gánh chịu. Nếu cục diện của cuộc chiến ở những vùng biển xám này không được xoay chuyển thì người Anh sẽ sớm bị khuất phục.


Trong số tất cả các cường quốc, ngoại trừ một đảo quốc công nghiệp khác là Nhật Bản, thì Anh là nước phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn tiếp tế từ nước ngoài. Điều này đã đúng từ lâu. Anh đã xây dựng một đế chế biển trong thế kỷ thứ 18 và đi tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp một thế kỷ sau đó. Cả dân số đông đúc lẫn các ngành công nghiệp đang bùng nổ của đảo quốc này sẽ không thể tồn tại sau một vài tuần nếu không có nguồn cung đều đặn nhập từ hải ngoại.


Năm 1939, Anh cần nhập khẩu 55 triệu tấn hàng hóa bằng đường biển, và để làm được điều đó, nước này duy trì đội thương thuyền lớn nhất trên thế giới bao gồm 3.000 tàu thủy viễn dương và 1.000 tàu duyên hải cỡ lớn với tổng trọng tải 21 triệu tấn và 160.000 thủy thủ. Để bảo vệ các tài sản này, vào lúc bắt đầu cuộc chiến, Hải quân Hoàng gia Anh triển khai 220 tàu trang bị thiết bị âm vọng Asdic (Sonar), trong đó bao gồm 165 tàu khu trục, 35 tàu tuần tra và tàu hộ tống nhỏ cùng 20 tàu cá vũ trang.


Trong bối cảnh đang diễn ra chiến tranh thế giới, dòng vận chuyển lương thực, nguyên liệu thô, máy công cụ, xe hơi, vũ khí và đạn dược qua Đại Tây Dương đã trở thành một vấn đề tối quan trọng chiến lược, mà theo Churchill đang làm lu mờ tất cả các toan tính khác. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ đã thoát khỏi cuộc Đại suy thoái nhờ những nhu cầu của chiến tranh thế giới và nay đang vận hành hết tốc lực, không chỉ trang bị cho hải quân, lục quân và không quân đang ngày càng mở rộng của mình mà còn trang bị cho cả quân đội của Anh và Liên Xô.


Huy Lê
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Bên thắng cuộc ở Đại Tây Dương - Kỳ II: Cơn ác mộng biển cả


Tổng thống Franklin Delano Roosevelt (1882 - 1945) từng mô tả nước Mỹ là “kho vũ khí dân chủ”. Nhưng đó cũng là kho vũ khí độc tài. Trong thời gian từ tháng 3/1941 đến tháng 10/1945, Mỹ đã cung cấp cho Liên Xô 2.000 đầu máy xe lửa, 11.000 xe goòng, 540.000 tấn đường ray, 51.000 xe jeep, 375.000 xe tải, 3 triệu tấn xăng và 15.000 triệu đôi ủng. Và hiển nhiên Hồng quân Liên Xô hành quân đến Berlin bằng những chiếc ủng của Mỹ và nhận khẩu phần ăn được vận chuyển trên những chiếc xe tải và tàu hỏa do Mỹ sản xuất.


Thiết giáp hạm Bismarck của Đức bị phá hủy trong tháng 5/1941.

Mỹ cũng cung cấp cho Liên Xô một nguồn lực quân sự không kém phần quan trọng với 15.000 máy bay, 7.000 xe tăng và 350.000 tấn thuốc nổ. Đương nhiên, tất cả chỉ là sự bổ sung cho nguồn viện trợ quân sự dành cho cả Anh, gồm 7.000 máy bay và 5.000 xe tăng, lẫn các lực lượng cơ giới hùng hậu và nguồn quân lực tạo nên màn tập kết lực lượng phục vụ chiến dịch ném bom chiến lược của Mỹ và đảm bảo cho thành công trong các cuộc đổ bộ ở châu Phi, Italy và Pháp từ cuối năm 1942 trở đi.


Tất cả những kế hoạch này - tiếp tế để Nga duy trì khả năng chiến đấu, để Anh tiếp tục tham chiến, để củng cố đảo quốc này như một bàn đạp quân sự cho các chiến dịch tấn công, và để tạo điều kiện khả thi cho việc tăng cường lực lượng cần thiết nhằm tiến vào khu vực châu Âu bị chiếm đóng - đang đối mặt với mối đe dọa khôn lường đến từ 250 tàu ngầm U-boat dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Karl Donitz.


Các chính khách Anh luôn mơ thấy ác mộng mỗi khi xuất hiện một kẻ bá chủ châu lục kiểm soát các hải cảng ở Đại Tây Dương và thách thức uy thế biển của Anh cũng như đặt đảo quốc này vào nguy cơ “chết vì đói”. Đó là những gì đã xảy ra trong các năm 1588, 1704 và 1805. Và chính sự sợ hãi đến tột cùng đã đẩy nước Anh vào cuộc chiến “bảo vệ Bỉ” năm 1914. Đó là lý do Anh sát cánh cùng Pháp trong năm 1939 và cũng là lý do Anh tiếp tục độc lập chiến đấu sau tháng 6/1940. Và mối đe dọa đó nay mang bóng hình của những quả ngư lôi được phóng từ tàu ngầm giữa màn đêm đen tĩnh lặng trên Đại Tây Dương.



Tàu khu trục HMS Onslow của Anh bị hư hại sau khi đụng độ với tàu ngầm U-boat trong lúc hộ tống.

Lúc này người ta vẫn chưa thể biết ngay loại vũ khí hải chiến nào của Đức sẽ gây sát thương lớn hơn. Là một cường quốc hải quân yếu hơn, cũng giống như trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức đề ra chiến lược du kích trên biển, tránh đối đầu với các đội hình chiến hạm chủ lực của Anh và tìm cách bóp nghẹt hoạt động thương mại của Anh bằng nhiều chủng loại tàu kết hợp gồm tàu chiến nổi, tàu thả thủy lôi, tàu phóng ngư lôi, máy bay oanh tạc và tàu ngầm.


Tàu chiến nổi - gồm các chiến hạm, tàu tuần dương và tàu chiến nhỏ - quá ít về số lượng và quá dễ bị đánh chặn hay tiêu diệt để có thể đóng vai trò quyết định. Cụ thể, chiến thuật thả thủy lôi vấp phải các biện pháp chống trả hiệu quả. Tàu phóng ngư lôi dễ bị tấn công còn các chiến dịch oanh tạc trên không mặc dù gây thiệt hại hàng triệu tấn cho hoạt động thương mại biển vào năm 1941, song cũng chỉ đạt hiệu quả bằng một nửa so với những gì mà các tàu ngầm U-boat làm được. Mà đó mới chỉ là một phần sức mạnh của Đô đốc Donitz được triển khai vào cuối năm 1942 và đầu năm 1943.


Donitz bắt đầu cuộc chiến với 57 tàu ngầm U-boat dưới quyền chỉ huy của ông, trong đó 30 chiếc là tàu ngầm ven bờ hoạt động trong tầm ngắn và chỉ 27 chiếc có thể tiến ra biển xa. Ông khẳng định cần 300 tàu có khả năng đánh đắm 800.000 tấn hàng vận tải biển của Đồng minh trong một tháng để chấm dứt cuộc chiến bằng việc “rút ống thở” của người Anh và buộc họ phải cúi mình chào thua. Thật bất ngờ, con số ước tính này khá chính xác. Khi Cuộc chiến Đại Tây Dương bước vào giai đoạn then chốt, lực lượng tàu ngầm U-boat của Đức và mức độ thiệt hại về vận tải biển của Đồng minh đã tiệm cận ngưỡng này.


Bất chấp công nghệ và các chiến thuật săn tàu ngầm ngày càng hiệu quả, số lượng “sói” mà Anh săn được vẫn thấp hơn so với tốc độ sản xuất của người Đức cho đến hết năm 1942. Đội tàu ngầm viễn dương của Donitz đã tăng từ 91 chiếc vào tháng 1/1941 lên 196 chiếc trong tháng 10 cùng năm và 240 chiếc trong tháng 4 năm sau.


Như vậy, các “bầy sói” đang mạnh dần lên. Sự đổi mới mang tính chiến thuật này của Donitz là sự rút kinh nghiệm từ những bài học trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và để đối phó với hai thách thức cụ thể đe dọa thành công của chiến dịch tàu ngầm. Một là những tàu ngầm đơn lẻ sẽ dễ dàng để xổng con mồi là các đội thương thuyền trên đại dương bao la. Nhưng một “bầy” có thể hợp thành một mạng lưới trên mặt biển với khả năng giám sát bao trùm những vùng biển rộng. Hai là các tàu ngầm đơn lẻ cũng dễ bị tấn công bởi các giải pháp hộ tống. Nhưng một “bầy”, nhanh chóng bu lại bằng tín hiệu vô tuyến một khi xác định được mục tiêu, có thể lấn át mọi sự phòng thủ. Đó chính là số phận của các đội tàu SC-122 và HX-229 vào giữa tháng 3/1943.


Trong khi đó, phe Đồng minh tồn tại được đến thời điểm này chủ yếu nhờ việc sản xuất hàng loạt tàu thay thế và thận trọng thay đổi các tuyến đường biển dựa trên thông tin do Bletchley Park (tổ chức giải mã chủ chốt của Anh ở Buckinghamshire) cung cấp. Các tuyến tuần tra của tàu ngầm U-boat và sự chuyển hướng của các bầy sói cũng thường xuyên bị phát hiện, cho dù phải đến tận tháng 12/1942 thì bộ mật mã “Cá mập” của các tàu ngầm Đức mới bị phá vỡ.




Huy Lê
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Bên thắng cuộc ở Đại Tây Dương - Kỳ cuối: Kẻ săn thú dữ trên biển

Tuy nhiên, những thiệt hại của phe Đồng minh vẫn nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Chỉ có sức mạnh của nền kinh tế năng động Mỹ mới có thể duy trì được các tuyến vận tải biển. Và một điều đặc biệt quan trọng là việc phát triển một tàu chở dầu tiêu chuẩn (T10 trọng tải 14.000 tấn) và tàu Liberty (10.000 tấn). Cả hai tàu này đều lớn hơn, nhanh hơn và dễ đóng hơn so với những chiềc tàu tương tự trong giai đoạn trước chiến tranh. Tuy được đóng rối và dễ bị hỏng nhưng vào thời điểm này thì số lượng, chứ không phải chất lượng, mới là yếu tố quyết định.

Một máy bay tiêm kích hạng nặng Bristol Beaufighter trang bị ngư lôi của Bộ chỉ huy Duyên hải Anh.

Cuộc chiến cứ thế diễn ra giằng co trong 3 năm giữa những thành công đan xen của tàu ngầm U-boat và lực lượng hải chiến Đồng minh. Vào cuối năm 1942 khi cán cân một lần nữa lệch về phía có lợi cho các tàu U-boat, phần vì số lượng tàu ngầm Đức gia tăng, phần vì cơ quan do thám Đức B-Dienst liên tục thành công trong việc phân tích mật mã và định vị mục tiêu, thì cuộc chiến đã bị đẩy lên đến cao trào. Những thiệt hại về vận tải biển của phe Đồng minh dường như còn lớn hơn cả khả năng sản xuất thay thế.


Trên thực tế, ấn tượng về một chiến thắng cận kề của người Đức chỉ là điều hoang tưởng. Các biện pháp chống trả của Đồng minh giờ đây đang tiệm cận ngưỡng một “khối lượng tới hạn”. Đó là một quá trình lâu dài nhưng rốt cuộc việc tập trung máy bay, tàu hộ tống, học thuyết, huấn luyện và công nghệ vũ khí chuẩn bị tạo nên một sức mạnh tổng hợp đè bẹp các tàu ngầm U-boat.


Ba giai đoạn tiêu diệt một tàu ngầm U-boat của máy bay ném bom tầm xa Liberator.

Trong số những thành tố cơ bản nhất có Bộ chỉ huy khu vực Western Approaches hải quân-không quân kết hợp do Đô đốc Percy Noble sáng lập tại Liverpool, sự gia tăng mạnh các tàu hộ tống sẵn sàng bảo vệ mỗi đoàn thương thuyền và việc tổ chức các đội tàu hộ tống. Dần dần, khi kỹ thuật và chiến thuật được hoàn thiện, các tàu này trở nên chủ động hơn và quyết liệt hơn trong đòn giáng trả những cuộc tấn công của tàu ngầm Đức.


Dưới sự chỉ huy của Max Horton, người kế nhiệm Đô đốc Percy Noble, một số đội tàu hộ tống đã trở thành “kẻ săn thú dữ” đích thực. Sau khi triển khai thêm các khinh hạm và tàu khu trục, là những con tàu đủ sức bắt kịp tàu ngầm U-boat, và hỏa lực để tiêu diệt “các thủy quái” Đức, quân Đồng minh đã có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào việc hộ tống cự li gần trong khi khuyến khích “các đội tàu yểm trợ” bám lấy con mồi của họ.


Việc Bộ chỉ huy Duyên hải thiếu máy bay là một thực trạng nhức nhối trong quan hệ giữa các lực lượng Hải quân và Không quân Hoàng gia Anh. Nhà sử học John Keegan cho hay: “Sau khi chiến tranh bùng phát, Bộ Hải quân và Không quân Hoàng gia đã tranh cãi về việc phát triển máy bay tầm xa. Bộ Hải quân lập luận chính xác nhưng tự mãn rằng, sự bảo vệ của các đội tàu hộ tống đã mang lại hiệu quả cao hơn so với các cuộc oanh tạc tuy ngoạn mục nhưng thường không hiệu quả nhằm vào các thành phố Đức.


Các binh sĩ Bộ chỉ huy Duyên hải lắp camera trên một máy bay trinh sát.

Bộ chỉ huy Duyên hải ước tính cần 800 máy bay và đặc biệt nhấn mạnh tới nhu cầu đối với máy bay trinh sát và máy bay ném bom tầm xa, bởi các máy bay này cung cấp khả năng trinh sát cho các đội tàu và buộc tàu ngầm U-boat phải lặn sâu, giảm tốc độ, qua đó hạn chế khả năng xác định, tiếp cận và tấn công mục tiêu của “các bầy sói”.


Nhưng vào đầu năm 1942, tất cả máy bay của Bộ chỉ huy Duyên hải đều được chuyển giao cho Bộ chỉ huy Oanh tạc và tất cả máy bay ném bom hạng nặng tầm xa Lancaster mới ra lò cũng chịu chung số phận. Anh gần như đã thua trong Cuộc chiến Đại Tây Dương vì nước này đang tiến hành một cuộc oanh kích chiến lược không thể thắng.


Tuy nhiên, đến đầu năm 1943, quá trình tăng cường lực lượng ở Đại Tây Dương đã tạo ra đủ sức mạnh để khiến thế trận đảo chiều. Bletchley đã liên tục phá vỡ các mật mã của tàu ngầm U-boat và giúp quân Đồng minh gặp thuận lợi hơn bao giờ hết trong cả việc thay đổi các tuyến hải vận lẫn theo dõi các “bầy sói”.


Số lượng tàu hộ tống đông đảo đã cho phép thành lập tới 5 “nhóm tàu yểm trợ” thường trực. 20 máy bay săn tàu ngầm được chở trên 2 tàu sân bay hộ tống, bên cạnh các chiến đấu cơ tầm xa đóng căn cứ trên bờ biển mà đáng chú ý là máy bay oanh kích Liberator của Mỹ. Được trang bị rađa, súng máy, thiết bị chống tàu ngầm Leigh Light và bom chống tàu ngầm, Liberator là “sát thủ săn mồi” đối với bất cứ chiếc U-boat nào bị phát hiện nổi lên trên hoặc lặn ngay dưới mặt nước. Hơn nữa, các tàu hộ tống nay được trang bị rađa các thiết bị khác để phát hiện tàu ngầm cũng như các hệ thống phóng bom chống tàu ngầm Hedgehog và Squid.


Trước đó, đánh hơi thấy mùi chiến thắng, Đô đốc Donitz đã ra lệnh phát động một cuộc tấn công tổng lực bằng tàu ngầm. Nhưng vào tháng 5/1943, với sự do thám, phối hợp và hỏa lực của Đồng minh, Đức tổn thất tới 43 tàu ngầm, nhiều gấp đôi tốc độ thay thế và đạt ngưỡng không thể gánh chịu. Từ tháng 9/1939 đến tháng 5/1943, Hải quân Đức đã mất gần 700 trên tổng số 830 tàu ngầm đưa vào tác chiến, mà đại đa số được triển khai ở Đại Tây Dương. 26.000 người trong tổng số 41.000 thủy thủ phục vụ trên các đội tàu ngầm Đức bị thiệt mạng và 5.000 người khác bị bắt làm tù binh. Tỷ lệ thương vong của các thủy thủ đoàn trên các tàu ngầm U-boat là 75%.


Ngày 24/5, viên tư lệnh lực lượng tàu ngầm Đức đã thừa nhận thất bại và rút về các “bầy sói” tả tơi. Trong cuốn hồi ký sau đó của mình, Donitz tuyên bố: “Chúng ta đã thua trong Cuộc chiến Đại Tây Dương”.


Về phần mình, tính đến tháng 5/1943, phe Đồng minh mất 2.450 thương thuyền với tổng tải trọng 13 triệu tấn cùng 175 tàu chiến. Họ buộc phải dồn một phần đáng kể sức sản xuất chiến tranh vào Cuộc chiến Đại Tây Dương và các nỗ lực chiến tranh khác để bù đắp cho những thiệt hại từ các tàu buôn bị đắm. Không thể đưa ra những tính toán chính xác, song người ta có thể dám chắc rằng phí tổn chiến tranh của phe Đồng minh lớn hơn gấp nhiều lần so với những nguồn lực mà người Đức dồn vào hạm đội tàu ngầm của họ.


Huy Lê
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
“Kế hoạch khủng bố 11/9” táo bạo của Hitler

Ít ai ngờ, 56 năm trước khi vụ 11/9 xảy ra, nước Mỹ suýt nữa phải hứng chịu một vụ tấn công đẫm máu tương tự do phát xít Đức thực hiện.



Với những hồ sơ tìm thấy, người ta phát hiện cả một âm mưu được chuẩn bị công phu dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trùm phát xít Adoft Hitler.
Kỳ 1: Âm mưu đen tối
Trong trí tưởng tượng của mình, trùm phát xít Hitler nhìn thấy cảnh tượng tòa tháp Manhattan rực cháy như một ngọn đuốc khổng lồ, các tầng nhà đổ sụp xuống, người dân chạy trốn trong hoảng loạn. Và khi đó, ngay cả những vị thần mà người dân Mỹ vẫn tôn thờ cũng không thể nào cứu được họ.
Hitler tưởng tượng cảnh tòa tháp cao tầng Manhattan tại New York bốc cháy như một ngọn đuốc.

Điều này có lẽ cũng giống với trí tưởng tượng thúc đẩy trùm khủng bố Osama bin Laden và những cố vấn thân tín của mình vạch ra kế hoạch tấn công liều chết vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại New York năm 2001.
Mặc dù mục tiêu cách xa Berlin tới 4.000 dặm nhưng Hitler vẫn yêu cầu các nhà khoa học và kỹ sư nghiên cứu cách thức đánh bom theo đúng những gì hắn tưởng tượng.
Osama bin Laden đã lấy cảm hứng tấn công WTC từ kế hoạch của Hitler?

Kế hoạch được chốt lại - sử dụng các máy bay liều chết lao thẳng vào trung tâm tòa nhà Manhattan, với mục tiêu gây ra nhiều thương vong và tạo sự phá hủy lớn nhất - và oái oăm thay lại cũng được chọn đúng ngày 11/9. Mặc dù kế hoạch này chưa xảy ra, nhưng khi đọc hồ sơ về những nỗ lực chuẩn bị cũng như những sự trùng hợp ngẫu nhiên, người ta không khỏi sửng sốt.
Trước đó nhiều năm, Hitler luôn tỏ ra thận trọng trong quan hệ với Mỹ, cố gắng không khiêu khích và tỏ ra hài lòng với việc Mỹ không dính líu vào chính trị của châu Âu. Về công khai, Hitlert thậm chí còn khẳng định rằng Đức không có tham vọng vượt Đại Tây Dương và là một người bạn của Mỹ.
Tuy nhiên, về mặt cá nhân, Hitler coi thường cấu trúc dân chủ, sự tôn thờ tự do cá nhân, xã hội đa chủng tộc và có nhiều chủ ngân hàng giàu có người Do Thái tại Mỹ, bởi tất cả đều trái ngược với tư tưởng Đức Quốc xã. Hắn cũng tính toán rằng sẽ có một ngày phải tính sổ với nước Mỹ.
Mô hình chiếc máy bay Me 264.
Với tiên lượng của mình, Hitler cho rằng ngày đó sẽ đến khi hắn hoàn thành mục tiêu trước mắt là chinh phục châu Âu và hủy hoại Liên Xô, lúc đó sẽ chỉ còn lại hai siêu cường trên thế giới - Đức và Mỹ. Một cuộc chiến khẳng định vị trí thống trị giữa hai bên là không thể tránh khỏi, và hắn rắp tâm chuẩn bị cho ngày đó.
Đầu năm 1937, Hitler đã rất phấn khích khi Willy Messerschmitt, một kỹ sư chế tạo máy bay thiên tài của Đức, báo cáo về mô hình máy bay ném bom tầm xa đang được phát triển tại nhà máy của mình ở Augsburg, miền nam nước Đức. Chiếc máy bay có 4 động cơ, được đặt tên là Me 264, được nghiên cứu với ý định sẽ dùng để hỗ trợ các chiến dịch của tàu ngầm Đức tại Đại Tây Dương. Tuy nhiên, Messerschmitt cũng nói với Hitler rằng những chiếc máy bay này đủ khả năng bay tới bãi biển Mỹ. Hitler ngây người trong giây lát. “Chế tạo ngay lập tức”, hắn ra lệnh.
Chỉ 34 năm sau khi anh em nhà Wright chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên, công nghệ đã được cải tiến vượt bậc với những chiếc máy bay ngày càng to hơn, bay nhanh hơn, ở trên không được lâu hơn và bay được những quãng đường xa hơn. Tuy nhiên, để chế tạo một chiếc máy bay có khả năng mang 3 tấn bom, bay một mạch không nghỉ từ Đức tới tận New York và quay trở lại dường như là một nhiệm vụ bất khả thi đối với khả năng công nghệ vào thời điểm đó. Những kỹ sư xuất sắc nhất của Messerschmitt đã dành cả năm sau đó để tìm cách chế tạo chiếc máy bay nói trên.
Lúc này, châu Âu đang trong giai đoạn chiến tranh, khi quân đội Đức đánh phá và xâm lược cả ở mặt trận phía tây và phía đông, nhằm thực hiện mục tiêu thống trị toàn cầu của Hitler. Tới năm 1941, Anh, Pháp đã bị đánh bại, Liên Xô thì bị bao vây. Ngày tính sổ đối với Mỹ cũng đến gần.
Để có thể thực hiện được ý đồ đó, vũ khí là yếu tố tiên quyết. Chiếc Me 264, tỏ ra là một vấn đề rắc rối. Chiếc máy bay này đòi hỏi phải có trọng lượng rất nhẹ mới có thể bay vượt Đại Tây Dương, nhưng cũng phải đủ vững chắc để có thể chở được một khối lượng bom đủ sức công phá, và cũng phải bay đủ nhanh để tự bảo vệ. Chỉ riêng vấn đề cân bằng khí động lực giản đơn thôi cũng chưa được giải quyết rốt ráo.
Một biện pháp rút ngắn quãng đường bay được đưa ra, đó là tìm điểm dừng chân giữa đường bay để Me 264 nạp nhiên liệu và sửa chữa. Do đó, Hitler đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch hải quân đánh chiếm Iceland - nằm giữa châu Âu và châu Mỹ.
Tuy nhiên, điều này đã được Mỹ dự đoán trước. Vào giữa năm 1941, Mỹ mặc dù trung lập và không tham chiến nhưng vẫn nhìn thấy âm mưu của Đức. Mỹ đã ra sức bảo vệ Iceland, không để quân Đức chiếm làm căn cứ. Toan tính bị thất bại, nhiệm vụ lúc này lại quay về với các kỹ sư của Messerschmitt. Chiếc máy bay của họ sẽ phải có khả năng bay xuyên Đại Tây Dương.
Cuối năm đó, nhiệm vụ tấn công Mỹ lại được thôi thúc khi mà - đáp trả cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật - Mỹ chính thức tham chiến. Hitler lúc này đã lộ rõ thái độ thù ghét nước Mỹ, nguyền rủa rằng: Mỹ là "một quốc gia thiếu văn hóa, được lãnh đạo bởi lòng tham", Tổng thống Roosevelt và “những đám lâu la người Do Thái xung quanh” là những tên dối trá, hiếu chiến.
Hitler không ngừng nói về trận chiến với kẻ thù mới, và khi Dự án Đánh bom người Mỹ vẫn chưa diễn ra, hắn cố gắng thử nghiệm một chiến thuật khác đối với chú Sam.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
"Kế hoạch khủng bố 11/9" táo bạo của Hitler (2)

Speer đã miêu tả trong nhật ký của mình rằng, Hitler đã khao khát đến cháy bỏng cảnh tượng New York “sụp đổ trong biển lửa".




Tháng 5/1942, một đội 4 biệt kích Đức đã đổ bộ từ tàu ngầm lên bãi biển Long Island, cách New York chỉ vài dặm. Ăn mặc giả dân thường và mang theo thuốc nổ, số biệt kích này đã bắt tàu điện vào thành phố và trú ẩn tại một khách sạn.
Một lính gác phát hiện đội biệt kích này ngay khi đặt chân lên bờ biển đã mật báo cho FBI. FBI ngay lập tức tiến hành truy lùng, nhưng không tìm ra số biệt kích trên. May thay, John Dasch, trưởng nhóm biệt kích, đã quyết định đào ngũ, ra đầu thú cơ quan chức năng của Mỹ và khai báo không chỉ các thành viên của nhóm mà còn cả một nhóm khác vừa tới Florida.
Những tên khủng bố Hitler gửi đi đã tiếp cận rất gần các mục tiêu tại New York.

J. Edgar Hoover, lãnh đạo FBI, lập tức loan báo về chiến công này. Ông cho biết nhiệm vụ của số biệt kích Đức là tấn công các nhà máy chế tạo vũ khí. Ông Hoover đã dấu sự thật - vì lo ngại gây ra sự hoảng sợ trong dân chúng - mục tiêu thực sự của các nhóm biệt kích là các công trình dân sự, như nhà ga trung tâm Grand. Những tên khủng bố mà Hitler cử đi đã tiếp cận được rất gần các mục tiêu này tại New York.
Quay trở lại Đức, mẫu máy bay Me 264 đầu tiên đã được bay thử nghiệm. Tuy nhiên, nó tỏ ra không ổn định và gần như không thể điều khiển được, thậm chí còn suýt bị rơi xuống đất. Dù sao, nỗ lực của Messerschmitt trong việc chế tạo một vũ khí có thể khiến nước Mỹ cúi đầu đã được đặt nền móng.
Những ý tưởng mới được kêu gọi, và viên phi công Col Viktor von Lossberg đã mạnh dạn nhận lời. Lossberg xung phong bay thẳng tới Đại Tây Dương, sau đó hạ cánh xuống nước, nhận bom cùng nguyên liệu cần thiết từ một chiếc tầu ngầm chờ sẵn và tiếp tục hành trình vào Mỹ. Sau khi đánh bom New York, máy bay của Lossberg sẽ quay lại chỗ cũ gặp tàu ngầm để báo tin thắng trận và lấy nhiên liệu trở về Đức.
Cuộc tấn công như vậy sẽ không gây thiệt hại lớn vì lượng thuốc nổ hạn chế nhưng lại mang tính biểu tượng rất lớn. Lossberg hứa với Hitler rằng những quả bom đầu tiên sẽ được thả vào các khu vực mà người Do Thái sinh sống và sẽ đánh một đòn đau vào niềm tự hào của người Mỹ. Lossberg đã được bật đèn xanh, lúc này, chỉ điều kiện khách quan mới có thể cản bước anh ta.
Biển lặng là điều kiện cần thiết cho chiến dịch này, do đó, việc tiến hành vào mùa đông bị loại bỏ. Mùa xuân năm 1944 được chọn làm thời điểm thích hợp, tuy nhiên tới lúc đó, Hải quân Mỹ đã loại bỏ gần như toàn bộ tàu ngầm Đức tại Đại Tây Dương và như vậy, kế hoạch của Lossberg đã bị hủy bỏ.
Chiếc Me 264 được bay thử nghiệm tại Berlin.

Thất bại trong việc sử dụng máy bay ném bom, Hitler chuyển sang một hy vọng mới, đó là sử dụng tên lửa. Những quả tên lửa lúc này đang được phát triển tại Trung tâm nghiên cứu vũ khí Peenemunde, nằm ở ven biển Baltic của Đức. Lúc đó, thứ "vũ khí kỳ diệu" mới này mới chỉ bắn được ở tầm ngắn, tuy nhiên, Hitler vẫn lạc quan tin tưởng về việc có thể nâng cấp chúng để bắn tới tận Mỹ.
Quân đồng minh ném bom Peenemunde, buộc Đức phải tiến hành công tác nghiên cứu tên lửa dưới lòng đất. Bằng việc sử dụng lao động nô lệ, Đức Quốc xã đã cho xây dựng một khu nghiên cứu mới nằm sâu trong lòng một ngọn núi tại Ebensee, thuộc Áo để lắp đặt một loại tên lửa xuyên lục địa.
Tuy nhiên, thời gian đã hết đối với mơ ước chế tạo thứ vũ khí chinh phục thế giới của Hitler. Từ giữa năm 1944, thất bại liên tiếp đến với Đế chế Thứ 3 từ Đông sang Tây. Tình trạng thiếu nhiên liệu - vấn đề hậu cần lớn nhất đối với Hitler - đã buộc máy bay và xe tăng của hắn nằm im, không thể hoạt động.
Hitler vẫn khao khát tìm cách tấn công New York, và không ngừng ấp ủ những ý nghĩ điên rồ. Đức đã có một chiếc máy bay có khả năng vượt Đại Tây Dương - máy bay chở khách đường dài Condor. Condor đã bay chuyến đầu tiên liên tục từ Berlin tới New York vào năm 1938, hết 25 giờ. Tuy nhiên, do không chứa đủ nhiên liệu, nó chỉ có thể bay một chiều.
Tiến sĩ Fritz Nallinger đã đưa ra một gợi ý cực đoan. Chất đầy thuốc nổ vào chiếc Condor và bay thẳng vào New York. Sau khi đặt chế độ lái tự động, phi công sẽ nhảy dù trước khi máy bay đâm vào mục tiêu. Điều này trùng hợp với một ý tưởng đã được quân đồng minh bí mật tiến hành nhằm phá hủy những cơ sở dưới lòng đất của Đức tại Pháp và Hà Lan bằng cách bắn những quả bom "biết bay" cùng tên lửa từ Anh. Không quân Mỹ đã có kinh nghiệm với cái mà họ gọi là những “robot” bom chứa đầy chất nổ bay thẳng vào mục tiêu, và phi công nhảy ra vào phút chót. Kế hoạch này rất nguy hiểm và đã thất bại hoàn toàn. Toàn bộ có 19 kế hoạch đã được triển khai, trong đó 4 phi công bị thiệt mạng (trong đó có cả trung úy Joe Kennedy, anh trai Tổng thống Kennedy), tuy nhiên, không có mục tiêu nào bị tiêu diệt.
Quân Đức chưa từng triển khai các chiến dịch kiểu như vậy. Chiếc Condor bay quá chậm và rất dễ bị quân Mỹ bắt hạ. Các phi công chiến đấu của Đức khi hết đạn đã hạ kẻ thù bằng việc lao thẳng vào mục tiêu - một chiến thuật tự sát, giống như các phi công kamikaze của Nhật Bản phi thẳng máy bay vào các tàu chiến Mỹ tại Thái Bình Dương.
Vì thế, Nallinger đã phác họa một chiến đấu cơ mạnh mẽ với sải cánh rất lớn. Gắn dưới thân nó là 5 chiếc máy bay nhỏ, 1 người lái. Chiếc máy bay này sẽ bay tới New York, đem theo các máy bay nhỏ chứa đầy chất nổ với nhiệm vụ đâm thẳng vào tòa nhà Manhattan.
Đầu năm 1945, Goering, trợ lý thân tín của Hitler, đã phê duyệt kế hoạch này. Tuy nhiên, tất cả đã quá muộn. Trú ẩn trong boongke tại Berlin, trong lúc Hồng quân Liên Xô đã tiến sát cửa ngõ, Hitler vẫn tiếp tục vạch kế hoạch trả thù.
Albert Speer, Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang, kể rằng Hitler đã ra lệnh chiếu những bộ phim có cảnh nhuốm lửa thủ đô London của Anh và Warsaw của Ba Lan sau khi bị Không quân Đức đánh bom, đồng thời ao ước điều tương tự sẽ xảy đến với nước Mỹ. Speer đã miêu tả trong nhật ký của mình rằng, Hitler đã khao khát đến cháy bỏng cảnh tượng New York “sụp đổ trong biển lửa, các tòa nhà chọc trời biến thành những ngọn đuốc cháy rừng rực và đổ sập lên nhau, toàn thành phố nổ tung, làm rực sáng cả bầu trời”.
Ước mơ của Hitler đã không trở thành hiện thực. Tuy nhiên, 50 năm sau, những tên khủng bố người Hồi giáo đã hiện thực hóa điều hắn mong đợi, lao thẳng máy bay vào WTC và gây tang thương, chết chóc.

Theo Báo Tin tức
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top